Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Lưu Hiệp bàn về một số thủ pháp sáng tác thơ trong “Văn tâm điêu long”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.91 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 67 (01/2020)
No. 67 (01/2020)
Email: ; Website: />
LƯU HIỆP BÀN VỀ MỘT SỐ THỦ PHÁP SÁNG TÁC
THƠ TRONG “VĂN TÂM ĐIÊU LONG”
Luu Hiep’s discussions on some poetic techniques in “Van tam dieu long”
ThS.NCS. Trần Thanh Bình
Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp là một tác phẩm có giá trị. Những bàn luận trong Tác phẩm bao quát
nhiều vấn đề từ lý thuyết đến hoạt động sáng tác. Tác giả vừa đề cao tinh thần “trưng thánh”, “tôn kinh”
vừa chú trọng vai trò và tác dụng của hình thức tác phẩm nghệ thuật. Xưa nay, người ta quan tâm đến
những tư tưởng lý luận của ông hơn là đi vào khám phá những luận bàn của tác giả về thủ pháp nghệ
thuật. Bài viết tìm hiểu tinh thần kế thừa và cách tân của Lưu Hiệp trong việc xác định các thủ pháp
nghệ thuật căn cơ nhất trong sáng tạo nghệ thuật từ công đoạn hình thành ý tứ, thủ pháp tạo nhạc tính,
thủ pháp tạo biện pháp tu từ, thủ pháp gọt giũa ngôn từ.
Từ khóa: Lưu Hiệp, thủ pháp, Văn tâm điêu long
ABSTRACT
Luu Hiep's Van tam dieu long is a valuable work. Discussions in the work cover many issues from
theory to writing activities. The author has not only emphasized the spirit of “sacred” or “respected
scriptures”, but also focused on the role and effect of art forms. From the past until now, people have
been more interested in his theoretical ideas than discovering the author's discussions on art tactics. This
paper explores Luu Hiep's inheritance and renewal in determining the most basic art tactics in artistic
creation from thought formation, music creation techniques, rhetoric measures, language editing
techniques.


Keywords: Luu Hiep, tactics, Van tam dieu long

những khía cạnh của văn học. Riêng bàn
về kỹ thuật sáng tác, không thể phủ nhận
tầm ảnh hưởng của Văn tâm điêu long của
Lưu Hiệp đối với lý luận Việt Nam. Giá trị
khai sáng của nó được xem là kho báu
chốn văn uyển, nên những “kẻ sĩ muốn
trau chuốt văn chương, chưa ai có thể xa
rời nó mà đi tìm lối dẫn dắt khác để đến
đích được” (Phương Lựu, 2005, tr. 51).
Bên cạnh nhiều vấn đề bao quát từ lý

1. Đặt vấn đề
Đời sống văn học bắt đầu từ hoạt động
sáng tác của tác giả và kéo dài đến suốt
quá trình tiếp nhận không giới hạn không thời gian của độc giả. Trên tinh thần tiếp
thu tinh hoa tư tưởng nhân loại, đến nay,
diện mạo nền lý luận văn học nước ta đã
tương đối hoàn chỉnh nhưng vẫn không
ngừng hoàn thiện trong mục đích nghiên
cứu một cách toàn diện và sâu sát nhất
Email:

41


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)


thuyết văn học đến hoạt động sáng tác văn
chương, Lưu Hiệp đã chú tâm dành một
phần lớn (gần 20 thiên) bàn về những công
đoạn quan trọng để tạo nên những tác
phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Vì vậy, sau khi tổng thuật bao quát các
giá trị của Văn tâm điêu long, Đoàn Lê
Giang đã khẳng định: “Có một vài thiên
chuyên bàn về cấu tứ, tu dưỡng trong sáng
tác và kỹ xảo viết văn. Đó là điều rất đáng
chú ý” (Đoàn Lê Giang, 2001, tr.48). Phải
chăng đánh giá này của ông chính là sự gặp
gỡ tiền nhân trong mối quan tâm đến công
việc sáng tác của người cầm bút? Đương
thời, những kiến giải về thủ pháp nghệ
thuật của Lưu Hiệp đã soi rõ cho giới văn
sĩ; và về sau, những ý kiến đó đã định
hướng cho giới nghiên cứu, phê bình trong
nước và trên thế giới trong việc thẩm định
tài năng của tác giả và giá trị của tác phẩm.
Do vậy, chuyện “cấu tứ, tu dưỡng trong
sáng tác và kỹ xảo viết văn” trong Văn tâm
điêu long là một vốn kiến thức và kinh
nghiệm quý giá cần được tiếp cận kỹ hơn.
2. Nội dung
2.1. Tiền đề sáng tạo – tố chất của
người cầm bút
Để có thể cho ra đời một kiệt tác, nhà
văn phải trải qua một quá trình lao động

nghệ thuật nghiêm túc. Điều đó đòi hỏi bản
thân người sáng tác phải hội tụ những tố
chất đặc biệt cần có của người sáng tạo
nghệ thuật. Trong tác phẩm đồ sộ bao quát
mọi kiến văn về văn học nghệ thuật, Lưu
Hiệp dành mối quan tâm sâu sắc về những
vấn đề có liên quan đến tác giả. Thiên
Minh thi khẳng định khởi nguồn thơ là ở
con người, “tại tâm vi chí, phát ngôn vi
thi”; “chữ thi (thơ) đồng âm với chữ trì
(giữ), nên “thơ gìn giữ tính tình con người”
(Lưu Hiệp, 2007, tr.92). Vậy nên, chính chí

