Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 253 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
----------------- * ---------------

ĐỀ ÁN
ĐỀ NGHỊ CHO PHÉP ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH
QUẢN TRỊ KINH DOANH

*
*

*

TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2015

1


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. 7
PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN .......................................................... 8
1.1. Giới thiệu về Học viện Hàng không Việt nam .............................................. 8
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 8
1.1.2. Sứ mạng và tầm nhìn ............................................................................. 8
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực ........................................................ 9
1.1.4. Trụ sở và các cơ sở đào tạo .................................................................12
1.1.4.1. Trụ sở chính .................................................................................12
1.1.4.2. Các cơ sở đào tạo .........................................................................12


1.1.5. Kết quả đào tạo ....................................................................................12
1.2. Nhu cầu đào tạo nhân lực thạc sỹ QTKD của ngành HKVN và xã hội ................14
1.3. Kết quả đào tạo ngành QTKD của Học viện HKVN ..................................19
1.4. Đơn vị quản lý và chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ
QTKD..................................................................................................................20
1.4.1. Đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo thạc sỹ QTKD ..................................20
1.4.1.1. Chức năng, nhiệm vụ ...................................................................21
1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự...........................................................22
1.4.1.3. Công cụ quản lý ...........................................................................23
1.4.2 Đơn vị chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ QTKD ...........23
1.4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ ...................................................................23
1.4.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự...........................................................24
1.4.2.3. Kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học.....................................26
1.5. Lý do đề nghị mở ngành đào tạo Thạc sỹ QTKD ........................................27
PHẦN 2: MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH ....................29
2.1. Những căn cứ để lập đề án ...........................................................................29
2.1.1. Căn cứ pháp lý .....................................................................................29
2.1.2. Căn cứ chuyên môn .............................................................................30
2.2. Mục tiêu đào tạo ..........................................................................................30
1


2.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................30
2.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................30
2.3. Thời gian đào tạo .........................................................................................31
2.4. Đối tượng tuyển sinh....................................................................................31
2.4.1. Điều kiện về văn bằng, ngành học và loại tốt nghiệp..........................31
2.4.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác .....................................................31
2.4.3. Điều kiện về sức khỏe..........................................................................32
2.5. Danh mục các ngành gần và ngành phù hợp với chuyên ngành đề

nghị cho phép đào tạo .........................................................................................32
2.6. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức .................................................32
2.7. Các môn thi tuyển và điều kiện trúng tuyển ................................................33
2.7.1. Các môn thi tuyển ................................................................................33
2.7.2. Điều kiện trúng tuyển ..........................................................................33
2.8. Dự kiến quy mô tuyển sinh ..........................................................................34
2.9. Dự kiến mức học phí....................................................................................34
2.10. Điều kiện tốt nghiệp ...................................................................................34
PHẦN 3: NĂNG LỰC CỦA HỌC VIỆN HKVN ............................................36
3.1. Đội ngũ giảng viên cơ hữu...........................................................................36
3.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ....................................................................36
3.2.1. Trang, thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo .................................36
3.2.2. Thư viện ...............................................................................................39
3.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học ..................................................................52
3.3.1. Đề tài khoa học đã thực hiện ...............................................................52
3.3.2. Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn ................................................55
3.3.3. Các công trình đã công bố của cán bộ cơ hữu .....................................56
3.4. Hợp tác quốc tế ............................................................................................60
PHẦN 4: CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO ..............................62
4.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo ..............................................................62
4.1.1. Mục tiêu chung của chương trình đào tạo ...........................................62
4.1.2. Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo ...........................................62
4.1.2.1. Về kiến thức.................................................................................62
4.1.2.2. Về kỹ năng ...................................................................................62
4.1.2.3. Về thái độ.....................................................................................63
2


4.1.2.4. Về năng lực chuyên môn .............................................................63
4.1.2.5. Về nghiên cứu ..............................................................................63

4.1.2.6. Vị trí và công việc có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp ..............64
4.2. Yêu cầu đối với người dự tuyển ..................................................................64
4.2.1. Điều kiện về văn bằng, ngành học và loại tốt nghiệp..........................64
4.2.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác .....................................................64
4.2.3. Điều kiện về sức khỏe..........................................................................65
4.3. Chuẩn đầu ra và điều kiện tốt nghiệp ..........................................................65
4.3.1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ...............................................65
4.3.1.1. Kiến thức .....................................................................................65
4.3.1.2. Kỹ năng........................................................................................65
4.3.1.3. Thái độ .........................................................................................66
4.3.2. Điều kiện tốt nghiệp.............................................................................66
4.4. Chương trình đào tạo ...................................................................................67
4.4.1. Khái quát chương trình ........................................................................67
4.4.2. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo ...........................68
4.4.3. Kế hoạch đào tạo .................................................................................70
4.4.3.1. Các học phần chung.....................................................................70
4.4.3.2. Các học phần bắt buộc.................................................................71
4.4.3.3. Các học phần tự chọn ..................................................................71
4.4.4. Đề cương các học phần trong chương trình đào tạo ............................73
4.4.4.1. Học phần “Triết học”...................................................................73
4.4.4.2. Học phần “Tiếng Anh” ................................................................92
4.4.4.3. Học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” .........................93
4.4.4.4. Học phần “Kinh tế học quản lý” .................................................96
4.4.4.5. Học phần “Quản trị tài chính doanh nghiệp nâng cao” .............104
4.4.4.6. Học phần “Quản trị nguồn nhân lực nâng cao” ........................109
4.4.4.7. Học phần “Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong chuỗi giá trị
toàn cầu” .................................................................................................114
4.4.4.8. Học phần “Quản trị chiến lược nâng cao”.................................119
4.4.4.9. Học phần “Phát triển kỹ năng lãnh đạo trong tổ chức” .............124
3



