Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Khai thác mạng Edmodo hỗ trợ học tập hàm số, phương trình mũ và logarit cho học sinh lớp 12 trung học phổ thông (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ THU HIỀN

KHAI THÁC MẠNG EDMODO HỖ TRỢ HỌC TẬP
HÀM SỐ, PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LOGARIT
CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ THU HIỀN

KHAI THÁC MẠNG EDMODO HỖ TRỢ HỌC TẬP
HÀM SỐ, PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LOGARIT
CHO HỌC SINH LỚP 12 THPT
Ngành: Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Toán
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH THỊ PHƯƠNG THẢO



THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các kết quả trình bày trong luận văn này là trung
thực và không trùng lặp với các đề tài đã công bố. Tôi cũng xin cam đoan rằng
các tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Hiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với TS.Trịnh Thị Phương
Thảo cô giáo đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn trong thời gian qua.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Lãnh đạo
phòng Đào tạo Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, cùng quý
thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và
hoàn thành các chuyên đề thạc sĩ khóa K25, chuyên ngành Lý luận và Phương
pháp giảng dạy bộ môn Toán tại Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

Tác giả xin cảm ơn quý thầy, cô trong Ban Giám hiệu, tổ Toán trường
THPT Nguyễn Đức Thuận, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định đã giúp đỡ và tạo
điều kiện trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Tuy đã có nhiều cố gắng, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót cần được góp ý, sửa chữa. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý thầy cô giáo và bạn đọc.
Thái Nguyên,ngày 9 tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Hiền

MỤC LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ................................................................ vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............ 2
4. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3

7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 5
1.1. Định hướng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học ........................................ 5
1.1.1. Định hướng chung ..................................................................................... 5
1.1.2. Một số vấn đề về ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Toán ................... 6
1.2. Một số mạng xã hội học tập trên thế giới và Việt Nam hiện nay ................. 7
1.2.1. Google Classroom ..................................................................................... 7
1.2.2. Coursera ..................................................................................................... 8
1.2.3. Lynda ......................................................................................................... 9
1.2.4. Udemy........................................................................................................ 9
1.2.5. Edumall .................................................................................................... 10
1.2.6. Lynda ....................................................................................................... 10
1.2.7. Edmodo .................................................................................................... 11
1.3. Tổng quan về mạng Edmodo ...................................................................... 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3.1. Lịch sử hình thành mạng Edmodo ........................................................... 12
1.3.2. Các tính năng của mạng Edmodo ............................................................ 12
1.3.3. Học tập trong mạng Edmodo ................................................................... 15
1.4. Thực trạng về việc khai thác mạng Edmodo vào hỗ trợ HS lớp 12 THPT
học Toán ............................................................................................................ 18
1.4.1. Thực trạng về việc sử dụng mạng Edmodo trong học Toán của HS lớp
12 THPT ............................................................................................................ 19
1.4.2. Quan điểm về tài liệu phục vụ việc học tập ............................................ 23
1.5. Kết luận chương 1....................................................................................... 25
Chương 2. KHAI THÁC MẠNG EDMODO HỖ TRỢ HỌC TẬP CHỦ
ĐỀ “HÀM SỐ, PHƯƠNG TRÌNH MŨ VÀ LOGARIT” CHO HS LỚP

12 THPT ........................................................................................................... 27
2.1. Nội dung, chuẩn kiến thức kĩ năng chủ đề “Hàm số, phương trình mũ
và logarit ............................................................................................................ 27
2.2. Định hướng khai thác mạng Edmodo hỗ trợ HS lớp 12 học tập môn Toán ..... 29
2.3. Xây dựng học liệu điện tử nội dung “Hàm số, phương trình mũ và
logarit” thông qua việc khai thác mạng Edmodo .......................................... 30
2.3.1. Xây dựng học liệu điện tử học nội dung lí thuyết chuyên đề “Hàm số,
phương trình mũ và logarit” thông qua việc khai thác mạng Edmodo ............. 30
2.3.2. Xây dựng học liệu điện tử học nội dung bài tập chuyên đề “Hàm số,
phương trình mũ và logarit” thông qua việc khai thác mạng Edmodo ........... 34
2.3.3. Xây dựng học liệu điện tử học nội dung ôn tập kiểm tra chuyên đề
“Hàm số, phương trình mũ và logarit” thông qua việc khai thác mạng
Edmodo ............................................................................................................. 40
2.4. Xây dựng phương án khai thác mạng Edmodo trong học Toán của
HS lớp 12 ngoài giờ lên lớp ............................................................................ 46
2.4.1. Phương án học có hướng dẫn trực tiếp của GV .................................. 47
2.4.2. Phương án học không có hướng dẫn trực tiếp của GV ...................... 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.4.3. Phương án học sinh học độc lập .............................................................. 52
2.4.4. Phương án HS hoạt động học theo nhóm ............................................ 55
2.5. Kết luận chương 2 ..................................................................................... 58
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM....................................................... 59
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................. 59
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm ................................................................. 59
3.2.1. Tài liệu thực nghiệm sư phạm ................................................................. 59
3.2.2. Tập huấn cho GV và HS nhóm thực nghiệm .......................................... 59

