Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tiểu luận kinh tế môi trường tác động của ô nhiễm môi trường đất ở hà nội đến sức khỏe con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.67 KB, 26 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật, sự gia tăng quá trình công nghiệp hóa,
đô thị hóa; cũng như dân số ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh hơn; điều đó đã gây ra
những áp lực nặng nề cho môi trường. Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi
trường đang là vấn đề báo động cho các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Chất lượng không khí, môi trường nước và đất ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng làm giảm
chất lượng cuộc sống con người và biến đổi đặc điểm sinh thái của trái đất. Quỹ đất có
hạn mà dân số ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp đã tác động tiêu cực đến môi trường đất, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội
– nơi tập trung đông dân cư nhất nước ta. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu
sản xuất đặc biệt và là thành phần quan trọng hàng đầu trong môi trường sống của con
người. Đất đai bị ô nhiễm đã và đang tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sức khỏe
con người, là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như ngộ độc thực phẩm, ung thư,
Whitmore… Trong khi các cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lí triệt để về vấn đề
môi trường thì con người còn thiếu ý thức và trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường
sống đã đẩy tình trạng ô nhiễm đất tại Hà Nội lên đến mức đáng báo động.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về tác động của ô nhiễm đất đến sức khỏe con người
nói chung và tại khu vực Hà Nội nói riêng, nhóm chúng em chọn đề tài “Tác động của ô
nhiễm môi trường đất ở Hà Nội đến sức khỏe con người” từ đó đưa ra những đề xuất
về giải pháp bảo vệ môi trường đất tại Hà Nội. Bài tiểu luận của chúng em gồm 3 phần
chính:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng ô nhiễm đất ở Hà Nội và tác động tới sức khoẻ con người
Chương 3: Đề xuất giải pháp


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý thuyết


1.1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất có thể được hiểu là sự biến đổi hoặc thải vào các chất ô
nhiễm làm thay đổi các thành phần của môi trường đất không phù hợp với tiêu chuẩn của
môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật hoặc làm suy thoái chất
lượng môi trường. Đất được coi là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an
toàn, vượt lên khả năng tự làm sạch của môi trường đất.
1.1.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất
Có nhiều tiêu chí để phân loại các tác nhân gây ô nhiễm, nhóm nghiên cứu sẽ lựa
chọn phân loại nguyên nhân gây ô nhiễm dựa vào nguồn gốc phát sinh.

• Nguồn gốc tự nhiên:
− Nhiễm phèn: do nước phèn tự một nơi khác di chuyển đến khiến cho độ pH trong


môi trường giảm, gây ngộ độc cho sinh vật sinh sống tại môi trường đó.
Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối… nồng độ



áp suất thẩm thấu cao gây ảnh hưởng đến sinh vật trên đất
Các hiện tượng tự nhiên: Mưa axit rửa trôi các chất dinh dưỡng và tiêu diệt các vi
sinh vật có lợi trong đất. Mưa lớn, lũ lụt, bão, song thần rửa trôi, gây xói mòn, sạt
lở đất. Hạn hán làm cho đất trở nên khô cằn, thiếu độ tơi xốp, đồng thời gây ảnh



hưởng và hủy diệt các sinh vật trong đất...
Sự lan truyền từ môi trường khác: các môi trường đã bị ô nhiễm như không khí,

nước từ xác bã thực vật và động vật.

• Nguồn gốc nhân tạo:
− Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp:
Các chất bảo vệ thực vật: Phân bón hóa học thường chứa kim loại nặng và vi sinh
vật gây hại cho đất, làm đất chai cứng, độ thoáng khí giảm, diệt vi sinh vật có lợi;
nông dược gồm nhiều chất độc hại xâm nhập, lưu lại lâu dài trong đất tiêu diệt
sinh vật có lợi.

2

2


Rác thải nông nghiệp do quá trình sản xuất và tiêu dùng tích lũy ở đất, một số chất
không tái tạo được tích tụ và lên men tạo ra các hợp chất S và N độc, làm đất ô
nhiễm
Trồng thực vật biến đổi gen gây ra xói mòn và bạc màu đất và cuối cùng khiến cho
đất chết, gây ô nhiễm gen chéo lên các loài thực vật khác được trồng trên đất đó.
đòi hỏi những loại phân bón hóa học riêng với số lượng lớn để duy trì năng suất



chứa nhiều chất động hại cũng như kim loại nặng gây hại cho đất.
Ô nhiễm đất do hoạt động sinh hoạt, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị, giao
thông
Ô nhiễm do chất thải sinh hoạt: Các chất thải sinh hoạt dù được thu gom, tập
trung, phân loại và xử lý thì cuối cùng vẫn là chôn lấp và ảnh hưởng tới môi
trường đất. Ô nhiễm môi trường đất tại các bãi chôn lấp có thể do mùi hôi thối
sinh ra do phân hủy rác làm ảnh hưởng tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxi trong
đất. Đặc biệt, các chất độc hại sản phẩm của quá trình lên men khuếch tán, thấm
và ở lại trong đất; nhiều loại rác thải có thời gian phân hủy dài, lưu lại trong đất từ

vài chục năm như da, cốc nhựa cho đến vài trăm năm như lon nhôm, chai thủy
tinh… Nước từ các hầm ủ và bãi chôn lấp có lượng ô nhiễm các chất hữu cơ cao
và nhiều kim loại nặng ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Nước thải
sinh hoạt theo cống rãnh đổ ra mương hoặc có thể đổ ra đồng ruộng, thẩm thấu
vào đất mang theo nhiều chất độc hai gây ô nhiễm đất.
Ô nhiễm rác thải công nghiệp: Chất thải xây dựng (như gạch, ngói, xi măng, thủy
tinh, nhựa, dây cáp, thép…) bị biến đổi trong đất theo các cách khác nhau và đều
rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại (như thủy ngân, chì, đồng, cadimi,
niken…) thường có nhiều ở khu khai thác hầm mỏ, khu công nghiệp và khu đô thị.
Những chất này có thể tích tụ lại trong đất và gây ô nhiễm cho đất. Chất thải khí từ
hoạt động công nghiệp, thao thông vận tải và quá trình sinh hoạt lắng đóng xuống
tích tụ gây ô nhiễm đất, các chất như SO2, CO2, NO2 là nguyên nhân gây ra mưa
axit, làm thúc đẩy quá trình chua hóa đất. Chất thải hóa học (chất tẩy rửa, phân

3

3


bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, pin và các chất thải từ ngành
công nghiệp hóa chất khác) đều có khả năng gây ô nhiễm ở mức độ lớn.



