Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận phân tích chi phí lợi ích đánh giá lợi ích chi phí của phát triển du lịch tại đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.49 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên phong phú và cảnh
quan đa dạng trên thế giới, thích hợp để phát triển ngành du lịch. Du lịch không chỉ
mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch
vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa. Do đó, nhiều tỉnh thành
ở Việt Nam đang tập trung hướng đến phát triển du lịch, trong đó không thể kể đến
thành phố Đà Nẵng. Với dãy bờ biển trải dài, lại nằm ở vị trí vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, là cửa ngõ ra biển Thái Bình Dương của các nước Myanamar, Thái Lan,
Lào và Việt Nam, Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Trong
những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng đã trở thành địa điểm du lịch hàng đầu cả
nước, thu hút rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế. Với mục tiêu đưa du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, Đà Nẵng đã thu hút rất nhiều dự án
đầu tư phát triển cho ngành du lịch.
Xã hội không bao giờ đủ nguồn lực để thực hiện tất cả phương án. Vì vậy luôn
đặt con người đứng trước sự lựa chọn các phương án. Phân tích chi phí – lợi ích là
công cụ hữu ích giúp cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của các dự án
theo quan điểm xã hội, tạo cơ sở cho việc lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả. Trước
thực tế thành phố Đà Nẵng đang đón nhận nhiều dự án phát triển du lịch, và để tìm ra
phương hướng phát triển hiệu quả và bền vững, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài
nghiên cứu là: “Đánh giá chi phí – lợi ích của phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng”.
Bài nghiên cứu này nhằm chỉ ra các lợi ích và chi phí của việc phát triển du lịch. Từ đó
làm cơ sở để đưa ra các giải pháp, phương án phát triển tối ưu nhất.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DU LỊCH TẠI ĐÀ
NẴNG
1.1 Thế mạnh của phát triển du lịch Đà Nẵng
1.1.1 Vị trí địa lý, danh lam thắng cảnh
a) Vị trí địa lý


Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 766 km
về phía Bắc, cách thành phố Hà Chí Minh 961 km về phía Nam và cách kinh đô thời
cận đại của Việt Nam là Thành phố Huế 101 km về hướng Tây Bắc theo đường Quốc
lộ 1A.
Thành phố Đà Nẵng là trung điểm của sáu di sản thế giới bao gồm Phong Nha Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và
không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Đặc biệt các điểm đến du lịch đều nằm
trong bán kính 20 km từ trung tâm thành phố nên thành phố sẽ là điểm đến và điểm
trung chuyển khách du lịch trong và ngoài nước.
Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du
lịch khi có cả sông, núi, biển, rừng.
b) Danh lam thắng cảnh
Đà Nẵng có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng
như vùng núi Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Viện Cổ Chàm,
Thành Điện Hải… cùng với những dải cát dài, bằng phẳng, sạch sẽ, chưa bị ô nhiễm
của các bãi biển như Mỹ Khê, Thanh Khê, Non Nước, Nam Ô... rất thuận lợi để phát
triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Có vị trí nằm ở trung tâm của các di sản thế giới và đầu mối giao thông của khu
vực nên Đà Nẵng trở thành điểm kết nối chính trong hành trình du lịch “Con đường di
sản thế giới tại miền Trung”, “Con đường xanh Tây Nguyên”.

4


1.1.2 Văn hóa, truyền thống địa phương
a) Người dân Đà Nẵng
Dân số của thành phố Đà Nẵng năm 2015 là 1.029.000 người với gần 60% là nằm
trong độ tuổi lao động. Người dân đến từ nhiều vùng miền khác nhau với 9 tôn giáo, 37
dân tộc và người nước ngoài cùng chung sống, trong đó có không ít thành phần là sinh
viên, học sinh, người lao động đến từ nhiều vùng miền trên đất nước. Chính điều này
đã tạo ra sự đa văn hóa trong lối sống, học tập và làm việc của người dân Đà Nẵng.

Con người là Đà Nẵng là được biết đến với hình ảnh của những người con xứ
biển chân phương, chất phát, bình dị và cũng thật thân thiện, hiền hòa, mến khách.
Điều này không chỉ đến ngay từ trong lời nói, cách nói chuyện mà nó còn biểu hiện ra
trong những cử chỉ, hành động của người dân nơi đây, và chính điều này đã khiến
không ít du khách phải nhớ mãi về hình ảnh con người nơi đây. Bên cạnh sự mộc mạc
và đơn giản trong lời ăn, tiếng nói và cách xử sự, sự thân thiện, mến khách cũng là
những đặc trưng không thể lẫn lộn của tính cách con người xứ Đà thành.
b) Những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của Đà Nẵng
Các khu chợ cóc, chợ truyền thống buôn bán nhiều mặt hàng phong phú từ đồ gia
dụng đến đặc sản vùng miền, hải sản tươi sống, đồ ăn vặt,… mỗi khu chợ đều có một
đặc trưng riêng từ cách sắp xếp, tổ chức đến những người dân từ mọi vùng miền, nói
mọi thứ tiếng địa phương đến buôn bán. Có thể kể đến những khu chợ được coi là
không thể không nhắc đến khi nói đến du lịch Đà Nẵng như:
• Chợ hải sản nằm trên đường Hoàng Sa cạnh chùa Linh Ứng,
• Chợ Cồn ở quận Hải Châu
• Chợ Hàn nằm trên đường Trần Phú
Các lễ hội, festival được tổ chức hàng năm với quy mô lớn, mang đậm nét văn
hóa đặc trưng của vùng đất này. Đây chính là điểm không thể thiếu, cho thấy sự giao
thoa hài hòa của nhịp sống tất bật của người dân trong thành phố với sự nét đẹp của
truyền thống, phong tục tập quán, tôn giáo từ xa xưa của người dân vừng này. Một số
lễ hội nổi tiểng của Đà Nẵng:
5


