Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Luan van hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm xứ nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 142 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

HÀ THỊ QUỲNH TRANG

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
VỀ DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 60310642

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Thanh Thủy

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dƣới sự hƣớng
dẫn khoa học của TS. Bùi Thanh Thủy. Những nội dung trình bày trong luận
văn là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu
của ngƣời khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
trƣớc nhà trƣờng về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2017
Tác giả luận văn


Hà Thị Quỳnh Trang


1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ........................................................................................................... 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT....................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÀ KHÁI
QUÁT VỀ DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ ........................................................... 13

1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông .......................................... 13
1.1.1. Khái niệm truyền thông.............................................................................. 13
1.1.2. Các hình thức và phƣơng tiện truyền thông.............................................. 15
1.1.3. Vai trò của truyền thông trong đời sống xã hội ........................................ 23
1.1.4. Truyền thông với di sản văn hóa Việt Nam.............................................. 25
1.2. Khái quát về dân ca ví giặm xứ Nghệ ............................................... 28
1.2.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................... 28
1.2.2. Các thể dân ca ví, giặm .............................................................................. 33
1.2.3. Giá trị của dân ca ví giặm........................................................................... 40
Tiểu kết ....................................................................................................... 43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN CA XÍ
GIẶM XỨ NGHỆ .............................................................................................. 44

2.1. Chủ thể và cơ chế quản lý hoạt động truyền thông ......................... 44
2.1.1. Chủ thể của hoạt động truyền thông.......................................................... 44
2.1.2. Cơ chế quản lý hoạt động truyền thông dân ca ví giặm........................... 46

2.2. Các hoạt động truyền thông ............................................................... 50
2.2.1. Hoạt động truyền thông trực tiếp ............................................................... 50
2.2.2. Hoạt động truyền thông gián tiếp .............................................................. 67
2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông ...................................... 80
Tiểu kết ....................................................................................................... 88
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ .................. 89


2
3.1. Căn cứ của việc đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp...................... 89
3.1.1. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc trong việc bảo tồn và phát triển các giá
trị văn hóa của Việt Nam ...................................................................................... 89
3.1.2. Chủ trƣơng Uỷ ban Nhân dân địa phƣơng trong việc bảo tồn và phát
triển dân ca ví giặm xứ Nghệ................................................................................ 91
3.2. Phƣơng hƣớng hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm ............. 92
3.3. Hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền
thông về dân ca ví giặm ............................................................................. 96
3.3.1. Giải pháp chung .......................................................................................... 96
3.3.2. Nhóm giải pháp về chuyên môn.............................................................. 101
Tiểu kết ..................................................................................................... 108
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 111
PHỤ LỤC........................................................................................................ 115


3

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

Bộ TTTT

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ VHTT-DL

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

CLB

Câu lạc bộ

NSƢT

Nghệ sĩ ƣu tú

NTV

Đài Phát thanh – Truyền hình Nghệ An

Sở VHTT-DL

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TH

Tiểu học


THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

TW

Trung ƣơng

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

United Nations Educational Scientific
and Cultural Organization

VHNT

Văn hóa nghệ thuật



4

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thống kê các hoạt động biểu diễn dân ca ví, giặm tại tỉnh Nghệ An ....51
Bảng 2.2: Thống kê các hoạt động biểu diễn dân ca ví, giặm tại tỉnh Hà Tĩnh .....54
Bảng 2.3: Thống kê các hoạt động biểu diễn dân ca ví, giặm trong nƣớc và
nƣớc ngoài ....................................................................................................... 56
Bảng 2.4: Thống kê Câu lạc bộ dân ca ví giặm tại tỉnh Nghệ An .................. 59
Bảng 2.5: Thống kê Câu lạc bộ dân ca ví giặm tại tỉnh Hà Tĩnh .................... 62
Bảng 2.6: Tổng hợp một số chƣơng trình dân ca ví giặm trên youtube ......... 68
Bảng 2.7: Tổng hợp một số cuốn sách Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh ............... 78
Biểu đồ 2.1: Kênh ngƣời dân thích tham gia giao lƣu ví, giặm Nghệ Tĩnh ... 58
Biểu đồ 2.2: Khảo sát hoạt động truyền thông trực tiếp đƣợc cộng đồng yêu
thích ................................................................................................................. 81
Biểu đồ 2.3: Khảo sát phƣơng tiện truyền thông gián tiếp đƣợc cộng đồng yêu
thích ................................................................................................................. 82


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nƣớc giàu truyền thống, bề dày lịch sử, nhiều di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể quý giá đƣợc UNESCO công nhận là di sản
văn hóa đại diện của Việt Nam và nhân loại. Di sản văn hóa với truyền thông
là hai phạm trù song hành cùng nhau tạo nên hiệu quả xã hội ở các nƣớc đang
phát triển, nhờ truyền thông chúng ta biết đến các di sản văn hóa, phát huy và
bảo tồn các giá trị của di sản đó cùng trƣờng tồn với không gian và thời gian.
Đất nƣớc Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên
một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó âm nhạc dân gian nói

chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc.
Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca và đặc biệt là dân ca ví
giặm vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi ngƣời dân Việt Nam và đặc
biệt là ngƣời dân xứ Nghệ, là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội nguồn của
ông cha, dân tộc.
Nói về vùng xứ Nghệ nay là hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh ngƣời ta
thƣờng nghĩ ngay đến vùng đất hiểm trở khô cằn, nắng cháy thịt da, mƣa
trắng cả bầu trời, chắc cũng vì thế cũng tạo cho ngƣời xứ Nghệ một khí chất
lạc quan, chịu thƣơng chịu khó, tính ham học hỏi ít ai bì kịp. Tinh thần đó
đƣợc lƣu truyền qua biết bao thế hệ nơi đây qua lời ca tiếng hát, qua những
làn điệu dân ca ví giặm độc đáo của riêng vùng đất này, để rồi những câu hát
trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của những ngƣời dân xứ Nghệ, mà còn
kết tinh thành một di sản văn hóa vô giá.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là điệu hát xuất phát từ sinh hoạt cộng đồng
của ngƣời dân vùng Nghệ An, Hà Tĩnh. Khi mới xuất hiện, dân ca ví, giặm
Nghệ Tĩnh còn thô sơ, mộc mạc, giản dị nhƣng sau đó theo thời gian loại hình


