Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải pháp tăng cường công tác QLNN về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 124 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Trần Quốc Hưng. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là
trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn
tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Vân

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về
hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, tôi đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo cùng đội ngũ giảng viên trường Đại
học Thủy lợi; Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, tập thể phòng
Quản lý Văn hóa - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lạng Sơn. Tôi xin bày tỏ lòng
cảm ơn chân thành về những sự hỗ trợ này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Quốc Hưng, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn này; xin cảm ơn các thầy, cô tại khoa Quản
lý Kinh tế đã đóng góp ý kiến cho việc soạn thảo luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình luôn động viên khích lệ,
tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i


LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE ..................................6
1.1 Khái quát chung về Karaoke .................................................................................6
1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Karaoke ................................................6
1.1.2 Vai trò của Karaoke ...................................................................................7
1.2 QLNN trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ............................................7
1.2.1 Khái niệm về QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .......7
1.2.2 Vai trò của QLNN trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ............10
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động karaoke trên địa bàn tỉnh
...................................................................................................................................11
1.3.1 Các nhân tố khách quan ...........................................................................11
1.3.2 Các nhân tố chủ quan ...............................................................................12
1.4 Nội dung quản lý nhà nước thuộc cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ
karaoke ...................................................................................................................... 12
1.4.1 Triển khai thực hiện các văn bản quản lý ................................................13
1.4.2 Xây dựng nguồn lực cho Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
........................................................................................................................... 15
1.4.3 Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .........16
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
dịch vụ karaoke .........................................................................................................17
1.5.1 Công tác xây dựng và triển khai văn bản quy phạm pháp luật; ban hành
văn bản quản lý về hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng năm ........................... 17
1.5.2 Công tác cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke .............................. 18
1.5.3 Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ......18


iii


1. Cơ sở thực ti n quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke .... 19
1. .1 Kinh nghiệm một số địa phương ............................................................. 19
1. .2 Những bài học rút ra cho Lạng Sơn về công tác quản lý hoạt động kinh
doanh dịch vụ karaoke ...................................................................................... 23
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài............................ 24
Kết luận Chương 1 ........................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ..................... 27
2.1 Khái quát chung về đặc điểm kinh tế xã hội ....................................................... 27
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................... 27
2.1.2 Đặc điểm kinh tế, văn hóa – xã hội ......................................................... 30
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn . 33
2.2.1 Thực trạng cơ sở hạ tầng địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke ............. 33
2.2.2 Mức độ thu hút khách .............................................................................. 35
2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn .................................................................................................................... 40
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch
vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..................................................................... 43
2.3.1 Nhân tố khách quan ................................................................................. 43
2.3.2 Nhân tố chủ quan ..................................................................................... 44
2.4 Thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................... 45
2.4.1 Công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................. 45
2.4.2 Thực trạng mức độ QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
tại tỉnh Lạng Sơn .............................................................................................. 60
2.5 Đánh giá chung về công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ

karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .......................................................................... 71
2.5.1 Kết quả đạt được ...................................................................................... 71
2.5.2 Hạn chế, bất cập....................................................................................... 72
2.5.3 Nguyên nhân hạn chế, bất cập ................................................................. 73

iv


Kết luận Chương 2.........................................................................................................74
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
.......................................................................................................................................75
3.1 Quan điểm và định hướng phát triển về thực hiện QLNN về văn hóa đến năm
2020, tầm nhìn 2030 ..................................................................................................75
3.1.1 Quan điểm phát triển................................................................................75
3.1.2 Định hướng phát triển văn hóa của Lạng Sơn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 ....................................................................................................76
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về hoạt động kinh
doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ...................................................82
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện và thể chế hóa hệ thống văn bản pháp quy về
hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke ............................................................. 82
3.2.2 Tiêu chuẩn hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và đội ngũ nhân viên
phục vụ ..............................................................................................................85
3.2.3 Giải pháp về thanh tra, kiểm tra ............................................................... 88
3.2.4 Giải pháp về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động kinh doanh dịch
vụ karaoke .........................................................................................................91
3.2.5 Phối hợp quản lý giữa cơ quan quản lý văn hóa với chính quyền cơ sở và
người dân ..........................................................................................................93
3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật và trách
nhiệm xã hội của chủ các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke và

người sử dụng dịch vụ ...................................................................................... 95
Kết luận Chương 3.........................................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................101
PHỤ LỤC ....................................................................................................................103

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Đối tượng sử dụng dịch vụ karaoke ............................................................... 36
Hình 2.2 Độ tuổi sử dụng dịch vụ karaoke tại các nhà hàng ........................................ 36
Hình 2.3 Giới tính của khách hàng................................................................................ 37
Hình 2.4 Mức thu nhập của khách hàng........................................................................ 37
Hình 2.5 Mức phí sử dụng dịch vụ karaoke .................................................................. 39
Hình 2. Mức độ thích hát karaoke đối với người dân ................................................. 42
Hình 2. Mức độ sử dụng dịch vụ karaoke của người dân ........................................... 42
Hình 2.8 Mục đích đi hát karaoke ................................................................................. 43
Hình 2.9 Cơ cấu tổ chức Sở VHTT&DL Lạng Sơn ...................................................... 52
Hình 2.10 Cơ cấu tổ chức Phòng Quản lý Văn hóa ...................................................... 53
Hình 2.11 Cơ cấu tổ chức Phòng VH&TT cấp huyện .................................................. 54
Hình 2.12 Số cơ sở kinh doanh vi phạm không có giấy phép ....................................... 65

