Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Luan van quản lý di tích lịch sử văn hoá ở huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 180 trang )

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********

NGUYỄN THỊ THU HIÊN

QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 60310642

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức. Những nội dung luận văn là
kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai
công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu
của người khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2018
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thu Hiên


1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ........................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................... 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HÓA, TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở HUYỆN
THƢỜNG TÍN .................................................................................................. 17

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa .............................. 17
1.1.1. Nghiên cứu một số khái niệm ....................................................... 17
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa ................. 21
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa ............................. 22
1.2.1. Các văn bản của Trung ương ........................................................ 22
1.2.2. Các văn bản của thành phố Hà Nội............................................... 25
1.3. Tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hoá ở Thƣờng Tín ....... 28
1.3.1. Khái quát về huyện Thường Tín ................................................... 28
1.2.2. Hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thường Tín ................. 32
Tiểu kết ....................................................................................................... 46
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
Ở HUYỆN THƢỜNG TÍN.................................................................................. 47

2.1. Cơ cấu, chức năng của hệ thống tổ chức quản lý di tích lịch sử văn
hóa huyện Thƣờng Tín ............................................................................. 47
2.1.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hà Nội .................... 47

2.1.2. Phòng văn hóa thông tin huyện Thường Tín ................................ 49
2.1.3. Ban quản lý di tích cơ sở............................................................... 51
2.1.4. Cơ chế quản lý di tích lịch sử văn hóa .......................................... 53
2.2. Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện
Thƣờng Tín ................................................................................................ 56
2.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án bảo tồn và phát huy giá trị
di tích lịch sử văn hóa ............................................................................. 56
2.2.2. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về di sản văn hóa ..................................................................................... 59
2.2.3. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ nhằm bảo tồn và phát
huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ............................................................ 62


2
2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý di tích lịch sử
văn hóa .................................................................................................... 73
2.2.5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo tồn và phát huy
giá trị di tích lịch sử văn hóa ................................................................... 74
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo việc
chấp hành pháp luật về di tích lịch sử văn hóa ...................................... 78
2.3. Đánh giá về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện
Thƣờng Tín ................................................................................................ 80
2.3.1. Ưu điểm......................................................................................... 80
2.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 82
2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................. 84
Tiểu kết ....................................................................................................... 85
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA Ở HUYỆN THƢỜNG TÍN ........................................ 87

3.1. Phƣơng hƣớng và nhiệm vụ quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện

Thƣờng Tín ................................................................................................ 87
3.1.1. Phương hướng ............................................................................... 87
3.1.2. Nhiệm vụ ....................................................................................... 89
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hóa ở
huyện Thƣờng Tín..................................................................................... 92
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách .......................................... 92
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và hoàn thiện bộ máy quản lý ..... 97
3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước .............. 98
3.2.4. Nhóm giải pháp tăng cường thực hiện công tác bảo tồn, phát huy
các giá trị di sản văn hóa ....................................................................... 106
3.3. Khuyến nghị với các cơ quan chức năng cấp trên ........................ 114
3.3.1. Khuyến nghị đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố
Hà Nội ................................................................................................... 114
3.3.2. Khuyến nghị với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ................... 115
Tiểu kết ..................................................................................................... 115
KẾT LUẬN .................................................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 120
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 126


3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

DSVH

Di sản văn hóa


LSVH

Lịch sử văn hóa

Nxb

Nhà xuất bản



Quyết định

Tr

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

VH&TT

Văn hoá và Thông tin

VH,TT&DL

Văn hóa, Thể thao và Du lịch


4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Nội dung bảng biểu

Trang

Danh mục phân bố di tích tại các xã/thị trấn ở

32

STT
Bảng 1.1:

huyện Thường Tín
Bảng 1.2:

Phân loại hình các di tích đã xếp hạng ở huyện

34

Thường Tín
Bảng 1.3:

Biểu thống kê một số di tích bị xuống cấp ở huyện

39

Thường Tín
Bảng 1.4:

Danh sách di tích lịch sử văn hóa đã được xếp


43

hạng ở huyện Thường Tín
Sơ đồ 2.1:

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý di tích lịch sử văn

47

hóa ở huyện Thường Tín
Bảng 2.1:

Tổng hợp số lượng di tích kiểm kê tại các xã/ thị

63

trấn ở huyện Thường Tín
Bảng 2.2:

Biểu thống kê những di tích được đầu tư tu bổ, tôn
tạo từ 2010-2017 ở huyện Thường Tín

68


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Di sản văn hóa (DSVH) Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các

dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của DSVH nhân loại, có vai trò to lớn trong
sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Trong đó, di tích lịch sử văn
hóa (gọi tắt là di tích) là di sản vật thể tiêu biểu chứa đựng, kết tinh gần như tất
cả những văn hóa truyền thống lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo, tập tục tạo nên nét
đặc trưng văn hoá mỗi vùng, miền. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng
cường công tác quản lý nhà nước về di tích, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị
DSVH là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đáp ứng nhu
cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân, xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2. Thường Tín là một huyện thuộc thành phố Hà Nội không những là
một vùng đất cổ mà còn là vùng quê giàu truyền thống cách mạng. Nền văn
hóa ấy đã “gạn đục, khơi trong” tạo dựng nên những giá trị văn hóa truyền
thống. Di tích ở huyện Thường Tín có số lượng lớn và phong phú, đa dạng
về loại hình, các di tích đều chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa
học, thẩm mỹ; được phân bố ở 28 xã, 01 thị trấn. Qua thực tế nghiên cứu, tác
giả nhận thấy một số đặc trưng tiêu biểu trong hệ thống di tích ở Thường Tín
như: Về số lượng, theo số liệu kiểm kê năm 2015, toàn huyện có 440 di tích
là sự đa dạng về loại hình cũng như niên đại kiến trúc. Các di tích có niên
đại khởi dựng sớm như chùa Đậu (thế kỷ XIV) được phong là “Đệ nhất đại
danh lam”, đình Nghiêm Xá (năm 1677), đình Ninh Xá (năm 1652), đình
Vĩnh Lộc (thời Hậu Lê)… Không những đa dạng về loại hình và niên đại, hệ
thống di tích ở huyện Thường Tín còn phong phú về chất liệu xây dựng như


6
gỗ, tre, gạch và chất liệu đá. Nhìn chung, huyện Thường Tín có mật độ di
tích dày đặc, với sự phong phú, hấp dẫn của những thông điệp mà các di tích
đem lại tạo nên thành quả to lớn bao đời hun đúc, xây dựng cần phải được
bảo tồn và phát huy.

1.3. Trong thời gian qua, công tác quản lý di tích ở huyện Thường Tín
đã được các cấp, các ngành quan tâm và đạt được những kết quả đáng kể.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc do
những tác động chủ quan và khách quan: Trải qua thời gian, nhiều di tích
xuống cấp, tình trạng tự ý tu bổ còn diễn ra, hầu hết các di tích trên địa bàn
huyện chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sự phân cấp quản
lý DT còn nhiều bất cập và chồng chéo chưa phù hợp trong điều kiện hiện
nay… Vì vậy cần nghiên cứu, xây dựng mô hình phù hợp, những giải pháp
mới nhằm khắc phục nhược điểm trong công tác quản lý, bảo tồn và phát
huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch của huyện trong thời gian tới là
hết sức cần thiết.
Là một cán bộ công tác trong ngành Văn hoá, xác định và hiểu rõ vai trò,
tầm quan trọng của công tác quản lý DSVH dân tộc trong giai đoạn mới hiện
nay. Được sự đồng ý của trường Đại học Văn hóa Hà Nội học viên thực hiện
đề tài: “Quản lý di tích lịch sử văn hoá ở huyện Thường Tín, thành phố Hà
Nội” làm Luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành Quản lý văn hoá, khóa
2015 - 2017.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thường Tín là một huyện có lịch sử lâu đời, một nền văn hóa đa dạng. Chính
vì vậy, từ xa xưa đã có nhiều học giả nghiên cứu, tìm hiểu về vùng đất cổ Thường
Tín, từ đó giới thiệu về những nét văn hóa truyền thống, cũng như giới thiệu hệ
thống di tích ở huyện Thường Tín. Có thể phân chia các công trình nghiên cứu
theo các hướng sau:


7
2.1. Những công trình nghiên cứu viết về địa bàn nghiên cứu và hệ
thống di tích ở huyện Thường Tín
* Sách
Lịch triều hiến chương loại chí do Phan Huy Chú soạn đã khảo về địa lý

Thường Tín rằng: “Phủ Thường Tín ở phía bắc Sơn Nam, địa giới gần trung
đô, các huyện đều men theo đường quan lộ, đất bằng rộng rãi, không có rừng
núi ngăn cản. Duy có dòng sông Tô Lịch quanh vòng trong hạt…Thượng Phúc
thịnh hơn” [15]. Đại Nam nhất thống chí (quyển XIII) có chép: “Huyện
Thượng Phúc, đông tây cách nhau 20 dặm” (huyện Thượng Phúc xưa gần như
nằm trọn trong huyện Thường Tín ngày nay) [25]. Di tích Hà Tây giới thiệu về di
tích cách mạng kháng chiến, những di tích quan trọng và hệ thống các di tích tiêu
biểu ở tỉnh Hà Tây (cũ), trong đó huyện Thường Tín có 24 di tích bao gồm chùa
Đậu, đình An Lãng, đền An Lãng, đình Cống Xuyên, đình Chương Dương, đình
Đống Chanh, chùa Đống Chanh, đình Hướng Dương, chùa Hướng Dương, đình
Khoái Cầu, chùa Khoái Cầu, đình Nghiêm Xá, nhà thờ Nguyễn Trãi, đình Ninh Xá,
đền Ninh Xá, chùa Ninh Xá, đình Phú Mỹ, đình Thượng Cung, đình Thụy Ứng,
Đình Hạ và cây gạo ở Tự Nhiên, chùa Văn Giáp, chùa Văn Hội, đền Vân Trai, đình
Vĩnh Lộc. Mỗi di tích tuy giới thiệu không nhiều xong đều thống nhất với các nội
dung cơ bản sau: lịch sử hình thành và quá trình trùng tu, tu bổ; đặc điểm kiến trúc,
điêu khắc, các di vật, cổ vật tiêu biểu; lễ hội…[49]. Lễ hội cổ truyền Hà Tây giới
thiệu các lễ hội tiêu biểu ở Hà Tây (cũ), miêu tả diễn biến các lễ hội, đi sâu vào
những trò diễn, những lễ thức đặc sắc có giá trị văn hóa. Trong đó, Thường Tín
có 8 lễ hội cổ truyền bao gồm hội làng Hạ Thái, hội rước thành hoàng tổng Hà
Hồi, hội làng Khê Hồi và trò thủy chiến của đình, lễ hội đền Đông Bộ Đầu,
đền Lộ - truyền thuyết và lễ hội, hội xã Tự Nhiên, lễ hội đền Rầm, rước lốt hổ trò diễn cổ ở xã Minh Cường [48]. Các vị thánh thần sông Hồng của tác giả Vũ
Thanh Sơn, giới thiệu các vị thánh thần sông Hồng. Trong đó, có đề cập đến


