Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói giảm nghèo tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 5 trang )

Nghiên cứu trao đổi

Tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói
giảm nghèo tại Bà Rịa - Vũng Tàu



Th.s Phạm Thị Phượng*
Th.s Mai Thị Bạch Tuyết*
Nhận:
15/10/2019
Biên tập:
05/11/2019
Duyệt đăng:15/11/2019

Xuyên suốt quá trình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa
đói giảm nghèo thì tín dụng ưu đãi có một vai trò rất quan trọng đối
với thành công của chương trình này. Ngân hàng Chính sách xã hội
sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho
người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ
sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống. Chính vì vậy,
nâng cao vai trò của tín dụng ưu đãi đối với chương trình xóa đói
giảm nghèo nói chung, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng là giải
pháp mang tính thiết thực nhằm góp phần hoàn thiện công tác xoá
đói giảm nghèo.
Từ khóa: Tín dụng ưu đãi, xóa đói giảm nghèo.
Abstract:
The Social Policy Bank will use the financial resources mobilized by
the State to provide preferential loans to the poor and other policy
beneficiaries for production, business, job creation and livelihood improvement. the need for the program and also for the purpose of considering the preferential credit role for poverty reduction program in
Vietnam in general and of Ba Ria - Vung Tau in particular, the implementation of credit programs Government incentives in Ba Ria Vung Tau are needed. Therefore, "Raising the role of preferential


credit for poverty reduction program in Ba Ria - Vung Tau province" is
a practical solution to improve the poverty reduction in Ba Ria - Vung
Tau.
Key words: preferential credit, poverty reduction.

N

gày 5/2/2007, Thủ
tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định
số 20/2007/QĐ-TTg
để thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo cho
giai đoạn 2016 -2020. Tại tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, chương trình xóa
đói giảm nghèo đã được thực hiện
liên tục trong nhiều năm qua, bắt
đầu từ năm 1994 và đã trải qua các
giai đoạn. Tuy vậy, việc triển khai
52

tín dụng ưu đãi đối với chương
trình xóa đói giảm nghèo tại tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tồn tại
nhiều vấn đề bất cập. Việc nghiên
cứu để đưa ra các giải pháp hoàn
thiện mang tính thiết thực nhằm
nâng cao vai trò của tín dụng ưu
đãi đối với chương trình xóa đói
giảm nghèo tại địa bàn tỉnh là rất

cần thiết và cấp bách.

1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm, bản chất và vai
trò của tín dụng ưu đãi, xóa đói
giảm nghèo
1.1.1 Thế nào là tín dụng ưu đãi
Ở Việt Nam, tín dụng ưu đãi là
việc sử dụng các nguồn lực tài
chính do Nhà nước huy động để
cho người nghèo và các đối tượng
chính sách vay ưu đãi phục vụ sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải
thiện đời sống; góp phần thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia
xóa đói giảm nghèo, tạo công
bằng và ổn định, đảm bảo an sinh
xã hội.
1.1.2. Chức năng của tín dụng
ưu đãi
Thứ nhất, tín dụng ưu đãi cung
cấp nguồn vốn với các điều kiện ưu
đãi để cho người nghèo và các đối
tượng chính sách vay đầu tư vào
sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm,
tạo thu nhập, góp phần cải thiện
thu nhập và mức sống của từng hộ
gia đình và thoát nghèo bền vững.
Thứ hai, tín dụng ưu đãi góp
phần cùng các ngành khác tạo nền

tảng cho việc xóa đói giảm nghèo
bền vững và chống tái nghèo.

* Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019


Nghiên cứu trao đổi
1.1.3. Vai trò của tín dụng ưu
đãi.
Thứ nhất, nhờ đồng vốn tín
dụng ưu đãi mà cuộc sống của
người nghèo được nâng lên, góp
phần nâng cao mức sống của cộng
đồng người nghèo và bộ mặt kinh
tế - xã hội của từng địa phương, của
đất nước.
Thứ hai, tín dụng ưu đãi không
chỉ có vai trò trong việc nâng cao
đời sống kinh tế của người nghèo,
mà còn góp phần nâng cao trình độ
dân trí cho họ. Bởi vì, khi đời sống
kinh tế của người nghèo được nâng
lên, họ có điều kiện để tiếp cận các
dịch vụ về văn hóa, xã hội, góp
phần nâng cao đời sống tinh thần
và trình độ dân trí của cộng đồng
người nghèo.
Thứ ba, tín dụng ưu đãi có vai

trò quan trọng trong việc tạo ý chí
vươn lên của người nghèo. Khi
người nghèo nhận được đồng vốn
ưu đãi, họ cảm thấy như nhận được
sự quan tâm của xã hội, họ sẽ có
trách nhiệm hơn với đồng vốn nhận
được, sẽ phấn đấu vươn lên từ đồng
vốn đó để không thua kém người
khác, để dễ hòa nhập với cộng
đồng, từ đó hình thành trong họ ý
chí tự lực vươn lên trong cuộc
sống.
Thứ tư, tín dụng ưu đãi góp
phần cùng các chương trình, chính
sách phát triển kinh tế xã hội khác
đưa đất nước thoát khỏi tình trạng
nghèo đói.
1.2. Các dự án, chính sách và
giải pháp thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai
đoạn 2016 - 2020
Nhóm chính sách, dự án để tạo
điều kiện cho người nghèo phát
triển sản xuất, tăng thu nhập, bao
gồm: Chính sách tín dụng ưu đãi hộ
nghèo, Chính sách hỗ trợ đất sản
xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số.

Dự án khuyến nông – lâm – ngư và
hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển

ngành nghề. Dự án hỗ trợ phát triển
cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo. Dự án dạy nghề
cho người nghèo. Dự án nhân rộng
mô hình giảm nghèo.
Nhóm chính sách tạo cơ hội để
người nghèo tiếp cận các dịch vụ
xã hội, bao gồm: Chính sách hỗ trợ
về y tế cho người nghèo. Chính
sách hỗ trợ về giáo dục cho người
nghèo. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo
về nhà ở và nước sinh hoạt. Chính
sách trợ giúp pháp lý cho người
nghèo.
Nhóm dự án nâng cao năng lực
và nhận thức: Dự án nâng cao năng
lực giảm nghèo (bao gồm đào tạo
cán bộ giảm nghèo và hoạt động
truyền thông). Hoạt động giám sát,
đánh giá.
Các giải pháp thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
giai đoạn 2016-2020:
Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý
chí quyết tâm phấn đấu vượt nghèo
để vươn lên làm giàu của chính hộ
nghèo, xã nghèo; nâng cao năng
lực của đội ngũ cán bộ tham gia
công tác giảm nghèo; đề cao trách

nhiệm tổ chức thực hiện chương
trình của các cấp, các ngành; tăng
cường sự tham gia của người dân
và giám sát, đánh giá của các cơ
quan dân cử, các tổ chức chính trị,
đoàn thể.
Kinh phí thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai
đoạn 2016-2020: Tổng kinh phí
thực hiện Chương trình: 48.397 tỷ
đồng, dự kiến huy động từ các
nguồn:
- Ngân sách trung ương: 41.449
tỷ đồng (vốn đầu tư: 29.698 tỷ
đồng; vốn sự nghiệp: 11.751 tỷ
đồng);