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thống kê tình hình phát triển cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn
các huyện, thành phố tỉnh Lạng Sơn đến tháng 12 năm 2018 .......................................33
Bảng 2.2 Kinh phí đầu tư xây dựng 01 phòng karaoke diện tích 25m2 ........................ 34

Bảng 2.3 Hình thức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh .59
Bảng 2.4 Thống kê số lượng Giấy phép kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
từ năm 2014 đến năm 2018 ........................................................................................... 64
Bảng 2.5 Tỷ lệ khảo sát về tính lành mạnh của nhà hàng karaoke ............................... 68
Bảng 2. Đánh giá của khách hàng về tình hình tệ nạn xã hội ở quán karaoke ............69
Bảng 2. Khảo sát nhà hàng hoạt động vượt quá thời gian quy định ........................... 70
Bảng 2.8 Tổng hợp số lượt kiểm tra và kinh phí nộp ngân sách nhà nước ...................70

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa và giải thích thuật ngữ

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

NXB

Nhà xuất bản

QLNN


Quản lý nhà nước

TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

VH&TT

Văn hóa và Thông tin

VHTT&DL

Văn hóa, thể thao và du lịch

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Nghị quyết số 33-NQ T

ngày 09

2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành


Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã nhấn mạnh vai trò to lớn của văn
hóa “là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc”, cùng quan điểm chỉ đạo “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh
tế, chính trị, xã hội”. Như vậy cùng với các nguồn lực kinh tế, tài nguyên thiên nhiên,
quốc phòng - an ninh,… văn hóa với hạt nhân cơ bản là phẩm chất, trí tuệ và những
giá trị sáng tạo của con người cũng là một nguồn lực nội sinh, ngày càng đóng vai trò
quan trọng, chi phối, ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững của
đất nước.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, việc coi trọng chính sách đầu tư văn hóa,
đầu tư cho con người; khuyến khích và tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo
văn hóa, hưởng thụ văn hóa ngày càng nhiều. Thực hiện Nghị định số 53 200 NĐ-CP
ngày 25 5 200 , Nghị định số

9 2008 NĐ-CP ngày 08 5 2008, Nghị quyết số

05/2015/NQ-CP ngày 18 4 2015 và các văn bản liên quan khác1, cùng với các địa
phương trong cả nước, ngày 23 5 2013 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn ban hành
Chỉ thị số 23-CT TU về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục - đào tạo, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020,
chủ trương này đã mở đường cho cơ hội phát huy nguồn nội lực trong nhân dân cùng
tham gia phát triển văn hóa theo mô hình xã hội hóa.

1

Nghị định số 53 200 NĐ-CP ngày 25 5 200 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở
cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 9 2008 NĐ-CP ngày 08 5 2008 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi
trường; Nghị quyết số 05 2015/NQ-CP ngày 18 4 2015 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hóa và Thể dục thể thao; Quyết định số 14 QĐ-TTg ngày 10 10 2008 của Thủ tướng Chính

phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh
vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Thông tư số 91 200 TT-BTC ngày
02 10 200 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện nghị định số 53 200 NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số
135/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 9 2008 NĐ-CP ngày 08/5/2008 ngày
của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao môi trường;

1


Thực hiện chủ trương xã hội hóa đó, tỉnh Lạng Sơn đã có bước phát triển rõ rệt của
khu vực ngoài công lập; bước đầu huy động được tiềm năng và nguồn lực xã hội; mở
rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình, tăng cường cơ sở vật chất, góp phần nâng cao
chất lượng dịch vụ. Trên địa bàn toàn tỉnh đã phát triển nhiều mô hình hoạt động văn
hóa như: Các câu lạc bộ, đội nhóm văn hóa văn nghệ, cửa hàng kinh doanh nhạc cụ, tụ
điểm hát cho nhau nghe, sân khấu ca nhạc ngoài trời, tụ điểm vui chơi giải trí dành cho
thiếu nhi, chiếu phim, siêu thị sách… do tư nhân bỏ vốn đầu tư, hoạt động. Đặc biệt,
loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke phát triển khá mạnh do các chủ doanh nghiệp,
chủ cơ sở đầu tư ở mức độ vừa và nhỏ; đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế
xã hội của địa phương và góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần và
đáp ứng nhu cầu giải trí của nhân dân.
Tuy nhiên, cũng như các địa phương trong cả nước, hoạt động kinh doanh dịch vụ
karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có sự phát triển khá nhanh và mạnh, cùng với mặt
trái của cơ chế thị trường, hoạt động dịch vụ này tiềm ẩn những di n biến phức tạp, d
gây mất ổn định an ninh trật tự xã hội như: một số tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ
karaoke không có giấy phép kinh doanh, kinh doanh vượt quá số phòng trong giấy
phép, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; hoạt động quá giờ, âm
thanh vượt quá quy định, kinh doanh không lành mạnh, sử dụng nhân viên trong
phòng hát vượt quá số lượng cho phép, trang phục hở hang phản cảm, để khách sử
dụng rượu bia quá mức, có hành vi quá khích, gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng

