Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại trường đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.72 KB, 9 trang )

nh sắp xếp, phân công, điều
phối công việc của các cá nhân, đơn vị
trong trường và các nguồn lực cho việc
hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong kế
hoạch đào tạo.
* Tổ chức phát triển chương trình đào
tạo: là quá trình phân bổ công việc: 1/
Phân công trách nhiệm cho thành viên Ban
giám hiệu phụ trách; 2/ Phân công trách
nhiệm cho khoa chuyên môn (lấy ý kiến
các bên liên quan, soạn thảo nội dung, tổ
chức thẩm định…); 3/ Phân công trách
nhiệm cho các phòng chức năng (phòng
Sau đại học, phòng phụ trách tài chính…).
* Tổ chức tuyển sinh: là quá trình phân
bổ công việc: 1/ Phân công trách nhiệm
trong thành viên ban giám hiệu phụ trách;
2/ Phân công trách nhiệm cho Khoa chuyên
môn (giảng dạy bổ sung kiến thức, ra đề,
chấm thi…); 3/ Phân công trách nhiệm cho
phòng Sau đại học (thông báo tuyển sinh,
tổ chức học bổ sung kiến thức, tổ chức
thi…); 4/ Phân công trách nhiệm cho các
phòng chức năng khác (phòng phụ trách tài
chính, phòng phụ trách cơ sở vật chất, thiết
bị…).
* Tổ chức hoạt động dạy và học: là
quá trình phân bổ công việc: 1/ Phân công
trách nhiệm trong thành viên Ban giám
hiệu quản lí; 2/ Phân công trách nhiệm cho
khoa chuyên môn (phân công giảng viên


tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên
học tập nghiên cứu...); 3/ Phân công trách
nhiệm cho phòng Sau đại học (phụ trách
các công việc liên quan đến dạy học, như:

sắp xếp thời khóa biểu giảng dạy, học tập,
giải quyết học vụ…); 4/ Phân công trách
nhiệm cho các phòng chức năng khác, như
phòng phụ trách tài chính, phòng phụ trách
cơ sở vật chất (chuẩn bị cơ sở vật chất, tài
chính phục vụ hoạt động dạy và học…).
* Tổ chức thi kết thúc học phần, môn
học: là quá trình phân bổ công việc: 1/
Phân công trách nhiệm trong thành viên
Ban giám hiệu quản lí; 2/ Phân công trách
nhiệm cho khoa chuyên môn (phân công
giảng viên ra đề, chấm thi…); 3/ Phân công
trách nhiệm cho phòng Sau đại học (phụ
trách các công việc liên quan như sắp xếp
lịch thi, tổ chức thi, nhập điểm thi… ); 4/
Phân công trách nhiệm cho các phòng chức
năng khác, như phòng phụ trách tài chính,
phòng phụ trách cơ sở vật chất (chuẩn bị
cơ sở vật chất, tài chính phục vụ kì thi).
* Tổ chức thực hiện luận văn tốt
nghiệp: là việc thiết kế và phân công công
việc đến đúng người trực tiếp đảm nhận
các nội dung hoạt động thực hiện luận văn
tốt nghiệp như: 1/ Phân công trách nhiệm
trong thành viên ban giám hiệu quản lí; 2/

Phân công trách nhiệm cho khoa chuyên
môn (bố trí giảng viên tham gia các hội
đồng…); 3/ Phân công trách nhiệm cho
phòng sau đại học (phụ trách các công việc
liên quan như sắp xếp lịch, hướng dẫn các
loại hồ sơ chuẩn bị bảo vệ, tổ chức các hội
đồng, nhập điểm…); 4/ Phân công trách
nhiệm cho các phòng chức năng khác, như
phòng phụ trách tài chính, phòng phụ trách
cơ sở vật chất (chuẩn bị cơ sở vật chất,
thiết bị, tài chính phục vụ các đợt duyệt đề
cương, các đợt bảo vệ).
* Tổ chức hoạt động cấp văn bằng,
chứng chỉ: là phân công toàn bộ công việc
về cấp văn bằng, chứng chỉ để các thành
viên, bộ phận liên quan thực hiện và phối
115