4.4.4.10. Học phần “Quản trị chất lượng nâng cao” ..............................128
4.4.4.11. Học phần “Các lý thuyết quản trị hiện đại” ............................132
4.4.4.12. Học phần “Kỹ năng ra quyết định quản trị” ............................137
4.4.4.13. Học phần “Thống kê trong quản trị” .......................................142
4.4.4.14. Học phần “Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp
trong hội nhập quốc tế” ..........................................................................147
4.4.4.15. Học phần “Quản trị công ty” ...................................................153
4.4.4.16. Học phần “Quản trị rủi ro” ......................................................160
4.4.4.17. Học phần “Kế toán quản trị nâng cao” ....................................167
4.4.4.18. Học phần “Hệ thống thông tin quản lý” ..................................179
4.4.4.19. Học phần “Kinh tế vận tải hàng không nâng cao” ..................183
4.4.4.20. Học phần “Quan hệ công chúng” ............................................187
4.4.4.21. Học phần “Quản trị marketing nâng cao” ...............................193
4.4.4.22. Học phần “Marketing hãng hàng không nâng cao” ................197
4.4.4.23. Học phần “Marketing cảng hàng không nâng cao” ................201
4.4.4.24. Học phần “Quản trị hãng hàng không nâng cao” ....................206
4.4.4.25. Học phần “Quản trị thương mại cảnghàng không nâng cao” .210
4.4.4.26. Học phần “Quản trị logistic và chuỗi cung ứng” ....................214
4.4.5. Tích hợp chuẩn đầu ra của các học phần với chương trình đào
tạo.................................................................................................................217
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................229
Phụ lục 1: CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QTKD ĐÃ THAM KHẢO ..231
Phụ lục 2: CÁC TÀI LIỆU VÀ MINH CH NG K M TH O .......................252

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


GD&ĐT:
GTVT:
HKDDVN:
HKVN:
IATA:
MBA:
QTCHK
QTDLHK
QTDNHK
QTKD
QTKDHK
TCCB&QLSV
TP.
VTHK

Giáo dục và đào tạo
Giao thông vận tải
Hàng không dân dụng Việt nam
Hàng không Việt nam
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
Master of Business Administration
Quản trị Cảng hàng không
Quãn trị du lịch Hàng không
Quản trị doanh nghiệp Hàng không
Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh Hàng không
Tổ chức cán bộ và quản lý sinh viên
Thành phố
Vận tải hàng không


5


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Cơ cấu theo loại hình lao động năm 2014 ............................................10
Bảng 2: Đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu năm 2014 .................................11
Bảng 3: Kết quả tuyển sinh và đào tạo giai đoạn 2010-2014 ............................13
Bảng 4: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo khối .....................15
Bảng 5: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo trình độ ...............16
Bảng 6: Danh sách các đơn vị đã khảo sát và tham gia hội thảo .......................17
Bảng 7: Kết quả đào tạo đại học và cao đẳng chính quy ngành QTKD ............20
Bảng 8: Nhân sự Phòng đào tạo .........................................................................22
Bảng 9: Nhân sự Khoa VTHK ...........................................................................25
Bảng 10: Dự kiến quy mô tuyển sinh thạc sĩ QTKD 2015-2019 ........................34
Bảng 11: Diện tích và hạ tầng phục vụ đào tạo thạc sĩ QTKD ............................36
Bảng 12: Đội ngũ cán bộ cơ hữu tham gia đào tạo thạc sĩ QTKD ......................37
Bảng 13: Thiết bị phục vụ cho đào tạo ................................................................39
Bảng 14: Danh mục sách, tạp chí phục vụ đào tạo thạc sĩ QTKD ......................40
Bảng 15: Các đề tài nghiên cứu KH của giảng viên liên quan đến ngành
QTKD ...................................................................................................52
Bảng 16: Các giáo trình đã biên soạn liên quan đến ngành QTKD .....................54
Bảng 17: Các hướng nghiên cứu đề tài luận văn và số lượng HV có thể
tiếp nhận ...............................................................................................55
Bảng 18: Các công trình công bố của cán bộ cơ hữu thuộc ngành QTKD .........56
Bảng 19: Khái quát chương trình đào tạo ............................................................67
Bảng 20: Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ
QTKD ...................................................................................................68
Bảng 21: Danh sách cán bộ giảng dạy các học phần chung ................................70

Bảng 22: Dự kiến phân công cán bộ giảng dạy các học phần bắt buộc ..............71
Bảng 23: Dự kiến phân công cán bộ giảng dạy các học phần tự chọn ................72
Bảng 24: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về kiến thức của các học phần
với chương trình đào tạo ....................................................................217
Bảng 25: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về kỹ năng của các học phần với
chương trình đào tạo ...........................................................................221
Bảng 26: Ma trận tích hợp chuẩn đầu ra về thái độ của các học phần với
chương trình đào tạo ...........................................................................225

6


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Học Viện HKVN ....................................................... 9
Hình 2: Sơ đồ tổ chức Phòng đào tạo ................................................................. 22

7


PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

1.1. Giới thiệu về Học viện Hàng không Việt nam
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Học viện hàng không Việt nam (HKVN) được thành lập ngày 17/7/2006
theo quyết định số 168/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở Trường
HKVN. Quá trình hình thành và phát triển của Học viện được đánh dấu qua
những điểm mốc sau:
- Ngày 24/3/1979 Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ra Quyết định số:
290/QĐ-QP thành lập Trường Sĩ quan và Trung cấp nghiệp vụ hàng không,

thuộc Tổng Cục Tổng cục hàng không dân dụng Việt nam (HKDDVN), Bộ
Quốc phòng.
- Năm 1991 ngành HKDDVN tách ra khỏi quân đội, Trường Sĩ quan và
Trung cấp nghiệp vụ hàng không được xây dựng với mô hình là một Trường kỹ
thuật nghiệp vụ hàng không của ngành HKDDVN.
- Ngày 14/11/1994 Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) ra Quyết định
số 2318/QĐ/TCCB-LĐ chuyển đổi Trường kỹ thuật nghiệp vụ hàng không
thành Trường hàng không Việt Nam nằm trong hệ thống với danh mục các
ngành nghề đào tạo của hệ trung cao cấp, hệ quản lý Nhà nước và công nhân kỹ
thuật và nhân viên nghiệp vụ.
- Ngày 17/7/2006 Thủ Tướng chính phủ có Quyết định số 168/QĐ-TTg
thành lập Học viện HKVN cơ sở Trường hàng không Việt Nam.
1.1.2. Sứ mạng và tầm nhìn
Sứ mạng của Học viện HKVN là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao
được đào tạo chuyên sâu cho ngành Hàng không trong nước cũng như khu vực.
Tầm nhìn đến năm 2020, Học viện HKVN sẽ trở thành cơ sở đào tạo,
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Hàng không có tên tuổi và
uy tín tại Khu vực và Quốc tế.

