Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỊ TRẤN A LƯỚI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 102 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ
KHOA SINH HỌC
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

------

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỊ TRẤN A LƯỚI
VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

ThS. NGUYỄN ĐẮC TẠO

BÙI THỊ THANH HƯƠNG

HUẾ, 2012
SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng
trân trọng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn
Đắc Tạo - Người đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi
về tinh thần cũng như chuyên môn trong suốt quá trình


nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin được gửi lời cám ơn đến quý thầy, cô giáo
trong Bộ môn Tài nguyên - Môi trường cùng các thầy cô
giáo khoa sinh học - trường Đại học Khoa học Huế.
Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến Ủy ban nhân dân
huyện A Lưới và cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của người
dân các xã, thị trấn nơi tôi đến để điều tra thu thập số liệu.
Cuối cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn tạo
điều kiện và cổ vũ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa
luận.
Huế, tháng 05 năm 2011
Sinh Viên
Bùi Thị Thanh Hương

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Bùi Thị Thanh Hương.........................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................ 3
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................7
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Phần 1................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................3
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN THẾ GIỚI...........................................3
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU Ở VIỆT NAM...............................................5

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỪA THIÊN HUẾ.............................................9

Phần 2................................................................................................................. 10
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG.........................................................10
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................10
I. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU...........................................................................................................10
II. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU........................................................................................................12
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................................12
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................12
1. Phương pháp tiến hành......................................................................................................12
2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa..........................................................................13
3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm...........................................................14

Phần 3................................................................................................................. 15
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI..............................................15
KHU VỰC NGHIÊN CỨU...............................................................................15
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU........................................................................15
1. Vị trí địa lý và giới hạn khu vực nghiên cứu [39]...............................................................15
2. Địa hình, địa mạo [39]........................................................................................................15
3. Đặc điểm khí hậu [39].........................................................................................................16

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp
4. Các nguồn tài nguyên [39]..................................................................................................17
4.1. Tài nguyên đất.............................................................................................................17
4.2. Thuỷ văn.......................................................................................................................18
4.3. Tài nguyên nước..........................................................................................................18
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI..................................................................................................19


Phần 4................................................................................................................. 23
KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.....................................................23
I. ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỊ TRẤN A LƯỚI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN A
LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.....................................................................................................23
1. Tính đa dạng về thành phần loài........................................................................................23
1.1. Danh lục thành phần loài............................................................................................23
1.2. Sự đa dạng về các bậc taxon.......................................................................................23
1.3. Các họ thực vật có trên 6 loài cây dược liệu...................................................................27
1.4. So sánh mức độ đa dạng về thành phần loài cây dược liệu ở khu vực nghiên cứu với
các khu vực khác.................................................................................................................28
2. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm........................................................................................30
3. Mô tả các loài cây dược liệu chính.....................................................................................31
3.1. Mô tả các loài cây dược liệu quý hiếm.......................................................................31
3.1.1. Trầm hương - Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte.............................................31
3.1.2. Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam...............................................31
3.1.3. Bổ cốt toái - Drynaria fortunei (O Kuntze ex Mett.) J. Smith..............................32
3.1.4. Vạn tuế - Cycas revoluta Thunb...........................................................................32
3.1.5. Hoàng đằng - Fibraurea recisa Pierre..................................................................33
3.2. Mô tả một số cây dược liệu được sử dụng phổ biến.................................................33
3.2.1. Ngãi cứu – Artemisia vulgaris L............................................................................33
3.2.2. Thổ phục linh - Smilax glabra Roxb......................................................................34

- Họ Kim cang – Smilaceae...............................................................................34

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp
Dây leo cao 4 – 5m, nhánh không gai, căn hành cộng trụ to, cứng. Lá có

phiến bầu dục, đáy tròn, chóp có mũi dài, lúc khô màu hoe hay nâu, cuống
dài, vòi có khi chỉ còn là một mũi. Tán cô độc trên cọng ngắn, hoa dài 20 –
30 cm trên cọng mảnh, dài, nụ có 3 cạnh, lá đài to 3 – 4 mm, hoa đực có 6
tiểu nhụy không chỉ. Phì quả tròn, to 6 – 7 m.................................................34
- Bộ phận dùng: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi hoặc dùng
khô...................................................................................................................... 34
- Công dụng: Chữa bệnh thấp khớp, nhức mỏi các khớp gối........................34
3.2.3. Thiên niên kiện - Homalomena occulta (Lour.) Schott........................................34