6
này đã phát triển lên tầm cao mới với bố cục chặt chẽ, câu từ trau chuốt, vần
điệu chắt lọc để hấp dẫn và làm say đắm lòng ngƣời nghe. Cho đến tận bây
giờ, dân ca ví giặm vẫn có sức sống mãnh liệt, thấm sâu vào tâm hồn ngƣời
dân xứ Nghệ, lắng đọng tình ngƣời trong từng câu hát.
Sau nhiều nỗ lực của các ban ngành, của ngƣời dân hai tỉnh để dân ca
ví giặm đƣợc ghi danh vào danh sách đề cử di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn
cấp, thì hồ sơ về dân ca đã đƣợc xem xét và vinh danh. Cụ thể, tại kỳ họp thứ
9 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ƣớc UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể, diễn ra từ ngày 24-28/11/2014 tại Paris (Pháp) đã chính thức công
nhận dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là “Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại” đánh dấu một bƣớc ngoặt lịch sử của dân ca ví, giặm

đã đƣợc cả thế giới công nhận là một di sản văn hóa độc đáo, vô giá của toàn
thể nhân loại. Đó là niềm vinh dự và tự hào của nhân dân Việt Nam nói chung
và ngƣời dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng, bên cạnh đó cũng đặt ra
những khó khăn, thách thức để bảo tồn và phát huy những giá trị của dân ca
ví giặm trƣờng tồn, phát triển bền vững trong đời sống hiện đại hóa hiện nay,
để dân ca gắn bó, song hành, bồi đắp tình yêu quê hƣơng cho những ngƣời
con xứ Nghệ.
Hoạt động truyền thông phát triển dân ca ví giặm xứ Nghệ đƣợc lãnh
đạo các ban ngành hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng sau khi ví
giặm đƣợc vinh danh. Truyền thông là cánh tay nối dài để đƣa di sản nói
chung và di sản dân ca ví giặm nói riêng đi khắp mọi miền đất nƣớc và bạn bè
khắp năm châu. Sử dụng truyền thông để thay đổi nhận thức của cộng đồng,
là cầu nối đƣa di sản đến gần hơn với công chúng.
Trong thời đại toàn cầu hoá, bản sắc văn hoá dân tộc đang đứng trƣớc
những cơ hội và thách thức. Vì vậy, chúng ta cần chủ động giao lƣu và hội
nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hoá; tiếp nhận những giá trị của phƣơng Tây


7
cũng nhƣ các nền văn hoá khác để làm giàu cho nền văn hoá dân tộc; đồng
thời bảo vệ và phát huy đƣợc truyền thống, lối sống Việt Nam. Đặc biệt, giới
thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống đến với bạn bè quốc tế.
Hiện nay, truyền thông đang là phƣơng thức hữu hiệu nhất để giới
thiệu, quảng bá cũng nhƣ bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa đƣợc các
nƣớc trên thế giới sử dụng và mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, hoạt động
truyền thông di sản còn nhiều hạn chế, chƣa đem lại những hiệu quả tốt trong
việc quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam đến cộng đồng trong nƣớc
và quốc tế. Qua quá trình thực hiện, kiểm nghiệm thực tế tác giả chọn đề tài:
“Hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm xứ Nghệ” làm luận văn Thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý Văn hóa.

2. Tình hình nghiên cứu
Xuất phát từ chủ trƣơng xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết TW5 (khoá VIII)
của Đảng, chúng ta phải xây dựng một chiến lƣợc bảo tồn văn hoá

dân tộc.

Trên địa bàn Nghệ An - Hà Tĩnh có vốn dân ca vô cùng quý giá, đó là nơi để
bảo lƣu, chứa đựng mật mã kho tàng dân ca Hò - Ví - Giặm. Nằm trong dòng
chảy của dân ca Việt Nam, dân ca xứ Nghệ đƣợc bảo tồn và phát triển từ thế hệ
này đến thế hệ khác. Xứ Nghệ có đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học khá
đông đảo, các nhạc sĩ tài hoa, tiêu biểu trong đó có GS Nguyễn Đổng Chi, PGS
Ninh Viết Giao, Thái Kim Đỉnh, Trần Hữu Thung, Thanh Lƣu, Lê Hàm, Đào
Việt Hƣng, An Thuyên, Hoàng Thọ... đã cho ra đời hàng loạt các công trình
nghiên cứu, sƣu tầm nhƣ của PGS Ninh Viết Giao với “Hát phường vải”, Nhạc
sĩ Lê Hàm với “Dân ca Nghệ Tĩnh” (3 tập), “Hát giặm Nghệ Tĩnh” của
Nguyễn Đổng Chi, “Dân ca Nghệ Tĩnh” của Vi Phong, Hoàng Thọ và Lữ
Minh Dân với “Dân ca các dân tộc thiểu số”; Công trình khoa học “Bảo tồn và
phát huy các giá trị làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ” của tác giả Cao Đăng


