Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường phân tích vụ cháy công ty cổ phần bóng đèn phích nƣớc rạng đông và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.61 KB, 27 trang )

TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

A. LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Việt Nam những năm gần đây có dấu hiệu khởi sắc mạnh mẽ trên trường
đua thoát khỏi top những quốc gia có thu nhập trung bình – yếu. Đạt được điều đó
không thể phủ nhận sự mạnh dạn đi tắt đón đầu của các ngành công nghiệp chủ lực
đặc biệt là việc chuyển dần sang các ngành công nghiệp không khói, vận dụng trí
tuệ nhân tạo, hay tận dụng thành tựu rực rỡ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào
sản xuất, vận hành dây chuyền công nghệ. Trước những cơ hội rất lớn tiệm cận nền
kinh tế hiện đại, Việt Nam không thể tránh khỏi bài toán lựa chọn đầy nan giải giữa
kinh tế và môi trường, hay cả hai cùng phải tồn tại? Có thể thấy việc hy sinh một
trong hai đều mang đến hậu quả tiêu cực. Bởi vậy, phải kết hợp Kinh tế với môi
trường mới là mục tiêu phát triển bền vững của một quốc gia.
Thực tế đã minh chứng rất rõ điều đó. Từ vụ “Thị Vải” đến “cá thép Formusa” hay
gần đây nhất là vụ cháy Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, tất cả
đều cho thấy phải có sự kết hợp giữa Kinh tế và môi trường trong việc phát triển
đất nước. Sau vụ cháy nhà máy nhiều cơ quan chức năng đã đến kiểm tra hiện
trường xác định vấn đề "rò rỉ thủy ngân, gây độc hại đối với sức khỏe người dân
vùng lân cận". Tuy nhiên các cơ quan và cá nhân liên quan đã xử lý hoặc phát ngôn
rất khác nhau, dẫn đến sự "nhiễu loạn thông tin làm người dân lo sợ". Câu hỏi đặt
ra lúc này là: “Liệu có phải vì lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp sẵn sàng đánh đổi,
che đậy cho sai phạm của mình?” Cũng cần nhấn mạnh nguyên nhân vụ cháy
không có sự tác động của con người nhưng việc xử lý sự cố với môi trường sau
cháy lại là một dấu hỏi lớn cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Thiệt hại
về kinh tế đối với Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, thiệt hại về
môi trường là rất lớn. Ngày 8/9, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông đã thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy đêm 28/8 có
4


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG


chứa thủy ngân lỏng (độc tính cao hơn so với viên amalgam). Điều này trái ngược
với nội dung thông tin mà Công ty đã công bố trước đó, cho thấy sự bất nhất và
thiếu minh bạch trong thông tin về vụ cháy của công ty này. Đáng lưu ý là điều này
ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân sinh sống, làm việc quanh khu vực
xảy cháy. Sự thừa nhận của Công ty Rạng Đông về số lượng thuỷ ngân thoát ra
môi trường sau vụ cháy được công bố, nhưng chỉ là sau khi có các bằng chứng
khoa học không thể chối cãi của cơ quan chức năng. Trong khi hàng ngày, hàng
giờ, tình trạng ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của
người dân, thì sự thừa nhận muộn màng này thể hiện sự vô cảm, thiếu trách nhiệm
của Công ty, khiến việc xử lý hậu quả vụ cháy bị kéo dài, tăng thêm những thiệt
hại.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài tiểu luận, nhóm xin đưa ra kết quả và đánh giá từ
việc phân tích số liệu, thu thập thông tin đồng thời, nhóm cũng đề bạt ra phương
pháp nghiên cứu dựa trên tinh thần kế thừa và phát triển những nghiên cứu ban đầu
về đề tài “Phân tích vụ cháy Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và
giải pháp khắc phục”. Dưới đây là những kết quả tổng hợp, đánh giá của nhóm tác
giả trong quá trình nghiên cứu, chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, kể cả
đưa ra thiếu những thông tin, đánh giá chính xác. Vì vậy, nhóm tác giả rất mong
nhận được ý kiến đóng góp, đánh giá và phản hồi từ giảng viên. Nhóm tác giả xin
chân thành cảm ơn!

