Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Một số giải pháp nâng cao sự thăng tiến của phụ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.14 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC
SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN
OF SAIGON UNIVERSITY
Số 67 (7/2019)
No. 67 (7/2019)
Email: ; Website:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỰ THĂNG TIẾN
CỦA PHỤ NỮ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
Some solutions to improve the advancement of women in the
Vietnamese political system
Nguyễn Ngọc Hương
Trường Chính trị tỉnh Tiền Giang
TÓM TẮT
Phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị có rất nhiều ý nghĩa đối với sự phát triển chung của hệ thống
chính trị. Việc khẳng định vai trò và năng lực của phụ nữ trong đời sống chính trị là một quá trình đấu
tranh giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền, trong đó có quyền bình đẳng về chính trị, quyền
được tham gia vào hoạt động chính trị và hệ thống chính trị. Đó cũng là bước tiến vĩ đại của nhân loại
trong công cuộc đấu tranh bình đẳng giới và đem lại quyền lợi cho nữ giới. Nâng cao vị thế và vai trò
của phụ nữ trong hệ thống chính trị đã trở thành vấn đề thời sự của nhiều quốc gia và cộng đồng quốc
tế. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao sự thăng tiến của phụ nữ trong hệ thống chính trị là
nhiệm vụ thiết yếu và quan trọng góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giành quyền lợi cho phụ nữ và
khẳng định vị thế của phái nữ.
Từ khóa: bình đẳng giới, hệ thống chính trị, phụ nữ, thăng tiến
ABSTRACT
Women's participation in the political system is significant for the overall development of the political
system. The affirmation of women’s role and capacity in political life is a struggling process to liberate
women and exercise equal rights, including political equality and the right to participate in political


activities and political system. It is also the great step of humanity in the struggle for gender equality
and women's rights. Empowering the role of women in the political system has become a topical issue
for many countries and the international community. Therefore, finding solutions to improve the
advancement of women in the political system is an essential and important task contributing to the
fight for women's rights and affirming women’s position.
Keywords: gender equality, political system, women, advancement

giới. Vì thế vai trò của phụ nữ thường bị
bỏ qua một cách đáng tiếc, hoặc chỉ được
nhắc đến một cách sơ sài. Trong khoảng
thời gian dài, phụ nữ bị ép buộc phải chấp
nhận địa vị thấp kém hơn nam giới trong
các lĩnh vực học thuật và xã hội; do đó đòi

1. Đặt vấn đề
Trong suốt quá trình phát triển của
nhân loại, nam giới đã thống lĩnh các lĩnh
vực học thuật, quản trị và quản lý sự
nghiệp. Hầu hết các nghiên cứu khoa học
của nhân loại được tiến hành bởi nam
Email:

102


NGUYỄN NGỌC HƯƠNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

hỏi phải có một thái độ đánh giá công tâm

hơn, công bằng hơn. Giải pháp nhằm nâng
cao sự thăng tiến cho phụ nữ trong hệ
thống chính trị cần phải có sự nhìn nhận
một cách toàn diện về vị trí, vai trò và giá
trị của phụ nữ. Có như vậy mới giúp cho
họ khẳng định được vị thế của mình trong
hệ thống chính trị hiện đại và tiến tới cân
bằng với nam giới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm “hệ thống chính trị”
Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các
tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm các
đảng chính trị, nhà nước và các tổ chức
chính trị - xã hội hợp pháp được liên kết
với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm
tác động vào các quá trình của đời sống xã
hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ
đương thời phù hợp với lợi ích của chủ thể
giai cấp cầm quyền.
Hệ thống chính trị Việt Nam đi theo
nguyên mẫu Nhà nước xã hội chủ nghĩa
đơn Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân
lao động làm chủ thể chân chính của quyền
lực. Bởi vậy, hệ thống chính trị ở nước ta
là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Hệ thống chính trị ở nước ta
hiện nay gồm: Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính

trị - xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và năm đoàn thể chính trị - xã
hội: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội
Cựu chiến binh Việt Nam. Trong mọi xã
hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm
quyền được thực hiện bằng một hệ thống
thiết chế và tổ chức chính trị nhất định.
Theo Ban tổ chức Trung ương, tại

