Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Xử lý tình huống phá hoại rừng trồng phòng hộ đầu nguồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.77 KB, 17 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn tình huống
Điện Biên được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng về đất đai
cho phát triển lâm nghiệp. Những năm qua, mặc dù trong điều kiện còn nhiều
khó khăn, nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, cơ chế chính sách chưa
đồng bộ nhưng mục tiêu phát triển lâm nghiệp của tỉnh Điện Biên vẫn đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận. Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm, năm
2016 toàn tỉnh có 368.772 ha rừng, độ che phủ đạt 38,5%, đến hết tháng 6 năm
2017 đạt 38,68%; lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng định, giá trị sản xuất tăng
nhanh. Công tác bảo vệ, phát triển rừng ngày càng được xã hội hóa, giải quyết
việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng
kinh tế của Tỉnh.
Trong thời gian tới, tiếp tục thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng
giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh Điện Biên tập trung bảo vệ diện tích rừng hiện có và
diện tích rừng tăng lên hàng năm. Tiếp tục đầu tư phát triển rừng theo hướng tập
trung cho hạng mục khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và đặc biệt là nội dung trồng
mới rừng để đảm bảo nâng độ che phủ rừng bình quân 0,7%/năm.
Thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính
sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn
2015 – 2020; Kế hoạch giao chỉ tiêu hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ban quản
lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên đã triển khai nhiều hạng mục lâm sinh trong đó
chú trọng công tác trồng rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Điện Biên và thành phố
Điện Biên Phủ, bao gồm 02 nội dung: Khoán trồng rừng cho các hộ dân thực hiện
trên diện tích đất thuộc sở hữu của các hộ dân và khoán trồng rừng cho các hộ dân
thực hiện trên diện tích đất thuộc sở hữu của Ban quản lý (đất được UBND tỉnh
giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên). Việc khoán cho các hộ dân
thực hiện trồng rừng đã nhận được sự đồng thuận và tham gia tích cực của đông
đảo tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo. Tuy nhiên tại một số địa bàn, tình trạng phá rừng trồng phòng hộ vẫn còn



xảy ra do thiếu nhận thức và hiểu biết về Luật bảo vệ và phát triển rừng; chính sách
phát triển lâm nghiệp của Nhà nước... của một số người dân còn hạn chế, dẫn đến
tiềm ẩn nguy cơ mất rừng, mất đoàn kết nội bộ người dân và đặc biệt là ảnh hưởng
không nhỏ đến thu nhập của người dân tham gia nhận khoán trồng rừng. Thực
trạng trên cần đòi hỏi cần có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để nhằm cụ thể hóa
chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững của Nhà Nước.
Là viên chức công tác tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên
trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên; xuất phát từ thực tế trên,
tôi chọn: “Xử lý tình huống phá hoại rừng trồng phòng hộ đầu nguồn” làm bài
tiểu luận tình huống trong quá trình tham gia khóa học quản lý nhà nước ngạch
chuyên viên.
2. Mục tiêu
Giúp cho bản thân rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, nắm bắt được tình
hình triển khai hoạt động kiểm tra, giám sát đánh chất lượng rừng trồng phòng
hộ, phát hiện kịp thời và xử lý những sai phạm của các cá nhân, trong việc phá
hoại rừng trồng. Hiểu được nhưng khó khăn, vướng mắc và tổng kết, đánh giá
rút ra kinh nghiệm để hướng dẫn người dân thực hiện phát triển rừng theo đúng
quy định của pháp luật.
3. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tế tổ chức thực hiện kiểm tra,
giám sát chất lượng rừng trồng theo quy định tại Thông tư số 23/2016/TTBNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh và các quy định
khác hiện hành; kết hợp với phương pháp điều tra, phân tích, so sánh, tổng hợp
và thống kê, đánh giá cụ thể.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tình huống diễn ra tại địa điểm trồng rừng phòng hộ đầu nguồn do Ban
quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên – là chủ đầu tư, thực hiện hợp đồng
khoán trồng rừng phòng hộ năm 2017 với ông Quàng Văn H - là đại diện hộ gia
đình; địa chỉ tại bản Hua L, xã Nà T, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