đến cộng đồng dân cư; một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng
chống cháy nổ, đảm bảo an toàn cho khách. Có hiện tượng một số cơ sở hoạt động
biến tướng trong hình thức kinh doanh dịch vụ karaoke sang hình thức khiêu vũ tại chỗ
- hoạt động vũ trường trá hình.
Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác QLNN về hoạt động karaoke
của các cấp chưa được chú trọng, các cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan
tâm, chỉ đạo để có những giải pháp quản lý hữu hiệu; công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật chưa thường xuyên, chưa được quan tâm đúng mức; Đội ngũ cán bộ cơ sở
mỏng, còn hạn chế về kinh nghiệm và năng lực quản lý; Các lực lượng kiểm tra, kiểm
soát chưa phối hợp hoạt động chặt chẽ, đồng bộ thường xuyên và xử lý chưa nghiêm

2


đối với hành vi vi phạm; Các chủ kinh doanh chưa có nhận thức đầy đủ, thiếu hiểu biết
pháp luật, vì lợi nhuận làm trái quy định của pháp luật, để xảy ra những tệ nạn, ảnh
hưởng đến trật tự kỷ cương, an toàn xã hội.
Công tác quản lý hoạt động karaoke hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách, nan giải,
tránh nhiệm không phải của cá nhân, tổ chức mà là của toàn xã hội. Qua những thực tế
và sự cấp thiết trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường công tác
QLNN về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” để
nghiên cứu trên phương diện lý luận và thực ti n.
2. Mục tiêu của Đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu lý luận, thực ti n và phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt
động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường
QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke nhằm thúc đẩy du lịch và phát
triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu lý luận QLNN đối với hoạt động dịch vụ và thực ti n QLNN hoạt động

kinh doanh karaoke.
- Phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke tại tỉnh
Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường QLNN đối với hoạt động kinh doanh
dịch vụ karaoke góp phần thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng
Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác QLNN về hoạt động kinh doanh dịch vụ
karaoke và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Công tác QLNN cấp tỉnh về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Về thời gian: Sử dụng số liệu từ 2014 đến 2018.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
a) Tiếp cận hệ thống: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực ti n về hoạt động
karaoke và công tác QLNN cấp tỉnh về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
b) Tiếp cận kế thừa: trên cơ sở tổng hợp, đánh giá nhận xét của các chương trình
nghiên cứu đã có bao gồm: đề tài, dự án, bài báo...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra: phát phiếu khảo sát đối với đối tượng: người sử dụng dịch vụ,
nhân viên tại cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, hộ liền kề cơ sở kinh doanh dịch vụ
karaoke.
- Phương pháp tổng hợp phân tích

- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên gia
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Với cách tiếp cận hệ thống, đề tài sẽ góp phần phân tích tổng quan các nội dung, vấn
đề, lý thuyết liên quan đến công tác quản lý nhà nước lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
karaoke.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn

4


Kết quả thực ti n của đề tài góp phần đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế
trong công tác quản lý kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để từ
đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Luận văn cũng có thể cung cấp tư liệu cho các cơ quan chức năng có liên quan đến
việc thực hành công tác quản lý kinh doanh dịch vụ karaoke nói chung, tỉnh Lạng Sơn
nói riêng. Là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý văn hóa và sinh viên nghiên
cứu vấn đề Quản lý văn hóa.
6. Kết quả nghiên cứu đạt được
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực ti n cơ bản trong công tác quản lý nhà
nước về kinh doanh dịch vụ karaoke như:
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ
karaoke trên địa tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014 - 2018.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động
kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019 - 2023.
7. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu bởi 3 chương nội dung chính sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực ti n về QLNN trong hoạt động kinh doanh dịch vụ

karaoke
Chương 2. Thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Chương 3. Giải pháp tăng cường công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch
vụ karaoke trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