8
các vị thánh thần được thờ ở các di tích của huyện Thường Tín như đền Lộ thờ
tứ vị thánh nương, làng Khê Hồi thờ Cao Sơn Đại Vương, làng Hạ Thái thờ
đức ông Bùi Hữu Lương và đức bà Đinh Thị Trạch, làng Tự Nhiên thờ Chử
Đồng Tử - Tiên Dung – Tây cung tiên nữ [47]. Đồ thờ trong di tích của người
Việt của tác giả Trần Lâm Biền viết về đồ thờ của người Việt trên phương diện

niên đại, mỹ thuật và ý nghĩa. Trong đó, trang 66, trang 105, trang 108, trang
148, trang 170 có miêu tả về đồ thờ ở những quán chuyển thành chùa như
Hưng Thánh quán (xã Tô Hiệu, hay còn gọi là chùa Mui); “bảng gỗ đẹp và lớn
nhất ở chùa Đậu, bảng chùa Đậu cao xấp xỉ 70 cm, rộng tới hơn 130 cm, đó là
một tác phẩm nghệ thuật được chạm đầy mây cuộn, ẩn hiện trong đó là đôi
rồng cùng chầu vào trung tâm là một cụm vân xoắn hình chữ S bốc lửa. Hiện
vật này gần như duy nhất và có niên đại vào cuối thế kỷ XVII”; chiếc ngai bành
ở đình Hạ (xã Tự Nhiên), “dáng của chiếc ngai này thấp, lưng và tay ngai chủ
yếu được làm bằng ván, ván lưng hơi ngả ra phía sau, đỉnh ván dạng hình
đường biên lá sòi, tay ngai kết bởi nhiều cung tròn thấp dần về phía trước.
Thông thường hai mặt tay ngai chạm rồng chạy ra, lưng ngai phía trên cũng là
rồng, phía dưới có khi là lân và ở chính giữa bên dưới thường có ngọn tam sơn
mọc lên từ nước”; bộ ngũ sự (đỉnh, hai cây đèn, hai lọ hoa) bằng chất liệu gỗ ở
đền Đại Lộ; đồ thờ mang chất liệu vàng mã như ở đền Dầm thờ Mẫu Thoải
cung (xã Ninh Sở) [9]. Làng Chương Dương qua Di sản Hán nôm, của tác giả
Chu Huy, Cung Khắc Lược, Nguyễn Trọng Hải giới thiệu về địa danh Chương
Dương, bến Chương Dương trong lịch sử; đồng thời giới thiệu các bản phiên
âm, dịch nghĩa trên các văn bia, thần tích, sớ, hương ước…liên quan đến địa
danh Chương Dương. Ngoài ra, còn giới thiệu một số bài viết của các tác giả về
địa danh Chương Dương, huyện Thường Tín [40]. Thường Tín đất danh hương
giới thiệu lịch sử tự nhiên huyện Thường Tín với những biến thiên duyên cách,
ghi chép khá tỉ mỉ các tổng, xã, làng của huyện qua các thời kỳ cũng như danh


9
nhân và văn hóa (Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Dương Trực
Nguyên, Dương Bá Cung, Lương Văn Can, Lương Trúc Đàm, Lương Ngọc
Quyến, Từ Diễn Đồng); đồng thời giới thiệu các di tích tiêu biểu ở huyện
Thường Tín (đền bến Chương Dương, đình Hà Hồi, chùa Đậu, chùa Quất
Động, chùa Pháp Vân, đình Nghiêm Xá, đình Là, đình Thượng Cung, lăng đá