3.2.3. Điều tra, phỏng vấn GV và HS................................................................ 60
3.2.4. Cho HS học tập thông qua việc khai thác mạng Edmodo .................. 60
3.2.5. Tổ chức dạy học các giáo án đã soạn ................................................... 60
3.3. Tổ chức thực nghiệm .................................................................................. 71
3.3.1. Chọn lớp thực nghiệm ............................................................................. 71
3.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................................ 72
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................... 73
3.4.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm .......................................................... 73
3.4.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................. 74
3.5. Kết luận chương 3 ..................................................................................... 78
KẾT LUẬN....................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 80
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

1

CNTT


Công nghệ thông tin

2

CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

3

ĐC

Đối chứng

4

GV

Giáo viên

5

HLĐT

Học liệu điện tử

6

HS


Học sinh

7

MTĐT

Máy tính điện tử

8

PPDH

Phương pháp dạy học

11

THPT

Trung học phổ thông

9

TN

Thực nghiệm

10

TNSP


Thực nghiêm sư phạm

12

UDCNTT&TT

Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các trường và số lượng GV tham gia khảo sát ... 19
Bảng 1.2. Số lượng HS tham gia khảo sát ở trường THPT Nguyễn
Đức Thuận ........................................................................... 19
Bảng 1.3. Các hoạt động khi tham gia lớp học trực tuyến của HS lớp
12 .......................................................................................... 20
Bảng 1.4. Đánh giá của GV về ý thức học tập Toán của HS lớp 12 .... 20
Bảng 1.5. Lý do HS không tham gia các lớp học trực tuyến ................ 22
Bảng 1.6. Ý kiến của HS về tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Toán ....... 23
Bảng 1.7. Ý kiến của GV về trang web hỗ trợ HS học tập Toán ......... 24
Bảng 3.1. Thống kê kết quả học tập của HS lớp TN và ĐC trước khi
TNSP..................................................................................... 74
Bảng 3.2. Phân bố điểm của lớp TN và lớp ĐC sau khi TNSP ............ 75
Bảng 3.3. Phân bố tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN .................... 76
Bảng 3.4. Số liệu thống kê của lớp 12A2 (TN) và lớp 12A5 (ĐC) ...... 76
Bảng 3.5. Kết quả số liệu thống kê của hai lớp 12A2 và 12A5 ........... 77


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.

Biểu đồ thể hiện việc tham gia các lớp học trực tuyến của HS
lớp 12 ................................................................................. 20

Hình 1.2.

Kết quả tìm hiểu HS về hiệu quả và thích học trực tuyến của
các lớp học trực tuyến ........................................................ 21

Hình 1.3.

Kết quả ý kiến thăm dò quan điểm về việc sử dụng lớp học
trực tuyến trong dạy và học ............................................... 23

Hình 2.1:

Định nghĩa Logarit ............................................................. 32

Hình 2.2:

Các tính chất, quy tắc tính logarit. .................................. 32


Hình 2.3:

Ôn tập lí thuyết Logarit ..................................................... 33

Hình 2.4:

Bài tập củng cố lí thuyết Logarit ....................................... 33

Hình 2.5:

Sơ đồ tư duy Logarit .......................................................... 34

Hình 2.6:

Giải phương trình logarit bằng phương pháp đưa về cùng cơ
số ........................................................................................ 36

Hình 2.7:

Ví dụ giải phương trình Logarit bằng phương pháp đưa về
cùng cơ số .......................................................................... 37

Hình 2.8:

Bài tập GV giao dưới dạng trắc nghiệm. ........................... 37

Hình 2.9:

Bài tập GV giao dưới dạng tự luận. ................................... 38


Hình 2.10:

Bài tập HS trao đổi ............................................................ 39

Hình 2.11:

Bài tập trắc nghiệm ............................................................ 40

Hình 2.12:

Bài kiểm tra tự luận nội dung “Hàm số mũ, hàm số lũy thừa,
hàm số logarit” ................................................................... 41

