Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Luan van hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng mỹ thuật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.23 MB, 172 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG
TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 60310642

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Sỹ Toản

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Sỹ Toản. Những nội dung trình bày
trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa
từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác đều được trích dẫn cụ thể, rõ ràng. Tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng



năm 2018

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Bích Ngọc


1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ........................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT....................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
Chƣơng 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG VÀ TỔNG QUAN
VỀ BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM ........................................................... 16

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển công chúng ............................................ 16
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................... 16
1.1.2. Mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc phát triển công chúng bảo tàng ... 22
1.1.3. Nội dung hoạt động phát triển công chúng bảo tàng .................... 30
1.2. Tổng quan về Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ................................... 39
1.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam ....................................................................................... 39
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam ....................................................................................... 42
1.2.3. Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam ............................................................................................... 47
Tiểu kết ....................................................................................................... 51

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG TẠI BẢO
TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM ......................................................................... 52

2.1. Bộ máy tổ chức và nhân sự liên quan đến hoạt động phát triển
công chúng tại Bảo tàng............................................................................ 52
2.1.1. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ............................................................ 52
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ chế phối hợp quản lý ......................... 53
2.2. Các hoạt động phát triển công chúng .............................................. 55
2.2.1. Nghiên cứu công chúng ................................................................ 55
2.2.2. Công tác trưng bày ........................................................................ 68
2.2.3. Hoạt động giáo dục ...................................................................... 75
2.2.4. Hoạt động truyền thông................................................................. 79
2.2.5. Hoạt động dịch vụ ......................................................................... 82
2.2.6. Các hoạt động khác ....................................................................... 83


2
2.3. Đánh giá hoạt động phát triển công chúng tại Bảo tàng qua phân
tích mô hình SWOT .................................................................................. 84
2.3.1. Điểm mạnh .................................................................................... 84
2.3.2. Điểm yếu ....................................................................................... 87
2.3.3. Cơ hội ............................................................................................ 90
2.3.4. Thách thức ..................................................................................... 92
Tiểu kết ....................................................................................................... 93
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG TẠI BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM ... 95

3.1. Phƣơng hƣớng .................................................................................... 95
3.1.1. Căn cứ phương hướng phát triển sự nghiệp bảo tồn Di sản văn hóa
Việt Nam ................................................................................................. 95

3.1.2. Căn cứ sứ mệnh Bảo tàng ............................................................. 99
3.1.3. Kinh nghiệm phát triển công chúng một số bảo tàng nghệ thuật
trên thế giới ........................................................................................... 100
3.1.4. Dự báo thị phần công chúng của Bảo tàng ................................. 103
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển công chúng tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam.................................................................................. 108
3.2.1. Tổ chức bộ máy ........................................................................... 108
3.2.2. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................. 110
3.2.3. Xây dựng chiến lược phát triển công chúng ............................... 112
3.2.4. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm dành cho công chúng ... 115
3.2.5. Hoàn thiện chính sách sản phẩm ................................................. 117
3.2.6. Hoàn thiện chính sách giá cả....................................................... 118
3.2.7. Tăng cường các hoạt động quảng bá........................................... 119
3.2.8. Thành lập Hội những người bạn Bảo tàng .................................. 120
3.2.9. Đầu tư kinh phí cho hoạt động giáo dục, truyền thông và dịch vụ ....121
Tiểu kết ..................................................................................................... 122
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 126
PHỤ LỤC........................................................................................................ 130


3
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BTMTVN

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

BVHTT


Bộ Văn hóa - Thông tin

ICOM

Hội đồng bảo tàng thế giới

Nxb

Nhà xuất bản

Tr

Trang


4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Stt

Nội dung các bảng thống kê

Trang

1

Sơ đồ 1.1:

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

45


2

Biểu đồ 2.1:

Biểu đồ khách tham quan Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

56

(2012-2016)
3

Biểu đồ 2.2:

Tỉ lệ ngôn ngữ khách tham quan nước ngoài tại Bảo tàng

59

4

Biểu đồ 2.3:

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ Giới tính khách tham quan vào Bảo

60

tàng Mỹ thuật Việt Nam
5

Biểu đồ 2.4:


Biểu đồ thể hiện cách thức Bảo tàng tiếp cận tới công

60

chúng
6

Biểu đồ 2.5:

Tỉ lệ khách Việt Nam với khách nước ngoài đến Bảo tàng

61

7

Biểu đồ 2.6:

Biểu đồ tỉ lệ học sinh, sinh viên

62

8

Biểu đồ 2.7:

Độ tuổi khách đến thăm quan

62


9

Biểu đồ 2.8:

Chủ đề trưng bày

64

10

Biểu đồ 2.9:

