Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Pleiku

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.62 KB, 60 trang )

MỤC LỤC
3

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở pháp lý......................................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................................3
3. Mục tiêu của kế hoạch sử dụng đất năm 2016...................................................................3
4. Nội dung báo cáo
4
Phần I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
5
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường...................................................................5
1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................5
1.2. Các nguồn tài nguyên.....................................................................................................7
II. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội..................................................................................9
2.1. Lĩnh vực Kinh tế.............................................................................................................9
2.2. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội:..........................................................................................12
III. Đánh giá chung về điều kiện tư nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường............................13
3.1. Thuận lợi.......................................................................................................................13
3.2. Khó khăn, hạn chế.........................................................................................................14
Phần II KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM TRƯỚC

16

I. Đánh giá kết quả đạt thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước....................................16
1.1. Hiện trạng sử dụng đất..................................................................................................16
1.2. Đánh giá kết quả đạt thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước................................20
II. Đánh giá những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước......................23
III. Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước. . .24


25

PHẦN 3 KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. Chỉ tiêu sử dụng đất..........................................................................................................25
II. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực.................................................................26
2.1. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất.........................................................26
2.2. Nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.........................................27
III. Tổng hợp và cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất...............................................................34
3.1. Nhóm đất nông nghiệp..................................................................................................38
3.2. Nhóm đất phi nông nghiệp............................................................................................39
3.3. Đất chưa sử dụng...........................................................................................................42
IV. Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích..................................................................42
V. Diện tích đất cần thu hồi.................................................................................................46
VI. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng................................................................48
VII. Danh mục các công trình, dự án trong năm kế hoạch..................................................50
VIII. Dự kiến các khoản thu chi liên quan đến đất đai trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016
..............................................................................................................................................55

1


PHẦN 4 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

57

4.1. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.................................................57
4.2. Các biện pháp về quản lý hành chính...........................................................................57
4.3. Các giải pháp về kinh tế................................................................................................57
4.4. Các giải pháp về kỹ thuật..............................................................................................58

4.5. Giải pháp về nguồn lực, khoa học và công nghệ..........................................................58
4.6. Các giải pháp về tổ chức thực hiện...............................................................................58

59

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận............................................................................................................................59
2. Kiến nghị..........................................................................................................................59

61

BIỂU SỐ LIỆU
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Tổng hợp diện tích các nhóm đất chính của thành phố Pleiku...............................7
Bảng 2: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp tính đến 30/09/2015 thành phố Pleiku.............17
Bảng 3: Diện tích, cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp........................................................19
Bảng 4: So sánh kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt và hiện trạng sử dụng đất...............20
Bảng 5: Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2016..............................................................25
Bảng 6: Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2015 chưa thực hiện hết. 26
Bảng 7: Nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp..........................................................27
Bảng 8: Nhu cầu sử dụng đất ở...........................................................................................27
Bảng 9: Nhu cầu sử dụng đất trụ sở cơ quan.....................................................................29
Bảng 10: Nhu cầu sử dụng đất giao thông.........................................................................30
Bảng 11: Nhu cầu sử dụng đất cơ sở giáo dục đào tạo......................................................31
Bảng 12: Nhu cầu sử dụng đất sơ sở văn hóa....................................................................32
Bảng 13: Khu vực cần chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện việc nhận chuyển
nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.........................34
Bảng 14: Cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất giữa các ngành, lĩnh vực và phân bổ đến từng

đơn vị hành chính cấp xã....................................................................................................35
Bảng 15: So sánh số liệu hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất.......................37
Bảng 16: Diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong năm kế hoạch đến từng đơn vị
hành chính cấp xã...............................................................................................................44
Bảng 17: Diện tích đất cần thu hồi năm 2016....................................................................46
Bảng 18: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng.....................................................49
Bảng 19: Danh mục các công trình, dự án trong năm kế hoạch........................................50
Bảng 20: Dự tính thu, chi từ đất theo phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của thành
phố Pleiku............................................................................................................................56

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật đất đai 2013, Điều 52, Khoản 1 quy định “căn cứ để giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là kế hoạch sử dụng đất hàng năm của
cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”. Ngoài ra Luật đất
đai 2013 quy định kế hoạch sử dụng đất cấp huyện (thành phố) được lập hàng năm;
do đó, cần phải tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Pleiku phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất của thành phố đã được phê duyệt, làm căn cứ để giao
đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, chủ động khai thác và phát
huy hiệu quả nguồn lực đất đai để thực hiện các công trình, dự án phát triển nền kinh
tế - xã hội của thành phố Pleiku.
1. Cơ sở pháp lý
Báo cáo kế hoạch sử dụng đất thành phố Pleiku được xây dựng dựa trên các
căn cứ pháp lý chủ yếu sau:
- Luật Đất đai ngày 19 tháng 11 năm 2013.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định số 43/2014/NĐCP và nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ.
- Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc
triển khai thi hành Luật đất đai.
- Công văn số 2505/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 18/6/2014 về việc triển khai
một số nội dung quản lý đất đai khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành.
2. Cơ sở thực tiễn
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011-2015) của thành phố Pleiku.
- Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Pleiku đến năm 2016.
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Pleiku năm 2016.
- Kết quả thống kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 và dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 201 5 của thành phố
Pleiku.
- Số liệu thống kê tình hình thực hiện kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố.
- Kế hoạch sử dụng đất của các ngành trên địa bàn thành phố, các quy hoạch
chuyên ngành cấp tỉnh có liên quan đến thành phố.
- Các văn bản liên quan khác.
3. Mục tiêu của kế hoạch sử dụng đất năm 2016
Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Pleiku hướng vào các mục
3


đích chính sau:
1. Kiểm tra, đánh giá hiện trạng và tiềm năng đất đai của thành phố Pleiku
làm cơ sở cho việc phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất một
cách hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2016.
2. Cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai,

các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, quy hoạch sử dụng đất
của tỉnh Gia Lai, của thành phố Pleiku đã được phê duyệt. Làm căn cứ cho các xã,
phường, đơn vị quản lý, sử dụng đất xây dựng phương án sử dụng đất theo quy
hoạch, kế hoạch đã được duyệt.
3. Làm căn cứ pháp lý để quản lý đất đai theo pháp luật, thực hiện tốt các
quyền của người sử dụng đất, bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái, phát triển và sử
dụng tài nguyên đất có hiệu quả và bền vững.
4. Nội dung báo cáo
Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai, Uỷ ban nhân dân thành phố Pleiku chỉ đạo
phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp đơn vị tư vấn cùng các phòng ban trong
thành phố lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Pleiku.
Báo cáo kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Pleiku gồm các nội dung
chính sau:
Phần I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Pleiku
Phần II: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
Phần III: Lập kế hoạch sử dụng đất
Phần IV: Giải pháp tổ chức thực hiện
Ngoài ra báo cáo còn có phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các phụ biểu,
bản đồ: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ kế hoạch sử dụng đất.