Việt Nam “Hệ thống chính trị là một chỉnh
thể thống nhất gắn bó hữu cơ bao gồm:
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận
tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam,
1986, tr. 27).
Theo Nguyễn Hữu Khiển: “Hệ thống
chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính
trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các
đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội được liên kết với
nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác
động vào các quá trình của đời sống xã hội;
củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính
trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm
quyền. Hệ thống chính trị xuất hiện cùng
với sự thống trị của nhà nước nhằm thực

hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm
quyền. Do đó, hệ thống chính trị mang bản
chất giai cấp. Trong chủ nghĩa xã hội, giai
cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ
thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức
và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt
động của hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa” (Nguyễn Hữu Khiển, 2006, tr. 126).
Hệ thống chính trị Việt Nam do một
đảng chính trị duy nhất cầm quyền, đó
chính là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng
Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân
Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Cách
mạng Tháng Tám năm 1945. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng, hệ thống chính trị Việt Nam
ngày càng được xây dựng củng cố và phát
triển, thực hiện thắng lợi cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, giành quyền độc lập dân
tộc, thống nhất đất nước đưa cả nước bước
vào thời kỳ quá độ xây dựng và đi lên chủ
nghĩa xã hội. Tiến hành đổi mới toàn diện
đất nước. Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
103


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

hành Trung ương khóa VIII đã khẳng định:

“Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy
nhất cầm quyền, đó là bản chất, đặc điểm
nổi bật của hệ thống chính trị Việt Nam”
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991, tr. 32).
2.1.2. Phụ nữ
Đề tài về phụ nữ được nghiên cứu
nhiều trên thế giới, trong đó điển hình là
tác phẩm đồ sộ “Giới tính thứ hai” của
Beauvoir. Trong nghiên cứu này, tác giả đã
cố gắng phác họa một bức tranh khá hoàn
chỉnh về đề tài phụ nữ với nhiều mảng màu
khác nhau như văn học, thần thoại, tôn
giáo, sinh học, phân tâm học, chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Khi xem xét về lịch sử,
Beauvoir đi đến kết luận: “Hầu hết các xã
hội trong lịch sử phương Tây từ cổ đại đến
hiện đại dưới sự chi phối của hệ thống phụ
hệ nên đã xem phụ nữ như là Tha nhân Khách thể và đàn ông như là Cái tôi - Chủ
thể. Theo cách đó, nhân loại được xác định
là đàn ông, là giống đực, còn phụ nữ thì
luôn được xác định trong sự lệ thuộc vào
đàn ông. Và như vậy, chỉ duy nhất đàn ông
mới có tự do lựa chọn để xác lập bản chất
và tính chủ thể của mình, còn phụ nữ chỉ là
hệ quả của sự lựa chọn ấy” (Simone De
Beauvoir, 1998, tr. 41).
Ở Việt Nam, Phụ nữ là nguồn lực quan
trọng đối với sự phát triển toàn diện của xã
hội. Lịch sử đã và luôn minh chứng sự hiện
diện của phụ nữ trong các vai trò quan

trọng của xã hội như quá trình xây dựng,
lao động sản xuất, đấu tranh chống thiên
tai, địch họa, được khẳng định qua năng lực
và phẩm hạnh trong các hoạt động xã hội,
bao gồm cả trong lĩnh vực phi truyền thống,
góp một phần to lớn công sức và trí tuệ cho
nền hoà bình và văn minh nhân loại.
2.1.3. Khái niệm “thăng tiến”
“Thăng tiến” là điều mà bất cứ cá

nhân nào cũng mong muốn đạt được sau
khoảng thời gian dài cố gắng phấn đấu, hi
sinh vì công việc. Thăng tiến được xem là
“mẫu số chung” mà bất kỳ ai cũng đều
mong muốn, là một động lực quan trọng
để chúng ta tiếp tục phát triển bản thân và
cố gắng nỗ lực hơn nữa cho công việc.
Thế nhưng, khái niệm thăng tiến với mỗi
người cũng có sự khác nhau, dẫn đến mức
độ hài lòng của họ trong công việc cũng
khác nhau.
Thứ nhất, thăng tiến đồng nghĩa với
thăng chức. Những người có năng lực
giỏi, sở hữu đầy đủ kĩ năng và tố chất của
một nhà lãnh đạo thì sau khoảng thời gian
dài cống hiến, thăng chức chính là mục
đích mà họ muốn nhận được.
Thứ hai, thăng tiến là khi tìm được sự
cân bằng trong công việc và cuộc sống.
Cuộc sống cá nhân và công việc là hai thứ