Ý kiến khách về không gian Trưng bày

64

11 Biểu đồ 2.10: Ý kiến khách về lộ trình Tham quan

65

12 Biểu đồ 2.11: Ý kiến khách về Biển chỉ dẫn của Bảo tàng

66

13 Biểu đồ 2.12: Ý kiến khách về nội dung Etiket

66


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21, với sự bùng nổ mạnh mẽ của cách mạng khoa học công
nghệ, thế giới như lấp dần khoảng cách, trở nên gần nhau, thậm chí còn được
gọi là “thế giới phẳng”. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy “nền kinh tế
toàn cầu”, “nền kinh tế tri thức” hay “nền kinh tế thị trường” trên khắp các
châu lục. Khuynh hướng giao lưu, hội nhập ở các lĩnh vực như kinh tế - chính
trị - xã hội và đặc biệt là văn hóa trở thành xu thế chính yếu trong thời kỳ này.
Trong guồng quay chung, các thiết chế văn hóa, trong đó có hệ thống Bảo
tàng cũng đã chuyển động thích ứng, thay đổi cả về quan niệm, tư duy và
cách làm bảo tàng nếu như không muốn đứng ngoài cuộc.
Các hoạt động bảo tàng, để thích nghi với bối cảnh hiện tại, ở trạng thái
“động” và “mở” lấy “công chúng làm trọng tâm” khác với thời kỳ trước là
“tĩnh” và “đóng” và chủ yếu xoay quanh các sưu tập hiện vật bảo tàng. Các
lý thuyết và thực hành của marketing nếu trước chỉ được áp dụng trong các
ngành kinh tế hay kinh doanh sản phẩm thì ngày nay đã được các nhà làm bảo
tàng áp dụng. Tiếp thị bảo tàng hay đa dạng sản phẩm bảo tàng để đáp ứng
nhu cầu thị trường đã được nhìn nhận như một hoạt động quan trọng trong bộ
máy vận hành của mỗi bảo tàng với mục tiêu cuối cùng là “thu hút công
chúng đến với bảo tàng ngày càng nhiều” bởi lẽ đối với bất kỳ bảo tàng nào
thì phát triển công chúng, hay thu hút khách tham quan đến bảo tàng vẫn là
mục tiêu chiến lược, giữ vai trò sống còn trong các hoạt động chuyên môn.
Những câu chuyện như làm thế nào để thu hút khách tham quan, hay
xây dựng bảo tàng trở thành một địa điểm ngày càng hấp dẫn hơn hơn đối với
công chúng đã là những chủ đề thường xuyên tại các cuộc hội thảo, tọa đàm
của giới bảo tàng học. Công chúng có nhiều sự lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu


6
vui chơi, giải trí hay học tập trong một môi trường hiện đại ngày nay với các

dịch vụ giải trí đa dạng và hấp dẫn. Trong cuộc cạnh tranh làm thế nào để
ngày càng hấp dẫn công chúng, bảo tàng là một thiết chế văn hóa đặc thù có
nhiều lợi thế để đáp ứng nhu cầu của công chúng bởi với nguồn tài liệu, hiện
vật phong phú, hàm chứa các giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật,...những câu
chuyện đằng sau mỗi hiện vật đưa khách tham quan có những khoảnh khắc
trải nghiệm thú vị tại bảo tàng. Điều quan trọng là mỗi bảo tàng đã lựa chọn
cách thức hoạt động như thế nào để thu hút công chúng một cách có hiệu quả.
Mỗi bảo tàng, với đặc thù riêng về loại hình, cơ cấu tổ chức,.v..v đã xây
dựng những chiến lược hoạt động phù hợp riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của
thị trường/ công chúng. Tuy nhiên, đây thực sự là một thách thức đối với mỗi
nhà quản lý bảo tàng. Dường như ai cũng hiểu để thu hút khách thì bảo tàng
cần phải hấp dẫn hơn, nhưng bảo tàng cần làm gì để phát huy thế mạnh của
mình, thực sự là một bài toán khó. Trước nhu cầu của xã hội đòi hỏi mỗi bảo
tàng phải có những chiến lược cụ thể. Họ cần xác định được mục tiêu, sứ
mệnh hoạt động của mình là gì? Đối tượng mình cần hướng tới là ai? Và
mình cần làm gì để đáp ứng nhu cầu của khán giả? Việc hiểu rõ được đối
tượng phục vụ của mình là yếu tố quan trọng nhằm đưa ra các hoạt động phù
hợp với từng nhóm đối tượng công chúng cụ thể trong việc hoạch định chiến
lược trong quá trình hoạt động và phát triển.
Thực chất, hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng cũng như quảng
bá hình ảnh bảo tàng chính là một phần của công tác truyền thông - marketing
bảo tàng nói riêng và công tác Quản lý Bảo tàng nói chung. Ở Việt Nam, đây
thực sự là một lĩnh vực còn khá mới. Tại một số các bảo tàng ở Việt Nam, đã
thành lập bộ phận truyền thông marketing nhằm thúc đẩy công tác phát triển
khách. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Là một
trong những bảo tàng cấp quốc gia, nơi đây lưu giữ hàng ngàn các bộ sưu tập


7
hiện vật có giá trị - là những minh chứng sinh động cho quá trình phát triển của

lịch sử mỹ thuật dân tộc từ thời kỳ tiền sơ sử cho đến ngày nay. Đến với Bảo
tàng, khách tham quan không chỉ được đắm mình trong một không gian đậm
chất nghệ thuật, cơ hội được giao lưu, học tập tìm hiểu về nghệ thuật, mà trên
hết, đó chính là được thỏa mãn các xúc cảm, hướng tới những giá trị chân thiện
mỹ của cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng khách đến với bảo tàng còn
khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của bảo tàng. Có nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan, một số ý kiến cho rằng Bảo tàng chưa thu hút
được khách là do đây là Bảo tàng chuyên ngành mỹ thuật nên kén khách, trưng
bày chủ yếu về các tác phẩm mỹ thuật, nên nhiều người khó xem. Có người thì
cho rằng Bảo tàng chưa có chiến lược truyền thông nên nhiều người chưa biết
đến Bảo tàng. Vậy đâu là phương án để Bảo tàng lựa chọn trong việc nỗ lực thu
hút công chúng đến với mình? Để đưa ra các giải pháp nhằm lấp dần khoảng
cách giữa bảo tàng và công chúng không chỉ đòi hỏi sự phối hợp tổng thể của
các bộ phận trong bộ máy hoạt động bảo tàng mà điều quan trọng là Bảo tàng
cần xây dựng chiến lược hoạt động mang tính tổng thể trong dài hạn, trung hạn
và ngắn hạn nhằm xác định các bước đi đúng hướng trong công tác ưu tiên đầu
tư phát triển từng hoạt động chuyên môn với mục tiêu cuối cùng là thu hút và
phát triển công chúng đến bảo tàng một cách hiệu quả cả về số lượng và chất
lượng. Trong đó, việc nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan thực trạng
hoạt động bảo tàng cũng như công tác tiếp cận và nghiên cứu các nhóm đối
tượng công chúng là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách, từ đó thiết kế các hoạt
động bảo tàng, tăng cường quá trình tương tác giữa công chúng và bảo tàng, kéo
công chúng đến gần bảo tàng hơn. Hay nói cách khác, hoạt động trải nghiệm,
tương tác tại Bảo tàng chính là cầu nối để gắn kết giữa bảo tàng với công chúng.
Ý thức được vai trò quan trọng của công tác truyền thông, quảng bá
hình ảnh Bảo tàng, cũng như thiết kế các hoạt động tại bảo tàng nhằm tạo sự