- Ngân sách địa phương: 4.848
tỷ đồng (vốn đầu tư: 3.452 tỷ đồng,
vốn sự nghiệp: 1.396 tỷ đồng).
- Vốn huy động hợp pháp khác:
2.100 tỷ đồng.
(Nguồn: Quyết định số
1772/2016QĐ-TTg
ngày
02/09/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai
đoạn 2016-2020).
1.3. Kinh nghiệm phát triển tín

dụng ưu đãi ở Việt Nam.
Xuyên suốt quá trình thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xóa
đói giảm nghèo thì tín dụng ưu đãi
có một vai trò rất quan trọng đối
với thành công của chương trình
này. Tín dụng ưu đãi được xem là
một trong những biện pháp chủ yếu
để thực hiện chương trình và giúp
người nghèo vươn lên thoát nghèo,
góp phần nâng cao đời sống kinh tế
của bộ phận dân nghèo và bộ mặt
kinh tế của nhiều địa phương. Vì
vậy, phát triển tín dụng ưu đãi là sự
cần thiết khách quan và tín dụng ưu
đãi luôn là biện pháp hữu hiệu để
thực hiện chương trình xóa đói
giảm nghèo.
Chính vì vậy, chúng ta phải đẩy
mạnh phát triển tín dụng ưu đãi để
thực hiện thành công chương trình
mục tiêu quốc gia xóa đói giảm
nghèo giai đoạn 2016 - 2020 và
nhằm cụ thể hóa các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước
trong cuộc sống.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật, biện chứng, nghiên cứu

các vấn đề lý luận cũng như thực tế
có liên quan một cách hệ thống.
- Phương pháp thu thập thông
tin: Tìm kiếm nguồn thông tin
- Phương pháp nghiên cứu chủ
yếu của đề tài là phân tích, tổng

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019

53


Nghiên cứu trao đổi
hợp số liệu thống kê hoạt động của
Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo và
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách
xã hội tỉnh, khảo sát và tổng kết
thực tế việc thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Thực trạng tình hình đói
nghèo tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2016-2020
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
theo kết quả điều tra rà soát hộ
nghèo theo chuẩn đa chiều giai
đoạn 2016 - 2020 vừa công bố, Bà
Rịa – Vũng Tàu có 14.789 hộ
nghèo, trong đó có 3.321 hộ nghèo

chỉ có mức thu nhập bình quân
700.000 đồng/người/tháng (khu
vực nông thôn) và 900.000
đồng/người/tháng (khu vực thành
thị). Con số này cao gấp 1,3 lần so
với giai đoạn 2011 - 2015. Theo kết
quả điều tra, đa số hộ nghèo trên
địa bàn tỉnh thiếu hụt về tiêu chí
tham gia bảo hiểm y tế. Trong đó,
Long Điền là địa phương có tỷ lệ
cao nhất với 89,72%.
Vấn đề đáng nói ở đây là hầu
hết hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ
mới thoát nghèo đều được hỗ trợ
bảo hiểm y tế từ chương trình giảm
nghèo, nhưng không được tính là
đã tham gia bảo hiểm y tế. Vì vậy,
địa phương nào có tỷ lệ hộ nghèo
cao đồng nghĩa với việc càng nhiều
hộ nghèo thiếu hụt về bảo hiểm y
tế.
(Nguồn: Quyết định số
2008/QĐ-UBND ngày 26/7/2016
của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu)
3.1.1. Tình hình hộ nghèo của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn
(2016-2020):
Với chuẩn nghèo này thì theo
kết quả điều tra của Ban chỉ đạo

Xóa đói giảm nghèo tỉnh, số hộ
54

nghèo của giai đoạn 2016 - 2020
trên từng địa bàn trong tỉnh như
bảng 1.
3.1.2. Đánh giá thực trạng tình
hình đói nghèo
Theo kết quả điều tra của Ban
chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo tỉnh
thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng
đói nghèo của số hộ nghèo này bao
gồm:
- Thiếu vốn để sản xuất: 28,2%.
- Thiếu kinh nghiệm làm ăn:
6,5%.

- Thiếu đất, thiếu tư liệu sản
xuất: 19%.
- Thiếu việc làm: 16,9%.
- Thiếu lao động: 11,4%.
- Các nguyên nhân khác: 18%.
(Biểu đồ 1)
Về các xã nghèo, vùng nghèo:
Toàn tỉnh có 50 xã, trong đó có 21
xã thuộc khu vực II, 9 xã thuộc khu
vực III. Theo Quyết định
50/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định về
tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó


Bảng 1. Số liệu hộ nghèo giai đoạn (2016-2020)

Biểu đồ 1. Nguyên nhân tình trạng đói nghèo ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
giai đoạn 2016 - 2020.

