Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

sang kien nâng cao năng lực tự học, tự quản cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 19 trang )

BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
Tên người viết sáng kiến: VÕ MINH LUÂN
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hùng Vương
Tên sáng kiến: RÈN KĨ NĂNG TỰ HỌC, TỰ PHỤC VỤ, TỰ QUẢN CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC

1.

Đặt vấn đề:

Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục
thời đại mới đã và đang có những đổi mới để đáp ứng các nhu cầu thực tiễn, góp
phần thực hiện mục tiêu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất
nước.
Tuy nhiên, trong những năm qua, việc đánh giá học sinh tiểu học còn nhiều
hạn chế, bất cập như: chú trọng kiểm tra kết quả tiếp thu kiến thức, chưa quan tâm
đến quá trình hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh, do đó
chưa góp phần tạo cơ hội để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, học sinh rút
kinh nghiệm để hình thành cách học, ít có tác dụng động viên học sinh tự tin trong
học tập.
Chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao nếu học sinh tự tin, thích học, say mê,
tìm tòi sáng tạo trong quá trình học, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất của chính
học sinh. Kế thừa và phát huy những ưu điểm về đánh giá học sinh tiểu học đã thực
hiện trước đây, đặc biệt là đổi mới đánh giá đã thực hiện trong các năm học ở các
trường tiểu học triển khai Mô hình trường học mới Việt Nam; học tập kinh nghiệm
của nhiều nước trên thế giới đã không dùng điểm số, thay vào đó học sinh nhận
được những động viên, phản hồi từ giáo viên về sản phẩm học tập của các em, về
các câu trả lời của các em,… và biện pháp để các em vượt qua các khó khăn trong
học tập.
Với mong muốn tạo một bước chuyển mới trong giáo dục với nội dung đánh


giá là: đánh giá toàn diện quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học
sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo
chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; sự hình thành và phát triển một số
năng lực, phẩm chất của học sinh, từ năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục - Đào tạo
ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ


trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định Đánh giá học sinh tiểu học nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực
hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Trong đó, nội dung rèn năng lực tự phục vụ, tự
quản (thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh
thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở
lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự
phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội
quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc) là một trong những nội dung cần
thiết trong đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học
sinh và là một trong những căn cứ xét hoàn thành chương trình lớp học.
Với phương châm góp phần thực hiện tốt Thông tư 22, đánh giá đúng chất
lượng giáo dục học sinh qua một số hoạt động, tạo cơ hội để học sinh hình thành kĩ
năng tự phục vụ, rèn luyện tính tự giác tự quản, năng động, sáng tạo ngay từ khi
còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, tôi thực hiện đề tài: Rèn kĩ năng tự học, tự
phục vụ, tự quản cho học sinh Tiểu học.
Thuận lợi :
Tất cả các ngành, xã hội đều quan tâm đến giáo dục.
Đội ngũ giáo viên năng động, trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Thầy cô giáo luôn yêu thương và quan tâm đến việc giáo dục các em.
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện để các em học sinh được giáo
dục kĩ năng sống.
Khó khăn:
Đa số các em học sinh luôn phụ thuộc vào người lớn, tất cả mọi việc người

lớn sẽ làm thay.
Ý thức tự học và tự phục vụ của cá nhân còn khá nhiều hạn chế.
Phụ huynh bận lo kinh tế, ít quan tâm đến các em.
Một số gia đình có điều kiện kinh tế, nên cha mẹ làm thay tất cả các công
việc của con em của mình.
Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ luỵ trẻ lười biếng, thụ động và khó
khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể.
2. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
2.1 Điểm mới của sáng kiến:
Kĩ năng tự học, tự phục vụ, tự quản là một yếu tố quan trọng, có thể giúp học
sinh tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho học sinh kĩ
năng tự phục vụ (tự phục vụ trong việc lấy thức ăn, trong giờ ăn, giờ ngủ và các hoạt


động khác dưới sự hướng dẫn, quan sát của giáo viên, bảo mẫu và nhân viên trong
nhà trường) từ đó các em sẽ ý thức được sự cần thiết phục vụ bản thân, biết tự chăm
sóc bản thân, tăng cường tính độc lập; các em sẽ sống có trách nhiệm hơn đối với
chính mình, rồi biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công
việc hàng ngày ở nhà cũng như ở lớp,… Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ luỵ
trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Bên
cạnh đó, việc rèn học sinh có kĩ năng tự quản là việc làm cần thiết của bất kì giáo
viên chủ nhiệm (GVCN) nào. Vì GVCN không thể ôm đồm làm thay mọi việc của
học sinh và không phải lúc nào GVCN cũng có mặt trên lớp để chỉ đạo những công
việc thường ngày của lớp. Mặt khác, sự quá nhiệt tình của GVCN lúc nào cũng hiện
diện ở lớp sẽ khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí ỷ lại, trông chờ ở GVCN, thiếu trách
nhiệm với bản thân và với tập thể, làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em ngay tại
tập thể lớp mà các em.
Trong quá trình thực hiện cần có sự đổi mới linh hoạt các hình thức tổ chức và
thực hiện: Tạo điều kiện để học sinh tăng cường tham gia các hoạt động trải nghiệm,
khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua các dự án học tập tại trường