8
Vĩnh, Phạm Tiến Dũng, Tạ Quang Tâm; “Sông Lam – ngược lường câu ví,
giặm” tác giả Võ Thanh Hải ... Trong đó phải kể đến công trình “Âm nhạc dân
gian xứ Nghệ”của 3 tác giả Hoàng Thọ - Lê Hàm - Thanh Lƣu, đƣợc xem là
một tập đại thành về kho tàng dân ca của xứ Nghệ, là một tài liệu quý, góp
phần giúp các thế hệ hiện nay và mai sau có điều kiện tiếp cận và tiếp thu để
bảo tồn và phát huy vẻ đẹp của các làn điệu dân ca quê hƣơng. Trong cuốn
“Thư mục di sản văn hoá dân ca xứ Nghệ” do Thƣ viện tỉnh Nghệ An biên
soạn vào tháng 5/2012, liệt kê 261 cuốn sách, tài liệu; 157 bài báo, tạp chí và

38 bài viết liên quan. Trong 261 cuốn sách, tài liệu về dân ca xứ Nghệ, có
khoảng 140 sách, tài liệu viết về dân ca ví - giặm, trong đó, đề tài đƣợc đề cập
nhiều nhất là kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh (42 tài liệu) và các giai thoại xung
quanh Phan Bội Châu, Nguyễn Du và hát ví phƣờng vải, còn lại một số ít cuốn
sách viết chung, giới thiệu về ví, giặm hoặc kết hợp với sƣu tầm, giới thiệu các
bài, các làn điệu dân ca ví, giặm. Chƣa có nhiều những cuốn sách, chuyên luận,
công trình đi sâu nghiên cứu các vấn đề của dân ca ví, giặm.
Cùng với sự phát triển của đất nƣớc và xu hƣớng toàn cầu hóa thế giới,
vấn đề truyền thông di sản có vai trò hết sức quan trọng trong việc quảng bá di
sản dân ca đến với bạn bè thế giới. Hiện nay, truyền thông đƣợc sử dụng rộng
rãi, bằng nhiều công cụ khác nhau, mang lại hiệu quả và hiệu ứng rất tốt. Nhìn
từ góc độ truyền thông di sản một số các tác giả đã nghiên cứu và công bố các
công trình tiêu biểu nhƣ: Chuyên luận khoa học “Truyền thông đại chúng và
vấn đề giữ gìn, phát triển những giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay” của tác giả
Giáp Văn Tấp (Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội), nghiên cứu về truyền thông, truyền thông đại chúng và thông qua
truyền thông để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc. “Di sản văn hóa với truyền thông” của tác giả Phạm Thúy Hợp, hay cuốn
“Phương tiện truyền thông và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam” của


9
tác giả Bùi Hoài Sơn với sự tập hợp giới thiệu về các phƣơng tiện truyền thông
hiện đại và những biểu hiện, tác động về văn hóa.
Công tác truyền thông trong phát triển dân ca ví giặm là một nhiệm vụ
rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt
dân ca ví giặm còn là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Vấn
đề truyền thông di sản dân ca ví, giặm đã đƣợc nhiều tổ chức và cá nhân
nghiên cứu và đã có một số công trình khoa học tiêu biểu đƣợc công bố nhƣ:
chuyên luận “Vấn đề tuyên truyền, quảng bá dân ca hò ví giặm trên các

phương tiện thông tin đại chúng” của tác giả Th.s Nguyễn Hồng Hà, tác
phẩm “Lại bàn về phương cách bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc
của dân ca Hò, Ví, Giặm” tác giả Thanh Lƣu đề cập đến các loại hình truyền
thông dân ca hiện nay.
Ngoài ra, trên các trang báo, tạp chí có hàng loạt bài viết về truyền
thông di sản dân ca ví, giặm nhƣ: “Để dân ca ví, giặm sống trong cộng đồng”
trang Báo Nghệ An số ra ngày 04/10/2016; “Bảo tồn và phát huy di sản dân
ca ví, giặm Nghệ Tĩnh” trang Ngƣời làm báo số ra ngày 18/09/2017. Đặc biệt,
trang Di sản điện tử có bài viết “Công tác tuyên truyền dân ca ví, giặm xứ
Nghệ”, đề cập đến vị trí và vai trò quan trọng của các phƣơng tiện truyền
thông nhƣ báo chí, phát thanh – truyền hình trong việc tuyên truyền, quảng bá
dân ca ví, giặm đến với công chúng hay bài viết “Cần tuyên truyền, quảng bá
dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh sâu rộng hơn nữa” trên Cổng thông tin điện tử Sở
Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An, đặc biệt nhấn mạnh việc xây dựng kế
hoạch, đề án, phƣơng án cụ thể cho từng giai đoạn, từng đối tƣợng và phải
phù hợp với điều kiện thực tiễn ở mỗi địa phƣơng về truyền thông dân ca ví,
giặm; thƣờng xuyên đổi mới, đa dạng hóa phƣơng pháp và hình thức tuyên
truyền dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh phù hợp với từng nội dung, đối tƣợng cần
tuyên truyền, quảng bá.


10
Các nhà nghiên cứu đã đề cập rất nhiều về các khía cạnh của truyền
thông, truyền thông với di sản. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu
về hoạt động truyền thông phát triển dân ca ví giặm xứ Nghệ. Công tác truyền
thông và phát triển dân ca ví giặm là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, đặc biệt dân ca ví giặm còn là di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hiện nay, dân ca ví giặm đƣợc
rất nhiều nhà quản lý văn hóa từ trung ƣơng đến địa phƣơng, các cấp các
ngành đặc biệt quan tâm, chú trọng lĩnh vực nghiên cứu và quản lý hoạt động

phát triển dân ca ví giặm.
Trong luận văn, ngƣời viết tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các
học giả đi trƣớc. Từ đó, kế thừa và tiếp tục phát triển hƣớng nghiên cứu theo
góc độ của một ngƣời học chuyên ngành Quản lý văn hóa. Công trình nghiên
cứu mang tính thực tiễn và ứng dụng cao trong việc sử dụng truyền thông để
nâng tầm, quảng bá hiệu quả di sản văn hóa, văn hóa phi vật thể và đặc biệt là
dân ca ví giặm xứ Nghệ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về hoạt động truyền thông phát triển
dân ca ví giặm xứ Nghệ tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, tác giả đề xuất một
số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động truyền thông
với di sản Việt Nam nói chung và dân ca ví giặm nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về truyền thông và truyền thông với
di sản văn hóa.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông di sản văn hóa dân ca
ví giặm xứ Nghệ.