2


CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
7 giờ 30 phút ngày 15 tháng 7 năm 2017, Ông Quàng Văn H là chủ hợp
đồng nhận khoán trồng rừng phòng hộ năm 2017 với Ban quản lý rừng phòng hộ
huyện Điện Biên tại bản Hua L xã Nà T huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, gọi
điện đến Ban quản lý rừng phòng hộ Điện Biên báo tin: Toàn bộ diện tích trồng
rừng phòng hộ năm 2017 (thời điểm trồng rừng tháng 5 năm 2017) của gia đình
ông đã bị phá hoại hoàn toàn, đề nghị cơ quan tiến hành kiểm tra, xem xét và có
hướng giải quyết. Ngay sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo đơn vị hội ý nhanh
với các phòng ban chuyên môn và quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực địa
gồm 5 thành viên của Ban quản lý: Giám đốc Ban quản lý – là trưởng đoàn;
trưởng các phòng: Kỹ thuật, Hành chính tổng hợp, kế toán và viên chức địa bàn
xã Nà T – là các thành viên; đồng thời gọi điện thông báo và đề nghị Ủy ban
nhân dân xã Nà T, kiểm lâm địa bàn xã Nà T, trưởng bản Hua L phối hợp kiểm
tra thực địa ngay trong ngày để tìm biện pháp giải quyết. Giao phòng kỹ thuật
chuẩn bị toàn bộ các tài liệu, nội dung liên quan đến diện tích rừng trồng phòng
hộ năm 2017 của gia đình ông Quàng Văn H.
Đoàn kiểm tra của Ban quản lý và các thành viên liên quan cùng gia đình
ông Quàng Văn H có mặt tại địa điểm trồng rừng hồi 10 giờ 00 phút ngày 15
tháng 7 năm 2017 và tiến hành kiểm tra, đo đếm cụ thể; kết quả là toàn bộ diện
tích rừng trồng phòng hộ năm 2017 là 0,5 ha (5000m2) của hộ gia đình ông
Quàng Văn H (đã có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán của Sở
Nông nghiệp và PTNT) bị phá hoại hoàn toàn; 80% số cây bị chặt cụt đến gốc,
20% số cây bị nhổ và vứt ra xa hố trồng; loài cây trồng bị phá: Cây Thông mã vĩ
trồng thuần loài bằng nguồn vốn đầu tư trồng rừng phòng hộ Chương trình bảo
vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, mật độ trồng 1600 cây/ha.
Ông Quàng Văn H cho biết: Khoảng 16 giờ chiều ngày ngày 14 tháng 7

năm 2017 ông có đi kiểm tra diện tích rừng trồng của gia đình thì thấy chưa bị
phá; tại thời điểm đó có ông ông Hoàng Văn T và con trai – là hộ dân trong bản
Hua L đang chăn Trâu cạnh khu vực trồng rừng; thấy có nguy cơ gia súc vào phá
3


hoại rừng trồng của mình, ông Quàng Văn H có nói to: “chăn Trâu thì chăn cho
cẩn thận nhé nếu để Trâu phá hoại rừng trồng là phải đền đấy”. Sau đó ông ra về
và đến sáng ngày 15 tháng 7 năm 2017 ông đi phát chăm sóc rừng thì thấy rừng
trồng đã bị phá. Như vậy thời điểm bị phá là từ chiều đến tối ngày 14 tháng 7
năm 2017.
Xác định đây là hành vi phá rừng trồng phòng hộ có chủ đích, đoàn công
tác đã phối hợp với trưởng bản, bí thư chi bộ bản tổ chức họp bản ngay đầu giờ
chiều ngày 15/7/2017 để xác định đối tượng phá rừng; thành phần mời họp gồm
đại diện chủ hộ gia đình của 100% các hộ dân trong bản; đại diện các đoàn thể
trong bản như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh…và ông Hoàng Văn
T cùng con trai; Tuy nhiên ông Hoàng Văn T và con trai đều không đến họp.
Trưởng đoàn thông báo nội dung sự việc phá rừng trồng phòng hộ của gia
đình ông Quàng Văn H cho toàn thể các hộ dân tham gia họp biết và nêu rõ sự
cần thiết phải tìm ra đối tượng, nguyên nhân phá rừng để có biện pháp giải
quyết; nếu không diện tích rừng trồng phòng hộ của các hộ gia đình khác trong
bản có thể sẽ tiếp tục bị phá hoại; đề nghị các hộ dân trong bản phát giác đối
tượng phá rừng. Sau khi nghe ý kiến tham gia của các đoàn thể, các hộ dân trong
bản Hua L không ai nhìn thấy đối tượng phá rừng trồng của gia đình ông Quàng
Văn H.
Qua tìm hiểu, các hộ dân trong bản Hua L cho biết gia đình ông Hoàng
Văn T là hộ nghèo, đã được bản và Ủy ban nhân dân xã Nà T xác nhận và có sổ
hộ nghèo; từ trước đến nay gia đình ông Hoàng Văn T đoàn kết tốt với nhân dân
trong bản; giữa hai hộ gia đình ông Quàng Văn H và ông Hoàng Văn T không có
mâu thuẫn, xích mích hay mất đoàn kết dẫn đến thù hằn ghét nhau; bản thân con

