Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘẨM ĐỘ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500 TẠI TRẠI GÀ NGUYỄN HỒNG VÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 74 trang )

BỘ LAO ĐỘNG –THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT VĨNH LONG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÚ Y

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘẨM
ĐỘ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT
COBB 500 TẠI TRẠI GÀ NGUYỄN HỒNG
VÂN

CBHD: T.S QUÁCH THỊ THANH TÂM
Sinh viên: HUỲNH THÀNH TRUNG
Mã số sinh viên: 16010125

Vĩnh Long – Năm 2020


BỘ LAO ĐỘNG –THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT VĨNH LONG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÚ Y

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘẨM
ĐỘ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT
COBB 500 TẠI TRẠI GÀ NGUYỄN HỒNG
VÂN

CBHD: T.S QUÁCH THỊ THANH TÂM
Sinh viên: HUỲNH THÀNH TRUNG
Mã số sinh viên: 16010125


Vĩnh Long – Năm 2020


i

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC…………………………………………………………..……………..….. i
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ............................................................................... 3

1.2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................ 3

1.3

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT ............................................................................... 6

1.4

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI ............................................................................ 7


1.5 GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ THỊT ...................................................... 11
1.6 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ THỊT ................................................... 16
1.7 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN
THỊT ………………………………………………………………...……………. 27
1.8

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở GÀ ...................................................... 31

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ...................... 42
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ........................................................................... 42
2.2 PHƯƠNG TIỆN KHẢO SÁT ......................................................................... 42
2.3 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ....................................................................... 43
2.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ........................................................................... 43
2.4.1 Nhiệt độ, ẩm độ ............................................................................................ 43
2.4.2 Khối lượng bình quân gam/con/ngày) .......................................................... 43
2.4.3 Tăng trọng bình quân .................................................................................... 43
2.4.4 Tiêu tốn thức ăn:........................................................................................... 43


ii

2.4.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn: ............................................................................ 43
2.4.6 Tỷ lệ sống: .................................................................................................... 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 45
3.1. KẾT QỦA KHẢO SÁT ẨM ĐỘ, NHIỆT ĐỘ Ở TRẠI .................................. 45
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ
PHÒNG TRỊ BỆNH TRÊN GÀ COBB 500 .......................................................... 48
3.3 KẾT QUẢ THEO DÕI CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA GÀ ............... 58
3.3.1 Trọng lượng bình quân ................................................................................. 58

3.3.2 Tăng trọng bình quân .................................................................................... 60
3.3.3 Tiêu tốn thức ăn ( kg/con/ngày) .................................................................... 61
3.3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn ............................................................................. 62
3.3.5 Tỉ lệ sống (%) ............................................................................................... 63
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 65
4.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 65
4.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 66


iii

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1.1: Bản Đồ Huyện Thạnh Hóa ........................................................................... 3
Hình 1.2: Hướng Chuồng .......................................................................................... 8
Hình 1.3: Bên Trong Chuồng Và Ao Làm Mát ............................................................ 8
Hình 1.4: Gà Cobb 500 .............................................................................................. 11
Hình 1.5: Gà Ross ..................................................................................................... 12
Hình 1.6: Gà Arbor Acres .......................................................................................... 13
Hình 1.7: Gà Cornish................................................................................................. 14
Hình 18: Gà Sasso ..................................................................................................... 15
Hình 1.9: Tủ Điều Khiển Có Nhiệt Độ ...................................................................... 29
Hình 3. 1: Biểu Đồ ẩm Độ Bình Quân Tại Trại .......................................................... 46
Hình 3. 2: Biểu Đồ Nhiệt Độ Bình Quân Tại Trại ...................................................... 47
Hình 3. 3: Gà Đi Phân Có Lẫn Máu; Gà Ngửa Lên Để Thở ....................................... 57
Hình 3. 4: Ruột Non Gà Bị Xuất Huyết Và Manh Trang Gà Bị Xuất Huyết............... 58
Hình 3.5: Biểu Đồ Trọng Lượng Bình Quân Của Gà Cobb 500 ................................. 59

Hình 3. 6: Tăng Trọng Bình Quân Đàn Gà Thí Nghiệm............................................. 60
Hình 3.7: Hệ Số Chuyển Hóa Thức Ăn ...................................................................... 62
Hình 3. 8: Biểu Đồ Tỉ Lệ Hao Hụt Đàn Gà Thí Nghiệm ............................................ 64