11
- Đƣa ra những đánh giá, nguyên nhân chủ quan và khách quan về
những hạn chế làm giảm hiệu quả của hoạt động truyền thông.
- Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động truyền thông, phát triển dân ca ví giặm đến công chúng Việt Nam và
quốc tế.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động truyền thông đối với dân ca ví giặm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu hoạt động truyền thông tại
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
- Phạm vi về thời gian: năm 2014 đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cách tiếp cận liên ngành với các phƣơng pháp:
Phƣơng pháp thu thập tài liệu: đây là phƣơng pháp cơ bản đƣợc sử
dụng trong luận văn; đồng thời tác giả tìm hiểu các thông tin qua mạng
internet nhằm thu thập thông tin làm cơ sở lí thuyết cho đề tài.
Phƣơng pháp điều tra xã hội học: bằng Bảng hỏi về các vấn đề liên
quan đến dân ca ví, giặm và truyền thông dân ca ví giặm.
Phƣơng pháp thống kê, so sánh, đối chiếu các kết quả trong quá trình
điều tra, phỏng vấn để đƣa ra những kết quả chính xác nhất, làm rõ ƣu điểm
và hạn chế trong truyền thông dân ca ví giặm. Từ đó, đƣa ra các giải pháp phù
hợp và hiệu quả nhất.
Tất cả các phƣơng pháp trên đƣợc tiến hành trong một thời gian nhất
định và có sự hỗ trợ, phối hợp với nhau để hình thành các cơ sở lí luận và cơ
sở thực tiễn cho luận văn.


12
6. Đóng góp của luận văn
Về lý luận
Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông phát triển di
sản văn hóa Việt Nam nói chung và di sản dân ca ví giặm xứ Nghệ nói riêng.
Về thực tiễn
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông
phát triển dân ca ví giặm xứ Nghệ;
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần khẳng định truyền thông
nhƣ một phƣơng tiện, cách thức hiệu quả trong việc bảo tồn và phát huy di
sản, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, đề tài gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông và khái quát về
dân ca ví giặm xứ Nghệ
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm
xứ Nghệ
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động truyền thông về dân ca ví giặm xứ Nghệ.


13
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÀ
KHÁI QUÁT VỀ DÂN CA VÍ GIẶM XỨ NGHỆ
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động truyền thông
1.1.1. Khái niệm truyền thông
Truyền thông có gốc từ tiếng Latinh là “communicare” nghĩa là biến nó
thành thông thƣờng, chia sẻ, truyền tải. Truyền thông thƣờng đƣợc mô tả nhƣ
việc truyền ý nghĩ, thông tin, ý tƣởng, ý kiến hoặc kiến thức từ một ngƣời/
một nhóm ngƣời sang một ngƣời/ hoặc một nhóm ngƣời khác bằng lời nói,
hình ảnh, văn bản hoặc tín hiệu. Về thực chất, đó chính là quá trình trao đổi,
tƣơng tác thông tin với nhau về các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội,
từ đó tăng vốn hiểu biết chung, hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ,
chuyển đổi hành vi cá nhân/nhóm/xã hội.
Truyền thông là hiện tƣợng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội loài ngƣời, tác động và liên quan đến mọi cá thể xã
hội. Do đó, hiện tƣợng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau,
tùy theo góc nhìn đối với truyền thông. Theo John R.Hober (1954): “Truyền
thông là quá trình trao đổi tƣ duy hoặc ý tƣởng bằng lời” [8, tr.11]. Hay định
nghĩa của Martin P.Adelsm thì cho rằng: “Truyền thông là quá trình liên tục,

qua đó chúng ta hiểu đƣợc ngƣời khác và làm cho ngƣời khác hiểu đƣợc
chúng ta. Đó là một quá trình luôn thay đổi, biến chuyển và ứng phó với tình
huống” [8, tr.11]. Theo quan niệm của Dean C.Barnlund (1964), “Truyền
thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành
vi hiệu quả hơn” [8, tr.11]. Theo Frank Dance (1970) “Truyền thông là quá
trình làm cho cái trƣớc đây là độc quyền của một hoặc vài ngƣời trở thành cái
chung của hai hoặc nhiều ngƣời” [8, tr.11].


14
Theo Gerald Miler (1966), dƣới góc độ hành vi: “Truyền thông quan
tâm nhất đến tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung
đến ngƣời nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ” [8, tr.12].
Dƣới góc độ cấu trúc, Bess Sodel cho rằng: “Truyền thông là một quá
trình chuyển đổi từ một tình huống đã có cấu trúc nhƣ một tổng thể sang tình
huống khác theo một thiết kế có chủ đích” [8, tr.12].
Ngoài ra, có thể dẫn ra hàng trăm định nghĩa, quan niệm khác nhau về
truyền thông. Mỗi định nghĩa, quan niệm lại có những khía cạnh hợp lý riêng.
Tuy nhiên, các định nghĩa, quan niệm ngoài tính riêng biệt đều thể những nét
tƣơng đồng rất cơ bản.
Từ các quan niệm trên, luận văn lựa chọn một định nghĩa chung nhất về
truyền thông nhƣ sau:
Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tƣ tƣởng, tình
cảm,… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều ngƣời
nhằm tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới
điều chính hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá
nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội [8, tr.13].
Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trao đổi hai chiều, diễn
ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tƣợng truyền thông. Quá trình
chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể đƣợc hình dung qua nguyên tắc bình

thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và
đối tƣợng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hoạt động truyền
thông diễn ra. Quá trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt đƣợc sự
cân bằng trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tƣợng truyền thông.
Về mục đích, truyền thông hƣớng đến những hiểu biết chung nhằm
thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tƣợng truyền thông và tạo định
hƣớng giá trị cho công chúng.