5


CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKE
1.1 Khái quát chung về Karaoke
1.1.1 Quá trình ra đời và phát triển của Karaoke
Karaoke (カラオケ ) là một hình thức giải trí bằng cách đệm nhạc theo lời bài hát trên
màn hình. Từ karaoke có gốc từ chữ: KARA (空 nghĩa là không - cũng như trong môn
võ karate - môn võ tay không) và OKE (オーケストラ viết tắt của chữ Okesutora nghĩa
là "dàn nhạc", có gốc từ tiếng Anh orchestra) trong tiếng Nhật.
Video Karaoke cấu tạo bởi hai phần: phần nhạc nền được ghi âm trước được phối
đồng bộ với phần chữ (lời bài hát); Phần xướng âm dành cho người biểu di n, cầm
microphone hát theo những dòng chữ lời bài hát hiện trên màn hình trên nền nhạc giai
điệu của bài hát.
Karaoke do ông Inoue Daisuke người Nhật phát minh vào năm 19 1, khi ông 31 tuổi,
là một người chơi keyboard trong một câu lạc bộ; đến năm 2004, Inoue được trao giải
Ig Nobel về hòa bình do phát minh này. Nguồn gốc của karaoke ở Nhật Bản không thể
tách rời khỏi các quán bar chơi piano và guitar truyền thống vốn là địa điểm giải trí
chủ yếu của các doanh nhân Nhật từ nhiều năm về trước. Karaoke lần đầu tiên được
biết đến tại một quầy bar ở thành phố Kobe của Nhật Bản, là hình thức giải trí chủ yếu
cho người kinh doanh.
Sau một thời gian, karaoke phát triển ở nhiều quán bar trên toàn quốc, nhờ sự phát
triển công nghệ, và kinh doanh, họ đã phát triển thành “hộp karaoke”; Từ hình thức

băng đệm một bài hát nổi tiếng, karaoke đã được phát triển thành các đĩa nhỏ gọn, có
thể xác định vị trí bắt đầu của một bài hát ngay lập tức, tăng cường các hình ảnh trong
video để tạo ra một bầu không khí thích hợp cho mỗi bài hát và được hiển thị trên một
màn hình tivi cùng với các từ - lời bài hát. Sau đó, Karaoke dần đổi mới công nghệ
hiện đại như đĩa video, đĩa laser, và đồ họa CD; Karaoke đã phát triển thành một
ngành công nghiệp giải trí lớn tại Nhật Bản. Các gia đình sử dụng karaoke cũng đã trở
nên phổ biến.

6


Tuy nhiên, vì hầu hết các ngôi nhà Nhật Bản được xây dựng sát nhau, chất liệu bằng
gỗ, cách âm kém, hoạt động karaoke gây ồn ào, khó chịu cho những người hàng xóm
vào ban đêm. Do vậy, các doanh nghiệp tạo ra các “hộp karaoke”, lắp đặt bên trong
một cơ sở, có cửa đóng, cách âm. Hộp karaoke đầu tiên xuất hiện vào năm 1984 tại
một cánh đồng lúa ở vùng nông thôn của tỉnh Okayama, phía Tây của khu vực Kansai
(nay là Kinki), Nhật Bản. Nó được xây dựng cải tiến từ một chiếc xe vận tải hàng hóa.
Kể từ đó, các hộp karaoke được dựng khắp đất nước Nhật Bản; trong khu vực đô thị,
phòng karaoke được xây dựng chia thành nhiều khoang, cách âm trong một tòa nhà
riêng biệt. Karaoke trở thành dịch vụ giải trí phổ biến rộng rãi trong tất cả các tầng lớp
xã hội [1].
1.1.2 Vai trò của Karaoke
Về góc độ kinh tế: hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke mang lại việc làm và thu
nhập cho hàng chục ngàn lao động mà chủ yếu là lao động phổ thông; kinh doanh dịch
vụ karaoke đóng góp những khoản nhất định vào nguồn thu thuế hàng năm của Chính
phủ, góp phần phân phối thu nhập trong xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ tới ngành du lịch.
Về góc độ văn hóa: Xu hướng phát triển nhanh của xã hội hiện đại làm cho con người
càng phải chịu ngày càng nhiều áp lực trong công việc, Karaoke là hoạt động văn hóa
lành mạnh, giúp con người thư giãn, giải tỏa những căng thẳng, tăng chất lượng cuộc
sống, tái tạo sức lao động và sáng tạo.

1.2 QLNN trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
1.2.1 Khái niệm về QLNN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
Quản lý là một phạm trù đã xuất hiện từ trước khi có Nhà nước. Quản lý ở khía cạnh
quản lý xã hội là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt được mục đích, ý chí của người quản
lý và phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý là một dạng hoạt động có mục đích
của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng nhằm thực hiện mục tiêu nhất định thông
qua cac nguyên tắc, các hình thức, các phương pháp quản lý phù hợp. Quản lý bao giờ
cũng mang tính mục đích, tính tổ chức và tính hiệu quả. Quản lý ở tầm vĩ mô chính là
QLNN. Như vậy, QLNN là hoạt động có mục tiêu rõ ràng, có chiến lược và có kế