4


Phần I
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
I. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Pleiku có tổng diện tích tự nhiên là 26.076,85ha, là trung tâm

chính trị, văn hoá và kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai, thành phố có địa giới hành
chính như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Chư Păh;
- Phía Đông giáp huyện Đăk Đoa;
- Phía Nam giáp huyện Chư Prông;
- Phía Tây giáp huyện Ia Grai.
Có toạ độ địa lý như sau:
- Kinh độ Đông từ 107o49’30’’ đến 108o06’22’’;
- Vĩ độ Bắc từ 13050’00’’ đến 14004’ 44’’.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Pleiku nằm ở khoảng trung tâm cao nguyên Pleiku, sản phẩm phun
trào của đá Bazan bao phủ hầu hết diện tích tạo nên dạng địa hình cao nguyên lượn
sóng, trừ một phần nhỏ diện tích ở phía Bắc và phía Tây Nam còn sót lại đỉnh núi
Granít có độ cao trên 1.000m là dung nham của phức hệ vân canh tuổi Trias với dạng
địa hình núi trung bình.
Độ cao tương đối của Pleiku vào khoảng 700-800m, như vậy cao hơn hẳn so
với độ cao trung bình toàn cao nguyên, Pleiku có hai đỉnh cao hơn 1000m, ở phía
Bắc có đỉnh Chư Jôr (1042m), phía Nam có đỉnh Hàm Rồng (1028m).
Địa hình thành phố Pleiku có xu hướng thấp dần về hai phía: Tây Bắc và Đông
Nam, là nơi bắt nguồn của nhiều suối nhánh thuộc các hệ thống suối lớn lân cận
thành phố. Nhìn chung thành phố có ba dạng địa hình chính:
+ Địa hình núi trung bình.
+ Địa hình cao nguyên lượn sóng (trung bình và mạnh).
+ Địa hình vùng thung lũng.
Trong đó dạng địa hình cao nguyên lượn sóng là chủ yếu, mức độ lượn sóng
từng khu vực khác nhau.
1.1.3. Khí hậu
Thành phố Pleiku mang nét đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè mát
dịu, mùa đông khô và lạnh, biểu hiện là sự phân hoá và tương phản sâu sắc giữa hai
mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,

tổng số giờ nắng trung bình 2.292 giờ/năm.
Nhiệt độ tương đối điều hoà, mùa nóng không rõ rệt, nhiệt độ trung bình, lượng
mưa trung bình, biên độ nhiệt năm so với một số nơi khác thường thấp hơn. Theo

5


quan trắc của trạm khí tượng thuỷ văn Pleiku ở toạ độ, độ cao quan trắc 800m cho
thấy.
+ Nhiệt độ khí hậu
- Nhiệt độ trung bình năm : 220C.
- Nhiệt độ tối cao:
360C (tháng 4).
- Nhiệt độ tối thấp:
50C (tháng 01).
- Nền nhiệt độ hầu như không phân hoá theo mùa, sự thay đổi nhiệt độ qua các
tháng chênh lệch rất ít khoảng 0,1 0C- 3,20C, dao động nhiệt độ ngày và đêm khá
mạnh từ 6,60C-140C.
+ Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm 81,6%, tháng có độ ẩm trung bình đạt trị số cao nhất
35% và độ ẩm thấp nhất tuyệt đối có thể xuống đến 12% rơi vào tháng 3, mùa khô từ
tháng 1-2-3, độ ẩm thấp nhất trung bình đạt 7% (tháng 3).
Tổng số giờ nắng trung bình 2292 giờ/năm, số ngày không có nắng trung bình
21 ngày. Tháng 2, 3 có giờ nắng lớn nhất. Tổng lượng bốc hơi cả năm 1163mm.
Lượng bốc hơi trung bình ngày 2,6mm, ánh sáng 5,7 giờ/ngày.
Điều kiện nhiệt của vùng hơi hạn chế, tổng tích ôn 8.000°C. Điều kiện ẩm
phong phú nhưng phân bố không đều theo các tháng trong năm.
+ Mưa
Mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 chiếm 90% lượng mưa cả
năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 7.

Tổng lượng mưa bình quân năm 2.861mm (Rmax:3.159mm). lượng mưa ngày
lớn nhất 189mm ( Rmin: 1.570mm). Số ngày mưa bình quân năm 142 ngày, số ngày
mưa với cường độ 100mm/s trong năm là 1,4 ngày, lượng mưa biến đổi lớn (chênh
lệch năm mưa nhiều mưa ít đến hai lần).
Từ những đặc điểm trên, thấy rằng khí hậu thành phố Pleiku có đặc điểm nỗi
bật là tính phân mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài 6 tháng, ẩm độ giảm, lượng bốc hơi gây
khô hạn nghiêm trọng. Hơn nữa hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Tây Nam.
Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa khô hướng Đông Bắc chiếm ưu thế
70% tần suất, mùa mưa hướng Tây Nam và Tây chiếm ưu thế 40- 50% tần suất. Vận
tốc gió trung bình 3,6m/s lớn nhất 18m/s, gió mạnh vào mùa khô vì vậy cần phải tính
đến để có biện pháp hữu hiệu cho sản xuất.
1.1.4. Thuỷ văn
Thành phố Pleiku nằm trong lưu vực sông Sê San. Trên địa bàn có 2 nhánh suối
chính là suối Ia Puch và suối Ia Rơnhing cùng các nhánh suối phụ chạy qua đáng kể
là suối IaRơnhing mô đun dòng chảy trung bình 45l/skm 2.
Nhánh suối Ia Rơdung và thượng nguồn là suối IaRơmak chảy qua phía Đông
và Đông Bắc Thành phố, chiều dài 25km, lưu vực 89km 2.
Nhánh suối Ia Kiêm chảy qua phía Tây và Tây Nam Thành phố Pleiku, chiều
dài 20km, lưu vực 60km2.
+ Về nước ngầm:
6


Theo tài liệu điều tra địa chất thủy văn khả năng chứa nước của phức hệ đất đá
Ba zan vùng Pleiku khá dồi dào. Lưu lượng các giếng khoan thường đạt 3-5 l/s, chất
lượng nước rất tốt.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất:
Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại lập bản đồ đất tỉnh Gia Lai theo
phương pháp định lượng FAO/WRB, 98 trong khuôn khổ dự án NIAP/KU.Leuven

(1999) trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000. Trên địa bàn thành phố Pleiku có 4 nhóm đất
chính sau:
Bảng 1: Tổng hợp diện tích các nhóm đất chính của thành phố Pleiku
STT
I
1
2
3
4
II
1
III
1
IV

TÊN ĐẤT
Nhóm đất đỏ vàng
Đất nâu tím trên đá macma bazơ
Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ
Đất nâu vàng trên đá macma bazơ
Đất nâu thẩm trên đá macma bazơ
Nhóm đất xám
Đất xám trên đá macma axit
Nhóm đất đen
Đất đen trên đá sản phẩm bồi tụ bazan
Sông, suối, hồ
Tổng cộng

DIỆN TÍCH
(Ha)

20.883,34
421,25
19.533,92
180,09
748,08
710,62
710,62
4.345,43
4.345,43
259,95
26.199,34

TỶ LỆ
(%)
79,71
1,61
74,55
0,69
2,86
2,71
2,71
16,59
16,59
0,99
100,0

1.2.2. Tài nguyên nước:
a. Nguồn tài nguyên nước mặt:
Với địa hình phần lớn nằm ở khoảng trung tâm cao nguyên Pleiku tuy nhiên
so với các địa phương khác thành phố Pleiku có nguồn nước mặt khá dồi dào được

cung cấp từ các hệ thống sông chính bao gồm:
- Suối Ia Rơdung: Được dùng làm ranh giới hành chính phía Đông Nam của
thành phố với tổng chiều dài khoảng 13km, được bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Hdrông,
chảy theo hướng Bắc-Nam, lưu lượng nước dồi dào vào mùa mưa, mô đun dòng
chảy trung bình 45l/skm². Hiện nay 2 bên lưu vực suối nhân dân đã canh tác trồng
lúa 2 vụ bằng phương pháp tưới tự chảy. ở khu vực thượng nguồn nhân dân sử dụng
nguồn nước để trồng cây công nghiệp dài ngày.
- Suối Ia Rơmak: Chảy qua thành phố Pleiku 9km về phía Đông và Đông Bắc,
lưu vực 89km². Suối Ia Rơmak bắt nguồn từ cao điểm 782 thuộc địa phận xã Biển
Hồ thành phố Pleiku được chảy theo hướng Bắc Nam và Đông Đông Nam, lưu
lượng nước tương đối dồi dào vào mùa mưa, ở hai bên lưu vực nhân dân đã trồng lúa
2 vụ và một vụ, một số trồng hoa màu, rau xanh.
- Suối Ia Pơ tâu: Chảy ngang qua thành phố Pleiku khoảng 5km thuộc địa bàn
phường Thống Nhất và Xã Trà Đa, được bắt nguồn từ cao điểm 768, dòng chảy theo
hướng Đông Tây, lưu lượng nước dồi dào, ở hai bên lưu vực nhân dân đã trồng lúa 2
vụ.
7


- Suối Ia Xoi: Chảy qua trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7,5km, dòng chảy
theo hướng Nam Bắc, lưu lượng nước ở mức trung bình vào mùa mưa, mùa khô có
nơi bị khô hạn vì vậy hiện trạng hai bên lưu vực suối nhân dân trồng hoa màu. Để
đảm bảo cảnh quan môi trường thành phố hiện nay UBND tỉnh đã điều chỉnh quy
hoạch chi tiết suối Hội Phú.
- Suối Ia Puch: Dùng làm ranh giới phía Nam của thành phố với chiều dài
khoảng 14km, suối Ia Puch được bắt nguồn từ đỉnh Chư Hdrông chảy theo hướng
Đông Tây, lưu lượng nước dồi dào đã phục vụ đáng kể cho việc tưới tiêu lúa 2 vụ và
cây công nghiệp dài ngày.
Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các nhánh suối chính như Ia Grông, Ia
Kit, Ia Mô, Ia Hdrang tại Xã Gào. Ia Boli tại xã Diên Phú. Ia Hara xã Chư Hdrông.