và tình của người góp phần không nhỏ để
thành thơ. Tiếp theo, thiên Thể tính khẳng
định phong cách văn chương được quyết
định bởi bốn yếu tố: tài, khí, (khí chất) và
học, tập (tập tính).
Nếu tài, đức, học vấn là yêu cầu chung
cho con người, thì ở người sáng tác văn
chương lại càng phải đặc sắc. Vì các yếu tố
này tạo nên nét độc đáo trong cá tính sáng
tạo của nhà văn. Vốn “thiên bẩm” (còn gọi
là “tiên thiên”) chính là tài và khí chất là
yếu tố quan trọng, tiên quyết, tạo nên nét
độc đáo trong bút lực. Hai yếu tố bẩm sinh
này hình thành và hiện hữu từ trong máu
thịt, biểu hiện trong từng suy nghĩ, cảm
nhận và cách sáng tác của nhà văn. Vì vậy,
Lưu Hiệp nhắc nhở nhà văn phải biết

dưỡng khí để sáng tác. “Sáng tạo văn
chương cốt phải điều hòa, phải làm cho cái
tâm yên bình trong sáng, cái khí thông
thuận tự nhiên, phiền lụy phải gạt bỏ,
không để ứ tắc trong lòng, ý tứ đến phải
cầm bút viết ngay, ý tứ tiềm phục không ra,
thì ném bút nghỉ ngơi khỏi nghĩ tiếp” (Lưu
Hiệp, 2007, tr.467). Thi nhân phải trọng sự
tu dưỡng này, vì “lúc thư nhàn bồi dưỡng
tài năng” thì “lúc sáng tác phải dư tinh
lực”. Trạng thái tinh thần của thi nhân
thông suốt hay ngưng trệ đều có ảnh hưởng
đến việc sáng tác và chính tâm tình, khí
chất của người viết thật sự góp phần tạo
nên phần hồn của thi ca.
Để thành công, thi nhân phải qua quá
trình đào luyện là học tập (còn gọi là “hậu
thiên”). Vì thơ khởi phát từ trong lòng mà
ra, nên khi nhà thơ phải thật sự có rung
cảm mãnh liệt thì tác phẩm mới tượng
hình. Tiền đề đó tạo nên nguồn cảm hứng
để thi nhân cầm bút cho ngôn ngữ đơm hoa
kết trái, kiến tạo nên hồn của tác phẩm.
Ngược lại, nếu sự học cạn, bút không
42


TRẦN THANH BÌNH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN


thông, văn không thành hình hoặc dĩ nếu
có thì sẽ thành sáo ngữ, ý nông, thiếu dư
vị. Lưu Hiệp rất đề cao việc học: “văn
chương do học, năng tại thiên tư”. Sự rèn
luyện, học tập để nâng cao hiểu biết, bồi
dưỡng năng lực của người viết rất quan
trọng, là việc “nhân bản tính mà rèn luyện
tài năng” (nhân tính dĩ luyện tài). Ông lý
giải rằng việc học tập của thi nhân sẽ đem
đến cho họ kiến văn rộng rãi về mọi lĩnh
vực, làm cho kỹ năng, kỹ xảo về nghề văn
của họ thuần thạo hơn. Khi có “học”, thi
nhân có thể tổng hợp học vấn để bao quát
tầm nhìn, có thể giản ước sự việc để gọt
luyện cho tinh. Tào Phi trong Điển văn Luận văn từng bàn về mối quan hệ giữa tác
gia và phong cách tác phẩm: “Khí của tác
gia là yếu tố quyết định cái đặc sắc trong
phong cách tác phẩm” (Lưu Hiệp, 2007,
tr.467). Nhận định này tôn tài khí của
người sáng tác lên hàng đầu, trở thành yếu
tố tiên quyết cho giá trị độc đáo của tác
phẩm. So với quan niệm của Tào Phi, quan
niệm của Lưu Hiệp rõ ràng là toàn diện
hơn khi ông không chỉ “nhấn mạnh tác
dụng của tài, khí” mà còn đề cao việc “học
tập” của thi nhân. “Tài phát ra từ trong, học
thu được từ ngoài” (“tài tự nội phát, học dĩ
ngoại thành”), công việc sáng tác đòi hỏi
thi nhân phải “làm sao cho học vấn bên

ngoài và tài năng bên trong đều có thể phát
huy” (Lưu Hiệp, 2007, tr.467).
Như vậy, “tiên thiên” là điều kiện
cần, “hậu thiên” là điều kiện đủ để hình
thành năng lực sáng tạo. Những tố chất đó
khi đủ điều kiện hội tụ và nhu cầu sáng tác
phát khởi, nhà thơ sẽ làm nên tác phẩm
văn chương. Quan niệm này rất sâu sắc và
đúng đắn, nhất là nó ra đời trong sự và
tiếp thu, kế thừa tư tưởng của Nho giáo, đi
đến khẳng định tính hiện thực và giá trị