7


hoạch để thực hiện mục tiêu. Đặc điểm này đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải xác
định mục tiêu, xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động của mình nhằm đạt các mục
tiêu đã xác định trên cơ sở chiến lược, kế hoạch của cấp trên và đường lối, chính sách
của Đảng. QLNN là hoạt động dựa trên những quy định chặt chẽ của pháp luật, đồng
thời là hoạt động có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong thực ti n diều hành,
quản lý. Trên cơ sở những quy định của pháp luật và mục tiêu, định hướng, kế hoạch
của cấp trên và đường lối, chính sách của Đảng.
QLNN được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước và sự tham gia của nhân dân
hoặc tổ chức xã hội được nhà nước giao quyền thực hiện chức năng nhà nước. QLNN
được hiểu là sự quản lý có tính chất nhà nước, do nhà nước thực hiện thông qua bộ
máy nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. QLNN khác
với dạng quản lý của các chủ thể khác. Các dạng quản lý của các chủ thể khác như
Công đoàn, Đoàn thanh niên… chỉ dùng phương thức giáo dục vận động quần chúng
chứ không dùng quyền lực pháp luật của nhà nước để điều chỉnh các quan hệ quản lý.
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở Việt Nam,

quyền lập pháp thuộc cơ quan Quốc hội, quyền hành pháp thuộc cơ quan Chính phủ,
quyền tư pháp thuộc hệ thống cơ quan Tòa án. QLNN được thể hiện ở quyền hành
pháp, bộ máy hành pháp chứ không phải của toàn bộ máy nhà nước.
Quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật, thuộc cơ quan Chính phủ, bao gồm hai
quyền là quyền lập quy và quyền hành chính. Quyền lập quy là quyền ban hành các văn
bản pháp quy (các văn bản dưới luật) nhằm cụ thể hóa luật và hướng dẫn thực hiện luật.
Các văn bản pháp quy có giá trị pháp lý nhằm điều chỉnh những mối quan hệ kinh tế xã
hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. Quyền hành chính là quyền tổ chức bộ máy quản lý
các công việc hằng ngày, điều hành các hoạt động kinh tế xã hội, đưa pháp luật vào cuộc
sống, nhằm giữ trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích cộng đồng và công dân, sử dụng
có hiệu quả nguồn tài chính và tài sản công để phát triển đất nước có hiệu quả.
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2013) quy định rõ: Chính phủ là cơ quan
chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ

8


nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp tối cao của Nhà nước, thực hiện chức
năng QLNN trên mọi lĩnh vực. QLNN là sự kết hợp đồng bộ giữa ngành, lãnh thổ
trong phạm vi cả nước. Các bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, có chức
năng QLNN đối với một số ngành, lĩnh vực nhất định theo quy định của pháp luật và
sự phân công của Chính phủ, trong phạm vi cả nước. Các tỉnh, thành phố thuộc Trung
ương có chức năng QLNN đối với mọi lĩnh vực hoạt động trên phạm vi địa bàn của
mình quản lý theo sự chỉ đạo của các cơ quan Trung ương. Vì vậy, hành chính nhà
nước với nghĩa QLNN chỉ bao gồm hoạt động của bộ máy hành pháp chứ không phải
toàn bộ bộ máy nhà nước.
QLNN là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, định hướng của chủ thể quản lý trên
cơ sở pháp luật, được thực hiện thông qua bộ máy hành chính nhà nước. Đó là sự tác
động, điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước trong quá trình vận hành xã hội và hành vi
của công dân nhằm duy trì trật tự an ninh và phát triển kinh tế xã hội theo mục đích đề

ra. Điều này đòi hỏi chủ thể quản lý phải lựa chọn cách thức, công cụ quản lý phù hợp.
Có thể nói, chủ thể quản lý là thành tố rất quan trọng trong QLNN. QLNN có những
đặc điểm là: mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao, có mục tiêu chiến lược,
chương trình và kế hoạch thực hiện mục tiêu; có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt
trong điều hành, phối hợp và phát huy mọi lực lượng; có tính liên tục và thống nhất.
Để có được điều đó, bộ máy nhà nước phải ổn định, thống nhất từ Trung ương đến địa
phương, hệ thống pháp luật phải đồng bộ và hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu thực ti n
khách quan.
Như vậy, QLNN là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ
thống luật pháp và bộ máy của mình, nhằm điều chỉnh các hoạt động của mọi cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong xã hội, mọi hành vi của công dân với mục đích duy trì và phát
triển xã hội, bảo toàn và củng cố quyền lực của nhà nước.
Trên cơ sở khái niệm về “QLNN” ta có thể hiểu: Quản lý hoạt động kinh doanh dịch
vụ karaoke là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ
thống luật pháp và bộ máy của mình, nhằm điều chỉnh các hoạt động của mọi cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke nhằm: Định
hướng, tạo điều kiện, tổ chức điều hành, giám sát, kiểm tra, làm cho karaoke phát triển

9


theo hướng hài hòa và nhịp nhàng, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần cho công
chúng, giúp xã hội không ngừng phát triển.
Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke mang tính quyền lực Nhà nước, tính tổ
chức chặt chẽ thông qua các cơ quan luật pháp, hiến pháp, tư pháp và bộ máy hành
chính. Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke thực chất là sự khẳng định
quyền lực chính trị cũng như trách nhiệm của nhà nước đối với việc xây dựng và phát
triển nền văn hóa dân tộc.
1.2.2 Vai trò của QLNN trong hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
1.2.2.1 Định hướng, hướng dẫn hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke

Nhà nước xây dựng các chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch và huy động các
nguồn lực để định hướng, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động
karaoke theo các mục tiêu chung của nền kinh tế thị trường.
Nhà nước cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động karaoke,
bao gồm: thông tin về thị trường, thông tin về chính sách của Nhà nước, thông tin về
xu hướng biến động trong các ngành, lĩnh vực liên quan.
Giúp tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động karaoke có được cái nhìn khái quát, đầy
đủ về tổng thể nền kinh tế quốc dân, về chiến lược phát triển kinh tế chung của đất
nước, về xu hướng vận động của nền kinh tế, của thị trường… để từ đó chủ động
hoạch định cho hoạt động của riêng mình, tránh thua lỗ, thất bại, đổ vỡ, gây thiệt hại
chung cho nền kinh tế.
1.2.2.2 Tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ
karaoke
Nhà nước xây dựng môi trường chính trị ổn định; Xây dựng hệ thống pháp luật ổn
định, thuận lợi, phù hợp với sự phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
trong nền kinh tế thị trường; Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng góp phần cho
hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke phát triển thuận lợi, bao gồm: hệ thống giao
thông, điện nước, kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội, hạ tầng thông tin…; Xây dựng môi
trường văn hóa, xã hội phù hợp; Bảo đảm môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ
cương, pháp luật được thực thi pháp nghiêm minh; Nhà nước bảo vệ các tổ chức, cá

10


nhân kinh doanh hoạt động karaoke đúng luật pháp và cung cấp thông tin tin cậy cho
các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ karaoke thường xuyên, kịp thời và chính xác.
1.2.2.3 Tổ chức điều hành, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
Nhà nước thực hiện các hoạt động cụ thể, trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh dịch
vụ karaoke nhằm tạo lập một hệ thống quản lý quy củ, đồng bộ, hợp lý, đảm bảo hoạt
động này phát triển ổn định, đồng đều, tương xứng với các hoạt động kinh doanh khác.

Cụ thể hóa các chủ trương, chiến lược, xây dựng các chính sách, kế hoạch giám sát
thường xuyên hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, đổi mới cơ chế, giảm bớt TTHC;
Hoàn thiện bộ máy QLNN lĩnh vực này từ trung ương đến cơ sở, thường xuyên phát
hiện và hướng dẫn kịp thời các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke hoạt
động đúng phát luật; Can thiệp kịp thời vào hoạt động kinh doanh dịch vụ này khi có
những biểu hiện sai phạm, lệch lạc, tiêu cực.
1.2.2.4 Kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ
karaoke
Nhà nước thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của các cá
nhân, tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke nhằm phát hiện và ngăn
ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh của luật pháp. Trong
đó, Nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh
doanh dịch vụ karaoke trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về kinh tế, văn hóa. Ngoài ra, Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi
phạm trong hoạt động của chính các cơ quan và cán bộ, công chức quản lý hoạt động
này.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động karaoke trên địa bàn
tỉnh
1.3.1 Các nhân tố khách quan
Mặt trái của cơ chế thị trường và toàn cầu hóa ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức tư tưởng,
đạo đức, lối sống của một bộ phận dân chúng, nhất là lớp trẻ - đối tượng sử dụng dịch
vụ karaoke nhiều nhất.
Sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến

11


hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke lành mạnh. Nhà hàng karaoke mở tràn lan, chạy
theo lợi nhuận đơn thuần, hoạt động biến tướng, trá hình, có nhiều biểu hiện tiêu cực,
ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục dân tộc, d xảy ra tình

trạng mất an ninh trật tự.
Ý thức chấp hành pháp luật của một số cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke còn kém, có
hiện tượng lách luật, coi thường pháp luật.
1.3.2 Các nhân tố chủ quan
Các văn bản pháp luật về quản lý hoạt động karaoke còn khá bất cập, còn có sự chênh
lệch giữa chế định và chế tài, văn bản quản lý chưa theo kịp sự phát triển của thực ti n;
Chậm ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực này.
Chưa dự báo được hết tính phức tạp và những tác động của mặt trái kinh tế thị trường
đối với đời sống văn hóa. Các giải pháp thường bị động, mang tính tình thế; có biểu
hiện buông lỏng, áp đặt chủ quan; thiếu tầm nhìn xa.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm bớt các điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ
karaoke, đồng nghĩa với việc tăng cường công tác hậu kiểm. Mặt khác, lực lượng
thanh tra về văn hóa mỏng, chịu ảnh hưởng của chủ trương tinh giảm biên chế, phương
tiện kỹ thuật hiện đại còn thiếu, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý.s
Một số cấp, ngành, trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo chưa nhận thức rõ mối quan hệ
gắn bó giữa kinh tế, văn hóa và chính trị; chưa quan tâm đến công tác quản lý hoạt
động văn hóa, thiếu cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động kinh doanh hoạt động
karaoke.
Cán bộ quản lý văn hóa cấp cơ sở luôn biến động, còn nhiều hạn chế về chuyên môn,
nghiệp vụ, chưa đáp ứng yêu cầu công tác đối với việc quản lý loại hình phức tạp và
nhạy cảm này.
1.4 Nội dung quản lý nhà nước thuộc cấp tỉnh đối với hoạt động kinh doanh dịch
vụ karaoke
UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Bộ chủ quản – Bộ VHTT&DL
về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh; Sở VHTT&DL là cơ quan
chuyên môn tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện công tác QLNN về hoạt động kinh