iv

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1. 1: Bảng Phân Loại Thức Ăn Theo Từng Giai Đoạn Gà .................................. 9
Bảng 1. 2: Thành Phần Dinh Dưỡng Các Loại Thức Ăn ............................................ 10
Bảng 3. 1: Ẩm Độ (%) Trung Bình Của Gà Theo Dõi ...……….…………………… 45
Bảng 3. 2: Nhiệt Độ Trung Bình Của Các Ô Qua 6 Tuần Nuôi (0C)........................... 46
Bảng 3. 3: Lịch Dùng Thuốc Và Vaccine .................................................................. 51
Bảng 3. 4: Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Gà .......................................................... 57
Bảng 3. 5: Các Loại Thuốc Sử Dụng Điều Trị ........................................................... 58
Bảng 3. 6: Trọng Lượng Bình Quân Của Gà Thịt Cobb 500 Từ 0 – 6 Tuần Tuổi
(G/Con) ............................................................................................................... 58
Bảng 3.7: Tăng Trọng Bình Quân Của Gà Thịt Cobb 500 Từ 0 – 6 Tuần Tuổi .......... 60
Bảng 3. 8: Tiêu Tốn Thức Ăn Của Gà Thịt Cobb 500 Từ 0 – 6 Tuần Tuổi
(G/Con/Tuần) ...................................................................................................... 61
Bảng 3. 9: Hệ Số Chuyển Hóa Thức Ăn Của Gà Thịt Cobb 500 Từ 0 - 6 Tuần Tuổi
(Kg Thức Ăn/Kg Tăng Trọng) ............................................................................. 62
Bảng 3. 10: Tỉ Lệ (%) Hao Hụt Của Gà Thịt Cobb 500 Từ 0 – 6 Tuần Tuổi .............. 63


1


LỜI CẢM ƠN
Sau khi học tập và rèn luyện trong nhà trường, được sự dìu dắt dạy bảo tận tình
của các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô khoa Khoa học Sinh học Ứng dụng bộ môn
Thú y, đến nay em đã thực tập xong và hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp của mình.
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, các thầy cô trong bô môn Thú y cùng toàn thể
thầy cô giáo trongkhoa.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ, nhân viên của Trại gà Nguyễn Hồng
Vân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS. Quách Thị Thanh Tâm đã
hết lòng tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành tốt
chương trình học tập và rèn luyện trong nhàtrường.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do thời gian có hạn và trình độ
bản thân còn hạn chế nên tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy
em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn đồng nghiệp
để tiểu luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Long, ngày tháng 07 năm 2020

Sinh viên Huỳnh Thành Trung


2

LỜI MỞ ĐẦU
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền
thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng số giá trị sản xuất của
nghành chăn nuôi nước ta. Những năm gần đây chăn nuôi gà ngày càng được đẩy
mạnh và không ngừng phát triển về cả số lượng và chất lượng sản phẩm với mục tiêu
chuyển đổi mạnh mẽ chăn nuôi gà nhỏ lẻ, phân tán, năng suất thấp sang hướng tập

trung, công nghiệp, năng suất, hiệu quả cao.
Để đạt được mục tiêu đó thì đòi hỏi các hộ nông dân, các trại chăn nuôi từng
bước áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: cải tạo giống, nâng
cao chất lượng thức ăn, thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh, chuyển từ phương
thức chăn nuôi truyền thống sang phương thức chăn nuôi công nghiệp có sự đầu tư
thỏa đáng về trang thiết bị, chuồng trại, con giống và thú y… chính vì lẽ đó, chăn nuôi
gà tập trung ngày càng phát triển trên cả nước nhằm tăng nhanh về số lượng, chất
lượng sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đảm bảo về sức khỏe cho
người tiêu dùng và môi trường sinh thái.
Xuất phát từ thực tiễn và để góp phần giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người
chăn nuôi, đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ ẩm độ đến sự sinh trưởng của gà
thịt Cobb 500 tại trại gà Nguyễn Hồng Vân” được tiến hành.
Mục đích
Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ ẩm độ đến sự sinh trưởng của gàthịt công
nghiệp.
Ho ̣chỏicác thao táckỹ thuâ ̣t chuyên ngành.
Ho ̣chỏikỹ năng giao tiế p trong thực tế , nghề nghiê ̣p.
Yêu cầu:
Biết được một số kiến thức chuyên ngành.
Có ý thức trong thực hiện công việc.


3

1. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Nghị định số: 50/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ về
việc thành lập xã thuộc các huyện Tân Hưng, Thạnh Hóa, Đức Huệ và Thủ Thừa, tỉnh
Long An. Thành lập xã Thạnh An thuộc huyện Thạnh Hóa trên cơ sở 6,489 ha diện
tích tự nhiên và 3,065 người của xã Thủy Tây.

Vùng Bắc Đông (phần thuộc huyện Thạnh Hoá) bây giờ là của xã Thạnh An.
Những con đường đang được mở rộng. Đường điện giăng ngang, giăng dọc thắp sáng
vùng bưng biền hoang vu thuở nào. Bắc Đông ngày nay đã thay đổi nhiều.
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Thạnh An là một xã thuộc huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, Việt Nam.
Xã Thạnh An có diện tích 64,89 km², dân số năm 2003 là 3065 người, mật độ
dân số đạt 47 người/km².