thẩm mỹ của một tác phẩm văn học. Vì
vậy, nó vẫn còn giá trị bền vững trong thời
hiện đại.
2.2. Quá trình sáng tác của thi nhân
2.2.1. Hình thành ý tứ
Khâu quan trọng trong sáng tác là có
hứng khởi. Lối đi không rõ, văn viết không
thông, đường đi không định, văn sẽ lúng
túng. Hoạt động này được Lưu Hiệp đề cập
đến trong chương Thần tứ. Tìm cấu tứ cho
tác phẩm có ý nghĩa quyết định đến hành
trình sáng tác sau đó. Chỉ cần “văn tứ đến
nhanh thì thành công chóng vánh; hoài
nghi, nghiền ngẫm thì thành tựu đến lâu”.
Thứ nhất, tìm cấu tứ cho tác phẩm đòi hỏi
người viết phải bắt đầu từ tâm. Người viết
phải để tâm hư và tĩnh. Trạng thái hư và
tĩnh là trong suốt, trống rỗng nhưng lại có

thể tinh thông ứng chứa mọi vận hành của
càn khôn (hư năng dung vật, tĩnh năng
quan vật). Lưu Hiệp gọi đó là “ngưng
thần” để nảy ra thi hứng, tứ thơ. Khi đó, thi
nhân “lặng lẽ tập trung suy nghĩ, dòng tư
duy có thể tiếp xúc tận ngàn năm, khi đổi
thay nét mặt ngắm nhìn, thì ánh mắt như
thấy được vạn dặm. Ngâm vịnh lên, âm
thanh như nhả ngọc phun châu, tưởng
tượng nhìn trước mắt như sắc màu mây
gió” – (“Cố tịch nhiên ngưng lự, tư tiếp
thiên tải. Tiễu yên động dung, thị thông
vạn lý, ngâm vịnh chi gian, thổ nạp châu
ngọc chi thanh; mi tiệp chi tiền, quyển thư
phong vân chi sắc”). Chuỗi hoạt động phức
tạp và vi diệu đó chính là yêu cầu đầu tiên
để tìm tứ cho thơ. Thao tác tìm tứ cho thơ,
theo Lưu Hiệp thì dù có đề cao tính tưởng
tượng, “dòng tư duy có thể tiếp xúc tận
ngàn năm” nhưng cơ sở để tìm tứ không
thoát ra khỏi “vật”. Vật là ngoại cảnh.
Ngoại cảnh tác động đến cảm hứng của thi
nhân, khiến thi nhân tập trung vào việc tìm
43


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)


ý tứ cho thơ. Bởi vậy, khi cấu tứ khéo là
tinh thần và ngoại vật đều giao du (thần dữ
vật du). Ngoại vật đến từ tai mắt, tình ý
khởi từ bên trong tâm hồn, nhưng ngôn từ
mới là nơi diễn đạt. Như vậy, Lưu Hiệp
quan tâm tới ba yếu tố “thần – vật – ngôn”
trong quá trình tạo dựng văn tứ. Quan niệm
thần tứ trong Văn tâm điêu long còn cho
thấy sự ảnh hưởng tích cực của Lưu Hiệp
từ Phật giáo và Đạo giáo. Trạng thái
“ngưng thần”, “hư”, “tĩnh” trong hoạt động
tìm tứ của ông rất gần với trạng thái vô vi
của Lão Trang hay trạng thái “chánh niệm”
của Phật giáo.
Tuy nhiên, không phải cứ đạt đến độ
“ngưng ư thần” là có tứ. Tìm cấu tứ cũng
đòi hỏi lực học tinh thông của người sáng
tác. Học cạn, tài sơ sẽ uổng phí công sức
mà không thể tạo nên tác phẩm có giá trị.
Vốn học rộng sẽ giúp người viết có khả
năng nghiền ngẫm để tìm văn tứ; vốn học
nông khiến việc tìm tứ trở nên khó khăn,
suy tư tắc ý, ngôn từ tạp loạn. Khi tìm tứ là
khi thi nhân trải nghiệm, quan sát kỹ càng
sự vật, chuồi theo suy tư, vận dụng ngôn từ
bày ra thành chữ viết. Khi đó, cái hồn cái
tình đã thấu đã sâu sẽ tìm được thanh luật
mà thành thơ. Như vậy, tứ thơ không tự
nhiên mà có, tứ thơ tượng hình từ trong
chính vốn sống của nhà thơ, từ những

chiêm nghiệm về cuộc đời và từ những học
vấn uyên thâm trong sách vở thánh hiền.
Đó là yêu cầu thứ hai trong hành trình đi
tìm cấu tứ cho thơ.
Kế thừa tinh thần của Lục Cơ trong
Văn phú quan hệ giữa ba yếu tố: “thần” “vật” - “ngôn”, Lưu Hiệp phát triển nó lên
tầng sâu sắc mới mẻ hơn, để nó không còn
thần bí bó hẹp mang tính chủ quan như Lục
Cơ và Trang Tử, mà khá trùng khớp với tư
duy lý tính - duy vật của nhà triết học lỗi

lạc Aristote trong Nghệ thuật thơ ca. Đặt
cấu tứ trong mối quan hệ với tài năng, cảm
xúc và học vấn của nhà thơ, Lưu Hiệp đề
cao và kết hợp năng lực tư duy lý tính với
năng lực tưởng tượng của nhà thơ. Chính
điều này khiến quan niệm về tứ của Lưu
Hiệp trở nên đầy đủ và hấp dẫn.
Nếu tứ được hình thành trong tâm
tưởng nhà thơ thì kết cấu là bước chuyển
từ ý tưởng trừu tượng sang khối hình hài
tác phẩm cụ thể. Sau khi cấu tứ đã thành,
trước khi dạo bút, người viết thường phải
dựng kết cấu. Trong Dung tài, Lưu Hiệp
cho rằng thao tác cơ bản khi bắt đầu dạo
bút là Lý đoan, Cử chính, Quy dư. Trong
đó, Lý đoan là thao tác xác lập kết cấu, tạo
khung, chọn thể cho tác phẩm. Kết cấu là
cái khung của tác phẩm nên vai trò của
việc xác lập kết cấu rất quan trọng. Khi đó,

