Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận phân tích chi phí lợi ích phân tích chi phí lợi ích cho dự án kinh doanh green food

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.22 KB, 22 trang )

CHƯƠNG 1: Ý TƯỞNG KINH DOANH VÀ SẢN PHẨM
1.1.

Ý tưởng kinh doanh

Ngày nay, khi nói tới ăn uống, một vấn đề nhức nhối không thể không nhắc tới là vệ
sinh an toàn thực phẩm tại Việt Nam hiện nay. “Thực phẩm bẩn” hay “chưa bao giờ con
đường từ bàn ăn đến nghĩa địa lại gần đến thế” đã quá quen thuộc với người Việt Nam, tới
mức nhiều người đã học cách chấp nhận với việc những thứ mình ăn có thể đang giết dần
giết mòn cơ thể mình!
Do đó hiện tại xu hướng ăn sạch, đầy đủ đang ngày càng phát triển. Bởi dinh dưỡng là
một trong những yếu tố cốt lõi quyết định sức khỏe con người chúng ta. Tuy nhiên do guồng
quay công việc, bận rộn với nhiều lo toan mà nhiều bạn trẻ, sinh viên, dân công sở không có
thời gian chăm lo cho bữa ăn. Họ chọn những bữa ăn nhanh, tiện lợi nhưng chưa chắc đã
sạch, đủ chất dinh dưỡng. Cũng có nhiều người muốn ăn kiêng giảm cân nhưng không biết
bắt đầu từ đâu. Theo ghi nhận thì người muốn giảm cân thành công thì chỉ có 30% là do
luyện tập, còn lại 70% là do chế độ ăn uống quyết định.
Nắm bắt được thực trạng, nhu cầu ấy, nhóm chúng em đã đưa ra phương án mở một
cửa hàng đồng giá chuyên bán các món ăn, suất ăn sạch, đảm bảo vệ sinh và cực kì bổ
dưỡng (chế độ ăn eat clean) hướng tới nhóm đối tượng sinh viên, nhân viên công sở, người
tập gym, người ăn kiêng,...Cửa hàng của nhóm sẽ được đặt tại địa chỉ 102 Chùa Láng, Đống
Đa, Hà Nội. Tại đây, cửa hàng sẽ xây dựng theo mô hình Takeaway - Delivery: chế biến và
đóng gói đồ ăn tại chỗ, khách hàng đến và nhận đồ hoặc chúng em sẽ giao hàng tận nơi.
Những sản phẩm mà Green Food cung cấp bao gồm các loại bánh (bánh kem, bánh mì,
bánh gato,..), các suất ăn trưa (cơm gạo lứt, bánh mì, khoai lang và đồ mặn) cùng các món
ăn kèm (canh, salad, nước hoa quả,…). Ngoài ra, cửa hàng còn xây dựng menu đặc biệt cho
từng tuần để khách hàng có được trải nghiệm ăn uống đa dạng, phong phú tốt nhất!
Khung dịch vụ đi kèm chúng em cung cấp cũng rất tuyệt vời với giao hàng tận nhà, tư
vấn sức khỏe, chế độ ăn phù hợp theo từng tuần, chăm sóc khách hàng trước và sau mua,



liên kết với các phòng tập gym,… nhằm mang tới cho khách hàng những trải nghiệm hoàn
hảo nhất.
1.2.

Sản phẩm

Các sản phẩm của Green Food (tên cửa hàng) hướng tới phục vụ chế độ ăn Eat Clean.
Eat Clean là một chế độ ăn mà trong đó thực phẩm sử dụng là những thực phẩm sạch,
ít qua chế biết nên giữ được thành phần tự nhiên rất nhiều. Thực đơn Eat Clean không yêu
cầu gì đặc biệt, chủ yếu bạn chỉ cần chọn các loại thức ăn tươi, tự nhiên, không hóa chất,
không chất bảo quản là được. Chế độ ăn Eat Clean khuyến khích bạn ăn các loại thức ăn
toàn phần (thức ăn không qua chế biến hoặc chế biến cực ít) như ngũ cốc, trái cây, rau củ,
thịt nạc, sữa non, phô mai và các loại hạt cũng như chất béo lành mạnh. ,… Đồng thời, bạn
nên hạn chế ăn đồ ăn nhiều muối và các đồ uống như trà sữa, nước ngọt,..
Ăn theo chế độ ăn Eat Clean giúp bạn giảm cân tự nhiên mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh
dưỡng và tăng cường sức khỏe một cách đáng kể.
Theo tinh thần ấy, Green Food đã xây dựng thực đơn của mình với 3 nhóm đồ ăn chính
bao gồm: bánh ngọt, cơm suất và đồ ăn kèm. Tất cả các sản phẩm của GreenFood đều được
bán với mức giá 50k, điều này là một chiến lược trong kinh doanh của chúng em để thu hút
khách hàng, khách hàng sẽ có cảm giác có được nhiều sự lựa chọn hơn với cùng một chi phí
bỏ ra.