5


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

B. NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT:


1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ MÔI TRƯỜNG:
a)

ĐỊNH NGHĨA:
- Kinh tế Môi trường là một nhánh của kinh tế học, nghiên cứu các vấn
đề môi trường theo quan điểm và phương pháp phân tích của kinh tế
học.
- Kinh tế Môi trường là môn khoa học ứng dụng các lý thuyết phân tích
kinh tế để lý giải và giải quyết vấn đề môi trường nhằm đạt hiệu quả
kinh tế xã hội trong điều kiện ràng buộc của hệ môi trường.

b)

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Kinh tế môi trường tập trung nghiên cứu:
- Tác động của các hoạt động kinh tế lên môi trường.
- Ứng dụng kinh tế khi phân tích các vấn đề về tài nguyên, môi trường.
- Các biện pháp chính sách kinh tế về quản lý môi trường.

c)

NHIỆM VỤ:
- Ứng dụng công cụ kinh tế để nghiên cứu nguồn tài nguyên môi trường
được quản lý và phát triển như thế nào.
- Đánh giá các ảnh hưởng của hoạt động kinh tế tới môi trường.
- Đưa ra các chính sách và thể chế kinh tế để cải thiện môi trường.
- Trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên nhân cơ bản về kinh tế của việc suy thoái tài nguyên môi
trường.

+ Mức độ chất lượng môi trường bao nhiêu là chấp nhận được.
6


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
+ Làm thế nào để đo lường bằng tiền các tài nguyên môi trường.
+ Các giải pháp đối với vấn đề suy thoái tài nguyên môi trường.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI:
- Khi vụ cháy của Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
xảy ra vào ngày 28 tháng 8 năm 2019, Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam đã mời các chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản
trong lĩnh vực nghiên cứu về bệnh do thủy ngân gây ra tham gia
nghiên cứu độc lập đánh giá. Các chuyên gia đã đưa ra những nhận
định ban đầu, theo TS Mineshi Sakomoto - chuyên gia cao cấp, Viện
nghiên cứu quốc gia bệnh Minamata, Nhật Bản: “Kết quả cho thấy
mức thủy ngân trong không khí tại nhà ở trong giới hạn an toàn theo
quy định của Tổ chức Y tế Thế giới. Thủy ngân đã khuếch tán vào
không khí". Trong vụ cháy đó, hơi thủy ngân ước tính đã giải phóng
vào không khí.
- Về bên phía Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, công
ty báo cáo rằng từ năm 2016 họ chỉ sử dụng viên amalgam để sản xuất
bóng đèn và khối lượng viên amalgam trong kho chứa hóa chất tầng 1
bị cháy chỉ còn vài kilogram. Tuy nhiên qua quá trình kiểm tra thực tế
của Tổng cục Môi trường ngày 31/8/2020, công ty đã thừa nhận toàn
bộ 48000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân dạng
lỏng, có độc tính cao hơn so với viên amalgam với khối lượng theo
tính toán của các nhà khoa học là 30 mg/bóng.
- Theo tìm hiểu, sáng 30/8/2020, Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi
trường (Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội) đã thực hiện lấy mẫu, phân

tích, đánh giá chất lượng môi trường tại 5 vị trí xung quanh khu

7


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
vực cháy. Trung tâm này cũng đã lấy các mẫu nước thải, nước sinh
hoạt, không khí xung quanh, bụi, đất để về phân tích. Kết quả phân
tích nhanh vào 15 giờ 20 phút cùng ngày cho thấy nồng độ thủy ngân
đều bằng 0 µg/m3 (microgam/mét khối). Kết quả phân tích môi
trường không khí xung quanh của Trung tâm quan trắc Tài nguyên và
Môi trường Hà Nội tại 5 vị trí xung quanh khu vực xảy ra vụ cháy
đều nằm trong quy chuẩn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam. Riêng
thông số SO2 tại một số vị trí vượt 1,0057 và 1,02 lần so với Quy
chuẩn Việt Nam 05:2013/BTNMT( Bộ Tài nguyên Môi trường); các
vị trí còn lại có kết quả cũng nằm trong giới hạn cho phép.
3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG LÝ THUYẾT:
a)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
 Ô nhiễm môi trường không khí :
-

Khái niệm: Ô nhiễm môi trường không khí là sự thay đổi lớn trong
thành phần của không khí chủ yếu do khói bụi hoặc các khí lạ được
đưa vào không khí làm thay đổi chất lượng môi trường tự nhiên, gây
biến đổi khí hậu, có thể gây hại cho sức khỏe con người và sinh vật…

-


Nguyên nhân: Ô nhiễm không khí chủ yếu đến từ tự nhiên, hoạt
động công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải và hoạt động sinh
hoạt của cong người…

-

Các chỉ số:
+ Chỉ số AQI đơn lẻ, tính riêng cho từng chất ô nhiễm trong không
khí, ký hiệu là AQIi, người ta thường xác định AQIi đối với 5 chất ô

nhiễm cơ bản của không khí (bụi PM10, SO2, NO2, CO và O3). Công
thức tính chỉ số chất lượng không khí đơn lẻ AQIi ở tất cả các nước là
như nhau và có dạng như sau:
8