• Lễ hội Quán Thế Âm: Một lễ hội phật giáo đặc sắc được tổ chức hàng năm
vào ngày 19 tháng 2 âm lịch tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
• Lễ hội Cầu Ngư: Là lễ hội được tổ chức hàng năm tại một số bãi biển đánh
bắt cá lớn nhằm biết ơn đến thần Cá Ông nhằm cầu chúc cho một năm
sóng yên biển lặng, đánh bắt thuận lợi của người dân địa phương.
• Lễ hội Mục Đồng: là lễ hội dành riêng cho trẻ chăn trâu, nơi có nhiều trò

chơi dân gian hấp dẫn và lễ rước Mục Đồng độc đáo.
• Lễ hội chèo thuyền: Là lễ hội đua thuyền dân gian được tổ chức đầu năm
mới hàng năm bên bờ sông Hàn nhằm nêu cao tinh thần thể thao của người
dân nơi đây.
c) Ẩm thực Đà Nẵng
Đà Nẵng có một nền ẩm thực riêng vô cùng phong phú đa dạng do có vị thế địa
hình núi biển với nguồn thực phẩm từ thiên nhiên dồi dào, cùng với giao thoa giữa các
vùng miền văn hóa trong nước và cả ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc,…
Các món ăn có thể kể đến khi nhắc đến Đà Nẵng như: Hải sản, mì quảng, bánh tráng
cuốn thịt heo, gỏi,…
1.2 Thực trạng du lịch thành phố Đà Nẵng
1.2.1 Cơ sở lưu trú và khách sạn lữ hành
a) Cơ sở lưu trú
Cùng với sự phát triển của hạ tầng đô thị và mục tiêu thu hút khách du lịch đang
ngày càng đổ về Đà Nẵng nhiều, các cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng đang xuất hiện và gia
tăng chất lượng đáng kể. Công suất của các buồng, phòng hàng năm luôn đạt tới 70%80% với nhiều loại hình đa dạng như nhà nghỉ, homestay, khách sạn.
Trong thời gian tới đây, thành phố Đà Nẵng dự kiến sẽ có kế hoạch xây dựng và
khai trương nhiều khách sạn với chất lượng cao đến 5 sao, 4 sao trên đường thuộc các
quận Hải Châu, Sơn Trà,…

6


b) Khách sạn lữ hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành trong thành phố Đà Nẵng hiện nay ngày càng phát
triển cả về mặt số lượng và chất lượng. Nhìn chung, các đơn vị đã tổ chức được nhiều
chương trình than quan du lịch phục vụ khách trong nước và ngoài nước khá hấp dẫn,
tạo được ấn tượng tốt đới với khách du lịch về chất lượng chương trình tham quan và
chất lượng phục vụ của đội ngũ hướng dẫn viên, lái xe du lịch.
1.2.2 Sản phẩm du lịch

a) Du lịch biển
Du lịch biển Đà Nẵng được quy hoạch phát triển theo 03 cụm: Non Nước - Ngũ
Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Sơn Trà; Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân gắn kết
với Chân Mây - Lăng Cô và Hội An. Bên cạnh việc đầu tư hình thành các khu nghỉ
dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh quốc tế, phát triển
du lịch biển còn được Đà Nẵng quan tâm đến các loại hình, sản phẩm bổ trợ như tham
quan, tắm biển, các hoạt động thể thao giải trí, du thuyền, lướt sóng, câu cá thể thao
trên biển, lặn biển, du thuyền ban đêm... Từ đó, việc phát triển loại hình sản phẩm du
lịch biển đang là một trong những hướng đột phá để biến du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
b) Du lịch sinh thái, làng nghề
Du lịch sinh thái, tham quan làng quê, làng nghề là loại hình sản phẩm du lịch
quan trọng thứ hai trong phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng. Do đó, du lịch sinh
thái cũng đang được thành phố tập trung, ưu tiên đầu tư phát triển, cụ thể. Những năm
gần đây, thành phố đã tăng cường đầu tư, xây dựng Khu du lịch Bà Nà và vùng phụ cận
trở thành khu nghỉ dưỡng núi đặc trưng, riêng có của thành phố, đẩy mạnh phát triển
du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn kết hợp với vùng
Bạch Mã, Cù Lao Chàm tạo thành chuỗi du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc.
Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phía nam và phía tây thành phố
Đà Nẵng, sông Hàn, sông Trường Định cũng tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho các
7


chương trình du lịch tại Đà Nẵng. Đặc biệt, thành phố đã chủ động phối hợp với tỉnh
Quảng Nam triển khai dự án khơi thông sông Cổ Cò từ Đà Nẵng vào Hội An. Đây sẽ là
cơ hội lớn để phát triển loại hình du lịch đặc trưng này, tạo sự gắn kết trong liên kết
phát triển du lịch duyên hải miền Trung.
c) Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa trên cơ sở hệ thống bảo tàng, cơ sở tôn giáo, điểm du lịch … khá
phong phú và tiêu biểu: Bảo tàng Điêu khắc Chăm, danh thắng Ngũ Hành Sơn, bảo

tàng Đà Nẵng… Những năm qua các điểm du lịch ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm, danh
thắng Ngũ Hành Sơn đã thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan. Bên cạnh đó, Đà
Nẵng hiện đang triển khai thực hiện xây dựng quần thể khu danh thắng Ngũ Hành Sơn;
nâng cấp một số di tích lịch sử văn hóa, phát triển các tuyến, điểm tham quan khu vực
phía tây Ngũ Hành Sơn; nâng cấp hệ thống đường kết hợp xây dựng khu du lịch sinh
thái sông Cổ Cò gắn với văn hóa Phật giáo tại đây.
d) Phát triển loại hình du lịch sự kiện - lễ hội
Một trong những lễ hội tạo được nhiều tiếng vang và trở thành thương hiệu riêng
của thành phố, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đó là “Cuộc thi trình
diễn pháo hoa quốc tế - diFC”. Thương hiệu của diFC ngày càng được công chúng biết
đến như một sự kiện gắn liền với thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, thành phố đã tổ
chức và nâng cấp Lễ hội Quán Thế Âm mang tầm cỡ quốc gia. Nắm bắt nhu cầu của du
khách, để tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức và đăng cai
tổ chức các sự kiện, lễ hội đầy tính hiện đại như cuộc thi dù bay quốc tế có động cơ lần
đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam với sự tham gia của 25 vận động viên đến từ 4
cường quốc dù bay trên thế giới gồm: Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Ba Lan.
Với các chương trình được tổ chức 02 lần/tháng với nhiều tiết mục biểu diễn nghệ
thuật phong phú theo từng chủ đề khác nhau (pop, rock, rock n roll…) đã tạo cho khán
giả nhiều cung bậc cảm xúc và những trải nghiệm mới lạ, thực sự thu hút được sự chú
ý của người dân và du khách. Trong quá trình đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ du
8


lịch; thành phố Đà Nẵng đã chú trọng cơ sở hạ tầng chuyên ngành về mặt quy mô và
chất lượng để phát triển loại hình du lịch MiCE, khai thác tối ưu lợi thế về vị trí của
thành phố Đà Nẵng. Đến nay, thành phố đã có 352 khách sạn, resort và hàng trăm nhà
hàng, cơ sở dịch vụ phục vụ du khách; trong đó nhiều cơ sở lưu trú mang đẳng cấp
quốc tế với những thương hiệu nổi tiếng của thế giới như: Crowne plaza - Silver
Shores, Furama, Fusion Maia, Vinpearl Luxury Đà Nẵng, Hyatt Regency Đà Nẵng,
interContinental Sơn Trà Resort, Pullman, Novotel, Hoàng Anh Gia Lai, Mercure... là

cơ hội lớn để Đà Nẵng phát triển sản phẩm du lịch công vụ (MiCE). Phát triển loại
hình du lịch này sẽ khắc phục được tính thời vụ trong du lịch, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp du lịch chủ động trong hoạt động kinh doanh.

