Tải bản đầy đủ (.pptx) (6 trang)

Mối quan hệ giữa giáo viên trong hoạt động sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.14 KB, 6 trang )

CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN!!!


III/ CÁC MỐI LIÊN HỆ CỦA THẦY GIÁO TRONG CÁC
HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM
Dạy dỗ, giáo dục một con người là việc của nhiều người,
của tập thể: các thầy giáo bộ môn,
thầy giáo nhiệm, ban giám hiệu nhà trường, các tổ
chức Đảng, Đoàn thanh niên, tập thể lớp, bạn bè, hội phụ
huynh, và rộng ra là gia đình, các tổ chức xã hội.
Tất cả những thành viên này phải đoàn kết lại, tạo ra
một không khí đạo đức chung, lành mạnh, trên cơ sở phát
huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường mới có tác dụng
tốt.


Mỗi người chỉ thực hiện một nhiệm vụ, một khâu nào
đấy trong quá trình giáo dục. Vì vậy, người thầy, trong
hoạt động của mình phải chú ý phối hợp với hoạt động
của các thành viên khác trong tập thể giáo dục.
1/ Đối với tập thể sư phạm và ban lãnh đạo nhà
trường
Người thầy giáo chấp hành nhiệm vụ được giao của
các tổ chuyên môn, của ban giám hiệu nhà trường và các
tổ chức giáo dục khác; Phải thường xuyên phối hợp hoạt
động của mình với các giáo viên bộ môn và giáo viên
chủ nhiêm lớp.


2/ Đối với các tổ chức của học sinh
Có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức của học sinh


như chi đoàn thanh niên, ban cán sự lớp...để tổ chức các
hoạt động nội, ngoại khóa, tổ chức rèn luyện, tu dưỡng
và vui chơi, giải trí...có hiệu quả, tạo ra bầu không khí dân
chủ, cở mở đoàn kết, thân ái, vui tươi, lành mạnh trong
việc học tập và rèn luyện.


3/ Đối với phụ huynh học sinh
Người thầy giáo, đặc biệt là thầy giáo chủ nhiệm cần
có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với phụ huynh
học sinh.
Chúng ta rất coi trọng sự phối hợp giáo dục giữa gia
đình và nhà trường, nhưng ở các lớp lớn trường trung
học, trong thực tế, sự phối hợp này thường chỉ thông
qua một đầu mối là thầy giáo chủ nhiệm và diễn ra vài
ba lần trong một năm qua các buổi họp phụ huynh. Vì
vậy, cần tổ chức các buổi họp phụ huynh sao cho có
chất lượng và hiệu quả.


4/ Quan hệ với các tổ chức xã hội khác
Ở các trường thành phố thì liên hệ giữa nhà trường
và các tổ chức xã hội thường do ban giám hiệu đảm
nhiệm. Nhưng, ở nông thôn trong quá trình giáo dục,
các thầy giáo, đặc biệt là các thầy giáo chủ nhiệm
thường có quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, với phụ
huynh, với các tổ chức xã hội...để phối hợp công tác
giáo dục có hiệu quả. Đây là thế mạnh của các trường
nông thôn, chỉ cấn phát huy trong quá trình giáo dục.




×