Đặc biệt, thành phố Pleiku có Biển Hồ là hồ tự nhiên cách trung tâm thành
phố khoảng 8km về hướng Bắc, đây là nguồn nước mặt chủ yếu cung cấp nước sinh
hoạt cho người dân thành phố, mực nước hồ thay đổi từ 20 cm đến 1m có độ sâu từ
5-15m, dung lượng nước trung bình khoảng 23 triệu m³ nước.
b. Nước ngầm:
Theo bản đồ phân bố nước ngầm tỷ lệ 1/100.000 của Sở Khoa học Công nghệ
tỉnh Gia Lai và Tài liệu địa chất thuỷ văn khu vực cho thấy cấu tạo chứa nước của
vùng Pleiku-Biển Hồ thuộc phức hệ phun trào Bazan BNZ-Q1 chiều dài tổng thể 5500m. Nước ngầm mạch nông thường phân bố ở độ sâu 10-25m. Tính chất chứa
nước của Bazan phân bố không đều thay đổi mạnh theo chiều ngang và chiều sâu.
Chỉ có thể sử dụng cục bộ cung cấp nước cho từng khu vực nhất định. Vì vậy
vấn đề nghiên cứu cấp nước sạch cho sản xuất và đời sống của một số xã là vấn đề
cần tính đến trong tương lai.
1.2.3. Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố Pleiku theo kết quả kiểm kê đất năm
2015 là 2.269,28ha, chiếm 8,70% so tổng diện tích tự nhiên bao gồm đất rừng đặc
dụng 201,65ha; đất rừng phòng hộ 1.269,64ha; đất rừng sản xuất 797,99ha. Rừng
trồng sản xuất bao gồm rừng thông, rừng keo lá tràm, rừng bạch đàn. Rừng gỗ có
cấp trữ lượng II và III chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể, còn lại chủ yếu là rừng
phòng hộ gồm rừng non và rừng thưa nghèo kiệt và rừng đặc dụng không sử dụng
vào mục đích kinh doanh tập trung cho mục đích phòng hộ và nghiên cứu khoa học.
- Về cấu trúc: Chủ yếu là rừng thường xanh nửa rụng lá và rụng lá, có tốc độ
tăng trưởng chậm, độ che phủ thấp.
Những năm qua các ngành chức năng của tỉnh và thành phố tăng cường công
tác chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng, quản lý tình hình hoạt động chế biến lâm sản
của các doanh nghiệp. Kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý theo pháp luật các
trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Riêng đất rừng phòng hộ trên địa bàn thành phố ngành lâm nghiệp cần tăng
cường biện pháp quản lý bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh trên đất cây bụi, cây gỗ rãi
rác trên địa hình đồi cao đồng thời có kế hoạch trồng bổ sung ở những nơi mật độ
8



còn thưa.
1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Pleiku có một số khoáng sản như than bùn, quặng Laterit, sét gạch
ngói, đá xây dựng…
Cụ thể như sau: Mỏ than bùn tại Chăm Nẻh xã Chư Hdrông có trữ lượng 0,112
triệu m³. Quặng Laterit tại xã Chư Á trữ lượng 0,2 triệu tấn. Quặng Laterit tại xã An
Phú có trữ lượng 0,5 triệu tấn. Mỏ sét gạch ngói tại xã Biển Hồ có trữ lượng 1,5 triệu
m³. Mỏ đá Bazan xây dựng tại xã Trà Đa có trữ lượng 4 triệu m³. Mỏ đá Bazan xây
dựng tại xã Chư Á có trữ lượng 0,2 triệu m³. Mỏ đá Bazan xây dựng tại phường
Thống Nhất có trữ lượng 0,4 triệu m³. Trong tổng số 08 mỏ trên đã có 5 mỏ được cấp
phép khai thác.
Nhìn chung, các mỏ trên đã khai thác sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả với
trình độ công nghệ phù hợp đảm bảo tận thu tối đa nguồn tài nguyên và giảm thiểu
các tác động xấu đến môi trường phục vụ cho phát triển bền vững.nhằm tạo thêm
việc làm, nguồn thu cho ngân sách.
1.2.5. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Pleiku là trung tâm chính trị-kinh tế văn hóa của tỉnh, là đầu mối
giao lưu với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và các huyện, thị xã trong
tỉnh. Đây chính là một lợi thế không nhỏ về thu hút khách du lịch về tham quan
thành phố, bên cạnh chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng cần phải chú trọng phát triển
văn hóa xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Sự đa dạng của nhiều dân tộc chung
sống trên địa bàn, có nhiều truyền thống tập quán phong phú, nhiều ngành nghề đặc
sắc, mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng cũng là một thế hiện tính nhân văn sâu sắc
của địa phương. Có kế hoạch bố trí ngân sách hàng năm để đầu tư xây dựng các làng
văn hóa dân tộc, các điểm vui chơi giải trí đặc biệt là Biển hồ để tạo điểm nhấn của
thành phố trên cao nguyên.
II. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Theo số liệu báo cáo năm 2015 của thành phố Pleiku cho thấy: Tốc độ tăng giá
trị sản xuất trong năm 2015 (theo giá so sánh 2010) đạt 10,36%, trong đó nông lâm
nghiệp, thuỷ sản giảm 5,39%, công nghiệp-xây dựng tăng 9,79%, dịch vụ giảm
5,28%; tổng giá trị sản xuất ước đạt 9.916,3 tỷ đồng, được thể hiện trên các lĩnh vực
chủ yếu sau:
2.1. Lĩnh vực Kinh tế
2.1.1. Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đạt 22.223,4 tỷ
đồng, đạt 105,8% so với kế hoạch và tăng 22,4% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu
dùng tăng chung 1,25% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất
khẩu đạt 262.280 triệu USD, đạt 74,94% so với kế hoạch và giảm 54,3% so với cùng
kỳ; mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, sắn và các sản phẩm gỗ, phân bón các loại
…Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 123.601 triệu USD, đạt 224,7% so với kế hoạch và
9


tăng 53,6% so với cùng kỳ; mặt hàng nhập khẩu tăng chủ yếu là hạt điều, gỗ và các
sản phẩm từ gỗ, hàng hóa khác ... Hoạt động kinh doanh vận tải tiếp tục ổn định và
phát triển, đã vận chuyển được 4,76 triệu hành khách, đạt 102,8% so với kế hoạch và
tăng 10,58% so với cùng kỳ. Vận chuyển hàng hóa đạt 5,06 triệu tấn, đạt 103,9% so
với kế hoạch và tăng 8,2% so với cùng kỳ. Doanh thu đạt 1.312,9 tỷ đồng so với kế
hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ.
2.1.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất CN-TTCN (theo giá so sánh 2010) ước thực hiện 6.979 tỷ
đồng, đạt 101,2% kế hoạch và tăng 8,6% so với cùng kỳ.
2.1.3. Công tác đầu tư, xây dựng cơ bản và chỉnh trang đô thị
* Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
đạt 4.443 tỷ đồng, đạt 102,1% so với kế hoạch và tăng 14,9% so với cùng kỳ; trong
đó: vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 3.686 tỷ đồng, tăng 17,1% so với cùng kỳ.
* Tiến độ triển khai các công trình xây dựng cơ bản của thành phố: Năm 2015