8
cuốn hút của công chúng, tháng 3/2015, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt

nam đã ký quyết định thành lập bộ phận truyền thông marketing trực thuộc
phòng Tổ chức - Hành chính - Đối ngoại.
Là một cán bộ truyền thông, marketing, với nhiệm vụ quảng bá hình ảnh
và các hoạt động Bảo tàng, thu hút công chúng đến nhiều hơn với Bảo tàng, tác
giả luận văn mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hoạt động phát triển công chúng tại
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành
Quản Lý Văn hóa khóa 2015 – 2017, với hy vọng dựa trên các kết quả nghiên
cứu, sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn
nghiệp vụ của bảo tàng, từ đó tạo thương hiệu, đưa bảo tàng đến gần công
chúng hơn.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều bài viết và các công trình nghiên cứu bàn về marketing bảo
tàng cụ thể hơn là vấn đề phát triển công chúng và làm thế nào để thu hút
khách tham quan đến với bảo tàng cả trong và ngoài nước như:
Nước ngoài:
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả nước
ngoài về lĩnh vực phát triển công chúng như Christian Waltl với “Museum
for visitors: Audience development -A cricial role for successful museum
management strategies”. Trong đó, tác giả nhấn mạnh: Phát triển khán giả
đóng một vai trò rất quan trọng đối với chiến lược quản lý bảo tàng. Một bảo
tàng mà không có khách giống như một tòa nhà rỗng, không có sự sống. Điều
đó nhắc nhở chúng ta vai trò cốt yếu của Bảo tàng là phục vụ công chúng.
Cuốn “Cơ sở bảo tàng học” của Timothy Ambrose và Crispin paine,
nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa bảo tàng với công chúng, đồng thời đưa ra
những giải pháp cụ thể về các hoạt động trong bảo tàng nhằm thu hút công
chúng đến với bảo tàng.


9
Trong cuốn “Cẩm nang Bảo tàng” của Gary Edson và David Dean, đề

cập đến khái niệm thu hút khách tham quan như một giải pháp hữu hiệu để
thúc đẩy sự phát triển bảo tàng. Các hoạt động như trưng bày bảo tàng, thuyết
minh, giáo dục tại Bảo tàng có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách
tham quan đến bảo tàng.
Trong tài liệu “Service to people: Challenges and Rewards” của M.
Christine DeVita, tác giả nhấn mạnh ngày càng nhiều bảo tàng đưa ra các
hoạt động giúp cho khách cảm thấy thoải mái, được chào đón khi đến với bảo
tàng, đó là điều kiện đảm bảo rằng họ sẽ quay trở lại bảo tàng.
Trong bài “A study of experience expectations of museum visitors” của
hai tác giả người Đài loan Chieh-Wen Sheng, Ming-Chia Chen nghiên cứu về
đưa ra các phương pháp nghiên cứu về mong đợi của khách tham quan khi
đến thăm bảo tàng.
Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết và nghiên cứu khác bàn về cách
quản lý khách đến tham quan bảo tàng cũng như làm thế nào để thu hút khách
đến với bảo tàng. Điều đó cho thấy, đây là một chủ đề “nóng” được nghiên
cứu phổ biến và phát triển trên thế giới.
Trong nước:
Tại Việt Nam, vấn đề thu hút khách tham quan được giới bảo tàng cũng
hết sức quan tâm và được đưa ra trong nhiều nghiên cứu và bài viết.
Từ năm 2000, chương trình hợp tác giữa Bộ Văn hóa - Thông tin với Quỹ
Ford, dự án: “Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy về quản lý văn hóa
nghệ thuật trong nền kinh tế thị trường” đã được triển khai và xuất bản một số
công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề marketing nghệ thuật và thu hút công
chúng: Giáo trình “Marketing văn hóa nghệ thuật” do PGS-TS Nguyễn Thị
Thanh Lan chủ biên.
Trong cuốn “Quản lý Bảo tàng” của tác giả Nguyễn Thịnh, ông dành một
chương viết về vấn đề “marketing bảo tàng”. Trong đó, ông đưa ra khái niệm