Hình 1.1: Bản đồ huyện Thạnh Hóa
(nguồn google map)

1.2.1 Vị trí địa lý
Phía Bắc giáp với Thị trấn Thạnh Hóa và Tây Bắc giáp với Thủy Tây
Phía Nam giáp với huyện Tân Phước – Tiền Giang.


4

Phía Đông giáp với Thủy Đông.
Phía Tây giáp với xã Tân Bình, Kiến Bình, Tân Hòa của huyện Tân Thạnh.
1.2.2 Thời tiết và khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng ĐBSCL
lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ
trung bình cao nhất 28,9oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 -1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh
thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần
biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời
mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời

sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82 %.
Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ
2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC. Biên độ nhiệt giữa các tháng
trong năm dao động từ 2 – 4 0C.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và
tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến
đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
1.2.3 Đất đai
Về phương diện địa chất - trầm tích thì chỉ có nhóm đất xám (phù sa cổ) thuộc
trầm tích Pleistocene, phần còn lại có nguồn gốc từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích
Holocene. Phần lớn đất đai Long An được tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều


5

tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các vùng thấp,
trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Qua điều tra cơ bản, Long An
có các nhóm đất chính :
Nhóm đất phù sa cổ: phân bổ ở địa hình cao 2 - 6 m so với mặt biển, bao gồm
các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hưng. Do địa hình cao thấp khác
nhau nên chịu tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn.
Nhóm đất phù sa ngọt: đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bổ chủ yếu ở các
huyện, thị: Tân Thạnh, Thị xã Tân An, Tân Trụ, Cần Đước, Bến Lức, Châu Thành và
Mộc Hóa.
Nhóm đất phù sa nhiễm mặn: phân bố ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu

Thành, Tân Trụ. Đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, thường bị nhiễm mặn trong mùa
khô.
Nhóm đất phèn: phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp Mười và kẹp giữa 2 dòng
sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Đất giàu chất hữu cơ, nồng độ độc tố trong đất cao
(Cl-, Al3+, Fe2+ và SO42-), mất cân đối nghiêm trọng NPK.
Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố trong vùng hạ tỉnh Long An và bị
nhiễm mặn trong mùa khô.
Nhóm đất than bùn: phân bổ ở phía Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện Thạnh
Hóa.
1.2.4 Nguồn nước:
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh và vào địa phận
Long An: diện tích lưu vực 6.000 km2, độ dài qua tỉnh 145 km, độ sâu từ 17 - 21 m.
Nhờ có nguồn nước hồ Dầu Tiếng đưa xuống 18,5 m3/s nên đã bổ sung nước tưới cho
các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và hạn chế quá trình xâm nhập mặn của tuyến
Vàm Cỏ Đông qua cửa sông Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông nối với Vàm Cỏ Tây qua
các kênh ngang và nối với sông Sài Gòn, Đồng Nai bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ,
Rạch Tra, sông Bến Lức.


6

Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền
tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt cho dân cư.
Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu thành sông Vàm Cỏ dài 35
km, rộng trung bình 400 m, đổ ra cửa sông Soài Rạp và thoát ra biển Đông.
Sông Rạch Cát (Sông Cần Giuộc) nằm trong địa phận tỉnh Long An dài 32 km,
lưu lượng nước mùa kiệt nhỏ và chất lượng nước kém do tiếp nhận nguồn nước thải từ
khu vực đô thị -TP Hồ Chí Minh, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của dân
cư.

Nhìn chung nguồn nước mặt của Long An không được dồi dào, chất lượng nước
còn hạn chế về nhiều mặt nên chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống.
Trữ lượng nước ngầm của Long An được đánh giá là không mấy dồi dào và chất
lượng không đồng đều và tương đối kém. Phần lớn nguồn nước ngầm được phân bổ ở
độ sâu từ 50 - 400 mét thuộc 2 tầng Pliocene - Miocene.
Tuy nhiên tỉnh có nguồn nước ngầm có nhiều khoáng chất hữu ích đang được
khai thác và phục vụ sinh hoạt dân cư trên địa bàn cả nước.
Khi gặp mưa lớn hoặc lũ về, kết hợp với triều cường thường gây ngập lụt ở khu
vực ven sông nhất là vùng hạ. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên nước mặt ở Long
An, ngoài giải pháp mở rộng kênh tạo nguồn, cần thiết phải xây thêm hồ chứa nước
phụ ở những khu vực thiếu nguồn.
Trong tương lai cần phải xác định rỏ trữ lượng nguồn nước ngầm, địa bàn phân
bổ, khả năng tái tạo để có kế hoạch khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững.
1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
1.3.1 Tổ chức và quản lý
Chăn nuôi gà tại trang trại theo hướng thịt, thời gian một lứa gà là 42 ngày,một
năm nuôi được 5 lứa, thời gian đầu tư ngắn và thu hồi vốn nhanh.