trai ông Hoàng Văn T là học sinh giỏi, chăm học, ngoan hiền và chịu khó lao
động giúp đỡ gia đình, hàng xóm.
Xét thấy sự việc có tính chất phức tạp không thể giải quyết ngay trong
ngày, trưởng đoàn công tác quyết định tạm dừng để hôm sau giải quyết và đề
nghị trưởng bản và các đoàn thể của bản thông báo, yêu cầu ông Hoàng Văn T
4


và con trai sáng hôm sau ở nhà để đoàn công tác đến làm việc, nếu không sẽ đề
nghị Ủy ban nhân dân Nà T triệu tập để giải quyết.
Sáng ngày 16 tháng 7 năm 2017 đoàn công tác cùng đoàn thể trong bản
đến gia đình ông Hoàng Văn T làm việc. Trưởng đoàn công tác thông báo nội
dung làm việc và mong muốn ông Hoàng Văn T phối hợp để giải quyết. Tuy
nhiên ông Hoàng Văn T và con trai đã gay gắt phủ nhận việc phá rừng và không
biết, không liên quan, thái độ không hợp tác.
Đoàn công tác mở rộng và tiếp tục làm việc với bản lân cận thì được biết
chiều 14/7/2017 có 03 hộ dân bản Nà T đi làm cùng nhau về muộn (lúc chập tối)
qua bản Hua L có nhìn thấy 01 người lớn là nam giới và 01 cháu nhỏ đang dùng
dao chặt, phát cây trồng, khi bị phát hiện đã bỏ chạy. Qua quá trình nhận diện tại
gia đình ông Hoàng Văn T, 03 hộ dân bản Nà T khẳng định đã nhìn thấy ông
Hoàng Văn T và con trai là người đã phá rừng trồng. Sau khi được đoàn công tác
giải thích và nêu rõ nếu không nhận sẽ mời cơ quan chức năng của Pháp luật đến
điều tra thì vụ việc sẽ rất nghiêm trọng, hơn nữa đã có 03 người nhìn thấy thì
đây là bằng chứng rất rõ rệt, ông nên nhận để đoàn công tác có biện pháp giải
quyết hợp lý hợp tình; được sự động viên của ông Quàng Văn H, trưởng bản
Hua L, các đoàn thể trong bản; Ông Hoàng Văn T và con trai đã thừa nhận: Do
bức xúc với lời nói của ông Quàng Văn H cộng với việc gia đình ông Quàng
Văn H trồng rừng ở địa điểm trên đã gây khó khăn cho việc chăn thả gia súc của
gia đình ông (vì trước đây khi gia đình ông Quàng Văn H chưa trồng rừng còn
canh tác nương thì sau khi thu hoạch xong nhân dân bản và gia đình ông Hoàng

Văn T vẫn thả dông gia súc ở địa điểm trên); từ lý do đó nên ông Hoàng Văn T
và con trai đã phá hoại rừng trồng của ông Quàng Văn H với mục đích là không
còn cây trồng để sau này sẽ có địa điểm thả dông gia súc. Như vậy đối tượng
phá rừng trồng phòng hộ đã được xác nhận; đoàn công tác đã tiến hành lập biên
bản làm việc với sự tham gia của các bên liên quan: Ban quản lý rừng phòng hộ,
Ủy ban nhân dân xã Nà T, kiểm lâm viên xã Nà T, trưởng bản Hua L và trưởng
bản Nà T, ông Hoàng Văn T, ông Quàng Văn H và 03 hộ gia đình bản Nà T cùng
với chi bộ và các tổ chức đoàn thể bản Hua L.
5


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỒNG
2.1. Phân tích tình huống
Bản Hua L xã Nà T huyện Điện Biên là một trong những bản đã tham gia
thực hiện việc trồng rừng phòng hộ từ năm 1993 theo các chương trình, dự án
do Nhà nước đầu tư như: Chương trình 327, Dự án 661, Dự án EU, Dự án Lâm
nghiệp cộng đồng... và đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó hàng
năm công tác tuyên truyền của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên và
các Ban ngành chức năng khác đã giúp nhân dân nhận thức được tầm quan trọng
của lâm nghiệp nói chung, công tác bảo vệ và phát triển rừng nói riêng. Vì vậy
việc triển khai kế hoạch trồng rừng hàng năm được người dân ủng hộ tham gia
tích cực, đặc biệt là từ khi có chính sách phát triển lâm nghiệp theo Nghị định
75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ thì đơn
giá trồng rừng đã tăng lên gấp 3 đến 4 lần so với thời điểm trước đó, đảm bảo
người dân có thể sống được từ nghề rừng. Từ khi có các dự án trồng rừng của
Nhà nước đến trước khi có vụ việc sảy ra, bản Hua L chưa có tình trạng phá
rừng hay khai thác lâm sản trái phép. Do vậy việc phá rừng trồng của gia đình
ông Quàng Văn H gây bất ngờ và bức xúc cho nhân dân bản Hua L, các cơ
quan, ban ngành và Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên.