Để tạo luôn có một bữa ăn ngon, tránh sự nhàm chán cho người tiêu dùng, cửa hàng
cũng luôn có thực đơn món chính theo ngày, tuần khác nhau, những món ăn đa dạng khác
nhau. Nắm bắt được tâm lý này, Green Food sẽ xây dựng các thực đơn đặc biệt theo tuần để
mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ẩm thực hoàn hảo nhất.

Yếu tố cạnh tranh cốt lõi về sản phẩm của của hàng còn đến từ hộp đựng thức ăn.
Chúng em sử dụng hộp đựng lót giấy bạc, với những ưu điểm vượt trội của nó trong việc giữ
nóng thức ăn – vốn là một nhân tố quan trọng làm nên một bữa ăn ngon. Bên cạnh đó, hộp
lót giấy bạc cũng rất thân thiện với đồ ăn, không độc hại và không làm ảnh hưởng đến chất
lượng thực phẩm và rất thân thiện với môi trường.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1.

Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Sau một thời gian nghiện cứu, tìm hiểu vị trí mặt bằng để lựa chọn mặt bằng sản xuất
kinh doanh, nhóm đã quyết định lựa chọn thuê địa điểm 102 Chùa Láng, Đống Đa bởi
những ưu điểm sau:
- Là địa điểm tương đối gần trung tâm thành phố, giao thông đi lại dễ dàng thuận tiện
cho việc giao hàng. Khu vực này giao với đường Láng, đường Nguyễn Chí Thanh nơi tập
trung nhiều văn phòng, công ty, thuận tiện cho cửa hàng khi tiếp xúc với các khách hàng
tiềm năng.
- Về mặt bằng, là nơi ngay mặt đường chính đường Chùa Láng. Địa điểm vừa được
chủ sửa sang lại, sạch sẽ, có hệ thống điện, nước, ánh sang tốt.
- Đặc biệt gần vị trí 102 Chùa Láng có 5 trường đại học xung quanh ( Đại học Ngoại
Thương, Học viện Ngoại Giao, Học viện Thanh thiếu niên, Trường đại học Luật và Học viện
Hành Chính), nơi đây tập trung một bộ phận lớn sinh viên, là một trong những khách hàng
mục tiêu mà cửa hàng hướng tới. Ngoài ra, quanh khu Chùa Láng còn có nhiều phòng tập
thể hình…
2.2. Phân tích tổng quan ngành thực phẩm
Trong thời đại ngày nay khi mức sống của người dân ngày một cao và hiện đại, văn
hóa thưởng thức ẩm thực trở nên cao cấp hơn. Việc ăn nhà hàng, đãi tiệc nhà hàng… đã dần
trở nên phổ biến. Với dân số đạt mốc 93 triệu dân, sức mua lớn, Việt Nam trở thành một thị

trường vô cùng béo bở cho các dịch vụ ăn uống phát triển. Nhìn vào thực tế ngày càng có
nhiều nhà hàng, khách sạn mở ra rầm rộ và dày đặc như hiện nay, bạn có thể cảm nhận được
độ hot của ngành này, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM…
Tại Việt Nam, theo thống kê của Dcorp R- Keeper Việt Nam (Doanh nghiệp cung cấp
giải pháp POS và hệ sinh thái công nghệ cho các doanh nghiệp F&B), cả nước hiện có đến
540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng


chuyên dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà
hàng được đầu tư bài bản. Qua từng năm, con số này tăng lên một cách nhanh chóng và đáng
kể.
Việt Nam được xếp vào một trong những nhóm nước có dân số trẻ, có xu hướng thích
ăn ngoài, đã và đang trở thành thị trường lớn đầy tiềm năng cho ngành F&B
Đời sống kinh tế phát triển cũng là lúc thực khách quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe,
chú trọng chế độ ăn uống lành mạnh. Điều này đòi hỏi các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
phải kỹ lưỡng hơn trong khâu lựa chọn nguyên vật liệu, cách chế biến…, món ăn cho ra phải
đảm bảo chất lượng, an toàn với sức khỏe thực khách. Những món ăn sử dụng thực phẩm
hữu cơ, “cây nhà lá vườn”…. được nhiều thực khách lựa chọn.
2.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành
2.3.1. Eat Clean – Healthy Food
Healthy Food là cửa hàng phục vụ đồ ăn trực tiếp, có dịch vụ giao hàng tận nơi có địa
chỉ tại số 5, Hoàng Cầu Mới, quận Đống Đa, Hà Nội. Cách cửa hàng 2.1 km và có những ưu
điểm đáng chú ý sau:
- Có nhiều món từ cơm gạo lứt với thịt bò, gà, sườn. Salad nhiều loại… và đồ uống
chính là nước chanh sả Detox – loại nước giúp người dùng thanh lọc cơ thể
- Mức giá cho hầu hết các món là từ 50k – 55k. Nhìn chung rẻ hơn giá bán của cửa
hàng chúng em một chút.
- Thời gian mở quán dài, từ 9h-21h.
Ngoài ra Healthy Food còn có một số hạn chế:
- Điểm đánh giá trên app review đồ ăn Foody còn thấp 6,8/10

- Chỉ có đồ ăn từ cơm gạo lứt, salad. Chưa có được nhiều món thay thế như bánh mì,
bánh ngọt…
2.3.2. Godiet - Healthy and Fresh Salad


Đây là một quán ăn xuất phát từ ý tưởng kinh doanh salad cho những người muốn ăn
kiêng tại địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
Gần đây cửa hàng có bổ sung thêm 2 set mới cho người theo chế độ ăn Eat Clean là
Forbidden rice with chicken and shripms và Forbidden rice with beef tenderloin. Vì lí do đó,
Godiet cũng có thể coi là một đối thủ của doanh nghiệp. Godiet có những điểm mạnh nổi bật
như: đã có thương hiệu và nhóm khách hàng thân quen từ trước, chất lượng được đánh giá
cao và vận chuyển hàng khá nhanh. Song song với những điểm mạnh là các điểm yếu như
giá cao (95k), các combo đồ ăn không đa dạng, khâu đóng gói và vận chuyển chưa được
chăm chút cũng như chỉ phục vụ từ 9h-16h và không phục vụ vào ca tối
2.3.3. Bếp Bun - Healthy and Fresh
Bếp Bun là một cửa hàng đồ ăn online tại 51 Bồ Đề - Long Biên, được thành lập bởi
Nhung Nguyễn, người đã thành công trong “sự nghiệp giảm cân” để có thân hình khỏe mạnh
và có lượt follow khá lớn trên facebook và instagram. Bếp Bun có những yếu tố cốt lõi như
xuất phát từ trải nghiệm thực tế và đã thành công nên dễ có được sự tin tưởng của khách
hàng, đồ ăn rất đa dạng so với 2 đối thủ nêu trên: không chỉ có combo cơm hàng ngày, salad,
bánh mì đen mà còn có các loại nước ép, sữa chua, bánh quy yến mạch,... cho các bữa phụ đi
kèm với giá cả hợp lý.
Tuy nhiên điểm yếu lớn của Bếp Bun nằm ở việc nơi sản xuất khá xa nên khâu vận
chuyển mất nhiều thời gian, chi phí cao đồng thời khâu đóng gói cũng chưa được đầu tư


CHƯƠNG 3: GIẢ ĐỊNH DOANH THU - CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN
3.1. Giả định chung
- Dự án dự kiến thực hiện trong thời hạn 3 năm có vốn đầu tư ban đầu cho cơ sở vật
chất là 900 tỷ đồng, trong đó gồm 50% vốn chủ sở hữu , 50% vốn vay ngân hàng với lãi suất