Hình 2.13:

Bài kiểm tra trắc nghiệm nội dung “tính đơn điệu, cực trị,
GTLN, GTNN” của hàm số mũ, hàm số lũy thừa, hàm số
Logarit. .............................................................................. 42

Hình 2.14:

Bài kiểm tra giải phương trình mũ bằng phương pháp đưa về
cùng cơ số .......................................................................... 43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Hình 2.15:


Bài kiểm tra trắc nghiệm giải phương trình mũ bằng phương
pháp đặt ẩn phụ .................................................................. 43

Hình 2.16:

Bài kiểm tra trắc nghiệm giải phương trình Logarit bằng
phương pháp sử dụng tính đơn điệu của hàm số ............... 44

Hình 2.17:

Bài kiểm tra trắc nghiệm giải phương trình mũ bằng phương
pháp Logarit hóa ................................................................ 44

Hình 2.18:

Bảng theo dõi kết quả học tập của HS ............................... 45

Hình 2.19:

Bảng theo dõi kết quả học tập của học sinh ...................... 46

Hình 2.20:

Phương án học có sự hướng dẫn trực tiếp của GV. ........... 48

Hình 2.21:

Ví dụ về học có sự hướng dẫn trực tiếp của GV. .............. 49


Hình 2.22:

Các bước giải phương trình Logarit bằng phương pháp đặt
ẩn phụ................................................................................. 50

Hình 2.23:

Ví dụ minh họa giải phương trình mũ bằng phương pháp đưa
về cùng cơ số ..................................................................... 51

Hình 2.24:

Bài kiểm tra trắc nghiệm phần lũy thừa ............................ 52

Hình 2.25:

Bài kiểm tra trắc nghiệm phần logarit ............................... 53

Hình 2.26:

Giải phương trình mũ bằng phương pháp đưa về cùng cơ
số ........................................................................................ 54

Hình 2.27:

Bài tập GV giao cho nhóm HS trung bình ........................ 56

Hình 2.28: Bài làm của HS trong nhóm ............................................ 56
Hình 2.29: Học sinh chia sẻ và trao đổi nhau về bài tập .................. 57
Hình 2.30: Học sinh đưa ra bài tập khó cùng nhau trao đổi ............ 58

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả học tập môn Toán ở lớp 11 ......... 74
của HS hai lớp 12A2 và 12A5 ................................................................ 74
Biểu đồ 3.2. Đường biểu diễn tần suất luỹ tích hội tụ lùi sau khi TN .... 76
Bảng 3.4: Số liệu thống kê của lớp 12A2 (TN) và lớp 12A5 (ĐC) ........ 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những
ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội nhưng đồng
thời lại đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục. Trong thời đại công nghệ 4.0
cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc ứng dụng công nghệ hiện đại
trong giáo dục là xu thế tất yếu. Chỉ thị 29/2001/CT - BGD&ĐT nêu rõ: “Đối
với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi
nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương
tiện để tiến tới một xã hội học tập”.[3]
Vấn đề sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) để công nghệ hoá quá trình dạy
học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh (HS) nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đã trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhằm góp phần
đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và hình thức tổ
chức dạy học. Chỉ thị số 58 CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam khóa VIII đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào

tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục
vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội”.[1]
Edmodo là mạng xã hội học tập lớn nhất trên thế giới được phát triển từ
năm 2008, hiện nay đã có hơn 60,000,000 người dùng đến từ các quốc gia khác
nhau. Ứng dụng điện thoại của phần mềm này cũng được tải nhiều trên hệ điều
hành IOS và Android, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học ở mọi nơi, mọi
lúc. Ở Việt Nam, mạng xã hội học tập Edmodo được nghiên cứu và đưa vào
giảng dạy rộng tại các trường Đại học, tuy nhiên trong lĩnh vực Toán học đặc
biệt là chương trình giáo dục phổ thông chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử
dụng Edmodo vào hỗ trợ học tập cho HS.
Chủ đề kiến thức “Hàm số, phương trình mũ và logarit” là chủ đề khó đối
với HS trung học phổ thông (THPT). Phân phối chương trình chủ đề này chiếm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