8


1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
Cơ cấu tổ chức của Học viện được tổ chức thành các Phòng, Khoa và
Trung tâm (xem Hình 1). Cụ thể như sau:

BAN GIÁM ĐỐC
Hội đồng khoa
học và đào tạo


Khoa cơ bản

Phòng Đào tạo

Khoa Không lưu

Phòng TCCB&QLSV

Khoa Vận tải hàng không

Phòng hành chính tổng hợp

Khoa Cảng hàng không

Phòng Tài chính - Kế toán

Khoa ĐTVT hàng không

Phòng Khoa học công nghệ

Khoa kỹ thuật hàng
không

Trung tâm đào tạo
phi công
Trung tâm đào tạo
nghiệp vụ hàng
không
Trung tâm tư vấn
và dịch vụ hàng

không
Trung tâm tư vấn
ngoại ngữ, tin học
hàng không

Phòng Khảo thí và ĐBCL

Khoa bổ túc cán bộ và
Hợp tác quốc tế
Nguồn: Học viện HKVN
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Học Viện HKVN

- Đứng đầu Học viện hiện nay là Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và
điều hành toàn bộ hoạt động của Học viện
- Các Phó giám đốc trực tiếp giúp Giám đốc các mảng được phân công.
- Hội đồng khoa học và đào tạo tư vấn cho Giám đốc về công tác khoa
học và đào tạo của Học viện

9


- Các Phòng chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, gồm 6
phòng là Phòng đào tạo, Phòng Tổ chức cán bộ & quảng lý sinh viên
(TCCB&QLSV), Phòng tài chính – kế toán, Phòng Khoa học công nghệ, Phòng
hành chính tổng hợp và Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng.
- Các Khoa chuyên môn thực hiện công tác đào tạo ở trình độ Cao đẳng,
Đại học và trên đại học, gồm 07 khoa là Khoa cơ bản, Khoa Không lưu, Khoa
vận tải hàng không, Khoa Cảng hàng không, Khoa điện tử viễn thông, Khoa Kỹ
thuật Hàng không và Khoa bổ túc cán bộ và hợp tác quốc tế.
- Các Trung tâm thực hiện công tác đào tạo ở trình độ Trung cấp nghề

trở xuống và bồi dưỡng kiến thức Hàng không, gồm 04 Trung tâm là Trung tâm
đào tạo phi công, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ hàng không, Trung tâm Dịch vụ
và tư vấn Hàng không, Trung tâm ngoại ngữ, tin học hàng không.
Về nguồn nhân lực, tổng số lao động của Học viện đến 31/12/2004 là 187
người. Theo loại hình lao động, có 109 người là biên chế, chiếm 58% và 78
người là hợp đồng lao động, chiếm 42%. Theo công việc đảm nhiệm, có 112
người tham gia giảng dạy, chiếm 60%; còn lại công tác hành chính là 75 người,
chiếm 40% (xem Bảng 1).
Bảng 1: Cơ cấu theo loại hình lao động năm 2014

Số
TT
1

Phân loại
Lao động trong biên chế
Tỷ trọng

2

Lao động hợp đồng

Đơn vị
tính

Tổng số

Hành
chính


Tham
gia giảng
dạy

Người

109

23

86

%

58%

12%

46%

78

52

26

Người

Tỷ trọng


%

42%

28%

14%

Tổng số

Người

187

75

112

100%

40%

60%

Tỷ trọng

Nguồn: Học viện HKVN

- Về đội ngũ nhà giáo cơ hữu, Học viện có 112 người. Trong đó, có 1
Phó giáo sư, chiếm 1%; 11 tiến sỹ, chiếm 10%; 61 thạc sỹ, chiếm 54%; 38 đại

10


học, chiếm 37% và 01 cao đẳng, chiếm 1%. Xét về độ tuổi thì giảng viên dưới
30 tuổi chiếm 26,8%; từ 30 đến 45 chiếm 50,9%; Trên 45 tuổi 22,3%. Còn nếu
xét về chuyên môn đào tạo cao nhất của đội ngũ giảng viên, 65% là được đào
tạo về kinh tế, quản trị; 19% về kỹ thuật và quản lý hoạt động bay; còn lại 16%
về khoa học cơ bản, luật, anh văn (xem Bảng 2). Đội ngũ giảng viên của Học
viện hiện đảm nhiệm được trên 70% khối lượng giảng dạy hàng năm.
Bảng 2: Đội ngũ giảng viên, giáo viên cơ hữu năm 2014
Đơn vị tính: Người

Số
TT

Phân loại

1 Tổng số
Tỷ trọng

Phó Tiến Thạc
GS
sỹ

1

11

58


Đại
học

Cao
Tỷ
Tổng
đẳng
trọng

41

1

112

0,9% 9,8% 51,8% 36,6% 0,9% 100%

2 Giới tính

1

11

58

41

1

- Nam


1

10

34

18

1

1

24

23

11

58

41

6

24

30 26,8%

3


42

12

57 50,9%

1

8

10

5

1

1

11

58

41

1

- Biên chế

3


32

25

60 53,6%

- Hợp đồng dài hạn

3

9

14

26 23,2%

- Nữ
3 Độ tuổi

1

- Dưới 30
- Từ 31 đến 45
- Trên 45
4 Loại hình giảng viên

112
64 57,1%
48 42,9%


1

- Cán bộ quản lý kiêm

1

5

17

2

1

5 Chuyên môn cao nhất

1

11

58

41

1

- Kinh tế, quản trị

1


8

38

26

- Kỹ thuật, quản lý bay

2

8

10

- Cơ bản, luật, anh văn

1

12

5

112

25 22,3%
112

26 23,2%
112

73 65,2%

1

21 18,8%
18 16,1%

Nguổn: Học viện HKVN

- Về cán bộ quản lý và giúp việc, Học viện có 84 người. Trong đó, cán
bộ quản lý là 26 người, gồm 1 phó giáo sư, 4 tiến sỹ, 19 thạc sỹ, 2 đại học và 1
cao đẳng.