9


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ
CỦA PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG
2.1 Phân tích lợi ích
2.1.1 Lợi ích về kinh tế
Là trung tâm du lịch hàng đầu miền Trung, Đà Nẵng còn đại diện cho “nhan sắc”
du lịch Việt Nam tham dự nhiều cuộc thi lớn trên đấu trường quốc tế. Năm 2013, Đà
Nẵng được tạp chí du lịch uy tín hàng đầu châu Á Smart Travel Asia bình chọn là 1
trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á và mới đây nhất Đà Nẵng lọt vào top “10 thành
phố mới nổi, hấp dẫn nhất châu Á” do trang mạng đặt phòng hàng đầu châu Á
Agoda.com bình chọn, điều này đã kích thích lượng khách trong nước và quốc tế đến
thành phố nhiều hơn, đồng thời thu hút đầu tư vào phát triển du lịch ở Đà Nẵng.
Với việc đưa du lịch Đà Nẵng ngày càng có tên trên bản đồ thế giới như một
điểm đến an toàn và hấp dẫn, có thể khẳng định ngành du lịch Đà Nẵng có vai trò hết
sức quan trọng trong nền kinh tế của thành phố, mang lại những lợi ích kinh tế đáng kể.
a) Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên cùng với những nỗ lực
không ngừng để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, lĩnh vực dịch vụ du lịch của Đà
Nẵng đang ngày càng đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thành phố
nói chung và khu vực dịch vụ nói riêng. Theo thống kê giai đoạn 1997 – 2009 tốc độ
tăng trưởng bình quân của ngành khách sạn, nhà hàng tăng chậm qua ba giai đoạn từ
mức 4,71% trong những năm 1997-2000; tăng lên 6,05% trong thời kỳ 2001-2005 và
5,42% trong giai đoạn 2006-2009. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng bình quân của
ngành này vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng bình quân của toàn khu vực dịch vụ

trong cả ba giai đoạn.

10


Bảng 1. Đóng góp của ngành dịch vụ khách sạn, nhà hàng vào tăng
trưởng GDP ĐVT: %, điểm phần trăm
Tốc
Cơ cấu khu vực dịch vụ
(%)

Năm

độ
tăng
(%)

Đóng
góp
vào
tăng
trưởng

Tốc
độ
tăng
(%)

Đóng
góp

vào
tăng
trưởng

Tốc
độ
tăng
(%)

Đóng
góp
vào
tăng
trưởng

1997-

Điểm

2001-

Điểm

2006-

Điểm

2000

(%)


2005

(%)

2009

(%)

54.99 51.89 44.68 51.51

8.43

8.43

9.18

9.18

19.01

19.01

7.49

4.71

0.65

6.05


0.82

5.42

0.57

1997

2000

2005

2009

Toàn
khu
vực
dịch
vụ
Khách
sạn,
nhà

6.28

5.01

4.49


hàng
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám Thống kê thành phố Đà Nẵng (2000, 2006, 2009)

Bên cạnh đó, điểm phần trăm đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng
trưởng chung của khu vực dịch vụ cũng tăng lên chậm. Cụ thể, từ mức 0,65 phần trăm
(giai đoạn 1997-2000) tăng lên 0,82 phần trăm (giai đoạn 2001-2005) và đặc biệt là
giảm trở lại trong giai đoạn 2006-2009 với mức đóng góp vào tăng trưởng là 0,57 phần
trăm.
b) Tăng nguồn thu cho thành phố và nhà nước
* Giai đoạn 2007 – 2011

11


Bảng 2: Thống kê lượng khách và doanh thu ngành du lịch Đà Nẵng
qua các năm 2007 – 2011
Tổng lượng
khách

Khách quốc tế

Khách nội

Tổng doanh

địa

thu

Năm 2007


1.022.900

315.650

707.250

606 tỷ đồng

Năm 2008

1.200.000

336.000

864.000

810,9 tỷ đồng

Năm 2009

1.350.000

300.000

1.050.000

900 tỷ đồng

Năm 2010


1.770.000

370.000

1.400.000

1.239 tỷ đồng

Năm 2011

2.135.000

500.125

1.634.875

1.807 tỷ đồng

100%

Lượng khách du
lịch (lượt người)

Tỉ lệ (%)

90%
80%

1400000


1200000

1022900

1000000

1050000

40%

20%
10%

1400000

1200000

50%

30%

1800000
1600000

1350000

70%
60%


2000000

1770000

864000

800000

707250
315650

600000
336000

370000 400000
200000

300000

0%
2007

tỉ lệ khách nội địa
tỉ lệ khách quốc tế
tổng lượng khách
khách du lịch quốc tế
khách du lịch nội địa

2008


2009

2010

0
Năm

Biểu đồ biểu thị tình hình tăng trưởng lượng khách du lịch đến
Đà Nẵng 4 năm 2007-2010

Có thể nói thị trường khách du lịch của Đà Nẵng đã không ngừng mở rộng về quy
mô..

12


Doanh thu
(tỉ đồng)

1400

1239

1200
1000

900
810.9

800


Tổng doanh thu

606

600
400
200
0
2007

2008

2009

2010 Năm

Biểu đồ biểu thị tốc độ tăng trưởng của doanh thu ngành

du lịch Đà Nẵng 4 năm 2007-2010

Hình 2 cho ta thấy rõ doanh thu của toàn ngành du lịch tăng nhanh và liên tục qua
4 năm 2007 – 2010. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu ngành du lịch
giai đoạn này là 28%. Doanh thu tăng nhanh năm 2007 là 606 tỉ đồng, năm 2007 tăng
lên 810.9 tỉ đồng năm 2008 tăng lên 900 tỉ đồng và năm 2011 tăng lên 1239 tỉ đồng.
* Giai đoạn 2016 – 2018
Bảng 3: Thống kê lượng khách và doanh thu ngành du lịch Đà Nẵng
qua các năm 2016 - 2018
Tổng lượng


Khách quốc tế

Khách nội địa

Tổng doanh

khách (triệu

(triệu người)