tiểu học. Tăng cường phát huy vai trò tự học, tự quản và tự phục vụ của học sinh
thông qua phong trào “ Một ngày làm chủ tịch hội đồng tự quản” để phát huy năng
lực của từng học sinh và vận dụng những hình thức tự quản linh hoạt và hiệu quả
trong các em. Thiết kế phiếu tự đánh giá về năng lực của học sinh và phiếu theo dõi
của phụ huynh là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thành lập ban
chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp mang lại hiệu quả hơn trong công tác giáo dục. Xây
dựng khả năng tự học, tự phục vụ và tự quản trong học sinh tiểu học.
2.2Tình hình thực trạng:
* Về HS:
Qua thời gian chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy các em thiếu kiến thức về Kĩ
năng sống, mà trong đó kĩ năng cơ bản nhất là kĩ năng tự phục vụ, tự quản.
- Vẫn còn một số HS vi phạm các nội quy của trường như trang phục, đầu
tóc, vệ sinh thân thể, ăn quà vặt,…
- Phần lớn học sinh vẫn còn mang tính thụ động chưa có tính tự giác, tính
năng động và sáng tạo, còn tâm lí ỷ lại và trông chờ vào phụ huynh và GVCN.
- Ban cán sự lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng chưa
được bồi dưỡng khả năng tự quản lớp.
- Các em chưa thực sự tự giác thực hiện theo yêu cầu nhóm, lớp và cả giáo
viên.
- Việc bố trí thời gian học tập và sinh hoạt chưa phù hợp; kết quả về học tập


cũng không đồng đều.
* Về GVCN
- Giáo viên quan tâm nhiều đến việc dạy kiến thức cho học sinh, chưa tập
trung nhiều vào giáo dục, trang bị cho học sinh các kĩ năng sống.
- Tiết sinh hoạt cuối tuần còn mang hình thức giáo viên nhận xét và thông
báo kế hoạch cho tuần tới.
- Một số GVCN tự đánh giá năng lực, phẩm chất cho HS dựa trên trực giác
của mình.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
*** Tạo bước đột phá trong phát triển năng lực ự học, tự phục vụ và tự quản của
học sinh Tiểu học:
Thứ nhất: Tạo điều kiện để học sinh tăng cường tham gia các hoạt động Trải
nghiệm , khám phá tìm hiểu về môi trường xung quanh từ đó tăng cường khả năng
ham thích học tập, phát triển các năng lực tự học, tự phục vụ của các em. Giáo viên
tổ chức cho các em học tập thông qua các dự án. Đặt ra những mục tiêu mà các em
cần đạt được. Để thực hiện các dự án đó thì các em phải biết làm việc nhóm, phát
huy những khả năng sẵn có của mình, đồng thời có sự quan sát, vận dụng vốn hiểu
biết công nghệ thông tin (khả năng sử dụng các thiết bị điện tử: máy tính, máy ảnh,
điện thoại,...) , tăng cường sự giao tiếp của các em thông qua các bài phỏng vấn,
vấn đáp,... Tạo sự tự tin, mạnh dạn hơn khi các em tiếp xúc với mọi người xung
quanh.
Thứ hai: Tăng cường tính tự quản của học sinh thông qua hoạt động “ MỘT
NGÀY LÀM CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN” . Qua phong trào này thì tất cả
các em học sinh ai ai cũng sẽ được làm chủ tịch tự quản 1 ngày. Nên từ khi tôi phát
động phong trào này các em học sinh rất hào hứng, tôi cảm thấy các em có trách
nhiệm hơn với bản thân mình, với tập thể của lớp. Vì muốn làm tốt nhiệm vụ của
mình thì các em sẽ nổ lực và phấn đấu hết mình để hoàn thành nhiệm vụ. Các em
đưa ra các hình thức tự quản lí lớp học khác nhau. Dần dần đưa lớp học trở nên nền
nếp hơn. Học sinh trở nên thích thú hơn vì có sự đổi mới trong công tác tự quản.
Kết quả đạt được trong năm học vừa qua hầu hết lớp tôt đều được nhận cờ Luân
lưu, cuối năm là 1 trong những chi đội xuất sắc nhất của trường. Sau mỗi đợt tham
gia phong trào tôi cùng tất cả các em học sinh của lớp sẽ ngồi lại cùng nhau bầu
chọn ra những bạn học sinh thật xuất sắc trong phong trào “ Một ngày làm chủ tịch
hội đồng tự quản” cũng như phong trào “ Tự học – tự quản- tự phục vụ” để kịp thời
tuyên dương các em. Cũng như nhân rộng những việc các em đã thực hiện tốt, để


lớp học trở nên tốt hơn.

