UBND XÃ ...............................
BAN CHỈ ĐẠO PCGDTHĐĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC
ĐÚNG ĐỘ TUỔI GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Xã ............. nằm tiếp giáp với thị trấn ..........., trải dài theo quốc lộ ... khá
thuận lợi về giao thông đi lại. Trong những năm qua .................. là một trong
những xã có nền kinh tế - chính trị - xã hội ổn định và tương đối đồng đều giữa các
vùng. Văn hoá – giáo dục luôn từng bước được phát triển. Do đó trong quá trình
thực hiện công tác phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục Tiểu học đúng
độ tuổi trên địa bàn xã có những thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Những thuận lợi cơ bản :
- Tổ chức Đảng và Chính quyền, các tổ chức Đoàn thể từ xã đến các cơ sở luôn
quan tâm đến phát triển giáo dục ở xã nhà.
- Thường xuyên quan tâm tu sửa CSVC đảm bảo cho dạy và học tại các điểm
trường.
- Đội ngũ lãnh đạo ở các bản được kiện toàn và có tác dụng đối với công tác
giáo dục.
- Tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội trong xã tương đối ổn định, cha mẹ học
sinh đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng học tập của con em mình.
- Đội ngũ giáo viên tương đối ổn định, đủ về số lượng do vậy thuận lợi trong
công tác tổ chức, phân công giáo viên, chất lượng đội ngũ từng bước được nâng
lên.
- Hồ sơ phổ cập của nhà trường được quản lý tốt. Có bổ xung theo dõi thường
xuyên, tịnh tiến điều chỉnh kịp thời nên thuận tiện cho việc theo dõi trẻ em trong
độ tuổi ra lớp.
2. Khó khăn cần khắc phục :
- Dân số ở các bản không tập trung do nhu cầu phát triển kinh tế nên việc điều
tra, huy động trẻ đến trường gặp nhiều khó khăn.
- Xã Mường Sang có tổng dân số đông, chiếm gần 80% là người dân tộc thiểu
số, họ sống chủ yếu bằng nghề nông.
- Số học sinh ở các lớp không đồng đều.
- Trình độ dân trí một số vùng còn thập, một số gia đình còn chưa thật sự quan
tâm đến việc học hành của con em họ.
- Đội ngũ lãnh đạo tiểu khu và các bản chưa toả tác dụng lớn đối với công tác
PCGDTH đúng độ tuổi.
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN:
1. Công tác chỉ đạo của cấp uỷ đảng, HĐND, UBND xã:
- Cấp uỷ Đảng, HĐND, UBND xã đã luôn quan tâm chỉ đạo sát sao đến công
tác phổ cập. Trong các phiên họp của Đảng bộ, HĐND và UBND đều đề cập đến
công tác phổ cập và đã ra những nghị quyết, quyết định và có kế hoạch triển khai
chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập cụ thể. Phân công cán bộ phụ trách và giám sát
việc chỉ đạo thực hiện ở cơ sở.
- Thực hiện theo quyết định số......./QĐ-UBND Ban chỉ đạo PCGDTH Đ ĐT xã
đã được thành lập. Hàng năm đều đã có quyết định kiện toàn ban chỉ đạo đảm bảo
công tác chỉ đạo và thực hiện được thường xuyên và đạt hiệu quả tốt.
- Ban chỉ đạo PCGDTH ĐĐT bao gồm một Phó chủ tịch UBND xã là trưởng
ban, phó ban là Hiệu trưởng trường tiểu học, các uỷ viên là trưởng các ban ngành,
đoàn thể, trưởng bản và một số giáo viên trong nhà trường.
Nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo:
Trưởng ban: Phụ trách chung
Phó ban: Trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập ở đơn vị.
Các uỷ viên: Chịu trách nhiệm làm công tác tuyên truyền vận động và thống kê
năm bắt số liệu lập hồ sơ theo dõi.
Các thư kí: Chịu trách nhiệm theo dõi nắm bắt số liệu, cập nhật thông tin và lập
các biểu bảng thống kê văn bản có liên quan.
2. Hoạt động của nhà trường:
- Trực tiếp làm công tác điều tra năm bắt số liệu, lập hồ sơ theo dõi cập nhật số
liệu thường xuyên.
- Phân công cán bộ phụ trách công tác phổ cập. Tập huấn về nghiệp vụ cho
những người tham gia làm công tác phổ cập.
- Tham mưu với chính quyền các cấp huy động trẻ ra lớp.
- Thường xuyên đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo các chỉ
tiêu chất lượng và các chỉ tiêu chuyển lớp, chuyển cấp.
- Tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương về biện pháp thực hiện tốt
công tác phổ cập.
- Tham mưu với Ban chỉ đạo phổ cập xã tổ chức đánh giá lập hồ sơ biểu mẫu
thống kê và báo cáo, tờ trình hàng năm theo thời điểm đã qui định.
3. Công tác xã hội hoá giáo dục:
- Ban chỉ đạo PCGDTH Đ ĐT tham mưu với cấp uỷ đảng và UBND xã quán
triệt về tinh thần, mục tiêu nhiệm vụ của công tác phổ cập đến cấp uỷ, chính quyền
các bản và tiểu khu. Đưa công tác phổ cập trở thành nhiệm vụ chính trị của các chi
bộ đảng và chính quyền cơ sở. Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể từ
bản đến xã vào công tác phổ cập.
- Tuyên truyền để các đoàn thể, các hộ gia đình và mọi người dân hiểu ý nghĩa
và tầm quan trọng của công tác phổ cập với sự nghiệp giáo dục. Từ đó có nhận
thức đúng đắn về công tác phổ cập.