người viết cần “căn cứ tình ý để xác lập
thể chế”. Các tầng bậc của tác phẩm từ thể
loại, chương, thiên, đoạn, cú,… phải được
xây dựng trên một khung liên kết vững
chắc, trở thành nền tảng của tác phẩm. Khi
viết văn thì phải tình ý đúng nơi, ngôn từ
đúng chỗ; sắp đặt ý tình thành các chương,
tạo lập ngôn từ thành câu cú. Sự rõ ràng,
khúc chiết, hanh thông tình ý của tác phẩm
phụ thuộc nhiều vào thao tác này. Lưu
Hiệp không yêu cầu phải cứng nhắc rập
khuôn mà ông đề cao tính linh hoạt, sáng
tạo của người viết: “Khi sáng tác văn, bút,
từng thiên có lớn có nhỏ, chương cú có
phân có hợp, thanh điệu có chậm có
nhanh, đều phải tùy theo biến hóa, không
có quy củ nhất định” (Lưu Hiệp, 2007,
tr.460). Mặc dù không đi sâu vào phân tích
từng kết cấu loại thể trong thao tác thiết
lập kết cấu và dừng lại ở yêu cầu kết cấu
chung nhưng ông đề cao tính thiết yếu của
việc xây dựng kết cấu. Vai trò của kết cấu
44


TRẦN THANH BÌNH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

được Aristote đề cập đến trong nghệ thuật

kịch; riêng về thơ, do đặc trưng thể loại,
ông chú trọng đến ngôn ngữ nhiều hơn. Về
sau, đời Đường đã đẩy mạnh tầm quan
trọng của kết cấu trong thi luật với kết cấu
luận đề theo bố cục khuôn mẫu: đề - thực luận - kết.
2.2.2. Các thủ pháp nghệ thuật trong
sáng tác
Theo Lưu Hiệp, giai đoạn thảo bút
phức tạp và luân phiên giữa các thao tác:
tạo nhạc tính, sử dụng biện pháp tu từ, và
cuối cùng là gọt giũa ngôn từ.
2.2.2.1. Thủ pháp phối âm tạo nhạc
tính cho thơ
Thơ là tiếng lòng, là “tâm thanh” của
người nghệ sĩ. Khi “tâm thanh” hòa với
thanh điệu của ngôn ngữ thành một khối,
hình thành nên sự biến hóa diệu kỳ của
thanh luật trong thi ca. Từ xưa, khi bàn về
thơ ca, đã có nhiều ý kiến về âm luật.
Poetics của Aristote ở Hy Lạp và
Natyasastra của Bharata ở Ấn Độ - hai tác
phẩm nổi tiếng của nền thi pháp học cổ
điển đã có sự gặp gỡ thú vị khi cùng đề
cao vai trò của âm thanh trong ngôn ngữ
thơ ca. Trong Poetics, Aristote đã bàn kỹ
về cách sử dụng các yếu tố ngữ âm (âm cơ
bản, vần, liên từ) để tạo nên độ ngắn dài,
bổng trầm cho thơ. Aristote đã triển khai
từng phần, phân tích đặc điểm của chúng
và cách tổ chức chúng trong tác phẩm.

Trong Natyasastra, Bharata đưa ra 10
phẩm chất (guna) và 10 khuyết điểm
(dosa) của thơ ca. Trong đó, khuyết điểm
sai nhịp (vsama) hoặc các phẩm chất êm ái
(samata), ngọt ngào (madhurya), mạnh mẽ
(ojas) (Phan Thu Hiền, 2006, tr.37) là
những yếu tố thuộc về âm luật trong thơ.
Sau Bharata, Bhamaha và cả Dandin,
Vamana, Udbhata - những người kế thừa

sau đó của thi pháp học Ấn Độ cổ điển tuy
có nhiều quan niệm khác nhau trong thi
pháp nhưng họ cùng đề cao nhạc tính
trong thơ.
Trong thiên Văn tâm điêu long, Lưu
Hiệp dành trọn một thiên Thanh luật để
bàn về âm luật, điều này cho thấy ông rất
đề cao vai trò của âm thanh trong tác
phẩm. Trong chương này, Lưu Hiệp khẳng
định, nguồn gốc của âm luật là trong khí
huyết, trong tình cảm của con người. Vì
vậy, nhạc khí mô tả âm thanh của người
chứ không phải người học theo nhạc khí.
Từ việc dẫn bàn âm luật trong âm nhạc,
Lưu Hiệp khẳng định sự tất yếu của âm
luật trong văn chương: “Âm luật bắt đầu
hình thành, vốn từ âm thanh do con người
phát ra. Âm thanh đó phù hợp cung
thương, gốc gác do từ khí huyết, tiên
vương xưa nhân đó mà chế thành nhạc ca”

