Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Nghề giáo viên Mầm Non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.7 KB, 3 trang )

Câu hỏi: Phân tích tính đặc thù trong giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non.
Đầu tiên ta phải hiểu giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non được hiểu là
sự tiếp xúc giữa giáo viên với trẻ lứa tuổi mầm non, là sự tiếp xúc giữa giáo viên
với người khác ( cha, mẹ hay người thân trong gia đình của trẻ, giữa giáo viên với
nhau, giữa giáo viên với các thành viên khác trong cộng đồng…) trong mối quan
hệ hợp tác để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
Giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non chủ yếu diễn ra trong mối quan hệ
giữa giáo viên với trẻ, mà là trẻ dưới 6 tuổi, thông qua các hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non có sự khác biệt với
giao tiếp sư phạm của giáo viên ở các bậc học khác do đối tượng người học là trẻ
em dưới 6 tuổi còn rất bé, là giai đoạn bắt đầu đặt nền móng phát triển nhân cách.
Phương thức học chủ yếu của trẻ quan sát và bắt chước, qua chơi và thực hành trải
nghiệp; qua chia sẻ trò chuyện với nhau. Mặt khá ctrong quá trình tiếp xúc, trẻ em
rất cần tình cảm và sự yêu thương, sự gần gủi thân thiện từ người lớn nhằm giúp
trẻ dễ hòa nhập vào mối quan hệ phát triển tình cảm và sự tích cực tham gia. Do
đó, giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non có một số đặc điểm riêng:
+ Nặng yếu tố cảm xúc, tình cảm, đó là: Sự yêu thương, quan tâm săn sóc, trìu
mến với trẻ như người mẹ chăm sóc con. Nói chuyện với trẻ cần nhẹ nhàng, vui
tươi và chậm rãi để trẻ cảm thấy gần gũi.
+ Cần nghiệm khắc với trẻ trong quá trình giáo dục. Nếu giáo viên không
nghiêm khắc với trẻ, trẻ sẽ sinh ra nhờn. Do vậy, có lúc cần nhẹ nhàng nhưng cũng
cần nghiêm khắc và dứt khoát với trẻ.
+ Giáo viên cần kiên trì và nhẫn nại với trẻ. Do khả năng ngôn ngữ và tư duy
của trẻ mầm non còn hạn chế, nên giao viên biết điềm tĩnh và lắng nghe trẻ nói và
trả lời trẻ những khi trẻ hỏi…
- Trong hoạt động sư phạm, giáo viên đứng trước nhiều tình huống sư phạm khác
nhau. Điều đó vừa đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết tâm lý trẻ, hiểu được những điều
đang diễn ra trong tâm hồn trẻ, vừa đòi hỏi giáo viên phải biết giải quyết một cách
linh hoạt và sáng tạo những tình huống sư phạm của từng cá nhân cũng như nhóm
trẻ.


- Có kỹ năng tìm ra những phương thức tác dộng đến trẻ một cách hiệu quả nhất,
là sự cân nhắc đúng đắn những nhiệm vụ sư phạm cụ thể phù hợp với những đặc


điểm và khả năng của cá nhân cũng như cả nhóm trẻ trong từng tình huống sư
phạm cụ thể.
Bên cạnh đó giáo viên cần có những nguyên tắc giao tiếp như:
“ Yêu thương trẻ như con, em của mình” vì: Thời gian trẻ tham gia hoạt động ở
trường Mầm non( sống, hoạt động, ăn, ngủ…) chiếm từ 7-10 giờ ( 70-80% thời
gian thức của trẻ). Những thông tin , hiểu biết, nhận thức về con người, sự vật ,
hiện tượng xung quanh chủ yếu là do giáo viên mầm non cung cấp cho trẻ => Giáo
viên mầm non cần có ý nghĩ, thái độ, thành tâm như người mẹ hiền đích thực đối
với trẻ: ánh mắt, nụ cười, hành vi ứng xử đồng cảm với trẻ, phù hợp với khuôn
mẫu ứng xử của người mẹ đối với các con của chính mình.
Giao tiếp với trẻ bằng sự thành tâm và thiện ý của giáo viên:
-Sự thành tâm, thiện ý của giáo viên thể hiện ở việc nói năng ngọt ngào, dịu
dàng với trẻ, thường xuyên khen ngợi trẻ, ít có xu hướng chê bai trẻ. Ngay khi giáo
viên chê trẻ cũng là thiện ý, chê khéo để trẻ nhận ra được mong muốn của giáo
viên là sự mong đợi trẻ tốt hơn, ngoan hơn mà thôi.
-Giáo viên dành toàn tâm. Toàn ý để kích thích sự phát treieern thể chất, tình
cảm, trí tuệ cho trẻ. Trẻ càng nhỏ giáo viên càng dùng lời khen nhiều hơn, cho dù
có khiển trách trẻ cũng chứa đựng sự yêu thương, tôn trọng trẻ.
Thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản cho trẻ:
-Thõa mãn hợp lý cho cả lớp theo tiêu chuẩn quy định về khẩu phần ăn, loại
thức ăn, thời gian ăn, chơi…
Thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cho từng trẻ.
- Thỏa mãn hợp lý những nhu cầu cho trẻ chính là tạo điền đề và điều kiện để
đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ theo mục tiêu của ngành GDMN.
-Giao tiếp ứng xử vơi strer bằng những hành vi của chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng,
cởi mở, vui tươi.

- Nguyên tắc này thể hiện nghệ thuật giao tiếp ứng xử của giao viên đối với trẻ.
Ở độ tuổi mầm non, xúc cảm của trẻ phát triển rất mạnh, mọi phản ứng hành vi của
trẻ do xúc cảm ngự trị “ vừa khóc, vừa cười”, thần kinh dễ hưng phấn, vốn sống,
kinh nghiệm còn quá ít ỏi, chưa hiểu những lời dạy phức tạp của người lớn.
-Nguyên tắc này tạo ra cho trẻ cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu khi được
sống bên giáo viên.
Nguyên tắc dạy- dỗ


-Giáo viên mầm non vừa che chở , vừa bảo vệ, nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ nên
người.
- Dỗ trẻ nón khóc, dỗ trẻ để tập cho trẻ một thói quen hành vi tốt: chào người
lớn, không khóc đòi mẹ, ăn hết xuất, ngủ đúng giờ…
Ngoài ra giáo viên thể hiện sự ân cần, dịu dàng với trẻ như cách thức ứng xử
của người mẹ với con cái của mình: tiếp xúc với trẻ qua xúc giác trực tiếp, ôm ấp,
vỗ về trẻ, khi giao tiếp với trẻ luôn nhìn trẻ với ánh mắt trìu mến, yêu thương…
-Thỏa mản những nhu cầu cơ bản trong lúc cần thiết cho trẻ.
-Dành nhiều thời gian chăm sóc từng trẻ một, cố gắng tối đa giao tiếp với trẻ.
-Tận tụy với trẻ.
Nhiệm vụ của GVMN là hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên cho sự hình thành
và phát triển nhân cách của con người. GVMN là hình mẫu nhân cách cho trẻ bắt
chước, noi theo cho nên chuyên môn của GV là tổng hợp nhiều nghành khoa học.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×