tổng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 326,4 tỷ đồng ( Ngân sách Trung ương:
30,7 % so với kế hoạch và giảm 88,6% so với cùng kỳ; ngân sách tỉnh: 100,04% so
với kế hoạch và giảm 31,2% so với cùng kỳ; ngân sách thành phố: 93,9% so với kế
hoạch và tăng 21,1% so với cùng kỳ. Kế hoạch vốn đầu tư cơ bản là 176,327 tỷ
đồng, bố trí 30 công trình khởi công mới và 02 công trình chuyển tiếp. Khối lượng
thực hiện là 128,8 tỷ đồng, bằng 89,8% kế hoạch vốn, giá trị giải ngân là 159 tỷ
đồng, bằng 90,3% kế hoạch.
* Kết quả thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/8/2011 của BCH Đảng
bộ thành phố (khoá X): Kế hoạch xây dựng năm 2015,Thành phố đã triển khai đầu
tư xây dựng 03 tuyến đường tại địa bàn phường Ia Kring, đã vận động được 454 hộ
hiến đất mở đường với tổng diện tích 2.100 m 2, và di dời hàng rào, vật kiến trúc với
tổng diện tích 3.170 m2 để thi công đường Nguyễn Đường và Tuệ Tĩnh. Hiện đường
Tuệ Tĩnh đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, đường Nguyễn Đường còn
vướng Ký túc xá trường Cao đẳng sư phạm. Đường nối Lê Thánh Tôn – Trần Nhật
Duật đang tiếp tục triển khai.
* Công tác chỉnh trang đô thị: Thực hiện tốt công tác duy tu, bảo dưỡng các
công trình công cộng, hệ thống điện công cộng; nạo vét, khai thông mương, cống
rãnh; chỉnh, sửa chữa các giải phân cách, biển báo giao thông; quản lý chăm bón
tưới nước cây xanh, bồn hoa đường phố và các công viên....Tổ chức thu gom, vận
chuyển quét dọn thường xuyên các tuyến đường trên địa bàn thành phố với khoảng
20.125 tấn rác thải, bằng 54,4% so với kế hoạch.

2.1.4. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phát triển quỹ đất

10


Triển khai thực hiện 07 dự án (có 04 dự án chuyển tiếp từ năm 2014), đẫ hoàn
thành 01 dự án và còn 06 dự án đang thực hiện. Đã thu hồi, GPMB đất của 01 tổ
chức và 155 hộ gia đình với diện tích 177,218 m 2, đạt được 93,9% tổng diện tích dự

kiến thu hồi. Đã chi trả 54,66 tỷ đồng, đạt 81%.
2.1.5. Công tác quản lý Tài nguyên-Môi trường
Công tác quản lý đất đai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường thường
xuyên quan tâm chỉ đạo, thực hiện đúng theo quy định. Hoàn thành công tác đo đạc
bổ sung lập bản đồ địa chính, đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính khu đo bổ sung
xã Gào, xã ChưHdrông; Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2014 cấp xã, cấp huyện giao nộp cho Sở tài nguyên và Môi trường
theo quy định; đã cấp 6.196 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích
522.98ha; đã giải quyết cho rút 4379 hồ sơ cấp chính quy và xóa nợ: 1938 hồ sơ, cho
phép chuyển mục đích sử dụng 1.484 trường hợp với diện tích 12,64ha; đã giao đất
mới cho 16 trường hợp hộ gia đình, cá nhân vào mục đích xây dựng nhà ở với tổng
diện tích : 0,13ha đất ở và giao đất taí định cư cho 29 hộ gia đình, cá nhân có đất bị
thu hồi với diện tích là 0,39ha; giả quyết cho 154 hồ sơ cấp giấy xác nhận kế hoạch
BVMT và Đề án BVMT đơn giản.
2.1.6. Công tác Tài chính
Tổng thu ngân sách Nhà nước theo phân cấp đạt 563,9 tỷ đồng, đạt 116,9% kế
hoạch tỉnh giao; 100% kế hoạch thành phố giao; giảm 5,7% so với cùng kỳ. Tổng
chi ngân sách thành phố thực hiện đạt 664,467 tỷ đồng, bằng 106,7% kế hoạch tỉnh
giao, 92,2% kế hoạch thành phố giao, tăng 0,2% so với cùng kỳ.
2.1.7. Sản xuất Nông - Lâm nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước thực hiện 4.825,30ha, đạt
100,59% so kế hoạch; tăng 0,49% so cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực đạt
14.932tấn, đạt 92,04% so kế hoạch, giảm 6,62% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích
gieo trồng vụ đông xuân đạt 2.028,6 ha, bằng 98,95% kế hoạch và giảm 0,04% so
vơi cùng kỳ, sản lượng lương thực 5.181,4 tấn, bằng 78% kế hoạch và giảm 19,77%
so với cùng kỳ. Trong vụ Đông xuân do thời tiết nắng hạn kéo dài nên đã xảy ra tình
trạng khô hạn nhiều nơi trên địa bàn, ảnh hưởng đến năng suất các loại cây trồng với
tổng diện tích bị khô hạn và thiếu nước là 282ha; diện tích gieo trồng vụ mùa
2.796,8ha đạt 101,8% kế hoạch và tăng 0,88% so với cùng kỳ; diện tích gieo trồng
cây lâu năm ước đạt 4.672ha, đạt 101,06% so với kế hoạch và tăng 1,69% so với

cùng kỳ. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn phát triển ổn định, công tác phòng chống
dịch bệnh luôn được chỉ đạo quan tâm kịp thời.
- Công tác xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục triển khai thực hiện Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới ở các xã, đặc biệt là 2 xã Chư Hdrông và xã
Tân Sơn đã đăng ký với tỉnh phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới vào cuối năm
2015. Các xã còn lại tiếp tục phấn đấu bình quân đạt thêm từ 1 – 2 tiêu chí; lập kế
hoạch phân khai các nguồn vốn hỗ trợ cho các xã.
2.2. Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội:
11


2.2.1. Công tác văn hóa, thông tin, thể dục thể thao
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của
Đảng, Nhà nước và các ngày lễ lớn của đất nước và địa phương. Phối hợp với các sở
ban ngành của tỉnh tổ chức thành công các lễ kỷ niệm; tuyên truyền việc “Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tuyên truyền Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ các cấp, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; vận động nhân
dân thực hiện tốt nếp sống văn minh đô thị, phòng chống tệ nạn xã hội và bảo đảm
an toàn giao thông; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao phục vụ
nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, cán bộ công nhân viên chức; tổ
chức thành công hội thi thể thao các dân tộc thiểu số thành phố Pleiku năm 2015 ...
Công tác truyền thanh - truyền hình ngày càng được nâng cao về chất lượng, đã
thực hiện 1.000 băng rôn,52 cụm pa nô, 10.000 lượt cờ các loại, 3.400 tin,bài phóng
sự, gương người tốt việc tốt; trang thông tin điện tử thành phố đã thực hiện, đăng tải
1.300 tin, bài với nhiều nội dung tuyên truyền phong phú, đa dạng.
Các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa cơ bản đã đi vào nề nếp; thường xuyên
kiểm tra, xử lý các cơ sở kinh doanh văn hóa và dịch vụ văn hóa.
2.2.2. Công tác Giáo dục và Đào tạo
Thực hiện có hiệu quả công tác giảng dạy – học tập, đảm bảo đúng chương
trình, kế hoạch, chú trọng việc cải tiến, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao

chất lượng toàn diện cho học sinh. Bước vào năm học 2015 – 2016 thành phố có
30/82 trường đạt chuẩn Quốc, tăng 5 trường so với năm học trước; 97% trẻ giáo dục
mầm non đạt kênh sức khỏe bình thường; 98,4% tỷ lệ học sinh bậc Tiểu học hoàn
thành các môn học và hoạt động giáo dục; 31,3% học sinh bậc THCS đạt học lực
giỏi, 34,3% học sinh đạt học lực khá...
Duy trì và nâng cao chất lượng công tác phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ
cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS; thường xuyên kiểm tra
chấn chỉnh việc tổ chức dạy thêm - học thêm; công tác đảm bảo an toàn giao thông
an ninh học đường trong các trường học được quan tâm thường xuyên; công tác
khuyến học, khuyến tài được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả; tiếp
tục nâng cao chất lượng hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng, đẩy mạnh công tác
vận động xây dựng xã hội học tập ...
Phối hợp với các sở, ngành của tỉnh chuẩn bị chu đáo các điều kiện phục vụ
kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 diễn ra trên địa bàn thành phố.
2.2.3. Công tác Y tế
Tập trung chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ
sinh phòng chống dịch bệnh, phòng tránh tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực
phẩm, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm, không
để xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm. Đã tổ chức khám chữa bệnh cho hơn 108.058
bệnh nhân (đạt 180% kế hoạch), công suất sử dụng giường bệnh đạt 155% kế hoạch.
Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức 04 đợt, kiểm tra 127 cơ
12


sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, xử phạt 16 cơ sở vi phạm với
số tiền hơn 32 triệu đồng. Phối hợp với các ngành của tỉnh để kiểm tra 63 cơ sở kinh
doanh dược phẩm, mỹ phẩm, hành nghề y, dược tư nhân và đã xử lý 22 cơ sở vi
phạm.
2.2.3. Công tác Quốc phòng - An ninh