Đối với gia đình ông Quàng Văn H việc thực hiện trồng rừng phòng hộ
trên đất của gia đình đã bạc màu, canh tác nương rẫy không hiệu quả là để được
hưởng các chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước, nhưng khi thực hiện
lại không có biện pháp cụ thể để bảo vệ rừng trồng như không làm hàng rào,
không đào hào xung quanh để ngăn chặn gia súc phá hoại, từ đó ảnh hưởng đến
việc thả gia súc của người dân bản Hua L nói chung và gia đình ông Hoàng Văn
T nói riêng.
Về phía chính quyền, đoàn thể bản và các hộ dân trong bản khi thấy có sự
ảnh hưởng từ trồng rừng đến việc chăn thả gia súc nhưng lại không tổ chức họp
bản, lấy ý kiến của nhân dân và các đoàn thể để đề nghị gia đình ông Quàng Văn
6


H phải có biện pháp bảo vệ rừng phù hợp để dân bản chăn thả gia súc đảm bảo
theo quy ước thôn bản.
Đối với ông Hoàng Văn T và con trai, việc phá rừng của là có chủ ý với
mục đích là có địa điểm để chăn thả gia súc; đối tượng đã chọn thời điểm phá
rừng vào lúc chập tối, ít người qua lại, các hộ dân trong bản Hua L đã đi làm về
hết để không bị phát hiện; đoàn công tác tổ chức họp bản thì bản thân Ông
Hoàng Văn T và con trai cố tình không có mặt; khi đoàn công tác đến nhà làm
việc thì quanh co, chối cãi và phủ nhận việc phá rừng, tỏ thái độ gay gắt, không
muốn hợp tác với cơ quan chức năng.
2.2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của tình huống
2.2.1. Phân tích nguyên nhân của tình huống
a) Nguyên nhân khách quan
Việc quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn xã Nà T huyện Điện
Biên nói riêng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nói chung còn
nhiều bất cập, hạn chế; quy hoạch phát triển lâm nghiệp trong đó có quy hoạch
đất trồng rừng của huyện chưa đi đôi với quy hoạch vùng chăn thả gia súc cho
người dân. Chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước cho đồng bào dân

tộc thiểu số đã tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân từ nghề
rừng nhưng chưa gắn kết với chính sách phát triển chăn nuôi để tạo sinh kế ổn
định, bền vững cho người dân tham gia trồng rừng và người dân bị ảnh hưởng.
Do đó việc trồng rừng, phát triển rừng đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến
chăn nuôi gia súc mà từ trước đến nay chăn nuôi đại gia súc vẫn là nguồn thu
nhập chính trong gia đình của đại đa số người dân địa phương sở tại.
Thói quen thả dông gia súc đã ăn sâu vào tiềm thức của đa số người dân
địa phương và ảnh hưởng không nhỏ đến trồng rừng nói riêng và phát triển nông
lâm nghiệp nói chung. Trong tình huống này chỉ vì hộ gia đình ông Hoàng Văn
T không có địa điểm để thả dông gia súc nên đã phá hoại rừng trồng.
Một bộ phận không nhỏ người dân địa phương chưa ý thức được tác hại
của việc phá hoại rừng trồng; chưa nhận thấy tầm quan trọng của rừng đối với
cuộc sống và môi trường sinh thái, chỉ đơn thuần là trồng rừng cho Nhà nước,
7


không phải là trồng rừng để bảo vệ cuộc sống của bản thân và cộng đồng dân cư
thôn bản.
b) Nguyên nhân chủ quan
Công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước đã được Ban quản lý rừng phòng
hộ huyện Điện Biên quan tâm và phối hợp với Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực
hiện; tuy nhiên nhiều nội dung cán bộ tuyên truyền còn khó hiểu, chưa rõ ràng,
cụ thể. Hiệu quả tuyên truyền còn chưa cao, chưa phổ biến đến đại đa số người
dân địa phương mà bước đầu mới chỉ tập trung vào đối tượng tham gia nhận
khoán trồng rừng phòng hộ.
Công tác tổ chức tập huấn về trồng rừng, tập huấn về bảo vệ rừng trồng,
và chống phá hoại rừng trồng chưa được tổ chức rộng rãi trên phạm vi toàn xã,
cho tất cả các hộ dân trong vùng kế hoạch trồng rừng. Do đó người dân chỉ mới
tham gia thực hiện mà không có biện pháp để chủ động bảo vệ, ngăn chặn ngay

