Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Học trong mối liên quan giữa những mảng kiến thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.27 KB, 7 trang )

[ HỌC để giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong thực tiễn ]
Học trong mối liên quan giữa những mảng kiến thức
Chương trình đào tạo được chia thành các môn học, học phần. Các môn học, học phần chỉ có tính
độc lập tương đối, giữa chúng luôn luôn có sự liên thông.
Không ít sinh viên đã vô tình hoặc cố ý xây những bức tường kiên cố ngăn cách các môn học, học
phần! Họ đã học mỗi môn học, học phần trong trạng thái “ cô lập” hoàn toàn với các môn học, học
phần khác.
Những người ủng hộ cách học “ cô lập” cho rằng, học như vậy ít nhầm lẫn hơn. Tôi cũng đồng ý học
theo cách ấy khi thi kết thúc mỗi học phần sẽ ít nhầm lẫn hơn.
Tuy nhiên cái lợi “ít nhầm lẫn” khi học “cô lập” cũng chỉ có tại thời điểm thi kết thúc học phần mà
thôi. Cùng với quá trình tích lũy thêm kiến thức, nguy cơ nhầm lẫn của những sinh viên học “cô lập”
sẽ tăng lên!
Cách học “cô lập” còn có nhiều cái hại, tôi xin nêu ra dưới đây để em xem xét:
Cái hại thứ nhất:
Khi học “cô lập”, kiến thức sẽ được tích lũy một cách “cô lập”. Cái túi kiến thức mà em tích lũy được
có thể không nhỏ, nhưng trong đó chứa đựng các kiến thức tách rời nhau. Em có thể nhớ nhiều
nhưng khả năng vận dụng kiến thức thì rất hạn chế. Để giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong thực
tiễn, chúng ta luôn luôn cần vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.
Cái hại thứ hai:
Khi học “cô lập” em sẽ phải nhớ một lượng lớn hơn. Một chương trình dù được xây dựng rất bài bản
vẫn có sự trùng lặp giữa các học phần, môn học. Trong thực tế các học phần, môn học có nội dung
giao nhau là chuyện bình thường, giao nhau ở mức độ hợp lý còn là một sự cần thiết! Cách học “cô
lập” làm em phải nhớ nhiều hơn vì bộ nhớ của em phải chứa nhiều mảng kiến thức giống nhau.
Cái hại thứ ba
Khi học “cô lập” em không có khả năng suy luận giữa các học phần, môn học. Một vấn đề nào đó của
học phần này, môn học này có thể được phát triển thông qua sự suy luận logic từ kiến thức nền tảng
của một học phần, môn học khác.
Cái hại thứ tư
Khi học “cô lập” em sẽ nhanh quên hơn. Những người học theo kiểu “dứt điểm” từng học phần
thường cũng hay quên “dứt điểm”! Tôi hoàn toàn đồng ý với em rằng, sau khi thi ai cũng quên nhiều
lắm. chỉ có điều không sinh viên giỏi nào học “cô lập”, vì vậy kiến thức của họ giàu hơn bởi họ nhớ lâu


hơn, chứ ngay sau khi ôn thi mỗi học phần môn học, chưa chắc họ đã nhớ nhiều hơn em!
Rõ ràng cách học cô lập lợi bất cập hại!


Các môn học, học phẩn đã cần học trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau thì các chương, các bài trong
một học phần, một môn học càng không thể học tách rời nhau.
Thế mà vẫn có không ít sinh viên học theo cách đó! Thậm chí các phần trong một bài những sinh viên
này cũng không chịu “gắn” vào nhau! Dưới đây xin nêu mấy chuyện có thực mà tôi đã được chứng
kiến.
Trong kỳ thi vấn đáp, một sinh viên được hỏi về cơ chế gây bệnh của vi khuẩn uốn ván và phương
pháp phòng bệnh uốn ván. Sinh viên đó trả lời trôi chảy cả hai phần. Khi thầy hỏi thêm, tại sao vaccin
lại chỉ chứa kháng nguyên của ngoại độc tố uốn ván mà lại có khả năng phòng được bệnh khi nha
bào uốn ván xâm nhập vào vết thương, thì sinh viên đó ngậm tăm!
Trong kỳ thi lâm sàng ngoại, một thí sinh bắt thăm được bệnh nhân vết thương hở do tai nạn giao
thông, đã đƣợc xử lý ở tuyến cơ sở trước khi gửi lên tuyến trên. Giao sư đưa bệnh án và hỏi cách xử
lý của bác sĩ ở tuyến cơ sở có gì sai? Sinh viên chịu không trả lời đƣợc. Giao sư chỉ rõ cái sai cơ bản
của bác sĩ tuyến cơ sở đã khâu kín vết thương. Giao sư yêu cầu giải thích tại sao không được làm như
vậy thì sinh viên này lại
… chịu.