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

Trong đó: Ci: Nồng độ thực tế của chất ô nhiễm i;
Co.i: Trị số nồng độ tối đa theo quy chuẩn môi trường cho phép đối
với chất ô nhiễm i;
+ Chỉ số chất lượng không khí tổng hợp (AQI 0), dùng để đánh giá
chung về chất lượng không khí của địa phương hay của đô thị nào đó,
có xét đến tác dụng tổng hợp của nhiều chất ô nhiễm khác nhau trong
môi trường không khí, là trị số trung bình cộng của các AQI i đơn lẻ,
có dạng công thức tính toán như sau:

Trong đó “m” là số lượng thông số ô nhiễm, thông thường thì m = 5 (5
chất ô nhiễm cơ bản: bụi PM10, SO2, NO2, CO và O3).
Mức độ ô nhiễm hay chất lượng không khí thường được chia thành 5

mức (tốt, không ô nhiễm, ô nhiễm, ô nhiễm nặng, ô nhiễm rất nặng),
như biểu thị ở bảng 1.
BẢNG 1: CÁC MỨC ĐỘ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Giá trị AQI

Chất lượng không khí

0- 50

Tốt

51- 100

Không ô nhiễm

101 - 200

Ô nhiễm

201 - 300

Ô nhiễm nặng

Trên 300

Ô nhiễm rất nặng

9



TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
 Ô nhiễm môi trường đất:
- Ô nhiễm đất bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản
phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự
nhiên.
- Nguyên nhân: Ô nhiễm đất chủ yếu được gây nên bởi các hoạt
động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải
không đúng nơi quy định.
- Môi trường đất được đánh giá và phân tích theo các chỉ tiêu: Photpho
dễ tiêu, Kali tự do, Cation trao đổi – CEC, Axit Fulvic, Axit Humic và
rất nhiều các chỉ tiểu khác.
 Ô nhiễm môi trường nước:
- Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước bị các chất độc hại xâm
chiếm.
- Nguyên nhân: Ô nhiễm môi trường nước chủ yếu hình thành từ các
hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người và tác động của tự nhiên.
- Các thông số cơ bản chỉ thị để đánh giá nguồn nước cũng như mức độ
gây ô nhiễm nước:
+ pH: pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước và
có thang giá trị từ 0 đến 14. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường

axít; pH > 7 thì nước có môi trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng
của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay
cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh.

10


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

+ SS (solid solved – chất rắn lơ lửng): Hàm lượng chất rắn hoà tan
trong nước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của
thuỷ sinh. Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước cao thường có vị.

+ DO (dyssolved oxygen – ô xy hoà tan trong nước): Các sông hồ có
hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều loài sinh vật
sống trong đó. Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng sinh
trưởng của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây
chết một số loài nếu DO giảm đột ngột.
+ COD (Chemical oxygen Demand – nhu cầu ô xy hoá học): COD là
lượng ô xy cần thiết cho quá trình ô xy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ
có trong nước thành CO2 và H2O. Hàm lượng COD trong nước cao thì
chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.
+ BOD (Biochemical oxygen Demand:nhu cầu ô xy sinh hoá): BOD
phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu

nước. Giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng
cao.
+ Amoniac: Lượng amoniac trong nước thải từ khu dân cư và từ các nhà
máy hoá chất, chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10-100 mg/l.
Amoniac có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật.
+ Nitrat (NO3-): Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất
chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật. Nồng độ nitrat cao là

môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây ảnh hưởng đến
chất lượng nước sinh hoạt và thuỷ sản.

11



TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
+ Phosphat (PO43-): Phosphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển
rong tảo. Nồng độ phosphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm
thường <0,01 mg/l. Phosphat không thuộc loại độc hại đối với người.
+ Clorua (Cl-): Nước mặt có chứa nhiều Clorua sẽ hạn chế sự phát triển
của cây trồng thậm chí gây chết. Hàm lượng Clorua cao sẽ gây ăn mòn

các kết cấu ống kim loại.
+ Coliform: Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức
độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh.