Thứ ba: Thiết kế phiếu tự đánh giá khả năng tự học tự phục vụ tự quản của mình là
một việc làm rất cần thiết:
Mỗi tháng giáo viên sẽ có một phiếu đánh giá khả năng tự học tự phục vụ và tự
quản của học sinh: Trong đó sẽ có những nội dung cơ bản các em cần thực hiện và
một nhiệm vụ mà các em cần đạt được như: quét nhà, gấp quần áo, rửa chén,....
Trong phiếu này thể hiện những việc mà các em đánh giá đã thực hiện tốt trong
tháng. Những việc các em còn hạn chế, tiếp tục thực hiện tốt hơn trong tháng tiếp
theo. Đồng thời bản thân học sinh sẽ đưa ra định hướng để mình thực hiện tốt hơn
trong tháng tới. Trong phiếu còn có sự đánh giá của phụ huynh học sinh đối với
những việc ở nhà mà các em thực hiện.
Cuối tháng vào tiết sinh hoạt tập thể giáo viên sẽ thu phiếu tự đánh giá của các em
kết hợp với phiếu phụ huynh đánh giá để có cái nhìn nhận chính xác và có định
hướng để giúp đỡ các em.
PHIẾU HỌC SINH TỰ ĐÁNH GIÁ
Tháng 10
Họ và tên học sinh: Nguyễn Hoàng Anh
Trong tháng vừa qua em đã thực hiện rất tốt những việc làm sau:
Em đã biết giữ gìn vệ sinh và nhắc các em học sinh lớp nhỏ bỏ rác đúng nơi quy
định để sân trường luôn sạch đẹp.
Em được tham gia vào hội đồng tự quản và quản lí lớp rất nghiêm túc trong các tiết
học bộ môn. Em đã được cô Anh văn khen là điều khiển lớp học tập tốt.
Em đã biết sắp xếp học bàn ngăn nắp.
Em đã biết chào hỏi thầy cô và người lớn.
Việc làm trọng tâm tháng giá viên đưa ra: Em hãy tập gấp quần áo
Em thực hiện tốt việc này nhưng em còn gấp chưa đẹp.
Những việc em chưa làm được trong tháng
Em còn quên dụng cụ học tập ở nhà.


Hướng giải quyết của em:

Em sẽ nhờ mẹ kiểm tra hộ trước khi đi học.
Lời khuyên của giáo viên:
( giáo viên sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp)

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH
THÁNG 10
Phụ huynh em: Nguyễn Hoàng Anh
Trong tháng vừa qua Tôi nhận thấy:
- Con tôi khi ở nhà có ý thức tự giác trong học tập. Em biết tự học bài và ôn
bài không cần để tôi phải nhắc nhở.
- Con tôi lễ phép hơn hẵn: biết chào hỏi người lớn. Khi đi chơi biết xin phép.
Thực hiện kĩ năng trọng tâm của tháng: Tập gấp quần áo
- Con tôi rất cố gắng tập gấp quần áo. Những ngày đầu con còn gấp chưa
được, nhưng sau đó con đã gấp tốt. Tôi cảm thấy vui vì con tôi ngày càng lớn
hơn và có trách nhiệm hơn với gia đình.
Hạn chế của con:
- Con còn hơi rụt rè.
Lời khuyên của ba mẹ:
- Con hãy tự tin và cố gắng thì tất cả con sẽ làm được.

Thứ tư: Thành lập ban chia sẻ kinh nghiệm:
Sau khi giáo viên đã thu các phiếu tự đánh giá của học sinh và phụ huynh thì giáo
viên sẽ chọn ra 4 đến 5 em học sinh có kết quả tự đánh giá là tốt nhất. Thành lập ra
ban chia sẻ kinh nghiệm của tháng. Sau đó cho các em chia sẻ những kinh nghiệm


có được trong tháng vừa qua trước tập thể lớp. Từ đó giúp các bạn còn lại có thể
học hỏi để tiếp tục phát huy. Đồng thời các bạn còn lại cũng có thể nêu những khó
khăn của bản thân mình để những bạn trong ban cũng như giáo viên chủ nhiệm
định hướng cùng giải quyết vấn đề. Trong năm học vừa qua Thông qua việc lập

ban chia sẻ kinh nghiệm của lớp thì có hơn 50 thắc mắc của các bạn được cả lớp
cùng định hướng và giải quyết.
Một là: Phổ biến và hướng dẫn các việc làm cụ thể:
- Mặc dù các em đã biết một số nội quy, quy định trường, lớp, nhưng việc
phổ biến cho các em nội dung Thông tư 22 là cần thiết. Bởi lẽ, nếu biết các nội
dung cần thực hiện để phục vụ cho việc đánh giá, các em sẽ cố gắng phấn đấu.
- Bản thân tìm các minh chứng cụ thể cho từng nội dung của năng lực tự
phục vụ, tự quản để các em rõ hơn khi thực hiện. Sau đó, giáo viên phân tích,
hướng dẫn từng cá nhân, nhóm, lớp thực hiện.
Ví dụ:
+ Vệ sinh thân thể, ăn, mặc: tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay móng chân, tóc
cắt ngắn, ăn uống từ tốn, trang phụ sạch, gọn gàng, không để bỏ áo ngoài,...
+ Chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà: đến lớp có đầy đủ dụng cụ học tập
theo thời khoá biểu và theo bộ môn,...
+ Các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự
phân công của nhóm, lớp: thực hiện các yêu cầu học tập, tích cực cùng nhóm thảo
luận bài học hay vệ sinh, trang trí lớp học theo phân công của nhóm lớp một cách
tự giác,...
+ Chấp hành nội quy lớp học: thực hiện đúng các nề nếp như xếp hàng ra
vào lớp, thể dục, ra về, tích cực xây dựng bài, giữ trật tự khi giáo viên đi vắng,...
+ Cố gắng tự hoàn thành công việc: luôn tự giác và cố gắng hoàn thành các
công việc của tổ, nhóm, lớp hoặc giáo viên giao.
+ ...
- Giáo viên khéo léo đưa các nội dung Thông tư vào nội quy lớp học, Điều
em cần nhớ, các khẩu hiệu trang trí lớp học,...để những điều đó luôn đập vào mắt
các em khi đến lớp, qua đó nhắc nhở các em luôn phải thực hiện theo quy định.
Hai là: Thu thập thông tin cá nhân của từng HS và phân tổ, nhóm
trong lớp
* Thu thập thông tin:
- Thông qua Sổ học bạ, giáo viên chủ nhiệm cũ: xem kết quả xếp loại học lực

và hạnh kiểm năm trước.
- Thông qua sơ yếu lí lịch trích ngang giáo viên phát cho học sinh để điền
vào: biết gia đình, nơi ở, biết sở trường, năng khiếu, tính cách của các em học sinh.