15
1.1.2. Các hình thức và phương tiện truyền thông
1.1.2.1. Các hình thức truyền thông
* Hình thức truyền thông trực tiếp
Truyền thông trực tiếp là quá trình tƣơng tác mặt đối mặt giữa ngƣời
với ngƣời bằng ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời giữa ngƣời làm truyền
thông với đối tƣợng nhằm giúp đối tƣợng thay đổi hành vi. Truyền thông trực
tiếp đã đƣợc thừa nhận là phƣơng pháp có hiệu quả nhất để giúp đối tƣợng
thay đổi hành vi. Đối tƣợng của truyền thông trực tiếp có thể là một ngƣời hay
một nhóm ngƣời.
Ngƣời truyền thông có thể biết đƣợc kiến thức, thái độ và thực hành
của đối tƣợng nhƣ thế nào, nhờ vậy có thể điều chỉnh nội dung và cách truyền
đạt cho phù hợp với từng đối tƣợng. Ngƣời truyền thông có thể nhận đƣợc
thông tin phản hồi từ đối tƣợng do đó hiểu đƣợc tâm tƣ, tình cảm, hoàn cảnh,
khó khăn của đối tƣợng và dễ dàng đánh giá đƣợc hiệu quả của truyền thông.
Là kênh truyền thông có hiệu quả nhất, có tính quyết định đến sự thay đổi
hành vi của đối tƣợng
Truyền thông trực tiếp chỉ tiếp cận đến một nhóm đối tƣợng hạn chế, vì
vậy khó có đủ nhân lực làm công tác truyền thông cho quảng đại quần chúng
nhân dân. Ngƣời truyền thông đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng cần thiết để
đáp ứng với nhu cầu của các đối tƣợng. Hiệu quả của truyền thông phụ thuộc

vào năng lực và khả năng của truyền thông viên, do đó họ cần phải đƣợc đào
tạo tốt.
* Hình thức truyền thông gián tiếp
Truyền thông gián tiếp là quá trình chuyển tải các thông điệp từ nguồn
phát đến ngƣời nhận thông qua các phƣơng tiện truyền thông; có thể bằng chữ
viết (tài liệu, sách, báo, internet…), lời nói hoặc âm thanh (băng tiếng, phát


16
thanh), có thể bằng hình ảnh (tranh ảnh, đèn chiếu…), hoặc vừa có hình ảnh
động vừa có lời giải thích, thuyết minh hình ảnh (băng hình, phim nhựa…). Là
phƣơng thức truyền thông đƣợc thực hiện qua các phƣơng tiện thông tin đại
chúng (tivi, đài phát thanh, loa truyền thanh, báo, tạp chí, bản tin…) và các tài
liệu truyền thông khác (áp phích, tranh gấp, tranh lật, sách hƣớng dẫn…).
Truyền thông gián tiếp mang ƣu điểm: Nội dung truyền thông mang
tính thống nhất, tin cậy. Có khả năng truyền tin nhanh, đến đƣợc nhiều ngƣời
và nhiều nhóm đối tƣợng cùng một lúc, các nội dung có thể phát đi phát lại
nhiều lần. Tạo ra đƣợc dƣ luận và môi trƣờng xã hội thuận lợi cho việc thay
đổi thái độ và hành vi của đối tƣợng. Bên cạnh đó, hình thức này còn có một
số hạn chế nhƣ: Thông tin đại chúng chỉ có khả năng cung cấp kiến thức, nếu
chỉ thực hiện riêng truyền thông gián tiếp sẽ khó làm thay đổi hành vi của đối
tƣợng. Khó thu đƣợc thông tin phản hồi do đó khó đánh giá đƣợc hiệu quả
truyền thông. Đòi hỏi phải có những trang thiết bị phục vụ quá trình truyền và
nhận tin nhƣ đài phát, tivi, đài thu, cơ sở in ấn….
1.1.2.2. Các phương tiện truyền thông
Phƣơng tiện truyền thông là việc vận dụng các khả năng của cơ thể, sử
dụng những phƣơng tiện có sẵn trong thiên nhiên, những công cụ nhân tạo để
diễn tả và chuyển tải những thông tin, thông điệp từ bản thân đến ngƣời khác
hay từ nơi này sang nơi khác. Phƣơng tiện truyền thông cũng đƣợc hiểu nhƣ
các kênh truyền thông qua đó tin tức, giải trí, giáo dục, dữ liệu hoặc tin nhắn

quảng cáo đƣợc phổ biến. Phƣơng tiện truyền thông bao gồm sách, báo chí,
phát thanh, truyền hình, internet, điện ảnh, tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, triển
lãm. Hiện nay, hình thức truyền thông gián tiếp thông qua các phƣơng tiện
phổ biến nhƣ:
- Sách là kênh truyền thông đại chúng ra đời sớm nhất, phát triển với
quy mô, chủng loại, số lƣợng ngày càng lớn và đóng góp quan trọng vào sự