Công tác quốc phòng - an ninh thường xuyên được sự quan tâm của cấp uỷ và
chính quyền địa phương. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực chỉ
huy, trực chiến; công tác xây dựng lực lượng – động viên đảm bảo đủ về số lượng,
chất lượng; tổ chức đón nhận 50 quân nhân xuất ngũ đợt I/2015 trở về địa phương,
tổ chức giao nhận quân năm 2015 đạt 100% kế hoạch (280/280 thanh niên); hoàn
thành công tác tổng điều tra quân nhân dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật.
Tuy đạt được kết quả kể trên nhưng vẫn còn một số hạn chế cần được tích cực
khắc phục để có thể tạo môi trường tốt hơn cho phát triển kinh tế xã hội: tình trạng
trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, tai nạn giao thông còn xảy ra.
III. Đánh giá chung về điều kiện tư nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
3.1. Thuận lợi
Thành phố Pleiku là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh; là đầu
mối giao lưu với các tỉnh Tây nguyên, duyên hải miền trung và các huyện, thị xã
trong tỉnh. Vị trí quan trọng này được Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIII khẳng định
tại Nghị quyết 03 là “từ nay đến năm 2020 xây dựng và phát triển thành phố Pleiku
thật sự trở thành vùng động lực quan trọng nhất của tỉnh, có tiềm lực kinh tế mạnh
và sức lan tỏa rộng, thú đẩy các huyện, thị xã trong tỉnh cùng phát triển”.
Là khu vực được thiên nhiên ưu đãi có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đất đai màu mỡ có độ phì cao phù hợp với cây công nghiệp dài ngày bên cạnh
đó thành phố Pleiku có nhiều cánh đồng lúa nước 2 vụ và hoa màu lương thực đã
đáp ứng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thành phố. Những yếu tố bất lợi về
khí hậu thời tiết đã giảm dần, thiên tai dịch bệnh từng bước được khống chế.
Trong 6 tháng đầu năm 2015 kinh tế xã hội của thành phố vẫn tiếp tục chuyển
biến tích cực. Công tác thu chi ngân sách đảm bảo theo kế hoạch. Công tác quy
hoạch và quản lý theo quy hoạch đã dần đi vào nề nếp; công tác đầu tư xây dựng cơ
bản được chỉ đạo quyết liệt, hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng được triển khai ngay từ
đầu năm. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2015), kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng tỉnh Gia Lai
và mừng Xuân Ất Mùi 2015 …
Ngoài ra, thành phố Pleiku còn chú trọng đến công tác bảo đảm an sinh xã hội

và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Tập trung đầu tư mạnh để phát triển kết cấu
hạ tầng và nguồn nhân lực giáo dục-đào tạo, khoa học - công nghệ, chăm sóc sức
khỏe nhân dân, phát triển văn hóa. Có thể khẳng định chất lượng các hoạt động văn
hóa xã hội trên địa bàn thành phố ngày càng được nâng cao.
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục – đào tạo và y tế tiếp tục có bước phát
triển, đời sống dân cư được cải thiện. Công tác quốc phòng quân sự địa phương được
13


triển khai đồng bộ hiệu quả. Tổ chức giao nhận quân đạt kế hoạch UBND tỉnh giao;
tình hình an ninh chính trị được giữ vững ,ổn định.
3.2. Khó khăn, hạn chế
Thành phố Pleiku hầu hết có địa hình cao nguyên lượn sóng, sườn dốc có nơi
trên 25°, mùa mưa tập trung cao điểm từ tháng 7 đến tháng 9 đây chính là nguyên
nhân cơ bản gây cho đất bị xói mòn rửa trôi mảnh liệt vào mùa mưa, đất đai ngày
càng bị thoái hóa, quá trình tích lũy Fe, Al tuyệt đối tạo điều kiện để hình thành các
lớp kết von, đá ong tạo cho tầng đất mỏng, đã gây không ít khó khăn cho công tác
cải tạo độ phì đất.
Hệ thống sông suối mặc dù được phân bố đều, tuy nhiên đến nay có nhiều
nhánh suối chính lưu lượng nước vào mùa mưa còn rất hạn chế không đảm bảo tưới
cho cây trồng nhất là ở những cánh đồng 2 vụ lúa, đặc biệt đối với đất trồng cây
công nghiệp dài ngày thành phố hiện có 10.874,14ha chiếm 41,70% so tổng diện tích
tự nhiên vì vậy phải cần một lượng nước rất lớn mới giải quyết nhu cầu tưới cho cây
trồng, nguyên nhân hiện tượng khô kiệt nước hiện nay do toàn bộ 2 bên lưu vực suối
hiện nay không có đai rừng phòng hộ, những năm qua thành phố hết sức quan tâm
nhưng chỉ mới thực hiện trồng rừng phòng hộ tại xã Ia Kênh, xã Gào, xã Chư
Hdrông, xã Biển Hồ… còn lại do 2 bên suối nhân dân đã canh tác nên khó thực hiện
được vì không có khả năng đền bù cho nhân dân.
Về kinh tế xã hội; tăng trưởng kinh tế của thành phố chưa thật ổn định, thiếu
bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh

chưa cao. Tiềm năng, lợi thế của thành phố chưa được khai thác có hiệu quả, ngành
công nghiệp phát triển chưa rõ nét, chất lượng nguồn nhân lực, thiết bị công nghệ
của nhiều cơ sở sản xuất ở trình độ dưới mức trung bình, khu vực kinh tế tập thể còn
nhiều khó khăn, các hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả. Thành phố Pleiku chưa thể
hiện được vai trò, vị trí đầu tàu trong liên kết kinh tế với các huyện xung quanh và
các vùng động lực của tỉnh.
Công tác hậu kiểm cấp phép xây dựng chưa được thực hiện thường xuyên,
việc kiểm tra xây dựng đối với các tổ chức gần như còn bỏ ngỏ, một số cơ quan
chưa thường xuyên bám sát cơ sở để kịp thời hướng dẫn, thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất của thành phố còn chậm dẫn đến thiếu cơ
sở để giải quyết nhu cầu sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân. Trong quản lý thu
ngân sách, tình trạng nợ đọng thuế cao, chưa có biện pháp thu nợ , việc khai thác thu
từ nguồn sử dụng đất đạt thấp. Tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn tại Bộ phận Một cửa hiện đại của
UBND thành phố tăng so với cùng kỳ.
Chất lượng hoạt động y tế cơ sở còn hạn chế, công tác quản lý hành nghề y,
dược tư nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa tốt.
Chất lượng giáo dục - đào tạo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ dạy và học vẫn chưa đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực cho các
bước phát triển mạnh sau này. An ninh học đường có những biểu hiện đáng lo ngại.
14


Tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, mua bán xử lý chưa triệt để, một
số địa phương có dấu hiệu buông lỏng trong công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự
xây dựng. Việc kìm chế tai nạn giao thông chưa hiệu quả, tội phạm cướp giật, trộm
cắp tăng.