từ khi bắt đầu trồng rừng.
Nghiệp vụ của cán bộ, viên chức địa bàn cắm xã của Ban quản lý rừng
phòng hộ còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, chưa bán sát cơ sở, chưa thường
xuyên kiểm tra diện tích rừng trồng, chưa hướng dẫn người dân nhận khoán thực
hiện các biện pháp để bảo vệ rừng trồng dẫn đến rừng trồng bị phá mà cán bộ
địa bàn cơ sở không hay biết;
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa được chính quyền xã,
bản quan tâm đúng mức, kịp thời; chưa chỉ đạo sát sao các hộ dân thực hiện
trồng rừng gắn với phát triển sinh kế cho người dân trong đó có phát triển chăn
nuôi gia súc.
Việc quản lý, bảo vệ rừng trồng của hộ gia đình ông Quàng Văn H chưa
thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký kết với ban quản lý rừng phòng hộ Điện
Biên, chưa làm hàng rào hay đào hào, đào rãnh xung quanh diện tích rừng trồng
để ngăn chặn gia súc vào phá hoại.
Ông Hoàng Văn T không tuân thủ các quy định về bảo vệ và phát triển
rừng; không nhận thức đựơc tác hại của việc phá rừng trồng; không có ý thức
8


bảo vệ rừng trồng của các hộ dân trong bản; chỉ toan tính đến lợi ích cá nhân là
có địa điểm để thả dông gia súc cho gia đình; khi đoàn công tác đến làm việc
còn quanh co, phủ nhận việc phá họai rừng trồng.
Việc phát ngôn của Quàng Văn H ở thời điểm trước khi rừng bị phá là
chưa hợp lý, gây bức xúc cho ông Hoàng Văn T và con trai, từ đó dẫn đến sự
mất đoàn kết giữa hai gia đình. Nếu là lời nói nhỏ nhẹ, hợp lý, hợp tình, đúng
thời điểm thì có thể vụ việc phá rừng đã không sảy ra.
2.2.2. Hậu quả của tình huống
Ông Hoàng Văn T đã vi phạm các quy định về Luật Bảo vệ và phát triển
rừng, cụ thể là phá rừng trồng trái pháp luật, nếu không có biện pháp ngăn chặn,
xử lý kịp thời sẽ tạo tiền lệ, dư luận xấu, hoang mang trong nhân dân, ảnh hưởng

đến uy tín của cơ quan kiểm tra, thực thi nhiệm vụ Bảo vệ và phát triển rừng từ
chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước. Từ đó dẫn đến hạng mục trồng
rừng phòng hộ năm 2017 của Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên có
nguy cơ không đạt chỉ tiêu theo kế hoạch giao của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thiệt hại cho các cơ quan Nhà nước là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện
Điện Biên đã tổ chức thiết kế, lập hồ sơ thiết kế dự toán trồng rừng, chỉ đạo,
hướng dẫn các hộ dân thực hiện trồng, chăm sóc rừng theo thiết kế được duyệt;
các cơ quan quản lý Nhà nước như Chi cục lâm nghiệp thẩm định, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán; nhưng rừng
trồng đã bị phá hoại hoàn toàn.
Thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước là toàn bộ cây giống trồng rừng (800
cây Thông mã vĩ) trên diện tích 5000 m2 được đầu tư từ chính sách phát triển
lâm nghiệp, với số tiền đầu tư cây giống là 2 triệu đồng; thiệt hại về số công bỏ
ra trồng và chăm sóc của gia đình ông Quàng Văn H là 10 triệu đồng (theo hồ sơ
dự toán đã được sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt), bao gồm
các công như: Phát dọn thực bì, đào hố, lấp hố, vận chuyển và trồng cây.
2.3 Xác định mục tiêu xử lý tình huống
9