- Tên khác: Sơn thục, ráy xước, bao kim.........................................................34
- Họ Ráy – Araceae............................................................................................34
Cây thảo sống lâu năm, gốc thân mập nằm sát ngang mặt đất hình tròn dài,
màu xanh, trong có nhiều xơ, khi khô có mùi thơm. Lá mọc so le, màu xanh
mềm nhẵn, có cuống dài phía dưới, cuống nở rộng thành bẹ có màu vàng
nhạt, phiến lá hình dầu mũi tên giống lá ráy dại, mép nguyên, mặt nhẵn.
Hoa mẫm có mo bọc ngoài. Quả mọng............................................................34
- Phân bố: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi chỗ ẩm ướt, ven suối. Phân bố ở
các điểm T2 (xã Hồng Kim), T5 (thị trấn A Lưới), T8 (xã Ango), T10 (xã
Hồng Quãng).....................................................................................................35
- Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái vào mùa khô...........................................35
- Công dụng: dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức. Dùng cho người
cao tuổi bị đau người, đau dạ dày, đau khớp xương.......................................35
3.2.4. Chó đẻ răng cưa – Phyllanthus urinaria L............................................................35
3.2.5. Cỏ sữa lá lớn – Euphorbia hirta L.........................................................................35
3.2.6. Rau bồ ngót - Sauropus androgynus (L.) Merr.....................................................36
3.2.7. Quế thanh – Cinnamomum cassia (Ness) Ness & Eberth...................................36
3.2.8. Dây kí ninh - Tinospora crispa Miers....................................................................37
3.2.9. Bạc hà - Mentha arvensis L..................................................................................37
3.2.10. Vằng – Jasminum subtriplinerve Blume............................................................37


SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp
3.2.11. Cối xay – Abutilon indicum (L.) Sweet...............................................................38
4. Đa dạng về dạng sống.........................................................................................................38
5. Đa dạng về sự phân bố theo các sinh cảnh.......................................................................44
6. Đa dạng về cây trồng – cây hoang dại................................................................................45
7. Đa dạng về công dụng và bộ phận dùng............................................................................46
7.1. Đa dạng về công dụng.................................................................................................46
7.2. Đa dạng về bộ phận dùng...........................................................................................48
II. HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN
CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỊ TRẤN A LƯỚI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ.............................................................................................................................................51
1. Hiện trạng sử dụng cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế......................................................................................................................51
2. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và sử dụng bền vững tài nguyên cây dược liệu ở thị
trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................53

Phần 5................................................................................................................. 55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................55
I. KẾT LUẬN.................................................................................................................................55
II. ĐỀ NGHỊ..................................................................................................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................57
Tuổi : ..................................................................................................................87

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương



Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu..............................................................................................11
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu chính của huyên A Lưới...................................................................16
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện A Lưới...................................................17
Bảng 4.1. Sự phân bố và tỷ lệ (%) các taxon bậc họ, chi và loài cây dược liệu trong các ngành
thực vật bậc cao có mạch ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế..........................................................................................................24
Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn taxon bậc họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch...................24
ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế......................................24
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn taxon bậc chi trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch...................25
ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế......................................25
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn taxon bậc loài trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch ở thị trấn A
Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế......................................25
Bảng 4.2. Các họ thực vật có trên 6 loài cây dược liệu.................................................................27
Bảng 4.3. So sánh lượng ngành, họ và loài cây dược liệu khu vực nghiên cứu với các vùng khác
....................................................................................................................................28
Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn số lượng ngành, họ và loài cây dược liệu của vùng nghiên cứu so
với các vùng khác.......................................................................................................28
Bảng 4.4. Các loài cây dược liệu có trong Sách Đỏ Việt Nam, phần 2 – Thực vật (2007) và nghị
định số 32/2006 NĐ - CP............................................................................................30
Bảng 4.5. Số lượng và tỷ lệ (%) các nhóm dạng sống của các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới
và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................40
Hình 4.5. Biểu đồ các dạng sống chính của các loài cây dược liệu của thị trấn A Lưới và vùng
phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế...........................................................41
Hình 4.6. Biểu đồ các dạng sống phụ trong nhóm dạng sống cây chồi trên mặt đất (Ph)...........41
của các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới,..............................41
tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................................................................41
Bảng 4.6. Sự phân bố cây dược liệu theo sinh cảnh......................................................................44

Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) sự phân bố cây dược liệu theo sinh cảnh..........................44
Bảng 4.7. Số lượng và tỷ lệ (%) cây trồng và cây hoang dại..........................................................45
Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) cây dược liệu trồng và hoang dại.......................................45

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 4.8. Các nhóm công dụng của các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận,
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế...........................................................................47
Bảng 4.9. Bộ phận cây dược liệu được sử dụng............................................................................49

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

1

MỞ ĐẦU
Từ thời sơ khai con người đã biết tìm kiếm, sử dụng nhiều loài cây cỏ để
làm thuốc chữa bệnh. Trải qua lịch sử hơn bốn nghìn năm hình thành và phát
triển, nhân dân ta đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tích lũy nên kho kinh
nghiệm về cây thuốc chữa bệnh quý báu cho nhân loại. Ngày nay với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm đó không bị mai một đi mà ngày
càng được phát huy mạnh hơn. Bên cạnh việc dùng các cây cỏ để chữa bệnh trực
tiếp, có thể tách chiết các hợp chất hóa học có trong cây cỏ tạo ra nhiều loại
thuốc quý, bổ ích góp phần quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa
hình phức tạp và đa dạng nên nguồn tài nguyên sinh vật nói chung cũng như tài

nguyên thực vật nói riêng vô cùng phong phú, nhiều loài thực vật có thể sử dụng
làm dược liệu. Hơn nữa, nước ta có nền văn hóa lâu đời với 54 dân tộc anh em
sinh sinh sống, vì thế những cây dược liệu quý, nhiều kinh nghiệm chữa bệnh
dân gian của đồng bào ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị và trở thành nghề thuốc
Y học cổ truyền của dân tộc.
A Lưới là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ở đây có nhiều loài thực vật và cây thuốc quý có vai trò dược liệu quan trọng
phục vụ việc chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như: Pa
Cô, KaTu, Tà Ôi,…
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Điều tra, đánh gia tài
nguyên cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế”. Nhằm góp phần tìm hiểu về các loài thực vật làm dược liệu,
tình hình khai thác, gây trồng cũng như kinh nghiệm sử dụng cây dược liệu của
các đồng bào dân tộc ở khu vực nghiên cứu. Qua đó, đề xuất những giải pháp
góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

2

Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tuy được sự giúp đỡ tận
tình của giáo viên hướng dẫn, bản thân cũng đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời
gian thực hiện đề tài có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
khả năng hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong quý
Thầy, Cô và các bạn đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được tốt hơn.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương



Khóa luận tốt nghiệp

3

Phần 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU
TRÊN THẾ GIỚI
Từ ngàn xưa con người đã biết sử dụng nhiều cây cỏ quanh mình để chữa
bệnh và từ đó hình thành nên nhiều bài thuốc cổ truyền quý truyền từ đời này
sang đời khác bằng nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển
mỗi thời đại như: truyền miệng, kinh nghiệm thực tiễn, hình vẽ trên các vách đá,
thân cây… cho đến bằng sách, báo, truyền hình, internet… Ngày nay, nó trở
thành một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây cỏ cho nhân loại.
Người đầu tiên ghi chép các loài cây cỏ để lại cho đời sau là Aristote (384322 trước công nguyên (TCN)), đã ghi chép và lưu lại kiến thức về cây cỏ. Tiếp
đó là tác phẩm “ Lịch sử thực vật “của Theophraste (khoảng 330 năm TCN) đã
giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với những chú dẫn về sự phân bố, công dụng của
từng loài để làm thuốc [28].
Đến năm 73- 23 TCN, nhà tự nhiên học La Mã Plinus đã biên soạn bộ
“Bách khoa toàn thư” gồm 37 tập, thống kê gần 1.000 loài cây cỏ có ích trong đó
có nhiều cây được sử dụng để chữa bệnh [10].
Thế Kỷ thứ I TCN, người thầy thuốc Hi Lạp Dioscorides đã giới thiệu trên
600 loài cây thuốc và công dụng của chúng [10].
Lịch sử nghiên cứu y dược của Trung Quốc phát triển vượt bậc. Với bộ
sách “Thần nông bản thảo” (thời kì Tần- Hán) đã ghi nhận hơn 356 vị thuốc và
chia thành ba loại: thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm. Đây được xem là bộ
sách dược học đầu tiên và quý giá nhất trong thời kì này [31].
Qua thời kỳ Trung Cổ, từ những năm cuối cùng của đế quốc La Mã dưới

sự thống trị của Giáo hội đến thế kỷ XIV, cây cỏ có ích chỉ được các nhà khoa
học Arập nghiên cứu ở mức thấp [27].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

