Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Báo cáo tổng kết 10 năm đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.28 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TÂN UYÊN
Số:

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Uyên, ngày

tháng 8 năm 2020

BÁO CÁO
Tổng kết 10 năm thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Tân Uyên
Căn cứ Công văn số 4330/BNN-KTHT ngày 26/6/2020 của Bộ Nông nghiệp
và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết 10 năm công tác đào tạo nghề
nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 và định hướng xây dựng kế
hoạch giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Công văn số 1054/VPUBND-VX ngày 01/7/2020 của Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh Lai Châu về tổng kết 10 năm công tác đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 và định hướng xây dựng kế
hoạch giai đoạn 2021-2025;
Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên báo cáo công tác đào tạo nghề nông
nghiệp cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 trên địa bàn, như sau:
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG
1. Bối cảnh
Đề án đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Quyết định số


1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai trên địa
bàn huyện trong hoàn cảnh kinh tế nông nghiệp đang có sự chuyển dịch tích cực,
nhu cầu học nghề của người lao động lớn. Cùng với đó, huyện có chủ trương đào
tạo nghề gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần
giảm tỷ lệ hộ nghèo, ổn định an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
2. Điều kiện hiện tại
Huyện Tân Uyên có diện tích đất tự nhiên 89.732,88ha, gồm 09 xã, 01 thị
trấn; dân số 58.574 người, với hơn 10 dân tộc anh em chung sống. Số người trong
độ tuổi lao động là 34.970 người, chiếm 60% tổng dân số, tỷ lệ lao động qua đào
tạo năm 2010 là 21,1%; năm 2015 là 37,4%; năm 2019 là 49,2%; trong đó tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề là 37,8%; ước đến cuối năm 2020 là 55%.
Trên địa bàn có 01 cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn trực thuộc
Ủy ban nhân dân huyện là Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường
xuyên huyện.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2010 - 2015
Mục tiêu: Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ 21,1%


2

năm 2010 lên 37,2% vào cuối năm 2015. Sau đào tạo, trên 70% số người học nghề
có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng năng suất và thu nhập cao hơn.
Nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo nghề cho 4.500 lao động nông thôn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020
Mục tiêu: Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ 37,4%
lên 55% vào cuối năm 2020. Tỷ lệ có việc làm và tự tạo việc làm sau khi học nghề
tối thiểu đạt 80%, trong đó 70% có việc làm phù hợp với nghề đào tạo.
Nhiệm vụ: Tổ chức đào tạo nghề cho 3.750 lao động nông thôn.
III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

ĐỀ ÁN
1. Xây dựng bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án
Công tác thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn huyện và Tổ công tác các xã, thị trấn được quan tâm, thực hiện
đầy đủ. Huyện Tân Uyên ban hành Quyết định số 894/QĐ-UBND ngày 14/7/2010
thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”
huyện; đến nay đã kiện toàn theo Quyết định số 78/QĐ-UBND ngày 09/02/2017.
Đối với cấp xã có 10/10 xã, thị trấn đã thành lập Tổ thực hiện đề án và có quy chế
hoạt động hoặc hoạt động theo quy chế Ban giảm nghèo đã ban hành. Các thành
viên được phân công nhiệm vụ và phụ trách địa bàn cụ thể. Giao cơ quan thường
trực Ban Chỉ đạo là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, trong những năm qua hoạt động của tổ chức bộ
máy quản lý về đào tạo nghề trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực. Việc chỉ
đạo, điều hành hợp lý và thiết thực; năng lực, nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ của
đội ngũ cán bộ được nâng lên. Việc phân cấp quản lý thực hiện nghiêm túc từ
huyện đến cấp xã và bản, tổ dân phố.
2. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án
Ngay từ khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án "Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2020"; căn cứ chức năng, nhiệm vụ
và các văn bản hướng dẫn cấp trên, huyện đã tập trung nghiên cứu thực trạng, lãnh
chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể xây dựng các kế hoạch, nghị quyết,
quyết định giao chỉ tiêu, công văn hướng dẫn cơ sở thực hiện đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đảm bảo theo quy định.
Hệ thống văn bản ban hành hướng dẫn các xã, thị trấn được triển khai đầy
đủ, đúng thẩm quyền.
3. Tình hình thực hiện mục tiêu Đề án
Với sự chỉ đạo quyết liệt, trong những năm công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn trên địa bàn được thực hiện hiệu quả. Hàng năm đào tạo vượt chỉ
tiêu kế hoạch giao. Giai đoạn 2010-2015 đào tạo 4.999 người, đạt 111% kế hoạch;
100% lao động sau đào tạo có việc làm. Giai đoạn 2016-2020 đã đào tạo 4.355

người, đạt 116% kế hoạch, ước đến cuối năm 2020 đào tạo 5.255 người, đạt 140%;
100% lao động sau đào tạo có việc làm.