10

marketing bảo tàng là … “các hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu của thị trường
và khách tham quan bảo tàng để xác lập biện pháp thỏa mãn một cách tốt nhất
những nhu cầu và mong muốn của họ”. Đồng thời tác giả nhận đinh: Thu hút
khách tham quan là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của bảo tàng; chiến
lược thu hút khách tham quan là nhiệm vụ sống còn của bảo tàng.
Trong bài viết Bảo tàng cho tương lai và tương lai cho bảo tàng, trong tạp
chí Di sản Văn hóa số 8 - 2004, PGS-TS Đặng Văn Bài đề cập đến “tương lai
của bảo tàng phụ thuộc vào chính công chúng của mình”. Đồng quan điểm với
ông, còn có các chuyên gia nghiên cứu về bảo tàng khác như TS. Lê Thị Minh
Lý và PGS - TS Nguyễn Văn Huy trong bài “Hoạt động Bảo tàng: cần năng
động tiếp cận công chúng, đăng trên tạp chí Bảo hiểm xã hội ngày 29/10/2015,
khẳng định “Công chúng giữ vai trò sống còn đối với bảo tàng nên việc tìm hiểu
nhu cầu của công chúng là điều không thể thiếu. Công chúng giờ đây không còn
dẽ dãi chấp nhận bất cứ “món ăn” nào mà bảo tàng cung cấp, họ có lựa chọn
của mình. Rất cần đa dạng hóa và mở rộng không gian trưng bày của các trưng
bày chuyên đề để có thể đồng thời tiếp cận nhiều trưng bày khác nhau. Bảo tàng
cũng phải tìm hiểu nhu cầu của công chúng trước mỗi cuộc trưng bày để đưa ra
thông điệp đáp ứng được nhu cầu hiểu biết của họ. Trưng bày phải gắn với nhu
cầu của xã hội đương đại. Có như vậy trưng bày mới thu hút được khách”.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu sâu nào về các
hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng nói chung và Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam nói riêng. Năm 2013, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã phối hợp
cùng Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa khởi động Ðề
án Marketing tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ðề án đã bước đầu thực hiện
phỏng vấn, lấy ý kiến một số khách tham quan, các họa sỹ, và một số cán bộ
đang làm việc tại Bảo tàng. Từ đó, tổng kết và đề xuất một số kiến nghị nhằm
thực hiện chiến dịch marketing thu hút khách tham quan bảo tàng. Tuy nhiên


11

Đề án mới chỉ dừng lại ở một số các ý kiến đề xuất và chưa có các phân tích
cụ thể về đối tượng khách tham quan bảo tàng.
Các luận án và khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các công trình trên, còn có một số khóa luận tốt nghiệp đại học của các
sinh viên ngành bảo tàng (nay là khoa Di sản Văn hóa) có thể lược dẫn dưới đây:
Các khóa luận làm về công tác phát triển khách tham quan:
“Giải pháp phát triển khách tham quan thông qua hoạt động giáo dục
nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” (Sinh viên Phạm Hoàng Yến) năm
2007. Khóa luận tập trung nghiên cứu thực tế các hoạt động nâng cao chất
lượng phục vụ nhằm thu hút khách tham quan của Bảo tàng Mỹ thuật Việt
Nam; các đối tượng khách tham quan Bảo tàng; Phân tích tiềm năng, cơ hội,
thách thức đối với bảo tàng và đưa ra một số giải pháp phát triển mô hình giáo
dục nghệ thuật nhằm phát triển công chúng của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
“Tìm hiểu vấn đề thu hút khách tham ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”
(Sinh viên Dương Thị Dung) năm 2007. Khóa luận tập trung nghiên cứu thực
trạng vấn đề thu hút khách tham quan và đưa ra một số giải pháp thu hút
khách tham quan tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Các khóa luận khác nghiên cứu về phát huy giá trị các sưu tập và hệ
thống trưng bày tại Bảo tàng như:
“Tìm hiểu sưu tập gốm thời Lý - Trần trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam” (sinh viên Phạm Thị Hồng Thắm). Khóa luận tập trung nghiên cứu
thực trạng bộ sưu tập gốm thời Lý - Trần trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam, đi sâu phân tích một số hiện vật tiêu biểu và đưa ra giải pháp nhằm
phát huy giá trị bộ sưu tập.
“Nội dung, giá trị cơ bản của các hiện vật chạm khắc trong bộ sưu tập
“Nghệ thuật trang trí ứng dụng” trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”


12
(Sinh viên Vũ Thị Sen). Khóa luận tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về các hiện

vật chạm khắc trong nền mỹ thuật ứng dụng Việt Nam và đưa ra một số giải
pháp về việc bảo vệ, phát huy giá trị các hiện vật.
“Tìm hiểu nội dung và giải pháp trưng bày phần mỹ thuật cổ - trung
đại tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”( Sinh viên Đỗ Thị Thúy Hằng). Khóa
luận tập trung nghiên cứu nội dung trưng bày phần mỹ thuật cổ - trung đại và
đưa ra một số giải pháp trưng bày nhằm bảo vệ, phát huy giá trị các hiện vật
phần mỹ thuật cổ - trung đại tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
“Tìm hiểu nội dung và giải pháp trưng bày chuyên đề “Mỹ thuật thế kỷ
XX” của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” (sinh viên Trịnh Thị Hòa) năm 2002.
Khóa luận tập trung nghiên cứu nội dung trưng bày chuyên đề “Mỹ thuật thế
kỷ XX” và đưa ra một số giải pháp trưng bày nhằm nâng cao chất lượng trưng
bày các tác phẩm nghệ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
“Tìm hiểu nội dung và giá trị nghệ thuật của một số tác phẩm sơn mài
hiện đại trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” (Sinh viên Nguyễn Thị
Lan Hương) năm 2004. Khóa luận đi sâu mô tả, phân tích nội dung, giá trị
nghệ thuật của một số tác phẩm sơn mài hiện đại trên hệ thống trưng bày và
đưa ra một số giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của các tác phẩm
nghệ thuật sơn mài tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
“Tìm hiểu sưu tập tranh dân gian tại hệ thống trưng bày của Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam” (sinh viên Lê Thị Bích Diệu) năm 2007. Khóa luận tập
trung nghiên cứu thực trạng bộ sưu tập tranh dân gian trưng bày tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam, đi sâu phân tích một số hiện vật tiêu biểu và đưa ra giải
pháp nhằm phát huy giá trị bộ sưu tập.
“Tìm hiểu công tác trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”
(sinh viên Nguyễn Hữu Tam) năm 2009. Khóa luận văn tập trung nghiên cứu
thực trạng hoạt động trưng bày chuyên đề của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ


13
năm 2000 đến năm 2009, đề cập đến vai trò của trưng bày chuyên đề trong bảo

tàng và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của
hoạt động trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Có thể nhận thấy các tác giả đi trước đều tập trung nghiên cứu về công
tác trưng bày, hoặc từng lĩnh vực chuyên môn của bảo tàng để từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm đổi mới hoạt động bảo tàng; đổi mới công tác trưng
bày bảo tàng; giải pháp thu hút khách tham quan cho bảo tàng. Các cuốn sách
đã được xuất bản phần lớn là ấn phẩm tuyên truyền giới thiệu Bảo tàng và
hiện vật trưng bày. Có những đề tài đề cập đến vấn đề phát triển khách tại
Bảo tàng tuy hiên mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu của luận văn bậc đại
học, cũng như nghiên cứu tập trung vào công tác thuyết minh - giáo dục tại
Bảo tàng chứ chưa đi sâu và mở rộng đến vấn đề thu hút khách thông qua cơ
chế quản lý và hoạt động của bảo tàng. Vì vậy, luận văn là công trình đầu tiên
đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Trong quá trình triển khai đề tài “Hoạt động phát triển công chúng tại
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam”, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa và vận
dụng các kết quả của những tác giả đi trước vào một số nội dung của công
trình nghiên cứu.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Về thời gian: Từ năm 2011 trở lại đây, khi công tác giáo dục thực
sự được đẩy mạnh tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với các hoạt động giáo
dục và sự ra đời của “Không gian sáng tạo nghệ thuật giành cho trẻ em”
3.1.2. Về không gian: Tập trung nghiên cứu tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động phát triển công chúng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam;


14
Các giải pháp nhằm thu hút khách tham quan đến bảo tàng.

4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Nghiên cứu thực trạng phát triển công chúng tại Bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam, từ đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thuận
lợi và khó khăn của Bảo tàng trong bối cảnh hiện nay. Tìm nguyên nhân khắc
phục điểm yếu đồng thời phát huy thế mạnh, đồng thời đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tàng .
4.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về công chúng và phát triển công
chúng tại Bảo tàng;
Nghiên cứu thực trang hoạt động phát triển công chúng tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam;
Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển công chúng tại Bảo tàng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng dựa trên việc sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp nghiên cứu bảo tàng học: dựa trên cách tiếp cận từ mối
quan hệ bảo tàng với công chúng
Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu: Là một phương
pháp quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu liên quan đến khách tham
quan: các số liệu, thông số hàng năm qua các báo cáo; Kế thừa các nghiên cứu
khoa học, các bài viết, cơ sở lý luận về công tác nghiên cứu quản lý khách
tham quan ở Việt Nam và trên thế giới; Các chủ trương chính sách, dự án của
bảo tàng trong việc thu hút khách tham quan bảo tàng. Đây là cơ sở giúp cho


15
việc phân tích đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một
cách khách quan và chính xác;
Phương pháp khảo sát thực tiễn: Là phương pháp được tiến hành

trong quá trình nghiên cứu tại bảo tàng cả về mặt lý thuyết và thực tế;
Phương pháp điều tra xã hội học: Nghiên cứu thực tế thông qua việc
phát các phiếu điều tra đối với khách tham quan tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
nhằm thu thập các dữ liệu một cách cụ thể, chi tiết, chính xác và khách quan.
6. Đóng góp của luận văn
Bước đầu khái quát lý luận liên quan đến lĩnh vực quản lý, phát triển và
thu hút khách tham quan tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho hoạt
động Bảo tàng Mỹ thuật nói riêng và bảo tàng nói chung.
Kết quả của quá trình thực hiện luận văn sẽ giúp cho người viết nâng
cao trình độ cả về lý thuyết và thực hành, vận dụng kiến thức vào quá trình
công tác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của luận văn
được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển công chúng và tổng quan về
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển công chúng tại Bảo tàng
Mỹ thuật Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
phát triển công chúng tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.


16

Chƣơng 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG CHÚNG
VÀ TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG MỸ THUẬT VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển công chúng
1.1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm về bảo tàng
Khái niệm về Bảo tàng tùy vào mỗi giai đoạn luôn có sự điều chỉnh,
thay đổi phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Nếu ở những thập niên trước, chức
năng của Bảo tàng tập trung vào công tác nghiên cứu, bảo quản, lưu giữ và
trưng bày các hiện vật có giá trị về mặt lịch sử, mỹ thuật, khoa học, xã hội thì
ngày nay các bảo tàng mở rộng hơn vai trò của mình đối với các hoạt động
liên quan tới công chúng.
Theo định nghĩa về Bảo tàng của ICOM ( Hội đồng Bảo tàng Quốc tế):
“Bảo tàng là một tổ chức phi lợi nhuận, thường trực phục vụ xã hội và sự phát
triển của nó, mở cửa cho công chúng, thu thập, bảo tồn, nghiên cứu, giao tiếp
và trưng bày di sản vật thể và phi vật thể của nhân loại và môi trường cho
mục đích giáo dục, học tập và hưởng thụ” [9].
Hiệp hội Bảo tàng Mỹ lại đưa ra một định nghĩa chi tiết hơn về khái niệm:
Bảo tàng là một thiết chế được hoạt động lâu dài, phi vụ lợi không
chỉ tồn tại vì mục tiêu trưng bày nhất thời, được miễn thuế thu nhập
quốc gia, mở cửa phục vụ công chúng và hoạt động theo hướng
quan tâm của công chúng, vì mục đích bảo quản và giữ gìn nghiên
cứu, thu thập, trưng bày và giới thiệu tới công chúng nhằm tuyên
truyền và thưởng thức các hiện vật, mẫu vật có giá trị văn hóa và
giáo dục, kể cả những hiện vật về nghệ thuật và khoa học (cả những
hiện vật sống và vô tri), tư liệu lịch sử và kỹ thuật. Do vậy, các bảo