* Phân tổ trong lớp:
- Trên cơ sở thu thập thông tin, GVCN tiến hành phân học sinh theo tổ,
nhóm.
- Giữa các tổ, nhóm có sự đồng đều về số lượng, tương đương về giới tính,
xếp loại học tập và rèn luyện cũng như nơi ở.
- Sau đó các thành viên trong tổ họp lại bầu một bạn có uy tín làm tổ trưởng,
nhóm trưởng.
Ba là: Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp
a) Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp:
Đây là một việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của việc
“rèn kĩ năng tự quản” nói riêng và công tác chủ nhiệm nói chung. Việc bầu chọn
và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người
giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Những
năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh
làm. Nhưng lên lớp 5, các em đã lớn, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các em
thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức
cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp. Để làm công việc
này không thể không nghiên cứu kĩ lí lịch trích ngang, thăm dò ý kiến học sinh
trong lớp, tham khảo ý kiến của GVCN cũ và GVBM. Tiến trình bầu chọn Ban
Cán sự lớp được diễn ra như sau:
- Trước hết, tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của chủ
tịch hội đồng tự quản, phó chủ tịch hội đồng tự quản và các trưởng ban
- Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Sau đó chọn 5 học sinh tiêu
biểu để cả lớp bầu chọn.
- 3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ được lớp biểu quyết các nhiệm vụ sau

khi có sự phân tích của giáo viên và tập thể.
Thực hiện tương tự khi thực hiện bầu chọn tổ trưởng, nhóm trưởng trong tổ,
nhóm nhưng thực hiện bằng cách đưa tay.
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp, nhóm:
Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho
từng em như sau:
* Nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng tự quản:
- Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp.
- Điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào góc trên (bên phải bảng) ngay sau khi
xếp hàng vào lớp.
- Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng
tập thể dục, ra về...


- Giữ trật tự lớp khi giáo viên có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào
cờ đầu tuần.
- Đề nghị giáo viên tuyên dương, nhắc nhở cá nhân hoặc tập thể.
* Nhiệm vụ của trưởng ban học tập:
- Tổ chức lớp truy bài 15 phút đầu giờ; giúp đỡ các bạn học yếu học bài, làm
bài.
- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi
giáo viên yêu cầu.
- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết học.
- Làm mọi việc của chủ tịch hội đồng tự quản khi chủ tịch vắng mặt hoặc
nghỉ học.
* Nhiệm vụ của trưởng ban lao động, vệ sinh:
- Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật và chịu trách nhiệm tắt
đèn, quạt khi ra về.
- Phân công các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của
lớp.

- Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ
chức.
- Phối hợp với chủ tịch hội đồng tự quản và các ban khác.
Ngoài ra, tôi hướng dẫn các kĩ năng quản lí lớp học trong học tập, hoạt động
ngoài giờ,... Nhiệm vụ của mỗi em, tôi ghi rõ ràng trong phiếu trắng, sau đó phát
cho các em. Tôi cho các em ghi chép vào sổ cá nhân một cách khoa học, cụ thể, rõ
ràng để các em ghi nhớ hơn. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài
ra, chủ tịch hội đồng tự quản và các ban phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau
trong công việc chung. Riêng các tổ trưởng, nhóm trưởng hướng dẫn, nhắc nhở
thường xuyên cho tổ, nhóm thực hiện các quy định chung cũng như các hoạt động
của nhóm, tổ và của lớp. Trong tổ, nhóm tự nhắc nhở lẫn nhau; các tổ, nhóm quan
sát lẫn nhau để tự giúp nhau điều chỉnh. Nói chung, giáo viên luôn luôn giữ vai trò
là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là người làm thay cho các em.
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, chủ tịch hội đồng tự
quản, phó chủ tịch hội đồng, các ban cũng như tổ, nhóm trưởng báo cáo các mặt
hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí
lớp của từng em. Và cứ cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp Ban Cán sự lớp 1 lần để
tổng kết các mặt làm được của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm
tốt, đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục.
Bốn là: Thông qua phong trào Lớp học thân thiện.
Với phong trào lớp học thân thiện, giáo viên sẽ giúp học sinh cùng nhau thực


hiện các hoạt động chung của lớp, hình thành kĩ năng tự phục vụ, biết xem lớp học
thân thiện là hình ảnh đẹp để cá nhân tự điều chỉnh mình thực hiện theo cái đẹp
như ăn mặc gọn gàng, vệ sinh thân thể tốt, biết sắp xếp đồ dùng ngăn nắp,...Hàng
tuần/ tháng, cùng với sự chỉ đạo của Liên đội, tôi tổ chức cho lớp tổng dọn vệ sinh
lớp học: lau cửa kính, bảng biểu trong lớp, chăm sóc bồn hoa ... Hàng ngày, yêu
cầu tổ trực phải đổ rác đúng nơi, theo dõi việc thực hiện vệ sinh của học sinh trong
lớp, trong việc xử lí rác, thực hiện tiết kiệm nước đi tiểu tiện đúng nơi quy định.