3

4. Tình hình thực hiện các chính sách của Đề án
Chế độ chính sách lao động nông thôn tham gia học nghề được hỗ trợ đảm
bảo theo đúng quy định tại Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 04/4/2011, Quyết
định số 674/QĐ-UBND ngày 30/6/2017; Quyết định số 1145/QĐ-UBND ngày
24/9/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 674/QĐ-UBND của Ủy
ban nhân dân tỉnh, các quyết định phê duyệt kế hoạch đặt hàng đào tạo nghề của
UBND tỉnh và các hướng dẫn hàng năm của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh.
IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo nghề cho
lao động nông thôn
1.1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao
động nông thôn
Căn cứ định hướng và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương,
đề án sản xuất nông sản hàng hóa và các đề án phát triển trên địa bàn; thường
xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo Đề án 1956. Hình thức
tổ chức thông qua các hội nghị tuyên truyền và lồng ghép tuyên truyền, tư vấn
trong các cuộc họp, lớp học nghề... Tổng số đã tổ chức 511 buổi/21.790 lượt
người nghe.
Trọng tâm của việc tuyên truyền, tư vấn là cung cấp những nội dung cơ bản
về chủ trương, chính sách giáo dục nghề nghiệp, việc làm của Nhà nước, của tỉnh,
của huyện đang thực hiện. Thông tin về một số gương điển hình đi lên từ việc học
nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động qua các lớp học nghề để thực hiện một số đơn
hàng của các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển lao động làm việc trong và

ngoài nước.
Qua tuyên truyền, tư vấn người dân đã cơ bản nắm được mục đích, ý nghĩa
của chính sách việc làm, giáo dục nghề nghiệp; nắm bắt được một số nghề để lựa
chọn đăng ký học phù hợp với kinh tế gia đình, tình hình thực tế của địa phương.
1.2. Hoạt động 2: Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao
động nông thôn
Căn cứ văn bản hướng dẫn của cấp trên, hàng năm huyện triển khai văn
bản hướng dẫn các xã, thị trấn điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo, tổng hợp xây
dựng kế hoạch đào tạo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết hợp số liệu qua điều tra cung cầu lao động để
phân tích thực trạng, tuyển sinh và mở các lớp tại các xã, thị trấn đảm bảo theo
chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đáp ứng nhu cầu thực tế của
người lao động.
1.3. Hoạt động 3: Thí điểm và nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động
nông thôn
Các đơn vị dạy nghề thực hiện các mô hình đào tạo gắn với các lớp học.
Qua kiểm tra đánh giá, các mô hình phi nông nghiệp thực hiện mang lại hiệu quả
cao cho người học trong ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật và kỹ năng nghề để
tự tạo việc làm, có cơ hội tìm việc làm chuyển đổi ngành nghề; Các mô hình nông


4

nghiệp đạt kết quả tốt và có thể nhân rộng như mô hình trồng chè, trồng quế, chăn
nuôi (lợn, gà)...
Các mô hình thực hành được người học tham gia nhiệt tình, rèn luyện được
kỹ năng nghề, từng bước áp dụng có hiệu quả tại gia đình và địa phương trong
phát triển sản xuất.
1.4. Hoạt động 4: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng
thiết bị dạy nghề