không thể thiếu, nhưng vì một số lí do
không mong muốn, các cá nhân buộc phải
đánh đổi nhiều điều trong cuộc sống chỉ
để hoàn thành tốt công việc. Có nhiều
trường hợp chỉ cần có một công việc tốt
ổn định không còn phải hi sinh cho bất kì
bên nào nhiều hơn thì đó đã gọi là một sự
“thăng tiến”.
Thứ ba, thăng tiến là khi được làm
việc trong môi trường lý tưởng. Đối với
các cá nhân nếu các môi trường không lành
mạnh, không thể hòa hợp cùng đồng
nghiệp từ chuyên môn, phong cách làm
việc đến tính cách. Sau đó, được chuyển
đến một bộ phận khác và mọi người ở đây
ai cũng tuyệt vời. Bên cạnh đó, họ còn làm
việc rất chuyên nghiệp trong từng khâu,
ngoài ra ai cũng có kiến thức rất uyên
thâm, do đó các cá nhân sẽ học hỏi được
khá nhiều kiến thức và kinh nghiệm từ mọi
người. Có thể nói, được chuyển bộ phận và
104


NGUYỄN NGỌC HƯƠNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

trở thành thành viên của phòng ban này
quả thật là một sự “thăng tiến”.

Về mặt chủ quan thì những phẩm chất
cần thiết để cho các cá nhân có cơ hội và
khả năng thăng tiến tốt cần có:
Thứ nhất, các cá nhân phải hoàn thành
tốt công việc và nhiệm vụ được giao, đồng
thời sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi cần
thiết, những cá nhân ấy phải cho thấy năng
lực thật sự khi không từ chối những nhiệm
vụ khó khăn.
Thứ hai, thường xuyên cập nhật kiến
thức và các kỹ năng hỗ trợ cho công
việc; đăng ký học thêm các khóa ngắn
hạn về chuyên môn nghiệp vụ giúp họ
thích ứng với môi trường công việc luôn
luôn thay đổi.
Thứ ba, luôn lắng nghe và học hỏi
những kinh nghiệm từ đồng nghiệp và cấp
trên, nhất là với lĩnh vực chuyên môn phụ
trách. Chăm chú lắng nghe những gì đồng
nghiệp chia sẻ về công việc cũng như góp
ý của họ.
Thứ tư, duy trì và tạo thêm nhiều mối
quan hệ với đồng nghiệp cũng như với
những người bạn mà có dịp tiếp xúc qua
công việc. Những mối quan hệ này có thể
chưa tác dụng ở hiện tại nhưng có thể sẽ
tạo ra nhiều cơ hội về sau.
Thứ năm, luôn đặt ra những mục tiêu
mới trong công việc và không ngại thử sức
trước những cơ hội mới mẻ mà công việc

mang đến.
Thứ sáu, thường xuyên bổ sung vào hồ
sơ cá nhân những kỹ năng và điểm mạnh
mà có được trong quá trình làm việc để
chứng minh giá trị của mình với bất cứ cơ
quan nào.
2.2. Một số giải pháp cơ bản
2.2.1. Tăng cường số lượng phụ nữ
vào các vị trí lãnh đạo, quản lý dựa trên cơ

sở các mối quan tâm về nhu cầu và lợi ích
chính đáng của phụ nữ
Lãnh đạo là sự đại diện cho lợi ích và
tiếng nói của mọi giai cấp, tầng lớp và
giới tính. Đại diện chính thức về lợi ích
của một tầng lớp hay một giới là những
người trở thành lãnh đạo do họ được bầu
hoặc bổ nhiệm vào một vị trí quản lý cụ
thể trong hệ thống chính trị theo đúng quy
trình, thủ tục, luật pháp quy định. Những
người lãnh đạo là đại diện chính thức có
tầm quan trọng đối với những người đã
bầu ra họ hoặc cấp dưới của họ vì họ sẽ
bảo vệ nhu cầu, lợi ích của cử tri hoặc cấp
dưới trong quá trình hoạch định và thực
thi chính sách công.
Phụ nữ đại diện cho những lợi ích, nhu
cầu và thay mặt cử tri nói lên nhu cầu, lợi
ích, các mối quan tâm của họ trong quá
trình hoạch định, thực thi chính sách công.