Ô nhiễm do dầu: Dầu bao phủ trên mặt đất làm cản trở quá trình trao đổi chất của
các sinh vật trong đất, đất bị thiếu oxy do không tiếp xúc được với không khí, dẫn
đến các loài sinh vật trong đất sẽ chết. Dầu bao phủ trên đất còn làm ngăn cản quá
trình trao đổi năng lượng mặt trời của môi trường đất. Dầu khi thấm vào đất sẽ
chiếm chỗ, đẩy nước và không khí ra ngoài làm đất thiếu oxy và nước, làm tổn
thương hệ sinh thái. Đồng thời, dầu làm thay đổi cấu trúc, đặc tính lí hóa của đất,

khiến cho các hạt keo đất thành trơ, không có khả năng hấp thụ và trao đổi nữa,
làm cho đất giảm tính dẻo và tính dính. Dầu thấm qua đất đến mạch nước ngầm
làm ô nhiễm nước ngầm. Dầu là những hợp chất hữu cơ cao phân tử có thể tiêu
diệt trực tiếp hầu hết các loài sinh vật trong đất (trừ một số loài sinh vật có thể



phân giải được dầu)
Ô nhiễm do tác nhân hóa học: Kim loại nặng (đặc biệt với hàm lượng lớn) là
nguồn chất độc nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất, có thể gây độc cấp tính dẫn đến
cái chết của sinh vật trong thời gian ngắn, cũng có thể gây độc mãn tính trong
khoảng thời gian dài và làm tổn thương các sinh vật trong đất ở các cấp độ khác
nhau; chất phóng xạ bị rò rỉ hoặc được thải ra từ trung tâm khai thác và nghiên cứu
chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân hay các vụ nổ
bom nguyên tử thâm nhập vào đất cũng như các sinh vật trong đất gây ô nhiễm;
các chất độc hóa học, các chất phóng xạ do chiến tranh thâm nhập vào đất, gây ô
nhiễm và thay đổi nghiêm trọng cấu trúc, đặc tính của đất, bom đạn rải xuống làm
đảo lộn lớp đất canh tác, để lại nhiều hố bom làm giảm diện tích đất trồng trọt và



chăn nuôi.
Ô nhiễm do thảm họa địa hình: Sạt lở đất; phá rừng, thâm canh, du canh du cư làm
cho diện tích đất rừng giảm, kéo theo đó làm tăng khả năng đất bị rửa trôi, xói



4

mòn, sạt lở.

Ô nhiễm do các tác nhân khác: chất thải động vật, tàn tích thực vật, vi sinh vật...

4


1.2 Tình hình nghiên cứu
Quả thực, vấn đề ô nhiễm môi trường đất đã và đang nhận được sự quan tâm của
đông đảo người dân cũng như được truyền thông báo chí, các chuyên gia môi trường, các
học giả từ cả trong và ngoài nước.
Về công trình nghiên cứu nước ngoài, tiêu biểu là tác phẩm “Soil Pollution. From
Monitoring to Remediation” của nhóm tác giả Armando Duarte Anabela Cachada Teresa
Rocha-Santos (2017). Bằng phương pháp thảo luận, phản biện, cuốn sách đã cung cấp
nhiều thông tin toàn diện về nguyên nhân, sự lây lan của tình trạng ô nhiễm đất, sự biến
đổi, dự báo con đường phát triển của các chất gây hại trong tương lai, bao gồm cả chất
hữu cơ và vô cơ. Từ đó, các tác giả chỉ ra ảnh hưởng từ con người đến đất và ngược lại,
cũng như đề xuất các chiến lược bảo vệ, phục hồi đất.
Về tư liệu trong nước liên quan đến ô nhiễm môi trường đất, ta có thể kể đến nhiều
công trình giá trị, chứng tỏ sự chuyên tâm, tiếp cận được những kiến thức bao quát lẫn cụ
thể. Nghiên cứu “Phòng chống ô nhiễm đất và nước ở vùng nông thôn” của nhóm tác giả
Chu Thị Thơm; Phan Thị Lài; Nguyễn Văn Tó (2006) đã trình bày các nguyên nhân gây ô
nhiễm đất và nước nói chung và ở vùng nông thôn Việt Nam nói riêng. Cụ thể, các tác giả
chỉ ra rằng sự thiếu hiểu biết trong phương thức canh tác, lạm dụng phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu, xả phế thải một cách bừa bãi ra môi trường chính là những thủ phạm quan
trọng; qua đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao đời sống của người lao động, bảo vệ môi
trường nông thôn đang ngày một xuống cấp trầm trọng hơn.
Tương tự, “Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp, vùng
chuyên canh rau hoa tỉnh Lâm Đồng” của các tác giả Nguyễn Bích Thu, Lê Minh Châu,
Lê Hữu Quang, Nghiệp Quốc Vương (2014) cũng đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi
trường đất nông nghiệp, làm cơ sở cho việc phòng tránh, khắc phục ô nhiễm môi trường
đất chuyên canh. Nghiên cứu này đã giới hạn phạm vi hẹp hơn, chỉ ở trong khu vực tỉnh

Lâm Đồng, cụ thể là vùng chuyên canh rau hoa thuộc Đà Lạt - Lạc Dương, Đơn Dương Đức Trọng. Dựa trên phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu đất và nước, xử lý số liệu,
nhóm tác giả rút ra một số tính chất lý hóa đặc trưng của đất thuộc vùng nghiên cứu, các

5

5


vấn đề trong tập quán canh tác rau như thời gian canh tác lâu năm, liên tục; làm đất, sử
dụng phân bón hữu cơ như phân cá, phân chuồng, phân dê,... phân hóa học theo cách
không an toàn; sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật với liều lượng cao và tần suất nhiều hơn
so với mức khuyến cáo… Những điều này làm biến đổi, suy giảm chất lượng môi trường
đất và cần được xử lý nhanh chóng bằng những biện pháp tích cực, thay đổi từ chính thói
quen canh tác của nông dân…
Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Hương (2013), trong luận văn Thạc sĩ mang tên
“Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất một số vùng trồng rau chuyên canh tại Hà
Nội”, đã lựa chọn bộ chỉ tiêu định lượng, định tính phù hợp nhằm làm rõ các nguyên
nhân gây ô nhiễm. Chẳng hạn như ô nhiễm do một số kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực
vật, phân bón, vi sinh vật gây bệnh, cùng với đó là những tác động tương ứng kèm theo
và các giải pháp khắc phục để có tầm nhìn xa đối với việc quy hoạch những vùng sản
xuất rau an toàn, đặc biệt theo hướng VietGAP; góp phần khuyến cáo nông dân sử dụng
hợp lý các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, vừa đảm bảo năng suất ruộng đồng,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế, bảo vệ môi trường xung quanh và sức khỏe cộng
đồng.
Cũng nghiên cứu về môi trường đất dùng trong sản xuất rau, nhưng Lê Thị Thùy
(2011) chú trọng vào “Nghiên cứu giải pháp hạn chế nhiễm bẩn kim loại nặng trong đất
để phục vụ sản xuất rau an toàn”. Báo cáo đã xác định được khả năng tích lũy kim loại
nặng trong các bộ phận của một số loại rau ăn lá, rau ăn quả tuần theo quy luật: gốc rễ >
thân > lá > quả và bước đầu đưa đến những biện pháp cần thiết phải thực thi.
Đề cập ở một khía cạnh khác, trong Dự án xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất

bảo vệ thực vật POP tồn lưu tại Việt Nam, Tổng cục Môi trường công bố Báo cáo “Hiện
trạng ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân hủy
tại Việt Nam”. Ban quản lý dự án đã rà soát các báo cáo, kết hợp với khảo sát thực tế tại
một số địa phương nhằm đưa ra bức tranh tổng quan về hiện trạng: Tính đến tháng
6/2015, trên cả nước có hàng trăm điểm ô nhiễm tồn lưu do hóa chất BVTV có mức độ
rủi ro cao, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng

6

6


đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trên cơ sở ấy, nhóm tác giả đã đúc rút các bài
học kinh nghiệm, đáng nói nhất là phương pháp tiến hành thu gom tập kết chất thải POP
tại một khu vực tập trung và khu vực đó dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Cách tiếp cận này
được nhiều chuyên gia quốc tế khuyến nghị áp dụng đối với trường hợp ở nước ta, vì ở
thời điểm ấy, công nghệ xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường chưa sẵn sàng và kinh phí
xử lý chưa phù hợp với ngân sách.
Từ những dẫn chứng nêu trên, ta nhận thấy có không ít những nghiên cứu về ô
nhiễm môi trường đất, trên nền tảng những cơ sở lý luận và thực tiễn đầy thuyết phục,
cùng những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường đất đi đôi với tăng trưởng
kinh tế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu ở tầm vĩ mô như toàn thế giới hay
một quốc gia. Còn những nghiên cứu trong khu vực không gian thu nhỏ hơn như ở vùng
nông thôn, địa phương thì thường đào sâu vào từng khía cạnh đặc thù của sản xuất, từng
khu vực chuyên canh cụ thể hoặc từng tác nhân gây ô nhiễm, mà chủ yếu liên quan đến
sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, điểm mới của nghiên cứu này nằm ở việc giới hạn phạm vi
chỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhưng vẫn đóng góp tích cực những tư liệu, kiến thức
theo cái nhìn tổng thể về thực trạng ô nhiễm đất, qua nhiều nguồn nguyên nhân đa dạng
khác nhau từ sản xuất, sinh hoạt, công nghiệp, vấn nạn chặt phá rừng..., tập trung phân
tích kỹ lưỡng tác động của nó đến sức khỏe con người, cũng như đề xuất những giải pháp

thiết thực trên nhiều phương diện, với mục đích cải thiện chất lượng môi trường thủ đô và
hướng đến phát triển bền vững.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài tiểu luận “Tác động của ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội tới sức khoẻ
con người” chúng em đã lựa chọn phương pháp thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và xử
lý thông tin một cách đa dạng thông qua các phương pháp như so sánh, đối chiếu; phân
tích, tổng hợp...
Thứ nhất, đối với việc thu thập thông tin, phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử
dụng chủ yếu. Các nguồn tài liệu trong sách giáo trình, sách tham khảo về chuyên môn
được nghiên cứu để phục vụ việc xây dựng nền tảng cơ sở lý thuyết cụ thể đó là tài liệu

7

7


môn học Kinh tế Môi trường của các trường Đại học. Thêm vào đó nhằm nắm bắt rõ ràng
về tình hình ô nhiễm đất tại Hà Nội, nhóm cũng tiến hành thu thập số liệu trên các trang
mạng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Tổng cục
Thống kê, Trạm quan trắc môi trường Miền Bắc, các báo cáo thống kê số liệu thường
niên được các bộ, ngành cung cấp, đặc biệt là “Báo cáo môi trường quốc gia 2018” mới
nhất gần đây. Các số liệu thu thập được này sẽ phục vụ cho việc nêu bật thực trạng ô
nhiễm đất tại Hà Nội và việc đánh giá tác động của nó đến sức khoẻ con người. Ngoài ra,
nhóm tham khảo những luận văn, bài viết nghiên cứu cụ thể liên quan đến ô nhiễm môi
trường đất và tác động của nó để hiểu rõ hơn về cách triển khai nội dung và khai thác
những khoảng trống nghiên cứu. Không chỉ giới hạn nguồn tài liệu nghiên cứu là những
tài liệu do tác giả trong nước viết bằng Tiếng Việt, nhóm cũng tìm thêm và đọc những tài
liệu liên quan của các tác giả ở ngoài nước về tình hình ô nhiễm môi trường đất, những
tác động đồng thời tham khảo những giải pháp khác nhau do các quốc gia trên thế giới
xây dựng nhằm liên hệ và đưa ra giải pháp thiết thực cho vấn đề ô nhiễm đất tại Hà Nội.

Thứ hai, đối với việc xử lý nguồn thông tin, chúng em đã sắp xếp lại các thông tin
một cách hệ thống ứng với các phần cụ thể trong tiểu luận. Đồng thời, các số liệu thu
thập được không chỉ được thể hiện ở dạng số liệu đơn thuần mà được thể hiện đa dạng
thông qua các bảng, biểu đồ phân tích. Cụ thể là với những số liệu thu thập được ở các
website, số liệu thu được từ những báo cáo thống kê được thể hiện trên biểu đồ, bảng...;
những số liệu trong các bài báo, bài viết trên mạng nhóm đã tổng hợp số liệu ở dạng rời
rạc là chủ yếu để phân tích hiện trạng ô nhiễm môi trường đất. Mặt khác, sau khi đã tiến
hành phương pháp mô tả thông tin, số liệu, nhóm cũng thực hiện phương pháp so sánh
đối chiếu theo thời gian để thấy được những khác biệt, từ đó rút ra được những thay đổi,
những đánh giá về ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường đất tới sức khoẻ con người.
Cuối cùng, nhóm sử dụng phương pháp khái quát, tổng hợp để đưa ra những kết luận
chung nhất về vấn đề ô nhiễm đất và tác động của nó tới sức khoẻ con người ở Hà Nội,
đồng thời đề xuất các giải pháp một cách cụ thể nhất để giải quyết vấn đề đặt ra.