4

Tới thời kỳ Phục hưng (đầu thế kỷ XV), chủ nghĩa tư bản phát triển, mở
rộng buôn bán giao lưu qua nhiều nước, các loài cây cỏ có ích lại được nghiên
cứu, tích lũy. Các bộ Bách khoa toàn thư về cây cỏ được biên soạn ở nhiều quốc
gia, đóng góp rất lớn vào việc phát triển thêm các loài cây có ích và mở rộng việc
gây trồng ở các vùng đất khác nhau [27].
Đến thế kỷ XVI, nền dược học trên thế giới phát triển thêm một bước mới,
đây là thời kì mà các nước đổ xô tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Đặc biệt ngành dược học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và có ảnh
hưởng lớn đến ngành dược học của Việt Nam. Có thể kể đến một số tác giả và tác
phẩm sau:
Đời Minh (1525) có Trần Gia Mô với tác phẩm “Mông thuyên” gồm 12 tập
chia làm 12 bộ: Thái, mộc, thảo, cốc, quả, thạch, thu, cầm, trung, ngư, nhân với 742
vị thuốc. Mỗi vị đều được giới thiệu rõ về tính năng, cách điều trị, chế biến… [31].
Lý Trung Lập đời nhà Minh (1612) biên soạn bộ “Nguyên thủy” gồm 12
quyển, chia cây thuốc thành 10 bộ: Thái, mộc, cốt, thái, quả, thạch, cầm, thú,
trùng, nhân bao gồm 500 vị thuốc [31].
Năm 1625, Mậu Hi Ung với bộ sách “Kinh sở” gồm 30 quyển giới thiệu
490 vị thuốc bao gồm cả vị có ngồn gốc từ động vật, thực vật , khoáng vật [31].
Đời nhà Thanh (1694) Uông Côn giới thiệu 479 vị thuốc mà chủ yếu là
cây cỏ trong tác phẩm “Bí yếu” gồm 8 cuốn đề cập đến 470 vị thuốc trong đó chủ

yếu là cây cỏ [31].
Ngoài ra, còn có rất nhiều tác giả nghiên cứu và tìm hiểu về cây thuốc như
Triệu Học Mẫn đời thanh (1828) với bộ sách “Cương mục di thập”, Văn Thịnh
(1850) với tác phẩm “Ẩm thực phố” ghi nhận nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ
động thực vật [9].
Đỗ Đạo Hòa (1863) đã công bố hơn 500 vị thuốc và đặc biệt giới thiệu các
loài rau hằng ngày có thể dùng làm thuốc. Tác phẩm “Hối soạn” được mọi người
rất quan tâm [31].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

5

Năm 1887, tác phẩm “Giải minh đồ thuyết” của Cao Nghĩa Ngũ đề cập
hơn 100 vị thuốc với đầy đủ tính năng, công dụng, chế biến, bảo quản và nhất là
phần phụ lục hình vẽ cây dược liệu để đối chứng tham khảo [31].
Bên cạnh đó, có rất nhiều những tác giả khác nghiên cứu về cây thuốc
như: Hoàng Cung Tú đời Thanh với tác phẩm “Cầu chân”, Nguyên Đề Diệp Quế
đời Thanh (1724): “Kinh giải yếu”, Triệu Học Mẫn đời Thanh (1850): “Ẩm thực
phổ” ghi nhận nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ động thực vật [31].