15



Phần II
KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM TRƯỚC
I. Đánh giá kết quả đạt thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
Để có cơ sở đánh giá kết quả đạt thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước,
trước tiên cần xem xét hiện trạng sử dụng đất thành phố Pleiku đến thời điểm đầu
tháng 10 năm 2015.
1.1. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Pleiku là 26.076,85ha, tính đến đầu
tháng 10 năm 2015 quỹ đất của thành phố được sử dụng theo 03 nhóm đất chính như
sau:
- Nhóm đất nông nghiệp: 18.786,77ha, chiếm 72,04% tổng diện tích tự nhiên;
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 6.952,39ha,chiếm 26,66% tổng diện tích tự nhiên;
- Nhóm đất chưa sử dụng: 337,70ha, chiếm 1,30% tổng diện tích tự nhiên.
Chi tiết các loại đất được sử dụng như sau:
1.1.1. Hiện trạng sử dụng nhóm đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp có 18.786,77ha, chiếm 72,04% so diện tích tự nhiên.
Chủ yếu tập trung tại các xã vùng ven của thành phố.
- Đất trồng lúa:
Diện tích 2.528,03ha, đối tượng sử dụng là hộ gia đình, cá nhân. Trong đó đất
chuyên trồng lúa nước 2.166,68ha; đất trồng lúa được phân bố 22/23 xã, phường, chủ
yếu trên các địa bàn sau: xã An Phú 442,35ha, xã Chư Á 338,69ha; xã Ia Kênh
331,66ha; xã Gào 224,57ha….
- Đất cây hàng năm khác:
Diện tích đất trồng cây hàng năm khác có 2.940,95ha, đối tượng sử dụng là hộ
gia đình, cá nhân. Tập trung nhiều nhất ở xã Gào, Ia Kênh, An Phú…
- Đất trồng cây lâu năm:
Diện tích 10.991,55ha, chiếm 42,15% so diện tích tự nhiên, một số cây trồng
chính: Đất trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu … do hộ gia đình, cá nhân đang quản lý.
- Đất rừng sản xuất:

Diện tích 797,99ha, chủ yếu do cơ quan đơn vị Nhà nước và tổ chức sự nghiệp
công lập sử dụng. Được phân bố 07/23 xã, phường, tập trung tại xã Gào và xã Ia kênh.
- Đất có rừng phòng hộ:
Diện tích 1.269,64ha. Đất rừng phòng hộ được phân bố tại 10 xã, phường trên
địa bàn thành phố, tập trung tại xã Gào; Ia Kênh; Diên Phú;…
- Đất rừng đặc dụng:
Diện tích 201,65ha, được phân bố tại 03 xã, phường, gồm xã Ia kênh, xã Chư
Hdrông và phường Hội Phú.
- Đất nuôi trồng thủy sản:
16


Diện tích 49,21ha chiếm 0,26% so diện tích tự nhiên, đối tượng sử dụng là hộ
gia đình, cá nhân, được phân bố trên 21 xã, phường.
- Đất nông nghiệp khác:
Diện tích 7,75ha, thuộc tổ chức sự nghiệp công lập và hộ gia đình, cá nhân sử
dụng, được phân bố tại 04 xã, phường.
Bảng 2: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp tính đến 30/09/2015 thành phố Pleiku
STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9


Chỉ tiêu sử dụng đất
Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
Đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác


NNP
LUA
LUC
HNK
CLN
RPH
RDD
RSX
NTS
LMU
NKH

Diện tích
18.786,77
2.528,03
2.166,68

2.940,95
10.991,55
1.269,64
201,65
797,99
49,21

Tỷ lệ %
72,04
9,69
8,31
11,28
42,15
4,87
0,77
3,06
0,19

7,75

0,03

1.1.2. Hiện trạng sử dụng nhóm đất phi nông nghiệp:
Diện tích 6.952,39ha chiếm 26,66% so với diện tích tự nhiên, được phân theo
các đối tượng sử dụng như sau: Đất phi nông nghiệp được phân ra:
- Đất quốc phòng:
Diện tích 1.214,95ha, chiếm 4,66% so diện tích tự nhiên, nằm trên 15 xã,
phường.
- Đất an ninh:
Diện tích 71,67ha, chiếm 0,27% so diện tích tự nhiên, nằm trên 15 xã, phường.

- Đất khu công nghiệp:
Diện tích 103,39ha, chiếm 0,40% diện tích tự nhiên, nằm ở 02 xã Trà Đa và xã
Biển Hồ.
- Đất cụm công nghiệp:
Diện tích 40,00ha, chiếm 0,15% diện tích tự nhiên, nằm ở xã Diên Phú.
- Đất thương mại - dịch vụ:
Diện tích 58,54ha, chiếm 0,22% diện tích tự nhiên, phân bổ trên 19/23 xã,
phường.
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp:
Diện tích 402,87ha, chiếm 1,54% diện tích tự nhiên, phân bổ trên 22/23 xã,
phường.
- Đất cho hoạt động khoáng sản: Diện tích 5,91ha.
- Đất phát triển hạ tầng:
Diện tích 1.602,96ha, chiếm 6,15% so diện tích tự nhiên, được phân theo mục
đích sử dụng sau:
+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa:
17


Diện tích 15,74ha, chiếm 0,06% so với diện tích tự nhiên, phân bố trên 12/23
xã, phường.
+ Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội:
Diện tích 5,85ha, chiếm 0,02% so với dện tích tự nhiên, phân bố ở phường
Thống Nhất 0,71ha, phường Yên Thế 5,14ha.
+ Đất xây dựng cơ sở y tế:
Diện tích 25,03ha, chiếm 0,10% so với diện tích tự nhiên, phân bố trên 22/23
xã, phường.
+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo:
Diện tích 120,45ha, chiếm 0,46% so với diện tích tự nhiên, phân bố trên 23/23
xã, phường.

+ Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao:
Diện tích 52,79ha, chiếm 0,20% so với diện tích tự nhiên, phân bổ trên 21/23
xã, phường.
+ Đất giao thông:
Diện tích 1.309,78ha, chiếm 5,02% so với diện tích tự nhiên, phân bố trên
23/23 xã, phường.
Tổng chiều dài của các tuyến đường là 1.010,73km 2, trong đó:
+ Đường quốc lộ là 336,91km2.
+ Đường tỉnh: 436,91km2.
+ Đường xã: 236,91km2.
+ Đất thủy lợi:
Diện tích 49,67ha, chiếm 0,19% so với diện tích tự nhiên, phân bố trên 19/23
xã, phường.
+ Đất năng lượng:
Diện tích 14,86ha, chiếm 0,06% so với diện tích tự nhiên, phân bố trên 4/23 xã,
phường.
+ Đất bưu chính viễn thông:
Diện tích 0,81ha, chiếm 0,004% so với diện tích tự nhiên, phân bố trên 12/23
xã, phường.
+ Đất chợ:
Diện tích 7,98ha, chiếm 0,03% so với diện tích tự nhiên, phân bố trên 17/23 xã,
phường.
- Đất bãi thải, xử lý chất thải: 9,13ha, phân bố ở xã Gào.
- Đất ở:
Diện tích 2.725,51ha chiếm 10,45% so với diện tích tự nhiên và được chia ra:
Đất ở tại nông thôn là 1.016,44ha; Đất ở tại đô thị là 1.709,06ha.
- Đất cơ sở tôn giáo:
Diện tích 42,43ha, chiếm 0,16% so diện tích tự nhiên, được phân bố trên 20 xã,
phường.
18



- Đất nghĩa trang nghĩa địa:
Diện tích 213,23ha, chiếm 0,82% so diện tích tự nhiên, phân bố trên 17 xã,
phường.
- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối:
Diện tích 128,54ha, chiếm 0,49% so diện tích tự nhiên.
- Đất có mặt nước chuyên dùng: diện tích 447,69ha, chiếm 1,72% so diện tích
tự nhiên.
Bảng 3: Diện tích, cơ cấu nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích
(ha)
6.952,39
1.214,95
71,67
143,39