17
tàng còn bao gồm cả các vườn thực vật, các vườn thú, bể cá, đài
thiên văn, cung điện, di tích lịch sử, và các di chỉ mà đáp ứng nhu
cầu nêu ra ở trên [8, tr.22].
Định nghĩa về bảo tàng của ICOM, cũng như của các tổ chức khác đã
được cập nhật phù hợp với sự phát triển của cộng đồng bảo tàng toàn cầu.
Có thể thấy, định nghĩa về bảo tàng được đề cập theo các khía cạnh

như: “phi lợi nhuân”; “Thường trực”; “mở cửa và phục vụ công chúng” (bao
gồm thưởng thức và đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ); “sưu tập” (thu thập, bảo
tồn và nghiên cứu); “trưng bày” (giao tiếp và diễn giải).
Bảo tàng không chỉ là một tổ chức phi lợi nhuân mà còn là một thể chế
về văn hóa, khoa học, lịch sử và giải trí cho khách tham quan. Các bảo tàng
trung thành với các tiêu chuẩn và thực hành đạo đức nhằm bảo vệ nguyên
trạng tổ chức và hiện vật [34]. Tùy theo tính chất, đặc thù của mỗi bảo tàng
mà các mục tiêu và các cách tiếp cận công chúng cũng không giống nhau.
Bảo tàng có vai trò quan trọng. Nó không chỉ là một nơi nghiên cứu,
sưu tầm, lưu giữ, trưng bày và giao tiếp mà còn là nơi để công chúng để khám
phá những ý tưởng và câu chuyện lịch sử đằng sau mỗi hiện vật. Khi nói đến
bảo tàng, người ta thường nghĩ đến các hoạt động giáo dục, giải trí, mang đến
những trải nghiệm cho khách tham quan và tương tác. Và mặc dù quan niệm
và cách hiểu về bảo tàng có sự thay đổi qua từng giai đoạn, chẳng hạn vào
đầu thế kỷ 19 người ta thường nhấn mạnh đến cụm từ “chỉ được nhìn mà
không được sờ” khi đến một trưng bày. Tuy nhiên, vào năm 2011 các bảo
tàng trở nên tương tác tốt hơn nhằm khuyến khích khách tham quan [25].
Tóm lại, bảo tàng là một thiết chế văn hóa xã hội quan trọng trong xã hội,
nhằm mục tiêu phục vụ các nhu cầu học tập, thưởng thức, vui chơi của công
chúng. Việc thu hút, phát triển công chúng đến với bảo tàng thông qua các hoạt
động bảo tàng không chỉ là nhiệm vụ của bảo tàng mà đây còn là cách để công


18
chúng có cơ hội được tiếp cận di sản văn hóa để cùng chia sẻ tri thức và trách
nhiệm xã hội. Những quan điểm và khái niệm về vai trò của Bảo tàng đã được
xác định trong Luật Di sản Văn hóa năm 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009
như sau: “là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu,
trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con
người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu,

học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng” [12, tr.35].
1.1.1.2. Khái niệm công chúng
Đối với bảo tàng hay bất cứ một thiết chế văn hóa - nghệ thuật nào có
chức năng phục vụ cộng đồng, thì việc thu hút và phát triển công chúng là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Để phát triển công chúng thì các tổ
chức cần hiểu/xác định khán giả (công chúng) của tổ chức mình là ai? Hay
nói cách khác mỗi tổ chức cần xác định rõ đối tượng mà mình hướng tới.
Trên thế giới, đánh giá về vai trò quan trọng của công chúng bảo tàng
đã được đặt ra từ khoảng từ vài thập kỷ trước. Công chúng được coi là trung
tâm trong mọi hoạt động của bảo tàng. Theo Jeanne Vergeront (Bảo tàng
Planner, Hoa Kỳ) công chúng là trung tâm cho mục đích và phát triển bền
vững của mỗi bảo tàng. Hiểu được khách tham quan và phát triển đối tượng
khách tham quan là những yếu tố quan trọng để bảo đảm các bảo tàng được
phát triển bền vững” [30, tr.]. Rõ ràng, quan niệm về công chúng đã thay đổi
so với các thập kỷ trước. “công chúng là trung tâm hoạt động của bảo tàng”,
điều đó được hiểu công chúng có vai trò được tham gia vào việc xây dựng các
trải nghiệm thông qua các hoạt động của bảo tàng. Do đó, các trải nghiệm tại
bảo tàng được thiết kế để truyền tải các trải nghiệm ở nhiều cấp độ phù hợp
với mỗi đối tượng đồng thời, khuyến khích các giác quan của công chúng
như: nghe, thấy, ngửi, sờ, cảm nhận và được cầm các sản phẩm do chính mình
sáng tạo về nhà sau mỗi hoạt động tại bảo tàng.