II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU Ở
VIỆT NAM
Vốn là một đất nước bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước lâu đời, mỗi
người dân Việt Nam từ lâu đã biết sử dụng những cây cỏ quanh mình để chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và cả cộng đồng. Ngày nay, việc
sử dụng cây thuốc được phổ biến rộng rãi, đã và đang kết hợp với y học hiện đại

để nâng cao hiệu quả chữa bệnh cho con người.
Theo “Lĩnh nam trích quái” từ thời Hồng Bàng (TCN), tổ tiên ta đã biết
kết hợp phòng chữa bệnh trong sử dụng các món gia vị như: Hành, Tỏi, Tía tô,…
là các loài cây cỏ được xem như thực phẩm vừa lại được dùng để kích thích tiêu
hóa, kháng sinh, giải cảm,…Hay tập quán ăn trầu, nhuộm răng có tác dụng chống
viêm đường hô hấp, sát trùng răng miệng, bảo vệ men răng. Bộ “Long úy bí thư”
và “An nam chỉ lược” đã ghi lại, trong thời kỳ này đã sử dụng hàng trăm vị thuốc
như: Sử quân tử, Ý dĩ, Hương phụ,… [21].
Thế kỷ thứ I TCN đến năm 937 sau công nguyên, y hoc Trung Quốc đã
ảnh hưởng rõ rệt đến y học nước ta. Các sách thuốc, vị thuốc được đưa qua Trung
Quốc để chữa bệnh và nước ta đã cống nạp nhiều loại thuốc quý như: Ý dĩ, Trầm
hương, Đậu khấu, Sắn dây,…đồng thời nhiều thầy thuốc Trung Quốc cũng sang
Việt Nam để hành nghề chữa bệnh [22].
Qua nhiều thời đại phong kiến từ 937 – 1224, việc chăm lo sức khỏe cho
vua, quan và nhân dân được chú trọng. Thời Ngô, Lê đã cho xây dựng các tổ chức
y tế, đặt chức tước y tế từ Trung ương đến địa phương. Thời Lý (1010 – 1224) đã

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

6

đặt quan hệ với Tống Duy Tông trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc như: Sa nhân,
Hồi hương, Sơn thục, Trần bì,…của ta đều được xuất sang Trung Quốc [16].
Thời Trần (1225- 1399) Nho giáo phát triển mạnh, chống mê tín dị đoan
làm cho y học phát triển thêm một bước [10]. Trong giai đoạn này xuất hiện một
số danh y và tác phẩm y học đã được biên soạn như: “Cúc đường di cảo” của
Trần Nguyên Đảo, “Dược thảo tân biên” của Nguyễn Chí Tân, “Y học yếu giải”

của Chu Văn An, “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” của Nguyễn Đại Nang, “Bản thảo
thực vật toàn yếu” của Nguyễn Phú Thiền…[17].
Đặc biệt trong giai đoạn này có nhà y học xuất chúng Nguyễn Tuệ Tĩnh.
Với khẩu hiệu “Nam dược trị nam nhân”, ông là người xây dựng nền móng y học
cổ truyền nước nhà. Tác phẩm “Nam dược thần hiệu” đã tổng hợp được 580 vị thuốc
nam, 3837 bài thuốc kinh nghiệm, 182 chứng bệnh trong 10 khoa lâm sàng và bộ
“Hồng nghĩa giác tư y thức” gồm 600 vị thuốc của Việt Nam và cách sử dụng [17].
Không chỉ với phương châm “Người Nam dùng thuốc Nam”, Tuệ Tĩnh đã
khởi xướng phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn chùa để có thể tự cũng cấp
cho bản thân và đất nước khi cần thiết. Với phương châm đó, nghề thuốc cổ
truyền của dân tộc được đời sau kế thừa và phát huy mạnh mẽ, trở thành tập quán
của người dân, góp phần lớn trong chăm lo sức khỏe của người dân [17].
Thời nhà Hồ (1400- 1406) đã đẩy mạnh cải cách xã hội, mở rộng việc chữa
bệnh cho nhân dân, xây dựng cơ sở chữa bệnh và việc sử dụng châm cứu [31].
Từ năm 1407 – 1427, nước ta bị nhà Minh xâm lược, thời kì này tuy ngắn
nhưng rất tác hại đến nền văn hóa dân tộc, chúng vơ vét sách vở, các loại thuốc quý
và đưa các sĩ phu, danh y Việt Nam sang nước chúng, y học do đó không phát triển
[39].
Thời nhà Hậu Lê (1428- 1788), Nguyễn Trực đã để lại quyển “Bảo anh
lương phương” chữa bệnh cho trẻ em bằng thuốc, châm cứu, xoa bóp [31].
Thời nhà Nguyễn (1788- 1883), Nguyễn Quang Lương với tác phẩm
“Nam dược tập nguyên quốc âm” viết về các bài thuốc nam đơn giản thường
dùng. Lê Đức Huệ với tác phẩm “Nam Thiên đức bảo toàn thư” gồm 511 vị
thuốc nam và bệnh học [31].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp


7

Năm 1884 – 1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Thời kỳ này các loại
thuốc tân dược đã tràn ngập thị trường trong nước, việc nghiên cứu cây thuốc
trong nước bị hạn chế [26].
Với chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền
của dân tộc, đặc biệt là tri thức bản địa của các cộng đồng người dân tộc trong sử
dụng cây cỏ làm thuốc bồi bổ cơ thể và thuốc chữa bệnh, ngay sau khi hòa bình
lập lại ở miền Bắc (1954) và giải phóng miền Nam thống nhât đất nước (1975),
chúng ta đã có nhiều nỗ lực, đầu tư điều tra, nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc
nhằm khai thác, sử dụng phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Việt Nam vốn là nước giàu tài nguyên động thực vật nên là mối quan tâm rất
lớn của nhiều nhà khoa học trên thế giới. E. M. Perret và Paull Hurrier với tác phẩm
“Dược liệu và dược điển Trung Việt” đã đưa ra danh mục những vị thuốc có nguồn
gốc từ động, thực vật và khoáng sản dùng trong y học Trung – Việt [26].
Tác phẩm “Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương” (Catalogue des
produits de L’ indochine – produits medicinaux) phần cây dược liệu do 2 tác giả
Ch. Crevot và A. Petelot biên soạn thành 2 tập, tập 1 (1928) và tập 2 (1935). Đến
năm 1952 A. Petelot sửa chữa, bổ sung thêm và đặt tên mới là “Những cây thuốc
của Campuchia, Lào và Việt Nam” (Les plantes medicinales du Cambodge du
Lao et du Việt Nam). Trong bộ sách này tác giả thống kê khoảng 1428 vị thuốc
thảo mộc ở khu vực Đông Dương [26].
Mặc dù có nhiều thành công lớn trong công tác nghiên cứu các loại dược
liệu từ thực vật, nhưng phần lớn các tác phẩm này chỉ đưa ra tính năng và
phương pháp dùng mà chưa nêu được đặc điểm phân bố và hình vẽ cây thuốc.
Chính vì thế đã gây không ít khó khăn cho người sử dụng.
Năm 1957, Đỗ Tất Lợi đã tiến hành điều tra cây thuốc ở Việt Nam và đến
năm 1963 ông xuất bản cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 450
loài cây làm thuốc. Cho đến năm 2006 tác phẩm này đã 14 lần tái bản và bổ sung
đã công bố 800 loài dược liệu [26].

Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ xuất bản cuốn “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”
gồm 2 tập. Từ năm 1991 - 1993 đổi thành “Cây cỏ Việt Nam” gồm 3 tập đã giới
thiệu mô tả tóm tắt kèm theo hình vẽ của 10.500 loài gồm thực vật bậc cao và

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

8

tảo, trong đó ông đã đề cập đến nhiều loài thực vật dùng làm thuốc [19].
Trong những năm 1969 - 1975, Võ Văn Chi cùng nhiều tác giả khác đã công
bố các công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam với bộ sách “Cây cỏ thường
thấy ở Việt Nam” trong đó các tác giả mô tả 600 loài cỏ có thể làm thuốc [7].
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) việc chăm sóc sức khỏe người
dân được quan tâm nhiều hơn và cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc.
Trong năm này, Nguyễn Văn Lan, Trịnh Văn Minh cho xuất bản quyển “Kỹ thuật
trồng một số cây dược liệu” gồm 2 tập hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và sơ chế
những loại dược liệu như: Ích mẫu, Bạc hà, Hòe, Ngưu Tất, Sâm bố chính…
Năm 1982, Bộ Y tế đưa ra cuốn “Hướng dẫn trồng và sử dụng thuốc nam
châm cứu” đã giới thiệu cho người dân cách thức trồng những loài cây làm thuốc
quanh nhà và phương pháp bảo quản, chế biến, công dụng của chúng [4].
Năm 1986, cuốn sách “Hái và dùng cây thuốc” của Lê Trần Đức xuất bản,
giới thiệu kỹ thuật trồng 362 cây thuốc thông dụng [16].
Năm 1993, Viện dược liệu công bố cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt
Nam” trong tài liệu đã giới thiệu hơn 100 loài cây thuốc thường gặp [41].
Năm 1998, Võ Văn Chi đã xuất bản cuốn “Cây rau làm thuốc” đã giới
thiệu được 154 cây rau, giúp chúng ta hiểu biết thêm về công dụng của một số
loài cây vừa làm rau ăn vừa có tác dụng chữa bệnh [8].