(triệu người)

thu (tỷ đồng)

người)
2016

5.51

1.66

3.84

16.000

2017

6.6

2.1


4.5

19.403

2018

7.8

3

4.8

24.060

13


Trong 10 năm qua. hoạt động của ngành du lịch Đà Nẵng đã đạt được kết quả khả
quan. Từ những số liệu thống kê doanh thu của ngành du lịch phía trên đề cập, một
phần doanh thu đó sẽ được đưa vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế như
thuế khởi hành phải trả ở các sân bay hoặc thuế phòng cộng thêm vào hóa đơn thanh
toán lưu trú tại khách sạn, thuế máy bay tiếp đất, thuế nhiên liệu máy bay hoặc thuế giá
trị gia tăng đổi với các hàng hóa dịch vụ,
Bên cạnh nhưng khoản thuế thu được, thành phố Đà Nang đã đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình công cộng đễ phục vụ dân sinh và phát
triển du lịch; đẩy mạnh các dự án đầu tư du lịch; mở rộng cơ sở lưu trú phục vụ du lịch;
xây dựng hàng loạt sản phẩm du lịch mới, có sức hấp dẫn và thu hut khách du lịch;
triến khai các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước; đầy mạnh
liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thừa Thiên-Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam với

chương trình giới thiệu "Ba địa phương - một điểm đến”.
c) Tạo cơ hội việc làm
Đà Nẵng đã thu hút được rất nhiêu các lao động và những người từ khăp nơi đến
sinh sống và làm việc, theo số liệu báo cáo của tổng cục thống kê thì tỉ lệ nhập cư ở Đà
Nẵng năm 2010 là 2.5% là khả quan nhưng ước tính đến năm 2015 thì con số đó đã lên
đến 3.8%. Theo số liệu tháng 6 năm 2013 tổng lượng lao động ngành du lịch trên địa
bàn TP Đà Nẵng gần 14.000 người song tỉ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên mồn
về du lịch chỉ chiếm 40,6%. Đội ngũ lao động trong hoạt động lữ hành khoảng 796
người (chiếm 5,7%), đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chiếm 4,2% nguồn nhân lực du
lịch.
Thông tin từ Hiệp hội du lịch TP Đà Nẵng, ước tính đến năm 2015, khách du lịch
đến Đà Nẵng đạt 4 triệu lượt, ngành du lịch cần thêm hơn 20.000 lao động. Trong khi
đó. số sinh viên tổt nghiệp mỗi năm chỉ đáp ứng 1/5 nhu cầu. Chưa kể nguồn nhân lực
chất lượng cao cho ngành du lịch lại thiếu trầm trọng hơn bao giờ hết. Mặc dù lượng
khách du lịch đến Đà Nẵng đang tăng nhanh qua các năm nhưng nguồn nhân lực để
phục vụ cho sự phát triển này vẫn chưa tương xứng và mang tính chắp vá. Do đó, hoạt
14


động du lịch thành phố Đà Nẵng đã mở ra cơ hội việc làm lớn cho người dân địa
phương và ngoại tỉnh.
d) Tạo cơ sở để giúp đỡ các vùng đặc biệt
Từ khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1 đến nay, ngành du lịch thành phố phát
triển vượt bậc với sự tăng trưởng không ngừng về lượng du khách, doanh thu và thị
trường. Hiện nay, ngành du lịch đã được Đà Nẵng chọn như một ngành trọng tâm trong
phát triển kinh tế của thành phố và đã có những đầu tư rất quan trọng.
Việc đầu tư cho ngành du lịch đã giúp các vùng đặc biệt tại Đà Nẵng có nhiều điều
kiện để phát triển hơn. Hiện nay, Đà Nẵng đã có rất nhiều vùng đặc biệt thu hút sự
quan tâm của một lượng lớn khách du lịch, có thể kể đến như: Bán đảo Sơn Trà, Bà Nà
Hills, đèo Hải Vân, danh thắng Ngũ Hành Sơn,

Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chỉ 10 km về phía Đông Bắc nhưng bán
đảo Sơn Trà lại sở hữu một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo nhờ thảm động thực vật đa
dạng cùng với hệ sinh thái biển phong phú. sở hữu cảnh quan thiên nhiên làm say lòng
người và địa thế tại một khu vực biệt lập với khu dân cư, bán đảo được chính quyền
thành phố Đà Nẵng cấp phép quy hoạch trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao
cấp. Từ một vùng đất say ngủ, giờ đây Sơn Trà đang chứng kiến sự chuyển mình rõ rệt.
2.1.2 Lợi ích về văn hóa - xã hội
Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ
bản của phồn vinh xã hội. Du lịch tạo ra nhiều việc làm ảnh hưởng tích cực đến sự ổn
định xã hội như: Không để cho các cộng đồng tan rã, giảm bớt việc thanh niên đi nơi
khác tiềm việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi cho người dân, từ đó giúp xóa đói, giảm
nghèo và giảm tệ nạn xã hội. Nhân lực phục vụ ngành du lịch của Đà Nẵng ngày càng
tăng, mỗi năm tăng trung bình 2.000 lao động trực tiếp. Tốc độ tăng trưởng thu nhập
bình quân đầu người của Thành phố cũng tăng cao qua từng giai đoạn và luôn cao hơn
bình quân chung của cả nước. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố
2283 USD thì năm 2016, con số này là 2980 USD. Kinh tế phát triển trong nửa nhiệm
15


kỳ 2015- 2020 đã giảm 3.100 hộ nghèo, đạt 86% chỉ tiêu. Ngoài ra, phát triển du lịch
còn giúp nâng cao trình độ nghiệp vụ của người dân. Hàng năm, các doanh nghiệp và
các hộ kinh doanh (ở chợ Hàn, chợ Cồn, kinh doanh bãi biển) được tham gia các
chương trình đào tạo miễn phí về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng giao tiếp với khách du
lịch, văn minh du lịch… Riêng trong năm 2016, đã có 28 lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch.

Nguồn: Cục thống kê thành phố Đà Nẵng

Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao nhờ việc phát triển du lịch.
Đà Nẵng đã phát triển các ngành dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục,...); cung
cấp các dịch vụ công cộng như vệ sinh môi trường, trang trí đường phố, an toàn vệ sinh

thực phẩm, quản lý, niêm yết giá… để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân thành phố
cũng như du khách. Thành phố cũng phát triển hệ thống giao thông thông minh, đầu tư
xây dựng hệ thống đường xá để tránh tình trạng ùn tắc, tạo sự thuận lợi trong đi lại cho
người dân. Hạ tầng công nghệ thông tin của thành phố cũng được nâng lên tầm cao
mới và đang tiệm cận với trình độ phát triển, năng lực phục vụ và chất lượng mạng
lưới đa dịch vụ của các nước tiên tiến. Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính
viễn thông chính của Việt Nam có trạm cập bờ cáp quang biển quốc tế, hạ tầng viễn
thông khá hiện đại với 60 đài vệ tinh phục vụ yêu cầu phát triển nhiều loại hình dịch vụ
tiên tiến, thỏa mãn đòi hỏi cao của khách hàng, phục vụ tốt cho đời sống dân sinh.
16