11


1.1.4. Trụ sở và các cơ sở đào tạo
1.1.4.1. Trụ sở chính
Địa chỉ : 104 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận, Thành phố (TP.) Hồ
Chí Minh
ĐT : 08.8442251 – 08.8422199 – Fax: 08.8447523
Website: www.vaa.edu.vn; www.hocvienhangkhong.edu.vn
Email:
1.1.4.2. Các cơ sở đào tạo
- Cơ sở 1: 104 Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 2: 18 A/1 Cộng Hòa, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
- Cơ sở 3: 243 Nguyễn Tất Thành – Thị xã Cam Ranh – Tỉnh Khánh
Hòa (Cảng Hàng không Cam Ranh), là cơ sở đào tạo cho Trung tâm đào tạo
Phi công.
1.1.5. Kết quả đào tạo

Từ 2007, ngoài đào tạo nghề chuyên ngành hàng không, Học viện đã tổ
chức đào tạo đại học và cao đẳng để trở thành cơ sở đào tạo đa cấp độ và ngành
nghề. Trong giai đoạn 2007-2014, Học viện đã thực hiện tốt công tác đào tạo
trình độ Đại học, cao đẳng; tiếp tục duy trì công tác đào tạo các chuyên ngành
truyền thống trong các chương trình đào tạo Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, đồng
thời phát triển các chương trình đào tạo sơ cấp và bổ túc chuyên môn theo nhu
cầu của các đơn vị trong ngành và cho nhu cầu xã hội. Số lượng tuyển sinh giai
đoạn 2010-2014 tăng dần từ 2.200 chỉ tiêu lên 2.900 chỉ tiêu (xem Bảng 3).
Ở bậc đại học và cao đẳng, sau 8 năm đào tạo, Học viện đã có 4 khóa sinh
viên tốt nghiệp ra trường ở các ngành QTKD, chuyên ngành: Quản trị kinh
doanh hàng không (QTKDHK); Quản trị doanh nghiệp hàng không
(QTDNHK); Quản trị cảng hàng không (QTCHK); Quản trị du lịch hàng không
(QTDLHK); Quản lý hoạt động bay và Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông
hàng không. Năm 2011 có 82 sinh viên tốt nghiệp đạt 75,9%. Năm 2012 có 493
sinh viên tốt nghiệp. Năm 2013 có 530 sinh viên ra trường. Năm 2014 có gần
700 sinh viên ra trường. Cũng từ năm 2009 Học viện bắt đầu đào tạo hệ vừa học
vừa làm nên số lượng sinh viên đào tạo tăng dần và đến năm 2014 tuyển sinh
gần 1.000 sinh viên. Các chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học và cao đẳng đều
12


có chương trình đào tạo phù hợp với luật giáo dục đại học và chương trình
khung của Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), được tham khảo các chương trình
tiên tiến của một số nước và thực tế của Việt nam. 100% các môn học về kiến
thức chung, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành đều có giáo trình. Các
môn chuyên ngành hàng không, trong những năm qua Học viện đã tích cực xây
dựng, đến nay đạt được khoảng 50% giáo trình chuyên ngành hàng không.
Bảng 3: Kết quả tuyển sinh và đào tạo giai đoạn 2010-2014
Số
T

T

Ngành/nghề
tuyển sinh

2010
Chỉ Nhập
tiêu học

2011
Chỉ Nhập
tiêu học

2012
Chỉ Nhập
tiêu học

2013
Chỉ Nhập
tiêu học

I Đại học, Cao đẳng 1070

993 1050

1 Đại học chính quy

500

517


500

532

500

643

600

2 Đại học VLVH

450

163

430

92

430

82

2 Cao đẳng C.Quy

120

313


120

106

120

231

II Đào tạo nghề

730 1050

956 1020

2014
Chỉ Nhập
tiêu học

810 1020

801

600

600

622

300


74

300

61

120

136

120

118

1400 1216 1400 1400 1800 1918 2100 2092 2115 2161

1 Trung cấp nghề

650

510

650

529

650

656


750

857

750

790

2 Sơ cấp nghề

350

340

350

464

350

469

350

200

365

196


3 Dưới 3 tháng

400

366

400

407

800

793 1000 1035 1000 1175

Tổng cộng
Tỷ lệ % thực hiện
so với chỉ tiêu

2470 2209 2450 2130 2850 2874 3120 2902 3135 2962
89

87

101

93

94


Nguồn: Học viện HKVN

Ở bậc đào tạo nghề và bồi dưỡng ngắn hạn, Học viện có kinh nghiệm hơn
30 năm đào tạo ở nhiều nghề với khoảng 35.000 lượt người đào tạo. Trong giai
đoạn 2010-2014 số lượng tăng cao (khoảng 1.000 người năm 2010 lên hơn 2000
người vào năm 2014). Hiện nay Học viện đang đào tạo các nghề như: Người lái
cơ bản, Nhân viên kỹ thuật hàng không, Kiểm soát viên không lưu và nhân viên
chuyên ngành quản lý bay, Tiếp viên hàng không; Nhân viên an ninh hàng
không; Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay; Nhân viên điều khiển,
vận hành phương tiện, trang bị, thiết bị tại khu bay; bán vé, đặt chỗ; nhân viên
hàng hóa….. Chương trình đào tạo đã được xây dựng, hoàn thiện qua nhiều năm

13


phù hợp với Luật dạy nghề và khung quy định của Bộ lao động - thương binh và
xã hội.
Nhìn chung công tác đào tạo được của Học viện trong những năm qua
được triển khai đúng chương trình đã được phê duyệt, đảm bảo đúng quy chế,
quy định của các cơ quan Nhà nước ban hành. Số lượng đào tạo đều đảm bảo
theo chỉ tiêu được duyệt. Trong đó, từ khóa 4 hệ đại học và cao đẳng (năm
2010), Học viện đã triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ, đồng tiếp tục cải tiến
chương trình đào tạo và cách thức tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Bên
cạnh đó học viện cũng thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo cho phù hợp
với xã hội; áp dụng các phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý đào tạo; tổ chức
kiểm tra, đánh giá chất lượng để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
1.2. Nhu cầu đào tạo nhân lực thạc sỹ QTKD của ngành HKVN và xã hội
Ngành HKVN là một ngành áp dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật hiện
đại, trình độ quản lý tiên tiến, có quy mô lớn về vốn lớn, hoạt động cả trong và
ngoài nước, có sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên

cứu triển khai với SXKD. Ngành HKVN được tổ chức thành các khối sau:
- Khối cơ quan quản lý Nhà nước gồm: Cục HKVN và các Cảng vụ
hàng không thuộc Cục HKVN
- Khối các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Học viện HKVN, Viện
Khoa học hàng không (thuộc Tổng công ty HKVN), Trung tâm Y tế hàng
không và Tạp chí Hàng không Việt Nam (thuộc Cục HKVN)
- Khối các doanh nghiệp hàng không gồm Tổng công ty HKVN, Tổng
công ty Cảng HKVN, Tổng công ty quản lý bay Việt nam, Tổng công ty Trực
thăng Việt Nam, Jestar Pacific Airlines, VietJet Air và một số doanh nghiệp
hàng không khác. Khối các doanh nghiệp được phân theo các chức năng như
đảm bảo hoạt động bay, quản lý khai thác cảng hàng không , sân bay, vận tải
hàng không, kỹ thuật máy bay và dịch vụ thương mại hàng không.
Theo Cục HKVN, đến 31/12/2012 có 32.695 người đang làm việc ở các
đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN (các cơ quan quản lý nhà nước về HKDD,
các hãng hàng không của Việt nam, Tổng công ty Cảng HKVN, Tổng công ty
quản lý bay, các công ty cung cấp dịch vụ thương mại hàng không, phi hàng
không tại các cảng hàng không, sân bay). Số lượng này chưa tính đến lực lượng
lao động làm cho hãng hàng không nước ngoài tại Việt nam, các đại lý hàng
14


không, các công ty du lịch liên quan đến hàng không và các công ty giao nhận
hàng hóa hàng không ở Việt nam. Trong đó, lớn nhất thuộc khối vận tải hàng
không (VTHK) (chiếm 35,9%); tiếp theo là các khối quản lý khai thác cảng
hàng không, sân bay (24,7%), dịch vụ và thương mại hàng không (20,3%), bảo
đảm hoạt động bay (8,5%), kỹ thuật máy bay (8,1%), các đơn vị sự nghiệp
(1,9%) và cuối cùng là khối quản lý nhà nước (0,6%).
Với dự báo thị trường VTHK tăng 16% trong năm 2015 và bình quân
14% giai đoạn 2016-2020, cùng với định hướng, mục tiêu và một số chỉ tiêu
phát triển cơ bản của giai đoạn đến năm 2020, Cục HKVN đã chủ trì xây dựng

đề án “Phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành HKVN đến năm 2020”. Theo
đó nhu cầu về nhân lực cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN đến 2020
dự báo sẽ là 45.162 người, trung bình tăng 4,1%/năm. Nhu cầu bổ sung cho số
tăng tuyệt đối hàng năm vào khoảng gần 1.600 người/năm. Kết hợp với số giảm
tự nhiên khoảng 3% mỗi năm, ước tính mỗi năm cần phải bổ sung khoảng 3.000
lao động cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN (xem Bảng 4).
Bảng 4: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo khối
Tại 31/12/2012
Số
TT

Lĩnh vực
Người

1
2
3
4
5
6
7

Dự báo đến
2020

Khối quản lý nhà
nước
Khối các đơn vị sự
nghiệp
Khối bảo đảm hoạt

động bay
Khối quản lý khai
thác cảng HK, SB
Khối vận tải hàng
không
Khối kỹ thuật máy
bay
Khối dịch vụ và
thương mại HK
Tổng cộng

Tỷ
Tỷ
Người
trọng
trọng

Tăng
bình
quân/
năm

Bổ sung bình
quân/năm cho giai
đoạn 2013-2020
Số
Số
tăng giảm
Tổng
tuyệt tự

đối nhiên

198

0,6%

242

0,5%

2,5%

6

7

13

627

1,9%

1.137

2,5%

7,7%

64


26

90

2.770

8,5%

3.093

6,8%

1,4%

40

88

128

8.074 24,7% 10.125 22,4%

2,9%

256

273

529


11.737 35,9% 16.327 36,2%

4,2%

574

421

995

2.664

8,1%

5.295 11,7%

9,0%

329

119

448

6.625 20,3%

8.943 19,8%

3,8%


290

234

524

32.695 100% 45.162 100% 4,1% 1.559 1.168 2.727
Nguổn: Cục HKVN

15


Ngoài ra, xã hội cũng có 1 lực lượng lao động tương đương liên quan đến
ngành HKVN, cần đào tạo lao động chuyên ngành HK như cho hãng hàng
không nước ngoài tại Việt nam, các đại lý hàng không, các công ty du lịch liên
quan đến hàng không và các công ty giao nhận hàng hóa hàng không ở Việt
nam… Như vậy dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 ngành HKVN và
xã hội cần bổ sung bình quân hàng năm khoảng gần 6.000 người được đào tạo
lao chuyên ngành và liên quan đến ngành hàng không.
Về trình độ đào cho lao động chuyên ngành ngành hàng không có thể
được chia thành 2 cấp độ là: 1) Đào tạo lao động có trình độ đại học trở lên (đại
học và trên đại học); 2) Đào tạo lao động có trình độ từ cao đẳng trở xuống (cao
đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 3 tháng cấp chứng chỉ). Trong 32.695 người
đang làm việc trực tiếp trong ngành HKVN vào thời điểm 31/12/2/2012 có
khoảng 45% lao động có trình độ đại học trở lên, còn lại là từ cao đẳng trở xuống.
Theo đề án đào tạo nguồn nhân lực ngành HKVN đến năm 2020, mục
tiêu của ngành là tăng cường đội ngũ nhân lực làm công tác khoa học, công
nghệ và giáo dục, đào tạo phục vụ trực tiếp yêu cầu phát triển ngành HKVN,
cũng như tăng cường chất lượng lao động. Vì vậy dự báo tỷ lệ lao động có trình
độ đào tạo từ đại học trở lên vào năm 2020 sẽ tăng lên là 50%, trong đó trên đại

học chiếm 6%. Do đó trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhu cầu đào tạo lao
động có trình độ trên đại học cho các đơn vị trực tiếp thuộc ngành HKVN vào
khoảng 270 người/năm (xem Bảng 5).
Bảng 5: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành HKVN theo trình độ
Năm 2012
Số
TT

Trình độ

1 Đại học trở lên
Trên đại học
Đại học
2 Cao đẳng trở xuống
CĐ, trung cấp
Sơ cấp và công
nhân kỹ thuật
Khác
Tổng cộng