(Nguồn: Quyết định số 2008/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu).

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019


Nghiên cứu trao đổi
khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2016 –
2020.
Xã thuộc vùng dân tộc thiểu số
và miền núi được xác định theo ba
khu vực: Xã khu vực III là xã có
điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt
khó khăn; xã khu vực II là xã có
điều kiện kinh tế – xã hội còn khó
khăn nhưng đã tạm thời ổn định; xã
khu vực I là các xã còn lại
3.1.3.Kết quả thực hiện các dự
án, chính sách thuộc chương trình
xóa đói giảm nghèo
Chính sách tín dụng ưu đãi hộ
nghèo do Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh đảm nhận.

Theo báo cáo của Ngân hàng chính
sách xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu, 6 tháng đầu năm 2018, đơn vị
đã tập trung triển khai thực hiện các
giải pháp, đáp ứng nhu cầu vay vốn
của hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác; qua đó góp phần
cải thiện đời sống, giữ vững ổn
định chính trị, bảo đảm mục tiêu an
sinh xã hội và giải quyết việc làm
cho người lao động trên địa bàn
tỉnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng
không ngừng củng cố, nâng cao
chất lượng hoạt động, đáp ứng theo
mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Trong
6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh
số cho vay các chương trình tín
dụng của Ngân hàng là gần 434 tỷ
đồng với 15.082 lượt hộ nghèo và
đối tượng chính sách được vay vốn.
Riêng chương trình cho vay xây
dựng nông thôn mới, tính đến cuối
tháng 6/2018, dư nợ của Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh đạt hơn
1.258 tỷ đồng.
Về hoạt động ủy thác cho vay
qua các tổ chức hội đoàn thể, tính
đến hết tháng 6/2018, tổng dư nợ
ủy thác cho vay hơn 2.026 tỷ đồng.
Nhìn chung, các chương trình tín


dụng của Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh đều cho vay đúng đối
tượng, góp phần xóa đói giảm
nghèo.
3.2. Giải pháp nâng cao vai trò
của tín dụng ưu đãi đối với
chương trình xóa đói giảm nghèo
tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
3.2.1. Các giải pháp đối với
Ngân hàng Chính sách xã hội –
Việt Nam
Nâng số thành viên tối đa mà
mỗi tổ tiết kiệm và vay vốn (Tổ
TK&VV) được quản lý:
Hội đồng quản trị Ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam thay
đổi Điểm 4.1, Điều 4, Chương 1
của Quyết định 783/QĐ-HĐQT
ngày 29/7/2003 về việc nâng số
thành viên tối đa của mỗi tổ lên 70
hộ để Chi nhánh có thể vận dụng
vào phát triển tín dụng ưu đãi tại
tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, đối
với hoạt động của các tổ TK&VV,
ngoài việc khống chế số thành viên
tối đa nên khống chế mức dư nợ tối
đa mà tổ đó quản lý. Mức dư nợ tối
đa mà mỗi tổ quản lý khoảng 1 tỷ
đồng.

Thực hiện huy động tiết kiệm
của người nghèo thông qua các tổ
TK&VV:
Việc huy động tiết kiệm của
người nghèo đã được quy định tại
Điều 8, Chương 2 của Nghị định số
78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002
của Chính phủ. Tuy nhiên, ở tỉnh
Đồng Nai trong thời gian qua chưa
thực hiện việc huy động tiết kiệm
này. Vì vậy, Chi nhánh Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh có thể thực
hiện ngay việc huy động tiết kiệm
này nhằm tạo lập thêm nguồn vốn
cho phát triển tín dụng ưu đãi để
thực hiện chương trình xóa đói
giảm nghèo của tỉnh.