Quận Vân, đền Đông Bộ Đầu) cùng các lễ hội tiêu biểu nhất của huyện (lễ hội
đền Lộ, đền Dầm, đền Cửu; lễ hội đền thờ Chử Đồng Tử; lễ hội làng Đông Bộ
Đầu). Ngoài ra còn giới thiệu những sự kiện và con người Thường Tín từ khi
có Đảng, quê hương Thường Tín trong thời kỳ đổi mới [4]. Bí mật phía sau
nhục thân của các vị thiền sư, của tác giả Nguyễn Lân Cường. Viết về nhục
thân Thiền sư Vũ Khắc Trường, Vũ Khắc Minh ở chùa Đậu, Thường Tín.
Trong đó, từ tr.13 đến tr.92 giới thiệu về chùa Đậu và nhục thân của hai vị
thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh [20,tr13-tr92]. Địa chí Hà Tây của
tác giả Đặng Văn Tu và Nguyễn Tá Nhí (chủ biên). Trong phần giới thiệu nội
dung địa chí Hà Tây đã khái lược về huyện Thường Tín dưới góc độ địa giới
hành chính, điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử văn hóa xã hội. Trong phần lịch
sử truyền thống, giới thiệu Thường Tín có dấu tích văn hóa Bắc Sơn (là giai
đoạn muộn của văn hóa Hòa Bình) ở di chỉ khảo cổ học Kiều Thị, cũng ở xã
Thắng Lợi còn phát hiện ngôi mộ hình thuyền. Đồng thời, cuốn sách còn giới
thiệu các nhà văn hóa tiêu biểu ở huyện Thường Tín như Nguyễn Phi Khanh,
Nguyễn Trãi – danh nhân văn hóa thế giới, Lý Tử Tấn và viết về các nhà thờ
họ nổi tiếng như nhà thờ Nguyễn Trãi (1380 – 1442), nhà thờ Tiến sĩ Lý Tử
Tấn ở Triều Đông cùng danh lam thắng cảnh chùa Đậu. Ngoài ra, thống kê
danh mục 80 di tích đã xếp hạng cấp tỉnh Hà Tây đến 31/10/2007 của huyện
Thường Tín [58]. Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Thường Tín
(1930 – 2010) giới thiệu chi tiết nội dung: địa lý, điều kiện tự nhiên và dân cư hành
chính huyện Thường Tín; đồng thời giới thiệu về đảng bộ và nhân dân huyện


10
Thường Tín qua các thời kỳ lịch sử [5]. Hà Nội danh thắng và di tích của tác giả
Lưu Minh Trị giới thiệu về các danh thắng và di tích tiêu biểu trên địa bàn
thành phố Hà Nội. Trong đó, Thường Tín có 16 di tích bao gồm nhà thờ tổ ca
trù họ Ngô, đình Thượng Cung, đình Thụy Ứng, đền Vân Trai, đình Vĩnh Lộc,
chùa An Định, chùa Đậu, chùa Đống Chanh, chùa Hướng Dương, chùa Khoái

Cầu, chùa Mui, chùa Ninh Xá, chùa Pháp Vân, chùa Thụy Ứng, chùa Văn Hội,
di tích lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghiêm Xuyên. Ngoài ra, còn thống
kê 35 di tích được xếp hạng từ năm 1995 đến năm 2007 ở huyện Thường Tín
(đình Hướng Dương, chùa Hướng Dương, đình Khoái Cầu, chùa Khoái Cầu,
đình Thượng Cung, lăng đá Quận Vân, đình Nỏ Bạn, đình Nghiêm Xá, đình
Cống Xuyên, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghiêm Xuyên, đình Là,
đình Thụy Ứng, chùa Thụy Ứng, đình Phú Mỹ, đình Vĩnh Lộc, đình Đống
Chanh, chùa Đống Chanh, chùa Văn Hội, chùa Pháp Vân, đền Ninh Xá, đình
Ninh Xá, chùa Ninh Xá, đình Hạ Tự Nhiên, đình - đền An Định, chùa An Định,
chùa Mui, nhà thờ Tổ ca trù họ Ngô, đền Vân Trai, đình Đan Nhiễm, đình
Khánh Vân, đình Liễu Nội, đình Phương Quế, chùa Đậu, nhà thờ Nguyễn Trãi,
đình Nhân Hiền [56]. Tìm về Hà Nội qua lễ hội truyền thống của tác giả Phạm
Thị Thanh Quy giới thiệu các lễ hội truyền thống của Hà Nội. Trong đó,
Thường Tín có 3 lễ hội được đề cập đến với những nội dung ngắn gọn bao gồm
chùa Đậu – đệ nhất danh lam, hội Lộ và hội làng Trát Cầu [44]. Chùa Việt Nam
của tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, giới thiệu 118
ngôi chùa trên toàn quốc. Trong đó, từ tr.226 đến tr.229 viết về chùa Đậu (xã
Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín). Mỗi chùa tuy giới thiệu không nhiều xong
đều thống nhất với các nội dung cơ bản sau: lịch sử hình thành, quá trình trùng
tu, tu bổ, đặc điểm kiến trúc, điêu khắc, các di vật tiêu biểu và có hình ảnh
minh họa. Đồng thời, còn lập danh sách các ngôi chùa được Bộ VH,TT&DL
công nhận “Di tích lịch sử văn hóa” (tính đến ngày 31/12/2009); Trong đó,


11
Thường Tín có 12 ngôi chùa được công nhận là chùa Đậu, chùa Xâm Động,
chùa Pháp Vân, chùa Ninh Xá, chùa Văn Hội, chùa Hướng Dương, chùa Đống
Chanh, chùa Khoái Châu, chùa Mui, chùa Đào Xá, chùa Khê Hồi, chùa
Chương Dương [52]. Danh mục lễ hội truyền thống Hà Nội thống kê các lễ hội
tiêu biểu ở Hà Nội. Trong đó, huyện Thường Tín có 26 lễ hội hiện đang được