một thời gian rất ít nên việc nắm vững lý thuyết và vận dụng vào làm bài tập đối
với học sinh là khó khăn. Vì vậy, nếu chỉ học trên lớp thì nhiều HS gặp không ít
sai sót khi làm bài tập và ghi nhớ kiến thức. Do vậy, việc tăng cường thời gian
học tập nội dung này cho HS là cần thiết.
Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “Khai thác mạng Edmodo hỗ trợ
học tập hàm số, phương trình mũ và logarit cho học sinh lớp 12 THPT” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về học tập trên mạng xã hội học tập của học
sinh, thiết kế và biên tập học liệu điện tử (HLĐT) nội dung “Hàm số, phương
trình mũ và logarit” trên mạng Edmodo góp phần nâng cao chất lượng học tập
môn Toán cho học sinh lớp 12 THPT.
3. Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học môn Toán ở lớp 12 THPT chủ đề “Hàm số, phương
trình mũ và logarit” với sự hỗ trợ của CNTT&TT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc khai thác một số ứng dụng của mạng Edmodo hỗ trợ HS lớp 12 THPT
học tập môn Toán.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Việc khai thác các ứng dụng trên mạng Edmodo trong học tập là rất rộng.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào việc thiết kế, biên tập HLĐT
với nội dung kiến thức môn Toán 12 chủ đề “Hàm số, phương trình mũ và
logarit” và khai thác một số ứng dụng trên mạng xã hội học tập Edmodo để hỗ
trợ HS lớp 12 học với nguồn HLĐT nói trên.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế, biên tập hệ thống HLĐT chủ đề “Hàm số, phương trình mũ
và logarit” theo hướng phân hóa, có tính tương tác phù hợp với môi trường lớp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




học ảo trên Edmodo và đề xuất được các hướng dẫn sư phạm khai thác một số
ứng dụng của mạng xã hội học tập Edmodo trong việc học của HS thì sẽ làm
phong phú thêm môi trường học tập, góp phần nâng cao chất lượng học Toán
cho HS lớp 12 THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1). Nghiên cứu cơ sở lý luận về học tập môn Toán trên Edmodo và kết
quả khai thác mạng xã hội học tập Edmodo trong dạy học trên thế giới và ở Việt
Nam.
(2). Điều tra, khảo sát thực trạng khai thác mạng xã hội học tập Edmodo
trong hỗ trợ HS lớp 12 học Toán hiện nay.

(3). Thiết kế, biên tập hệ thống HLĐT Toán 12 chủ đề “Hàm số, phương
trình mũ và logarit” có tính phân hóa, tính tương tác, cấu trúc, cách thức sử
dụng phù hợp nhằm hỗ trợ HS lớp 12 học Toán thông qua mạng xã hội học
tập Edmodo.
(4). Đề xuất các phương án khai thác một số ứng dụng trên mạng xã hội học
tập Edmodo với hệ thống HLĐT đã xây dựng để hỗ trợ HS lớp 12 học Toán.
(5). Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của các
phương án do luận văn đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Tìm hiểu nghiên cứu tài liệu về các vấn đề liên quan đến đề tài của luận văn.
6.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực tiễn
- Tìm hiểu thực tiễn việc học Toán của học sinh lớp 12 trường phổ thông
nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu.
- Trao đổi với GV có nhiều kinh nghiệm trong công tác về khả năng học tập của
học sinh lớp 12 THPT trong việc sử dụng mạng xã hội học tập Edmodo.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả
thi và hiệu quả của đề tài.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận” và “Danh mục tài liệu tham khảo”, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Khai thác mạng Edmodo hỗ trợ học tập chủ đề “Hàm số,

phương trình mũ và logarit” cho học sinh lớp 12 THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Định hướng ứng dụng CNTT&TT trong dạy học
1.1.1. Định hướng chung
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010” của Bộ
Giáo dục - Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo
dục dựa trên Công nghệ thông tin, “Công nghệ thông tin và đa phương tiện sẽ
tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải
nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương
pháp dạy và học”.
Để cụ thể hóa định hướng trên, trong các văn bản về nhiệm vụ năm học
BGD&ĐT đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm về UDCNTT trong dạy học như: “Đẩy
mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh
giá trong tất cả các môn học. Ưu tiên triển khai các giải pháp mang tính đồng bộ (bao
gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, phần
mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học)” và “Phát động, khuyến khích GV
xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu, tài liệu, sách điện tử đóng góp vào kho
học liệu số của ngành và hệ tri thức Việt số hóa quốc gia; triển khai hệ thống thi trực
tuyến các môn học phục vụ học sinh và GV từ lớp 1 đến lớp 12”; “Tiếp tục triển khai
giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở
những nhà trường có điều kiện nhằm ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh
mẽ phương pháp dạy - học; triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông

theo hướng dẫn của Bộ GDĐT”. [5]
Cùng với sự phát triển như vũ bão của CNTT&TT, việc nghiên cứu và
triển khai các thế mạnh của CNTT&TT nhằm hỗ trợ quá trình dạy học đã được
các quốc gia và các nhà giáo dục quan tâm. Trong giáo dục UDCNTT&TT đã
góp phần đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.1.2. Một số vấn đề về ứng dụng CNTT&TT trong dạy học Toán
Sự ra đời của Internet đã mở ra một kỉ nguyên mới trong việc
UDCNTT&TT trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế,…trong đó có giáo dục.
CNTT&TT đã xâm nhập vào mọi ngóc ngách của cuộc sống và trở thành một
yếu tố then chốt làm thay đổi các hoạt động kinh tế và xã hội, trở thành công cụ
đắc lực không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.
Trong dạy học môn Toán, với sự hỗ trợ của CNTT cho phép GV tạo môi
trường thuận lợi, năng động và sáng tạo trong dạy và học.“Khi CNTT tham gia
vào quá trình dạy học sẽ làm môi trường dạy học thay đổi, nó có tác động mạnh
mẽ tới mọi thành tố của quá trình dạy học: Thực hiện vai trò giảng dạy như một
giáo viên; Cung cấp tài liệu học tập mới có tính tương tác, dễ mang, dễ cập
nhập; Cung cấp nguồn tài nguyên học tập phong phú, rất dễ truy cập, phân phối
và có thể khai thác linh hoạt; Cung cấp công cụ học tập mới có khả năng hợp
tác với người sử dụng để giúp người sử dụng khai thác hết khả năng làm việc
của họ; Cung cấp kênh giao tiếp, truyền thông mới đối tượng khác; Cung cấp
công cụ kiểm tra, đánh giá mới khách quan và chính xác; Cung cấp một hệ thống
và công cụ quản lí dạy học mới…” [23].
Việc UDCNTT trong giáo dục ngày càng khẳng định được tính ưu việt
vượt trội so với dạy học truyền thống. UDCNTT không chỉ là công cụ hỗ trợ

dạy học mà còn là tác nhân góp phần tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo
dục. Trong UDCNTT&TT trong dạy học Toán, xét về việc áp dụng các hình
thức dạy học trong dạy học toán cho thấy: “Các hình thức dạy học truyền
thống như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm, dạy học cá thể sẽ có nhiều
điều kiện kết hợp một cách hiệu quả, linh hoạt hơn nếu sử dụng và khai thác
CNTT trong dạy học. Hơn nữa, các hình thức dạy học này cũng “mở” hơn,
chẳng hạn khái niệm dạy học đồng loạt không chỉ là thầy lên lớp tại giảng
đường như hình thức dạy học truyền thống mà thầy ở tại một địa điểm nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




đó có thể lên lớp và truyền trực tiếp lên mạng Internet và khi đó rất đông
học sinh cùng vào mạng để tham dự lớp học này. Hình thức học theo nhóm
cũng được mở rộng hơn bao gồm các HS cùng quan tâm, nghiên cứu và trao
đổi với nhau về một nội dung cụ thể nào đó mà không bị giới hạn bởi phạm
vi bạn bè trong một lớp, một trường hoặc sinh sống gần nhau mà tất cả đều
thông qua mạng Internet, thậm chí một học sinh cùng một lúc có thể tham
gia nhiều hình thức học tập hoặc tham gia theo nhiều nhóm khác nhau.”
[24].
Như vậy, UDCNTT&TT vào dạy học Toán giúp HS chủ động, tích cực và
phát triển tư duy sáng tạo trong học tập. CNTT tạo môi trường dạy học phong
phú, hiệu quả giúp GV có điều kiện tổ chức các hoạt động thảo luận, tranh luận,
HS có điều kiện phát huy nhằm tăng khả năng hợp tác trong học tập.
1.2. Một số mạng xã hội học tập trên thế giới và Việt Nam hiện nay
Hiện nay, có nhiều nền tảng hỗ trợ học tập, việc triển khai các khóa học
trực tuyến và hỗn hợp như: Google Classroom, Edmodo, Edumall, Udemy,…
Mỗi công cụ đều có những ưu, nhược điểm riêng. Nội dung này sẽ trình bày về
ưu, nhược điểm của một số nền tảng hỗ trợ học tập trực tuyến, để từ đó lựa chọn

nền tảng phù hợp với thực tế ở Việt nam
1.2.1. Google Classroom
Google Classroom là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management
System - LMS) được công ty Google giới thiệu vào tháng 5 năm 2014.
Google Classroom tổ chức lớp học thông qua việc hỗ trợ ba tính năng
chính: giao tiếp, giao bài tập và lưu trữ. Việc giao tiếp được thực hiện thông qua
các thông báo và các phản hồi và tích hợp thêm email. GV và HS có thể đính
kèm thêm tài liệu, video, ảnh… ở trong các thông báo. Việc giao và nhận bài tập
được thực hiện thông qua ứng dụng Google Drive chia sẻ chung. Mỗi lớp học
được tổ chức vào trong một thư mục riêng, mỗi học sinh sẽ được tự động tạo một
thư mục cho phần bài tập của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