12



doanh dịch vụ văn hóa, trong đó có dịch vụ karaoke.
UBND cấp huyện là cơ quan chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh dịch vụ
karaoke trên địa bàn. Phòng VH&TT cấp huyện thực hiện tham mưu cho UBND cấp
huyện thực hiện QLNN chuyên ngành về lĩnh vực này.
1.4.1 Triển khai thực hiện các văn bản quản lý
Nhà nước ta đã ban hành nhiều Luật, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các
Bộ quy định về quản lý trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ karaoke. Những văn bản
này nhằm mục đích tạo ra hành lang pháp lý, công cụ cho hoạt động này hình thành và
phát triển; cụ thể:
* Lĩnh vực kinh doanh:
- Luật doanh nghiệp 2014, Nghị định 8 2015 NĐ-CP ngày 14 9 2015 của Chính phủ
về đăng ký doanh nghiệp;
- Luật quản lý Thuế năm 2012, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2013, Luật thuế thu
nhập doanh nghiệp năm 2013, Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 và các Luật sửa đổi,
bổ sung;
* Lĩnh vực chuyên ngành:
- Các Nghị định:
+ Nghị định số 103 2009 NĐ-CP ngày 0 11 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế
hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng;
+ Nghị định số 01 2012 NĐ-CP ngày 04 01 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay
thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến TTHC thuộc phạm vi chức năng
quản lý của Bộ VHTT&DL;
+ Nghị định số 9 201 NĐ-CP ngày 01

201 của Chính phủ quy định điều kiện về

an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
+ Nghị định số 158 2013 NĐ-CP ngày 12 11 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;


13


+ Nghị định số 28 201 NĐ-CP, ngày 20 3 201 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của nghị định số 131 2013 NĐ-CP ngày 1 10 2013 của Thủ tướng Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định
số 158 2013 NĐ-CP ngày 12 11 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
+ Nghị định số 9 201 NĐ-CP ngày 18 8 201 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 81 2013 NĐ-CP ngày 19

2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều

và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
+ Nghị định số 142 2018 NĐ-CP ngày 09 10 2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy
định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi QLNN của Bộ Văn hoá, Thể thao
và Du lịch;
+ Nghị định số 54 2019 NĐ-CP ngày 19

2019 quy định về kinh doanh dịch vụ

karaoke, dịch vụ vũ trường, có hiệu lực thi hành ngày 01 9 2019 (thay thế các nội dung
quy định về hoạt động karaoke, vũ trường tại Nghị định số 103 2009 NĐ-CP ngày
0 11 2009, Nghị định số 01 2012 NĐ-CP ngày 04/01/2012);
- Các Thông tư:
+ Thông tư số 04 2009 TT-BVHTTDL ngày 1 12 2009 của Bộ VHTT&DL quy định
chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ
văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103 2009 NĐ-CP ngày
0 11 2009 của Chính phủ;
+ Thông tư số 0 2011 TT-BVHTTDL ngày 0


2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du

lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến
TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ VHTT&DL;
+ Thông tư số 05 2012 TT-BVHTTDL ngày 02 5 2012 của Bộ VHTT&DL về sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 04 2009 TT-BVHTTDL Thông tư số
07/2011/TT-BVHTTDL Quyết định số 55 1999 QĐ-BVHTT;

14


+ Thông tư 212 201 TT-BTC ngày 10 11 201 của Bộ tài chính quy định mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ
karaoke, vũ trường.
Căn cứ theo các văn bản trên, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan, ban ngành
triển khai đồng bộ công tác quản lý, thường xuyên ban hành các văn bản quản lý theo
lĩnh vực chuyên ngành, đảm bảo các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke nằm trong sự
quản lý của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp kinh doanh
lĩnh vực này phát triển. Việc triển khai thực hiện các văn bản quản lý, đảm bảo mối
quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa gắn với nhiệm vụ QLNN đối với hoạt
động karaoke lành mạnh.
1.4.2 Xây dựng nguồn lực cho Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
1.4.2.1 Nguồn lực tài chính
Cũng như xu thế của các nước trong khu vực và toàn thế giới, xu hướng tăng cường
đầu tư cho văn hóa đang được đẩy mạnh. Nguồn lực này được xây dựng từ ngân sách
nhà nước: có hai nguồn là ngân sách Trung ương (do Bộ VHTT&DL quản lý) và ngân
sách địa phương (do Sở VHTT&DL quản lý). Trên cơ sở chính sách văn hóa, chương
trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, cơ quan quản lý sẽ phân bố nguồn ngân sách
cho các hoạt động văn hóa khác nhau, trên cơ sở nguồn lực kinh tế của từng địa