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

hợp thực hiện một cách thuận lợi, đúng quy
định, đúng tiến độ. Đây là hoạt động vô
cùng quan trọng, đòi hỏi sự chính xác,
minh bạch, cẩn thận, trung thực nên nhà
quản lí phải biết sắp xếp đúng người nhằm
tránh các sai phạm như in sai tên, nội dung
trên văn bằng, gian lận… phân công đơn vị

giám sát, phối hợp trong quá trình thực
hiện để kịp thời có các biện pháp điều
chỉnh hoặc xử lí. Bên cạnh đó là sự phân
bổ nguồn lực hỗ trợ như các thiết bị, chi
phí phục vụ hợp lí, tối đa hóa hiệu quả
công việc được giao.
2.3.3. Chỉ đạo hoạt động đào tạo trình
độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục
tại trường đại học
Chỉ đạo hoạt động đào tạo trình độ
thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường
đại học là quá trình tác động quyền lực
nhằm duy trì kỷ cương làm việc đối với
cấp dưới và chỉ dẫn, khích lệ cấp dưới
nhằm phát huy tốt nhất năng lực của họ
trong thực hiện mục tiêu.
Chỉ đạo phát triển chương trình đào
tạo: là hướng dẫn các cá nhân, bộ phận về
quy trình và cách thực hiện trong lấy ý kiến
các bên liên quan và soạn thảo nội dung
CTĐT, cũng như giúp đỡ phối hợp với các
cá nhân, đơn vị khác để có thể hoàn tất tốt
nhất mục tiêu phát triển CTĐT.
Chỉ đạo tuyển sinh: là việc điều hành,
chỉ dẫn các nhân sự phụ trách nhiệm vụ
tuyển sinh thực hiện các nội dung công
việc: tổ chức đăng kí dự tuyển, học bổ sung
kiến thức chuyên ngành QLGD, ôn tập, thi
tuyển sinh, chấm thi và nhập học đúng theo
quy định tuyển sinh trong Quy chế đào tạo

thạc sĩ và đúng lộ trình đã vạch ra trong kế
hoạch tuyển sinh.
Chỉ đạo hoạt động dạy và học: là
hướng dẫn giảng viên, các đơn vị liên quan

nhận thức được yêu cầu, nhiệm vụ được
giao, thực hiện đúng tiến độ, đúng qui
trình, quy chế hiện hành, đáp ứng mục tiêu
dạy học và cách thức thực hiện hoạt động.
Bên cạnh đó, cán bộ quản lý phải tối đa
hóa các nguồn lực, chính sách hỗ trợ giúp
người đảm nhiệm có thể tiến hành hoạt
động theo hướng hiệu quả nhất và trong
trạng thái nhiệt huyết nhất.
Chỉ đạo tổ chức thi kết thúc học phần,
môn học: là quá trình chỉ dẫn cá nhân, bộ
phận chịu trách nhiệm tổ chức thi kết thúc
học phần, môn học về nội dung và cách
thức triển khai, tổ chức từng trình tự các
công việc trong hoạt động thi; đồng thời
khích lệ cấp dưới qua việc cung cấp các
điều kiện hỗ trợ công việc.
Chỉ đạo thực hiện luận văn tốt
nghiệp: là hướng dẫn và giúp đỡ các cá
nhân, bộ phận đảm nhiệm có thể tiến hành
công việc được giao đúng yêu cầu, từ việc
bố trí người hướng dẫn sao cho phù hợp;
tổ chức thông qua đề cương, bảo vệ đề
cương đúng quy chế; đến cách thức kiểm
tra, thu luận văn.

Chỉ đạo hoạt động cấp văn bằng,
chứng chỉ: là việc điều hành, chỉ dẫn nhân
sự liên quan về cách thức tiến hành in ấn
văn bằng, chứng chỉ; cấp phát giấy chứng
nhận tạm thời và cấp phát văn bằng, chứng
chỉ chính thức theo đúng quy định.
2.3.4. Kiểm tra hoạt động đào tạo
trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo
dục tại trường đại học
Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động
đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành
QLGD tại trường đại học là quá trình đánh
giá hoạt động đào tạo và mức độ thực hiện
hoạt động đó của các cá nhân, đơn vị tham
gia; đồng thời tiến hành các hành động sửa
chữa, điều chỉnh nếu cần thiết để hoàn
116


NGUYỄN THỊ MINH NGỌC

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

thành đúng mục tiêu đã đề ra.
Kiểm tra phát triển chương trình đào
tạo: là việc đánh giá quá trình và mức độ
hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận phụ
trách hoạt động nhằm bảo đảm kết quả lấy
ý kiến các bên liên quan, soạn thảo CTĐT
thỏa mãn mục tiêu, tiêu chuẩn đã được

thiết lập trong kế hoạch và tiến hành điều
chỉnh CTĐT nếu có.
Kiểm tra tuyển sinh: là việc đánh giá
tiến độ thực hiện tổ chức tuyển sinh
nhằm so sánh việc thực hiện trên đang đi
đúng hướng mục tiêu và đáp ứng chuẩn
yêu cầu. Nếu có sai lệch, nhà quản lí sẽ
có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Kiểm tra hoạt động dạy và học: là
chuỗi hành động theo dõi, giám sát hoạt
động dạy và học có đạt mục tiêu đã đề ra
hay không và phát hiện các ưu điểm, hạn
chế trong quá trình thực hiện dạy và học, từ
đó có cách phát huy, khắc phục nhằm nâng
cao hiệu quả hơn cho công tác.
Kiểm tra tổ chức thi kết thúc học phần,
môn học: là quá trình giám sát, đo đạc việc
thực hiện nhằm đảm bảo từng công tác
diễn ra đúng quy chế, đúng quy trình.
Kiểm tra thực hiện luận văn tốt
nghiệp: là các bước theo dõi, đánh giá mức
độ, tiến độ thực hiện hoạt động: giảng viên
hướng dẫn đã được bố trí phù hợp hay
không; tổ chức thông qua đề cương, luận
văn đúng chuẩn quy định; thỏa yêu cầu về
chất lượng, hình thức, nội dung luận văn
hay không; công tác kiểm tra, thu luận văn
đã được thực hiện bám sát các qui định
hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của
cơ sở giáo dục hay không.