(“Phù âm luật sở thủy, bản ư nhân thanh
giả dã. Thanh hợp cung thương, triệu tự
huyết khí, tiên vương nhân chi, dĩ chế nhạc
ca”). Âm luật còn là thước đo để đánh giá
tác phẩm: văn chương hay dở, thể hiện
ngay trong ngâm vịnh. “Thanh luật của văn
chương như mơ muối nêm vào thức ăn cho
đậm vị, như dầu béo phết thêm bên ngoài
cho mỡ màng”. Vì vậy, phàm là người làm
thơ, khi sáng tác, nhất thiết phải dụng công
tạo nhạc cho thơ.
Thủ pháp tạo nhạc tính cho thơ được
Lưu Hiệp đề đặt và phân tích kỹ hai thể
thức của âm hưởng để viết nên một bài thơ
có tính hài hòa, đó là song thanh và điệt
vận. Khi viết, người viết cần hiểu rõ “hai
song thanh bị một chữ thì gián cách; hai
điệt vận bị xen một câu thì không xuôi; âm
trầm phát ra rồi đứt; âm cao vút lên khó trở
về, phối hợp với nhau như sóng nước xoay
tròn, như vảy rồng xếp lớp”. Để thực hiện
45


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

một quan điểm khẳng định vai trò của nhạc
và kỹ thuật hòa âm trong thơ. Bởi đặc điểm

cấu âm của ba ngôn ngữ trên vốn khác biệt
nên âm luật được họ bàn đến cũng khác
biệt nhưng xét về đại thể, nó có ý nghĩa
định hướng sâu sắc và chính xác cho công
việc sáng tác văn chương thời bấy giờ và
còn có giá trị về sau.
2.2.2.2. Thủ pháp phối hợp các biện
pháp tu từ
Ngôn ngữ văn chương bắt nguồn từ
ngôn ngữ đời sống. Vì vậy, khi sáng tác,
nhà thơ phải “cố công chăm chút chữ
nghĩa, sắp đặt tốt từ ngữ trên mặt giấy” để
chúng sáng đẹp lên. Bằng tài trí của người
sáng tác, ngôn ngữ đời thường được chắt
lọc gọt giũa, sắp đặt trở nên lung linh tinh
xảo giàu ý nghĩa thẩm mỹ. Kỹ thuật dụng
công trên từng con chữ để tạo nên những
quy luật sáng tác, nâng tầm ngôn ngữ
thường nhật lên tầm ngôn ngữ nghệ thuật,
phải kinh qua các biện pháp nghệ thuật tu
từ. Tu từ là một thao tác bản lề của hai lãnh
địa ngôn ngữ nêu trên.
Trong Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp
dụng công bàn sâu về các biện pháp nghệ
thuật. Trong mỗi thiên Lệ từ, Tỷ hứng,
Khoa sức đều chứa những kiến giải thuyết
phục về một biện pháp nghệ thuật cốt sao
cho văn chương trở nên đẹp đẽ và thu phục
được lòng người.
Đối ngẫu trong văn chương cổ là một

thủ pháp thông dụng, có nguồn gốc từ quan
niệm “sự bất cô lập”. Quan niệm về hiện
tượng song đôi trong càn khôn vũ trụ đã
hình thành nên nếp tư duy đối ngẫu trong
sáng tác văn chương. Thao tác lựa chọn
đẽo gọt ngôn từ trong lúc viết của các thi
nhân xưa đã bao gồm chủ ý tạo đối ngẫu.
“Người ta chú ý nhiều đến đẽo gọt văn từ,
loại câu đối ngẫu và văn thái tươi đẹp cùng

quy tắc phối hợp chặt chẽ khít khao này,
người sáng tác cần nắm vững để tạo nên
chuỗi thanh điệu êm tai nối nhau như ngọc
xâu chuỗi, lanh canh như tiếng ngọc vang,
thơ văn vì vậy mà thấm vào lòng người.
Như vậy, nhất thiết, người làm thơ cần có
hiểu biết sâu sắc về âm vận để tạo nên độ
phối hợp hợp lý, cân đối, hài hòa. Thao tác
làm cho hay đó gọi là hòa vận. “Vần điệu
hay lộ rõ trong cách đặt câu, khí lực đưa
hết vào chỗ hòa vận. Dị âm theo nhau gọi
là hòa, đồng thanh ứng nhau gọi là vận”
(Thị dĩ thanh họa nghiên xi, ký tại ngâm
vịnh, tư vị lưu ư hạ cú, khí lực cùng ư hòa
vận. Dị âm tương tòng vị chi hòa, đồng
thanh tương ứng vị chi vận”). Thủ pháp tạo
nhạc bằng cách chú trọng hòa vận, theo
Lưu Hiệp, không phải là điều khó học, khó
luyện, nhưng để đạt đến độ tinh diệu thì
không dễ. Ông đã tỏ ra rất tinh thông âm

luật Hán ngữ khi chỉ rõ quy luật hài thanh
hiệp vần. Mặt khác, tuy bàn về âm thanh –
cái vỏ ngôn ngữ, một yếu tố thuộc về hình
thức, nhưng quan niệm của Lưu Hiệp vẫn
không tách biệt hình thức với nội dung.
Như đã nói, nhạc luật trong sáng tác, là
“âm thanh với tâm tư”, nghĩa là tiếng của
lòng người”. Chính vì vậy, tâm thanh
không thể nào vọng ra thơ bằng độ vang
của chữ một cách dễ dãi để mê hoặc những
kẻ hám lạ. Lưu Hiệp phê phán những
người viết ham quái dị, ham lạ. Với ông,
nhạc thơ, phải là tiếng lòng tha thiết của
con người.
Mặc dù trên thực tế, thi luật và nhạc
tính trong thơ luôn vận động nhưng việc
tạo nhạc cho thơ luôn được nhiều người
chú trọng. Nói như Lưu Hiệp,“làm văn
chương phải hợp với âm luật, há lại coi
thường được sao!”. Từ Aristote, Bharata
đến Lưu Hiệp, chúng ta cùng thấy chung
46