+ Kim loại nặng: Kim loại nặng có ích nếu chúng ở nồng độ thấp và rất
độc nếu ở nồng độ vượt giới hạn cho phép.
b)

KHUNG LÝ THUYẾT:
Nhóm tác giả quyết định xây dựng khung lý thuyết dưới hình thức các câu
hỏi. Và trình bày dựa trên phương diện nghiên cứu định tính như sau:

- Tình hình của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông trước sự cố
cháy là gì?
- Ảnh hưởng của sự cố cháy Nhà máy Rạng Đông đối với môi trường
xung quanh là gì?
- Ảnh hưởng của sự cố cháy Nhà máy Rạng Đông đối với Công ty
Bóng đèn Phích nước Rạng Đông là gì?
- Ảnh hưởng của sự cố cháy Nhà máy Rạng Đông đến thị trường bóng
đèn Việt Nam là gì?
- Đánh giá giải pháp của Công ty Rạng Đông và của Nhà nước như thế
nào?


12


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
- Một số giải pháp kiến nghị giành cho Công ty Rạng Đông và cho Nhà
nước là gì?
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong khuân khổ hạn hẹp của bài tiểu luận, nhóm xin đưa ra kết quả của
những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng thời, nhóm
cũng xin đề bạt ra kết quả nghiên cứu dựa trên tinh thần kế thừa và phát
triển những nghiên cứu ban đầu về đề tài “Phân tích tác động kinh tế của
sự cố cháy nhà máy Rạng Đông và giải pháp khắc phục” như : khai thác
và phân tích số liệu từ các bài báo, tạp chí…để đối chiếu, so sánh phục
vụ mục đích nghiên cứu.

II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. TÌNH HÌNH CÔNG TY RẠNG ĐÔNG TRƯỚC SỰ CỐ CHÁY NHÀ
MÁY:
Trước sự cố cháy nhà máy, Rạng Đông hoạt động theo mô hình công ty
cổ phần với vốn điều lệ hơn 79 tỉ đồng, trong đó, nhân viên công ty sở
hữu hơn 40% vốn điều lệ và Nhà nước nắm giữ 51%.
Đến năm 2006, Nhà nước giảm tỉ lệ sở hữu tại đây xuống còn 21%
thông qua SCIC và chính thức thoái toàn bộ vốn vào năm 2015.
Sau 61 năm hoạt động trên thị trường, Rạng Đông vẫn được đánh giá
là nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam về nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng và
phích nước với 2 nhà máy sản xuất lớn tại Hà Nội và Khu công nghiệp
Quế Võ, Bắc Ninh, với tổng diện tích 139.000 m2.
Doanh thu năm 2018 của Rạng Đông đạt 3.621 tỉ, lợi nhuận đạt 258 tỉ
đồng. Năng lực sản xuất đèn LED đạt 50 triệu sản phẩm/năm. Năng lực


13


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
sản xuất phích nước đạt 18.5 triệu sản phẩm/năm. Nộp ngân sách tăng
10% so với năm 2017.

2. HẬU QUẢ CỦA SỰ CỐ CHÁY NHÀ MÁY RẠNG ĐÔNG:


a) ĐỐI VỚI CÔNG TY RẠNG ĐÔNG:
Về tình trạng ngân sách công ty:
+ Sau vụ cháy nhà máy vào ngày 28 tháng 8 năm 2019, ước tính
tổng thiệt hại khoảng dưới 5% tổng tài sản công ty tức là khoảng
150 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trên sàn chứng khoán, nhà đầu tư liên
tục phản ánh tiêu cực đối với vụ cháy của Rạng Đông. Cổ phiếu
RAL liên tục bị bán sàn, trắng bên mua trong phiên giao dịch ngày
29 tháng 8 năm 2019. Lượng cổ phiếu lưu hành 11,5 triệu đơn vị.
Tuy nhiên với phiên giảm sàn, RAL đã mất 70 tỷ đồng, vốn hóa
công ty rơi xuống 1012 tỷ đồng. Từ khi thiết lập đỉnh ở mức
80.340đ/cp vào phiên giao dịch ngày 3/9, giá cổ phiếu RAL

14


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
tiếp tục chuỗi ngày giảm điểm mạnh sau khi nhà máy của
doanh nghiệp này bị hỏa hoạn. Đến ngày 9/9, giá cổ phiếu RAL
giảm xuống còn 74.600 đồng/cp sau thông tin doanh nghiệp
này gian dối về sự cố môi trường.