19
Việc thay đổi trong cách nhìn nhận về vai trò quan trọng của công
chúng trong bối cảnh hiện nay được thể hiện trong các hoạt động chuyên môn
của nhiều bảo tàng trên thế giới. Các bảo tàng cũng đã có sự quan tâm đến
nhu cầu và đáp ứng các lợi ích của công chúng, họ sẵn sàng điều chỉnh các
sản phẩm của mình để làm cho du khách được thỏa mãn. Đây là tư duy mới
của các nhà bảo tàng so với các thập kỷ trước. Khái niệm công chúng được

xác định rõ ràng và có những nội hàm nhất định trong cách hiểu về công
chúng bảo tàng.
Khái niệm công chúng bảo tàng, ngày nay, thường được sử dụng phổ
biến hơn khái niệm khách tham quan. Bởi lẽ, chức năng của bảo tàng ngày
nay cũng đã được mở rộng hơn, người đến với bảo tàng không chỉ để chiêm
ngưỡng, thưởng thức những hiện vật vô giá, những tác phẩm nghệ thuật đặc
sắc mà còn vì những mục đích khác như nghỉ ngơi, thư giãn, mua sắm,
thưởng ngoạn. Công chúng bảo tàng là những người hưởng thụ, thưởng thức
và trải nghiệm các giá trị trong bảo tàng, tìm kiếm những trải nghiệm học tập,
các hoạt động tham gia của cộng đồng và tương tác xã hội.
Hiểu theo nghĩa rộng, công chúng (public) là những người liên quan
một cách trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của một tổ chức. Mỗi một tổ
chức lại có những nhóm công chúng khác nhau.
Các nhà bảo tàng học Nga đã đưa ra định nghĩa về công chúng của bảo
tàng như sau: “Công chúng bảo tàng là tổng thể tất cả khách tham quan bảo
tàng, bao gồm cả những nhóm người, mà theo những nguyên nhân này hay
khác, không được lôi cuốn vào vòng hoạt động của bảo tàng hay những người
tiềm năng đến thăm trong tương lai”.
Với khái niệm trên, nội hàm của công chúng bao gồm “Khách tham
quan” hiện thực (đã đến bảo tàng) và khách tham quan tiềm năng (sẽ đến bảo
tàng trong tương lai).


20
Khái niệm khách tham quan bảo tàng, có thể được hiểu như sau: Khách
tham quan là công chúng xã hội đã từng tham quan các hoạt động bảo tàng
như hoạt động giáo dục, trưng bày của bảo tàng hoặc trưng bày lưu động.
Khái niệm này có ngoại diên tương đương với khái niệm khách tham quan
hiện thực của bảo tàng. Do vậy, sử dụng ngoại diên của khái niệm công chúng
bảo tàng sẽ đầy đủ hơn khi dùng khái niệm khách tham quan bảo tàng.

1.1.1.3. Phát triển công chúng
Trong xã hội ngày nay, “công chúng” và “các hoạt động phát triển công
chúng” được coi là trái tim, trung tâm trong mọi hoạt động bảo tàng. Tiêu chí
công chúng có vai trò quan trọng quyết định một bảo tàng hoạt động hiệu quả
hay không hiệu quả, vì vậy, vấn đề phát triển công chúng luôn là chủ đề
“nóng” đối với các bảo tàng trên thế giới. Tuy nhiên “phát triển công chúng
như thế nào?” luôn là những câu hỏi mà các bảo tàng luôn suy nghĩ và tìm ra
một cách phù hợp nhất với bảo tàng của mình trong bối cảnh hiện nay.
Thực tế, phát triển khán giả/công chúng là một khái niệm tương đối
rộng, và bao trùm lên nhiều các hoạt động, cách tiếp cận và lý thuyết nhưng
thường thì nó được miêu tả như cách giải quyết mối quan hệ giữa công chúng
và các tổ chức văn hóa
Theo định nghĩa của Audience gency, phát triển công chúng là … “một kế
hoạch, tổ chức tiếp cận nhằm mở rộng phạm vi và các mối quan hệ tự nhiên với
cộng đồng, nó giúp cho tổ chức văn hóa đó thực hiện sứ mệnh, cân bằng mục
tiêu xã hội, phát triển bền vững tài chính và khả năng sáng tạo”[27].
Theo Hans Christian Anderson:
Phát triển công chúng là làm phong phú những trải nghiệm của
khách tham quan bằng cách giúp họ được học tập nhiều hơn và làm
thỏa mãn những cảm xúc cùng những hoạt động tại bảo tàng. Do


21
đó, công việc này đòi hỏi sự liên kết của các Curator, những người
làm giáo dục và người làm marketing [30, tr.3].
Theo định nghĩa của Cambrigh Art Council:
Phát triển công chúng diễn tả hoạt động được thực hiện một cách rõ
ràng nhằm gặp gỡ các nhu cầu của công chúng hiện có và công chúng
tiềm năng và giúp cho các tổ chức nghệ thuật hay văn hóa phát triển
mối quan hệ với công chúng. Nó liên quan đến các hoạt động