tổ chức thường xuyên hàng năm (hội Lộ, hội Chùa Đậu, hội đền thờ Nguyễn
Trãi, lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung, lễ hội làng Bộ Đầu, lễ hội chùa Mui, lễ
hội Văn Trai, lễ hội làng Nỏ Bạn, lễ hội làng Bình Vọng, lễ hội đình Là, lễ hội
hàng tổng, lễ hội làng Tè, lễ hội làng Hướng Dương, lễ hội làng Khoái Cầu, lễ
hội làng Đào Xá, lễ hội làng Phú Mỹ, lễ hội làng Vĩnh Lộc, lễ hội làng Đan
Nhiễm, lễ hội làng Liễu Nội, lễ hội làng Khánh Vân, lễ hội làng Cống Xuyên,
lễ hội làng Nghiêm Xá, lễ hội làng Liễu Viên, lễ hội làng Hạ Thái, lễ hội làng
Duyên Trường, lễ hội Chương Dương) [50, tr.215 – tr.219]. Hà Nội truyền
thống và di sản của TS. Lưu Minh Trị gồm 3 chương. Trong đó, tác giả dành
toàn bộ chương 2 để giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa huyện Thường
Tín và các DSVH tiêu biểu ở huyện. Các DSVH tiêu biểu huyện Thường Tín
gồm các di tích tiêu biểu (nhà thờ Nguyễn Trãi, chùa Đậu, đình Đan Nhiễm,
đền Vân Trai, nhà thờ Ca trù họ Ngô, chùa Mui, đình Hạ Tự Nhiên, đền Ninh
Xá, chùa Pháp Vân, đình Đống Chanh, đình Vĩnh Lộc, đình Thụy Ứng, đình
Là, di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghiêm Xuyên, đình Cống
Xuyên, lăng đá Quận Vân, đình Thượng Cung, đình Khoái Cầu) và lễ hội (lễ
hội làng Tự Nhiên) [57, tr.30 - 84]. Các nhà khoa bảng, trí thức và nghệ nhân
tiêu biểu huyện Thường Tín (1075 – 2015) giới thiệu về cán bộ, đảng viên,
nhân dân Thường Tín với những nét khái quát về quá trình phát triển của sự
nghiệp giáo dục – đào tạo; “đất trăm nghề” Thường Tín và những đóng góp
quan trọng của các nhà khoa bảng, trí thức và nghệ nhân tiêu biểu huyện
Thường Tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; đồng


12
thời gợi mở, định hướng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê
hương Thường Tín trong thời kỳ đổi mới [7]. Tập bài giảng Lịch sử hình thành
huyện Thường Tín gồm 2 phần: Phần thứ nhất là Bài giảng lịch sử huyện
Thường Tín dùng trong nhà trường và gợi ý giảng dạy từ lớp 4 đến lớp 12 giúp
thầy, cô giáo và các học sinh thuận lợi trong giảng dạy và học tập. Phần thứ hai

được thiết kế thành 04 nội dung: 1. Giới thiệu về các xã, thị trấn; 2. Một số di
tích được xếp hạng trên địa bàn huyện (chùa Đậu, nhà thờ Nguyễn Trãi, di tích
lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nghiêm Xuyên…); 3. Bác Hồ với Thường
Tín; 4. Một số câu chuyện về LSVH huyện Thường Tín. Đây là tài liệu tham
khảo quan trọng giúp giáo viên và học sinh hiểu sâu sắc thêm về LSVH của
quê hương Thường Tín [8].
* Các nguồn tài liệu khác
Bài viết trên báo với nội dung: Tu bổ thành công hai di hài tại chùa Đậu,
của tác giả Khiết Hưng [31]; Hai pho tượng chùa Đậu sẽ thêm hàng trăm năm
tuổi của tác giả Đỗ Huyền [30]. Hồ sơ xếp hạng di tích viết về lịch sử hình
thành, quá trình tồn tại, nhân vật lưu niệm, giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học
của 111 di tích đã được xếp hạng ở huyện Thường Tín. Kèm theo hồ sơ di
tích còn có các văn bản như khoanh vùng bảo vệ, bản vẽ kỹ thuật, mặt bằng
và kiến trúc DT…[29]. Kỷ yếu hội thảo Quốc tế lần thứ II có bài viết Bảo tồn
DSVH qua ba lần tu bổ di hài các vị thiền sư ở chùa Đậu (Hà Tây), chùa Phật
Tích và chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh), của tác giả Nguyễn Lân Cường [21]. Các
bài viết đăng trên báo điện tử: Bảo tàng Hà Nội tổ chức trao tặng giấy khen
cho tập thể có thành tích trong công tác phát hiện và bàn giao cổ vật của tác
giả Trần Văn Tùy. Miêu tả tóm tắt quá trình phát hiện, nghiên cứu và bàn giao
cổ vật tại chùa Tó cho Bảo tàng Hà Nội lưu giữ, bảo quản phát huy giá trị;
đồng thời, miêu tả diễn biến buổi lễ trao tặng bằng khen của Sở VH&TT Hà
Nội cho tập thể Phòng VH&TT huyện Thường Tín và UBND xã Nguyễn Trãi