Giải quyết nhanh chóng dứt điểm vụ việc Ông Hoàng văn T và con trai
phá hoại rừng phòng phòng hộ (rừng trồng chưa thành rừng) bảo đảm nghiêm
minh, đúng pháp luật, hợp lý, hợp tình.
Ổn định dư luận, tạo sự ủng hộ, đồng tình cao của đa số các hộ dân trong
bản trong việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ; đồng thời tạo sự đoàn kết
giữa các hộ dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản với nhau.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban quản lý rừng phòng hộ huyện
Điện Biên với các cơ quan, đơn vị liên quan và chính quyền cơ sở nhằm nâng
cao hiệu lực quản lý đối với công tác Bảo vệ và phát triển rừng từ chính sách

phát triển lâm nghiệp của Nhà nước.
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
3.1. Căn cứ để giải quyết tình huống
Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi
hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 157/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm
2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát
triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 09 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với
chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai
đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số nội dung quản
lý công trình lâm sinh;
10


Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2017 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt đơn giá một số loài cây giống
lâm nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Điện Biên;
Căn cứ Quyết định số 1000/QĐ-SNN ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Sở
Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán trồng rừng
phòng hộ năm 2017 cho Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên;

Căn cứ hợp đồng số 01/HĐK ngày 20/3/2017 Hợp đồng khoán trồng rừng
phòng hộ năm 2017 giữa Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên và ông
Quàng Văn H.
3.2. Xây dựng các phương án giải quyết tình huống
3.2.1. Phương án 1
- Áp dụng Điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 157/NĐ-CP ngày 11
tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về
quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản: “Phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phá rừng trái pháp luật
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu
trạng thái rừng 1c từ 1.500 m2 đến 5.000 m2.
b) Rừng sản xuất từ 800 m2 đến 1.000 m2.
c) Rừng phòng hộ từ 500 m2 đến 800 m2.
d) Rừng đặc dụng từ 200 m2 đến 300 m2.”
- Biện pháp khắc phụ hậu quả: Áp dụng khoản 1 Điều 4 Nghị định số
157/NĐ-CP: “Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo
suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính”.
Như vậy ông Hoàng Văn T bị xử phạt 10 triệu đồng và buộc phải trồng lại
5.000 m2 rừng cho gia đình ông Quàng Văn H.
- Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Nà T.
* Ưu điểm:
Giải quyết đúng theo quy định của pháp luật, kịp thời chấn chỉnh, xử lý
nghiêm hành vi vi phạm hành chính về phá rừng trồng trái pháp luật. Tạo tâm lý
11


yên tâm cho cộng đồng dân cư bản đặc biệt là những người tham gia nhận khoán
trồng rừng; đồng thời có tính chất răn đe đối với những người vi phạm, thể hiện
tính nghiêm minh của Pháp luật.

* Nhược điểm:
Khó thực hiện vì gia đình ông Hoàng Văn T là hộ gia đình nghèo, việc bị
phạt số tiền lên đến 10 triệu đồng cộng với tiền mua cây giống 2 triệu đồng và
công trồng lại rừng là khó khăn và không thể thực hiện được.
Việc trồng lại rừng có thể bị ảnh hưởng vì Ông Hoàng Văn T sẽ không
chú tâm trong việc thực hiện nghĩa vụ trồng rừng hoặc kéo dài thời gian thực
hiện trồng rừng sang các năm sau do tâm lý đã nộp đủ tiền xử phạt. Từ đó dẫn
đến nguy cỏ rừng trồng sẽ không đủ mật độ nghiệm thu thanh toán vào cuối năm
khi Ban quản lý rừng phòng hộ tổ chức nghiệm thu; lúc này nội bộ giữa hai gia
đình ông Hoàng Văn T và Quàng Văn H sẽ mất đoàn kết.
3.2.2. Phương án 2
Áp dụng khoản 1 Điều 4 Nghị định số 157/NĐ-CP: “Buộc trồng lại rừng
hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa
phương tại thời điểm vi phạm hành chính”. Theo phương án này Ông Hoàng
Văn T bỏ tiền ra để mua cây gống (2 triệu đồng mua theo đơn giá cây giống đã
được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt); Ban quản lý rừng phòng hộ Điện Biên
là đơn vị cung ứng cây giống để đảm bảo cây giống trồng rừng có chất lương tốt
theo đúng Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Ông Hoàng Văn T bỏ
công trồng lại rừng có sự hỗ trợ của gia đình ông Quàng Văn H . Ban quản lý
rừng phòng hộ Điện Biên hỗ trợ kỹ thuật và cử cán bộ hướng dẫn gia đình ông
Hoàng Văn T trồng lại rừng. Thời gian trồng lại rừng từ thời điểm hiện tại đến
hết tháng 7/2017 để đảm bảo đúng mùa vụ trồng rừng theo quy định của Ủy ban
nhân dân tỉnh. Đồng thời Ông Hoàng Văn T phải có cam kết với đoàn công tác
và chính quyền địa phương, gia đình ông Quàng Văn H là phải trồng bằng được
rừng và bảo vệ rừng trồng; không thực hiện các hành vi phá hoại rừng trồng
phòng hộ, nếu không sẽ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Pháp luật.
* Ưu điểm:
12