+ Ngoài ra, công ty cho biết lỗ trong quý IV là do phản ánh thiệt hại từ
vụ cháy ngày 28/8. Sự cố hỏa hoạn tại khu vực kho 87 Hạ Đình làm cháy
một phần kho hàng. Công ty đã thống nhất việc lựa chọn Tổng công ty
bảo hiểm PVI và Công ty giám định quốc tế Việt Nam (VIA) tiến hành
xác định giá trị tài sản thiệt hại do cháy. Đồng thời, công ty dự kiến nhận
bồi thường bảo hiểm từ vụ cháy 150 tỷ đồng nhưng không thuyết minh rõ
phần chi phí khác gần 360 tỷ đồng.
15


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

 Về khoản bồi thường thiệt hại tài sản:
- Ngoài ra, về phía công ty còn bỏ ra một số tiền để bồi thường thiệt hại tài
sản của nhiều tổ chức, cá nhân. Những tài sản bị thiệt hại có thể do cháy,
cho khói bụi, kể cả thiệt hại về kinh doanh do phải đóng cửa hàng, giảm
doanh số, chi phí để khắc phục, sửa chữa, chi phí phải di chuyển người,
tài sản... cũng là cơ sở để phát sinh yêu cầu bồi thường thiệt hại. Toàn bộ
những thiệt hại về tài sản từ vụ cháy đối với tổ chức, cá nhân thì công ty
này có trách nhiệm phải bồi thường theo quy định tại điều 589 Bộ luật
dân sự năm 2015, cụ thể hiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm: “Tài
sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử
dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; Chi phí hợp lý để ngăn chặn,
hạn chế và khắc phục thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định”.

16


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

- Số tiền bảo hiểm tại Rạng Đông là 450 tỷ đồng, ước số tiền bồi thường
thuộc phạm vi bảo hiểm khoảng 150 tỷ đồng. PVI chính là doanh
nghiệp bảo hiểm có cấp đơn bảo hiểm cháy, nổ cho công ty Rạng Đông.
 Về bồi thường thiệt hại môi trường tự nhiên:
- Công ty phải bồi thường khoản chi trả cho việc vô ý gây ô nhiễm môi
trường theo người yêu cầu bồi thường là UBND cấp xã, cấp huyện, cấp
tỉnh hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường tuỳ theo phạm vi thiệt hại là
trong một xã, trong nhiều xã cùng huyện, trong nhiều huyện cùng tỉnh,
trong nhiều tỉnh thành và cụ thể là UBND phường Hạ Đình hoặc UBND
quận Thanh Xuân, hoặc cũng có thể là UBND TP Hà Nội.
- Công ty Rạng Đông phải chịu toàn bộ chi phí của việc khắc phục ô nhiễm
môi trường. Điều 602 BLDS quy định: Chủ thể làm ô nhiễm môi trường
mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, kể cả khi chủ thể đó không có lỗi.
Tức là, kể cả khi Công ty Rạng Đông có chứng minh được là họ không cố
ý, không vô ý để xảy ra cháy thì họ vẫn phải bồi thường.
 Xét về mặt tổng thể thiệt hại về mặt kinh tế, nhà máy Rạng Đông không
thiệt hại nhiều. Tuy nhiên, vụ cháy vào ngày 28 đã để lại nhiều thiệt hại
không chỉ về kinh tế mà còn uy tín, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm “đã có chỗ đứng vững chắc” như Rạng Đông là không thể coi
nhẹ mà còn môi trường của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung là
không thể đong đếm.

17


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

b)

ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM:


 Ảnh hưởng đối với môi trường:
Sự cố cháy nhà máy Rạng Đông được 18oil à thảm họa môi trường ở quy
mô nhỏ . Vụ cháy phát tán ra ngoài khói, bụi và những hóa chất từ
nguyên vật liệu do nhiệt độ cao gây ra (thủy ngân, huỳnh quang, một số
kim loại nặng khác) vào không khí, còn lại đã ngấm xuống đất, nước
ngầm khiến việc xử lý sẽ mất nhiều thời gian và phức tạp. Báo cáo từ Bộ
Tài nguyên và Môi trường, vụ cháy đã làm cháy khoảng 6.000m2 kho
chứa sản phẩm gồm:

- Bóng đèn huỳnh quang là 480.000 sản phẩm, chủ yếu là các loại đèn
dài 1,2m, sử dụng thủy ngân (Hg) lỏng với hàm lượng mỗi bóng là
20mg.
- Bóng đèn compact là 1.600.000 sản phẩm, sử dụng một viên
Amalgam/bóng đèn trọng lượng khoảng 11,5 mg với hàm lượng Hg
là vào khoảng 22-30%.
18


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
-

Bóng đèn tròn có công suất thấp dùng sợi đốt vonfram là 2.000.000
sản phẩm cùng nguyên liệu và một số các loại hóa chất độc hại.