13
[59]. 14 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia. Trong đó,
Thường Tín có 01 nhóm hiện vật được công nhận là tượng Thiền sư Vũ Khắc
Minh và Thiền sư Vũ Khắc Trường. Huyện Thường Tín đang lãng phí tài
nguyên du lịch [42]. Xây dựng Thường Tín thành vùng công nghiệp mới của
thủ đô của tác giả Việt Anh [2]. Huyện Thường Tín chú trọng phát triển du

lịch của tác giả Nguyễn Công [17]. Đình Hạ Thái, Thường Tín, Hà Nội được
xếp hạng di tích quốc gia của tác giả Huyền Chi [15]. Huyện Thường Tín có
16 di tích xuống cấp trầm trọng của tác giả Miên Hạo và Việt Tuấn như: đền
thờ Nguyễn Trãi (xã Nhị Khê), đền - bến Chương Dương (xã Chương
Dương), chùa Pháp Vân (xã Văn Bình)... [22].
2.2. Các công trình viết về công tác quản lý di tích
Các nghiên cứu: Khóa luận tốt nghiệp đại học Tìm hiểu di tích chùa Đậu,
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội của Nguyễn Thị Minh Thu giới thiệu về
vị trí, đặc điểm chùa Đậu và đưa ra phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích
[55]. Khóa luận tốt nghiệp đại học của tác giả Hoàng Thúy Hằng viết về Tìm
hiểu di tích lịch sử văn hóa đình Hà Hồi, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội giới thiệu về vị trí, đặc điểm đình làng Hà Hồi, đặc biệt tác
giả luận văn đã dành ra một chương để viết về bảo tồn và phát huy giá trị di
tích đình làng Hà Hồi [23]. Luận văn thạc sĩ Giá trị lịch sử - văn hóa của di
tích chùa Đậu, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội của học
viên Nguyễn Thị Mai Phương [41] giới thiệu về chùa Đậu trong diễn trình
lịch sử; đồng thời đưa ra những phương án để bảo tồn và phát huy giá trị di
tích chùa Đậu. Bảo tồn, phát huy các trò chơi dân gian qua lễ hội truyền
thống Hà Nội. Trong đó, tr.23 - tr.24 giới thiệu trò diễn tái hiện công đức của
các vị thần ở làng Cống Xuyên (xã Nghiêm Xuyên) và đặc biệt trò “thủy
chiến cửa đình” ở làng Khê Hồi (xã Hà Hồi) được tổ chức rất quy mô và
hoành tráng. Ngoài ra, từ tr.204 đến tr.208 viết về loại hình nghệ thuật dân


14
gian đặc biệt, một DSVH của nhân dân được yêu thích ngang với hát chèo đó
là hát trống quân ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín [6].
Những tập hợp và phân tích trên đây cho thấy, phần lớn các tác giả tập
trung nghiên cứu về mảnh đất Thường Tín, viết về di tích, lễ hội, và ít tài liệu
viết về quản lý di tích, khai thác khá sâu về nguồn tài liệu thành văn và tài liệu

khảo sát, sưu tầm, ghi chép ở phương diện văn hóa và quản lý văn hóa nói
chung, hoặc ở góc độ hẹp trong bộ phận hệ thống di tích ở Thường Tín. Thực
tế cho thấy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về công tác
quản lý di tích ở huyện Thường Tín. Trong quá trình triển khai đề tài “Quản lý
di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội” tác giả luận
văn sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả của các tác giả đi trước để từng bước bổ sung
làm sáng tỏ thêm vai trò của công tác quản lý di tích ở huyện Thường Tín; Kết
hợp với việc điều tra khảo sát thực địa về công tác quản lý, bảo tồn và phát huy
giá trị di tích ở Thường Tín, góp phần đưa những nhận định đánh giá về thực
trạng, đề ra giải pháp công tác quản lý phù hợp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, phân tích thực trạng nhằm rút ra những mặt tích cực, hạn chế,
tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý di tích ở huyện
Thường Tín thời gian qua (2010 - đến nay). Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý di tích ở huyện Thường Tín
trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp, phân tích các công trình, bài viết của các tác giả đi trước viết
về di tích và công tác quản lý di tích ở huyện Thường Tín.
Nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý trong công tác quản lý
DSVH nói chung và quản lý di tích LSVH nói riêng.


15
Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về hệ thống di tích ở huyện Thường Tín.
Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích ở huyện
Thường Tín.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích ở
huyện Thường Tín trong thời gian tới.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác quản
lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu tình hình quản lý di tích từ năm 2010
đến nay.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu tình hình quản lý di tích lịch sử văn
hóa ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê
Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản
lý DSVH và di tích LSVH để làm cơ sở đánh giá các vấn đề trong quá trình
nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành sử học, khảo cổ học,
văn hóa học, xã hội học, quản lý văn hoá.
Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp, so sánh được
áp dụng trong quá trình triển khai đề tài.
Phương pháp khảo sát điền dã: Tiếp cận địa bàn, quan sát, tìm hiểu công tác
quản lý di tích tại địa bàn, chụp ảnh thực trạng tại các di tích ở huyện Thường Tín.


16
Phương pháp phỏng vấn sâu: Áp dụng với các nhà quản lý thuộc lĩnh
vực văn hóa và quản lý DSVH; phỏng vấn cộng đồng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Luận văn cung cấp một cái nhìn bao quát về thực trạng công tác quản lý di

tích LSVH ở huyện Thường Tín; đồng thời cùng những tư liệu thu thập trong quá
trình nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú nguồn tài liệu tham khảo và nội dung
nghiên cứu chuyên ngành quản lý văn hoá.
6.2. Về mặt thực tiễn
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động và quản lý, luận văn góp phần
hoàn thiện bằng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy
giá trị hệ thống di tích ở huyện Thường Tín, làm cơ sở phát triển kinh tế, văn hóa,
du lịch huyện trong thời gian tới.
7. Bố cục luận văn
Đề tài nghiên cứu “Quản lý di tích lịch sử văn hoá ở huyện Thƣờng
Tín, thành phố Hà Nội” ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn được chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa,
tổng quan về hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở huyện Thường Tín.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa ở huyện
Thường Tín.
Chƣơng 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích
lịch sử văn hóa ở huyện Thường Tín.


