Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Lập kế hoạch Dự án Bán hàng Pin năng lượng mặt trời,và sản phẩm điện năng lượng mặt trời.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.37 KB, 25 trang )


Lập kế hoạch Dự án Bán hàng Pin năng lượng
mặt trời,và sản phẩm điện năng lượng mặt trời.
I. Giới thiệu về dự án
Nhận thấy nguồn năng nượng không còn nhiều, và hơn hết để tạo ra
nguồn năng lượng cần thiết để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thì lại ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường sống, như việc nếu muốn tạo ra điện thì phải xây
dựng nhà máy nhiệt điện hoặc thuỷ điện, nhiệt điện thì phải xử dụng than, nó
sẽ tạo ra khói CO2 ảnh hưởng tới bầu khí quyển, thuỷ điện thì phải xây dựng
tại những nơi có độ rốc cao, hơn nữa lại phải chặt phá rừng, nó ảnh hưởng
tới sinh vật sống tại đó, và lượng cây xanh mất đi sẽ không thể tạo ra O2 cho
bầu không khí trong lành. Nhận thấy sự cấp thiết phải tìm ra nguồn năng
lượng mới, các quốc gia đã đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu và tìm
ra nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng sạch, an toàn thân thiện với
môi trường, đó là nguồn năng lượng mặt trời.
Nhận thấy nhu cầu sử dụng năng lượng điện mặt trời sẽ ngày một tăng, lợi
ích mà nó mạng lại trong tương lai là rất lớn. Dự án sẽ cung cấp các thiết bị
nhằm sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Mục tiêu của dự án nhằm phục vụ các mục tiêu, yêu cầu sử dụng tiết kiệm
và hiệu quả, các dạng năng lượng sạch và năng lượng mới, tập trung vào
năng lượng mặt trời.
Bồi dưỡng kiến thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; tuyên
truyền, thông tin, quảng bá và truển khai hoạt động tiết kiệm năng lượng…
Tham mưu, triển khai chính sách tiết kiệm năng lượng; thực hiện hoạt động
truyền thông tiết kiệm năng lượng; tư vấn (tư vấn cho các doanh nghiệp, toà
nhà để tìm ra các giải pjaps khả thi, giảm chi phí năng lượng, tăng năng lực
cạnh tranh; tư vấn thiết kế xây dựng cho các công trình xây dựng, các toà
nhà sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả… ; từ vấn triển khải các dự án
sản xuất sạch hơn; tư vấn thành lập hệ thống quản lý năng lượng cho các toà
nhà…)
1. Thị trường sản phẩm của dự án


Thị trường mục tiêu của dự án:
Về địa điểm: chọn các thành phố lớn làm địa điểm tung sản phẩm ra đầu
tiên, sau khi thị trường này bão hoà, chuyển sang cung cấp cho các tỉnh,
huyện…
Về khách hàng: chọn đối tượng hộ gia đinh có thu nhập khá, các nhà máy
sản xuất, các văn phòng…
Tình hình kinh tế: nền kinh tế đang phục hồi, là cơ hội tốt để thực hiện dự
án;
Phân phối thu nhập và sức mua:
2. Công nghệ kỹ thuật của dự án
Hạ tầng viễn thông: hệ thống truyền dẫn cáp quang và hệ thống kết nối dịch
vụ.
Hạ tầng công nghệ thông tin: hệ thống cáp truyền thông (cho voice, video,
data, các hệ thống cảnh báo, quản trị…); hệ thống điện nguồn cung cấp; các
hệ thống hỗ trợ khác như hệ thống chống sét, hệ thông cảnh báo…
Thiết kế và xây dựng website.
Thiết bị kỹ thuật văn phòng: 2 laptop (4 laptop); 8 PC; 6 printer; 4 colour
printer; 2 scanner;4 fax;
Địa điểm triển khai: khu đô thị mới Mỹ Đình.
3. Tài chính của dự án
Chi phí hạ tầng viễn thông: 15.000.000
Chi phí hạ tầng công nghệ thông tin: 20.000.000
Chi phí xây dựng website: 15.000.000
Chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân lực: 30.000.000
Chi phí phát sinh và dự phòng: 60.000.000
Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh: 80.000.000
Chi phí thiết bị văn phòng: 80.000.000
(Chi phí thuê văn phòng: 40.000.000/ 1 năm)
Tổng chi phí đầu tư: 300.000.000
Doanh thu trung bình/1 năm: 2.300.000.000