Giải quyết nhanh gọn, hợp lý, hợp tình; đảm bảo hoàn trả lại được ngay
diện tích rừng đã bị phá trong một khoảng thời gian ngắn; đồng thời tạo được sự
đoàn kết giữa 02 hộ gia đình với nhau và giữa các hộ dân trong cộng đồng dân
cư bản; giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương với người dân sở
tại. Có tính khả thi vì gia đình ông Hoàng Văn T chỉ phải bỏ ra số tiền phù hợp
để mua cây giống và bỏ ra một số ngày công để trồng lại rừng.
* Nhược điểm:
Không tạo được tính chất răn đe mạnh mẽ đối với những người vi phạm
và những đối tượng xấu có ý định phá hoại rừng trồng.
Việc không áp dụng hình thức xử phạt cao để mang tính chất răn đe có thể
tạo ra sự bất yên tâm của các hộ tham gia nhận khoán trồng rừng phòng hộ tại
địa phương.
3.3. Lựa chọn phương án giải quyết tình huống
Qua phân tích 02 phương án cho thấy, việc phá hoại rừng trồng có nguyên
nhân không chỉ từ phía ông Hoàng Văn T, nếu lựa chọn phương án 1 sẽ không
khả thi và gây mất đoàn kết nội bộ giữa gia đình ông Hoàng Văn T và Quàng
Văn H và với chính quyền xã, bản, với Ban quản lý rừng phòng hộ Điện Biên.
Do vậy, sau khi xem xét trên mọi khía cạnh chúng tôi lựa chọn thực hiện theo
Phương án 2.
CHƯƠNG 4
LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG
ÁN ĐÃ LỰA CHỌN
T

Nội dung

T

công việc


1

Họp các

2

Thời

Trách

gian thực

nhiệm

hiện
chính
18/7/2017 Trưởng

Phối hợp thực

Kết quả cần đạt

hiện

được

Thành viên đoàn

Thống nhất được nội


bên liên

đoàn kiểm

kiểm tra và trưởng

dung, biện pháp và

quan

tra

Bản, Ông Hoàng

thời gian trồng lại

Văn T, Quàng Văn

rừng

H
Viên chức địa bàn

Chuẩn bị cây giống

Chuẩn bị

19-

Trưởng


13


cây giống 20/7/2017 phòng kỹ
thuật Ban
3

4

Cấp cây

trồng đủ diện tích
5000 m2
Cấp đủ 800 cây

phòng kỹ

lý rừng phòng hộ

Thông mã vĩ cho hộ

trồng

thuật Ban

Điện Biên

gia đình ông Hoàng


rừng
Nhận cây

quản lý rừng
21/7/2017 Ông Hoàng Ông Quàng Văn H
Văn T

Văn T
Nhận đủ 800 cây
Thông mã vĩ từ Ban

trồng

quản lý rừng phòng

rừng
Đền bù

Kế toán Ban quản

hộ Điện Biên
Kế toán nhận đủ tiền

lý Rừng phòng hộ

cây giống theo đơn

Điện Biên

giá được UBND tỉnh


Ông Hoàng Văn T

phê duyệt
Hướng dẫn biện

và gia đình

pháp kỹ thuật theo

21/7/2017 Ông Hoàng
Văn T

(cây

7

rừng Phòng hộ

giống

vật chất

6

có chất lượng tốt để

quản lý rừng Điện Biên
21/7/2017 Trưởng
Kế toán Ban quản


giống

5

của Ban Quản lý

giống)
Hướng

22-

dẫn kỹ

27/7/2017 địa bàn của

Viên chức

thuật

Ban quản lý

đúng quyết định phê

trồng

tại xã Nà T

duyệt thiết kế của Sở


Ông Hoàng

NN&PTNT
Trồng đủ diện tích

rừng
Thực hiện 22trồng

Ông Quàng Văn H

5000m2 theo đúng

27/7/2017 Văn T và gia

rừng

đình

biện pháp kỹ thuật
và hướng dẫn của

8

9

10

Kiểm tra,

Các ngày


Trường

Ông Hoàng Văn T

viên chức địa bàn
Số liệu đo đếm cụ

giám sát

22 và

phòng kỹ

và viên chức địa

thể về mật độ, diện

Nghiệm

27/7/2017 thuật
29/7/2017 Trưởng

bàn
Thành viên đoàn

tích
Nghiệm thu cụ thể

thu, đánh


đoàn kiểm

và Ông Hoàng Văn tại thực địa và đánh

giá

tra

T, Ông Quàng Văn

giá cụ thể kết quả

H, Trưởng Bản

trồng lại rừng.