3.2.2. Giải pháp đối với Chi
nhánh Ngân hàng Chính sách xã
hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Tạo lập nguồn vốn cho Chi
nhánh NHCSXH tỉnh:
Hàng năm, Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách xã hội tỉnh kiến
nghị với Chi nhánh Ngân hàng Nhà
nước để chỉ đạo việc duy trì số dư
tiền gửi của các tổ chức tín dụng
nhà nước tại Ngân hàng Chính sách
xã hội và với UBND tỉnh để thực

hiện và chỉ đạo UBND các huyện
trích một phần từ nguồn tăng thu,
tiết kiệm chi để chuyển vốn cho
Ngân hàng Chính sách xã hội.
Đẩy mạnh việc tập huấn để
nâng cao năng lực thực hiện tín
dụng ưu đãi cho các tổ chức CTXH nhận ủy thác, các ban quản lý
tổ TK&VV
Việc tập huấn phải được tổ chức
ít nhất 1 lần/năm với phương châm
“cầm tay chỉ việc”. Việc tập huấn
phải được kiểm tra, đánh giá sau
khi kết thúc và kết quả tập huấn
phải được thông báo trở lại cho các
tổ chức chính trị - xã hội và các tổ
TK&VV để họ biết được kết quả
học tập của mình, kết quả tập huấn
phải được coi là một tiêu chí để
đánh giá chất lượng nhận ủy thác
của các tổ chức chính trị - xã hội và
các tổ TK&VV đối với việc phát
triển tín dụng ưu đãi.
3.2.3. Giải pháp hỗ trợ đối với
Chính phủ: Xây dựng chương trình
tín dụng ưu đãi để thực hiện cho
vay đối với các hộ mới vượt chuẩn
nghèo và hộ cận nghèo.
Nguồn vốn để cho vay: Sử dụng
ngân sách Trung ương hoặc ngân
sách của địa phương. Đối tượng

cho vay: Những hộ vừa mới vượt
nghèo của năm và những hộ có
mức thu nhập dưới 1,5 lần so với
mức thu nhập bình quân của người
nghèo (Đối với hộ thành thị: thu

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019

55


Nghiên cứu trao đổi
nhập bình quân đầu người từ
600.000 đồng/tháng trở xuống, đối
với hộ nông thôn: thu nhập bình
quân đầu người từ 375.000
đồng/tháng trở xuống). Mục đích
sử dụng vốn vay: Tiếp tục đầu tư
vào các dự án sản xuất kinh doanh
đã góp phần làm cho họ thoát
nghèo. Mức cho vay: Theo từng dự
án cụ thể nhưng tối đa bằng mức
vốn đã cho vay của chương trình hộ
nghèo trước đó. Thời gian cho vay:
Tối đa 12 tháng để người vay thực
hiện dự án sản xuất kinh doanh
thêm 1 chu kỳ. Lãi suất cho vay:
bằng lãi suất cho vay hộ nghèo.
3.2.4. Đề ra các nghị quyết
chuyên đề để thực hiện phát triển

tín dụng ưu đãi cho chương trình
xóa đói giảm nghèo của tỉnh.
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch và
tiến độ thực hiện tín dụng ưu đãi
cho chương trình xóa đói giảm
nghèo ở các địa phương trong tỉnh,
cấp uỷ các cấp đề ra nghị quyết để
huy động các nguồn lực đẩy nhanh
tiến độ và hiệu quả thực hiện phát
triển tín dụng ưu đãi. Nội dung của
nghị quyết chuyên đề về phát triển
tín dụng ưu đãi gồm: tăng cường
nguồn vốn, thực hiện chỉ tiêu cho
vay, lựa chọn đối tượng đầu tư, số
hộ nghèo phải được đầu tư vốn, kết
quả thu lãi, thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn
và giảm tỷ lệ hộ nghèo đến cuối
năm.
3.2.5. Đẩy mạnh sự phối hợp,
lồng ghép chặt chẽ và thường
xuyên giữa đầu tư vốn tín dụng ưu
đãi và dạy nghề, tập huấn khuyến
nông để nâng cao năng lực sản
xuất kinh doanh của hộ nghèo.
Hàng năm, Trung tâm Khuyến
nông tỉnh tiến hành tổ chức tập
huấn cho người nghèo ngay sau khi
được vay vốn hoặc trước mùa vụ
sản xuất kinh doanh.
56