Một lần trong đề thi lý thuyết tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, có một câu hỏi về Sinh lý bệnh “ Hãy trình
bày về cơ chế bệnh sinh của mất nước do tiêu chảy cấp và nêu nguyên tắc điều trị” và một câu hỏi về
Truyền nhiễm “Hãy trình bày về điều trị bệnh tả”. Có sinh viên viết khá tốt câu Sinh lý bệnh nhưng
phàn nàn không viết được chữ nào về điều trị bệnh tả mặc dù vẫn còn thừa thời gian.
Sinh viên “ngậm tăm” ở chuyện thứ nhất, sinh viên “lại chịu” ở chuyện thứ hai, và sinh viên “không
viết được chữ nào” ở chuyện thứ ba đều có căn nguyên chung là cách học “cô lập” các mảng kiến
thức!
Như thế nào là học trong mối liên quan giữa các mảng kiến thức?
- Khi học một học phần mới, phải ôn lại những kiến thức nền tảng và những kiến thức liên quan.
Khi học một bài cần phải suy nghĩ về mối liên hệ giữa các phần trong bài đó.

Khi ôn tập gặp hững nội dung gì liên quan đến chương khác, học phần khác, môn học khác mà mình
đã quên hoặc nhớ không chắc chắn thì phải tra cứu, ôn tập lại.
-------------------------------------------------------------------------------------------------Học trong mối liên quan giữa các mảng kiến thức sẽ giảm tải cho bộ nhớ, dễ nhớ lại lâu quên, học
một biết…. hơn một, có khả năng vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.

Vanh vách
Vanh vách 1


Sinh viên X vừa trình bày vanh vách nguyên tắc đánh giá kết quả kháng sinh đồ theo phương pháp
khoanh giấy khuếch tán: “ Với mỗi kháng sinh, ta đo đường kính vùng ức chế rồi so sánh với bảng
giới hạn để xác định xem vi khuẩn đó ở mức nhạy cảm, trung gian hay kháng thuốc”.
Thầy hỏi thêm: “Kết quả kháng sinh đồ cho thây đƣờng kính vùng ức chế đối với một chủng tụ cầu
vàng của erythromycin là 21mm, của oxacillin là 14mm thì chủng tụ cầu vàng đó nhạy cảm với kháng
sinh nào hơn?” Trò khẳng định : “Vi khuẩn đó nhạy cảm với erythromycin hơn nhiều so với oxacillin”.
Để thể hiện thêm, trò lý giải rành rọt “vì 21 lớn gấp rưỡi 14” (!)
Lời bàn:
Không bắt sinh viên phải nhớ giới hạn đường kính vùng ức chế của 2 kháng sinh trên nhưng phải
hiểu nếu chỉ nhìn vào giá trị đường kính vùng ức chế thì chưa thể đánh giá được mức độ nhạy cảm
với kháng sinh, cần phải so sánh với bảng giới hạn ( mà trước đó sinh viên này vừa trình bày vanh
vách)! Trong trường hợp này khi so sánh với bảng giới hạn thì chủng tụ cầu được làm kháng sinh đồ
còn nhạy cảm với oxacillin ( giới hạn nhạy cảm ≥ 13mm), nhưng chỉ ở mức trung gian với
erythromycin (giới hạn trung gian từ 14 mm đến 22mm).
Vanh vách 2
Sinh viên Y vừa trình bày vanh vách định nghĩa nhiễm trùng bệnh viện: “ Nhiễm trùng bệnh viện là
nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện khi đang nằm điều trị, làm việc hoặc chăm sóc bệnh nhân”.
Thầy yêu cầu xác định trong hai trƣờng hợp sau trƣờng hợp nào có khả năng là nhiễm trùng bệnh
viện?
Trường hợp thứ nhất: Lúc 22 giờ đêm thứ sáu anh H vào viện vì tăng huyết áp.
Sáng chủ nhật vẫn đang trong bệnh viện thì anh H bị sốt, nôn và tiêu chảy. Kết quả xét nghiệm phân