17
phát triển của nhân loại. Sự ra đời của sách đã tạo ra sự bùng nổ truyền thông
lần thứ nhất. Bởi vì sự ra đời của sách, tri thức, kinh nghiệm của loài ngƣời đã
đƣợc lƣu giữ và nhân bản rộng rãi, truyền lƣu cho các thế hệ - một chức năng
cơ bản và quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong
mọi thời đại.
Sách là loại hình truyền thông đại chúng có nhiều thế mạnh, có vai trò
to lớn trong việc nâng cao dân trí. Có thể nêu ra một số thế mạnh của sách:
thứ nhất, với dung lƣợng trang in lớn, sách có thể đăng tải khối lƣợng tri thức
đồ sộ, cơ bản, hệ thống và chuyên sâu về một đề tài; thứ hai, sách tác động
vào thị giác, vào tình cảm và lý trí ngƣời đọc, có chiều sâu; thứ ba, chế độ tiếp
nhận chủ động, thoải mái; thứ tƣ, tính tƣ liệu cao và khả năng lƣu giữ, lƣu
truyền tốt. Mặt khác, sách cũng có những hạn chế, đó là: do dung lƣợng tri
thức lớn, số trang in nhiều nên đọc sách phải có thời gian; sách cũng kén chọn
công chúng, ngƣời đọc sách không những phải biết chữ mà còn phải có trình
độ văn hóa ở một mức nhất định; tính cập nhật của thông tin và trí thức trong
sách không cao, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và tốc độ phát triển
nhanh của khoa học – công nghệ,…
- Báo chí đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm báo in, báo phát thanh,
báo truyền hình, báo mạng điện tử và báo bảng điện tử. Báo chí theo nghĩa
hẹp đó là báo và chí – Báo in, bao gồm nhật báo (báo hằng ngày: báo buổi
sáng, báo buổi chiều), báo tuần, báo thƣa kỳ (mỗi tuần xuất bản 2,3 hoặc 4,5

kỳ) và tạp chí. Báo in là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, đăng tải các sự
kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phuc vụ công chúng – nhóm
đối tƣợng nào đó với mục đích nhất định. Bên cạnh sự phát triển của báo in là
bùng nổ công nghệ ra đời báo mạng điện tử giúp kết nối, giúp đẩy nhanh tốc
độ truy tải, số lƣợng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới,
truyền tải thông tin dƣới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung


18
cấp. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy, báo tiếng và
báo hình. Ngƣời lƣớt web không chỉ đƣợc cập nhật tin tức dƣới dạng chữ viết
mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên
các website báo chí. Bên cạnh đó, báo mạng là khả năng tƣơng tác nhiều
chiều. Đơn giản nhất là khả năng tƣơng tác hai chiều giữa công chúng và toà
soạn: ngƣời đọc có thể phát biểu ý kiến, bình phẩm thông tin và đƣa lên
mạng. Nhờ đó toà soạn có thể nắm bắt nhanh tâm tƣ, chính kiến, nguyện
vọng, thị hiếu của đọc giả để có những điều chỉnh cần thiết. Báo mạng có sức
chứa to lớn cả về không gian và thời gian, tức dung lƣợng của thông tin gần
nhƣ không hạn chế. Mỗi một tờ báo mạng là một cấu trúc rộng về không gian
với nhiều mảng khác nhau, mỗi mảng gần nhƣ một tờ báo riêng. Chẳng hạn
nhƣ về thời sự quốc tế, thời sự trong nƣớc, giáo dục, khoa học, thể thao, văn
hoá, văn nghệ, âm nhạc, công nghệ thông tin, giải trí…
Báo in có thế mạnh là có thể thông tin, phân tích, giải thích và giải đáp
những vấn đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với độ chính xác cao; báo
in tác động vào thị giác, do đó có lợi thế thu phục lý trí và tình cảm con ngƣời
bằng tính logic và chiều sâu của nghệ thuật lập luận, thông qua các luận điểm,
luận cứ, luận chứng và số liệu chân thực; Ngƣời đọc có thể hoàn toàn chủ
động về địa điểm, thời gian và tƣ thế trong việc tiếp nhận thông tin; mặt khác,
có thể đọc đi đọc lại một ấn phẩm để nhận thức, khai thác các tầng nấc thông
tin về những vấn đề phức tạp, tế nhị; Thông tin có độ tin cậy, chính xác và

tính tƣ liệu cao, dễ bảo quản; Nhiều ngƣời cùng đọc hoặc có thể dễ dàng
chuyền tay nhau các ấn phẩm báo in, do đó công chúng trực tiếp có khả năng
lây lan, phát triển và việc hình thành dƣ luận xã hội bền vững hơn. Tuy nhiên,
báo in cũng có nhiều điểm hạn chế: tính thời sự của thông tin chậm, chu kỳ
xuất bản hiện nay ngắn nhất là 12 giờ, trong khi tốc độ cập nhật đòi hỏi ngày
càng cao; Ký hiệu thông tin của báo in đơn điệu, chỉ có chữ viết và hình ảnh


19
tĩnh, nếu kỹ năng xử lý thông tin bằng ngôn từ không cao và kỹ thuật trình
bày, in ấn không bắt mắt sẽ hạn chế tính hấp dẫn; Việc phát hành báo in tốn
kém, chậm chạp, cồng kềnh, phụ thuộc vào phƣơng tiện vận tải, đƣờng sá
giao thông và tác phong làm việc; Báo in đắt hơn các ấn phẩm truyền thông
khác do đó báo in không chỉ kén chọn công chúng từ bình diện trình độ văn
hóa mà còn cả mức sống và điều kiện sống nữa.
- Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện
từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác
ngƣời tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là nghệ thuật sử dụng lời nói,
tiếng động và âm nhạc trong việc phản ánh cuộc sống. Thông điệp đƣợc mã
hóa truyền qua kênh phát thanh và ngƣời nhận phải có máy thu thanh mới tiếp
nhận đƣợc thông điệp.
Phát thanh có những thế mạnh mà các phƣơng tiện truyền thông trƣớc
nó không thể có đƣợc: Tính tỏa khắp, đó là sự quảng bá thông tin nhờ sự phủ
sóng điện từ trên phạm vi rộng lớn với tốc độ của ánh sáng – xấp xỉ
300.000km/giây nhờ đặc tính này cùng một lúc, phát thanh tác động đến hàng
triệu ngƣời, chi phối hàng triệu ngƣời và thậm chí lũng đoạn hàng triệu ngƣời
trên khắp hành tinh, không phân biệt biên giới, quốc gia, lãnh thổ; Thông tin
nhanh, tiếp nhận đồng thời; Sống động, riêng tƣ, thân mật, thế mạnh của phát
thanh là sử dụng thế giới âm thanh bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc
trong việc phản ánh hiện thực và tạo dựng nên bức tranh sinh động, thu phục