Tỷ lệ
%
26,66
4,66
0,27
0,55

58,54
134,12
5,91

0,22
0,51

0,02

DHT

1.602,96

6,15

DVH
DXH
DYT
DGD
DTT
DKH
DGT
DTL
DNL
DBV
DCH
DDT
DDL
DRA
ONT
ODT
TSC
DTS
DNG
TON

15,74

5,85
25,03
120,45
52,79

0,06
0,02
0,10
0,46
0,20

1.309,78
49,67
14,86
0,81
7,98

5,02
0,19
0,06
0,003
0,03

9,13
1.016,44
1.709,06
46,24
18,50

0,04

3,90
6,55
0,18
0,07

42,43

0,16

NTD

213,23

0,82

SKX
DSH
DKV

60,91
13,10
13,47

0,23
0,05
0,05

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất




2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

Đất phi nông nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất khu công nghiệp
Đất khu chế xuất
Đất cụm công nghiệp
Đất thương mại, dịch vụ
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
Đất xây dựng cơ sở y tế
Đất xây dựng cơ sở giáo dục vào đào tạo
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ

Đất giao thông
Đất thủy lợi
Đất công trình năng lượng
Đất công trình bưu chính viễn thông
Đất chợ
Đất có di tích lịch sử-văn hóa
Đất danh lam thắng cảnh
Đất bãi thải, xử lý chất thải
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
Đất cơ sở tôn giáo
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa
táng
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng

PNN
CQP
CAN
SKK
SKT
SKN
TMD
SKC
SKS


2.9

2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
2.20
2.21
2.22

19


2.23
2.24
2.25
2.26

Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
Đất có mặt nước chuyên dung
Đất phi nông nghiệp khác

TIN

SON
MNC
PNK

0,01
128,54
447,69

0,00004
0,49
1,72

1.1.3. Hiện trạng nhóm đất chưa sử dụng:
Diện tích 337,70ha, chiếm 1,30% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng được
phân bổ trên phạm vi 16/23 xã phường thành phố Pleiku, tập trung chủ yếu tại xã Ia
Kênh, xã Trà Đa.
1.2. Đánh giá kết quả đạt thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước
So sánh các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2015 trong quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016-2020) của thành phố Pleiku
đã được phê duyệt với số liệu hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm ngày 30/09/2015,
cho thấy:
Bảng 4: So sánh kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt và hiện trạng sử dụng đất
STT

Chỉ tiêu sử dụng đất



Diện tích quy
hoạch/kế

hoạch được
duyệt (ha)

(1)

(2)

(3)

(4)

1
1.1

Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên
trồng lúa nước
Đất trồng cây hàng năm
khác
Đất trồng cây lâu năm
Đất rừng phòng hộ
Đất rừng đặc dụng
Đất rừng sản xuất
Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất làm muối
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất quốc phòng
Đất an ninh

Đất khu công nghiệp
Đất khu chế xuất
Đất cụm công nghiệp
Đất thương mại, dịch vụ
Đất cơ sở sản xuất phi
nông nghiệp
Đất sử dụng cho hoạt
động khoáng sản

NNP
LUA

17.854,44
2.509,93

Kết quả thực hiện
So sánh
Tăng (+),
Diện tích
giảm (-)
Tỷ lệ (%)
(ha)
(ha)
(7)=(5)/
(5)
(6)=(5)-(4)
(4)*100%
18.876,77 1.022,33
105,73
2.528,03

18,10
100,72

LUC

2.135,75

2.166,68

30,93

101,45

HNK

2.363,02

2.940,95

577,93

124,45

CLN
RPH
RDD
RSX
NTS
LMU
NKH

PNN
CQP
CAN
SKK
SKT
SKN
TMD

9.751,59
2.019,32
770,43
401,64
34,80

10.991,55
1.269,64
201,65
797,99
49,21

1.239,96
-749,68
-568,78
396,35
14,41

112,72
62,87
26,17
198,68

141,41

3,60
7.284,19
1.070,36
58,94
133,62

7,75
6.873,89
1.136,45
71,67
115,18

4,15
-440,30
66,09
12,73
-18,44

215,28
94,38
106,17
121,60
86,20

23,04
7,45

28,21

58,54

5,17
51,09

122,44
785,77

SKC

107,97

134,12

26,15

124,21

SKS

0,39

5,91

5,52

1.515,38

1.2
1.3

1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8

20


2.9
2.10
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19

2.20
2.21
2.22
2.23
2.24
2.25
2.26
3

Đất phát triển hạ tầng
cấp quốc gia, cấp tỉnh,
cấp huyện, cấp xã
Đất có di tích lịch sửvăn hóa
Đất danh lam thắng
cảnh
Đất bãi thải, xử lý chất
thải
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất xây dựng trụ sở cơ
quan
Đất xây dựng trụ sở của
tổ chức sự nghiệp
Đất xây dựng cơ sở
ngoại giao
Đất cơ sở tôn giáo
Đất làm nghĩa trang,
nghĩa địa, nhà tang lễ,
nhà hỏa táng
Đất sản xuất vật liệu

xây dựng, làm đồ gốm
Đất sinh hoạt cộng đồng
Đất khu vui chơi, giải trí
công cộng
Đất cơ sở tín ngưỡng
Đất sông, ngòi, kênh,
rạch, suối
Đất có mặt nước chuyên
dùng
Đất phi nông nghiệp
khác
Đất chưa sử dụng

DHT

1.947,20

1.602,96

-344,24

82,32

DDT

20,00

-20,00

DDL


379,74

-379,74

DRA

55,64

9,13

-46,51

16,41

ONT
ODT

1.029,79
1.553,53

1.016,44
1.709,06

-13,35
155,53

98,70
110,01


TSC

80,60

46,24

-34,36

57,37

DTS

36,40

18,50

-17,90

50,82

TON

36,02

42,43

6,41

117,80


NTD

256,94

213,23

-43,71

83,00

SKX

148,47

60,91

-87,56

41,03

DSH

13,10

13,10

DKV

13,47


13,47

TIN

0,01

0,01

DNG

SON

329,96

128,54

-201,42

38,96

MNC

8,48

447,69

439,21

5.279,36


1.060,71

416,20

-644,51

39,24

PNK
CSD

* Đất nông nghiệp: : Kế hoạch năm 2015 là: 17.854,44ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 18.876,77, cao hơn so với kế hoạch là: 1.022,33ha. Cụ thể cho từng
loại đất như sau:
+ Đất trồng lúa: Kế hoạch năm 2015 là: 2.509,93ha, thực hiện đến 30/09/2015
được 2.528,03ha, cao hơn so với kế hoạch là: 18,10ha.
+ Đất trồng cây hàng năm khác: Kế hoạch năm 2015 là: 2.363,02ha, thực hiện
đến 30/09/2015 được 2.940,95ha, cao hơn so với kế hoạch là: 577,93ha.
+ Đất trồng cây lâu năm: Kế hoạch năm 2015 là: 9.751,59ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 10.991,55ha, cao hơn so với kế hoạch là: 1.239,96ha.
+ Đất rừng phòng hộ: Kế hoạch năm 2015 là: 2.019,32ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 1.269,64ha, thấp hơn so với kế hoạch 749,68ha.
21


+ Đất rừng đặc dụng: Kế hoạch năm 2015 là: 770,43ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 201,65ha, thấp hơn so với kế hoạch 568,78ha.
+ Đất rừng sản xuất: Kế hoạch năm 2015 là: 401,64ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 797,99ha, cao hơn so với kế hoạch là: 396,35ha.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: Kế hoạch năm 2015 là 34,80ha, thực hiện đến