* Ưu điểm của Google Classroom:
- Giao diện được thiết kế đơn giản, quen thuộc với những người đã sử
dụng qua các sản phẩm khác trước đó của Google.
- Các tính năng của Google Classroom đều được tối giản hết mức để phục
vụ những nhu cầu cần thiết nhất của việc triển khai lớp học.
- Việc thiết kế khóa học, đăng ký và vận hành một lớp học trên Google
Classroom diễn ra khá đơn giản và dễ dàng.
* Nhược điểm của Google Classroom:
- Google Classroom không có nhiều tính năng.
- Bắt buộc người dùng phải sử dụng một Email thuộc gói Google
Education (gói ứng dụng Google dành cho giáo dục) để đăng ký vào
- Google Classroom vẫn còn khá đơn giản và vẫn chưa phải là một hệ
thống đủ mạnh và đầy đủ để quản trị lớp học, đặc biệt là các lớp học triển khai
dưới dạng hỗn hợp.

1.2.2. Coursera
Coursera là một công ty công nghệ giáo dục cung cấp các khóa học trực tuyến
đại chúng mở (MOOC). Coursera cộng tác với các trường đại học và một số tổ chức
giáo dục khác để xây dựng các khóa học trực tuyến về nhiều lĩnh vực khác nhau
như công nghệ, y học, khoa học xã hội, toán học, kinh doanh v.v..
* Ưu điểm của Coursera:
- Tính năng nổi bật của nền tảng Coursera bao gồm tổ chức lớp học theo
tuần, có các diễn đàn để trao đổi, có các bài tập luyện tập (quizz), có các bài tập
cuối tuần, chấm điểm chép giữa các HS…
* Nhược điểm của Coursera:
- HS phải trả tiền để được cấp chứng chỉ hoàn thành đối với khóa học.
- Chỉ có các đối tác của Coursera mới đưa được khóa học lên nền tảng này,
do đó hiện tại chưa thể áp dụng phổ biến trong các tổ chức giáo dục khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.2.3. Lynda
Lynda là một nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến ra đời vào năm
1995. Các khóa học của Lynda thường tập trung vào giảng dạy các kỹ năng của
các lĩnh vực như phần mềm, kinh doanh và sáng tạo.
* Ưu điểm của Lynda:
- Các khóa học trên Lynda.com được cung cấp dưới dạng các video ngắn
hỗ trợ việc tìm kiếm dưới dạng chữ.
- HS có thể tạo các danh sách và lưu lại các nội dung đáng chú ý trong quá
trình học.
* Nhược điểm của Lynda:
- Mất phí khi tham gia.
- Lynda là một nền tảng đóng. Do đó không phù hợp để đưa và triển khai

trong các lớp học hỗn hợp ở các cơ sở đào tạo khác
1.2.4. Udemy
Udemy là một nền tảng học tập trực tuyến được thành lập vào năm 2010 và
hiện có hơn 12 triệu HS với hơn 40 nghìn khóa học rất phong phú về lĩnh vực.
Các khóa học trên Udemy được tổ chức theo từng phần với nội dung bao gồm
video, các bài trình chiếu, các bài giảng bằng âm thanh, các tệp tài nguyên.
* Ưu điểm của Udemy:
- GV và HS có thể giao tiếp với nhau thông qua các cơ chế như thông báo,
thảo luận và tin nhắn.
- GV cũng theo dõi được tiến độ học tập của HS cũng như rà soát các nội
dung đang được quan tâm của khóa học.
* Nhược điểm của Udemy:
- Udemy đưa ra các quy định, các tiêu chuẩn về khóa học. Vì vậy, không
phải tất cả các khóa học đều có thể được đưa lên nền tảng này.
- Người học trên nền tảng này thuộc quyền quản lý của Udemy, không
thuộc quyền quản lý của các cơ sở đào tạo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Các tính năng của Udemy nhằm phục vụ cho mô hình học tập trực tuyến
là chủ yếu, đó thiếu các tính năng để hỗ trợ cho các hoạt động khác trong học tập
hỗn hợp.
1.2.5. Edumall
Edumall là một “siêu thị” các khóa học trực tuyến ngắn hạn được biết đến
rộng rãi tại Việt Nam. Mô hình hoạt động của Edumall cũng tương tự như Udemy
nhưng chỉ giới hạn trong thị trường tiếng Việt.
* Ưu điểm của Edumall:
- Đa dạng khóa học với nhiều chủ đề khác nhau