Dự báo đến
2020

Người

Tỷ
trọng

14.667
1.020

13.647
18.028
6.565

44,9% 22.581
3,1% 2.710
41,7% 19.871
55,1% 22.581
20,1% 9.484

Người

9.737 29,8% 11.291

Bổ sung /năm
Tăng
2013-2020
bình
Tăng Giảm
Tỷ quân/
tuyệt tự Tổng
trọng năm
đối nhiên
50% 5,5% 989 560 1.549
6% 13,0% 211
57 268
44% 4,8% 778 503 1.281
50% 2,9% 569 609 1.178
21% 4,7% 365 241 606
25%


1,9%

194

315

509

1.726 5,3% 1.806
4% 0,6%
10
53
63
32.695 100% 45.162 100% 4,1% 1.558 1.169 2.727
Nguổn: Cục HKVN

16


Kết hợp với nhu cầu đào tạo cho các đơn vị có liên quan đến ngành
HKVN, nhu cầu đào tạo lao động có trình độ trên đại học cho các đơn vị trực
tiếp thuộc ngành HKVN và các đơn vị có liên quan đến ngành hàng không
khoảng 550 người/năm.
Để khảo sát nhu cầu đào tạo của ngành HKVN, từ ngày 9/9/2013 đến
ngày 20/9/2013, Học viện đã đến làm việc các đơn vị trong ngành HKVN để
nắm nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, trong đó có đào tạo sau đại học.
Trên cơ sở đó ngày 23/9/2013 Học viện đã tổ chức hội thảo với các doanh
nghiệp trong ngành). Theo kết quả khảo sát và làm việc cho thấy nhu cầu đào
tạo thạc sĩ QTKD trong ngành là rất lớn, đặc biệt là chuyên ngành QTKDHK

chưa có cơ sở đào tạo nào trong nước thực hiện được. Danh sách các đơn vị đã
khảo sát và tham gia hội thảo được trình bày tại Bảng 6.
Bảng 6: Danh sách các đơn vị đã khảo sát và tham gia hội thảo

Số
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.

Tên đơn vị
Cục Hàng không Việt nam
Tổng công ty hàng không Việt nam
Cảng vụ hàng không miền Bắc

Cảng vụ hàng không miền Trung
Cảng vụ hàng không miền Nam
Chi nhánh phía Nam Tổng công ty hàng không Việt nam
Công ty kỹ thuật máy bay Vietnam Airlines (VAECO)
Xí nghiệp thương mại mặt đất TSN (TIAGS)
Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài (NIAGS)
Xí nghiệp thương mại mặt đất Đà Nẵng (DIAGS)
Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO)
Trung tâm huấn luyện bay – Tổng công ty hàng không Việt nam
Đoàn bay 919 – Tổng công ty hàng không Việt nam
Đoàn tiếp viên – Tổng công ty hàng không Việt nam
Công ty dịch vụ hàng không Nội Bài (NASCO)
Công ty dịch vụ hàng không Đà Nẵng (MASCO)
Công ty dịch vụ hàng hóa Nội Bài (NCTS)
Công ty sản xuất bữa ăn trên máy bay (VACS)
Công ty dịch vụ giao nhận hàng hóa TSN (T CS)
17


20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.

31.
32.
33.
34.
35.
36.
37.
38.

Công ty dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS)
Công ty xăng dầu hàng không (VINAPCO)
Tổng công ty cảng hàng không Việt nam
Cảng hàng không Tân Sơn Nhất
Cảng hàng không Nội Bài
Cảng hàng không Đà Nẵng
Công ty dịch vụ hàng không (SASCO)
Công ty phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS)
Công ty phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS)
Tổng công ty quản lý bay Việt Nam
Công ty quản lý bay miền Nam
Công ty quản lý bay miền Trung
Công ty quản lý bay miền Bắc
Công dịch vụ kỹ thuật quản lý bay (ATT CH)
Công ty hàng không cổ phần Jestar-Pacific
Công ty hàng không cổ phần VietJet Air
Công ty hàng không quốc tế Vector (Vector Aviation)
Saigon Tourist
Viet Travel

Hiện nay đã có nhiều trường đại học lớn tổ chức đào tạo thạc sỹ chuyên

ngành QTKD như: Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Quốc gia Hà nội; Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Đại học Kinh tế Quốc dân; Đại học Thương Mại,
Đại học kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh, Đại học tài chính marketing, Đại
học Ngân hàng, đại học Cần thơ, Đại học Trà vinh… Ngoài ra, một số trường
đại học, viện và các trung tâm tại Việt Nam cũng đã tổ chức các khóa đạo tạo
QTKD liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài như chương trình cao học
QTKD (MBA) của trường Hanoi School of Business, Đại học Quốc Gia Hà Nội
kết hợp với Trường Đại học Hawaii của Hoa Kỳ, chương trình cao học QTKD
(MBA), Đại học Kinh Tế Quốc Dân kết hợp với Trường đại học Washington
của Hoa kỳ, chương trình cao học Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh kết hợp với Trường Đại học Công nghệ Curtin – Úc, chương trình cao
học QTKD (MBA) của Trung Tâm viện công nghệ Châu Á tại Việt Nam kết hợp
với trung tâm công nghệ Châu Á Thái Lan, Đại học Quốc gia Hà nội – Đại học
Impac (Hoa Kỳ)… Một số trường Đại học nước ngoài đã mở khóa đào tạo Thạc sĩ
18


QTKD MBA tại Việt Nam như Đại học Tổng hợp Hawaii, Đại học RMIT… Tuy
nhiên qua nghiên cứu cho thấy cho thấy các cơ sở đào tạo này chỉ đi vào đào tạo
chuyên ngành QTKD nói chung mà chưa đào tạo chuyên ngành QTKD cho ngành
HKVN (xem Phụ lục 1 về một số chương trình đào tạo chuyên ngành QTKD đã
tham khảo).
1.3. Kết quả đào tạo ngành QTKD của Học viện HKVN
Từ 2007, ngoài đào tạo nghề chuyên ngành hàng không, Học viện đã tổ
chức đào tạo đại học và cao đẳng để trở thành cơ sở đào tạo đa ngành, nghề và
trình độ. Từ 2007 đến nay, Học viện đã thực hiện tốt công tác đào tạo trình độ
Đại học, cao đẳng; tiếp tục duy trì công tác đào tạo các chuyên ngành truyền
thống trong các chương trình đào tạo Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, đồng thời
phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn và bổ túc chuyên môn theo nhu
cầu của các đơn vị trong ngành và cho nhu cầu xã hội. Số lượng học sinh, sinh