7

Trang trại đang tập trung chăn nuôi gà thịt theo hướng công nghiệp, hệthống
chuồng trại khép kín, cho gà ăn tự do bằng cám hỗn hợp ăn thẳngđược nhập từ công ty
thức ăn chăn nuôi Emivest.
Giống gà: Cobb 500 được mua từ công ty giống gia cầm của Emivest.
Lao động tại trang trại chăn nuôi: tổng số là 36 người trong đó:
1 bác sĩ
2 quản lý phụ trách quan sát tình trạng của gà để báo cáo
1 người phụ trách thu thập số liệu và nhập cám
32 công nhân mỗi trại có 2 công nhân có 16 trại.

1.3.2 Hoạt động sản xuất của trại
Hiện nay trang trại đang chăn nuôi theo quy trình khép kín, cho gà ăn tự do, có
máng ăn tự động, hệ thống cung cấp nước uống tự động, tạo điều kiện cho gà phát
triển tốt, hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi.
Chăn nuôi gà không cần hệ thống Biogas, bởi vì chất thải của chăn gà được sử
dụng bằng chất lót nguyên liệu là trấu, hết một lứa gà 42 ngày mới thay chất lót
chuồng nuôi.
Chất lót chuồng nuôi gà được tái sử dụng làm phân bón cho cây ăn quả rất tốt.
Nên mỗi kỳ xuất bán gà thay lót chuồng mới số chất thải rắn của gà và chất lót của
chuồng nuôi được bán cho những trang trại trồng cây ăn quả làm phân bón.
1.4 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI
1.4.1 Chuồng trại
Vị trí: chuồng nuôi gà nằm trên vùng đất cao ráo, thoáng mát, chung quanh
không có ao tù nước đọng. Vì ở nơi ẩm thấp lạnh lẽo như vậy gà thường bị cảm lạnh,
sổ mũi. Và nguy hiểm hơn chúng có thể bị lây nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm gây
hại cho sức khỏe nên ốm yếu và sinh sản kém.
Hướng chuồng: chuồng nuôi được bố trí xây dụng theo hướng Bắc – Nam.


8

Hình 1.2:Hướng chuồng
(nguồn ngày chụp 17/4/2020)

Dãy chuồng và kiểu chuồng:các dãy chuồng của trại gà Nguyễn Hồng Vân
được bố trí theo cách liên tiếp nhau ở giữa hai chuồng nuôi liên tiếp nhau là đường đi
vừa đủ để xe vào để xuất gà và một cái ao lớn để làm mát. Toàn bộ chuồng được thiết
kế theo phương pháp trại kín hoàn toàn.

Hình 1.3:Bên trong chuồng và ao làm mát

(nguồn ngày chụp 17/4/2020)

Mái chuồng: mái chuồng được thiết kế cách nhiệt tốt có thể làm giảm nhiệt độ
trong chuồng từ 3-5 độ C vào ngày nắng nóng. Được lộp bằng tôn lạnh và phía bên
trong có lau phông bằng tôn cách nhiệt.


9

Máng ăn: được thiết kế là hệ thống máng ăn tự động. Bao gồm bồn đựng cám,
máng ăn mô-tơ 3 pha, ống dẫn cám, lò xo dẫn cám, bộ phận nâng hạ, các thiết bị điện
để điều khiển.
Núm uống: núm uống cho gà được thiết kế một quai, tăng thêm không gian cho
gà dễ uống nước, không bị vướng. Có một chén nước ở dưới để đựng nước rơi từ núm
uống. Vòi ti có thể xoay 360o để gà có thể uống được nước ở bất cứ vị trí nào.
Xử lý chất thải: các chất thải trong quá trình nuôi được đựng vào bao và được
đốt ở cuối mỗi dãy chuồng. Các chất độn chuồng khi hết gà sẽ được các công ty thu
mua về để làm phân bón, xác gà chết hằng ngày được đem lên tủ đông và có xe vao
thu mua.
Cơ cấu đàn: trại gồm 16 chuồng nuôi. được thả 14 chuồng gà trắng giống Cobb
500 với số lượng gà được thả mỗi trại là 16400 con và 2 trại gà màu giống Sasso với
số lượng 21800 mỗi trại.
1.4.2. THỨC ĂN
Thức ăn trong chăn nuôi đã trở thành một trong những điều quan trọng nhất trong
chăn nuôi, là điều tất yếu trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất chăn nuôi.
Bảng 1.1:Bảng phân loại thức ăn theo từng giai đoạn gà
STT