tìm thấy Salmonella typhimurium.
Trường hợp thứ hai: Chị V đang sống ở cộng đồng thì bị Viêm gan virus C. Tiền sử chị có nằm viện 2
tuần vì bị tai nạn giao thông nhưng cách đó đã gần 3 tháng, ra viện bình phục hoàn toàn nên chị
không phải dùng thêm thuốc gì nữa.
Sinh viên y khẳng định chỉ có trƣờng hợp thứ nhất là bị nhiễm trùng bệnh viện. Để thể hiện trò lý giải
thêm: “ Trường hợp thứ nhất, khi đang điều trị tăng huyết áp trong bệnh viện, bệnh nhân H đã bị
mắc thêm nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do Salmonella typhimurium (!). Trường hợp thứ hai không
thể là nhiễm trùng bệnh viện vì chị V bị viêm gan virus khi đang sống ở cộng đồng (!).
Lời bàn
Sinh viên y chỉ nhìn thấy ngọn mà không thấy gốc, chỉ thuộc định nghĩa nhiễm trùng bệnh viện mà
không hiểu một cách đầy đủ nhƣ thế nào là “nhiễm trùng mắc phải trong bệnh viện”.
Vì chỉ thuộc mà không hiểu nên sinh viên Y đã trả lời ngược! Rất có thể anh H bị tăng huyết áp sau
khi đi nhậu tối thứ sáu. Bia rượu đã “nâng” huyết ap anh lên và đặc sản đã dẫn” Salmonella
typhimurium vào đƣờng tiêu hóa! Thời gian ủ bệnh của loại ngộ độc thực phẩm này có thể lên tới 2
ngày. Ngược lại, chị V có thể đã bị nhiễm virus viêm gan C trong bệnh viện khi đang điều trị chấn


thương do tai nạn giao thông. Virus viêm gan C lây theo đường tiêm truyền và thời gian ủ bệnh có
thể lên tới 4 tháng!
Vanh vách 3
Sinh viên Z vừa trình bày vanh vách định nghĩa ngoại độc tố : „Ngoại độc tố là những chất độc mà vi
khuẩn tiết ra môi trường khi còn đang sống”.
Thầy chỉ vào đĩa thạch máu với những vùng tan máu rất đẹp quanh các khuẩn lạc tụ cầu vàng, hỏi
thêm : “ Về bản chất ta có thể gọi dung huyết tố (yếu tố làm tan máu) của chủng tụ cầu vàng này là
ngoại độc tố được không?”
Sau một lúc suy nghĩ sinh viên Z đã trả lời dứt khoát : “ Thưa thầy, không thể”
(!)Để thể hiện thêm, sinh viên Z vanh vách nói tiếp : “ Muốn xác định một vi khuẩn nào đó có sinh ra
ngoại độc tố hay không ta phải cấy vi khuẩn đó vào môi trường lỏng. Sau khi vi khuẩn đã phát triển
thì ly tâm loại bỏ hết vi khuẩn, lấy nước nổi xét nghiệm…”
Lời bàn

Sinh viên Z chỉ thuộc lòng định nghĩa ngoại độc tố và thuộc lòng một cách minh họa định nghĩa! Nếu
hiểu bài thì sẽ thấy dung huyết tố đáp ứng đầy đủ định nghĩa ngoại độc tố vì nó là “chất độc” ( gây
tan máu), được “tiết ra môi trường khi vi khuẩn còn đang sống” (tạo được vùng tan máu quanh
khuẩn lạc).
Thay lời kết luận
Trong một kỳ thi vấn đáp, sinh viên N vào bàn giáo sư A. Sau khi N vanh vách trả lời câu hỏi bắt thăm
được, giáo sư A hỏi thêm 3 câu để đánh giá mức độ hiểu về nội dung vừa trình bày. Giao sư cho
phép xem lại nội dung vừa trình bày vanh vách, nhưng N vẫn cứ ngắc ngứ trả lời … sai cả 3 câu. Giao
sư A khen N rất giỏi….học thuộc lòng và đã “tạo cơ hội” cho sinh viên này được….. học lại!
-----------------------------------------------------------------Trả lời vanh vách những câu hỏi chỉ cần nhắc lại, kể lại, liệt kê…, mới chỉ đạt được mức độ thấp nhất
trong các bậc thang tích lũy kiến thức!
-----------------------------------------------------------------Để kiểm tra mức độ hiểu bài em có thể tự trả lời những câu hỏi sau:
- Em đã chỉ ra được những ý then chốt (cốt lõi) của bài chưa?
Khi đã thực sự hiểu bài thì em có thể làm việc này một cách dễ dàng, nếu còn lúng túng là chưa hiểu.
Ngay cả định nghĩa, khái niệm là những nội dung mà ta tưởng rằng chỉ cần “thuộc”, người có cách
học tốt cũng không bằng lòng chỉ học thuộc mà vẫn tự yêu cầu phải hiểu. Hai người đều có khả năng
nhắc lại vanh vách định nghĩa, nhưng khi hỏi định nghĩa này chứa đựng những ý then chốt gì, từ
khóa của định nghĩa đâu, thì người học “thuộc – hiểu” sẽ nói được ngay, còn người học “thuộc lòng”
sẽ chịu hoặc nói lúng túng.