viên hiện nay của Học viện khoảng 5.000 người. Trong đó, đại học và cao đẳng
khoảng 3.100 người, còn lại là các hệ đào tạo nghề.
Ở bậc đại học và cao đẳng, sau 9 năm đào tạo, Học viện đã có 5 khóa với
gần 2.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường ở các ngành QTKD; Quản lý hoạt động
bay và Công nghệ kỹ thuật điện tử truyền thông. Các ngành đào tạo ở bậc đại
học và cao đẳng đều có chương trình đào tạo phù hợp với luật giáo dục đại học
và chương trình khung của Bộ GD&ĐT, được tham khảo các chương trình tiên
tiến của một số nước và thực tế của Việt nam. 100% các môn học về kiến thức
chung, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức ngành đều có giáo trình. Các môn
chuyên ngành hàng không, trong những năm qua Học viện đã tích cực xây
dựng, đến nay đạt được khoảng 50% giáo trình chuyên ngành hàng không.
Về đào tạo chuyên QTKD, Học viện bắt đầu đào tạo ngành QTKD bậc
đại học từ năm 2007 đến nay theo Quyết định số 547/QĐ-BGDĐT ngày
29/1/2007 với 4 chuyên ngành là QTKDHK, QTDNHK, QTCHK và QTDLHK.
Ở bậc cao đẳng Học viện đào tạo từ 2008 đến nay theo quyết định số 2691/QĐBGDĐT ngày 31/3/2009 của Bộ giáo dục và đào tạo (GD&ĐT). Đến nay, Học
viện đã có 5 khóa sinh viên đại học và cao đẳng chính quy tốt nghiệp ra trường
với tổng số 2.139 sinh viên đã tốt nghiệp, gồm: 1.694 bậc đại học và 445 bậc
cao đẳng (xem Bảng 7).
19


Bảng 7: Kết quả đào tạo đại học và cao đẳng chính quy ngành QTKD

Năm
2007

2008

2009


2010

2011

2012

2013

2014

2015
Tổng

Tiêu chí

Đại học

Chỉ tiêu
Nhập học
Tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Nhập học
Tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Nhập học
Tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Nhập học
Tốt nghiệp
Chỉ tiêu

Nhập học
Tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Nhập học
Tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Nhập học
Tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Nhập học
Tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Nhập học dự kiến
Tốt nghiệp (đến 30/6)
Chỉ tiêu
Nhập học
Tốt nghiệp

90
59
0
450
392
0
450
402
0
450
381
0

450
408
44
450
495
321
450
457
430
450
500
426
500
500
473
3.740
3.594
1.694

Cao đẳng
0
0
0
0
0
0
90
109
0
90

254
0
90
73
0
90
198
69
90
98
143
90
84
103
100
100
130
640
916
445

Tổng
90
59
0
450
392
0
540
511

0
540
635
0
540
481
44
540
693
390
540
555
573
540
584
529
600
600
603
4.380
4.510
2.139

Nguổn: Học viện HKVN

1.4. Đơn vị quản lý và chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ
QTKD
1.4.1. Đơn vị trực tiếp quản lý đào tạo thạc sỹ QTKD
Để quản lý việc đào tạo thạc sĩ QTKD, Học viện sẽ sử dụng bộ máy của
Học viện hiện nay, đồng thời giao Phòng đào tạo là cơ quan trực tiếp quản lý

công tác đào tạo thạc sĩ nói chung và đào tạo thạc sĩ QTKD nói riêng.
20


1.4.1.1. Chức năng, nhiệm vụ
Phòng Đào tạo là cơ quan tham mưu giúp việc cho Giám đốc Học viện về
công tác quản lý, phát triển, tổ chức đào tạo và cấp phát văn bằng, chứng chỉ
của Học viện cho các bậc học Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp nghề, nghề
và các lớp đào tạo theo nhu cầu của Doanh nghiệp, Tổ chức xã hội thuộc phạm
vi của Học viện. Phòng Đào tạo có các nhiệm vụ sau:
1. Chủ trì nghiên cứu, đề xuất quy mô phát triển các ngành đào tạo, các
hệ đào tạo: Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng, trung cấp …. của Học viện;
2. Chủ trì công tác mở ngành đào tạo các bậc, các hệ của Học viện.
3. Chủ trì xây dựng kế hoạch tuyển sinh Thạc sĩ, Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp nghề và các kỳ thi của Học viện;
4. Chủ trì công tác xây dựng kế hoạch năm học, khóa học; phân bổ thời
gian đào tạo hàng năm cho toàn Học viện. Triển khai thực hiện điều độ kế
hoạch giảng dạy, học tập theo học kỳ, năm học và toàn khóa cho các hệ đào tạo.
5. Phối hợp với các Khoa, Trung tâm xây dựng, sửa đổi nội dung chương
trình đào tạo, nội dung môn học;
6. Thường trực các Hội đồng: Khoa học và đào tạo, tuyển sinh, tốt
nghiệp, và các hội đồng liên quan đến xét lên lớp, ngừng học, thôi học các hệ
đào tạo Đại học, Cao đẳng; trung cấp nghề và các lớp nghề khác.
7. Chịu trách nhiệm quản lý kết quả đào tạo và cấp phát văn bằng, chứng
chỉ, chứng nhận tốt nghiệp đối với các hệ đào tạo thuộc phạm vi của Học viện;
8. Chủ trì công tác tổng hợp, báo cáo, tiếp nhận và xử lý đơn từ, hồ sơ,
công văn, thống kê… liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện của Học viện.
9. Xác nhận, cấp bảng điểm và các loại giấy tờ khác liên quan đến quá
trình đào tạo cho Học sinh - Sinh viên;
10.Phối hợp với Phòng TCCB&QLSV tham mưu trong việc bổ nhiệm,

miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với phó phòng và xây dựng phát triển lao
động thuộc phòng;
11.Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các
phương tiện thiết bị được Học viện giao;
12.Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Học viện phân công.

