Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

149 t3 BAO nghiên cứu nhân tố a hưởng rủi ro đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.51 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC …………….
======

ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG RỦI RO ĐẠO ĐỨC

Sinh viên thực hiện: ........................
Lớp: .....................

......., năm 2020


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG RỦI RO ĐẠO ĐỨC

1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái niệm
Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ kinh tế học và tài chính được sử dụng để chỉ
một loại rủi ro phát sinh khi đạo đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái. Rủi ro đạo đức là
một kiểu thất bại thị trường nảy sinh trong môi trường thông tin phi đối xứng.
Theo Dembe và Boden (2000) thì thuật ngữ moral hazard được các nhà cung
cấp dịch vụ bảo hiểm Anh quốc đặt ra từ thế kỷ 17. Vào thập niên 1960, các nhà kinh
tế học Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng thường xuyên thuật ngữ moral hazard để chỉ tình trạng
kém hiệu suất nảy sinh từ loại rủi ro như trên. Sau này, thuật ngữ moral hazard được sử
dụng trong bối cảnh nhấn mạnh các yêu tố tâm lý hơn. Ở nhiều nước, người ta chấp
nhận cách gọi tên thuật ngữ bằng tên gốc tiếng Anh, hoặc phiên âm tên tiếng Anh này
sang tiếng nước mình (như người Nhật phiên âm thành "moraru hazādo"). Ở Việt Nam,
moral hazard được dịch thành nhiều tên gọi như "rủi ro đạo đức", "nguy cơ đạo đức",
"hiểm nguy đạo đức", "mối nguy đạo đức", "suy thoái đạo đức", "tâm lý ý lại", "tính ỷ
lại", "ỷ thế làm liều", "chơi lận", hoặc có khi giữ nguyên "moral hazard".
Rủi ro đạo đức nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông tin


phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo
hướng làm lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế
thông tin. Hành vi tha hóa theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên
kém ưu thế thông tin cho là không đứng đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình.
Một dạng đặc biệt của hiện tượng rủi ro đạo đức là vấn đề đại lý. Bên ủy thác là
bên kém ưu thế thông tin, còn bên được ủy thác (đại lý) là bên có ưu thế thông tin. Bên
ủy thác không giám sát được đầy đủ hành vi của bên nhận ủy thác, và bên nhận ủy thác
hiểu được điều này. Tình trạng này khiến cho bên được ủy thác tự nhiên nảy sinh động
cơ hành động theo hướng mà bên ủy thác cho là không phù hợp.


1.1.2. Lý thuyết người đại diện
Jensen và Meckling (1976) [trong tác phẩm “Lý thuyết về công ty: Hành vi nhà
quản trị, chi phí người đại diện và cấu trúc sở hữu” đã giới thiệu các quan điểm của
mình về lý thuyết người đại diện. Đây là một trong những tác phẩm được trích dẫn
nhiều nhất trong gần 3 thập kỷ qua của giới học giả kinh tế, tài chính khi nghiên cứu
các vấn đề liên quan đến chi phí người đại diện (agency cost). Lý thuyết này đã được
nghiên cứu từ trước và có cơ sở từ tâm lý học đó là: con người vốn có khuynh hướng
cá nhân (individualistic), cơ hội (opportunistic), và tư lợi (self-interest); tuy nhiên vấn
đề ở đây là làm sao để các cá nhân dung hòa lợi ích để cùng có lợi và phát triển.
Nghiên cứu này của Jensen và Meckling thường được trích dẫn ở các nội dung chính
sau đây:
Một là, chủ thể (principal) hay chủ sở hữu vốn (shareholders) và người đại diện
(agent) hay nhà quản trị (managers) luôn có sự đối nghịch về lợi ích. Người sở hữu vốn
quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng là lợi ích của chính họ). Trong khi đó,
nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích cổ đông mà thường chỉ quan
tâm đến lợi ích của mình là chính (lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị
trí công tác của mình).
Hai là, việc không đồng nhất lợi ích giữa chủ sở hữu vốn và người đại diện hay
nhà quản trị làm phát sinh một loạt chi phí. “Agency Cost” (tạm dịch là chi phí người