2.4%/quý (10%/năm), trả đều trong 12 quý.
- Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (MARR) là 2.5%/quý (10%/năm)
- Cơ sở vật chất khấu hao đều trong 12 quý năm
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%/năm, doanh nghiệp nộp thuế theo quý.
3.2. Giả định về doanh thu
Trong năm 3 năm tới, thu nhập của người dân tương đối ổn định và nhu cầu duy trì một
lối sống lành mạnh ngày càng gia tăng nên quá trình hoạt động của dự án được tiến hành
trên các giả định sau:
- Giả định các tháng đầu doanh nghiệp mới thành lập, chưa được biết đến và tin tưởng
rộng rãi nên lượng bán trên một ngày còn thấp ở mức bình quân khoảng 25 bánh, 25 món
mặn và 25 món đồ ăn kèm (salad, nước uống) với mức giá đồng giá 50.000/món . Từ đó dự
tính được doanh thu khoảng 113 triệu/tháng tức 340 triệu/quý. Từ quý 2 năm thứ nhất trở đi
lượng bán tăng dần qua các quý như được đề cập trong báo cáo.
- Doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định từ năm 2
3.3. Giả định về chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu giả định khoảng 45,3 triệu/ tháng tức 136 triệu/quý tương ứng
với mức sản lượng quý đầu tiên. Chi phí nguyên vật liệu sẽ tăng dần qua các quý do sản
lượng đầu ra tăng dần.
- Chi phí thuê mặt bằng sau khi được khảo giá thực tế là 12 triệu/ tháng cho 25m2, 36
triệu/quý. Đặt cọc 30 triệu vào thời điểm năm 0 và nhận lại cuối năm 3 khi kết thúc dự án.


- Chi phí thiết kế nội thất bỏ ra ban đầu là 30 triệu
- Chi phí lương nhân viên gồm:
Bảng 1. Chi phí lương nhân viên
Chức vụ
Số nhân viên
Tiền lương/tháng
Đầu bếp
3

8.000.000
Bán hàng
2
4.400.000
Quản lí cửa hàng
1
10.000.000
Quản lí cấp cao
1
12.000.000
Tổng
7
73.800.000
Tổng cộng chi phí lương nhân viên 1 quý: 221.4 triệu/quý
- Chi phí nguyên vật liệu: Do lượng sản phẩm phục vụ khách hàng ngày càng tăng nên
cho phí cho nguyên vật liệu tăng dần qua các năm như trong bảng báo cáo
- Chi phí bao bì đóng gói: tăng đều so sản phẩm tăng, hoạch toán nửa năm 1 lần
- Chi phí cho dịch vụ điện, nước hàng tháng : 1.5 triệu/tháng (4.5 triệu/quý)
- Chi phí internet: 4 .7triệu/năm, đóng đầu mỗi năm
- Chi phí bảo trì: 10 triệu/ năm , đóng cuối năm
- Chi phí quảng cáo: Các năm đầu cần đẩy mạnh quảng cáo nên chi phí cho quảng cáo
cao (60 triệu trong quý 1 năm nhất), sau đó giảm dần qua các năm và ổn định ở mức
10triệu/ năm từ quý 1 năm thứ 2 như trong bảng báo cáo
 Các số liệu về doanh thu cũng như chi phí được trình bày trong bảng dưới đây:


Năm
0
Doanh thu bán hàng
Các khoản thu khác

Tổng doanh thu
Chi phí cơ sở vật chất
Chi phí thuê nhà
Tiền đặt cọc
Chi phí thiết kế nội thất
Chi phí lương nhân viên
Chi phí nguyên vật liệu
Chi phí điện, nước
Chi phí internet
Chi phí bao bì, đóng gói
Chi phí bảo trì, sửa chữa
Chi phí quảng cáo
Tổng chi phí
CFBT
Khấu hao
Trả gốc
Còn nợ
Trả lãi (2.5%/quý)
Giảm thuế do lãi vay
(20%)
CFBT nợ
CFAT nợ
Thu nhập chịu thuế
Thuế (20%)
Lợi nhuận sau thuế
CFAT CSH
CFAT dự án

840
0

30
30

900
-900

450

-900
-900

Năm 1
Năm 2
Năm 3
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
340
550
670
830
890
910
920
930
940
945
945
950
30
340
550