Năm 1999, Võ Văn Chi cho xuất bản cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã
giới thiệu được gần 3200 cây thuốc khác nhau. Trong cuốn này ngoài việc mô tả,
nêu công dụng, liều lượng sử dụng, tác giả còn cho biết thời gian ra hoa kết quả của
các cây thuốc. Đây là một tài liệu có giá trị cao về mặt Y dược liệu hiện nay [9].
Vào thời gian này, Võ Văn Chi và cộng sự đã cho xuất bản bộ sách “Cây
cỏ có ích ở Việt Nam” gồm 2 tập đã giới thiệu khoảng 6000 loài cây bao gồm cả
cây hoang dại và cây trồng hiện có ở Việt Nam [10].
Năm 2000, Phạm Trần Cận xuất bản cuốn sách “Cây thuốc Việt Nam chữa
bệnh người Việt Nam” đã giới thiệu 210 cây cỏ dùng để chữa bệnh [6].
Phạm Hoàng Hộ (2006) với cuốn sách “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” giới
thiệu 3525 loài thực vật được sử dụng làm dược liệu [20].
Năm 2006, Phạm Hoàng Hộ với quyển “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” đã giới
thiệu 2.289 loài cây thuốc có hình vẽ mô tả, đặc điểm và công dụng của chúng [20].
Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu năm 2006, ở Việt Nam có 3.948
loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

9

thực vật bậc cao có mạch có 3.870 loài. Những cây thuốc có giá trị sử dụng cao, có
khả năng khai thác trong tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây
thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế cũng như những cây thuốc đang được thị
trường dược liệu quan tâm gồm có 206 loài cây thuốc có khả năng khai thác [45].
Năm 2007, Võ Văn Chi với cuốn “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” đã
giới thiệu tên của khoảng 20.000 loài cây cỏ, trong đó có nhiều loài cây cỏ được
sử dụng làm thuốc [11].

Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc có giá trị
khác của các cơ quan, ban ngành, Bộ Y tế, các trường Đại học và cơ quan nghiên
cứu các tỉnh. Hàng năm các cơ quan này điều tra, đánh giá thành phần loài thực
vật làm thuốc nhằm góp phần bổ sung vào kho tàng quý giá này.

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỪA
THIÊN HUẾ
Từ kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học ở vùng núi Bạch Mã (Huỳnh
Văn Kéo – Trần Thiện Ân, 2006) đã ghi nhận được hệ cây dược liệu ở đây rất
phong phú và đa dạng gồm 585 loài, 135 họ, 378 chi thuộc 4 ngành. Trong đó có
27 loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, được đưa vào sách đỏ Việt Nam. [24]
Từ kết quả nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và giá trị sử
dụng của các loài cây thuốc ở xã Vinh Thanh và Vinh Xuân, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế (Huỳnh Thị Ngọc Hiền, 2011) đã xác định được hệ cây
thuốc ở đây tương đối phong phú và đa dạng gồm 147 loài thuộc 126 chi, 66 họ
và 3 ngành thực vật bậc cao có mạch [18].
Những số liệu này thể hiện mức độ đa dạng và phong phú của hệ cây dược
liệu ở Thừa Thiên Huế khá cao.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

10

Phần 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu của đề tài là thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, dựa vào bản đồ
hành chính của huyện, mỗi khu vực nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra và
thu mẫu tại 11 điểm đại diện ở khu vực nghiên cứu.
* Các điểm thu mẫu (hình 2.1)
Điểm 1 (T1): Xã Hồng Kim
Điểm 2 (T2): Xã Hồng Kim
Điểm 3 (T3): Thị trấn A Lưới
Điểm 4 (T4): Thị trấn A Lưới
Điểm 5 (T5): Thị trấn A Lưới
Điểm 6 (T6): Thị trấn A Lưới
Điểm 7 (T7): Xã ANgo
Điểm 8 (T8): Xã ANgo
Điểm 9 (T9): Xã Hồng Quãng
Điểm 10 (T10): Xã Hồng Quãng
Điểm 11 (T11): Xã Hồng Bắc