Phát triển du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và tu dưỡng đạo
đức cho con người. Thông qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, người
dân Đà Nẵng tăng sự hiểu biết đối với cảnh quan thiên nhiên, con người, lịch sử văn
hóa của thành phố, nhờ vậy khơi dậy niềm tự hào và tinh thần yêu quê hương cũng như
giúp người dân quan tâm và có trách nhiệm hơn đến việc gìn giữ các giá trị văn hóa và
bảo vệ cảnh quan môi trường của thành phố. Ngoài ra, thông qua hoạt động du lịch,
người dân được giao lưu với du khách, tăng cường hiểu biết, tiếp xúc với các nền văn
hóa khác làm phong phú đời sống tinh thần.
Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa lịch
sử, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mĩ nghệ. Du lịch còn tạo ra
khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị
tàn lụi. Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian: đưa vào
khai thác phục vụ khách du lịch các chương trình diễn nghệ thuật tuồng, nghệ thuật Bài
chòi, các hoạt động văn hóa lễ hội hai bên bờ sông Hàn, khai thác các công trình văn
hóa như Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Đà Nẵng, danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Ngoài ra, việc phát triển du lịch cũng giúp cho thành phố trở nên năng động hơn
cùng với các chương trình, sự kiện văn hóa – thể thao – du lịch như: Cuộc thi trình diễn
pháo hoa quốc tế, Đua thuyền buồm vòng quanh thế giới – Clipper Race 2015-2016,

Hội chợ du lịch quốc tế, Đại hội Thể thao bãi biển châu Á (ABG) lần thứ 5…, tiếp tục
nâng cao hình ảnh thành phố Đà Nẵng.
2.1.3 Lợi ích về môi trường
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu
các nguồn tài nguyên và môi trường. Du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các
vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng nhờ các dự án phát triển du lịch
sinh thái. Các tour ngắm voọc, lặn ngắm san hô, câu cá đã được Ban quản lý Bán đảo
Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng xây dựng nhằm đưa vào khai thác góp phần
giúp du khách ý thức hơn trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn môi
trường. Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi
17


trường và nâng cao ý thức của người dân cũng như du khách. Các doanh nghiệp lữ
hành tại Đà Nẵng đã đưa vào chương trình du lịch những tour như: đi bộ, đạp xích lô,
đi xe đạp đồng hành kết hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường và đã nhận được sự
hưởng ứng tích cực từ cộng đồng dân cư và du khách.
Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có
các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua
nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.
Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng
hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh
tế nhờ tạo thêm việc làm ở các khu du lịch.
Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho thành phố Đà Nẵng nhờ các dự án phát triển du
lịch thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác
nước nhân tạo. Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành thành phố du lịch bền vững với môi
trường đã tạo ra nhiều lợi ích như đường phố được vệ sinh, trang trí; hệ thống cây
xanh, vườn hoa, công viên được xây dựng. Bên canḥ đó, cộng đồng dân cư và doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng hành đôngg̣ vìmôi trường thông qua các
phong trào "Tết trồng cây", "Ngày Chủ nhật xanh - sạch - đẹp", cuộc thi "Mô hình tiêu

biểu phát triển cây xanh"…đã phủ xanh nhiều tuyến phố; những khu đất trống được
thay thế bằng khu vườn hoa xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra, du lịch góp phần phát triển cảnh
quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch nhờ việc tu sửa nhà cửa thành những cơ sở
du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia
tăng phương tiện công cộng, phát triển hệ thống đường sá, thông tin, năng lượng.
2.2 Phân tích chi phí
2.2.1 Chi phí về kinh tế
a) Chi phí chi từ ngân sách của thành phố:
Nắm rõ được tầm quan trọng của ngành dịch vụ, ngành mũi nhọn để phát triển
kinh tế, văn hóa của thành phố, lãnh đạo chính quyền Đà Nẵng đã liên tục giành những

18


khoản ngân sách không nhỏ nhằm đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, quảng bá và quy
hoạch tổ chức các hoạt động du lịch của thành phố.
Trong năm 2018, UBND Thành phố Đà Nẵng đã triển khai đề án phát triển du
lịch năm 2018 với tổng kinh phí thực hiện 14,4 tỷ đồng. Đề án tập trung phát triển
mạnh lĩnh vực dịch vụ, nâng cấp chất lượng và hình thành sản phẩm du lịch như du
lịch sinh thái, làng quê, đường sông…tăng cường quản lý cơ sở lưu trú, cơ sở đạt
chuẩn, quản lý lữ hành và các khu điểm, đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá xúc tiến du
lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với đó là đẩy mạnh tham gia các
hội chợ quảng bá du lịch trong và ngoài nước, đón các đoàn Famtrip và báo chí đến
quảng bá du lịch, Đà Nẵng còn liên kết du lịch với các địa phương trong và ngoài
nước, thành lập đại diện du lịch tại Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trong năm 2019 tiếp theo, UBND thành phố dự định dành 18 tỷ đồng đầu tư cho
ngành du lịch, bao gồm các hoạt động đã được phê duyệt và đang từng bước triển khai
như: Nâng cấp chất lượng và hình thành sản phẩm du lịch sinh thái, làng quê, đường
sông…, các sự kiện Du lịch, công tác tài nguyên, môi trường du lịch, quản lý cơ sở lưu
trú, cơ sở đạt chuẩn, đơn vị lữ hành, vận chuyển, khu điểm du lịch; Tuyên truyền,

quảng bá xúc tiến du lịch như xuất bản ấn phẩm du lịch, tham gia hội chợ, roadshow
trong và ngoài nước, Famtrip, đào tạo nguồn nhân lực du lịch cán bộ quản lý nhà nước
và hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho doanh nghiệp.
b) Chi phí đầu tư từ các dự án có vốn đầu tư tư nhân và nước ngoài (FDI)
Từ năm 2006 chỉ có 29 dự án đầu tư về du lịch, tổng số vốn đầu tư 553,6 triệu
USD. Đến năm 2010, thành phố có 55 dự án đầu tư về du lịch với số vốn lên đến
2.835,7 triệu USD. Trong đó có 10 dự án FDI đầu tư 1.212 triệu USD.
Từ năm 2013 đến 2015, sẽ có 53 dự án đầu tư du lịch đi vào hoạt động trước mắt
là các KDL Crowne Plaza, Vinacapital và sân golf, Sơn Trà resort spa, Vinpearl Đà
Nẵng, cao ốc Azura, Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort của Sun Goup...
Phấn đấu đón du khách đến năm 2015 đạt 4 triệu trong đó có 1 triệu khách quốc tế.