marketing, giáo dục, chăm sóc khách hàng và phân phối [26, tr.3].
Công tác phát triển công chúng ngày càng trở nên được coi trọng. Tùy
theo tính chất hoạt động của mỗi tổ chức, có những bộ phận chuyên trách về
phát triển công chúng được ra đời và có những cách gọi khác nhau như “
Phòng Quan hệ công chúng”, “Phòng Truyền thông - Marketing” đảm nhiệm
về công tác phát triển khách.
Cũng có những ý kiến cho rằng, công tác phát triển công chúng chính
là quá trình tiếp cận công chúng mới nhưng vẫn giữ được công chúng hiện tại
của bảo tàng và đa dạng hóa công chúng.
Phát triển công chúng có mối quan hệ chặt chẽ đến Marketing, vì phát
triển khán giả liên quan đến việc xây dựng thị phần. Tìm kiếm đối tượng bên
ngoài, “công chúng mới”, “phát triển công chúng cũng là một quá trình, phát
triển công chúng sử dụng một loạt các công cụ marketing như nghiên cứu,
quảng bá, quản lý mối quan hệ công chúng với khách hàng.
Như vậy điểm mấu chốt của việc phát triển công chúng là việc lấy con
người làm trung tâm, hiểu nhu cầu và mong muốn của khách, từ đó thiết lập
ra một môi trường giúp du khách được trải nghiệm và được thỏa mãn nhu cầu.
Bảo tàng cần có những chương trình hoạt động, mang tính đột phá, phá vỡ các
hàng rào ngăn cách, khoảng cách giữa bảo tàng và công chúng. Kotler chỉ ra


22
rằng: những bảo tàng thành công cần cung cấp những trải nghiệm đa dạng:
thẩm mỹ, cảm xúc vui sướng, kỷ niệm học tập, tái sáng tạo và sự hào nhập xã
hội. Những trải nghiệm đa dạng được truyền tải thỏa mãn và khuyến khích
các bảo tàng gặp gỡ các nhu cầu cụ thể của các nhóm đối tượng khác nhau và
cũng hỗ trợ cá nhân công chúng trong quá trình phát triển bản thân.
1.1.2. Mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc phát triển công chúng bảo tàng
Để thực hiện việc phát triển công chúng bảo tàng một cách có hiệu quả,
cần phải xác định rõ ràng mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc.

1.1.2.1. Mục tiêu
Ngày nay bảo tàng nỗ lực trong các hoạt động phát triển công chúng
nhằm tăng cường sự kết nối với công chúng cả về số lượng và chất lượng.
Công chúng là mục tiêu cuối cùng đồng thời cũng là một trong những tiêu chí
đánh giá hoạt động bảo tàng. Khi công chúng quan tâm đến các sản phẩm bảo
tàng và tham gia ngày càng đông, điều đó có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sản
phẩm đó đã đáp ứng nhu cầu của công chúng. Các sản phẩm đa dạng của bảo
tàng có thể là trưng bày, là hoạt động giáo dục trải nghiệm, là các dịch vụ…
Khi bảo tàng phát huy tốt các sản phẩm, đó là cơ sở để xác định và tăng
cường sự kết nối với công chúng, tạo cơ hội để khách tham quan quay trở lại
bảo tàng và trở thành những người hỗ trợ bảo tàng. Đưa những người chưa
đến bảo tàng sẽ đến bảo tàng, những người đã đến bảo tàng sẽ quay trở lại bảo
tàng nhiều lần và những công chúng quen thuộc của bảo tàng sẽ trở thành
những người hỗ trợ hay đóng góp cho bảo tàng, từ đó tiếp cận với khán giả
mục tiêu tiến tới thiết lập mạng lưới hoạt động cho các nhóm mục tiêu cụ thể.
Thực tế, các hoạt động bảo tàng hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích cho xã hội,
công chúng đến với bảo tàng sẽ được hưởng nhiều các lợi ích như: gia tăng sự
hiểu biết, các kiến thức văn hóa xã hội và những xúc cảm chân thiện mỹ thông
qua nguồn hiện vật bảo tàng, Từ đó biết trân trọng và tôn vinh giá trị di sản.


23
Còn đối với bảo tàng, khi thu hút được công chúng và sự quan tâm của
cộng đồng sẽ khẳng định và phát huy vai trò của bảo tàng trong xã hội. Tạo sự
khác biệt giữa bảo tàng với các thiết chế văn hóa khác, từ đó phát huy các giá
trị hiện vật bảo tàng. Hơn nữa, khi số lượng du khách tới bảo tàng đông sẽ
mang lại nguồn thu nhập cho bảo tàng, giúp cho việc tái đầu tư vào các hoạt
động bảo tàng. Hơn nữa, khi bảo tàng quan hệ chặt chẽ với cộng đồng trong
các chương trình bảo vệ di sản điều đó sẽ giúp công chúng tại địa phương
trong nhận thức về giá trị của văn hóa. Điều đó mở rộng triết lý về bảo tồn di

sản văn hóa trong việc xây dựng năng lực của người dân đia phương về thái
độ ứng xử với khách du lịch. Do đó, văn hóa hỗ trợ làm tăng sự giàu có và
hợp pháp kinh tế địa phương [35].
Tóm lại, phát triển công chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng
từ việc hưởng thụ và thưởng thức các giá trị do bảo tàng mang lại và ngược
lại bảo tàng cũng có nhiều lợi ích đáng kể trong việc thu hút công chúng đến
với mình.
1.1.2.2. Đối tượng
Hoạt động phát triển công chúng tại bảo tàng, xác định hai đối tượng
chính là: công chúng bảo tàng và các hoạt động bảo tàng trong việc thu hút
công chúng.
* Công chúng Bảo tàng
Công chúng bảo tàng được xác định là những người hưởng thụ hoặc sử
dụng các sản phẩm của bảo tàng, họ là những người nghiên cứu, tình nguyện
viên, truyền thông, viện nghiên cứu, nhà tài trợ” [39]
Theo đó, chúng ta có thể phân loại công chúng bảo tàng như sau:
- Khách tham quan là cộng đồng dân cư địa phương
- Khách tham quan là những người ở du lịch trong và ngoài nước


×