670
830
890
910
920
930
940
945
945
980
36

36

36

36

36

36

36

36

36

36


36

36

0
221.4
136
4.5
4.7
3
0
50
455.6
-116
70
37.5
412.5
112.5

0
221.4
250
4.5
0
0
0
40
551.9
-1.9
70

37.5
375
103.1

0
221.4
245
4.5
0
4.3
0
30
541.2
128.8
70
37.5
337.5
93.75

0
221.4
350
4.5
0
0
10
30
651.9
178.1
70

37.5
300
84.375

0
221.4
370
4.5
4.7
4.5
0
10
651.1
238.9
70
37.5
262.5
75

0
221.4
390
4.5
0
0
0
10
661.9
248.1
70

37.5
225
65.63

0
221.4
420
4.5
0
4.8
0
10
696.7
223.3
70
37.5
187.5
56.25

0
221.4
440
4.5
0
0
10
10
721.9
208.1
70

37.5
150
46.88

0
221.4
440
4.5
4.7
5.5
0
10
722.1
217.9
70
37.5
112.5
37.5

0
221.4
460
4.5
0
0
0
10
731.9
213.1
70

37.5
75
28.125

0
221.4
460
4.5
0
5.5
0
10
737.4
207.6
70
37.5
37.5
18.75

0
221.4
465
4.5
0
0
10
10
746.9
233.1
70

37.5
0
9.375

22.5
-150
-128
-298
0
-298
-266
-138

20.63
-140.6
-120
-175
0
-175
-142.5
-22.53

18.75
-131
-113
-35
-6.99
-28
4.54
117


16.875
-121.9
-105
23.725
4.745
18.98
51.48
156.48

15
-112.5
-97.5
93.9
18.78
75.12
107.62
205.12

13.13
-103.1
-90
112.5
22.5
89.98
122.5
212.5

11.25
-93.8

-82.5
97.05
19.41
77.64
110.1
192.6

9.375
-84.4
-75
91.23
18.25
72.98
105.5
180.5

7.5
-75
-67.5
110.4
22.08
88.32
120.8
188.3

5.625
-65.63
-60
114.98
22.995

91.98
124.48
184.48

3.75
-56.3
-52.5
118.9
23.77
95.08
127.6
180.1

1.875
-46.88
-45
153.7
30.75
123
155.5
200.5


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHI PHÍ-LỢI ÍCH
4.1.

Cơ sở lý thuyết về các chỉ số áp dụng

4.1.1.


Giá trị hiện tại thuần (NPV)

a.

Khái niệm
Giá trị hiện tại thuần là hiệu số giữa toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án

trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi thành một giá trị tương đương ở thời điểm
hiện tại (đầu kỳ phân tích), với một lãi suất thích hợp.
b.

Công thức tính
NPV = − CF0 +

Trong đó:
 CF0: Chi phí đầu tư ban đầu (năm 0 )
 : Dòng tiền thuần tại thời gian t ( thường tính theo năm)
 r: Tỷ suất chiết khấu (r=MARR: Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được )
 n : Thời gian thực hiện dự án ( thường tính theo năm)
Hướng dẫn sử dụng hàm NPV trên Excel:
- Mở ứng dụng Excel trên máy
- Nhập số liệu: Chi phí đầu tư ban đầu, dòng tiền qua các năm của 2 dự án
- Dùng hàm NPV để tính toán
c.
Đánh giá dự án theo NPV
- Trường hợp các phương án độc lập nhau: NPV lớn hơn được coi là phương án tốt hơn
 Việc lựa chọn tùy theo tiềm năng kinh tế.
- Trường hợp các phương án loại trừ nhau: Trong trường hợp có nhiều phương án



chọn phương án tối ưu, tức là phương án có NPV >=0 và lớn nhất.
d.
Ưu, nhược điểm của phương pháp NPV
- Ưu điểm
+Phương pháp này cho biết giá trị tuyệt đối mà dự án thu được sau khi đã khấu trừ chi

phí, quy về hiện tại.


+Đã đề cập đầy đủ các yếu tố: Thu, chi, giá trị tương đương theo thời gian trong suốt
kỳ hoạt động của dự án.
- Nhược điểm
+NPV là số tuyệt đối nên nó không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỉ lệ % do đó
ảnh hưởng đến việc khó chọn lựa cơ hội đầu tư.
+Gặp khó khăn khi so sánh các phương án có thời kỳ hoạt động không giống nhau. Khi
sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải dự báo dòng tiền độc lập cho đến hết năm cuối cùng
của dự án và thời điểm phát sinh chúng (các giả định đảm bảo độ chính xác).
4.1.2.

Suất thu lợi nội tại (IRR )

a.