Tên thức ăn


Ngày tuổi

1

8201

0 – 6 ngày tuổi

2

8202

7 – 13 ngày tuổi

3

9203

14 – 27 ngày tuổi

4

9204

28 ngày tuổi đến khi xuất chuồng


10

Bảng 1.2:Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn

Tên sản phẩm thức ăn của công ty Emivest
Chỉ tiêu
8201

8202

9203

9204

Độ ẩm (max)

13%

13%

13%

13%

Đạm thô (min)

22%

20,5%

19%

18%


Năng lượng (min)

2900 (Kcal/kg)

3000 (Kcal/kg)

3100 (Kcal/kg)

3100 (Kcal/kg)

Xơ thô (max)

4,0%

5,0%

5,0%

5,0%

Canxi (min-max)

0,7 – 1,5%

0,7 – 1,5%

0,7 – 1,5%

0,7 – 1,5%


0,5 – 1,2%

0,5 – 1,2%

0,5 – 1,2%

0,5 – 1,2%

Lysin (min)

1,28%

1,28%

1,2%

1,1%

Met &Cys (min)

0,91%

0,9%

0,88%

0,78%

Threonin (min)


0,84%

0,82%

0,77%

0,74%

Cát sạn (max)

1%

1%

1%

1%

Ash (max)

9%

9%

9%

9%

Aflatoxin (max)


30 (ppb)

30 (ppb)

30 (ppb)

50 (ppb)

Dạng

Mảnh

Mảnh

Viên

Viên

Phospho
(min-max)


11

1.4.3. NƯỚC UỐNG:
Nước uống cho gà được khoan trực tiếp từ giếng lên rồi được dự trữ bằng bồn có
dung tích là 6000 lít nước và từ đó sẽ được bom đến các chuồng nuôi và cho gà uống.
Mỗi 8 trại sẽ có 1 bồn 6000 lít để dự trữ nước.
1.5 GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ THỊT
1.5.1 Giống gà Cobb 500

Giống gà Cobb 500 bố, mẹ được công ty Emivest nhập từ Mỹ. Gà Cobb 500 bố,
mẹ được công ty nuôi để sản xuất gà con. Gà con sản xuất ra dùng để thả nuôi ở các
trang trại nuôi gia công cho công ty và một số bán ra thị trường.
Gà Cobb 500 là gà thịt cao sản, có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, thân hình bầu,
đẹp.
Tăng trọng nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp.
Sức đề kháng và việc thích nghi tốt, dễ nuôi, mau lớn.
Con trống nuôi 42 ngày tuổi nặng 2,8 - 2,9 kg/con, con mái nuôi 42 ngày tuổi
nặng 2,4 - 2,5 kg/con.

Hình 1.4: Gà Cobb 500
(nguồn ngày chụp 9/3/2020


12

1.5.2 Gà Ross 308
Nguồn gốc: hãng Ross breeder đươc̣ thành lập từ năm 1920 ở Anh, giố ng gà Ross
đươc̣ hìnhthànhvào năm 1978, đế n năm 1998 thì hơp̣ nhấ tvớicáchañ g Arbor Acres,
Nicholas Turkeys, Indian River brands, mặc dù hơp̣ nhấ t nhưng tên giố ng gà Ross
vẫntiế ptu ̣c giao dichthuươngma
̣
̣i trên thi ̣ trường thế giới: Ross 208, Ross 308, Ross
508, Ross 708. Việt Nam nhập gà Ross 208 năm 1993, trong quá trìnhpháttriể n nhập
thêm Ross 308, Ross 508.
Đặc điểm ngoại hình: lông màu trắng, màu đơn, ngực sâu rộng, cơ ngực và cơ
đùi phát triển, thịt thân chiếm tỷ lệ tương đối cao so với khối lượng sống.Là giống gà
thịt cao sản,cótỷ lệ sống cao 96%. Lúc 7 tuần tuổi đạt 2,3kg với tiêu tốn thức ăn 1,97
kg/kg tăng trọng; lúc 9 tuần tuổi đạt 3,19 kg tiêu tốn 2,3 kg/kg tăng trọng.