8

8


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở

HÀ NỘI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội
2.1.1 Tình hình đất ở Hà Nội
Sau công cuộc mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội trở thành thủ đô có
diện tích lớn thứ 17 trên thế giới với tổng diện tích là 335.859ha. Hà Nội được chia thành
30 quận/huyện/thị xã với tổng số 584 đơn vị hành chính gồm các phường, thị trấn, xã.
Đất đai được chia thành 3 nhóm chính, tại Hà Nội đất nông nghiệp chiếm 58.3%

(196009ha), đất phi nông nghiệp chiếm 39.9% (133838ha) và đất chưa sử dụng 1.8%
(6012ha).
Biểu đồ 2.1 Hiện trạng sử dụng đất tại Hà Nội tính đến 31/12/2017

(Nguồn: thongkehanoi.gov.vn)

 Đất nông nghiệp bao gồm:
− Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 154661ha (46% so với tổng diện tích đất Hà Nội)
bao gồm các loại đất trồng cây hàng năm như trồng lúa, đất cỏ dùng vào chăn

9



nuôi,... và đất dùng để trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp có rừng có diện tích là 22002ha (chiếm 6.6% tổng diện tích đất Hà



Nội) bao gồm đất trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Đất nuôi trồng thủy hải sản có diện tích là 14214ha (chiếm 4.2%)

9


− Đất nông nghiệp khác chiếm 5132ha (khoảng 1.5%)
 Đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở có diện tích là 40641ha (chiếm 12.1% tổng
diện tích đất Hà Nội) bao gồm đất ở đô thị và đất ở nông thôn; Đất chuyên dùng
có diện tích 64090ha (chiếm 19.1%) bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp; đất quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất có

mục đích công cộng chiếm hơn nửa diện tích đất chuyên dùng; đất tôn giáo, tín
ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; đất
phi nông nghiệp khác.
 Đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng khoảng 4109ha; Đất đồi núi
chưa sử dụng chiếm 292ha; Núi đá không có rừng cây khoảng 1611ha.
Những con số này đạt được do mục tiêu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong
năm 2016 đã thành công. Hà Nội tiến hành chuyển 3980.57ha đất nông nghiệp sang phi
nông nghiệp, 1174.87ha được chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông
nghiệp và 126.18ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở. Đồng thời, đề ra
mục tiêu chuyển đổi trong các năm 2017, 2018, 2019 và 2020. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Bảng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ 2017 - 2020

Đất nông nghiệp sang phi NN
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất
trong nội bộ đất nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp không phải
là đất ở sang đất ở

2017

2018

2019

2020(dự tính)

2920.32

6755.15


6742.42

7801.95

1313.35

3149.89

2491.46

2464.81

66.00

432.39

450.68

392.49

Thêm vào đó, diện tích đất chưa được sử dụng đã được đưa vào sử dụng cho các
mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Năm 2016, diện tích đất chuyển đổi từ chưa

10

10


sử dụng sang nông nghiệp là 269.76ha và sang phi nông nghiệp là 49.87ha. Dự kiến các

năm đều tiến hành đưa đất chưa được sử dụng vào sử dụng:
Bảng 2.2 Diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp từ 2017 - 2020
2017

2018

2019

2020 (dự tính)

Đất nông nghiệp

117.75

1076.82

1163.55

816.84

Đất phi nông nghiệp

70.47

306.78

318.54

381.26


Nhìn chung, Hà Nội muốn chuyển hướng sử dụng đất nhiều hơn cho mục đích phi
nông nghiệp, đồng nghĩa với việc giảm diện tích đất cho mục đích nông nghiệp; đồng
thời giảm diện tích chưa sử dụng đến mức nhỏ nhất có thể để tận dụng nguồn tài nguyên
đất vô cùng quý giá. Cụ thể, chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 là 174429ha, đất
phi nông nghiệp là 159716ha và đất chưa sử dụng là 1747ha.
2.1.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội

Đi kèm với tình hình đất như trên, môi trường đất ở Hà Nội cũng đang xảy
ra hiện tượng ô nhiễm nặng nề. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như rác thải sinh
hoạt, y tế, chất thải rắn, chất thải nông nghiệp và công nghiệp... ô nhiễm môi
trường đất ở Hà Nội thực sự là một vấn đề đáng lo ngại.
• Ô nhiễm đất từ rác thải sinh hoạt (túi nilong…) và rác thải y tế
− Túi nilong
Theo Ngân hàng Thế giới nhận định, mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000
tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8%. Đáng chú ý là lượng túi nilon này tăng
theo từng năm. Đây chính là một “gánh nặng” cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến
thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”. Theo nghiên cứu của các

11

11


nhà khoa học trên thế giới, tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là
tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên vì chiếc túi nilon nhỏ bé và mỏng
manh như vậy nhưng lại có quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu
không bị tác động của ánh sáng mặt trời.




Rác thải y tế
Mỗi ngày, bệnh viện xả hàng trăm hàng ngàn mét khối nước thải vào môi trường

không xử lí hoặc xử lí không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt là khu vực Hà Nội
có số lượng bệnh viện lớn trên cả nước. Nhiều chất trong số các chất ô nhiễm thải ra cực
kỳ nguy hiểm, nhiều bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ nguồn này và có khả năng gây nguy
hiểm cho cộng đồng địa phương, trừ khi các biện pháp hiệu quả được đưa ra nhằm xử lý
chất thải. Theo PGS. TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lí môi trường y tế cho
biết, mỗi ngày các cơ sở y tế trong cả nước thải ra 380 tấn chất thải rắn và lượng chất thải
lỏng lên đến 150.000 m3/ngày đêm. Trong 380 tấn chất thải rắn thì có khoảng 45 tấn là
chất thải rắn y tế nguy hại. Ước tính đến năm 2020, lượng chất thải này sẽ tăng lên gần
gấp đôi vào khoảng 800 tấn/ngày.
Tuy nhiên, trên thực tế, một phần nguồn rác thải độc hại này lại đang được "tuồn"
về các làng tái chế đồ nhựa, trong đó có làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều (huyện
Thanh Trì). Với cách sản xuất manh mún, tự phát, không theo bất cứ một quy trình giám
sát chất lượng nào, các sản phẩm gia dụng được làm từ nguồn nguyên liệu này đang tiềm
ẩn những nguy cơ chết người gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.

• Ô nhiễm từ chất thải rắn
Trung bình tổng lượng chất thải rắn ở thành phố Hà Nội khoảng 5.000 tấn/ngày,
trong đó có khoảng 3.500 tấn chất thải sinh hoạt ở đô thị và 1.500 tấn ở nông thôn. Hà
Nội đang phải gánh chịu nguy cơ ô nhiễm môi trường do sự gia tăng đột biến về khối
lượng và thành phần các loại chất thải rắn. Tài liệu khác đánh giá tại các khu công nghiệp
(KCN) của Hà Nội việc ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Hàng ngày Hà Nội
thải ra khoảng 9.100 m3 chất thải rắn, trong đó khoảng 80% là rác thải sinh hoạt, 20% là
rác CN. Đặc biệt chất thải CN và chất thải bệnh viện là rất nguy hiểm nhưng cũng chỉ

12

12



được chôn dưới đất mà không qua công đoạn xử lý nào gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn
đất, nguồn nước và không khí. Theo thống kê thì sự ô nhiễm môi trường nặng nhất là khu
Thượng Đình sau đó là các khu Mai Động, Văn Điển, Sài Đồng... Có tài liệu đánh giá
chất thải CN khoảng 750 tấn/ngày, mới thu gom được 90%, chất thải nguy hại khoảng
97-112 tấn/ngày (chiếm 13-14%) trong khi đó mới chỉ thu gom 58-78,4 tấn/ngày (chiếm
60-70%). Đặc biệt, rác thải kim loại từ ngành CN sản xuất điện tử được đánh giá là có
nhiều chất có độc tính cao. Ngoài các thành phần hữu cơ poly-me, các kim loại nặng, kim
loại bán dẫn còn có các chất As, Se, Sb, Hg…
Biểu đồ 2.2 Hàm lượng Cu, Zn, Pb tổng số của đất nông nghiệp bị ảnh hưởng nguồn
ô nhiễm vùng ngoại thành và phụ cận thành phố Hà Nội

(Nguồn: Trường Đại học Nông nghiệp 2008)
Từ biểu đồ trên có thể thấy rằng hàm lượng các kim loại nặng trong đất ở một số
khu vực ngoại thành Hà Nội đã vượt ngưỡng cho phép đặc biệt là ở huyện Văn Lâm hàm
lượng chì đã vượt lên 1000mg/kg quá ngưỡng cho phép là 70mg/kg và hàm lượng đồng
trong đất cũng vượt ngưỡng là 200mg/kg.