- Được học miễn phí một số khóa học như: lập trình web, kinh doanh
online, after effect ..vv (mà miễn phí nên nội dung cũng chỉ ở mức cơ bản thôi ).
- Kết thúc mỗi video học thì đều có note lại những kiến thức chính và tổng
kết bạn đã hoàn thành bao nhiêu % khóa học.
* Nhược điểm của Edumall:
- Phí khóa học còn hơi cao: 500k - 700k.
- Không cho HS xem trước một vài bài học như bên Unica.
1.2.6. Lynda
Lynda là một nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến ra đời vào năm
1995. Các khóa học của Lynda thường tập trung vào giảng dạy các kỹ năng của
các lĩnh vực như phần mềm, kinh doanh và sáng tạo.
* Ưu điểm của Lynda:
- Các khóa học trên Lynda.com được cung cấp dưới dạng các video ngắn
hỗ trợ việc tìm kiếm dưới dạng chữ.
- HS có thể tạo các danh sách và lưu lại các nội dung đáng chú ý trong quá
trình học.
* Nhược điểm của Lynda:
- Mất phí khi tham gia.
- Lynda là một nền tảng đóng. Do đó không phù hợp để đưa và triển khai
trong các lớp học hỗn hợp ở các cơ sở đào tạo khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.2.7. Edmodo
Edmodo là một hệ thống quản lí học tập được phát triển theo hướng mạng xã
hội học tập. Số lượng người dùng cao bao gồm GV, HS và phụ huynh. Giao diện của
Edmodo được đánh giá là giống với Facebook và một số mạng xã hội hiện nay.
* Ưu điểm của mạng Edmodo:

- Nền tảng an toàn và bảo mật;
- Môi trường đóng;
- Không mất phí tham gia;
- Người dùng đăng ký tham gia dễ dàng, không cần cài đặt;
- Tất cả các quá trình liên lạc của các thành viên đều được lưu trữ;
- Edmodo cung cấp tính năng theo dõi tiến độ học tập thông qua việc đánh
giá điểm và trao thưởng huy hiệu cho HS giúp việc theo dõi tiến độ học tập của
HS trở lên dễ dàng hơn.
- Một lớp có thể được quản lí bởi nhiều GV, tạo điều kiện cho việc cộng
tác tốt hơn trong việc thiết kế và chuyển giao các lớp học.
- GV có thể giao bài tập, thiết kế câu hỏi trắc nghiệm, thăm dò ý kiến, cho
người học đánh giá chéo.
- Phụ huynh của HS có thể tham gia vào lớp học để theo dõi quá trình học
tập của con em mình.
- Người dùng tham gia vào lớp học trên Edmodo từ bất cứ thiết bị nào có
kết nối mạng (điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính,…).
- Học tập trên Edmodo có sự tương tác trực tiếp giữa GV và HS, HS và
HS do đó việc học tập, trao đổi và chia sẻ được diến ra thường xuyên giúp học
tập đạt hiệu quả cao.
* Nhược điểm của mạng Edmodo:
- Edmodo cũng có một số nhược điểm như không thể phục hồi những
thông tin bị mất về một HS.
- HS chỉ có thể tham gia lớp học, nhóm lớp học khi được GV mời;
- Người dùng không thể xoá các tài khoản mà mình đã tạo ra, nếu muốn
xoá thì cần phải gửi yêu cầu về hệ thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Qua việc phân tích các ưu, nhược điểm của một số mạng học tập và thực
tế giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy mạng Edmodo với những
tính năng nổi trội hơn hẳn các khóa học trực tuyến và hỗn hợp khác như: không
mất phí sử dụng; việc tham gia và sử dụng dễ dàng;… thì Edmodo là mạng xã
hội học tập nên được sử dụng phổ biến trong học tập.
1.3. Tổng quan về mạng Edmodo
1.3.1. Lịch sử hình thành mạng Edmodo
Edmodo là một công cụ mạng xã hội cung cấp một không gian an toàn cho
GV và HS để kết nối, cộng tác và học hỏi. Công cụ này thường được GV sử dụng
như một hệ thống quản lý học tập. Với tính năng “cộng đồng các môn học” cho
phép GV tìm và chia sẻ kiến thức dựa trên thực tế, theo môn học cụ thể với hàng
ngàn thành viên tham gia Edmodo đã được nhiều nhà nghiên cứu khai thác đưa
vào hỗ trợ học tập.
Edmodo là mạng xã hội học tập lớn nhất trên thế giới được phát triển từ
năm 2008, hiện nay đã có hơn 70,000,000 người dùng đến từ các quốc gia khác
nhau, chủ yếu tập trung ở Mỹ và các quốc gia nói tiếng Anh. Năm 2013, Edmodo
được xếp hạng thứ 29 trong tổng số 100 trang web hỗ trợ học tập tốt nhất do Jane
Hart, người sáng lập trung tâm C4LPT ở Anh nghiên cứu trên cơ sở lấy ý kiến
bình chọn của hơn 500 chuyên gia đến từ 48 quốc gia trên thế giới. Giao diện
Edmodo hỗ trợ 10 ngôn ngữ khác nhau. Ứng dụng điện thoại của phần mềm này
cũng được tải nhiều trên hệ điều hành IOS và Android, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc dạy và học ở mọi nơi, mọi lúc.
1.3.2. Các tính năng của mạng Edmodo
Edmodo là một công cụ dạy học theo mô hình mạng xã hội được thiết kế
riêng cho việc học tập. Giao diện của Edmodo tương đối giống với Facebook
nhưng Edmodo là môi trường quản lí chặt chẽ mà người kiểm soát là GV, so với
các hệ thống quản lý học tập khác tính năng của Edmodo nhiều hơn hẳn trong đó
có thể kể đến một số tính năng nổi bật sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