Kiểm tra hoạt động cấp văn bằng,
chứng chỉ: là việc quan sát, theo dõi mức
độ đáp ứng của hoạt động với các tiêu
chuẩn, mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch:

tính chính xác, minh bạch, đúng quy chế,
đúng tiến độ thời gian trong in ấn văn
bằng, chứng chỉ; cấp phát giấy chứng nhận
tạm thời và cấp phát văn bằng, chứng chỉ
chính thức nhằm tránh sai sót, sai phạm, vì
đây là hoạt động đòi hỏi sự cẩn thận cao và
tuân thủ quy chế nghiêm ngặt.
2.4. Quản lí các điều kiện phục vụ
hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên
ngành QLGD tại trường đại học
2.4.1. Quản lí cơ sở vật chất phục vụ
hoạt động đào tạo
Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ
chuyên ngành QLGD tại trường đại học
không thể thiếu các điều kiện thiết yếu hỗ
trợ như cơ sở vật chất (phòng học, giảng
đường, thiết bị...). Quản lí tốt điều kiện cơ
sở vật chất sẽ tác động mạnh mẽ đến chất
lượng đào tạo. Để phát huy vai trò của cơ
sở vật chất phục vụ hoạt động đào tạo trình
độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD tại trường
đại học, các nhà quản lí cần phải lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
các nội dung về cơ sở vật chất, nhằm phục
vụ tốt nhất cho công tác đào tạo.

2.4.2. Quản lí tài chính phục vụ hoạt
động đào tạo
Quản lí tài chính phục vụ hoạt động
đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành
QLGD tại trường đại học tức là quản lí tài
chính phục vụ phát triển CTĐT, tuyển sinh,
dạy và học, tổ chức thi kết thúc học phần,
môn học, thực hiện luận văn tốt nghiệp, và
hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ.
Để quản lí hiệu quả của các nguồn thu
chi, hiệu trưởng trường đại học cần chỉ đạo
lập kế hoạch tài chính và dự toán cụ thể,
minh bạch; xây dựng cơ cấu tổ chức quản
lí tài chính rõ ràng; điều hành hoạt động tài
chính công khai; và kiểm tra tài chính
thường xuyên nhằm đảm bảo kinh phí cho
117


SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY

No. 67 (01/2020)

việc thực hiện các hoạt động đào tạo.
3. Kết luận
Hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ
chuyên ngành QLGD có vai trò quan
trọng trong đào tạo nguồn lực CBQLGD
chất lượng cao phục vụ công cuộc đổi
mới giáo dục ở nước ta hiện nay. Việc

quản lí hoạt động này cần thực hiện một
cách toàn diện đến tất cả các công đoạn
của quá trình đào tạo, thông qua các chức
năng quản lí một cách khoa học. Sáu hoạt

động cụ thể trong đào tạo trình độ thạc sĩ
chuyên ngành QLGD, bao gồm: hoạt
động phát triển chương trình đào tạo;
hoạt động tuyển sinh; hoạt động dạy và
học; hoạt động tổ chức thi kết thúc học
phần, môn học; hoạt động thực hiện luận
văn tốt nghiệp; hoạt động cấp văn bằng,
chứng chỉ. 6 hoạt động này cần quản lí
thông qua 4 chức năng quản lí cơ bản của
hiệu trưởng trường đại học, đó là: lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (2013). Nghị quyết 29-NQ/TW ngày
4/11/2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
Mỵ Giang Sơn. (2018). Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD trong bối cảnh đổi
mới giáo dục. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia “Nâng cao chất lượng hoạt động
đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành QLGD.
Nguyễn Lộc. (2010). Lí luận về quản lí. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2009). Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
giáo dục số 44/2009/QH12.

Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. (2012). Luật giáo dục đại học (số 08/2012/QH13
ngày 18/6/2012).
Trần Thị Hương & Nguyễn Đức Danh. (2017). Tổ chức hoạt động dạy học đại học. Thành
phố Hồ Chí Minh: NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 03/9/2019

Biên tập xong: 15/01/2020

118

Duyệt đăng: 20/01/2020



×