19


Trong năm 2019, Đà Nẵng dự kiến sẽ tập trung kêu gọi đầu tư 44 dự án. Trong
đó, ưu tiên kêu gọi các dự án công nghiệp công nghệ cao, các dự án liên quan đến phát
triển thành phố thông minh và cũng phê duyệt 16 dự án trọng điểm để đàm phán và xúc
tiến đầu tư nước ngoài trong năm nay. Một số dự án du lịch có thế kể đến là:
• Dự án của Công ty TNHH Đầu tư SUN FRONTIER nhận Quyết định chủ
trương đầu tư cho Dự án Tháp Ven Sông tại Phường Bình Thuận, quận Hải
Châu, dọc bờ Tây sông Hàn, thành phố Đà Nẵng với tổng vốn đăng ký đầu
tư 1.280 tỷ đồng.
• Dự án Trường Đua ngựa và Dự án Trung tâm huấn luyện và nhân giống
ngựa, dự kiến vốn đầu tư 200 triệu USD. Mục tiêu của dự án là xây dựng
khu tổ hợp giải trí đua ngựa và Trung tâm huấn luyện, nhân giống ngựa.
• Dự án bất động sản đường Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà,
với mục tiêu xây dựng Khu tổ hợp Trung tâm tài chính, casino, nghỉ
dưỡng.
2.2.2 Chi phí về văn hóa

Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt. Câu chuyện phát
triển du lịch làm biến sắc văn hóa vùng miền đã và đang là câu chuyện nóng xảy ra ở
nhiều điểm du lịch ở nước ta. Do xu hướng phát triển ồ ạt, không có chiến lược và quy
hoạch dài hạn, việc chạy theo lợi nhuận trước mắt đang dần khiến nhiều nét đẹp văn
hóa vùng miền bị thay thế bởi xu hướng thời đại. Đà Nẵng thực tế đang xuất hiện một
số biểu hiện của vấn đề này.
a) Chạy đua để theo khách nước ngoài
Đà Nẵng là một điểm đến thu hút không chỉ khách trong nước mà còn cả một
lượng lớn khách nước ngoài. Khi không có một sự quy hoạch về văn hóa, kinh doanh
rõ ràng từ phía người đứng trên, người dân làm du lịch có xu hướng cố gắng phục vụ
những du khách họ thấy nhiều để kiếm được lợi nhuận nhanh chóng. Một xu hướng

20


của các nhà kinh doanh tại Đà Nẵng là chạy theo số đông khách nước ngoài đến với
thành phố.
Trước đây, khách nước ngoài tới thành phố chiếm phần đông là người Trung
Quốc, sau đó cho đến hiện nay, khách nước ngoài đến Đà Nẵng phần đông chuyển
hướng sang Hàn Quốc. Mấy năm trước, khi đến Đà Nẵng người ta sẽ dễ dàng thấy có
khá nhiều những nhà hàng, điểm đến mang hơi hướng văn hóa Trung Quốc. Còn hiện
nay thì Đà Nẵng cũng có sự chuyển mình dần dần để phù hợp với các du khách Hàn
Quốc.
Xu hướng này cũng đã thể hiện rõ những bất lợi của nó. Khi thành phố chạy theo
thu hút những du khách nước ngoài bằng cách học theo văn hóa của họ, thì Đà Nẵng sẽ
không giữ và thể hiện rõ được nét đặc trưng của thành phố. Người đến thành phố và
quay lại vài năm sau có thể thấy sự khác biệt nhiều nhưng lại không phải sự thay đổi
do phát triển, mà là sự thay đổi do chuyển hướng ngắn hạn. Bên cạnh đó là những chi
phí tài chính tốn kém của tư nhân để chạy theo khách hàng trong khi đó không phải
một xu hướng dài hạn.

Chính chính quyền thành phố cũng nhìn thấy những bất cập nay trong cách kinh
doanh của người dân hiện nay. Tuy nhiên, để đưa ra được một chiến lược dài hạn cho
thành phố vẫn đang là một bài toán khó mà chính quyền đang tìm cách giải đáp.
b) Văn hóa không còn được thể hiện đúng
Khi du lịch tại Đà Nẵng chưa thực sự phát triển, khách du lịch có thể đến nhìn
và trải nghiệm một Đà Nẵng đúng với bản chất văn hóa, đúng những con người Đà
Nẵng hiền hòa mến khách. Khi du lịch tại Đà Nẵng phát triển, rất nhiều người ở nơi
khác đến đây để tìm kiếm cơ hội phát triển nhờ ngành du lịch đang lên của thành phố.
Đà Nẵng không còn là một nơi chỉ có người Đà Nẵng hiền hòa mến khách, nói giọng
Đà Nẵng, sống với phong cách người Đà Nẵng.
Khi thành phố phát triển, giống như Hà Nội bây giờ, sẽ có rất nhiều người nhập
cư đến sinh sống với nhiều nét văn hóa khác nhau. Bây giờ ra đường Hà Nội, thật khó
mà còn tìm được cái nét duyên dáng của người gốc Hà Thành. Khách du lịch đến Đà
21


Nẵng bây giờ không còn dễ dàng để tìm và nói chuyện với một người gốc Đà Nẵng
như trước để hiểu hơn về con người nơi đây. Họ có thể bắt gặp một người nhập cư,
hoặc người Đà Nẵng làm du lịch, cách thể hiện sẽ không còn được tự nhiên chất phác
như trước.
Du lịch phát triển cũng khiến giá nhà đất của thành phố tăng cao. Những năm gần
đây, nhiều người dân địa phương bán nhà cho người nơi khác khi được giá tốt. Những
khu vực đất địa thế nhan nhản là khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch, hoặc là nhà của
người dân được xây dựng theo dạng homestay hay nhà nghỉ để kiếm lời, không còn là
nơi người dân sống thể hiện bản sắc người Đà Nẵng.
Ở chùa Linh Ứng, bây giờ người ta còn bắt gặp cảnh các hàng quán chạy theo
mồi chài khách, đi theo khách đến tận khi mời bằng được người ta vào quán mình, đến
mức chính người dân địa phương cũng thấy sợ và nhiều khi phải né sang lối khác.
Nhưng những người chèo kéo khách đó được cho là toàn nói giọng Bắc. Người ta cho
rằng người Đà Nẵng hiền lành không bao giờ chèo kéo khách, hoặc chỉ đứng ngoài

mời một câu thôi. Văn hóa kinh doanh ở nhiều nơi mang đến khiến cho khách du lịch
cảm thấy có sự khó chịu khi trải nghiệm ở đây. Nhưng chắc chắn nếu họ chỉ gặp đúng
người Đà Nẵng thì họ sẽ không có những trải nghiệm như vậy.
Trong một tương lai không hề xa, du lịch sẽ đem đến cho Đà Nẵng thật nhiều dân
nhập cư đến phát triển các dịch vụ. Khi đó nếu như những người ở lại và cả những
người mới đến không cố gắng giữ những nét đẹp vốn có của chính Đà Nẵng, thì thành
phố sẽ trở nên vô hồn, chỉ chăm chăm kiếm lấy những lợi nhuận trước mắt nhờ những
dịch vụ chạy theo khách hàng, và một ngày nhìn lại sẽ không còn những văn hóa
truyền thống của nó nữa.
2.2.3 Chi phí về giao thông
a) Văn hóa giao thông
Người Đà Nẵng luôn chấp hành cực tốt luật giao thông, nhưng hình ảnh chung về
một thành phố Đà Nẵng chấp hành tốt luật lệ giao thông sẽ thu hẹp dần khi thành phố
có nhiều hơn những người từ nơi khác đến.
22