Bàn giao

29/7/2017 Ông Hoàng

Hua L
Ông Quàng Văn H, Biên bản bàn giao cụ

14


11

thực địa

Tổng kết,

Văn T
30/7/2017 Trưởng

đoàn công tác
Thành viên đoàn

thể
Đánh giá kết quả

rút kinh

đoàn kiểm

và Ông Hoàng Văn giải quyết sự việc và

nghiệm

tra

T, Ông Quàng Văn

rút ra bài học kinh

H, Trưởng Bản

nghiệm trong bảo vệ

Hua L


rừng trồng

CHƯƠNG 5
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Kiến nghị
1.1. Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên
Xem xét điều chỉnh Quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện
Điện Biên nói chung xã Nà T nói riêng theo hướng: Quy hoạch phát triển lâm
nghiệp trong đó có quy hoạch đất trồng rừng phải đi đôi với quy hoạch vùng
chăn thả gia súc cho người dân. Từ đó xem xét gắn kết chính sách phát triển lâm
nghiệp của Nhà nước với chính sách phát triển chăn nuôi để tạo sinh kế ổn định
cho người dân tham gia trồng rừng.
Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân cấp xã làm tốt
công tác quản lý bảo vệ rừng trồng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Xử lý nghiêm
những vụ vi phạm Pháp luật về Bảo vệ và phát triển rừng và thông báo rộng dãi
để nhân dân biết.
1.2. Đề nghị Ủy ban nhân dân xã Nà T
Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã; cử
cán bộ thường xuyên chỉ đạo sát sao các hộ dân thực hiện trồng rừng có biện
pháp bảo vệ rừng trồng để hài hòa giữa phát triển rừng với phát triển chăn nuôi
gia súc.
Phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên để tăng cường
công tác tuyên truyền Pháp luật về bảo vệ và pháp triển rừng; quy định về xử lý
vi phạm hành chính trong bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Vận động
nhân dân trên địa bàn xã tham gia bảo vệ, phát triển rừng để tăng thu nhập từ
nghề rừng góp phần xóa đói, giảm nghèo.
15



1.3. Đề nghị bản Hua L và các đoàn thể trong bản
Tổ chức họp bản và thông báo cho nhân dân bản biết kết quả giải quyết vụ
việc phá rừng trồng phòng hộ của gia đình ông Quàng Văn H, trong đó coi trọng
xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các hộ dân trong bản; đồng thời xây dựng
quy ước quản lý, bảo vệ rừng trồng của bản để thống nhất thực hiện. Vận động
các hộ dân không tham gia trồng rừng có biện pháp chăn thả gia súc phù hợp để
bảo vệ rừng trồng.
1.4. Đề nghị gia đình ông Quàng Văn H
Tổ chức thực hiện ngay việc làm hàng rào bảo vệ rừng trồng theo hợp
đồng đã ký kết với Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Điện Biên; tiến hành chăm
sóc rừng trồng đúng biện pháp kỹ thuật và bảo vệ tốt diện tích rừng trồng để
đám bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đủ tiêu chuẩn nghiệm thu thanh
toán vào cuối năm 2017.
2. Kết luận
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải đạt được trong công tác trồng
rừng là đem chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà nước đến với người dân
địa phương để từng bước gắn cuộc sống của người dân với nghề rừng. Phát triển
rừng phải đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển sinh kế, trong đó quan hệ lợi
ích giữa các bên phải đảm bảo hài hòa, đồng thuận và đặc biệt là phải có sự gắn
kết, chia sẻ, đoàn kết giữa các hộ dân trong cộng đồng dân cư thôn bản, từ đó
phát triển rừng mới mang tính hiệu quả và bền vững. “Xử lý tình huống phá hoại
rừng trồng phòng hộ đầu nguồn” ở trên đã giải quyết được mỗi quan hệ hài hòa
giữa Nhà nước với người dân, giữa người dân với nhau trong việc phát triển lâm
nghiệp miền núi theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập tại trường, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới Ban Giám hiệu Trường chính trị tỉnh Điện Biên; Thầy giáo chủ
nhiệm lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên
khóa 32 và tập thể giảng viên của Trường đã luôn chỉ dạy, hướng dẫn học viên
16



những kiến thức, kỹ năng về công tác quản lý Nhà nước trong toàn khóa học và
đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tiểu luận này.

17



×