TRẦN THANH BÌNH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

được lưu hành rộng rãi, ý tứ đối nhau và
vần điệu bay bổng cùng được quan tâm

phát triển”. Trong thiên Lệ từ, Lưu Hiệp
chỉ ra bốn thể thức đối: ngôn đối, sự đối,
phản đối và chính đối. Chọn từng cặp từ
ngữ đối nhau, gọi là ngôn đối. Chọn từng
cặp sự việc có ý nghĩa đối nhau, là sự đối.
Phản đối là sự lý trái nhau song có sự phù
hợp; chính đối là những việc khác nhau
nhưng lại có ý nghĩa tương đồng. Trên cơ
sở đó, cần phải làm cho ngôn đối thật tinh
xảo, sự đối phải đích đáng, trái nâng phải
đỡ, thì mới tỏ rõ cái vi diệu của thơ ca. Lưu
Hiệp khẳng định: “nhất định phải làm sao
cho cho lý tình đầy đủ, (...) lựa câu đối
ngẫu cho hay, điều hòa thêm bằng nhiều
bội ngọc, như vậy mới là tác phẩm quý.
Suy xét kỹ về loại đối ngẫu này, nên sử
dụng ra sao, lý lẽ tự nhiên sẽ rõ” (“Tất sử
lý viên sự mật, liên bích kỳ chương, điệt
dụng kỳ ngẫu, tiết dĩ tạp bội, nãi kỳ quý
nhĩ. Loại thử nhi tư, lý tự kiến dã”). Tầm
quan trọng của phép đối ngẫu thể hiện qua
việc nó luôn có mặt trong các tác phẩm,
các lời bàn về thi pháp học từ thời cổ đại.
Bên cạnh đó, phép làm thơ còn kinh
qua việc sử dụng “tỷ” và “hứng”, thi học
hiện đại gọi là so sánh. Văn tâm điêu long
phân rõ hai cách so sánh là “tỷ” và “hứng”.
Nhà thơ còn dùng những sự vật tương
tự khác để đệm thêm vào, tạo nên tính
thuyết phục hơn cho sự lý đang diễn đạt.

Đó là cơ sở của việc dùng tỷ. Trong thơ
xưa, phép dùng tỷ thường xảy ra khi các thi
nhân chất chứa phẫn nộ nên so sánh cốt để
chê trách. Cho nên, dùng tỷ, có khi là để
nói quá lên để giải rõ sự tình. Cách dùng tỷ
mà Lưu Hiệp đề ra có nội hàm khá rộng: có
khi dùng âm thanh, có khi dùng hình mạo,
có khi ví tình cảm, có khi ví sự việc. Mặt
khác, cách dùng tỷ còn biến hóa linh hoạt,

khi ẩn khi lộ, rất gần với so sánh và so sánh
ẩn dụ ngày nay. Bàn về cách dùng tỷ, Lưu
Hiệp nhấn mạnh: “dùng cho đích đáng mới
hay, nếu vẽ thiên nga mà lại thành con vịt
thì chẳng còn ra thể thống gì nữa”. Bên
cạnh tỷ là hứng, hứng là khởi dậy (dựa vào
sự việc mà khơi dậy tình cảm và hứng thú
làm thơ). Dùng hứng là nhờ sự vật mà nói
rõ ý, sự vật được dùng thường là nhỏ
nhưng lại ngầm chỉ ý nghĩa lớn. Vì vậy, so
về thái độ thi nhân khi dùng tỷ thì hứng
thường được dùng khi tác giả muốn uyển
chuyển lựa lời gửi gấm, khuyên răn, uốn
nắn. So về nghĩa biểu đạt, hứng dùng trong
ý nghĩa dùng nhỏ ngụ bàn sự việc lớn; cho
nên, đôi khi lời thì rõ mà ý thì không rõ
buộc người viết phải thêm phần chú thích.
Vì những đặc tính đó, theo tâm ý sáng tạo
của thi nhân và xu thế của xã hội, việc
dùng hứng ngày càng hạn hẹp, thưa thớt

trong khi việc dùng tỷ ngày càng phát triển,
phong phú và đa dạng, biến hóa vô cùng.
Thao tác dùng tỷ giúp thi nhân tỏ rõ
cái chí, thuật rõ cái tình, tô điểm cho văn
thái của mình, khiến văn chương “dạt dào
như sông nước”. Vì vậy, trong các biện
pháp tu từ trong sáng tác, phép dùng “tỷ”
được đề cao. Ở Ấn Độ đương thời, Bharata
đưa phép so sánh (upama) lên vị trí đầu
tiên trong bốn thủ pháp tu từ trọng yếu;
ngoài so sánh, Bharata còn bàn về ẩn dụ
(rupaka). Tác giả này cũng dùng một
chương trong công trình Natyasatra để bàn
về so sánh, ẩn dụ và các biện pháp tu từ
ngữ nghĩa lẫn tu từ âm thanh. Có thể thấy,
tác dụng của phép so sánh trong sáng tác
thơ được khẳng định trong thực tế sáng tác
và trong các công trình lý luận và thi pháp
của các lý thuyết gia.
Thiên Khoa sức trong Văn tâm điêu
long bàn về nghệ thuật “khoa trương tu
47