21


1.4.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Đứng đầu Phòng đào tạo là Trưởng phòng. Các Phó trưởng phòng được
giao giúp Trưởng phòng một số lĩnh vực theo phân công. Trực thuộc phòng đào
tạo có các bộ phận: Tuyển sinh; Phát triển chương trình và kế hoạch đào tạo;
Quản lý học vụ đại học, cao đẳng, nghề và bồi dưỡng ngắn hạn; Quản lý đào tạo
sau đại học; Tổng hợp, quản lý văn bằng, chứng chỉ (xem Hình 2).
Trưởng phòng

Phó Trưởng phòng

Tuyển sinh

Phát triển
CT và kế
hoạch ĐT

Quản lý
học vụ

Quản lý ĐT
sau đại học


Tổng hợp,
quản lý văn
bằng

Nguồn: Học viện HKVN
Hình 2: Sơ đồ tổ chức Phòng đào tạo

Nhân sự của Phòng đạo tạo hiện nay gồm 8 người, bao gồm 1 tiến sỹ, 2
thạc sỹ, 3 học viên cao học và 3 cử nhân đại học (xem Bảng 8). Để đảm nhiệm
quản lý đào tạo sau đại học, Học viện đang có kế hoạch bổ sung thêm nhân sự
cho Phòng đào tạo.
Bảng 8: Nhân sự Phòng đào tạo
Số
Họ, tên
TT
1. Nguyễn Hải Quang
2. Nguyễn Mạnh Tuân
3. Phạm Thị Anh Đào
4. Phạm Thị Hà
5. Cáp Thị Bích
6. Hồ Nữ Trà Giang
7. Phạm Thanh Hương
8. Bùi Thị Mỹ Hảo

Năm Trình độ chuyên
sinh
môn
1969 Tiến sĩ kinh tế
1964 Thạc sĩ kinh tế

1970 Cao học kinh tế
Cao học quản lý
1986
giáo dục
Cử nhân quản lý
1986
giáo dục
1984 CH kinh tế
1976 Cử nhân kinh tế
Thạc sỹ quản lý
1981
giáo dục

Chức vụ/
công việc đảm nhiệm
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Chuyên viên tổng hợp
Phát triển chương trình và quản
lý học vụ sau đại học
Phát triển chương trình và kế
hoạch đào tạo
Tuyển sinh
Học vụ đại học, cao đẳng
Học vụ nghề và bồi dưỡng ngắn
hạn
Nguổn: Học viện HKVN

22



1.4.1.3. Công cụ quản lý
Để quản lý đào tạo thạc sĩ QTKD, ngoài các quy định, quy chế quản lý
đào tạo thạc sĩ nói chung của Nhà nước, Học viện sẽ ban hành quy định về quản
lý đào tạo thạc sĩ QTKD trong Học viện. Trước mắt Học viện dự thảo quy định
về tuyển sinh, quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sỹ (xem dự
thảo tại phần tài liệu và minh chứng kèm theo).
1.4.2 Đơn vị chuyên môn trực tiếp đảm nhận đào tạo thạc sĩ QTKD
Để thực hiện việc đào tạo thạc sĩ QTKD, Học viện sẽ giao Khoa VTHK –
Khoa đang thực hiện hiện đào tạo ngành QTKD bậc đại học và cao đẳng của
Học viện.
1.4.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Khoa VTHK là một khoa chuyên ngành, được thành lập theo quyết định
số 02/QĐ-HVHKVN ngày 5/1/2007 của Giám đốc Học viện. Khoa có chức
năng tham mưu cho Giám đốc về công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa
học thuộc các chuyên ngành QTKD. Đồng thời thực hiện đào tạo, nghiên cứu
khoa học, bồi dưỡng kiến thức các chuyên ngành về QTKD; quản lý công tác
chuyên môn. Khoa VTHK có các nhiệm vụ sau:
1. Lập kế hoạch xây dựng và phát triển toàn diện Khoa theo mục tiêu
nâng cao chất lượng đào tạo ngày càng tốt hơn nhu cầu về sự hiểu biết, kỹ năng,
kỹ xảo của người học;
2. Xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ giảng
dạy được giao;
3. Cụ thể hoá mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo
của từng chuyên ngành trong khoa nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện;
4. Hoàn thiện chương trình, giáo trình, bài giảng và cập nhật các tài liệu
phục vụ cho giảng dạy;
5. Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng
viên, nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng dạy.
6. Tổ chức triển khai thực hiện các qui chế, qui định về đào tạo.

7. Phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi và đánh giá kết quả rèn
luyện sinh viên trong quá trình đào tạo, đúng theo các qui định của Bộ GD&ĐT;
23


8. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn và các hội thảo khoa học chuyên
ngành. Triển khai nghiên cứu đề tài khoa học các cấp được giao và các đề tài
với các cơ quan, đơn vị bên ngoài. Hướng dẫn học sinh sinh viên nghiên cứu
khoa học;
9. Tổ chức thực hiện các dự án hợp tác quốc tế theo sự phân công của
Giám đốc Học viện. Phối hợp với các đơn vị có liên quan mở rộng quan hệ đối
ngoại trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc chuyên ngành;
10.Quản lý, điều hành, phối hợp hoạt động của các bộ môn thuộc đơn vị.
Lập kế hoạch và chỉ đạo các bộ môn thuộc khoa: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, cải tiến phương pháp giảng dạy,
xây dựng kế hoạch bổ sung đội ngũ cho các bộ môn. Chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên kế cận;
11.Triển khai việc thực hiện các văn bản liên quan đến chế độ chính sách
đối với cán bộ, giảng viên thuộc khoa;
12.Xác nhận các giấy tờ cho học sinh sinh viên thuộc khoa trong phạm vi
được phân cấp;
13. Quản lý và lưu trữ kết quả học tập, bài thi kết thúc môn học theo qui định;
14.Thực hiện việc thi, kiểm tra hết môn, thi tốt nghiệp thuộc khoa quản lý
theo kế hoạch chung của trường.
15.Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên ngành thuộc khoa quản lý;
16.Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa
học; thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường;
17.Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị thực hiện các công tác
phát sinh trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học;
18. Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các


phương tiện thiết bị được Học viện giao.
1.4.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Đứng đầu Khoa VTHK là trưởng khoa. Các Phó trưởng khoa được giao
giúp Trưởng khoa một số lĩnh vực theo phân công. Ngoài bộ phận giáo vụ giúp
việc cho lãnh đạo Khoa trong công tác hành chính, Khoa được tổ chức thành 5
bộ môn là: Cơ sở ngành, QTKD, Tài chính – Kế toán, Kinh tế hàng không và
24


×