Khái niệm

- IRR là hệ số chiết khấu để NPV của dự án bằng 0, tức là nếu NPV = 0 ta có IRR = r
- IRR là mức lãi suất hàng năm mà dự án tạo ra. Nói cách khác, IRR là hệ số chiết khấu
làm cân bằng dòng thu và chi quy về hiện tại
b.
Phương pháp xác định IRR

Cụ thể là tìm hai lãi suất r 1 và r2 sao cho ứng với lãi suất nhỏ r 1 ta có giá trị hiện
tại thuần dương, còn ứng với r2 thì giá trị hiện tại thuần của dự án âm
- Tìm một giá trị r1 sao cho NPV1 (r1) > 0, ta có r1 < IRR.
- Tìm một giá trị r2 sao cho giá trị NPV2 (r2) <0, ta có r2 > IRR
- IRR sẽ nằm giữa hai lãi suất r1 và r2, tức là r1 < IRR < r2
Nội suy IRR theo công thức
IRR = r1 +
Lưu ý: Để đảm bảo chính xác khi sử dụng phương pháp nội suy, không nên nội
suy quá rộng, cụ thể là khoảng cách giữa hai lần lãi suất được chọn không nên vượt
quá 5%
Hướng dẫn sử dụng hàm IRR trên Excel:
- Mở ứng dụng Excel trên máy
- Nhập số liệu: Chi phí đầu tư ban đầu, dòng tiền qua các năm của 2 dự án
- Dùng hàm IRR để tính toán
c.

Đánh giá phương án theo IRR


- Một dự án được coi là chấp nhận được, nếu IRR của dự án lớn hơn chi phí cơ hội của
vốn. Lúc đó dự án có mức lãi cao hơn lãi suất thực tế phải trả cho các nguồn vốn sử dụng
trong dự án.
- Ngược lại, khi IRR của dự án nhỏ hơn chi phí cơ hội vốn, dự án sẽ bị bác bỏ
d.

Ưu và nhược điểm của phương pháp IRR

- Ưu điểm
+Phản ánh được hiểu quả sử dụng vốn dự án, ngưỡng hiệu quả đối với khả năng huy
động vốn

+Loại bỏ được những khó khăn do xác định hệ số chiết khấu
- Nhược điểm
+Không phải là một chỉ tiêu hoàn toàn đáng tin cậy. Trường hợp dòng tiền các năm
không đổi dấu, nghĩa là đều dương hoặc đều âm chúng ta không thể xác định được IRR.
+Trường hợp dòng tiền các năm đổi dấu nhiều hơn 1 lần (trường hợp dòng tiền dự án
không thông thường), có thể có nhiều hơn một nghiệm IRR. Điều này có thể gây khó khăn
cho việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư theo IRR.
+Nếu bỏ qua ảnh hưởng của chi phí vốn, không phụ thuộc vào chi phí vốn nên dẫn tới
nhận định sai về khả năng sinh lợi của dự án.
4.2.

Phân tích Chi phí-Lợi ích của dự án
Dựa vào giá trị dòng tiền sau thuế của dự án (CFAT Dự án ) đã tính được ở chương

3 với mức MARR=2.5%/quý và phương pháp tính bằng phần mềm excel đã trình bày
ở phần 4.1, nhóm thu được kết quả về các chỉ số như sau:
Giá trị hiện tại thuần NPV= 450.21 (triệu đồng) > 0
Suất thu lợi nội tại IRR= 8%/quý > MARR=2,5%/quý
Vậy dự án đáng giá.


CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ RỦI RO
5.1. Phân tích và lương hoá các giả định
Bất kỳ một mô hình kinh doanh nào khi đi vào hoạt động cũng sẽ phải đối mặt
với rất nhiều rủi ro nội sinh và ngoại sinh. Các rủi ro này sẽ có tác động trực tiếp lên
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tần suất và cường độ khác nhau. Mô hình
kinh doanh đồ ăn Eatclean đồng giá của nhóm em cũng không phải trường hợp ngoại
lệ, đặc biệt là mô hình là startup mới thành lập chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản
lý cũng như vận hành hệ thống. Trong quá trình nghiên cứu và thảo luận chúng em
nhận thấy có 3 tác nhân quan trọng và có khả năng xảy ra nhất trong tương lai tác

động đến hoạt động kinh doanh đó là sự thay đổi về: Giá hàng bán, Chi phí thuê địa
điểm và Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Dưới đây là sự phân tích ảnh hưởng sự thay đổi của 3 yếu tố trên tới các chỉ số
đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình.