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

sức” mà thi học hiện đại hiểu là biện pháp
phóng đại. Theo Lưu Hiệp, thủ pháp khoa

trương được hình thành ngay từ “khai thiên
lập địa”, như một cái lý tự nhiên. Ngôn từ
rõ ràng dùng để tả tinh xác sự vật. Để hình
mạo vật đẹp và âm thanh vật hay thì phải
khoa trương trau chuốt văn từ. Mặc dù có
khi, văn từ dùng có phần quá đáng, nhưng
ý nghĩa cũng vô hại. Lưu Hiệp dẫn theo
người trước: ví như tả núi cao thì nói “núi
cao sát trời xanh”, tả nước lớn tràn thì nói
“ngập cả bầu trời” và khẳng định, cách nói
phóng đại trong thơ là nhằm để ca ngợi; thi
nhân cố công trau chuốt nó thành ra biện
pháp khoa trương tu sức. Tuy nhiên, bàn về
khoa sức, tác giả Văn tâm điêu long còn
dẫn ra nhiều hiện tượng khoa trương trong
các tác phẩm trước đó, và kết luận: “nếu
khoa trương mà “vượt quá lẽ thường, thì lại
là danh phản lại thực” (“khoa quá kỳ lý, tắc
danh thực lưỡng quai”); còn bằng nếu khoa
trương mà “tả được cái chính yếu của sự
vật”, thì thành tựu viên mãn. Dẫn Thi, đưa
Thư ra làm thước đo, Lưu Hiệp yêu cầu
người viết, cần khéo léo sao cho khoa
trương có mức độ, tu sức mà không giả,
mới là văn chương tốt đẹp. Như vậy, khoa
trương tu sức là biện pháp tu từ có cả hai
mặt đóng góp và hạn chế. Qua cách bàn về
kỹ thuật khoa trương, ta thấy trước sau Lưu
Hiệp luôn coi trọng tính chân thực trong
sáng tác. Ông nhiều lần nhấn mạnh, dù văn

hay nhưng mất đi cái gốc của sự thật thì
dụng công cũng vô ích.
2.2.2.3. Thủ pháp gọt giũa, trau chuốt
ngôn từ
Trau chuốt gọt giũa ngôn từ là công
việc được thi nhân thực hiện xuyên suốt
quá trình sáng tác, cũng là khâu kết thúc
sau cùng. Nếu kể đến ba công đoạn sáng
tác mà Văn tâm điêu long đề cập là lập cấu

tứ, xác định “tam chuẩn” và nghiền ngẫm
câu chữ thì thiên Dung tài bàn rất rõ về hai
thao tác sau. Tác giả giải thích, “dung tài
là “luyện ý gọt từ”, uốn nắn lại ý tình, tu
sức cho văn thái. Dung là thể chế đúng
quy phạm, ý tứ phù hợp cương nhu; tài là
cắt gọt từ ngữ phù phiếm dư thừa”. Đây là
thao tác quan trọng trong việc khuôn mẫu
hóa, chính xác hóa, mỹ từ hóa ngôn từ,
làm cho văn thái mực thước, sáng rõ, mạch
lạc. Có hai thao tác cơ bản nhất mà thi
nhân cần vững vàng khi sáng tác. Thứ
nhất, khi “luồng suy nghĩ mới khởi phát”
trong dạng thức thô sơ, ngôn từ còn phồn
tạp, người sáng tác cần nhanh chóng định
ba chuẩn mực cho tác phẩm (lý đoan, cử
chính, quy dư). Ba chuẩn mực này trở
thành cái khung chắc chắn để người viết
đổ tuôn ý tình và ngôn ngữ vào tác phẩm.
Nếu như không định ba chuẩn mực đó, ý

tưởng sẽ bay bổng lạ lùng, ngôn từ sẽ tùy
thích phóng túng, “dư thừa sẽ không biết
bao nhiêu”. Bởi vậy, Lưu Hiệp nhấn mạnh,
người nào “muốn sáng tác được văn
chương hay, trước tiên phải định ba chuẩn
mực” đó. Thứ hai, khi sẵn có ba chuẩn
mực, cần chú tâm nghiền ngẫm câu chữ.
“Câu có chỗ phải gọt bớt, chứng tỏ văn từ
còn thô sơ. Chữ không thể tăng thêm,
chứng tỏ văn chương viết chặt chẽ” (“Cú
hữu khả tước, túc kiến kỳ sơ; tự bất đắc
giảm, nãi tri kỳ mật”). Người viết tùy theo
tính khí mà hình thành văn phong hoặc
tinh tế gọn gàng hoặc phô bày rộng rãi.
Bàn về việc luyện ý gọt từ, ông lập luận rất
thuyết phục: “Ý tứ phong phú thì dễ dàng
mở rộng. Tài năng lão luyện thì dễ dàng
giản hóa. Giỏi giản hóa thì giảm bớt chữ
mà để lại ý; giỏi trình bày thì từ dùng lạ
mà ý nổi bật. Bớt chữ mà thiểu ý thì bài
văn nghèo nàn không hay. Mở rộng mà
48