Do đó, Đảng và Nhà nước phải ưu tiên và
đối xử công bằng trong bố trí nhân sự lãnh
đạo, quản lý là nữ giới. Người lãnh đạo nữ
ở những vị trí chính thức trong hệ thống
chính trị là người đại diện cho nữ giới vì họ
mang nhiều đặc điểm khá tương đồng với
những người phụ nữ khác và sẽ thay mặt
những người phụ nữ trong xã hội nói lên
nhu cầu, lợi ích của nữ giới trong quá trình
hoạch định chính sách công. Những mối
quan tâm và quyền lợi đa dạng nhưng đặc
thù của phụ nữ (như thai sản, chăm sóc con
cái, tình trạng dễ bị lạm dụng tại gia đình
và công sở, bạo lực dựa trên cơ sở giới,
thiếu đại diện trong các vị trí lãnh đạo kinh
tế và chính trị cấp cao...) không được
những người đại diện nam giới phản ánh
đầy đủ trong quá trình chính sách.
Mặt khác, nữ giới và nam giới có
những kinh nghiệm, trải nghiệm sống, kiến
thức, kỹ năng, góc nhìn và cách giải quyết
105


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

khác nhau đối với những vấn đề đặt ra cho
lãnh đạo quốc gia và lãnh đạo tổ chức. Khi

những kiến thức và kinh nghiệm, cách tiếp
cận khác nhau này được phản ánh đầy đủ
trong quá trình hoạch định và thực thi
chính sách thông qua các đại diện lãnh đạo
của từng giới thì chính sách trở nên toàn
diện hơn, phù hợp hơn, đặc biệt là với
những chính sách có ảnh hưởng tới phụ nữ.
Những vấn đề toàn cầu ngày nay đòi hỏi
những nhà lãnh đạo có nhiều kỹ năng và sự
đổi mới mà những kỹ năng và sự đổi mới
này chỉ có thể đến từ những ý tưởng và
người tham gia đa dạng. Phụ nữ mang đến
các kỹ năng, các quan điểm khác nhau và
sự khác biệt về cấu trúc và văn hóa để đưa
ra các giải pháp hiệu quả. Trong đó:
- Lãnh đạo nữ mang đến kiến thức
mới, thông qua lập chương trình cũng như
xây dựng, thực hiện và đánh giá chính
sách, lãnh đạo nữ đã chú ý tới những chính
sách phổ biến mà có lợi hơn cho những
thành viên nhất định trong xã hội so với
những người khác, và các cơ chế được
soạn thảo để khắc phục những lợi thế
không công bằng như vậy.
- Lãnh đạo nữ xác định được các vấn
đề mới trong chính sách. Trong bối cảnh
hiện nay, các lãnh đạo nữ có thể chọn cách
tập trung vào các vấn đề khác nhau hơn so
với các lãnh đạo nam, ví dụ như sự bất
bình đẳng về chủng tộc và giới tính, dịch

vụ chăm sóc trẻ em, biết chữ, cải cách luật
gia đình, lương hưu và xóa đói giảm
nghèo. Phụ nữ chiếm 70% số người nghèo
trên toàn cầu. Mặc dù giảm nghèo không
phải là một vấn đề chính trị mới, nhưng
những nỗ lực xác định và tháo gỡ các khía
cạnh về giới nhằm khắc phục các tác động
sâu sắc mà cái nghèo gây ra cho cuộc sống
của nữ giới là mới. Một số lãnh đạo nữ đã

đặt trọng tâm mạnh mẽ vào quyền sinh sản
và chống phân biệt đối xử theo cách mà
những người lãnh đạo nam tiền nhiệm của
họ không làm. Nghiên cứu của các học giả
đã chứng minh phụ nữ ở vị trí lãnh đạo của
đảng có hướng nhấn mạnh hơn vào các vấn
đề công bằng xã hội.
2.2.2. Tăng cường số lượng phụ nữ vào
các vị trí lãnh đạo, quản lý chính thức, đặc
biệt trong bộ máy hành chính nhà nước
Ưu tiên phát triển lãnh đạo nữ trong
các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc sức
khoẻ, bảo vệ môi trường và những thành tố
quan trọng khác đóng góp cho phát triển
bền vững.
Nâng cao năng lực và vị thế cho phụ
nữ tiến tới đạt được bình đẳng giới là một
trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ mà Liên
Hợp quốc đặt ra. Đây cũng là tiền đề để
hoàn thành bảy mục tiêu còn lại trong đó