Các tổ phải thường xuyên kiểm tra việc sắp xếp bàn ghế, đồ dùng học tập của tổ
viên đảm bảo gọn gàng,.... để nhắc nhở các bạn, có tổng hợp đánh giá cụ thể trong
tiết sinh hoạt. Mỗi hành vi sai không chịu chỉnh sửa theo góp ý của bạn tôi đều để
học sinh tự phân tích tác hại thái độ đó đối với trường với lớp của các em một
cách tự giác để giúp các em tự nhìn thấy trách nhiệm của mình mà sửa chữa. Nhờ
vậy mà lớp học của tôi luôn đảm bảo tốt vệ sinh, lớp học sạch sẽ, học sinh có thói
quen tốt trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc bồn
hoa, khu vực được phân công lao động, đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, tự giác
hoàn thành các yêu cầu chung của nhóm, lớp trong học tập. Bên cạnh đó, các nội
quy, hình ảnh, khẩu hiệu trang trí lớp vừa tạo lớp học đẹp, vừa góp phần giáo dục
các em rèn các kĩ năng. Phong trào Lớp học thân thiện cũng luôn được nhà
trường khen ngợi và đứng ở vị thứ cao.

Hình ảnh làm vệ sinh bảo vệ môi trường
Năm là: Hình thành, phát triển các mối quan hệ trong lớp:
a) Quan hệ thầy-trò:
Giáo viên là người đồng hành cùng học sinh thực hiện tốt quá trình giáo dục.
Mối liên hệ gắn kết đó xuyên suốt cả năm học. Nhằm thực hiện tốt hơn công tác
chủ nhiệm của mình, học sinh cũng được nâng cao ý thức thực hiện các yêu cầu
của giáo viên, tạo được mối quan hệ thân thiết giữa thầy và trò là một việc làm cần
thiết.


- Khi có học sinh mắc sai lầm, thiếu sót, tôi luôn cố gắng kiềm chế và tôn
trọng học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ các
em sửa chữa. Giáo viên cần có những lời nói, cử chỉ nhẹ nhàng. Ở tuổi này, lòng tự
trọng của các em rất cao, chỉ một lời nói xúc phạm sẽ làm các em buồn. Với những
học sinh thiếu tập trung, bài vở chưa tốt, chưa thực hiện tốt các quy định của nhóm,
lớp, giáo viên không nên trách phạt các em ngay mà bình tĩnh chờ đến hết buổi
học, gặp riêng các em để hỏi cho rõ nguyên nhân. Lần đầu các em vi phạm, tôi nhẹ

nhàng nhắc nhở. Nếu lần thứ hai, các em vẫn tái phạm, tôi phải đến nhà tìm hiểu
nguyên nhân để có biện pháp giúp đỡ, giáo dục các em.
* Nhằm thực hiện tốt hơn mối quan hệ thầy trò, nâng cao hơn nữa kĩ năng tự
quản của lớp học, giáo viên cần phải quan tâm một cách nghiêm túc tới tiết sinh
hoạt lớp cuối tuần.
Cứ mỗi cuối tuần, trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên tạo điều kiện cho lớp
trưởng tự điều khiển lớp thực hiện việc đánh giá nhận xét các hoạt động của lớp.
Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm lại tổ chức một cuộc “đối thoại nóng” với cán bộ
lớp, vừa để nắm được một cách cụ thể chi tiết hơn tình hình của từng học sinh trên
lớp, vừa tạo cơ hội để các cán bộ lớp thể hiện tâm tư nguyện vọng…
Giống như một cuộc nói chuyện cởi mở, cuộc đối thoại có thể thường bắt
đầu bằng gợi ý “mềm” của giáo viên: “Các em nói cho Thầy nghe ăn mặc, vệ sinh
thân thể như thế nào là đúng, thế nào là chưa đúng?” hoặc “ Các em không tự giác
thực hiện tốt các yêu cầu, nội quy thì có ảnh hưởng gì tới lớp mình không?”. Như
vậy, để các em tự nói cũng là cách để các em tự đòi hỏi bản thân mình phải tự điều
chỉnh làm sao cho đúng. Nhằm làm được điều này, trước hết giáo viên phải tạo
được sự gần gũi và niềm tin của học sinh. Giáo viên cần tạo không khí gợi mở, tự
nhiên, để cuộc nói chuyện không trở nên khô cứng, để những buổi đối thoại kéo
gần khoảng cách giữa cô và trò. Mục đích cuối là làm sao để phát huy tối đa sự chủ
động, sáng tạo của học sinh. Như vậy, nhờ mối quan hệ này, học sinh sẽ có ý thức
tự giác hơn trong thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu giáo viên giao cho.
b) Mối quan hệ bạn bè:
Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình
ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong
lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Là một
giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn quan tâm đến vấn đề này. Xây dựng được mối quan
hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ giúp các em học tập lẫn nhau, tự điều chỉnh kĩ
năng tự phục vụ bản thân, xây dựng được nề nếp tự quản của lớp học, tiến tới xây
dựng môi trường học tập thân thiện. Từ môi trường học tập thân thiện đó, chất
lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.



Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp
đỡ nhau trong mọi hoạt động, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự
hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
- Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này,
các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn
khác. Cứ như vậy, dần dần việc hợp tác của học sinh trong lớp sẽ được cải thiện,
các em thực hiện tốt hơn các yêu cầu trong nhóm, kết quả học tập cao hơn. Như
vậy càng phát huy tính tích cực từng cá nhân trong nhóm.
- Tôi khuyến khích học sinh tự viết ra những điều em chưa đồng ý về việc
làm, cách cư xử của lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, nhóm trưởng hoặc của một bạn
nào đó trong lớp, bỏ vào hộp thư “Điều em muốn nói”, chứ không nói xấu, không
xa lánh bạn. Sau cuối mỗi tuần, tôi kiểm tra hộp thư. Căn cứ vào những điều các
em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay
trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay
sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em
phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.
- Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp
không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi
riêng với từng học sinh hoặc nhóm học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích
rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hoà và bắt
tay nhau vui vẻ trở lại.
Từ mối quan hệ này, giáo viên tăng tình đoàn kết, phối hợp nhau, tự giác
thực hiện tốt các hoạt động, kế hoạch đề ra trong nhóm, tổ, lớp của mình.

Tích cực thực hiện yêu cầu của nhóm, giáo viên giao
Sáu là: Thông qua quá trình quản lí các hoạt động, nề nếp; thực hiện tốt
đánh giá nhận xét học sinh hàng ngày, tuần, tháng.
Nhằm giúp cá nhân, nhóm, tổ, lớp thực hiện tốt các yêu cầu, nội quy quy



định, giáo viên cần phải giám sát, nhắc nhở các mặt hoạt động của lớp ngay từ
những ngày đầu. Sau một thời gian cầm tay chỉ việc, giám sát nhắc nhở, giáo viên
cần phát huy năng lực tự quản cho các em. Các nề nếp như chào cờ, xếp hàng ra
vào lớp, thể dục, múa sân trường, ra về, hoạt động của nhóm, tổ, lớp trong và ngoài
giờ học, giáo viên cần phân công cụ thể các cá nhân hoặc cán sự lớp nhắc nhở
chỉnh sửa các bạn theo sự hướng dẫn ban đầu của giáo viên (ví dụ: khi thực hiện
các nề nếp chào cờ, xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa sân trường, ra về,.., giáo
viên phân công ban cán sự giám sát, điều chỉnh các bạn như đứng đầu, giữa và cuối
hàng, phân công kiểm tra trang phục, đầu tóc, móng tay, móng chân hàng ngày;
trong giờ học nhóm trưởng, lớp trưởng, lớp phó thường xuyên nhắc nhở các bạn tự
giác thực hiện các yêu cầu như thảo luận nhóm, làm bài, không nói chuyện trong
giờ học,...). Giáo viên yêu cầu các em phải có góc học tập và tạo thời gian biểu ở
nhà có sự giám sát theo dõi của phụ huynh.

Tự quản trong giờ xếp hàng ra vào lớp
Bảy là: Sự gương mẫu giáo viên.
* Thông qua phong cách hàng ngày trên lớp:
Hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí cũng như sự hình
thành tính cách của học sinh. Vì vậy, khi lên lớp, tôi luôn chú đến cả cách đi đứng,
nói năng, cách ăn mặc, cách cầm sách, chữ viết, thái độ,...để học trò noi theo.
Không vì bất cứ lí do gì mà tôi cho phép mình cẩu thả hoặc xuề xoà, qua loa trước
mặt học sinh.
Ví dụ: Đầu tóc, trang phục, phải gọn gàng, kín đáo khi đến lớp, cầm sách
đúng quy định, chữ viết chân phương, rõ ràng,...
* Thông qua việc sắp xếp hổ sơ sổ sách, đồ dùng dạy học:
GVCN có sắp xếp khoa học công việc của mình thì sẽ là một gương sáng



thuyết phục các em HS có thói quen tổ chức việc chuẩn bị đồ dùng, sắp xếp góc
học tập, cặp đi học, bàn học,… của mình khoa học hơn. Tôi phân loại từng loại hồ
sơ và để riêng từng vị trí như đồ dùng dạy học, hồ sơ chuyên môn, hồ sơ học sinh,
sách tham khoả, sách giáo khoa,...và sắp xếp lại ngay ngắn sau mỗi tiết học hoặc
cuối mỗi buổi dạy. Bàn giáo viên phải có khăn bàn, lọ hoa, hộp đựng bút và được
xếp ngay ngắn.
* Thông qua việc chuẩn bị bài, sử dụng đồ dùng dạy học:
Hình ảnh một giáo viên luôn chủ động trong giảng dạy kiến thức, sử dụng
tốt đồ dùng dạy học trên lớp sẽ giúp học sinh tin tưởng giáo viên hơn. Vì vậy, mỗi
giờ dạy, tôi nghiên cứu kĩ nội dung, chuẩn bị các hình thức tổ chức cũng như sử
dụng đầy đủ các đồ dùng. Có như vậy,tiết học sẽ sinh động hơn. Học sinh sẽ thấy
việc mình chuẩn bị nội dung học tập, đồ dùng học tập cho tiết học góp phần tạo
thành công trong tiết học. Và các em sẽ noi gương theo sự chuẩn bị chu đáo của
giáo viên.
Như vậy, thông qua hình ảnh đẹp của giáo viên, học sinh sẽ noi gương thực
hiện tốt hơn hình thức của mình cũng như chú ý hơn đến sắp xếp đồ dùng sách vở
của mình trên lớp cũng như ở nhà, chuẩn bị tốt bài vở, đồ dùng học tập trước khi
đến lớp.
Tám là: Thông qua giảng dạy các môn học:
Thông qua kiến thức, giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh và cũng là
mục tiêu chung của ngành giáo dục.
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài học các môn, tìm các nội dung phù hợp
nhằm lồng ghép giáo dục thêm trong các môn học. Qua đó gián tiếp rèn kĩ năng tự
phụ vụ, tự quản cho học sinh. Ví dụ như giúp học sinh có các năng lực: vệ sinh
thân thể sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng qua các bài: Phòng một số bệnh lây qua đường
tiêu hoá, Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh (Khoa học), Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ.
Cái đẹp (Luyện từ và câu), hay sắp xếp bố trí thời gian học tập và sinh hoạt hợp lí
qua bài Đạo đức Tiết kiệm thời giờ,...Thường xuyên tổ chức các hoạt động tìm
hiểu bài theo nhóm để hình thành tinh thần trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được
giao, động viên nhau thực hiện các yêu cầu được giao của nhóm, lớp, giáo viên.