Hình 1.5:Gà Ross
(Nguồn: />

13

1.5.3Gà ArborAcres ( AA )
Gà có thân hình to cao cân đối, chân cao, ngực phẳng, đùi dài, ức phẳng, đùi,
lườn rất phát triển, cho thịt nhiều, tỷ lệ thịt lườn chiếm 16-17% và thịt đùi 15-16% so
với thịt xẻ. Lông gà có màu lông trắng tuyền. Da chân, mỏ màu vàng nhạt, mào cờ
(màu đơn), khả năng thích ứng rộng. Gà thịtArborAcres sinh trưởng nhanh, gà thịt
nuôi lúc 49 ngày tuổi con trống đạt trọng lượng 2,5 kg, con mái đạt trọng lượng 2,3 kg.
Lúc 49 ngày tuổi gà trống đạt 2,8 kg (2,4 - 2,5 kg), gà mái đạt 2,6 kg (2,3 -2,4 kg).
Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng từ 2,1 -2,2, kg. Giống gà này rất được ưu chuộng,
tuy nhiên vì lớn nhanh nên yêu cầu về nuôi dưỡng và kỹ thuật cao chỉ phù hợp với
những cơ sở chăn nuôi lớn.
Năng suất của đàn bố mẹ khối lượng lúc 20 tuần tuổi là 2,8-3,0 kg/con trống;
2,0–2,2 kg/con mái. Khi gà trống 7 tuần đạt trọng lượng 3,2 kg, gà mái: 2,6 kg. Gà
broiler 49 ngày tuổi nặng 2,2-2,5 kg, tiêu tốn 2,1-2,2 kg/kg tăng trọng. Khả năng đẻ
trứng trung bình 160 – 170 quả/mái/9 tháng đẻ, tỷ lệ phôi 95 %, tỷ lệ nở/trứng ấp 80 –
85%. Sản lượng trứng 180 -190 quả/mái/năm, vỏ trứng màu nâu. Năng suất trứng đến
66 tuần tuổi là 191 trứng/mái, tuổi đẻ 5% là 25 tuần, đẻ đỉnh cao (85 – 86%) lúc 31 –
34 tuần tuổi, gà thịt broiler 1 ngày tuổi/mái đầu kỳ là 155 con.

Hình 1.6:Gà ArborAcres
(Nguồn: />

14

1.5.4 Gà Cornish
Gà Cornish trắng có nguồn gốc từ giống gà chọi. Năm 1850, các nhà chọn giống

người Anh đã cho pha máu gà chọi địa phương với gà chọi Malixia và các già chọi
Azil để có giống gà mới mang tên Cornish. Đây là giống gà nặng cân chuyên dùng cho
việc sản xuất thịt. Gà Cornish được dùng làm dòng trống lai với các giống nặng cân
trung bình sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. Ban đầu, giống này tuy cho nhiều thịt nhưng
sản lượng trứng, khối lượng trứng còn thấp, tỉ lệ nở kém, gà con mọc lông chậm. Sau
này, người ta tiếp tục lai tạo và chọn lọc để nâng cao khả năng sản xuất của chúng và
đã đạt được hiệu quả
Gà trưởng thành con trống nặng 4-5kg, mái nặng 3,5-3,8kg. Gà có ngữ rộng và
sâu, đùi to nhiều thịt. Gà giống cho năng suất trứng 150-160 trứng/ năm, độ lớn trứng
từ 60- 65g và trứng có màu nâu. Gà thường được sử dụng làm dòng trống trong công
tác giống để tạo ra nhiều tổ hợp lai sản xuất gà thịt broiler.

Hình 1.7:Gà Cornish
(Nguồn: />

15

1.5.5 Gà Sasso
Là giống gà nặng cân của Pháp, đặc điểm giống gà này là khá đồng đều về ngoại
hình: lông màu vàng nâu, chân, da và mỏ có màu vàng, ức nở. Gà có lông màu nâu đỏ,
da vàng, da chân vàng. Giống gà Sasso có màu lông nâu đỏ, chân và mỏ có màu vàng,
da vàng, thịt ngon, được ưu chuộng. Hãng đưa ra sản xuất 18 dòng gà trống với mục
đích sử dụng khác nhau: Dòng nhẹ cân hoặc nặng cân với các đặc trưng như Lông đỏ,
đen, xám, hoặc trắng. Da vàng hoặc trắng, chân đen, xám hoặc vàng. Trụi cổ hay có
lông cổ.
Gà có màu lông nâu vàng hoặc nâu đỏ, màu đơn; chân, da, mỏ rất vàng, chất
lượng thịt tốt: thịt rắn, chắc, thơm ngon,có vị ngon đậm đà tương tự gà Ri của Việt
Nam. Gà Sasso có khả năng chống chịu bệnh tốt, chúng chịu được nóng và độ ẩm cao.
Gà có sức chịu đựng tốt với điều kiện nóng ẩm.
Gà lớn nhanh, lúc 2 tháng tuổi kể từ lúc bóc trứng, nuôi đúng kỹ thuật gà đạt 2,2

- 2,5 kg/con. Gà Sasso tận dụng được ngô, tấm, gạo, sắn và thức ăn thừa của lợn. Gà
đạt hiệu quả kinh tế cao kể cả nuôi thả vườn và tập trung. Sử dụng thức ăn hỗn hợp
hoàn chỉnh hoặc thức ăn đậm đặc phối trộn với các nguyên liệu khác.