5.1.1. Giá hàng bán
 Giả định: giảm giá bán mỗi sản phẩm từ 50 nghìn đồng ≈ 0.05 triệu đồng xuống còn
40 nghìn đồng ≈ 0.04 triệu đồng.
 Cơ sở giả định: Vì nhu cầu về đồ ăn sạch ngày càng cao, các doanh nghiệp, cửa hàng
mới được hình thành dẫn đến lượng cung tăng khá nhiều. Để có thể cạnh tranh được trong
thị trường như thế thì bên cạnh chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp hạ mức giá thành.
Khi đó doanh thu thay đổi còn chi phí không đổi dẫn đến chỉ số hoàn vốn NPV thay
đổi như bảng dưới đây:


 Kết quả tính toán:
- Chỉ tiêu hiệu quả dự án ở phương án khi giá bằng 0.05 triệu đồng là NPV =450.21
triệu đồng, IRR= 8%/quý
- Chỉ tiêu hiệu quả dự án ở phương án khi giá bằng 0.04 triệu đồng là
NPV = -904.87 triệu đồng >>> dự án không hiệu quả.
Suy ra độ nhạy e =

= = 15.05
 Nhận xét:
- e > 0 chứng tỏ chỉ tiêu hiệu quả và giá có quan hệ đồng biến
- e = 15.05 là độ nhạy rất lớn, có ý nghĩa là khi giá sản phẩm giảm 1% sẽ làm cho NPV
dự án giảm 15.05%
 Giới hạn của ngưỡng ảnh hưởng:
Pgiới hạn = 0.05 x (1 – 1/e)
= 0.05 x (1 – 1/15.05)

= 0.0467 triệu đồng ≈ 46.7 nghìn đồng.

Ý nghĩa: với giá bán 46.7 nghìn đồng thì dự án đạt hiệu quả
Với giá bán < 46.7 nghìn đồng thì dự án không khả thi (do NPV <0)


5.1.2. Chi phí thuê địa điểm
 Giả định :Ban đầu chi phí thuê nhà của công ty là 36 triệu đồng/ quý. Giả sử chi phí
thuê nhà tăng lên 40 triệu đồng/ quý
 Cơ sở giả định: do các dự án quy hoạch ngày một nhiều, để có được mặt bằng để sản
xuất và buôn bán đòi hỏi người thuê phải trả với mức giá cao hơn.
Điều này sẽ khiến tổng chi phí của công ty tăng và NPV thay đổi như bảng dưới đây

 Kết quả tính toán:
- Chỉ tiêu hiệu quả dự án ở phương án khi chi phí thuê nhà bằng 36 triệu đồng là
NPV =450.21 triệu đồng, IRR= 8%/quý
- Chỉ tiêu hiệu quả dự án ở phương án khi chi phí thuê nhà bằng 40 triệu đồng là
NPV = 415.84 triệu đồng, IRR= 7%/quý >>> dự án hiệu quả.
 Tính độ nhậy của NPV theo chi phí thuê nhà
- Với chi phí thuê 36 triệu đồng: NPV = 450.21 triệu đồng
- Với chi phí thuê 40 triệu đồng: NPV = 415.84 triệu đồng
- e = = 0.763
 Nhận xét:


+ e > 0: đây là mối quan hệ đồng biến giữa chỉ tiêu hiệu quả và chi phí thuê nhà.
+ e = 0.763: khi chi phí thuê nhà giảm 1% làm cho NPV của dự án giảm 0.763%

5.1.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Giả định: tăng thuế lên thành 35%/năm khi doanh nghiệp tiến hành khởi động dự án.

- Cơ sở của giả định: Việt Nam ngày càng có mức thu nhập bình quân đầu người tăng
trưởng mạnh, năm 2018 nước ta đạt mức 2500 USD/năm, thuộc mức trung bình cao so với
thế giới. Điều này là một tin tốt đối với người dân cả nước, tuy nhiên cũng sẽ là một lý do để
chính phủ tăng thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế tăng lên sẽ giúp gia tăng nguồn ngân
sách của chính phủ nhờ đó có thể nâng cao phúc lợi, giảm thiểu bất bình đẳng thu nhập, rút
ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
- Lượng hoá giá định:

 Kết quả tính toán:
- Chỉ tiêu hiệu quả dự án ở phương án khi mức thuế bằng 20% là NPV =450.21 triệu
đồng, IRR= 8%/quý
- Chỉ tiêu hiệu quả dự án ở phương án khi mức thuế bằng 35% là
NPV = 245.91 triệu đồng, IRR = 5%/quý >>> dự án hiệu quả.