- Việc huy động sự tham gia của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và
mọi người dân vào công tác phổ cập đã tạo ra sự chuyển biến rất rõ rệt. Trong quá
trình thực hiện đã tạo ra được sự đồng thuận và thống nhất từ khâu chỉ đạo đến
điều tra, thống kê số liệu và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận.
- Trong quá trình thực hiện công tác duy trì Ban chỉ đạo PCGDTH Đ ĐT cũng
luôn nhận được sự cổ vũ động viên và giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền và mọi
người dân, giúp cho công tác phổ cập thực hiện được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
4. Kinh phí thực hiện phổ cập:
* Kinh phí xây dựng trường:
- Năm 2008: …….triệu đồng (theo dự án trẻ khó khăn)
- Năm 2009: …….triệu đồng (theo dự án trẻ khó khăn)
* Kinh phí chi cho người làm phổ cập:
- Không có.
* Kinh phí chi cho công tác điều tra và làm hồ sơ và biểu mẫu:
- Xin kinh phí nhà trường 100 nghìn đồng/năm cho làm hồ sơ và biểu mẫu.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PCGDTHĐĐT:
1. Phát triển mạng lưới trường lớp:
STT Năm Số lớp Số học sinh
1 2000 35 649
2 2001 31 616
3 2002 31 570
4 2003 30 519
5 2004 29 477
6 2005 29 432
7 2006 29 379
8 2007 29 360
9 2008 29 347
10 2009 29 334
11 2010 29 333
2. Đội ngũ giáo viên:
STT Năm
Số Lượng
GV
Tỷ lệ giáo viên
Trên chuẩn Đạt chuẩn Dưới chuẩn GV/Lớp
1 2000 49 2 47 0 1,4
2 2001 49 2 47 0 1,58
3 2002 49 2 47 0 1,58
4 2003 49 7 42 0 1,6
5 2004 49 7 42 0 1,68
6 2005 45 7 38 0 1,55
7 2006 44 7 37 0 1,5
8 2007 43 7 36 0 1,48
9 2008 37 9 28 0 1,27
10 2009 39 17 18 0 1,34
11 2010 38 20 18 0 1,31
3. Việc duy trì sĩ số học sinh, biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng phổ cập:
* Duy trì sĩ số: Luôn duy trì sĩ số học sinh trong các năm học đạt 100%
* Biện pháp nâng cao chất lượng phổ cập:
- Thành lập Ban chỉ đạo, cử cán bộ có năng lực phụ trách.
- Tổ chức điều tra nắm chắc số liệu trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 14 tuổi. Lập
hồ sơ theo dõi, thường xuyên cập nhật số liệu chính xác, khoa học. Lập hồ sơ
thống kê hàng năm.
- Huy động tối đa trẻ 3 đến 5 tuổi ra các lớp mầm non và huy động 100% trẻ 5
tuổi ra lớp.
- Huy động hết số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi
học sinh tiểu học ra lớp.
- Thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng
dạy và học ở nhà trường. Có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh trong các
năm học. Tổ chức nhiều các phong trào thi đua dạy tốt - học tốt nhân các ngày lễ
trong năm học.
- Tổ chức tốt các hoạt động nội khoá, ngoại khoá sôi nổi và bổ ích. Xây dựng
môi trường học tập thân thiện thu hút học sinh đến trường và tích cực tham gia các
hoạt động học tập và tu dưỡng.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục và xã hội hoá công tác phổ cập.
Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ và mọi người dân về công tác phổ cập.
- Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên và kịp thời điều chỉnh cho
phù hợp. Kịp thời khen thưởng động viên những tập thể và cá nhân có thành tích
tốt trong công tác phổ cập.
4. Kết quả đạt được:
* Về giáo viên:
- Có đủ về số lượng giáo viên theo qui định. Có đủ số giáo viên dạy các môn
văn hoá và các môn chuyên như: Thể dục, mĩ thuật, âm nhạc.
- Tỷ lệ giáo viên/lớp luôn đạt và vượt ở mức cao: 1,68 giáo viên/lớp năm 2004
và 1,27 giáo viên/lớp năm 2008 Nhà trường đã tổ chức dạy học 2 buổi/tuần từ năm
2002.
- Có 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 0,4% giáo viên
đạt trình độ trên chuẩn năm 2000 và có 52% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn năm
2010.
* Về học sinh:
- Huy động số trẻ em độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1 hàng năm luôn đạt 100%.
- Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học:
STT Năm Số trẻ 11 tuổi HTCT tiểu học
1 2000 43/109 = 39,4%
2 2001 64/114 = 57,8%
3 2002 54/93 = 58%
4 2003 96/107 = 89,7%
5 2004 87/102 = 85,2%
6 2005 60/69 = 86,9%
7 2006 89/92 = 96,7%
8 2007 83/85 = 97,64%
9 2008 86/88 = 97,7%
10 2009 72/73 = 98,63%
11 2010 77/80 = 96,25%
* Về cơ sở vật chất:
- Có mạng lưới trường lớp được phát triển đến các bản trên địa bàn xã, tạo điều
kiện thuận lợi cho học sinh đi học thuận lợi.
- Có đủ số phòng học theo qui đinh đạt tỷ lệ 0,79phòng/lớp. Phòng học đảm bảo
an toàn có đủ bàn ghế cho học sinh và giáo viên, có đủ ánh sáng, luôn tạo điều kiện
thuận lợi cho cả học sinh khuyết tật học hoà nhập.