Học tập tự giác theo nhóm
Chín là: Thông qua công tác phối hợp.
a) Phối hợp với phụ huynh.
- Vì mặc dù là một số nội dung trong Thông tư 22 đã có trong các nội dung
đánh giá học sinh từ lâu, chỉ khác là chúng điều chỉnh và được đưa vào từng mục
của Thông tư 22 cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay vì sự tiến bộ của học
sinh, nhưng một số nội dung đánh giá chưa được phụ huynh nắm rõ. Chính vì vậy,
trong các cuộc họp hoặc các cuộc tiếp xúc, giáo viên cần phổ biến và giải thích rõ
các nội dung cho phụ huynh hiểu.
- Trong các cuộc họp phụ huynh hoặc liên hệ, khuyến khích phụ huynh
hướng dẫn hoặc kiểm tra con em mình thực hiện các nề nếp tập trung vào rèn kĩ
năng tự phục vụ, tự quản như:
+ Tích cực hướng dẫn con em mình tự làm một số việc để phục vụ bản thân
như đánh răng, rửa mặt, gập chăn màn, mặc quần áo, sắp xếp sách vở và đồ dùng
học tập,... phù hợp với lứa tuổi;
+ Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình;
+ Nhắc nhở con em chuẩn bị các nội dung học tập ngày mai trước khi đến
lớp;
+ Nhắc nhở chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá
biểu hằng ngày;
+ Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi;
+ Hướng dẫn học sinh lập thời gian biểu ở nhà và dán ở góc học tập;
+ Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng
vừa học vừa chơi, tự phân bố thời gian học tập, sinh hoạt khi không có người lớn,...
- Phụ huynh phải gương mẫu trong các sinh hoạt hàng ngày để các em noi
theo;
- Giáo viên cùng phụ huynh uốn nắn, hướng dẫn thời gian đầu, sau đó chỉ
đứng ngoài quan sát, nhắc nhở để các em tự thực hiện;



- Giáo viên thông báo kịp thời qua thư trao đổi, điện thoại hoặc đến nhà, trao
đổi trực tiếp về sự tiến bộ của các em nên cũng giúp cho các em tự giác thực hiện
tốt các yêu cầu, từng bước nâng cao kĩ năng tự phục vụ
b) Phối hợp với nhà trường, các giáo viên bộ môn, giáo viên dạy cùng
khối, các đoàn thể:
- Hàng tháng/tuần, từ kế hoạch của nhà trường, kết hợp giáo dục chủ điểm
tháng, chủ đề tuần vào nội dung giáo dục kĩ năng này hàng ngày.
- Nhờ GV bộ môn quan sát, nhắc nhở trong quá trình học tập, nhắc các em
nghiêm túc thực hiện tốt các quy định, không phân biệt GVCN hay GVBM.
- Động viên GV trong khối quan tâm nhắc nhở trong mọi hoạt động khác (kể
cả trường hợp không có GVCN)
- Các tổ chức trong trường, đặc biệt là Đoàn, Đội, luôn có tác động tới học
sinh. Việc kiểm tra, đánh giá nề nếp tác phong hàng ngày (qua đội Sao đỏ), kiểm
tra hàng tuần của Tổng phụ trách, các em sẽ có ý thức thực hiện tốt để không ảnh
hưởng đến thi đua của lớp.
Ví dụ:
+ Sau mỗi buổi học có giáo viên bộ môn, tôi liên hệ kịp thời với GVBM đó
những vấn đề phát sinh trong lớp về nề nếp cũng như học tập rồi dành thời gian
chấn chỉnh các em vào thời gian rãnh.
+ Nhờ GV cùng khối quan sát thêm học sinh lớp trong thời gian GVCN
không có mặt.
+ Phân công ban cán sự hoặc sao đỏ của lớp thường xuyên liên hệ sao đỏ
chấm lớp học mình hàng ngày để nắm các vi phạm về nề nếp, báo cáo kịp thời với
giáo viên để giáo viên cùng cán sự lớp cùng điều chỉnh các hoạt động theo hướng
làm sao cho tốt hơn hôm sau.
* Thông qua việc này, giáo viên kịp thời điều chỉnh các kĩ năng của các em,
dễ dàng có sự đánh giá chính xác quá trình rèn luyện của học sinh, tạo sự công
bằng trong xếp loại cuối năm.