30/09/2015 được 49,21ha, cao hơn so với kế hoạch là: 14,41ha.
+ Đất nông nghiệp khác: Kế hoạch năm 2015 là: 3,60ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 7,75ha, cao hơn so với kế hoạch là 4,15ha.
* Đất phi nông nghiệp: Kế hoạch năm 2015 là: 7.284,19ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 6.873,89ha, thấp hơn so với kế hoạch là: 440,30ha. Cụ thể cho từng
loại đất như sau:
+ Đất quốc phòng: Kế hoạch năm 2015 là: 1.070,36ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 1.136,45ha, cao hơn so với kế hoạch là: 66,09ha.
+ Đất an ninh: Kế hoạch năm 2015 là: 58,94ha, thực hiện đến 30/09/2015 được
71,67ha, cao hơn so với kế hoạch là: 12,73ha như vậy, việc tăng quỹ đất an ninh trong
thời gian qua vượt kế hoạch đề ra.
+ Đất khu công nghiệp: Kế hoạch năm 2015 là: 133,62ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 115,18ha, cao hơn so với kế hoạch 86,20ha.
+ Đất cụm công nghiệp: Kế hoạch năm 2015 là: 23,04ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 28,21ha cao hơn so với kế hoạch 5,17ha.
+ Đất thương mại, dịch vụ: Kế hoạch năm 2015 là: 7,45ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 58,54ha, cao hơn so với kế hoạch là: 51,09ha.
+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Kế hoạch năm 2015 là: 107,97ha, thực
hiện đến 30/09/2015 được 134,12ha, cao hơn so với kế hoạch là: 26,15ha. Việc tăng
tương đối lớn so với kế hoạch đề ra một phần là do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội,
nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh được mở rộng và lập mới. Một phần lý do làm cho
loại đất này biến động tăng như vậy là do có sự khác nhau về quy định phân loại đất
giữa các thời kỳ.
+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Kế hoạch năm 2015 là: 0,39ha, thực
hiện đến 30/09/2015 được 5,91ha, cao hơn so với kế hoạch 5,52ha.
+ Đất phát triển hạ tầng: Kế hoạch năm 2015 là: 1.947,20ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 1.602,96ha, thấp hơn so với kế hoạch là: 344,24ha.
Như vậy cho thấy việc phát triển hạ tầng thành phố Pleiku trong năm 2015
chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra. Một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến tình trạng này là một số quy hoạch chi tiết chưa được triển khai, hoạch thu hẹp

quy hoạch như Quy hoạch chi tiết khu dân cư đường Nguyễn Văn Linh, điều chỉnh
quy hoạch suối Hội Phú, điều chỉnh quy hoạch khu Hoa Lư-Phù Đổng do khó khăn
trong công tác giải phóng mặt bằng …..
+ Đất có di tích lịch sử-văn hóa: Kế hoạch năm 2015 là: 20,00ha.
+ Đất danh lam thắng cảnh: Kế hoạch năm 2015 là: 379,74ha.
22


+ Đất bãi thải, xử lý chất thải: Kế hoạch năm 2015 là: 55,64ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 9,13ha.
+ Đất ở tại nông thôn: Kế hoạch năm 2015 là: 1.029,79ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 1.016,44, thấp hơn so với kế hoạch là: 13,35ha.
+ Đất ở tại đô thị: Kế hoạch năm 2015 là: 1.553,53ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 1.709,06ha, cao hơn so với kế hoạch là: 155,53ha.
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Kế hoạch năm 2015 là: 80,60ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 46,24ha, thấp hơn so với kế hoạch đề ra 34,36ha.
+ Đất cơ sở tôn giáo: Kế hoạch năm 2015 là: 36,02ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 42,43ha, cao hơn so với kế hoạch đặt ra 6,41ha.
+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: Kế hoạch năm
2015 là: 256,94ha, thực hiện đến 30/09/2015 được 213,23ha, thấp hơn so với kế
hoạch là: 43,71ha.
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: Kế hoạch năm 2015 là:
148,47ha, thực hiện đến 30/09/2015 được 60,91ha, thấp hơn so với kế hoạch là:
87,56ha.
+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Kế hoạch năm 2015 là: 329,96ha, thực hiện
đến 30/09/2015 được 128,54ha, thấp hơn so với kế hoạch là: 201,42ha.
+ Đất có mặt nước chuyên dùng: Kế hoạch năm 2015 là: 8,48ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 447,69ha, cao hơn so với kế hoạch là: 439,21ha.
* Đất chưa sử dụng: Kế hoạch năm 2015 là: 1.060,71ha, thực hiện đến
30/09/2015 được 416,20ha, thấp hơn so với kế hoạch là: 644,51ha.

* Đánh giá thu chi sử dụng đất năm 2015:
- Thành phố triển khai 07 dự án, đã hoàn thành 01 dự án, 06 dự án đang thực
hiện. Đã thu hồi, GPMB đất của 01 tổ chức và 155 hộ gia đình với diện tích
177,218m2, đạt 93,9% tổng diện tích thu hồi. Đã chi 54,66 tỷ đồng, đạt 81%.
II. Đánh giá những tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm
trước
Đây là năm thứ hai áp dụng Luật đất đai 2013, theo luật đất đai quy định: kế
hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm. Kế hoạch sử dụng đất 2015 của
thành phố Pleiku được lập trên cơ sở số liệu thu thập từ năm 2014. Nhìn chung ta
thấy:
- Đất nông nghiệp: một số hạng mục đất nông nghiệp có diện tích nhiều hơn so
với kế hoạch, điều này đồng nghĩa với việc kế hoạch chuyển mục đích từ đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn thành phố Pleiku giai đoạn 2010-2015
diễn ra chậm, chưa đạt mục tiêu đặt ra. Riêng đất rừng sản xuất, diện tích cao hơn kế
hoạch đến 396,35ha do khi thực hiện công tác điều tra lại không có việc trồng rừng.
- Đất phi nông nghiệp: đa số các loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp đều
có diện tích cao hơn so với kế hoạch, điều này cho thấy đất phi nông nghiệp tăng
chậm. Một số loại đất có diện tích thấp hơn so với kế hoạch.
23


- Đất chưa sử dụng thấp hơn so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân là do việc
tăng, giảm đất chưa sử dụng vào nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp
không đồng đều.
III. Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng
đất năm trước
Những nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại trong việc thực hiện kế hoạch
sử dụng đất năm 2015 là:
+ Một số chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là chỉ tiểu về đất phi nông
nghiệp không đạt như kế hoạch đặt ra là do thiếu vốn đầu tư các công trình lớn, công

tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn và có sự điều chỉnh, thay đổi, bãi bỏ một
số quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố nên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực không
thực hiện được kế hoạch đề ra.
+ Kế hoạch xây dựng các công trình phát triển hạ tầng chưa được xem xét đồng
bộ gắn với kế hoạch phát triển chung của thành phố và công tác bảo vệ môi trường
nên dẫn tới thiếu bền vững trong phát triển.
+ Công tác kiểm kê đất đai năm 2014 thể hiện số liệu hiện trạng sử dụng đất chính xác
hơn do đó khi so sánh số liệu giữa kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và hiện trạng
sử dụng đất có sự chênh lệch.

24


PHẦN 3
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. Chỉ tiêu sử dụng đất
Luật đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
của Chính phủ quy định: Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân bổ các chỉ tiêu
sử dụng đất cấp quốc gia và xác định danh mục các dự án trong quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất cấp quốc gia đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; tổng hợp, cân đối
nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh đến từng đơn
vị hành chính cấp huyện. Đến thời điểm lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành
phố Pleiku chưa có phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh và xác định danh mục
các dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến từng đơn vị hành chính
cấp huyện; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất và dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử
dụng đất cấp tỉnh đến từng đơn vị hành chính cấp huyện của UBND tỉnh Gia Lai lập
theo quy định của Luật mới.
Thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 thành phố Pleiku, xác định các
chỉ tiêu sử dụng đất cấp huyện đã phân bổ trong năm kế hoạch theo quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020.

Bảng 5: Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2016
STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

(1)
1
1.1

(2)

1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
2
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9




(3)
Đất nông nghiệp
NNP
Đất trồng lúa
LUA
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
Đất trồng cây lâu năm
CLN
Đất rừng phòng hộ
RPH
Đất rừng đặc dụng
RDD
Đất rừng sản xuất
RSX
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
Đất làm muối
LMU
Đất nông nghiệp khác
NKH
Đất phi nông nghiệp
PNN
Đất quốc phòng
CQP
Đất an ninh

CAN
Đất khu công nghiệp
SKK
Đất khu chế xuất
SKT
Đất cụm công nghiệp
SKN
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp DHT

25

Chỉ tiêu cấp huyện xác định
(ha)
(4)

18610.93
2502.23
2140.88
2924.23
10976.21
1267.64
201.65
673.81
57.41

7.75
7111.69
1161.88
71.67
176.15
40,00
60.09
130.97
5.91
1646.17


×