 Tính độ nhạy

e=

= = -0.605
 Nhận xét:
- e < 0 chứng tỏ chỉ tiêu hiệu quả và mức thuế có quan hệ nghịch biến
- e = - 0.605 có ý nghĩa là khi thuế tăng lên 1% thì NPV sẽ giảm 0.605%.Giới hạn của
ngưỡng ảnh hưởng:
Tgiới hạn = 20% x (1 – 1/e)
= 20% x (1 – 1/(-0.605))
= 53.1%
Ý nghĩa: với mức thuế là 53.1% thì dự án đạt ngưỡng hiệu quả. Nếu mức thuế
<53.1% thì dự án không khả thi.


5.2. Đề xuất các giải pháp
- Xây dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Tiêu thụ thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu mà bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi đâu hay
trong thời điểm nào cũng cần để tồn tại và duy trì sự sống. Do đó tiềm năng phát triển
của mô hình cung cấp đồ ăn với tiêu chí sạch, nhanh, gọn nhẹ là rất lớn. Tuy nhiên
chính bởi vậy mà nguy cơ các hãng khác gia nhập ngành cũng rất khả thi và mức độ
cạnh tranh trong ngành sẽ khốc liệt. Qua phân tích trên chúng ta cũng thấy rằng, khi
có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường chiến lược giảm giá để thu hút khách hàng
là không bền vững trong dài hạn. Do đó để xây dựng được database khách hàng trung
thành, trong tương lai doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư cho chất lượng sản phẩm. Với
phương châm luôn giữ vững tiêu chí sản xuất sản phẩm sạch từ khâu nguyên liệu, chế
biến, đóng gói đến trao tay cho người tiêu dùng đồng thời phải không ngừng đổi mới,
sáng tạo thêm nhiều sản phẩm để tránh sự nhàm chán từ khách hàng và nâng cao
doanh số bán của cửa hàng. Đó mới chính là việc đầu tư đúng đắn, tạo dựng nên giá
trị cốt lõi thực sự bền vững.
- Sở hữu địa điểm kinh doanh


Có thể nói rằng Hà Nội trong tương lai sẽ là một trong những mảnh đất có mức
chi phí cao nhất thế giới. Do vậy việc thuê cửa hàng từ một chủ khác, không thuộc
doanh nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro rất lớn là sự tăng giá thuê cửa hàng. Để giải quyết
được vấn đề này, doanh nghiệp sẽ tiến hành tích luỹ một phần lợi nhuận thu được để
mua (sở hữu) một địa điểm kinh doanh thuận lợi, phục vụ việc kinh doanh lâu dài.
- Khai báo thuế hợp lý
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh đều có bộ phận lập báo cáo tài chính
riêng. Bộ phận này có thể được doanh nghiệp thuê ngoài hoặc có sẵn, có nhiệm vụ kê
khai các hoạt động của doanh nghiệp, tránh việc nhầm lẫn dẫn đến mức thuế phải
đóng là cao hơn so với thực tế. Thông qua bộ phận này doanh nghiệp có thể kê khai
một mức thuế “có lợi hơn” cho doanh nghiệp, đồng thời có được một bản báo cáo tài
chính hoàn chỉnh, hợp lý, nhằm giúp doanh nghiệp có thể kêu gọi đầu tư, mở rộng

hoạt động kinh doanh, sản xuất. (Giải pháp này không mang tính ngăn chặn rủi ro
như hai giải pháp kia vì nguyên nhân thuế tăng xuất phát từ chính phủ nên doanh
nghiệp không thể can thiệp. Tuy nhiên đây cũng nên được xem xét như một trong
những kỹ thuật giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu được sự mất mát lợi nhuận do
mức thuế hằng năm phải đóng).


Trên đây là trình bày về ý tưởng cũng như phân tích những chi phí lợi ích của
dự án của nhóm em. Để hoàn thành được đề tài này, nhóm chúng em xin cảm ơn thầy
và rất mong nhận được những góp ý từ thầy để nhóm có thể hoàn thiện bài hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!



×