Người Đà Nẵng đi xe rất văn minh, hầu hết họ không vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè,
hay quá lắm là lấn làn. Nhưng có một điều đặc biệt ở đây, là cảnh sát giao thông luôn
phạt đúng luật với người dân địa phương, nhưng lại thường nương tay, bỏ qua, nhắc
nhở nhẹ nhàng đối với người từ nơi khác đến, mà thường được coi là khách du lịch. Vì
thế mà cái văn hóa chấp hành luật giao thông của người Đà Nẵng đã dần bị pha loãng
bởi khách du lịch và dân nhập cư. Bây giờ ở đây, những hình ảnh xe cộ vượt đèn đỏ, đi
lên vỉa hè, và các hành động vi phạm luật giao thông khác đang ngày càng nhiều lên.
Người không tìm hiểu kĩ có thể sẽ nghĩ văn hóa giao thông của người Đà Nẵng không
tốt, khi đó hình ảnh về Đà Nẵng trong mắt du khách sẽ lại có thêm một điểm trừ. Tuy
nhiên, câu chuyện tạo văn hóa giao thông thì sẽ dễ cho dân địa phương, chứ còn giáo
dục đối với khách du lịch sẽ là một vấn đề khó cho thành phố.
b) Ùn tắc giao thông
Khi thành phố trở nên đông người, thì việc cơ sở hạ tầng giao thông cũng nhận

thêm áp lực là chuyện đương nhiên. Ở Hà Nội người ta đã quen với tắc đường, với việc
chen lấn từng mét đường để về nhà. Nhưng Đà Nẵng trước đây gần như không có tắc
đường, đường không quá lớn nhưng luôn thông thoáng đủ để lưu thông các phương
tiện. Giờ thì Đà Nẵng cũng không còn thông thoáng như trước, nhưng cũng chưa chen
chúc nhau như Hà Nội. Nhưng người Đà Nẵng thì đã bắt đầu cảm thấy chen chúc hơn
trước đây, khi con đường của họ không còn được thông thoáng dễ đi như trước. Đà
Nẵng vẫn ở trên đà phát triển du lịch, tức là một tương lai có thật nhiều dân nhập cư và
khách du lịch tạo áp lực cho hệ thống giao thông sẽ xảy ra. Khi đó, Đà Nẵng sẽ phải có
những kế hoạch dự tính, quy hoạch từ trước để đảm bảo giữ được sự thông thoáng của
thành phố trước đây.
2.2.4 Chi phí xã hội
Như đã nêu ở trên, người địa phương và người nhập cư có rất nhiều điểm khác
biệt trong văn hóa. Tuy nhiên điều có thể gây mâu thuẫn chính giữa họ là vấn đề việc
làm. Đối với người nhập cư, thường họ sẽ có yêu cầu thấp hơn đối với mức lương. Do
23


họ là người nơi khác đến, họ khó khăn hơn trong lựa chọn nghề nghiệp, và họ cần có
việc sớm để đảm bảo cuộc sống tồn tại ở thành phố. Trong khi đó, người dân địa
phương không có nhiều áp lực như người nhập cư, nên họ kén chọn và có yêu cầu cao
hơn về công việc. Điều đó tạo nên một xu hướng trong các nhà tuyển dụng hiện nay là
thích người nhập cư hơn người gốc Đà Nẵng vì thường có yêu cầu thấp hơn về lương.
Nhiều người địa phương thậm chí còn nói rằng họ ghét người nhập cư, vì họ
không chỉ có những nét văn hóa khác, mà còn lấy mất việc làm của người dân bản địa.
Đây có thể là một mâu thuẫn không quá gay gắt, nhưng là một vấn đề cần được giải
quyết để đảm bảo sự hòa hợp giữa người dân địa phương và người nhập cư để đảm bảo
họ có thể chung sống trong một thành phố, khi trong tương lai Đà Nẵng sẽ hút rất
nhiều người nhập cư trên con đường phát triển du lịch.
2.2.5 Chi phí môi trường
a) Tốn kém tài nguyên từ du lịch

Du lịch là một trong những ngành khá tốn kém về tài nguyên. Ở Đà Nẵng, người
Trung Quốc vẫn chiếm một lượng lớn trong tỉ lệ khách nước ngoài đến đây. Trong khi
đó, một nét tính cách khá đặc trưng trong văn hóa của họ là lấy bằng hết tất cả những
gì có thể khi đã trả tiền cho dịch vụ. Điều đó không chỉ xảy ra đối với chỉ người Trung
Quốc mà còn nhiều du khách châu Á khác để cả người Việt Nam. Kể cả khi họ không
thực sự có nhu cầu, như đồ ăn, đồ dùng một lần trong khách sạn, nhưng do họ đã trả
tiền nên họ sẽ tận dụng cho bằng hết. Một quy tắc thông dụng trong các khách sạn đó
là khăn tắm, ga trải giường phải được thay hàng ngày cho dù nó sạch hay bẩn, chỉ cần
là có khách trong phòng, nguyên tắc này lại cực kì tốn nước. Cho dù du khách đã trả
cho dịch vụ họ sử dụng, hay dù nhà hàng, khách sạn đã có nhận tiền nhưng tài nguyên
thiên nhiên sẽ không thể hồi lại nhờ những chi phí mà khách bỏ ra.
Như vậy đối với ngành du lịch, đề nó đảm bảo sự bền vững trong sử dụng tài
nguyên, thì việc trả tiền của du khách là chưa đủ. Tiết kiệm tài nguyên và sử dụng vừa
đủ nhu cầu là điều cần thiết để cho hoạt động du lịch giảm tác hại tới môi trường, chứ
không chỉ trong cuộc sống của người dân.
24