3.2.6 Giải pháp hỗ trợ đối với
các tổ chức chính trị – xã hội: Đẩy
mạnh công tác kiểm tra, giám sát
việc sử dụng vốn đối với hộ vay của
các tổ chức chính trị – xã hội nhận
ủy thác và các tổ TK&VV.
Định kỳ hàng tháng, quý, 6
tháng hoặc đột xuất các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ TK&VV
phối hợp cùng chính quyền địa
phương, đơn vị ủy thác (NHCSXH) tiến hành kiểm tra, giám sát
việc sử dụng vốn vay của bà con hộ
nghèo. Bên cạnh đó, phải thường
xuyên giáo dục, tuyên truyền trong
cộng đồng người nghèo các chủ
trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về các chương trình tín
dụng ưu đãi, về quyền lợi và nghĩa
vụ của người được vay vốn để
người nghèo hiểu, thực hiện đúng
và không bị lợi dụng.
3.2.7 Giải pháp hỗ trợ đối với
người nghèo: Nâng cao ý chí tự lực
vươn lên của người nghèo.
Thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, các phong trào
thi đua tại địa bàn ấp; công tác vận
động, tuyên truyền của cán bộ làm
công tác xóa đói giảm nghèo tại cơ

sở để tác động trực tiếp đến ý chí
của người nghèo. Thường xuyên sử
dụng các phương tiện thông tin đại
chúng trong tỉnh thường xuyên
tuyên truyền, vận động người
nghèo phấn đấu để vươn lên, thông
qua công tác vận động, tuyên
truyền của cán bộ làm công tác xóa
đói giảm nghèo tại cơ sở, xây dựng
các phong trào thi đua sản xuất tại
địa bàn dân cư; phổ biến và giới
thiệu các mô hình làm ăn giỏi, nhân
rộng các mô hình sản xuất giỏi
trong cộng đồng dân cư để người
nghèo học tập, qua đó tác động đến
ý chí tự lực vượt qua khó khăn để
vươn lên của người nghèo.
Kết luận:
Xóa đói giảm nghèo là một
chương trình mục tiêu quốc gia,
được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm. Thành công của chương

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 11/2019

trình là do có sự phối hợp, cộng
đồng trách nhiệm giữa các bộ, ban,
ngành, chính quyền địa phương các
cấp trong cả nước và đặc biệt là sự
nỗ lực phấn đấu để vươn lên trong

cuộc sống của chính bản thân
người nghèo. Thành công của
chương trình có sự đóng góp không
nhỏ của việc phát triển tín dụng ưu
đãi.
Xuyên suốt quá trình thực hiện
chương trình xóa đói giảm nghèo
của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì tín
dụng ưu đãi không ngừng thể hiện
vai trò và tầm quan trọng đối với
việc thực hiện chương trình. Tín
dụng ưu đãi được xem là một trong
những biện pháp hữu hiệu và chủ
yếu để thực hiện chương trình. Vì
vậy, cần đẩy mạnh việc phát triển
tín dụng ưu đãi cho chương trình
xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Tài liệu tham khảo

[1] Quyết định số 1772/2016QĐTTg ngày 02/09/2016 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 20162020.
[2] Dự án đào tạo cán bộ làm công
tác Xóa đói giảm nghèo – Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Tài liệu tập huấn
dành cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm
nghèo cấp tỉnh và huyện, xã, thôn, bản Nhà
xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.
[3] Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP

của Chính phủ: Về Chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo.
[4] Quyết định số 2008/QĐ-UBND
ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
[5] KH số 22/KH-UBND ngày
28/2/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu.
[6] Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, Báo cáo kết quả thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.



×