Hình 18:Gà Sasso
Nguồn: />

16

1.6 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA GÀ THỊT
1.6.1 Nhu cầu và vai trò của năng lượng
Các chất hữu cơ trong thức ăn: hydratcacbon, mỡ, protein… cung cấp năng
lượng cho cơ thể gà phát triển, duy trì các hoạt động sống bình thường, duy trì nhiệt
độ, sản xuất thịt, trứng…Khi năng lượng dư thừa thì được tích lũy thành mỡ mà không
bị thải ra ngoài.
Yêu cầu năng lượng cho gà con tương đối cao, nhất là gà nuôi thịt 3000 - 3300
kcal/kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có tỷ lệ protein thích hợp. Năng lượng thấp gà
gầy, chậm lớn (Lê Hồng Mận, 2002).
Glucid là chất chủ yếu sản sinh năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể như: đi
lại, ăn uống. Trong khẩu phần thức ăn, tỷ lệ bột đường là lớn nhất. Thừa glucid sẽ
chuyển hóa thành mỡ dự trữ (lipid), lúc cần cơ thể huy động dùng cung cấp năng
lượng cho cơ thể. Ngoài chức năng năng lượng, glucid cũng tham gia cấu tạo các tế
bào và một số mô trong cơ thể (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999).
Lipid cung cấp năng lượng cho vật nuôi. Năng lượng đốt cháy chất béo trong cơ
thể động vật cao gấp 2 – 2,5 lần so với tinh bột và protein.
Tuy chất béo có chứa nhiều năng lượng, nhưng nhiệt lượng tỏa nhiệt khi chuyển
hóa chất béo ít hơn chuyển hóa chất đạm và chất bột đường nên trong mùa hè giải
quyết năng lượng cho gà bằng chất béo tốt hơn, giúp cho gà chống lại stress nhiệt tốt
hơn (Dương Thanh Liêm, 2003).
1.6.2 Nhu cầu và vai trò protein

Theo Dương Thanh Liêm (2003) protein có vai trò:
Protein tham gia cấu trúc tế bào, đơn vị quan trọng của sự sống. Ở gia cầm tế bào
lông vũ chủ yếu do protein cấu tạo nên, vì vậy nếu trong thức ăn thiếu protein gia cầm
sẽ mọc lông chậm.


17

Cấu tạo nên chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học như: enzyme,
hormone, tế bào thần kinh để điều khiển mọi hoạt động sống trong cơ thể. Cấu tạo nên
hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận chuyển, dịch gian bào.
Cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Chất kháng thể trong
máu chủ yếu là các γ-globulin. Một khẩu phần nếu thiếu protein sẽ làm cho cơ thể gia
cầm chống đỡ bệnh tật kém, đáp ứng miễn dịch sau khi chủng ngừa yếu.
Cấu tạo nên các chất thông tin di truyền, chủ yếu là các nucleoprotein.
Cấu tạo nên hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức năng sinh sản duy trì nòi
giống.
Protein bảo đảm cho cơ thể sinh trưởng, lớn lên bình thường. Nếu thiếu gia cầm
chậm lớn, chậm ra lông.
Sản phẩm thịt, trứng đều cấu tạo từ protein. Không đủ protein trong thức ăn,
năng suất chăn nuôi giảm. Protein tham gia cấu tạo các men sinh học, các hormone
làm chức năng xúc tác, điều hòa quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn
cho cơ thể. Tinh trùng gà trống, trứng gà mái đều cấu tạo từ protein. Đồng thời protein
còn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nhu cầu protein trong cơ thể là sự cân đối acid amin không thay thế. Đối với gà
con, gà dò nhu cầu protein là nhu cầu cho cơ thể và cho sự phát triển sinh trưởng của
các bộ phận mô cơ. Ở gà thịt mức sử dụng protein cho sự phát triển đến 64 % (Bùi
Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 1999).
Trong cơ thể gia cầm, nếu thiếu protein sẽ làm gia cầm non sinh trưởng chậm,
còi cọc, mọc lông kém, sức chống chịu lạnh yếu, thành thục chậm, đẻ trứng muộn.

Trên gia cầm trưởng thành giảm sức đẻ trứng, lòng trứng loãng, tỷ lệ ấp nở thấp. Sức
đề kháng bệnh của gia cầm kém. Hiệu giá kháng thể sau khi chủng ngừa không cao.
Gia cầm hay có những tập tính xấu, hay cắn mổ ăn thịt lẫn nhau, nhất là giai đoạn
sinh trưởng gà đang ra lông cánh và lông đuôi. Ở giai đoạn tỷ lệ đẻ cao, gà mái hay mổ
ăn trứng của chúng đẻ ra (Dương Thanh Liêm, 2002).