TRẦN THANH BÌNH

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

ngôn ngữ trùng lặp thì văn rườm rà chứ
không phải phong phú”. Cùng với Lưu

Hiệp, Bhamaha trong Kavyalankara đã đề
ra 36 hình thức tu từ. Với Bhamaha, điều
quan trọng là lựa chọn, trau chuốt hình
thức ngôn từ để phô diễn tư tưởng, tình
cảm một cách đẹp (caruta). Đẹp ở đây bao
gồm từ yêu cầu dễ hiểu, chân xác đến tao
nhã và cả tính hình tượng, yếu tố mới mẻ,
bất ngờ, gây ngạc nhiên, thú vị.
Hoạt động tu sửa ngôn từ được Lưu
Hiệp bàn rải rác trong các thiên: Phong cốt
(“Dùng từ xác đáng, khó lòng thay đổi, âm
thanh hài hòa mà không máy móc”), Tình
thái (“khi tâm ý xác định rồi mới phối hợp
âm luật, ý tình đúng đắn rồi mới tu sức vẻ
đẹp bên ngoài, khiến cho văn không mất
chất” (...), “mới có thể xem là gọt giũa văn
chương”), Chương cú (“nếu như văn từ
không có gì kết hợp thì khác nào người lữ
khách cô đơn không bạn”, “tạo cú rất kỵ sự
đảo ngược”, “đổi vần theo điệu là cốt để
điều tiết văn từ, để có từ khí”).v.v. Có thể
thấy, Lưu Hiệp hiểu rõ sức mạnh của ngôn
ngữ, tuy không bàn về ngôn ngữ như một
chất liệu để khẳng định “văn học là nghệ
thuật ngôn từ” như cách nói của các nhà lý
luận về sau, nhưng ông đã khẳng định vai
trò của ngôn ngữ trong tác phẩm và lưu ý
nhắc nhở người cầm bút phải chú tâm
trong việc sử dụng và tinh luyện ngôn ngữ.
Những vấn đề thuộc về kỹ thuật sáng tác

theo quan niệm của ông (những công đoạn

tìm tứ, lập kết cấu, và trau chuốt ngôn từ)
đã bao quát được những thủ pháp nghệ
thuật cơ bản nhất trong sáng tác.
Chịu ảnh hưởng của thuyết Văn – Bút
nên trong Văn tâm điêu long Lưu Hiệp đã
chia sáng tác thành hai loại: văn vần (Văn)
và văn không vần (Bút). Trong 20 thiên
bàn về thể loại, phần cuối của mỗi thiên
ông dành để bàn về cách viết của từng thể
loại; nhưng, nền tảng chủ đạo trong tư duy
của ông vẫn hướng về thơ phú. Qua khảo
sát, trong các thiên bàn riêng về sáng tác
thì phần lớn ông dành bàn về các thủ pháp
trong thơ.
3. Kết luận
Trên tinh thần kế thừa và cách tân,
khuôn thước mà sáng tạo, Lưu Hiệp đã hệ
thống khá đầy đủ các thủ pháp quan trọng
nhất trong sáng tác. Chịu ảnh hưởng của
Nho giáo, Lưu Hiệp nhấn mạnh tính thuần
chính về nội dung và tính cô đúc về hình
thức. Xuyên sốt trong các phần sau của
Văn tâm điêu long, ông cũng đã căn cứ
vào hai tiêu chí cơ bản này để bàn về cách
viết. Những khuôn mẫu sáng tác được viết
với tinh thần “trưng thánh”, “tôn kinh”
trong sáng tác của ông có phần bảo thủ,
nhưng ở ý nghĩa khác, nó trở thành thước

đo, thành lề lối văn chương mang tinh thần
giáo huấn của xã hội, vừa mang bản ngã
riêng trong tài năng và phong thái của cá
nhân. Vấn đề đó rất đáng để người sau suy
nghĩ và học tập.

Chú thích:
Tất cả các trích dẫn nguyên văn của văn bản “Văn tâm điêu long” được lấy từ trong quyển:
Lưu Hiệp (2007), Văn tâm điêu long, Trần Thanh Đạm và Phạm Thị Hảo dịch, NXB Văn
học, Hà Nội.

49


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aristote. (tái bản 2007). Nghệ thuật thơ ca. NXB Lao động
Cao Thị Ngọc Hà. (2015). “Quan điểm của Lưu Hiệp về tưởng tượng sáng tạo qua thiên
thần tứ trong Văn tâm điêu long. nguồn: />ChiTiet/2937/quan-diem-cua-luu-hiep-ve-tuong-tuong-sang-tao-qua-thien-than-tutrong-tac-pham-van-tam-dieu-long
Đoàn Lê Giang. (2001). Tư tưởng lý luận văn học cổ điển Trung Quốc – lịch sử và tư liệu
(lưu hành nội bộ). TP HCM.
Lưu Hiệp. (2007). Văn tâm điêu long.Trần Thanh Đạm và Phạm Thị Hảo dịch. Hà Nội:
NXB Văn học.
Phan Thu Hiền. (2006). Thi pháp học cổ điển Ấn Độ. Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội.
Phương Lựu. (2005). Tuyển tập, tập 1, Lý luận văn học cổ điển phương Đông. Hà Nội:
NXB Giáo dục.
Ngày nhận bài: 08/9/2019


Biên tập xong: 15/01/2020

50

Duyệt đăng: 20/01/2020



×