Doan thu trung bình/1 tháng: 200.000.000
Lợi nhuận trung bình ước tính/1 năm: 1.600.000.000
4. Hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án
Thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng thiếu năng lượng trong
vòng 5 năm tới, vì tốc độ cạn kiệt tại hầu hết các mỏ dầu trên thế giới diễn ra
nhanh hơn dự đoán. Vì vậy cần có giải pháp tiết kiệm năng lượng ngay từ
lúc này, và phải nghĩ đến các nguồn năng lượng thay thế khác, phải nghĩ đến
sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng của mình; và sản phẩm năng lượng điện
mặt trời của dự án chính là sự lựa chọn hoàng hảo cho khách hàng, và nó
cũng là lựa chọn hoàn hảo cho sự phát triển kinh tế-xã hội.
Dự án sẽ mang lại nguồn năng lượng sạch.
Thân thiện với môi trường.
Đảm bảo cho môi trường sống không bị ảnh hưởng.
Tính kinh tế: với nhu cầu lớn hiện tại và trong tương lai. Dự án sẽ mang lại
nguồn lợi nhuận lớn. Tính trung bình 10 người thỉ sẽ có 1 người mua thiết bị
sử dụng năng lượng mặt trời, điều này cho thấy tiềm năng kinh tế khi đầu tư
vào dự án là khả thi.
II.Phân tích dự án TMDT
1. Phân tích kỹ thuật
1.1Mục đích
 Giúp cho việc lựa chọn các giải pháp thích hợp và hiệu quả nhất cho
tổ chức hoạt động dự án TMĐT
 Làm cơ sở để đánh giá kế hoạch kinh doanh,
 Làm tiền đề cho phân tích tài chính và phân tích kinh tế sau này
 Loại bỏ các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật để hạn chế rủi ro và
tránh tổn thất to lớn về kinh tế cho DN và Xã hội
 Đưa ra những quyết định đúng đắn về mặt kỹ thuật để giúp dự án này
thực hiện có hiệu quả dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí và các nguồn
lực
1 .2 Phân tích lựa chọn hình thức đầu tư

 Mục đích: Việc lập ra dự án TMĐT bán mặt hàng điện năng lượng
mặt trời như: pin mặt trời, đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời là rất
cần thiết hiện nay, và nhất là ở Việt Nam. Vì hiện nay, như chúng ta
đã thấy, Nhà máy điện của Việt Nam thì rất ít, mà phải sử dụng điện
cho toàn cả nước là rất nhiều, vì vậy việc nghiên cứu và bán các mặt
hàng sử dụng năng lượng mặt trời để khỏi chạy bằng điện, bằng xăng
là một cách để tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng một cách lâu dài
và cũng là một cách tiết kiệm tài nguyên cho toàn đất nước.
 Hình thức đầu tư : Áp dụng TMĐT vào việc kinh doanh của dự án đòi
hỏi vấn đề kỹ thuật rất cao như: công nghệ, máy móc, thiết bị, …vì
vậy việc đầu tư vào những việc đó cũng được chú trọng nhất là đối
với mặt hàng kinh doanh ở đây là Pin mặt trời, đèn chiếu sáng năng
lượng mặt trời, những mặt hàng rất mới ở thị trường Việt Nam. Nên
không chỉ đầu tư chủ yếu về chất lượng mặt hàng, số lượng mặt hàng
mà phải đầu tư vào các vấn đề xung quanh nó như: Marketing, …để
công suất thực hiện được tốt hơn. Có như vậy thì dự án kinh doanh
này mới khả thi được.
1.3 Phân tích lựa chọn công suất và công nghệ
 Phân tích lụa chọn công suất:
 Với dự án này sẽ được thực hiện trong vòng 1 tháng.
 Với mục tiêu: tiết kiệm việc sử dụng điện cho mọi người
 Việc kinh doanh sẽ áp dụng chủ yếu bằng hình thức TMĐT:
mua bán kinh doanh trực tuyến, thanh toán giao dịch bằng thẻ,

 Phân tích lựa chọn công nghệ, thiết bị, máy móc:
 Phần cứng phần mềm: do dự án kinh doanh này đòi hỏi sự chú
trọng về vấn đề công nghệ rất cao…nên việc áp dụng các phần
mềm trong quản lý như: quản lý khách hàng CRM, phần mềm
tích hợp SCM , sẽ được áp dụng đồng thời nhằm tạo sự liên kết
chặt chẽ giữa các thành viên trong việc quản lý cũng như tìm