xoay quanh những thách thức đang tồn tại
bao gồm: HIV/AIDS, sức khỏe, giáo dục,
hợp tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển cho
thấy, khi phụ nữ được trao quyền làm lãnh
đạo chính trị, các quốc gia có mức sống
cao hơn, có sự phát triển tích cực hơn trong
giáo dục, cơ sở hạ tầng và y tế.v.v.
Cải thiện chất lượng các chính sách
bảo vệ phụ nữ. Phụ nữ có thể quan tâm đến
những lợi ích bị phớt lờ mà các nhà lãnh
đạo nam bỏ qua, chẳng hạn như các chính
sách liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ,
tiếp cận đất đai, tín dụng bình đẳng, tuổi
nghỉ hưu bình đẳng. Thông qua sự hiện
diện trong giới chính trị thì phụ nữ mới có
thể theo đuổi lợi ích của họ, mà không cần
biết trước những hình thức lợi ích nào
mình sẽ được hưởng. Tất cả những tuyên
bố đã được nêu nhằm ủng hộ sự tăng
cường số lượng phụ nữ trong các cơ quan
106


NGUYỄN NGỌC HƯƠNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Tăng cường phụ nữ vào các vị trí lãnh
đạo, quản lý nguồn lực. Lãnh đạo nữ có vai

trò quan trọng vì đó là sự huy động và sử
dụng nguồn nhân lực chất lượng cao làm
lãnh đạo phát triển đất nước hiệu quả. Một
quốc gia muốn phát triển thành công cần
phải có lãnh đạo giỏi. Lãnh đạo cần được
lựa chọn từ tất cả những người tài giỏi
trong nước - cả nam và nữ.
2.2.3. Thực hiện quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ
Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh
đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong
quy hoạch tổng thể về cán bộ của Đảng ở
từng cấp, từng ngành, từng địa phương.
Đối với cán bộ nữ, đồng thời với việc xây
dựng quy hoạch, phải chăm lo đào tạo, bồi
dưỡng để chủ động về nhân sự; đề bạt, bổ
nhiệm cần bảo đảm tiêu chuẩn của từng
chức danh, có khả năng hoàn thành tốt
nhiệm vụ, phát huy được thế mạnh, ưu
điểm của cán bộ nữ. Thực hiện nguyên tắc
bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong
quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm.
Xây dựng và thực hiện chương đào
tạo cán bộ nữ theo từng lĩnh vực, gắn với
quy hoạch. Trong đó, đặc biệt coi trọng
phát triển đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo,
quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị
doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và
cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào
tạo nguồn nhân lực nữ đáp ứng yêu cầu đa

dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ
phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề.
Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy
nhân tài; đào tạo nhân lực nữ cho phát
triển kinh tế tri thức; cần bảo đảm tỷ lệ nữ
tham gia các khóa đào tạo tại các trường
lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà
nước từ 30% trở lên. Thực hiện cử tuyển
đào tạo cán bộ nữ trong các dân tộc thiểu

bầu cử.
Mạnh dạn trao quyền cho phụ nữ để họ
tham gia giải quyết xung đột chung lấy đó
làm tiêu chí thăng tiến. Phụ nữ phải chịu
đựng nhiều trong những xung đột vũ trang
và thường ủng hộ mạnh mẽ nhất cho việc
ổn định, tái thiết và ngăn ngừa xung đột.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy sự tham gia
của phụ nữ vào các quá trình giao thời và
các chính phủ hậu xung đột có thể “tăng
tính hợp pháp của các tổ chức mới ra đời,
giảm tham nhũng của chính phủ, mở rộng
chương trình nghị sự chính trị, thúc đẩy
hoạch định chính sách tư vấn và khuyến
khích hợp tác giữa các dòng ý thức hệ và
các lĩnh vực xã hội.
Gia tăng số lượng và chất lượng phụ
nữ làm lãnh đạo trong khu vực công. Sự
tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới
mang tính biểu tượng vì những nhà lãnh

đạo nữ mang lại ý nghĩa về vai trò, năng
lực của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý đối
với phụ nữ và trẻ em gái trong xã hội. Phụ
nữ làm lãnh đạo có ý nghĩa truyền khát
vọng, hy vọng, nhu cầu và sự tự tin cho
nhiều phụ nữ và trẻ em gái vươn lên trở
thành những nhà lãnh đạo, quản lý trong
tương lai.
Việc có nhiều phụ nữ trong các vị trí
lãnh đạo cấp cao góp phần thay đổi văn
hóa mang tính định kiến giới về vai trò của
phụ nữ, từng bước xây dựng văn hóa bình
đẳng giới ngoài xã hội. Nhiều phụ nữ tham
gia lãnh đạo, quản lý trên thực tế góp phần
xây dựng nhận thức về vị trí và vai trò của
phụ nữ ngoài xã hội với tư cách là những
nhà lãnh đạo, quản lý. Nhờ vậy, việc thúc
đẩy phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý
trong xã hội thực chất góp phần nâng cao
nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội,
cộng đồng và trong gia đình.
107