17
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HÓA, TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HÓA Ở HUYỆN THƢỜNG TÍN
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa
Quản lý nhà nước về DSVH là thiết lập cơ sở pháp lý và cơ sở khoa
học - đây chính là công cụ để tác động đến đối tượng bị quản lý, cụ thể là
DSVH nói chung và di tích LSVH trên địa bàn huyện Thường Tín nói
riêng. Để làm tốt công tác quản lý di tích, yêu cầu nhà quản lý phải hiểu rõ

những vấn đề lý luận chung, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp với
đặc thù của đối tượng quản lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời
phát huy tốt các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
1.1.1. Nghiên cứu một số khái niệm
1.1.1.1 Di sản văn hóa
Theo Luật DSVH năm 2001 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì DSVH
bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật
chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua
thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. DSVH phi vật
thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không
gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản
sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các
hình thức khác. DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học bao gồm di tích LSVH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia.
UNESCO chia DSVH thành hai loại: DSVH vật thể và DSVH phi vật
thể. DSVH vật thể bao gồm các di tích, công trình lịch sử, đền đài, cung điện,


18
sách cổ, mẫu vật ở bảo tàng, công cụ sản xuất ở từng giai đoạn lịch sử, các di
tích danh thắng. DSVH phi vật thể bao gồm các loại hình văn học - nghệ thuật
(âm nhạc, ca múa, sân khấu, ngôn ngữ, truyền thuyết, huyền thoại), các sinh
hoạt và kinh nghiệm dân gian (lễ hội, nghi lễ, phong tục tập quán, y học dân
tộc, nghệ thuật nấu ăn, bí quyết trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ).
Như vậy, DSVH chính là thành quả của quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước của các thế hệ người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử; phản ánh
tiến trình phát triển, thành tựu và khả năng của chính dân tộc đó; là minh chứng
sống động cho sự vận động, giao thoa và phát triển về mọi mặt của đời sống xã

hội, đồng thời phản ánh những đặc trưng cơ bản để làm rõ sự khác nhau giữa dân
tộc này với dân tộc khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác trong môi trường,
cảnh quan cụ thể của không gian và thời gian.
1.1.1.2. Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch sử văn hóa là một thành tố quan trọng cấu thành nên DSVH.
Khái niệm di tích LSVH được đề cập ở nhiều văn bản khác nhau. Ở văn bản
quốc tế khái niệm về di tích LSVH đã được nêu ra trong Điều 1 Hiến chương
Venice – Hiến chương quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu di tích và Di chỉ (1964):
Khái niệm di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc đơn
thuần mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một
nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch
sử. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật
to lớn mà cả với những công trình khiêm tốn hơn vốn đã cùng với thời
gian, thâu nạp được một ý nghĩa văn hóa [12,tr.145].
Di tích lịch sử văn hóa là một khái niệm với hàm nghĩa rất rộng, vì vậy,
ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về di tích
LSVH như trong Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “Di tích là các loại
dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học, sử học... Di


19
tích là di sản văn hoá – lịch sử được pháp luật bảo vệ, không ai được tuỳ tiện
dịch chuyển, thay đổi, phá huỷ”.
Pháp lệnh số 14-LCT/HĐNN của Hội đồng nhà nước Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 31/3/1984 về bảo vệ và sử dụng di tích LSVH, danh
lam thắng cảnh quy định “Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây
dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ
thuật cũng có giá trị văn hoá khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch
sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội”.
Khái niệm di tích lịch sử văn hóa được xem là đầy đủ nhất và cụ thể

nhất phải kể đến Luật Di sản văn hoá do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trong văn
bản của Luật này, di tích LSVH được quy định ở Điều 4, khoản 3: “Di tích
lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa
học”. Điều 28 của Luật DSVH quy định rằng để trở thành di tích LSVH phải
có một trong các tiêu chí cụ thể như sau:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa
tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của
anh hùng dân tộc,danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực
đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời
kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến
trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều
giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật [34,tr.19-20].


20
Căn cứ Điều 11 Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, di tích được phân ra thành 04 loại hình,
bao gồm: di tích lịch sử (di tích lưu niệm sự kiện, di tích lưu niệm danh nhân); di
tích kiến trúc nghệ thuật; di tích khảo cổ; danh lam thắng cảnh.
1.1.1.3. Quản lý và quản lý di tích lịch sử văn hóa
Quản lý: Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động, hợp
tác lao động. C.Mác đã viết: Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào
mà tiến hành trên quy mô khá lớn đều yêu cầu có sự chỉ đạo, điều hoà giữa
những hoạt động cá nhân… Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình

nhưng một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng [13, tr.480].
Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có sự nỗ lực của
tập thể để thực hiện mục tiêu chung, diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến
phạm vi lớn, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất
cao hơn trong công việc. Với ý nghĩa thông thường, phổ biến thì “quản lý” có
thể hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ
thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh quá trình xã hội và hành
vi của con người nhằm duy trì tính ổn định và phát triển đối tượng theo những
mục tiêu đã định. Mục tiêu là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất
định, do chủ thể quản lý định trước. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện
các động tác cũng như lựa chọn phương pháp quản lý thích hợp. Do đó, quản lý
là một quá trình tác động giữa chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý, thông qua
những biện pháp, phương pháp, phương tiện nhằm hoàn thiện hoá hoặc làm thay
đổi tình trạng hiện hữu. Quản lý bao giờ cũng có tính mục đích, tính tổ chức và
hướng tới tính hiệu quả.
- Quản lý di tích lịch sử văn hóa: Quản lý di tích LSVH có thể hiểu là tổ
chức, điều khiển hoạt động của cơ quan quản lý di tích ở các cấp độ khác nhau,
tùy theo quy định về chức năng, nhiệm vụ. Cơ quan quản lý di tích có trách nhiệm