Theo các nhà khoa học, lượng thuỷ ngân đã phát tán ra ngoài môi
trường do sự cố cháy nổ xảy ra là 15,1 kg đến 27,2 kg.
 Ảnh hưởng đối ới s c kh e người dân:
Mức độ ô nhiễm gây ra trong bán kính lớn hơn 1km xung quanh khu vực
nhà máy bóng đèn đã gây ra nhiều hoang mang cho người dân, vì khi tất

cả các loại chất trên khi phát tán với nồng độ cao sẽ gây hại sức khỏe con
người với các triệu chứng dễ thấy như đau đầu, tức ngực, khó thở... Trong
đó, thủy ngân là kim loại nặng và độc hại, tích lũy dần trong cơ thể và khó
đào thải, nồng độ thủy ngân trong cơ thể tăng cao sẽ gây thiếu máu và kéo
theo hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, Những người dân
sống xung quanh khu vực cháy nhà máy phích nước Rạng Đông, nhiều
người đã phải di chuyển tạm thời đến nơi khác sinh sống, nhiều người
treo biển bán nhà, nhượng cửa hàng và nhiều phụ huynh đã cho con nghỉ
học tới khi thực sự an toàn mới trở lại lớp.
c)

ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG BÓNG ĐÈN VIỆT NAM:

Vụ cháy nhà máy khiến Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông chịu tổn thất nặng nề. Sau vụ cháy, ước tính ban đầu về thiệt hại tài
sản khoảng 150 tỷ đồng, dưới 5% tổng tài sản công ty. Không chỉ thiệt hại
về tài sản, một số ý kiến cho rằng vụ cháy có thể còn cuốn đi kỳ vọng của
nhiều nhà đầu tư về công ty này. Cú “sảy chân” của Rạng Đông cũng sẽ
khiến thị trường hướng vào đối thủ là Cty CP Bóng đèn Điện Quang.
Rạng Đông và Điện Quang là hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản
xuất thiết bị chiếu sáng. Đây đều là hai cái tên doanh nghiệp nội địa hiếm hoi
có thể cạnh tranh sòng phẳng với những sản phẩm nhập khẩu. Sự

19


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
cố hỏa hoạn có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cả năm của công ty
Rạng Đông. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội không nhỏ giúp công ty Điện
Quang cải thiện được khủng hoảng trong quá khứ.

Bên cạnh đó, sự cố cháy nhà máy Rạng Đông đã để lại cho công ty này
những thiệt hại không hề nhỏ, hơn hết là khả năng chiếm thị phần của
thị trường trước đó. Qua sự việc này lòng tin của khách hàng cũng vơi đi
phần nào. Hậu quả là lượng mua sẽ giảm bớt, từ đó công ty cũng không
thể cung nhiều như trước nữa, giảm doanh thu là điều không thể tránh
khỏi. Ngoài ra, chưa kể đến ngoài thị trường bóng đèn Việt Nam lúc này
còn các đối thủ lớn mạnh tương đương như Điện Quang hay Philip, thì
đèn LED như là ngôi sao mới trong lĩnh vực này, đòi hỏi các hãng với
thiết bị và phương pháp truyền thống phải nhanh chóng cải tiến và đẩy
mạnh tốc độ trong cuộc đua này.

III. ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC:
1. GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
a)

CỦA CÔNG TY RẠNG ĐÔNG:

Sau khi để xảy ra vụ cháy, công ty Rạng Đông thiệt hại khoảng 150 tỷ
đồng, chiếm dưới 5% tài sản công ty. Và để khắc phục sự cố này, bên phía
công ty đã đề ra các giải pháp:
-

Lắp đặt ngay dàn phun nước để làm mát, khống chế nhiệt độ khu vực bị
cháy không vượt quá 30 độ C, hạn chế thủy ngân trong khu vực cháy bay
hơi ra môi trường không khí xung quanh khi có nhiệt độ cao.

-

Toàn bộ nước phát sinh từ khu vực bị cháy bao gồm cả nước mưa, do
có lẫn thủy ngân nên phải được thu gom để chờ xử lý như nước thải