phương và theo quy định của pháp luật.
1.4.2.2 Nguồn nhân lực
Luôn được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng khẳng định “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững”, “con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết
định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH” [2]. Nguồn nhân lực của ngành
văn hóa bao gồm lực lượng cán bộ, công chức, viên chức và cả những nhân viên hợp
đồng làm việc trong các cơ quan QLNN về văn hóa, các đơn vị sự nghiệp văn hóa các
cấp. Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do đó bằng mọi
cách phải phát huy yếu tố con người và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn
nhân lực ngành văn hóa nói chung và nguồn nhân lực trong Quản lý dịch vụ karaoke

15


nói riêng là nhân tố quyết định sự nghiệp gìn giữ và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.4.3 Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke
1.4.3.1 Xây dựng quy hoạch địa điểm karaoke tại địa phương
Từ khi Nghị định 103 2009 NĐ-CP ngày 0 11 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế
hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng có hiệu lực thi hành; Các
địa phương trong cả nước, trong đó có tỉnh Lạng Sơn triển khai xây dựng quy hoạch
địa điểm kinh doanh dịch vụ karaoke. Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch đã góp
phần nâng cao hiệu lực QLNN, đưa hoạt động karaoke từng bước đi vào nề nếp, đảm
bảo quyền lợi hợp pháp của người kinh doanh và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa
tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, ngày 09 10 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
142 2018 NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm
vi QLNN của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; trong đó, Điều
khoản


quy định bãi bỏ

Điều 30 Nghị định 103 2009 NĐ-CP ngày 06/11/2009 (Phù hợp với quy

hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt); Do đó, từ ngày 09 10 2018
- ngày Nghị định 142 2018 NĐ-CP có hiệu lực thi hành, thì Quy hoạch địa điểm kinh
doanh dịch vụ karaoke tại địa phương đã không còn giá trị áp dụng.
1.4.3.2 Công tác cải cách hành chính
Triển khai Đề án cải cách hành chính, các tỉnh chú trọng triển khai thực hiện cải cách
TTHC trong thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke: đảm bảo việc thẩm định
cấp phép đăng ký kinh doanh, đăng ký ngành nghề đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục
tránh gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ này. Chủ động phân
công, phân cấp quản lý theo địa bàn cấp phép kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn
mình, nâng cao hiệu quả trong công tác QLNN, tạo sự thống nhất quản lý giữa các cấp
đối với dịch vụ nhạy cảm này.

16


1.4.3.3 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Hoạt động thanh tra, kiểm tra chính là quá trình xem xét, đánh giá, kết luận việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và các quy định của cơ quan QLNN theo một
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Đây là hình thức tác động có tính hướng đích
nhằm điều chỉnh những sai lệch so với yêu cầu đề ra, từ đó tìm ra các nguyên nhân
khách quan - chủ quan, đưa ra các giải pháp phù hợp; trên cơ sở đó có kiến nghị và xử
lý các cá nhân, đơn vị sai phạm.
Công tác thanh tra còn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa. Qua việc thanh
tra, kiểm tra, có thể dự báo được hành vi vi phạm có thể xảy ra nếu không có sự chấn
chỉnh, điều chỉnh kịp thời, có tác dụng khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật,

ngăn ngừa hành vi vi phạm có thể xảy ra. Vai trò phòng ngừa của công tác này là
phòng ngừa mang tính chủ động, ngăn chặn.
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh dịch vụ karaoke
1.5.1 Công tác xây dựng và triển khai văn bản quy phạm pháp luật; ban hành văn
bản quản lý về hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng năm
Căn cứ điều kiện thực ti n, đảm bảo phục vụ tốt công tác QLNN, các bộ, ngành Trung
ương tham mưu cho Chính phủ, các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực; theo dõi, đôn đốc việc soạn thảo văn
bản đảm bảo đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Tổ chức rà
soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan, đề xuất sửa đổi, bổ sung
những quy định không phù hợp.
Công tác triển khai các văn bản pháp quy phải được thực hiện đồng bộ, các bộ, ngành
Trung ương, sở, ban, ngành địa phương tổ chức triển khai các văn bản pháp quy, các
chế tài theo đúng các quy định pháp luật đề ra; Phân công cơ quan chủ trì soạn thảo
văn bản quy định chi tiết triển khai chi tiết một số điều và biện pháp thi hành các văn
bản pháp quy.
Công tác xây dựng và ban hành văn bản quản lý đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ
karaoke đảm bảo tính kịp thời, chất lượng, gắn với việc phổ biến quy định mới, rà
soát, đánh giá quy định bất cập, hạn chế; đề xuất bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung các quy

17


×