21
trông coi, giữ gìn; tổ chức các hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo; tổ chức bảo vệ
với mục tiêu chống xuống cấp để di tích tồn tại lâu dài; tổ chức lập hồ sơ, xếp
hạng, xác định giá trị và cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ di tích... Bảo tồn và phát huy
giá trị là hai nhiệm vụ trung tâm của hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa.
Quản lý di tích lịch sử văn hóa cũng chính là sự định hướng, tạo điều
kiện để tổ chức, điều hành việc bảo vệ, gìn giữ các di tích, làm cho các giá
trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực. Những di tích có ý
nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và văn

hóa của nhân dân. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay
thì văn hóa cần được quản lý và định hướng để phục vụ mục tiêu phát triển
đất nước, đồng thời bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa
Pháp luật là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lý và điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội. Pháp luật ra đời và phát triển cùng với sự ra đời của
Nhà nước. Trong xã hội, bất kỳ một lĩnh vực nào cũng cần đến pháp luật và
quản lý DSVH không nằm ngoài quy luật đó.
Luật DSVH năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009; các Nghị định hướng
dẫn thi hành chi tiết Luật DSVH đã cụ thể hóa đường lối, chính sách pháp luật, thể
hiện tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn cách mạng mới hiện
nay. Nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về DSVH được quy
định tại Điều 54 và Điều 55 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DSVH năm
2009, cụ thể như sau:
Điều 54: Quy định nội dung quản lý nhà nước về DSVH
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DSVH;


22
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH; tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về DSVH;
4.Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ chuyên môn về DSVH;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị
DSVH;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo

và xử lý vi phạm pháp luật về DSVH.
Điều 55: Quy định cơ quan quản lý nhà nước về DSVH, bao gồm:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về DSVH;
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện quản lý nhà nước về DSVH;
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm
quản lý nhà nước về DSVH theo phân công của Chính phủ. Chính phủ quy định
cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong
việc phối hợp với Bộ VH,TT&DL để thực hiện, thống nhất quản lý nhà nước về
DSVH;
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của
mình thực hiện việc quản lý nhà nước về DSVH ở địa phương theo phân cấp
của Chính phủ.
1.2. Cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa
1.2.1. Các văn bản của Trung ương
Việc bảo vệ, gìn giữ DSVH được coi là nội dung cần thiết trong mọi giai
đoạn. Nhìn lại hệ thống pháp luật về lĩnh vực văn hoá nói chung và DSVH nói
riêng, nhà nước Việt Nam đã xây dựng, ban hành từ rất sớm và ngày càng hoàn
thiện hơn, cụ thể:


23
Ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, dù còn nhiều công việc
phải làm nhưng nhà nước Việt Nam đã quan tâm ngay đến việc gìn giữ và
phát huy giá trị DSVH dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc
và nâng cao dân trí. Điều đó được thể hiện bằng việc Hồ Chủ Tịch ký Sắc
lệnh số 65-SL ngày 23/11/1945. Đây là một trong những văn bản pháp luật
đầu tiên của nhà nước Việt Nam về quản lý DSVH được ra đời chưa đầy 3
tháng sau khi đất nước giành được độc lập.
Ngày 29/10/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 519/TTg quy

định về thể lệ bảo tồn cổ tích. Đây là văn bản pháp lý quan trọng của Chính
phủ có giá trị thiết thực trong việc bảo vệ, gìn giữ các DSVH trong suốt hai
thập kỷ chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Nghị định là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của công tác quản lý DSVH trong gần 30 năm (1957 - 1984).
Luật DSVH năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
DSVH năm 2009, gồm 7 Chương, 74 Điều có nội dung bám sát thực tế; trong
đó, tại chương I, Điều 4, Mục 3 nêu: “Di tích lịch sử văn hóa là các công trình
xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa
điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”. Mục 12,13 quy định về tu bổ, phục
hồi di tích LSVH và danh lam thắng cảnh. Chương IV của Luật DSVH quy định
về bảo vệ và phát huy giá trị DSVH vật thể, trong đó bao gồm các tiêu chí để trở
thành các di tích LSVH. Quy định thẩm quyền và thủ tục xếp hạng di tích. Quy
định các khu bảo vệ di tích bao gồm 2 khu vực bảo vệ (Điều 32) về việc xây
dựng và thẩm định dự án bảo quản tu bổ, phục hồi DT (Điều 34, Điều 35). Văn
bản luật còn quy định rõ nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước
về DSVH (chương V, Điều 54, Điều 55). Thống nhất quy định nguồn lực cho
các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH (Mục 2, chương V).
Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Luật DSVH và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật DSVH


×