đại diện, hay còn gọi là chi phí Giám đốc) bằng 0 (không) khi chủ sở hữu đồng thời là
Giám đốc công ty, tức là, Giám đốc sở hữu toàn bộ vốn của công ty (principal và agent
là một).
Ba là, chi phí Giám đốc càng lớn khi Giám đốc sở hữu ít hoặc không sở hữu cổ
phiếu công ty.
Trên cơ sở đó, các nhà kinh tế tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ người đại
diện, cũng như về các loại chi phí Giám đốc. Những nghiên cứu tiếp theo cho thấy một
số kết quả như sau:


– Giám đốc sẵn sàng lựa chọn các dự án sinh lợi thấp cho công ty nếu lợi ích
của mình được đảm bảo và khó có thể chứng minh được thiệt thòi về phía công ty.
– Cổ đông có khuynh hướng chấp nhận rủi ro (risk-preference) cao hơn nhiều so
với Giám đốc vì cổ đông có thể đa dạng hóa đầu tư vào nhiều công ty, còn Giám đốc
làm thuê thì thu nhập chủ yếu từ công ty. Vì vậy, Giám đốc có khuynh hướng né tránh
rủi ro (risk-averse) trong việc lựa chọn chiến lược kinh doanh cho công ty, vì khi chấp
nhận rủi ro, nếu sinh lợi cao thì không được hưởng như cổ đông. Ngược lại, nếu không
thành công thì nguy cơ mất việc cao. Từ đó, Giám đốc sẵn sàng bỏ qua các cơ hội làm
lợi cho cổ đông.
– Giám đốc sẵn sàng gây dựng tên tuổi cá nhân mình bằng cách đầu tư vào các
dự án đồ sộ, sinh lợi thấp nhưng sử dụng nhiều kinh phí. Giám đốc ưa thích xây nhà
cửa, mua phương tiện đi lại nhiều tiền để chứng minh vị thế của mình và hưởng lợi
trên chi phí mà cổ đông phải chịu.
– Giám đốc có khuynh hướng đầu tư ngắn hạn, quan tâm tới công việc, vị trí
của mình hơn là mạo hiểm để mang lại lợi ích dài hạn cho công ty. Giám đốc có
khuynh hướng đầu tư mạnh cho quảng cáo để gián tiếp quảng bá mình và nhận hoa
hồng, nhưng có khuynh hướng ngược lại đối với chi phí nghiên cứu phát triển (R&D)
vì chi lớn có thể làm giảm lương, thưởng, còn cái lợi về dài hạn của R&D thì Giám đốc
có thể không được thụ hưởng.
– Giám đốc có khuynh hướng không thích vay nợ vì sẽ bị kiểm soát bởi các bên

cho vay trong việc sử dụng vốn của mình.
– Chi phí Giám đốc liên quan trực tiếp đến mức độ phân tán hay tập trung của
vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu phân tán khiến các cổ đông có thể thiếu quyền hạn
trong việc giám sát Giám đốc, dẫn đến tình trạng cổ đông này cho rằng cổ đông kia đã
giám sát (free-rider).
Các nghiên cứu cho thấy Giám đốc thường ít có khuynh hướng trả cổ tức
(devidend payout) vì muốn lưu giữ ngân quỹ cao để làm vùng đệm cho những chi tiêu,