20


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
nguy hại. Cùng với đó, khẩn trương thu dọn hiện trường; sau khi thu
dọn xong sẽ được đơn vị xử lý môi trường phun lưu huỳnh để kết tủa
thủy ngân và đóng rắn kết tủa.
- Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông liên hệ ngay với
Urenco10 (đơn vị được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử
lý chất thải nguy hại phù hợp) để thu gom, xử lý tro xỉ sau đám cháy
và toàn bộ bùn lắng trong hệ thống hố gas như chất thải nguy hại
- Tiến hành quan trắc môi trường thường xuyên đến khi khắc phục hoàn
toàn sự cố và thông báo kết quả đến người dân được biết để đảm bảo
an ninh trật tự trong khu vực
- Liên hệ với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam để quan
trắc thường xuyên nồng độ thủy ngân bay hơi từ khu vực cháy để
cảnh báo cho người dân khi phát hiện có nồng độ thủy ngân cao vượt
ngưỡng cho phép; cảnh báo với người dân về việc không sử dụng
nguồn nước mặt, thực vật, động vật sinh sống trong khu vực nguồn
nước mặt xung quanh khu vực nhà máy.
- Khẩn trương thực hiện các biện pháp nhằm cách ly khu vực cháy, hạn
chế các hậu quả lây lan về môi trường theo chỉ đạo của các cơ quan
phòng cháy, chữa cháy và môi trường các cấp.
- Cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử
lý các vấn đề liên quan tới môi trường.
- Lắp đặt các tấm lưới mịn ngăn chắn rác, tro xỉ cháy chảy theo nước
mặt ra mương thoát thải của thành phố. Tại mỗi hố gas, lắp tấm lưới
chắn, để 1 thùng rác và định kỳ cho người vớt rác vào thùng để
chuyển vào kho chất thải nguy hại.

- Công ty đã xây be tường gạch ngăn cách khu vực cháy với khu vực
xung quanh, tránh việc nước cứu hỏa, nước mưa ở khu vực cháy có
21


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
thể chảy ra mương thoát nước mặt rồi chảy ra mương thoát thải. Cùng
với việc căng bạt che chắn khu vực cháy cách ly khu dân cư ngõ 342
phố Hạ Đình, Công ty đã cho thi công lắp đặt ống nước phun sương
dọc nhà xưởng giáp ngõ 342 phố Hạ Đình, hút bùn các hố gas gần khu
vực cháy
- Ngày 6/9, Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã gửi
thư xin lỗi về sự cố hỏa hoạn xảy ra tại khu nhà xưởng sản xuất đèn
của công ty.

22


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
THƯ XIN LỖI CỦA CÔNG TY RẠNG ĐÔNG

23


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
b)

CỦA NHÀ NƯỚC:

Đánh giá hậu quả nghiêm trọng do vụ cháy nhà máy công ty Rạng Đông,

UBND Hà Nội đã đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông phối hợp cùng
Công ty URENCO 10, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội tổ chức
thu gom, vận chuyển để xử lý tro xỉ rác thải nguy hại.
- Các đơn vị đã vận chuyển rác thải nguy hại (tro xỉ của đèn và các sản
phẩm đèn huỳnh quang, compact bị hư hại) về Nhà máy xử lý rác thải
nguy hại NEDO tại khu xử lý chất thải Nam Sơn để xử lý. Đồng thời,
vận chuyển rác thải khác (sắt thép phế liệu) ra khỏi khu vực cháy của
nhà máy. Việc thu gom vận chuyển rác thải sau vụ cháy sạch đến đâu
được Bộ Tư lệnh Hóa học tiến hành tẩy độc ngay đến đó.

- Duy trì theo dõi, tổng hợp kết quả đo đạc số liệu quan trắc môi
trường tại khu vực, phân tích so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh cho
thấy, các thông số NO2, SO2, CO đều nằm trong giới hạn cho phép,
hàm lượng Hg (trung bình 24 giờ) trong không khí nằm dưới ngưỡng
giới hạn quy chuẩn Việt Nam cho phép.
- Tư vấn và khám sức khỏe miễn phí cho 2.124 người dân trong khu
vực 500 m và trực 24/24 tại hai trạm y tế; tư vấn và khám sức khỏe
miễn phí cho 1.987 các cháu nhà trẻ, mẫu giáo, các cô nuôi dạy trẻ tại
các trường mầm non và học sinh, giáo viên tại các trường tiểu học,
THCS trên địa bàn 2 phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân tổ chức các biện pháp
phòng ngừa ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe; duy trì vệ sinh môi

24


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

trường trên địa bàn quận tăng tần suất thu gom rác thải (gấp 2 lần
trước đây) đảm bảo vệ sinh môi trường tại địa bàn 2 phường…

- Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị Công ty Cổ phần
Bóng đèn phích nước Rạng Đông cử đại diện thăm hỏi, động viên,
cảm ơn chính quyền và nhân dân địa phương; huy động cán bộ
chuyên môn cung cấp tư liệu cho cơ quan điều tra để xác định rõ
nguồn gốc, số lượng hóa chất đã nhập, quy trình bảo quản; khẩn
trương thu góm rác sau cháy để xử lý; chịu trách nhiệm mời các cơ
quan chuyên môn xử lý ô nhiễm trong khu vực nhà máy và xung
quanh, có sự hỗ trợ của thành phố; có phương án di dời nhà xưởng
ra khỏi địa bàn dân cư theo quy định tại Quyết định số 130/QĐ-TTg
ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2. ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP:
a)