hiểu về nhu cầu của khách hàng sẽ tốt hơn.
 Các thiết bị máy móc: Dự án này chắc chắn sẽ không thiếu
được các thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh
như: Máy tính, máy in, máy fax, máy photo, máy scan, điện
thoại…. Đây cũng chính là các phương tiện để liên lạc, lưu trữ
thông tin của khách hàng, các vấn đề liên quan tới sản phẩm
kinh doanh của dự án
 Thiết lập website: Với hình thức kinh doanh của dự án là B2C.
Dự án kinh doanh thương mại điện tử với mặt hàng như: đèn
sân vườn Plastic , đèn bằng nhôm….tất cả đều được hoạt động
bằng năng lượng mặt trời. Vì vậy để mọi người có thể biết đến
loại sản phẩm này cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp thì
việc lập website là rất quan trọng đòi hỏi sự tỉ mỉ và cận thẩn.
2. Phân tích tài chính
2.1.1 Mục đích
• Xem xét nhu cầu và đảm bảo của các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện
các dự án có hiệu quả.
• Đánh giá hiệu quả hoạt động của dự án theo quan điểm hạch toán kinh tế của
doanh nghiệp
• Phân tích tài chính cung cấp các thông tin cần thiết để nhà đầu tư ra quyết
định đúng
2.1.2 Thời gian hòa vốn

Ti = = = 0.1875( năm ) = 67.5
(ngày)
2.1.3 Tỷ lệ sinh lời

Tỷ suất LN = = = 5.3
2.1.3 Điểm hòa vốn


Sản lượng hòa vốn = = = 182 (sản phẩm)

Doanh thu hòa vốn =P x Qhv = 675.000 x 182
=122.850.000(VND)
2.1.4 Tiêu chuẩn hiện giá
Khấu hao theo phương pháp đường thẳng với M1=M2=…=M5=18.000.000
n
NPV = ∑ - ICO
i=o

với n= 5 ; T1= T2=T3=T4=T5=1.618.000.000, r = 10%, ICO= 300.000.000
=>NPV=5.833.492.993
3. Phân tích kinh tế
3.1 Mục đích
 Đánh giá hiệu quả của DAKD dưới góc độ nền kinh tế và xã hội, trên
cơ sở so sánh những lợi ích kinh tế - xã hội mà DA mang lại với
những chi phí kinh tế - xã hội mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra để
có được những lợi ích đó
• Việc xây dựng dự án kinh doanh mặt hàng chạy bằng năng
lượng mặt trời này sẽ giúp cho nhà nước tiết kiệm được nguồn
điện rất lớn, nhất là với tình hình hoạt động của nhà máy điện
của Việt Nam hiện nay là rất ít mà nhu cầu sử dụng điện của
người dân và các doanh nghiệp, trường học, …thì rất nhiều.
• Tuy nhiên, vì đây là loại mặt hàng kinh doanh cũng mới mẻ ở
Việt Nam nên việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh này cũng
khá tốn kém như: việc mua sản phẩm, đầu tư cho thiết bị máy
móc, tìm hiểu nhu cầu của thị trường, và đặc biệt là các doanh
nghiệp kinh doanh về mặt hàng này cũng ít, các nhà máy sản
xuất các thiết bị chạy bằng năng lượng mặt trời ở Việt Nam còn
ít. Nên việc kinh doanh của dự án cũng sẽ gặp nhiều khó khăn

trong việc tìm nhà cung ứng. Chủ yếu là phải tìm nhà cung ứng
từ nước ngoài.
3.2 Xác định các lợi ích kinh tế xã hội của DAKD
 Tiết kiệm kinh phí, tiền cho Nhà Nước, quốc gia: Việc sử dụng
nguồn điện sẽ ít hơn
 Tiết kiệm chi phí phải trả tiền điện cho người tiêu dùng
 Tạo công ăn việc làm cho người lao động
 Không gây ô nhiễm cho môi trường, xây dựng môi trường xanh
sạch đẹp hơn.
Nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng
Cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế trong những thập kỷ qua thì nhu
cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Nhưng
đồng thời, phát triển cũng đưa Việt Nam đối mặt với sự cạn kiệt dần nguồn
nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu cao, sự phụ thuộc nhiều hơn vào giá
năng lượng thế giới....
Dự báo nhu cầu năng lượng cho thấy tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm
2010, 2020 và 2025 sẽ là 48, 84 và 97 triệu tấn dầu tương đương; tốc độ
tăng nhu cầu năng lượng thương mại trong giai đoạn 2001-2025 sẽ trong
khoảng 8,6% đến 9,7% một năm.
Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt
Nam đến 2 lần trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1. Tiềm
năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành
sứ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng có thể đạt trên 20%; lĩnh
vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới 30%, khu vực sinh
hoạt và hoạt động dịch vụ có tiềm năng tiết kiệm năng lượng không nhỏ mà
để thực hiện cũng cần đầu tư lớn để đổi mới công nghệ.
Sự tham gia của năng lượng tái tạo trong cân bằng năng lượng quốc gia và
phát triển điện năng từ năng lượng tái tạo sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng
lượng và phát triển bền vững, ngoài ra năng lượng tái tạo có vai trò quan
trọng đối với phát triển điện khí hóa nông thôn, cung cấp điện cho những