-Em đã có khả năng rút ngắn bài chưa?
Nội dung nếu trình bày đầy đủ phải mất 15 phút, em đã có thể trình bày trong 15 phút, 10 phút,
thậm chí 5 phút được không? Nếu em dễ dàng trình bày vấn đề một cách mạch lạc trong thời gian
ngắn dài khác nhau là em đã thực sự hiểu bài. Một cách tương tự, nếu em có khả năng viết ngắn gọn
hơn mà vẫn có đủ những ý then chốt là đã thự sự hiểu bài. Xin lưu ý nếu khi viết ngắn lại mà em phải
lệ thuộc quá nhiều vào câu cú của sách, hoặc chỉ rút ngắn được bằng cách giữ lại tên những mục lớn,
mục nhỏ là em chưa thực sự hiểu bài!
-Em có thể diễn đạt bằng một số cách khác mà vẫn giữ được nội dung cũa bản gốc?
Chỉ khi thực sự hiểu bài em mới có thể diễn đạt một cách mềm mại. Với các sơ đồ, biểu đồ sau khi đã

thực sự hiểu nội dung mà sơ đồ, biểu đồ chuyển tải, em có thể vẽ rất khác về hình thức mà nội dung
không hề thay đổi .
-Nhờ những bạn học tốt hơn kiểm tra.
Những bạn “học tốt hơn này” không chỉ có kiến thức tốt mà quan trọng hơn phải có phương pháp
học tốt! Có phương pháp học tốt họ mới nêu được “những câu hỏi hiểu” để nếu em học thuộc lòng
thì không thể trả lời được. Sau khi ôn tập, em cũng nên thử sáng tạo một số “câu hỏi hiểu”.Người ra
được câu hỏi dạng này tất nhiên phải hiểu bài
Đây anh cũng nhân tiện xin được nhắc chung với các bạn học viên của cả các nhóm khác nữa. Anh
mong các em sẽ tiếp nhận và cố gắng thay đổi mình từng ngày. Hãy nhớ rằng, TỐC ĐỘ THAY ĐỔI=
TỐC ĐỘ THÀNH CÔNG
---------------------------------------------------------------------------------------------------

Đọc sách trước khi nghe giảng có lợi gì?
1. Em sẽ dễ dàng tiếp thu khi nghe giảng vì em đã sáng tỏ các thuật ngữ, các khái niệm. Do quỹ thời
gian cho mỗi bài có hạn, thông thường thầy chỉ giới thiệu nhanh một lượt những thuật ngữ, khái
niệm mới. Thầy càng không có thời gian để giảng lại các thuật ngữ và các khái niệm đã được đề cập
đến ở các bài trước.
2. Em sẽ tập trung nghe giảng hơn vì em muốn xem xét những điều mình tự cho là hiểu, có hiểu đúng
không? Đặc biệt em đang ở trạng thái chờ đón nghe giảng những điều khi đọc sách em đã hết sức cố
gắng mà vẫn chƣa hiểu được, như “ nắng hạn chờ mưa”! Những kiến thức đó sẽ được em đón nhận
nhanh chóng và sẽ nhớ rất lâu.
3. Em sẽ ghi chép một cách chọn lọc hơn. Em không phải cắm đầu cắm cổ vội vàng ghi chép tất cả
những điều thầy giảng vì em biết những gì đã có trong sách, những gì không. Cùng với cái lợi này, em
sẽ có nhiều thời gian chăm chú nghe giảng, bởi không phải lúc nào thầy cũng chờ tất cả các em
ngưng bút mới giảng bài tiếp, trừ khi thầy giảng theo phương pháp “ đọc chính tả”!
4. Em sẽ có điều kiện tham gia tích cực trong buổi dạy – học. Khi thầy áp dụng phương pháp dạy học tích cực, sự hoạt động của sinh viên trên lớp sẽ nhiều hơn. Thường thì thầy yêu cầu đọc sách


trước. Những câu hỏi thầy đặt ra để thảo luận đòi hỏi phải vận dụng những kiến thức đã có. Nếu
không đọc sách trước, em sẽ không thể tham gia ý kiến hoặc có nhưng sẽ rất hạn chế.