• Ô nhiễm đất từ rác công nghiệp chưa xử lý, hóa chất công nghiệp (sự cố cháy nhà
máy sản xuất bóng đèn)

13

13


Tổng Cục trưởng Môi trường (Bộ TN và MT) Nguyễn Văn Tài cho rằng hiện nay
có chất lượng môi trường đất bị ô nhiễm ngày càng gia tăng. Nguyên nhân là do đất chịu
tác động của các chất thải từ hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và các bãi chôn

lấp rác thải; các chất độc hóa học tồn lưu. Chẳng hạn, nước thải từ khu vực sản xuất, các
khu dân cư không qua xử lý xả thẳng ra môi trường theo kênh, mương ngấm vào đất, gây
ô nhiễm đất và làm thay đổi hàm lượng các chất hóa học trong đất. Một số kênh, mương,
hồ, ao trong các khu vực đô thị đã trở thành những nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt,
thường xuyên bị ô nhiễm, tiêu biểu là đô thị lớn như Hà Nội. Nguồn nước mặt bị ô nhiễm
này ngấm vào đất, gây ô nhiễm đất. Theo các nhà khoa học, chất thải gây ô nhiễm đất ở
mức cao tại các đô thị hiện nay chủ yếu là chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, mầu vẽ, hóa chất và
chất thải từ công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất. Nhiều loại
chất hữu cơ có trong nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng
làm nguồn nước tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, cũng là tác nhân gây ô nhiễm
đất.Vừa qua tại thủ đô Hà Nội đã xảy ra vụ cháy nhà máy sản xuất bóng đèn phích nước
Rạng Đông, qua kiểm tra thực tế của Tổng cục Môi trường ngày 31/8/2019 cùng với quá
trình đấu tranh với Lãnh đạo Công ty, Công ty mới thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn
huỳnh quang bị cháy sử dụng Hg lỏng (có độc tính cao hơn so với viên Amalgam). Các
nhà khoa học của Tổng cục Môi trường ước tính, lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi
trường do sự cố cháy nổ là 15,1 kg đến 27,2 kg. So sánh với tiêu chuẩn khuyến cáo của
WHO và tiêu chuẩn của Cơ quan đặc trách về các chất độc hại và theo dõi bệnh tật của
Mỹ (ATSDR) thì hàm lượng Hg tại vị trí cháy vượt 1,532 lần ngưỡng rủi ro ảnh hưởng
đến sức khỏe con người.

• Ô nhiễm do dư lượng thuốc hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong
nông nghiệp
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),
việc nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đang gia tăng một cách đáng
báo động. Số lượng thuốc BVTV nhập khẩu từ 20.000 tấn năm 2005 lên đến gần 50.000
tấn năm 2014. Cả nước có khoảng 20.000 đại lý buôn bán thuốc BVTV, 97 nhà máy chế
biến thuốc với khoảng 30.000 – 40.000 tấn/năm. Cùng với đó, số lượng phân bón cũng

14


14


tăng đáng kể. Từ năm 1985 đến nay, số lượng phân bón tiêu thụ đã tăng tới 500%. Việt
Nam hiện sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm.
Tuy nhiên, kết quả điều tra của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp
quốc (FAO) cho thấy, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45 – 50%. Điều đó
có nghĩa là nông dân cứ bón 100 kg phân urea hoặc NPK vào đất, chỉ có 45 – 50 kg phân
là được cây trồng hấp thụ và cho ra sản phẩm nông sản phục vụ mục đích gieo trồng. Số
lượng phân bón bị rửa trôi mà cây không hấp thụ được chính là một trong những nguồn
gây ô nhiễm đất, một số loại phân bón có tồn dư axit, làm chua đất, giảm năng suất cây
trồng và tăng độc tố trong đất.
Ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài
nguyên và Môi trường) cho biết, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000
tấn chất thải nông nghiệp nguy hại, chủ yếu là thuốc BVTV, trong đó không ít loại thuốc
có độ độc cao đã bị cấm sử dụng. Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực
vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu
đang được lưu giữ chờ xử lý. Tất cả những nguồn này sẽ ngấm xuống đất, nước ngầm,
gây ô nhiễm đất, nước và sẽ có những tác động ngược lại đến sức khỏe con người.
Hoạt động canh tác thâm canh với việc sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc trừ
sâu làm phát sinh và gia tăng các khí CH4, H2S, NH3 gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt
là tại các khu vực chuyên canh nông nghiệp sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
không đúng quy trình kỹ thuật như: Đông Anh (Hà Nội) ...

15

15


2.2 Tác động của ô nhiễm môi trường đất ở Hà Nội đến sức khoẻ con người

Ô nhiễm đất thường không thể nhận biết hoặc đánh giá trực tiếp, làm cho nó trở
thành một mối nguy hiểm tiềm ẩn - với những hậu quả nghiêm trọng. Ô nhiễm đất gây ra
mối đe dọa đáng lo ngại đối với năng suất nông nghiệp, an toàn thực phẩm và sức khỏe
con người, một cảnh cáo từ báo cáo của FAO (Food and Agriculture Organization of the
United Nations - Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) được công bố
trong hội nghị chuyên đề toàn cầu. "Ô nhiễm đất ảnh hưởng đến thực phẩm chúng ta ăn,
nước chúng ta uống, không khí chúng ta hít thở và sức khỏe của hệ sinh thái của chúng
ta", Phó Tổng Giám đốc FAO Maria Helena Semedo nói.
Ở khu vực Hà Nội, đất bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe con người
thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất, hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô
nhiễm đất. Sự xâm nhập của ô nhiễm đất vào tầng nước ngầm cũng trở thành mối nguy
hiểm tiềm tàng đe dọa sức khỏe của người dân. Thông qua các tác nhân gây ô nhiễm để
thấy rõ được ô nhiễm đất tác động đến sức khỏe con người:

• Sinh hoạt thường ngày của người dân
Như đã phân tích ở phần trên, hiện trạng việc sử dụng túi ni lông vẫn còn chưa
giảm nhiều. Tuy nhiên, sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây
xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ
nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo
ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung
thư, giảm khả năng miễn dịch…