Đơn vị đào tạo sử dụng bộ giáo trình do Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội cung cấp.
1.5. Hoạt động 5: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề
Các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn được thực
hiện chặt chẽ, chi trả đầy đủ các chế độ cho người dạy và người học theo đúng quy
định của UBND tỉnh và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh.
1.6. Hoạt động 6: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án
Trong giai đoạn 2010-2019, huyện đã thành lập 06 đoàn kiểm tra liên
ngành, tổ chức kiểm tra tại 05 đơn vị dạy nghề và 10/10 xã, thị trấn. Qua kiểm tra
các đơn vị đào tạo thực hiện nghiêm túc, đảm bảo nội dung và thời gian đào tạo.
Việc cấp phát các chế độ cho người học được thực hiện đầy đủ theo dự toán đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đánh giá
2.1. Thuận lợi
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn luôn nhận được
sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, chính quyền; sự phối hợp chặt chẽ
giữa các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, sự đồng tình, ủng hộ của Nhân
dân các dân tộc trên địa bàn.
Hệ thống chính sách, pháp luật về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
tương đối phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của đại đa số người lao động và nhu cầu
của thị trường lao động.
Hàng năm Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội có hướng dẫn chi tiết về những quy định trong điều tra, khảo sát, xây
dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên giáo viên đạt chuẩn, có trình độ chuyên
môn phù hợp với các ngành nghề đào tạo.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành bộ giáo trình đủ các nghề
theo nhu cầu đào tạo trên địa bàn.
2.2. Khó khăn, tồn tại
Giao thông đi lại, mạng lưới thông tin liên lạc các bản vùng sâu, vùng xa

còn khó khăn, ảnh hưởng đến công tác triển khai, tuyên truyền các chính sách tới
Nhân dân.
Trình độ của lao động nông thôn không đồng đều, khả năng nhận thức còn hạn
chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.


5

Kinh phí đào tạo được cấp một số năm còn chậm so với tiến độ, thời vụ,
chưa cấp đủ theo chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo nghề từ huyện đến xã, thị trấn
thường xuyên có sự thay đổi biến động. Do đó, nhiều người mới nhận nhiệm vụ
còn lung túng trong triển khai, thực hiện.
V. TỔNG KẾT MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Phải có sự phối kết hợp chặt chẽ và tạo được sự đồng thuận giữa các cấp,
ngành, các đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện; đặc biệt là giữa đơn vị
dạy nghề với chính quyền cấp xã.
Đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động và ngành
nghề đào tạo phải phù hợp với tình hình và định hướng phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Phương pháp đào tạo nghề phải linh hoạt về địa điểm và thời gian, phù hợp
với trình độ, khả năng, điều kiện của người học. Ngoài ra, các cơ sở dạy nghề phải
tư vấn, giới thiệu địa chỉ cung cấp cây, con giống mới giúp đỡ học viên sau học
nghề; giới thiệu, chắp mối với các doanh nghiệp để người lao động có nơi tiêu thụ
sản phẩm, tăng thu nhập.
VI. THỐNG KÊ KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
Tổng số lao động nông thôn được học nghề 9.354 học viên; Nhóm nghề
nông nghiệp 6.330 học viên, chiếm 67,67%. Nhóm nghề phi nông nghiệp 3.024
học viên, chiếm 32,33%. Kinh phí giao về huyện thực hiện 13.647,964 triệu đồng.

(Có bảng thống kê kèm theo).
Phần II
MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao
động nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập; góp phần chuyển dịch cơ cấu
lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn.
Làm tốt công tác rà soát, thống kê, xây dựng kế hoạch nhu cầu đào tạo và tổ
chức đào tạo phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện của địa
phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm,
nhân rộng điển hình tiên tiến.
Sử dụng nguồn ngân sách Trung ương, cân đối nguồn ngân sách địa phương
và các nguồn ngân sách khác để tổ chức giáo dục có hiệu quả, đảm bảo thực hiện
đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.


6

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích thu hút các cơ sở giáo dục, các
doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia công tác giáo dục nghề
nghiệp cho lao động nông thôn.
2. Mục tiêu cụ thể
Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 550 lao động nông thôn, nâng tỷ lệ
lao động qua đào tạo lên 57,5% vào cuối năm 2025 và 60% vào cuối năm 2030.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Đề nghị Ủy ban nhân tỉnh tiếp tục quan tâm, hàng năm phân bổ đủ kinh phí
theo chỉ tiêu kế hoạch giao.

Trên đây là báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tân Uyên./.
Nơi nhận:
- Sở Lao động - TB&XH;
- TT. Huyện uỷ; (B/c)
- TT. HĐND huyện;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện (đ/c Văn);
- Lưu: VT, PLĐTBXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH

Nguyễn Thanh Văn


7

BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
(Kèm theo Báo cáo

STT
I
1
2

3

4


5
II
1

/BC-UBND ngày

Nội dung

ĐVT

Công tác chỉ đạo, điều
hành
Thành lập, kiện toàn BCĐ, BCĐ,
tổ
Tổ công tác các cấp
Số nghề trong danh mục
nghề đào tạo cho LĐNT, Nghề
được UBND tỉnh phê duyệt
Nghề
Nghề nông nghiệp
Số nghề đào tạo cho LĐNT
đã xây dựng định mức kinh
Nghề
tế kỹ thuật, được UBND tỉnh
phê duyệt
Nghề
Nghề nông nghiệp
Số nghề đào tạo cho LĐNT
đã xây dựng định mức chi

phí đào tạo, đơn giá đặt Nghề
hàng, được UBND tỉnh phê
duyệt
Nghề
Nghề nông nghiệp
Đoàn
Số đoàn kiểm tra, giám sát
Các hoạt động của Đề án
Công tác tuyên truyền, tư
vấn học nghề cho LĐNT
Số tin, bài tuyên truyền

2

/8/2020 của UBND huyện Tân Uyên)

Giai đoạn
2010-2015

Giai đoạn
2016-2019

Ước
năm
2020

11

11


11

11

11

9

6

6

4

11

11

9

6

6

4

11

11


9

6
2

6
4

4
1

11.776

9.654

1.000

Tin,
bài

Số người được tuyên truyền,
Người
tư vấn học nghề
Số chương trình, giáo trình
được cập nhật, chỉnh sửa C.Tr
hoặc xây dựng mới
Số chương trình, giáo trình
C.Tr
nghề nông nghiệp



8

3

4

5
5.1

6
6.1
6.2

Số chương trình, giáo trình
nghề phi nông nghiệp
Tổng số cơ sở tham gia đào
tạo nghề cho LĐNT
Trường cao đẳng
Trường trung cấp
Trung tâm GDNN-GDTX
Doanh nghiệp
Cơ sở đào tạo khác
Tổng số LĐNT được đào tạo
các cấp trình độ
Trình độ cao đẳng
Trình độ trung cấp
Trình độ sơ cấp
Đào tạo dưới 3 tháng
Tổng số LĐNT được hỗ trợ

đào tạo
Chia theo lĩnh vực
Nông nghiệp
Chia theo đối tượng
Lao động nữ
Người thuộc diện được
hưởng chính sách ưu đãi
NCC với cách mạng
Người dân tộc thiểu số
Người thuộc hộ nghèo
Người thuộc hộ gia đình bị
thu hồi đất canh tác, đất
kinh doanh
Người khuyết tật
Người thuộc hộ cận nghèo
Tổng số lao động có việc
làm sau đào tạo
Chia theo lĩnh vực
Nông nghiệp
Chia theo loại hình công
việc
LĐNT được doanh nghiệp
tuyển dụng vào làm việc

C.Tr

5

4


1

1
2
1

1

Cơ sở

1
3
1

Người

4.999

4.355

900

Người

4.999

4.355

900


Người

4.120

2.210

540

Người

1.989

1.608

450

4.069
51

3.455

900

Người

4.999

3.455

900


Người

4.120

2.210

540

Cơ sở
Cơ sở
Cơ sở
Cơ sở
Cơ sở

Người
Người
Người
Người

Người
Người
Người
Người
Người
Người

Người



9

7

8
9
9.1

9.2

theo hợp đồng lao động
LĐNT được doanh nghiệp
Người
nhận bao tiêu sản phẩm
LĐNT tiếp tục làm nghề cũ
nhưng năng suất lao động, Người
thu nhập tăng lên
LĐNT thành lập doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp Người
tác, tổ/nhóm sản xuất
Số hộ gia đình có người
tham gia học nghề được Hộ
thoát nghèo
Số hộ gia đình có người
tham gia học nghề trở thành Hộ
hộ có thu nhập khá
Tr.đ
Kinh phí thực hiện
Chia theo nguồn kinh phí
Tr.đ

Ngân sách Trung ương
Tr.đ
Ngân sách địa phương
Tr.đ
Các nguồn khác
Chia theo nội dung hoạt
động
Tuyên truyền, tư vấn học
Tr.đ
nghề
Điều tra, khảo sát, rà soát,
cập nhật, xác định nhu cầu Tr.đ
học nghề
Phát triển chương trình,
Tr.đ
giáo trình
Hỗ trợ đào tạo nghề cho
Tr.đ
LĐNT
Kinh phí thực hiện các nội
Tr.đ
dung hoạt động khác

4.999

3.455

900

5.423,17


8.224,794

2.382

1.745,1
3.678,07

3.080,341
5.144,453

1.182
1.200

5.423,17

8.224,794

2.382



×