ngƣời nghe; Phát thanh là kênh truyền thông giá thành thấp, với công nghệ
hiện nay, một chiếc radio chỉ có giá vài chục ngàn đồng, hợp với túi tiền đại
đa số ngƣời dân, đƣợc nghe đủ loại chƣơng trình, từ ca nhạc, sân khấu, hƣớng
dẫn kỹ thuật làm ăn, kỹ năng sống đến tin thời sự, do đó phát thanh thích ứng
với cộng đồng dân cƣ chủ yếu là nông dân với mức sống thấp nhƣ nƣớc ta;
Phát thanh có thể nghe kết hợp với làm việc khác, không phải tập trung mọi


20
giác quan vào việc tiếp nhận thông tin; Phát thanh đến với mọi đối tƣợng,
không phân biệt trình độ văn hóa cao thấp, biết chữ hay không biết chữ, chỉ
cần có khả năng nghe; Phát thanh có lợi thế trong việc giữ gìn ngôn ngữ, lời
nói của các dân tộc; Hệ thống phát thanh, truyền thanh lan tỏa đến tận
phƣờng, xã, ấp dân cƣ và radio theo bà con lên rẫy, lên nƣơng là điều truyền
hình, báo in, báo mạng điện tử không thể sánh kịp. Tuy nhiên, phát thành
cũng có những điểm hạn chế riêng: Do tác động theo tuyến tính thời gian nên
có thể nghe đoạn đầu mà bỏ mất đoạn cuối, nếu không tập trung sự chú ý liên
tục của thính giác; Thông tin tiếp nhận qua phát thanh dễ quên, khả năng lƣu
giữ thông tin qua radio khó khăn và hạn chế; Trên sóng phát thanh khó có thể
trình bày, phân tích những vấn đề phức tạp, nhất là việc phân tích những số
liệu, bởi thế mạnh của phát thanh là thông tin và cổ động.
- Truyền hình là kênh truyền thông đại chúng ra đời sau, kế thừa đƣợc
thế mạnh của các kênh trƣớc đó nhƣ báo in, phát thanh, điện ảnh,…Truyền
hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với đầy
đủ màu sắc vốn có từ cuộc sống cùng lời nói, âm nhạc, tiếng động. Nhờ thế,
truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác nhƣ
đang trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ. Đó là bức tranh về cuộc sống thật nhƣng
đƣợc thu nhỏ, đƣợc “rút gọn”, đƣợc “làm giàu thêm về ý nghĩa, làm sáng rõ
hơn về hình thức” và làm phong phú hơn về giá trị tinh thần, giúp ngƣời xem
nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn về những sự

kiện và vấn đề của cuộc sống.
Truyền hình có thế mạnh là việc truyền tải thông điệp bằng hình ảnh
với tất cả các màu sắc vốn có của cuộc sống, cùng với thế giới âm thanh
sống động đã tạo nên tính hấp dẫn; Thông điệp trên truyền hình dễ hiểu,
thích ứng cao cho cả nhóm công chúng có trình độ văn hóa thấp; Truyền
thình có thế mạnh trong việc hƣớng dẫn các hoạt động, các thao tác, đặc


21
biệt có năng lực cổ vũ, kêu gọi hành động xã hội của đông đảo công chúng
trong một thời điểm nhất định trên diện rộng; Truyền hình là kênh truyền
thông giao lƣu văn hóa với nhiều ƣu thế vƣợt trội nhất là qua các phóng sự
tài liệu, phim ảnh, trò chơi, quảng cáo,…Song cũng nhƣ các kênh truyền
thông khác, truyền hình có những hạn chế của mình: các tín hiệu truyền
hình đƣợc truyền đi theo tuyến tính thời gian, làm cho đối tƣợng tiếp nhận
bị động hoàn toàn về tốc độ và trình tự tiếp nhận cũng nhƣ phải tập trung
vào màn hình; Muốn tiếp nhận chƣơng trình truyền hình phải có máy thu,
với điều kiện kinh tế, mức sống của bà con vùng sâu vùng xa còn khó
khăn; Chi phí sản xuất chƣơng trình thƣờng rất tốn kém; Tính tƣ liệu thấp,
khó lƣu giữ thông tin cho số đông.
- Internet (International Network) là mạng thông tin toàn cầu, đƣợc
hình thành trên cơ sở kết nối các máy tính, các website, trang thông tin điện tử
trên khắp hành tinh. Sự ra đời và phát triển của internet đƣợc coi là cuộc bùng
nổ truyền thông lần thứ ba, mở ra kỷ nguyên mới trong truyền thông và phát
triển của loài ngƣời. Internet là thông tin – truyền thông, là trƣờng học, giải
trí, là thƣơng mại, việc làm, là hầu nhƣ tất cả cuộc sống con ngƣời đƣợc tái
hiện, hoạt động, giao lƣu,…Giá trị khai thác, sử dụng của internet phụ thuộc
vào trình độ văn minh của mỗi ngƣời, mỗi cộng đồng. Internet là tài nguyên.
Tài nguyeen này đã và đang làm thay đổi cách nghĩ, cách sống, cách ứng xử
của mỗi ngƣời chúng ta. Internet phân hóa sâu sắc công chúng truyền thông,

về cơ bản thành hai cực: một là trình độ cao, hai là trình độ thấp – xét từ trình
độ văn hóa, kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ,…
Internet có ƣu điểm là xa lộ thông tin siêu tốc cho phép kết nối và
truyền tải một dung lƣợng thông tin khổng lồ, có thể nói là vô hạn định với
tốc độ siêu nhanh; Tạo ra khả năng giao lƣu trực tuyến, tƣơng tác nhiều chiều
giữa đông đảo công chúng, tạo điều kiện cho mỗi ngƣời tiếp cận với nguồn