Cuối cùng cần phải nhấn mạnh rằng nếu nhìn bao quát cả quá trình học tập, việc đọc sách trước khi
nghe giảng không làm em tốn thêm thời gian. Bốn lợi ích trên sẽ giúp em nhanh hiểu bài hơn, hiểu
sâu sắc hơn và nhớ lâu hơn, vì vậy thời gian ôn tập sẽ rút ngắn được thường nhiều hơn so với thời
gian em cần để đọc sách trước!
Và đây là các bước đọc sách trước khi nghe giảng hay khi đọc một cuốn sách hay bài học mới nhé, cứ
áp dụng nhiều thì thấy khả năng đọc sách cũng như nắm bắt vấn đề mới của mình được cải thiện lên
nhiều nhé các em!
1. Đọc nhanh toàn bài. Đọc xong dừng lại suy nghĩ một cách khái quát về những nội dung chính được
đề cập đến trong bài.
Đọc từ tổng quan đến chi tiết, nắm được bộ khung chung của bài trước đã, biết được bài nói về cái
gì, các phần các ý lớn nói về cái gì, biết được các phần các ý nhỏ này nằm trong các phần, các ý nhỏ
khác nào? Giống như việc có bản đồ trước khi đi đường sẽ đi nhanh và đúng đường hơn.
2. Đọc lại để phát hiện những thuật ngữ và những khái niệm mới. Có thể là mới gặp lần đầu, hoặc em
có cảm giác hình như đã gặp ở đâu đó rồi nhưng vẫn còn thấy lạ. Hãy tìm hiểu ý nghĩa các thuật ngữ
và nội dung các khái niệm.
Logic hoá các phần lại với nhau, tạo các liên kết ngang, liên kết dọc, đặt ra các câu hỏi đề tìm hiểu
bản chất của các khái niệm được đề cập đến trong bài, so sánh các mục các ý với nhau để tìm ra
điểm giống và điểm khác nhau, tại sao lại có cái này mà không có cái kia, đáng nhẽ cái này nó như
này cơ mà, tại sao trong sách lại viết như kia, có ý gì ở đây nhỉ, tại sao ý này lại nằm trong mục này
mà không phải nằm trong mục khác?
3. Đọc chậm để hiểu từng phần. Gặp những chỗ khó hiểu hãy dừng lại suy nghĩ, cố gắng để hiểu đến
mức tối đa ( tối đa so với khả năng của mình chứ không phải tối đa ý cần phải hiểu!). Tất nhiên, mức
độ hiểu được của mỗi người rất khác nhau. Điều ấy không quan trọng. Miễn là em đã hết sức cố
gắng suy nghĩ. Sau khi đọc xong mỗi đoạn em nên tự xếp mức tìm hiểu của mình làm 3 bậc: hiểu đầy
tự tin, hiểu nhưng không đƣợc tự tin lắm và chưa hiểu; tương ứng có thể đánh dấu +, +/- và – vào lề
(nếu là sách riêng của em).
Chú ý đến cách để hiểu đúng một vấn đề nhé!
4. Đối chiếu với mục tiêu học tập. Sau khi “nghiên cứu” hết cả bài em nên tự đánh giá xem mục tiêu
nào mình đã đạt được tương đối trọn vẹn? Mục tiêu nào đã đạt được một phần? Mục tiêu nào hầu
như chưa thu nhận được gì?

5. Soạn câu hỏi về những gì em chưa hiểu. Chưa hiểu mà đặt được câu hỏi cũng đáng quý lắm! Trước
hết nên đặt những câu hỏi sát với mục tiêu học tập. Không nên cố gắng “sáng tạo” ra những câu hỏi
thật khó mà ngay cả thầy có khi cũng chịu ( những câu hỏi “chết người”). Nhưng tôi cũng phải nói
thêm rằng có những câu hỏi của sinh viên rất hay, có khi còn giúp cho thầy nảy sinh một ý tưởng mới,
một hướng nghiên cứu mới…


Những câu hỏi nào chưa tìm hiểu được luôn, hoặc cần vận dụng nhiều kiến thức không liên quan
đến mục tiêu đọc sách thì có thể bỏ ngỏ ở đó, sau đó đến cuối bài mình lật ngược lại mình tìm hiểu
sau, thậm chí là khi đọc trang sau bỗng nhiên có những ý giúp mình trả lời được câu hỏi đó. Mặc dù
chưa trả lời được thì cũng nên tự hình dung ra câu trả lời trong đầu của mình trước mà chưa đọc
thêm sách, như thế sẽ kích thích não bộ tư duy nhiều hơn, giúp rèn luyện trí thông minh, giống như
việc cố gắng suy nghĩ cách giải của một bài toán trước khi giở giải xem đáp án vậy.



×