• Hoạt động nông nghiệp
Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo về thực vật ảnh hưởng đến năng suất cây
trồng bằng cách làm suy yếu quá trình trao đổi chất của cây từ đó làm giảm năng suất cây
trồng, cũng như làm cho cây trồng không an toàn khi tiêu thụ. Thống kê của Viện Thổ
nhưỡng - nông hóa VN cũng cho biết trong 10 triệu tấn phân bón hóa học được bón vào


16

16


đất mỗi năm có đến 2 triệu tấn phân đạm (N) với 50% phân N được cây hấp thu, 50% còn
lại sẽ chui thẳng vào đất và thẩm thấu vào mạch nước ngầm. Với 1ha đất trồng rau, lượng
thuốc trừ sâu sẽ được người nông dân sử dụng 100-150 lít... 50% lưu lượng thuốc trừ sâu
sẽ ngấm vào đất và đi vào nguồn nước.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Oai Đoàn Viết Tuấn cho
biết: “Hiện sông Đáy, sông Nhuệ và các hồ trên địa bàn huyện có mức độ ô nhiễm ở mức
báo động. Nguyên nhân một phần là việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực
vật trong sản xuất nông nghiệp.” Các khu vực đất lân cận các con sông do đó bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là khi con người ăn những thức ăn như rau củ, các loại thuỷ
sản... nuôi trồng, đánh bắt ở vùng đất ô nhiễm sẽ gây ra hậu quả khó lường về sức khoẻ
như các bệnh về tiêu hoá, ung thư...
Mặt khác, việc sản xuất các thực phẩm biến đổi gen cũng có tác động không nhỏ
tới sức khoẻ con người. Nguy cơ gây ung thư cao do chất glyphosate – một thành phần
trong thuốc diệt cỏ sử dụng để phát triển các loại thực vật biến đổi gen – gây ra tế bào
ung tư vú ở con người. Không chỉ vậy, theo các nghiên cứu protein trừ sâu Cryl Ab (một
loại gen kháng trừ sâu được đưa vào thực vật GMO) trong bào thai của phụ nữ mang thai.
Điều này chứng tỏ, chất độc này có thể lưu truyền sang thế hệ sau và gây ra những biến
đổi nguy hiểm trong quá trình hình thành thai nhi. Chất độc này được phát hiện ở 94%
mẫu máu các bà mẹ, 80% mẫu máu các bào thai và 69% ở mẫu máu các phụ nữa không
mang thai. Cơ chế lưu giữ gen khi sử dụng các loại thực phẩm biến đổi gen khiến cho
người sử dụng có nguy cơ tăng tình trạng kháng kháng sinh, gây áp lực đến quá trình sử
dụng thuốc trong điều trị bệnh. Tình trạng dị ứng đối với thực phẩm tăng lên. Việc ăn
thường xuyên các loại thực phẩm biến đổi gen gây ra những hậu quả nghiêm trọng như
vô sinh, rối loạn miễn dich, lão hóa nhanh, đột biến…


• Tai nạn công nghiệp
Đối với người dân làm việc, sinh sống trong môi trường có nhiều chất độc hại sẽ
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ khỏe về mặt lâu dài khi tiếp xúc. Đất bị ô nhiễm bởi
nhiều hóa chất và mầm bệnh, được truyền sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua
thực phẩm và nước. Các loại dược phẩm như thuốc kháng sinh hoặc chất gây rối loạn nội

17

17


tiết được thải vào đất, rồi lại được đất tích lũy và đưa ngược lại vào cơ thể con người theo
nhiều con đường. Điều này gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ví dụ như nitrat và amoniac kết hợp với phân gia súc có thể gây ảnh hưởng đến
môi trường đất và cũng có thể gây ô nhiễm nước, một số chất hóa học trong đất ô nhiễm
tác động mạnh đến sức khỏe như benzen, thủy ngân, dioxin... Nếu tiếp xúc thuờng xuyên
với benzene có thể gây nên bệnh bạch cầu. Thuỷ ngân là một trong những chất cực độc,
chúng tích lũy chủ yếu ở những nơi nhiều chất béo như các mô mỡ, não bộ, gây tổn
thương hệ thần kinh, có thể tử vong nếu liều lượng quá mức cho phép.
Tiêu biểu là vụ cháy Nhà máy Rạng Đông (Phường Hạ Đình), truyền thông Việt
Nam tường thuật rằng khu vực quanh nơi xảy ra đám cháy sau một tuần vẫn bốc mùi khó
chịu. Hầu hết mọi người sống quanh khu vực nhà máy bị cháy đều có biểu hiện khó chịu,
ù tai, nôn, sưng mắt, ho nhiều, cay sống mũi. khó thở, mệt mỏi... Hơn 100 người đã tự tới
bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm nhiễm độc thủy ngân, trong đó 82 người được xác định
nồng độ thủy ngân máu vẫn nằm trong mức cho phép. Các trường hợp khác đang chờ kết
quả. Một số người dân cho hay họ đã đi khám ở hai bệnh viện với các triệu chứng đáng lo
ngại như viêm lợi, miệng có vị đắng khó chịu, mất vị giác, run khi nghỉ và giảm chức
năng vận động, nôn khan, cổ họng rát, trướng bụng, đau bụng từng cơn... Hiện họ cũng
đang chờ kết quả. Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch
Mai cho hay: “biểu hiện của ngộ độc thủy ngân một phần giống với các mô tả nói trên,

bao gồm buồn nôn và nôn, sốt, tê chân tay, khó thở, tức ngực... Tác hại của thủy ngân
càng khủng khiếp hơn khi bị đun nóng và bốc hơi ra ngoài môi trường”
Hiện tại các mẫu đất xung quanh khu vực nhà máy vẫn đang được các cơ quan
chức năng làm kiểm tra, phân tích, nhưng một điều chắc chắn rằng nó sẽ để lại hậu quả
trong tương lai đối với sức khỏe người dân, nhất là những người sống gần khu vực nhà
máy bị cháy.
Ngoài các tác động trên, hiện nay trên thế giới lại xuất hiện thêm rất nhiều loại
virut, vi khuẩn gây nên các bệnh mới, lạ mà biểu hiện lại không khác gì những căn bệnh
bình thường khiến con người chủ quan.