18

Protein được tạo thành từ nhiều acid amin. Acid amin gồm 2 nhóm là acid amin
không thay thế và acid amin thay thế.
Lê Hồng Mận (2002) thì nhóm acid amin không thay thế hay là thiết yếu: nhóm
acid amin này cơ thể không tổng hợp được mà phải cung cấp từ nguồn thức ăn, gồm
10 loại acid amin thiết yếu là: lysine, methionine, trythophan, threonine,
phenylalanine, histidine, leusine, isoleusine, arginine, valine.
Lysine có vai trò quan trọng nhất cho sinh trưởng, sinh sản đẻ trứng. Lysine cần
cho tổng hợp nucleoprotein, hồng cầu, trao đổi azot, tạo sắc tố melanin ở da và lông.
Thiếu lysine trong thức ăn làm tăng trọng chậm, giảm hồng cầu, chuyển hóa canxi,
photpho giảm, gây còi xương, cơ thoái hóa, rối loạn sinh dục.
Nhu cầu lysine trong thức ăn gà thịt là 1,1% – 1,2 %.
Methionine có vai trò quan trọng đến sinh trưởng, chức năng gan, thận, điều hòa
chuyển hóa lipid, chống mỡ hóa gan, cần thiết cho sinh sản tế bào, tham gia quá
trìnhđồng hóa, dị hóa của cơ thể. Thiếu methionine trong thức ăn làm mất tính thèm
ăn, gà ăn ít làm cho thiếu máu, thoái hóa cơ, nhiễm mỡ gan, hạn chế tổng hợp
hemoglobin, giảm sự phân hủy chất độc thải ra ngoài.
Nhu cầu methionine trong thức ăn: gà con 0 - 2 tuần tuổi 0,38 % - 0,4 %, gà 3 - 7
tuần tuổi 0,35 %.
Tryptophan có vai trò cho sinh trưởng gà con, gà giò, duy trì sức sống cho gà lớn,
điều hòa chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin, cần cho sự phát
triển của tinh trùng, phôi. Thiếu trytophan tỷ lệ ấp ở giảm, tuyến nội tiết bị phá hủy,

khối lượng cơ thể giảm.
Threonine có vai trò trong trao đổi và sử dụng đầy đủ các acid amin trong thức
ăn, kích thích sinh trưởng cho gia cầm non. Thiếu threonine làm giảm khối lượng
sống, azot bị thải theo nước tiểu. Nguồn thức ăn động vật có đủ threonine cho gia cầm.
Nhu cầu threonine trong thức ăn cho gà thịt 0,52 %.


19

Phenylalamine có vai trò trong duy trì hoạt động của tuyến thượng thận, tuyến
giáp, tham gia tạo sắc tố và độ thành thục của tinh trùng, phát triển phôi. Nhu cầu
phenylalamine cho gà thịt là 0,55 %.
Histidine có vai trò cho tổng hợp nucleotide, hemoglobin, cho sinh trưởng gà
con, gà giò. Histidine cần thiết để điều chỉnh trao đổi chất. Thiếu histidine trong thức
ăn gây nên thiếu máu, tính thèm ăn giảm, ăn ít, gà chậm lớn.
Nhu cầu histidine cho gà thịt là 0,30 % - 0,35 %.
Leucine có vai trò trong duy trì hoạt động của tuyến nội tuyến, tham gia tổng hợp
protid của plasma. Thiếu leucine thì cân bằng azot bị phá hủy, tính thèm ăn giảm, gà
con chậm lớn.
Nhu cầu leucine của gà thịt là 1,1 % - 1,2 %.
Isoleucine có vai trò cho trao đổi và sử dụng các acid amin trong cơ thể. Thiếu
isoleucine giảm sự ngon miệng của gà, cản trở sự phân hủy các vật chất chứa azot thừa
trong thức ăn thải qua nước tiểu, tăng trọng giảm. Isoleucine thường có đủ trong thức
ăn của gà.
Nhu cầu isoleucine của gà thịt là 0,85 %.
Arginine có vai trò sinh trưởng của gà con, tạo sụn xương, lông. Thiếu ariginine
gây chết phôi cao, gà phát triển kém. Nhu cầu arginine của gà thịt 0 - 5 tuần tuổi là
1,1%, 5 - 8 tuần tuổi là 1,02%.
Valine có vai trò hoạt động trong hệ thần kinh, tham gia tạo glucogen từ glucoz.
Thường có đủ valine trong thức ăn của gà. Nhu cầu valine cho gà thịt 0,65%.

Nhóm acid amin thay thế được: cơ thể gia cầm tự tổng hợp từ sản phẩm trung
gian trong quá trình trao đổi acid amin, acid béo và từ hợp chất chứa amino. Nhóm
nàygồm các loại alanine, aspaginine, cystine, aspartic, glycine, acid glutamic,
hydroproline, serine, proline, tyrozine, citruline, cysteine và hydroxylizine.
Mối tương quan giữa năng lượng và protein:


×