đồng thời làm giảm khả năng công ty phải đi vay khi đó Giám đốc sẽ bị đánh giá về
hiệu quả, năng lực qua hoạt động sử dụng vốn.
Theo lý thuyết người đại diện, chi phí Giám đốc chỉ bằng không khi chủ sở hữu
vốn cũng chính là Giám đốc công ty. Những loại hình công ty cổ phần là rất phổ biến
trong nền kinh tế thị trường và các Giám đốc thường được thuê từ bên ngoài, nên các
chi phí này là không thể tránh khỏi khi Giám đốc và cổ đông luôn không đồng nhất về
lợi ích như đã đề cập.
Với mục đích làm cho lợi ích và mục đích của chủ sở hữu vốn và Giám đốc làm
thuê trở nên đồng nhất, một số biện pháp mà các công ty thường áp dụng để làm giảm
chi phí Giám đốc đó là:
(i) Biện pháp khuyến khích (incentive mechanisms). Trả lương phù hợp cho
Giám đốc, tạo điều kiện để Giám đốc trở thành cổ đông của công ty bằng việc thưởng
cổ phiếu, quyền chọn mua cổ phiếu (stock options) để việc tăng giảm giá trị công ty
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi Giám đốc, từ đó buộc họ phải hành xử theo lợi ích
của các cổ đông.
(ii) Thuê thành viên HĐQT độc lập bên ngoài (ousider director) để giám sát các
quyết định của Giám đốc nhằm làm giảm chi phí Giám đốc tốt hơn các thành viên bên
trong.
(iii) Đề cao năng lực của Giám đốc trong sử dụng lao động vì Giám đốc là
người có khả năng và quan tâm đến việc đánh giá thị trường lao động, có năng lực
quan tâm nhiều hơn đến uy tín của mình, đồng thời có năng lực có khuynh hướng hành

xử vì lợi ích của cổ đông do có khả năng được tăng thu nhập vì sự thành công của công
ty.
(iv) Tăng cường giám sát Giám đốc thông qua các cổ đông lớn ngoài công ty
(block holder) do các cổ đông lớn ngoài công ty có tác dụng giám sát công việc của
Giám đốc tốt hơn nhiều cổ đông nhỏ phân tán.
(v) Gắn công nợ với việc chi trả cổ tức: Chủ nợ có tác dụng giám sát việc chi
tiêu thiếu hiệu quả của Giám đốc. Chi trả cổ tức làm giảm ngân quỹ để khi công ty có


cơ hội tăng trưởng, buộc phải huy động bên ngoài thay vì sử dụng lợi nhuận giữ lại.
Việc này sẽ tạo điều kiện để Giám đốc được giám sát chặt chẽ hơn.
Cùng với nghiên cứu của Jensen & Meckling (1976) , một nghiên cứu khác về
chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu sau đó đã được thực hiện bởi Fama & Jensen
(1983). Nghiên cứu này đưa ra kết luận rằng trong một công ty luôn có sự tách biệt
giữa quyền sở hữu và kiểm soát. Nói cách khác, người sở hữu thực sự của công ty
không tham gia vào việc quản lý công ty và chi phí đại diện sẽ xuất hiện vì tình trạng
bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và các cổ đông. Nhà quản lý có nhiều thông
tin về tình hình công ty và họ sẽ dùng quyền quản lý để trục lợi cho bản thân.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu thực nghiệm khác tìm hiểu về ảnh hưởng
của mức độ sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức đến chi phí đại diện. Chẳng hạn, các
nghiên cứu của Brickley, Lease & Smith (1988) hay Agrawal & Mandelker (1990) đều
cho rằng do đặc tính riêng có so với các cổ đông là cá nhân, các nhà đầu tư tổ chức
hoàn toàn có đủ khả năng và động lực để đóng vai trò như những kiểm soát viên trong
công ty, do đó có thể làm giảm chi phí đại diện. Mak & Li (2001) cho rằng Chính phủ
thường có xu hướng kém chủ động trong việc kiểm soát khoản đầu tư của mình, đồng
thời do việc huy động vốn dễ dàng hơn, dẫn đến hiện tượng các công ty có vốn đầu tư
Nhà nước có cơ chế kiểm soát công ty kém hơn. Nói cách khác, các công ty có vốn đầu
tư Nhà nước thường sẽ làm tăng chi phí đại diện. Ang, Cole& Lin (2000) đã thực hiện
nghiên cứu trên những công ty chưa niêm yết tại Mỹ và kết luận rằng chi phí đại diện
tăng lên đáng kể ở những công ty được quản lý bởi một

Giám đốc không phải là cổ đông của công ty. Ngoài ra, chi phí đại diện và số
lượng cổ phần của nhà quản lý công ty có mối quan hệ nghịch biến nhau. Chi phí đại
diện tăng lên cùng với số lượng những cổ đông không nằm trong bộ phận quản lý công
ty. Tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài cũng có những ảnh hưởng nhất định
đến chi phí đại diện của công ty. Xu, Zhu và Lin (2005) chỉ ra rằng đối với những công
ty ở Trung Quốc, tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì công ty được kiểm soát tốt
hơn, dẫn đến hiệu quả công ty cao hơn và giảm bớt chi phí đại diện.