- Tính năng tạo lớp học và các nhóm nhỏ trong lớp học. Mỗi lớp học có
thể có nhiều giảng viên tham gia.
 Lớp học Edmodo: GV có thể tạo các lớp/nhóm giúp GV và HS chia sẻ
tài nguyên, các ý tưởng về hoạt động dạy và học.
 Với tính năng tạo các nhóm nhỏ trong lớp học giúp HS có nhiều cơ hội thể
hiện, trao đổi về suy nghĩ của bản thân, có trách nhiệm cộng tác và chia sẻ ý tưởng
của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm. Với việc chia nhóm nhỏ mỗi học
sinh không chỉ nhận được sự hỗ trợ của GV mà còn của cả nhóm, từ đó tăng hiệu quả
học tập của cả HS, tạo ra các nhóm nhỏ giúp cho việc thảo luận, chia sẻ trong từng
nhóm nhỏ được dễ dàng qua đó chỉ GV và học sinh nhóm đó có thể truy cập thông
tin. Tính năng này rất phù hợp cho hoạt động lập kế hoạch, các nhóm học tập của các
thành viên theo mô hình câu lạc bộ.
 Trong Edmodo mỗi lớp học có thể có nhiều GV tham gia dưới vai trò
cộng tác, những GV tham gia vào các lớp học khi được mời. Việc nhiều GV cùng
tham gia vào một lớp học giúp cho HS có điều kiện tiếp thu kiến thức đa dạng
và phong phú hơn.
- Tính năng tạo, đặt lịch đăng các bài viết (Note): để mở rộng cơ hội học
tập cho HS, GV có thể thực hiện việc hướng dẫn học tập, chia sẻ tài nguyên học
tập cho học sinh bằng cách sử dụng chức năng bài viết. Ở chức năng này, GV có
thể đính kèm tài liệu dưới dạng file hoặc đường link của địa chỉ Web trên Internet
và thông báo tới HS những yêu cầu đối với môn học như: đọc trước và nghiên
cứu tài liệu từ đó học sinh sẽ chủ động hơn trong học tập và việc tiếp thu kiến
mới sẽ dễ dàng hơn.
- Tính năng kiểm tra đánh giá tự luận (Assignment): GV có thể giao bài tập
và có thể gửi kèm theo cho học sinh tài liệu, tài nguyên, trang web…để giúp HS
có thể hoàn thành bài tập đó. Với chức năng kiểm tra đánh giá tự luận trong
Edmodo, GV có thể đưa ra thời gian hoàn thành cho mỗi bài tập, khi hết thời gian

hoàn thành HS sẽ không thể nộp được bài hoặc nếu GV cho phép nộp bài muộn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×