GIẢI PHÁP CỦA CÔNG TY RẠNG ĐÔNG:

Công ty đã cố gắng chủ động thực hiện khắc phục hậu quả của sự cố, tuy
vậy, sự cố đã gây ảnh hưởng không ít đến môi trường, tài sản cũng như
doanh thu của doanh nghiệp.
 Ưu điểm: Khắc phục nhanh sự cố, cố gắng gây ít thiệt hại nhất đến
môi trường và cộng đồng người dân sống xung quanh.
 Nhược điểm:
- Trong quá trình khắc phục, nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang cho
người dân sống xung quanh
- Các công việc lắp đặt, thực hiện các biện pháp khắc phục đã tốn
không ít chi phí của công ty
- Bên cạnh đó, uy tín của công ty cũng bị ảnh hưởng bởi sự bối rối khi
khắc phục sự cố, các hợp đồng cho đối tác cũng bị ảnh hưởng, từ đó


25


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
công ty phải có những giải pháp nhanh gọn để kéo công ty trở lại cân
bằng.
b)

GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC:

Dù đưa ra những biện pháp tích cực và nhanh chóng, song, UBND từ
thành phố cho đến quận vẫn để xảy ra những sơ suất không đáng có, gây
nhiễu loạn thông tin cho người dân.
Các cơ quan ngôn luận đã không kịp thời cập nhật tin tức chính xác cho
người dân, gây nên nỗi hoang mang lo sợ “nhiễm độc thủy ngân”, dấy
lên làn sóng người dân kéo nhau đi sơ tán, bán nhà, khám bệnh.

IV. KẾT LUẬN:
Từ những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về việc phân tích vụ
cháy Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông để đưa ra các giải
pháp khắc phục, việc tìm ra lỗ hổng trong nghiên cứu để từ đó nhóm tác giả
có thể chỉ ra cơ sở lý thuyết và khung phân tích bởi phương pháp phân tích
định lượng là quá trình nghiên cứu, tìm tòi những khía cạnh mới của đề tài
cũng như đóng góp và xây dựng đề tài dưới cái nhìn cụ thể hơn. Nói tóm lại,
ảnh hưởng của sự cố vụ cháy đã tác động không nhỏ đến Kinh tế, môi
trường và thêm nhiều mặt khác trong đời sống. Cùng với đó, việc khắc phục
hậu quả kinh tế, môi trường và xác định trách nhiệm liên quan của các bên
cần được giải quyết thỏa đáng, ổn định cuộc sống của người dân. Tác động
của vụ cháy đến quản lí nhà nước đối với việc giải quyết hậu quả kèm theo

đó là những thách thức và giải pháp được đặt ra cho hai bên là tương đương.
Nhưng dù thế nào vấn đề thời gian cũng như kết quả của các biện pháp phải
có được tính minh bạch, hiệu quả. Điều này tạo ra áp lực rất lớn và đòi hỏi
các bên liên quan làm sao có thể tiến

26


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
nhanh và đạt được những kết quả khả quan trong việc giải quyết hậu quả
vụ cháy. Bên cạnh đó, ở bất kỳ thời điểm nào hay bất cứ sự cố nào xảy ra
việc trước hết luôn là đấu tranh với sự thật, phải ưu tiên xử lý môi trường
thay vì trốn tránh trách nhiệm vì lợi ích kinh tế. Có môi trường trong sạch

mới có cơ sở để tồn tại và phát triển kinh tế. Ngược lại muốn phát triển
đất nước bền vững phải hướng đến kinh tế tuần hoàn tức là kinh tế môi
trường kết hợp. Làm được điều đó, chắc chắn chúng ta đều có quyền hy
vọng vào môt nền kinh tế gắn với môi trường phát triển hiện đại, tiên tiến.

27


TIỂU LUẬN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

C. LỜI KẾT
Nhóm tác giả xin cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn ThS.Trần Minh Nguyệt đã đưa ra
định hướng và hướng dẫn chúng em trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bài tiểu
luận. Chúng em xin cảm ơn cô vì những kiến thức quý báu cô đã truyền dạy cho
chúng em để chúng em có thể tích luỹ kiến thức và thực hiện bài tiểu luận này. Trong
quá trình thực hiện đề tài, mặc dù cố gắng hoàn thành tiểu luận trong phạm


vi khả năng cho phép nhưng nhóm tác giả chắc chắn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, chúng em mong nhận được sự thông cảm, góp ý từ cô để bài tiểu
luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

28


×