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

số, tôn giáo và trong các lĩnh vực có tỷ lệ
cán bộ nữ qúa thấp. Phổ cập tin học cho

cán bộ nữ các cấp. Đây cũng là một trong
những hoạt động mà Dự án “Nâng cao
năng lực lãnh đạo cho phụ nữ khu vực Nhà
nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế” của chúng ta có thể có những đóng góp
tích cực.
Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức
thực hiện tốt các chính sách nhằm phát
triển cán bộ nữ trong nghiên cứu khoa học,
trong lãnh đạo, quản lý. Có chính sách cụ
thể về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ
nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ, đặc
biệt quan tâm cán bộ nữ là trí thức, công
nhân, người dân tộc thiểu số, tôn giáo;
chính sách đặc thù đối với cán bộ nữ công
tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải
đảo, là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ đi
học có con nhỏ.
Công tác tạo nguồn cán bộ nữ cần
được đặt trong chiến lược phát triển nguồn
nhân lực của quốc gia. Ưu tiên tuyển cán
bộ nữ, lao động nữ có trình độ cao đẳng,
đại học, trên đại học. Chăm lo bồi dưỡng,
phát triển tài năng là nữ.
Bồi dưỡng phát triển đảng viên nữ cân
đối giữa các khu vực. Chú trọng việc bố
trí, phân công công tác để đảng viên nữ có
điều kiện phấn đấu, rèn luyện và trưởng
thành. Các bộ, ngành, địa phương chủ
động xây dựng kế hoạch thực hiện các

chương trình hành động của mình nhằm

tăng số lượng nữ lãnh đạo, quản lý từ
trung ương đến địa phương, trong đó có
chú ý đào tạo đội ngũ kế cận. Nên có
những hạn ngạch về số lượng phụ nữ đảm
nhiệm vai trò lãnh đạo ở một số cơ quan
quan trọng, thiết lập các mạng lưới chuyên
ngành cho phụ nữ, giúp phụ nữ có
động lực và tham gia nhiều hơn vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Đồng thời, cần hình thành các dịch
vụ xã hội thân thiện hơn để phụ nữ có thể
tham gia và phát triển vào các lĩnh vực
khác nhau của đời sống chứ không nên đòi
hỏi người phụ nữ phải lựa chọn hoặc là gia
đình hoặc công việc.
3. Kết luận
Sự tham gia lãnh đạo của phụ nữ rất
quan trọng và điều quan trọng hơn là phải
nhận thức rõ rằng phụ nữ là một bộ phận
vô cùng quan trọng trong hệ thống chính
trị Việt Nam hiện đại. Để đảm bảo sự
thăng tiến cho phụ nữ trong hệ thống chính
trị cần có nhiều giải pháp mang tính toàn
diện, trong đó cần tăng cường số lượng
phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý dựa
trên cơ sở các mối quan tâm về nhu cầu và
lợi ích chính đáng của phụ nữ; tăng cường
số lượng phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo,

quản lý chính thức đặc biệt trong bộ máy
hành chính nhà nước; tăng cường số lượng
phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý
chính thức đặc biệt trong bộ máy hành
chính nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chính phủ (2017). Dự thảo báo cáo việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới
năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017. Hà Nội: NXB Thời đại.
Chương trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc về Bình đẳng giới
(2011). Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về bình đẳng giới và phòng, chống
bạo lực gia đình. Hà Nội: NXB Thời đại.
108


NGUYỄN NGỌC HƯƠNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Hà Nội:
NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội. Hà Nội: NXB Sự thật.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1991). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Hà Nội:
NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật.
Nguyễn Hữu Khiển (2006). Phân tích triết học Những vấn đề cơ bản của chính trị và khoa
học chính trị. Hà Nội: NXB Lý luận chính trị.
Simone De Beauvoir (1998). Giới tính thứ hai. NXB Văn hóa Thông tin.
Ngày nhận bài: 12/6/2019


Biên tập xong: 15/01/2020

109

Duyệt đăng: 20/01/2020



×