Các em biểu diễn trong tiểu phẩm tuyên truyền ngày Pháp luật dưới cờ
Mười là: Xây dựng ý thức tự quản, tự phục vụ trong giờ ăn, giờ ngủ:
- Kết hợp với các cô bảo mẫu trong công tác giáo dục và phục vụ cho các em
hình thành kĩ năng tự phục vụ trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của mình.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng học sinh trong từng ngày, từng tuần.
- Hướng dẫn cho các em vị trí cách thức lấy thức ăn. Thức ăn được lấy đảm
bảo dinh dưỡng, đảm bảo đủ lượng, không lấy quá nhiều thức ăn dẫn đến bỏ phí
thức ăn.
- Học sinh sau giờ học buổi sáng hội đồng tự quản sẽ điều động các em học
sinh rửa tay, sau đó trở lại nhà ăn để tự tay lấy khay thức ăn và lấy thức ăn của
mình. Khi lấy xong thức ăn các em phải biết cảm ơn, lấy trật tự không chen lấn.
Trở về bàn ăn và ăn hết thức ăn của mình. Sau khi ăn xong các em xếp hàng trả lại
khay và cảm ơn những cô cấp dưỡng.
- Trước giờ ngủ thì các em học sinh cùng cô bảo mẫu sẽ dọn vị trí ngủ của
lớp. Sắp xếp chỗ ngủ của mình. Sau khi ngủ dậy các em sẽ cất gối đúng vị trí.
* Qua việc làm này giáo viên giúp các em yêu thích lao động, biết tự phục vụ
bản thân mình. Đồng thời biết yêu quý nguồn lương thực, thực phẩm và công sức
lao động của người khác.

Học sinh tự phục vụ trong giờ ăn trưa tại trường
Mười một là: Nêu gương, khen thưởng
- Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được
động viên nên thực hiện các việc sau:


- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ
huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt yêu cầu, nội quy.
- Đầu tuần học, giáo viên nhắc nhở các nội dung thi đua các nhân, nhóm thực

hiện tốt.
- Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ
trưởng đánh giá cụ thể các mặt hoạt động của từng thành viên trong tổ, sau đó bầu
chọn HS tuyên dương trước lớp, ngồi vào hàng ghế học sinh xuất sắc và nhận
thưởng.
- Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ
trưởng đánh giá cụ thể các mặt hoạt động của từng thành viên trong tổ, sau đó bầu
chọn HS tuyên dương trước lớp, ngồi vào hàng ghế học sinh xuất sắc cũng như
tuyên dương các tổ, nhóm thực hiện tốt.
- Đặc biệt chú ý đến học sinh chậm trong học nhưng có tiến bộ về các mặt vệ
sinh, thực hiện tốt các hoạt động, yêu cầu của nhóm, lớp, giáo viên thì tổ trưởng các
tổ đề nghị Ban cán sự lớp tuyên dương và khen thưởng.
- Các cá nhân hoặc nhóm, tổ được tuyên dương được giáo viên ghi vào Bảng
Lớp học thân thiện để cả lớp cùng tự điều chỉnh sao cho tốt hơn.
* Với việc này, giáo viên đã động viên khích lệ tinh thần các em khi thực
hiện các yêu cầu của nhóm, lớp, giáo viên, các nội quy, quy định.
3.
Kết quả áp dụng sáng kiến
- Tất cả các em học sinh biết tự phục vụ bản thân, luôn tự giác chấp hành các
quy định, yêu cầu của nhóm, lớp, giáo viên.
- Phát huy tính tự giác, tính năng động của mỗi cá nhân trong tập thể.
- Xây dựng và hình thành cho HS kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp.
- Hình thành ý thức làm chủ bản thân và làm chủ tập thể, tránh dựa dẫm, thói
quen ỷ lại vào người khác.
- Giáo dục các em ý thức tổ chức kỉ luật phê và tự phê, để mỗi ngày tiến bộ,
biết vươn lên trong cuộc sống.
- Tăng tình đoàn kết, yêu thương trong lớp giữa bạn bè, thầy cô.
- Phát huy sức mạnh cá nhân và sức mạnh tập thể nhằm thực hiện tốt mục
tiêu, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.
- Tiết kiệm về mặt thời gian cho GVCN nhưng vẫn thu được hiệu quả giáo

dục cao.
- Lớp luôn xếp loại tốt sau mỗi tuần thi đua.
4.
Mức độ làm lợi bằng tiền (nếu tính được) trong năm áp dụng:
Trong các tiết học, các giờ học và hoạt động các em học sinh rất vui thích và


tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài học, tạo cho học sinh tự tin hơn trong giao
tiếp. Đồng thời các em phát huy rất tốt kĩ năng tự học, tự phục vụ và tự quản. Giúp
các em học sinh hoàn thiện hơn bản thân của mình từ đó hình thành nhân cách cho
các em.
5.
Các đơn vị, lĩnh vực khác có thể áp dụng sáng kiến:
Các trường Tiểu học.
6.
Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của giải pháp/Sáng kiến:
- Đã được sử dụng trong toàn đơn vị và đạt hiệu quả.
- Đã giới thiệu cho bạn bè trong quận và đồng nghiệp ngoài thành phố áp dụng.
7.

Các chứng cứ đính kèm để minh họa
Hình ảnh

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………
………………………………………


……., ngày tháng năm 2019
Người viết sáng kiến

Võ Minh Luân



×