b) Vấn đề từ rác thải
Đà Nẵng, cũng như các tỉnh thành khác, vẫn coi rác thải là một vấn đề chưa có
một cách giải quyết dài hạn bền vững. Khi du lịch phát triển, tài nguyên bị sử dụng
nhiều, đồng nghĩa với chuyện rác thải bị tạo ra nhiều hơn nữa. Thói quen sử dụng đồ
một lần sẽ càng trở nên rộng rãi hơn nữa trong ngành du lịch. Phần lớn khách du lịch
không thực sự quan tâm đến điều này, vì họ có đầy đủ các dịch vụ có thể hỗ trợ họ
trong suốt quá trình du lịch. Ở khách sạn sẽ có bàn chải dùng một lần, mỹ phẩm tuýp
nhỏ, ở chợ họ có thể dễ dàng mua đồ ăn take away, các cuộc picnic, dã ngoại hoàn toàn
có thể sử dụng bát, đĩa dùng một lần. Rất nhiều rác thải nhựa cũng không được người
dùng để ý để vứt đúng chỗ, người sử dụng, có thể người dân địa phương hay khách du
lịch, vẫn cứ tiện tay vứt ở bất kì đâu họ thấy tiện, tạo một cảnh quan không đẹp cho
thành phố. Những rác thải vô cơ đang bị lạm dụng đó, cùng với các loại rác thải khác,

như đồ ăn thừa trở thành rác thải hữu cơ, sẽ trở thành một hỗn hợp các loại rác thải vừa
gây mùi vừa khó phân hủy. Ở Hà Nội người ta có khu Nam Sơn, Xuân Sơn, thì Đà
Nẵng có Khánh Sơn, cũng là nơi tập kết rác của cả thành phố. Ở đây họ cũng không có
một công nghệ, quy trình tiên tiến nào để xử lí rác hết, chỉ có chôn và đốt là những
biện pháp đang được sử dụng ở thời điểm hiện tại.
Cũng giống như câu chuyện bãi rác Nam Sơn ở Hà Nội, bãi rác Khánh Sơn cũng
gây ra rất nhiều vấn đề cho đời sống cư dân xung quanh. Việc đốt rác tại nhà máy tại
đây khiến bầu không khí của khu vực xung quanh ô nhiễm nghiêm trọng, nước thải của
nhà máy, mùi hôi thối của rác chất đống gây ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của những
người dân sống trên địa bàn. Môi trường ô nhiễm không chỉ gây khó chịu mà còn khiến
những đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ nhỏ mắc bệnh. Trong nhiều năm qua,
người dân khu vực nhiều lần kiến nghị, nói lên những bức xúc của mình về vấn đề này
với những bên có trách nhiệm, cũng đã có những cuộc đối thoại trực tiếp giữa người
dân và chính quyền. Năm 2009, người đứng đầu thành phố cũng đưa ra tuyên bố về
việc di dời nhà máy xử lý rác. Tuy nhiên, cho đến nay cũng đã 10 năm trôi qua, trải qua
nhiều lần yêu cầu từ phía người dân, thành phố vẫn chưa đưa ra được một kế hoạch cụ
thể nào. Trong thời gian ấy, bãi rác lại đang ngày càng phình to ra do tốc độ xả rác
25


của người dân cũng như du khách. Đây có lẽ vẫn là một bài toán đau đầu của chính
quyền thành phố, khi bao nhiêu tiền từ du lịch đổ vào cũng khó mà giải quyết được câu
chuyện về rác thải. Trong khi đó thì người dân khu vực xung quanh vẫn đang chịu
những tác động nghiêm trọng khi là bãi rác của cả thành phố.
2.2.6 Một số vấn đề khác
a) Nguồn thu du lịch không hoàn toàn về thành phố.
Đà Nẵng có nguồn doanh thu từ du lịch rất lớn ( như số liệu đề cập ở trên), tuy
nhiên doanh thu này không hoàn toàn về thành phố. Đối với phần đông du khách châu
Á, đặc biệt là khách Trung Quốc và Hàn Quốc, họ có xu hướng ưu tiên lựa chọn các
dịch vụ của các doanh nghiệp đất nước họ. Như vậy thì một phần doanh thu nằm trên

giấy tờ lại quay lại đất nước của những du khách này, chứ không phải doanh thu của
Đà Nẵng để phục vụ cộng đồng.
b) Bó hẹp suy nghĩ của người dân
Khi du lịch địa phương phát triển, con người thường chạy theo xu hướng chung
để làm giàu thay vì tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Trẻ em thường được giáo dục
định hướng vào các nghề nghiệp trong lĩnh vực du lịch để đảm bảo dễ dàng có việc
thay vì tìm kiếm những lĩnh vực khác phù hợp hơn với bản thân. Như vậy, công việc để
kiếm sống có thể đảm bảo, nhưng lại có thể hạn chế sự sáng tạo, phát triển.

26


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP
3.1 Đánh giá chung về lợi ích chi phí của phát triển du lịch Đà Nẵng
3.1.1 Đánh giá về mặt lợi ích:
a) Lợi ích tài chính
Những lợi ích về mặt kinh tế mà ngành du lịch đem lại cho người dân và chính
quyền Đà Nẵng là vô cùng lớn, du lịch luôn chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong đóng
góp GDP cho toàn thành phố, tốc độ tăng trưởng GDP từ những năm 2000 đến nay
luôn đạt ở mức ổn định, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Đà Nẵng luôn nằm trong top đầu
cả nước chính là nhờ nguồn thu khổng lồ từ khách du lịch đến thành phố này. Ngoài ra,
việc phát triển ngành du lịch cũng đã thúc đẩy việc phát triển các vùng kinh tế khác của
Đà Nẵng, kích thích sản xuất, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng đánh bắt phát triển
và mở rộng hơn.
b) Lợi ích phi tài chính
Đối với người dân địa phương, du lịch đã mở ra những hướng kinh doanh, phát
triển mới cho họ, đem lại cơ hội với những nguồn thu nhập ổn định từ chính các sản
phẩm đánh bắt, thủ công của thành phố. Tạo ra hàng ngàn cơ hội việc làm mới hàng
năm nhờ sự phát triển của dịch vụ lữ hành, khách sạn, nhà nghỉ, giúp họ nâng cao chất
lượng, trình độ tay nghề công nhân và nhân viên, mở rộng nhiều kĩ năng như ngôn ngữ

và quảng cáo. Từ đó xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và trình độ
văn hóa của người dân. Khi người dân đã hiểu biết nhiều, thì chất lượng môi trường,
giáo dục theo đó cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
3.1.2 Đánh giá về mặt chi phí
Lợi ích thì luôn luôn đi kèm với chi phí, giai đoạn 2017 – 2020 hiện nay chính là
giai đoạn mà theo các chuyên gia đánh giá là du lịch Đà Nẵng đang phát triển nóng và
đã đạt đến ngưỡng nếu không giải quyết các vấn đề đặt ra thì sẽ vấp phải những xung

27


×