22
thông tin mà không cần qua khâu trung gian nào; Internet có thể cung cấp
thông tin, dữ liệu theo yêu cầu của mỗi ngƣời, theo địa chỉ thông tin qua đơn
đặt hàng, từ việc mua bán, dạy học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ đến tƣ vấn tình cảm,...nhờ khả năng liên kết; Khả năng lƣu giữ thông tin
và rất tiện lợi cho việc tìm kiếm, truy cập; Là kênh truyền thông đa phƣơng
tiện, sinh động và hấp dẫn, có khả năng lôi kéo đông đảo ngƣời tham gia, là
sân chơi giải trí, bổ ích. Internet có những điểm hạn chế nhƣ: độ tin cậy của
thông tin không cao, vì nhiều nguồn tin không rõ ràng. Vấn đề an ninh mạng
luôn trong tình trạng báo động, bởi những kể xấu lợi dụng sơ hở để đánh cắp
thông tin, làm mất thông tin, sai thông tin.
- Điện ảnh là phƣơng tiện truyền thông tác động đồng thời vào thính
giác và thị giác, cũng nhƣ truyền hình, công chúng vừa nghe đƣợc âm thanh,
vừa thấy đƣợc hệ thống hình ảnh sống động. Điện ảnh đƣợc coi là nghệ thuật
thứ bảy. Đó là nghệ thuật sử dụng, khai thác thế giới âm thành, hình ảnh động
đƣợc ghi lại trên phim nhựa, trên băng từ, đĩa CD hay kỹ thuật số, đƣợc trình
chiếu lên màn ảnh rộng, màn hình nhỏ,… nhằm tạo cho công chúng cảm giác
nhƣ đƣợc chứng kiến cuộc sống thực đang diễn ra [8, tr.220].
- Tờ rơi, tờ gấp: là một dạng tồn tại phổ biến và ngày càng phát triển của
ấn phẩm truyền thông đại chúng. Thực tế, đây cũng là ấn phẩm xen lẫn giữa
quảng cáo và thông tin tuyên truyền, với nội dung thông tin, thông điệp đa dạng
và có chiều sâu hơn, hình thức gây ấn tƣợng hơn, ngắn gọn hơn và tập trung

vào một nhóm đối tƣợng cụ thể, trực tiếp hơn. Do hình thức hấp dẫn, ấn tƣợng,
nội dung thông tin gọn nhẹ và có chiều sâu, tiếp cận trực tiếp đến từng ngƣời
trong công chúng – nhóm đối tƣợng, lại dễ lƣu trữ, dễ mang theo ngƣời,… nên
tờ rơi, tờ gấp dễ đạt hiệu quả truyền thông cao, không tốn kém.
- Pano, áp phích: Pano là loại hình quảng cáo có kích thƣớc lớn và
thƣờng đặt ở những nơi có vị trí trọng điểm, nhiều ngƣời qua lại nhằm thu hút


23
ngƣời đi đƣờng để ý. Áp phích là một ấn phẩm kích thƣớc lớn có tính cách
vừa thông tin, vừa nghệ thuật, đƣợc thiết kế qua các thủ pháp tạo hình mang
tính thẩm mỹ cao nhằm mục đích truyền đạt đến ngƣời xem bằng thị
giác thông tin chính về một sản phẩm, một sự kiện hay một vấn đề. Đề tài có
thể là quảng cáo, thông báo, tuyên truyền hay cổ động. Áp phích thƣờng đƣợc
in trên giấy hay bìa cứng gồm chữ khổ lớn và hình ảnh dễ bắt mắt để mọi
ngƣời chú ý. Ƣu điểm của Pano, áp phích là khai thác tối đa kích cỡ, hình
ảnh, màu sắc, vị trí không gian; Tập trung, đập vào mắt khách hàng. Nhƣợc
điểm là chỉ tác động đối với ngƣời qua đƣờng, cạnh tranh với quảng cáo khác;
chi phí sản xuất cao.
- Triển lãm: là việc tổ chức trƣng bày vật phẩm, tranh ảnh hoặc hàng
hoá tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định nhằm mục
đích giới thiệu, quảng bá đến mọi ngƣời trong xã hội, cộng đồng. Triển lãm
có hai loại chính cần phân biệt rõ: triển lãm thƣơng mại và triển lãm phi
thƣơng mại. Ƣu điểm của triển lãm là có thể áp dụng nhiều phƣơng thức xúc
tiến khác nhau trong cùng một thời điểm, thu hút đông đảo khách hàng tiềm
năng, khuếch trƣơng thanh thế. Nhƣợc điểm là không thƣờng xuyên, không
tập trung vào khoảng không gian và thời gian nhất định
1.1.3. Vai trò của truyền thông trong đời sống xã hội
Truyền thông có ảnh hƣởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền
thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến

hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng
đƣợc lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn
mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này đƣợc xã hội chấp
nhận và lan truyền nhanh trong công chúng.
Truyền thông giúp các cơ quan nhà nƣớc đƣa thông tin đến ngƣời dân
về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết


×