18

18


Bệnh melioidosis hay còn được gọi là bệnh Whitmore, đây là bệnh truyền nhiễm
có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn
Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nước và đất bị ô nhiễm. Bệnh này chủ yếu xảy ra
ở các nước khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á và miền bắc Australia do lây
truyền sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh bị ô nhiễm.
Người khoẻ mạnh cũng có thể mắc Whitmore nhưng những trường hợp có hệ miễn dịch
suy yếu như người nhiễm HIV, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh gan,
thalassemia, tiểu đường, bệnh thận... sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Người dân ở vùng gần các sân golf thường hay mắc những bệnh như thiếu hồng
cầu hoặc bị ung thư các bệnh về máu. “Điều gì dẫn đến tình trạng này, phải chăng họ
đang bị nhiễm chất acrylamide (C3H5NO) - một trong những chất xúc tác làm cứng đất
để gia cố nền và bờ các hồ nhân tạo. Đây là một chất rất độc đối với sinh vật và con
người, nó hiển nhiên tồn tại trong đất và gây nên tình trạng ô nhiễm đất, gây tác hại đến
sức khỏe của con người”. Ngoài chất acrylamide, sân golf là nơi sử dụng chất bảo vệ thực
vật cao hơn 3-6 lần so với khu vực sử dụng đất cho nông nghiệp.

Theo ông Bùi Cách Tuyến - thứ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường, ô nhiễm môi
trường đất là dạng ô nhiễm khó nhận biết hơn hẳn so với những dạng ô nhiễm khác, bởi
sự tích tụ và mức độ tác động phải sau một thời gian nhất định mới thể hiện. Khác với ô
nhiễm nước, ô nhiễm không khí có thể dễ dàng cảm nhận bằng thị giác hay khứu giác thì
với ô nhiễm đất bằng giác quan thông thường gần như không thể nhận biết được. Đó
chính là lý do ô nhiễm đất dường như chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía xã
hội và người dân.

19

19


CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Từ thực trạng trên cho thấy ô nhiễm môi trường đất đã có những tác động, ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe của con người hiện nay. Vậy chúng em xin đưa ra các giải pháp
để giảm ô nhiễm môi trường đất.
Thứ nhất, giảm lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Nội:

+ Hạn chế sử dụng rác thải nhựa
+ Tái sử dụng lại túi ni lông
+ Khuyến khích sử dụng túi vải, túi giấy hoặc giỏ đựng mang theo khi đi chợ thay vì
đựng túi ni lông
+ Thực hiện một số chương trình khuyến khích người tiêu dùng giảm lượng rác thải
ra môi trường
Ví dụ:


• VinMart và VinMart+ vừa chính thức khởi động Chương trình "Đồng hành
bảo vệ môi trường" bằng hàng loạt giải pháp tổng thể "3 XANH", gồm:
VinMart xanh, Khách hàng xanh và Nhà cung cấp xanh. Tặng 1.000 đồng
cho khách hàng tự sử dụng túi đựng nhiều lần của mình, bán hàng không
lợi nhuận cho các nhà cung ứng "xanh", 2.114 siêu thị VinMart và
VinMart+ trở thành điểm thu hồi pin qua sử dụng… là một số hành động
trong chương trình bảo vệ môi trường tổng thể của chuỗi siêu thị thuộc họ
Vingroup. Cụ thể, 2.200 điểm bán lẻ VinMart và VinMart+ đồng loạt giảm
thiểu hoặc thay thế các vật liệu nhựa sử dụng 1 lần bằng các vật phẩm thân
thiện với môi trường trong hoạt động vận hành của mình. Các sản phẩm
này bao gồm: Toàn bộ túi siêu thị là túi tự hủy sinh học đạt tiêu chuẩn của
Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; các quầy phục vụ ăn uống – giải
khát sử dụng ống hút giấy, cốc giấy thay thế cho các vật dụng nilon và
nhựa trước đây; găng tay dùng trong sản xuất, vận hành cũng là loại tự hủy

20

20


sinh học. Đặc biệt, các loại khay xốp đang sử dụng cho sản phẩm tươi sống
sẽ được thay thế từng bước bằng khay bã mía với màng bọc thực phẩm tự
huỷ sinh học. Đây là một trong những cải tiến lớn nhất tại VinMart và
VinMart+.
• Sinh viên các trường ĐH, học sinh trên địa bàn thành phố tham gia vào các
chương trình bảo vệ môi trường như sinh viên trường ĐH Ngoại Thương
đổi giấy và pin lấy cây xanh của dự án: “Green Exchange 2019’’
+ Phân loại rác thải sinh hoạt:
Ví dụ: Trường Đại Học Ngoại Thương thực hiện phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ
bằng việc đặt các thùng rác 2 ngăn phân loại nhằm hình thành thói quen phân loại

rác của các bạn sinh viên, đồng thời giúp cho người lao công và công ty môi
trường tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức cho việc phân loại rác thải.
+ Triển khai đầu tư cho các Start up mang tính bảo vệ môi trường:
Ví dụ: Shark Tank: dự án khởi nghiệp của Green Joy sử dụng ống hút cỏ thay vì
ống hút nhựa được các nhà đầu tư vô cùng ủng hộ.
+ Xây dựng nhà máy xử lí rác thải
Ví dụ: Singapore là một trong những quốc gia có nhà máy xử lí rác thải thân thiện
với môi trường. Đầu tiên họ thu gom toàn bộ rác thải của cả đất nước và vận
chuyển đến nhà máy sau đó thiêu hủy. Lò đốt ở trong nhà máy có nhiệu độ 1000
độ C sẽ tiêu hủy toàn bộ rác này tạo ra nhiệt và năng lượng để thắp sáng cho hàng
ngàn ngôi nhà. Nhưng quan trọng là các lò đốt ở đây vô cùng thân thiện với môi
trường. Rác đốt xong thành tro họ chuyển đến đảo nhân tạo và đổ xuống sông.
Thứ hai, giảm thiểu sử dụng phân bón thuốc trừ sâu: bằng cách dùng phân bón vi
sinh, rơm rạ.
Thứ ba, giảm thiểu lượng chất thải rắn: Tái chế những món đồ công nghệ đã lỗi
thời. Theo cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ, người Mỹ đang vứt đi 2 triệu tấn rác
điện tử mỗi năm. Bạn có thể tránh góp phần tăng lượng rác thải này bằng cách tái
chế những món đồ công nghệ cũ của mình.

21

21


Thứ tư, giảm thiểu lượng rác thải y tế:
Ví dụ: Tại Bệnh viện Trung ương Huế đã ban hành và tổ chức thực hiện giảm
thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của đơn vị như: giảm phát sinh từ đầu nguồn,
ưu tiên chọn sản phẩm ít phát sinh chất thải, hạn chế các hoạt động phát thải
không cần thiết, đồng thời đưa ra các khẩu hiệu hành động: “Hạn chế phát sinh phân loại đúng - thu gom đủ - tái sử dụng hợp lý - xử lý an toàn” và tuân thủ