khu vực vùng sâu vùng xa mà lưới điện không thể tới được, đáp ứng mục
tiêu điện khí hoá nông thôn của Chính phủ.
III. Thẩm định dự án Thương Mại Điện Tử.
3.1 Cơ sở pháp lý của việc thẩm định dự án.
- Dự án dự án bán mặt hàng điện năng lượng mặt trời : Pin Mặt trời,
Đèn chiếu sáng bằng Năng lượng Mặt trời thuộc nhóm C với tổng mức
vốn đầu tư 300 triệu đồng
+ Thẩm quyền cho phép đầu tư:
Xin giấy phép đầu tư dự án ở ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và giấy
phép đầu tư ở sở kế hoạch đầu tư.
- Các yêu cầu về thẩm định
Đối với mọi dự án Thương Mại Điện Tử cần phải thẩm định về:
- Quy hoạch xây dựng
- Các phương án kiến trúc
- Công nghệ - kỹ thuật
- Sử dụng đất đai, tài nguyên
- Bảo vệ môi trường sinh thái
- Phòng chống cháy nổ
- Các khía cạnh xã hội khác
- Thủ tục thẩm định
● Chủ đầu tư lập dự án tiền khả thi (nếu có) và dự án khả thi
● Chủ đầu tư trình dự án lên các cấp có thẩm quyền đầu tư xét duyệt
● Các cấp có thẩm quyền thông qua dự án tiền khả thi bằng văn bản
● Sở kế hoạch và đầu tư thẩm định và trình lên bộ xem xét, quyết định .
Thời gian thẩm định dự án:Theo Nghị định 42CP, ngày 16/7/1996 của
Thủ tướng, Các dự án thuộc nhóm C không quá 20 ngày.
- Quyết định đầu tư và cho phép đầu tư bao gồm những nội dung
sau :
● Tên dự án
● Chủ đầu tư

● Quy mô
● Khu vực, địa điểm – địa bàn triển khai dự án, diện tích chiếm đất
● Các quy định phải thực hiện
● Các ưu tiên, ưu đãi
● Các điều cấm
● Tổng mức đầu tư, nguồn tài trợ, tiến độ
● Các nghĩa vụ của chủ đầu tư
● Các điều khoản thi hành
3.2 Tiến hành thẩm định
Phương Pháp : Thẩm định theo phương pháp trình tự
- Quan điểm chung:
Thẩm định phải theo trình tự lô gíc biện chứng từ tổng quát đến chi tiết, từ
khâu trước làm quyết định cho khâu sau.
Thông thường, người ta tiến hành thẩm định từ tổng quát đến chi tiết
+Thẩm định tổng quát:
Việc thẩm định dựa vào các nội dung cần thẩm định(theo quy định đối với
các cấp) để xem xét tổng quát, phát hiện các vấn đề hợp lý hoặc chưa hợp lý
cần phải nghiên cứu sâu thêm hoặc điều chỉnh lại cho hợp lý.
- Thẩm định tổng quát cho phép ta hình dung khái quát về dự án
+ Thẩm định chi tiết:
● Tên dự án TMDT: Dự án bán mặt hàng điện năng lượng mặt trời :
Pin Mặt trời, Đèn chiếu sang bằng Năng lượng Mặt trời online
● Chủ đầu tư… …….
● Quy mô : vua`
● Địa điểm triển khai: khu đô thị mới Mỹ Đình.
● Đã thực hiện đầy đủ các hồ sơ thủ tục cấp phép đăng ký,công nhận
quyền cung cấp dich vụ.
- Cam kết thực hiện quy định về Luật Giao dịch điện tử Việt Nam
● Các ưu tiên, ưu đãi,các điều cấm thực hiện đúng trong luật thương mại
điện tử Việt Nam

● Tổng mức đầu tư : 300.000.000 VND
● Nguồn tài trợ : Vốn chủ sở hữu
● Các nghĩa vụ của chủ đầu tư, các điều khoản thi hành thực hiện theo
quy đinh của chính phủ.
3.3 Kỹ thuật thẩm định dự án thương mại điện tử.

×