Như vậy có thể thấy rằng có sự tồn tại mối tương quan giữa chi phí đại diện với
cấu trúc sở hữu trong công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó, nổi bật lên vai trò
giải thích của tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà quản lý công ty, cũng như vai trò của
các nhà đầu tư nước ngoài và Chính phủ trong việc kiểm soát hoạt động của công ty.
1.1.3.Lý thuyết hành vi dự định TPB
Thuyết hành động hợp lý TRA bị giới hạn khi dự đoán việc thực hiện các hành
vi của người tiêu dùng mà họ không thể kiểm soát được; yếu tố về thái độ đối với hành
vi và chuẩn chủ quan không đủ để giải thích cho hành động của người tiêu dùng.

Thuyết hành vi dự định (TPB)
Thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được Ajen (1985)
xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình
TRA. Thành phần nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn
khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ
hội để thực hiện hành vi.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng những yếu tố sau đây là quan
trọng nhất:


Sự biến động của cầu: Cầu về các sản phẩm của một doanh nghiệp càng ổn

định, khi các yếu tố khác không đổi, rủi ro đạo đức trong kinh doanh của công ty càng
thấp.
Sự biến động của doanh số: Nếu doanh nghiệp có sản phẩm bán ra trên thị
trường biến động cao thì chịu nhiều rủi ro đạo đức trong kinh doanh hơn các doanh
nghiệp có đầu ra ổn định hơn.
Sự biến động của chi phí đầu vào: Các doanh nghiệp có chi phí đầu vào biến
động lớn thì rủi ro đạo đức trong kinh doanh sẽ cao.
Khả năng điều chỉnh giá đầu ra đối với giá đầu vào: Khi doanh nghiệp có khả
năng tốt trong việc tăng giá đầu ra khi giá đầu vào tăng so với các doanh nghiệp khác.
Khả năng điều chỉnh giá đầu ra khi chi phí thay đổi càng lớn thì rủi đạo đức trong ro
càng thấp.
Khả năng phát triển sản phẩm mới đúng lúc và có chi phí hợp lý: các doanh
nghiệp trong ngành có công nghệ cao như dược phẩm, máy tính phụ thuộc vào các
dòng sản phẩm mới liên tục. Sản phẩm càng lỗi thời nhanh, rủi ro đạo đức trong kinh
doanh của doanh nghiệp càng cao
Rủi ro từ nước ngoài: rủi ro này do sự tác động của sự biến động tỷ giá, chính
trị bất ổn..thì làm cho tỷ lệ phần trăm doanh thu từ nước ngoài thay đổi.
Quy mô chi phí cố định: nếu chi phí cố định cao, nếu tổng chi phí không giảm
khi cầu giảm thì công ty sẽ có rủi ro đạo đức trong kinh doanh sẽ cao. Vần đề này được
gọi là đòn bẩy hoạt động.
Để phòng ngừa rủi ro đạo đức, có hai loại biện pháp hay được áp dụng nhất.
Một là, những cam kết trừng phạt các rủi ro đạo đức được mà bên kém ưu thế
thông tin đưa vào các hợp đồng giữa các bên giao dịch. Bên kém ưu thế thông tin hy
vọng bên có ưu thế thông tin sẽ cân nhắc nguy cơ bị trừng phạt để rồi thấy lợi ích của
việc mình thay đổi hành vi không bằng cái giá phải bỏ ra, từ đó không nảy sinh động
cơ thay đổi hành vi nữa.


Hai là, tăng cường thu thập thông tin, tăng cường giám sát từ đó khắc phục tình
trạng thông tin phi đối xứng.




×