-

nguyên tắc: Giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế.
Thứ năm, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân bảo vệ môi trường:
Đăng các bài trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội về sự ô nhiễm
hiện nay
Tổ chức các cuộc thi, các chương trình tình nguyện bảo vệ môi trường:
+ Xuyên suốt trận chung kết, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 19 gửi đi thông
điệp chung cho các bạn trẻ ở Việt Nam: "Giới trẻ Việt Nam có trách nhiệm với chủ
quyền biển đảo và môi trường".
+ Với vai trò là Nhà bảo trợ vận chuyển hàng không của Cuộc thi ảnh Di sản Việt
Nam, Vietjet truyền thông điệp đến cộng đồng về phát hiện, gìn giữ, bảo tồn
những di sản văn hóa của đất nước và bảo vệ môi trường. Hãng hàng không thế hệ
mới cũng mang đến nhiều giải thưởng hấp dẫn, khuyến khích các nhiếp ảnh gia
trong và ngoài nước tham gia quảng bá giá trị văn hóa, tinh thần đậm bản sắc Việt.
Năm thứ 7 đồng hành cùng Cuộc thi, Vietjet dành tặng giải thưởng đặc biệt “SKY
Prize” - một năm bay miễn phí khắp Việt Nam - cho tác phẩm xuất sắc về thiên
nhiên, văn hóa, du lịch có hình ảnh đồng hành với hãng. Nhà bảo trợ vận chuyển
hàng không cũng dành tặng những cặp vé máy bay miễn phí cho các tác giả tiềm
năng được vinh danh trong hạng mục Vietnam Heritage Junior Photo Awards để
tạo thêm cơ hội trải nghiệm cho các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi.
+ Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi không thả đèn hoa đăng bằng nhựa: Thông
điệp bảo vệ môi trường dường như ngày càng được lan tỏa khi mới đây, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam đã đưa ra văn bản để nghị Giáo hội Phật giáo ở từng địa
phương tuyên truyền phật tử và người dân hưởng ứng tích cực lời kêu gọi của Thủ
tướng về chống rác thải nhựa, nhằm góp phần loại bỏ ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ
con người; không thả hoa đăng nhựa để tránh huỷ hoại môi trường nước. Thả đèn

22


22


hoa đăng là một phong tục rất ý nghĩa của người Việt với mong muốn báo hiếu cha
mẹ và cầu siêu, thế nhưng việc sử dụng đèn hoa đăng bằng nhựa có thể gây ô
nhiễm nguồn nước, lượng rác thải lớn dẫn đến ô nhiễm đất và hủy hoại hệ sinh
thái môi trường và mất mỹ quan.
+ Hình ảnh em Nguyễn Nguyệt Linh - học sinh sắp lên lớp 6 của Trường Marie
Curie (Hà Nội) gửi 40 bức thư đến các trường, mong ước không thả bóng bay
trong ngày khai giảng, thêm nhiều trường ở thủ đô hưởng ứng ý tưởng đẹp này của
em Linh và tạo một thông điệp, một động lực để lan tỏa cho mọi người có ý thức,
tinh thần bảo vệ môi trường.
Các biện pháp nêu trên hoàn toàn không chỉ có thể được nhân rộng trên địa bàn Hà
Nội, mà còn có thể áp dụng trên mọi vùng miền trên đất nước. Bắt đầu từ những việc làm
nhỏ nhất, đa dạng các biện pháp bảo vệ môi trường đồng thời với sự phối hợp giữa người
dân, doanh nghiệp và chính phủ sẽ có thể cải thiện môi trường đất, tránh nguy cơ suy
thoái môi trường đất cũng là bảo vệ chính sức khoẻ của cộng đồng.

23

23


KẾT LUẬN
Ô nhiễm đất hiện nay là một vấn đề đang cần được quan tâm sâu sắc bởi những tac
hại to lớn gây ra cho con người và những sinh vật khác. Ô nhiễm đất cùng với những ô
nhiễm khác như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, … đang hủy hoại môi trường sống
của chúng ta. Các loại ô nhiễm này có quan hệ mật thiết với nhau, ô nhiễm không khí tạo
mưa acid rơi xuống làm ô nhiễm đất, ô nhiễm nước thải ngấm vào đất gây ô nhiễm đất và
ngược lại ô nhiễm đất làm ô nhiễm mạch nước ngầm và ảnh hưởng đến môi trường

không khí xung quanh…
Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất tại Hà Nội đến từ chất thải của khu dân cư
và các nhà máy xí nghiệp, chúng ngấm dần vào đất và tích lũy qua từng năm khiến lượng
chất ô nhiễm trở nên vô cùng độc hại khi đi vào cơ thể con người... Thứ hai là các loại
chất vô cùng độc hại bị thải ra môi trường như thủy ngân trọng vụ cháy nhà máy Rạng
Đông hay chất thải y tế chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài. Ngoài ra còn rất
nhiều yếu tố khác tác động đến việc ô nhiễm môi trường đất tại Hà Nội như nông dược,
phân hóa học hay những tác nhân đến từ tự nhiên.
Khác với những loại ô nhiễm khác, tác hại của ô nhiễm đất lên sức khỏe con người
không biểu hiện ngay lập tức mà dần dà theo thời gian ngấm vào cơ thể gây ra nhiều
bệnh không thể cứu chữa. Đất một khi đã ô nhiễm thì việc xử lý là vô cùng khó khăn và
mất nhiều công sức, tiền của. Do đó cần phải ngăn chặn ô nhiễm đất, trong đó giải pháp
quan trọng nhất là nâng cao ý thức con người trong việc xử lý chất thải, giảm bỏ các chất
hóa học độc hại thải ra môi trường. Cùng với việc bảo vệ môi trường đất, chúng ta cần
chung tay bảo vệ môi trường nước, không khí trước các tác nhân gây ô nhiễm để đảm bảo
môi trường sống, cũng như nâng cao chất lượng sức khỏe của con người.

24

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

1. Tổng cục Môi trường, 2015, Hiện trạng ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật tồn
lưu thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân hủy tại Việt Nam.
2. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tó, 2006, Phòng chống ô nhiễm đất
và nước ở vùng nông thôn, NXB Lao Động, Hà Nội.
3. Lê Thị Thùy, 2011, Nghiên cứu giải pháp hạn chế nhiễm bẩn kim loại nặng trong

đất để phục vụ sản xuất rau an toàn, Viện Môi trường Nông nghiệp.
4. Nguyễn Bích Thu, Lê Minh Châu, Lê Hữu Quang, Nghiệp Quốc Vương, 2014,
Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp, vùng chuyên canh
rau hoa tỉnh Lâm Đồng.
5. Nguyễn Thị Hương, 2013, Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường đất một số
vùng trồng rau chuyên canh tại Hà Nội, Đại học Nông Lâm - Đại học Thái
Nguyên.
6. Hoàng Dung, 2014, Ô nhiễm đất: Sống chung với độc hại, Tạp chí Tuổi trẻ.
7. />fbclid=IwAR0AfL6PIkX4ZRc_UGGcg0wRHtqUVbUn0UD2ErjpgszA2PNn8AW
7IATsjZw
8. />fbclid=IwAR2VMop-ewwadR0JTUWo2IYlslZ3NfIv2jywDVHTgtom5rm089QyQfwoww
9. />10. />fbclid=IwAR0sa2Q3QjHAYlcVSYMuj9RNRP4kqulsbkswPALELO_mQssQZDzc
7GS4svc

11. />
25

25


×