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

11

Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

T1,

T2,...Điểm khảo sát và thu mẫu


SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

12

II. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành từ tháng I/2011 đến tháng V/2011.
Trong thời gian thực hiện, chúng tôi tiến hành 3 đợt khảo sát thực địa, mỗi đợt
tiến hành trong 5 ngày:
- Đợt 1: Từ ngày 26/II – 2/III: Tiến hành thu thập số liệu về điều kiên tự
nhiên và kinh tế xã hội của huyện đồng thời thu mẫu cây dược liệu ở các điểm
nghiên cứu : Điểm 1 (T1): Xã Hồng Kim; Điểm 2 (T2): Xã Hồng Kim; Điểm 3:
Thị trấn ALưới (T3); Điểm 4 (T4): Thị trấn ALưới; Điểm 5 (T5): Thị trấn ALưới.
- Đợt 2: Từ ngày 22/III – 27/III: Tiến hành thu thập số liệu và thu mẫu ở
các điểm: Điểm 6 (T6): Thị trấn ALưới; Điểm 7 (T7): Xã ANgo; Điểm 8 (T8):
Xã ANgo; Điểm 9 (T9): Xã Hồng Quãng; Điểm 10 (T10): Xã Hồng Quãng;
Điểm 11 (T11): Xã Hồng Bắc.
- Đợt 3: Từ ngày 5/IV – 10/IV: Tiến hành thu mẫu bổ sung.
Thời gian còn lại giữa các đợt thu mẫu, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu,
xử lý số liệu tại phòng thí nghiệm của bộ Tài nguyên – Môi trường khoa Sinh
học trường Đại học Khoa học Huế. Đồng thời chúng tôi tham khảo tài liệu có
liên quan đến đề tài và viết khóa luận.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế.


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp tiến hành
- Khảo sát sơ đồ khu vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết: kéo cắt cây, cặp mắt cáo, giấy báo,
nhãn ghi, túi PE…
- Chụp ảnh mẫu cây dược liệu và thu mẫu.
- Đi điều tra nhân dân sống xung quanh thị trấn và các vùng lân cận, tiến
hành phỏng vẫn nhân dân theo phiếu điều tra cây dược liệu được in sẵn.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

13

Chúng tôi đã gặp gỡ và phỏng vấn 50 người dân ở các xã khảo sát:
+ Nguyễn Thị Thả, 26 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ Hồ Thị AKim, 30 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ Kăn Triều, 60 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ AMoong Hùng, 52 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ AMoong Thị Ni, 47 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ Trần Thị Lộc, 46 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ Hồ Thị Bưởi, 78 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ Hồ Noan, 35 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ Hồ Thị Sương, 27 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ Đặng Hải, 55 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ PLoong Tô Na, 45 tuổi, xã ANgo.
+ Hồ Thị Vệ, 31 tuổi, xã ANgo.
+ Lê Thị Nưm, 38 tuổi, xã ANgo.

+ Lê Thị Chót, 59 tuổi, xã ANgo.
+ Đoàn Tuyến, 52 tuổi, Hồng Kim.
+ Lê Chi Pá, 82 tuổi, xã Hồng Kim.
+ Hồ Thị Hiền, 27 tuổi, xã Hồng Quãng.
+ Hồ Thanh, 36 tuổi, xã Hồng Quãng.
+ Nguyễn Văn Sử, 25 tuổi, xã Hồng Quãng.
........................................................................
2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu thủy văn, kinh tế xã
hội, địa hình khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal)
kết hợp với phiếu điều tra để thu thập thông tin liên quan đến nội dung đề tài.
- Phương pháp thu mẫu thực vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008 [35].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

14

- Quan sát và ghi chép các dạng sống của cây dược liệu, các điều kiện sinh
thái, đặc điểm môi trường.
3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Kế thừa có chọn lọc và sử dụng các tư liệu có liên quan đến đề tài.
- Định loại tên khoa học theo phương pháp hình thái so sánh với các tài
liệu: Từ điển cây thuốc Việt Nam - Võ Văn Chi (1999) [9], Cây cỏ Việt Nam
(3 tập) - Phạm Hoàng Hộ (1999) [19], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
- Đỗ Tất Lợi (2006) [26], Cây có vị thuốc ở Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ
(2006) [20],…

- Đánh giá dạng sống dựa vào cách phân chia dạng sống của Raunkiaer
(1934) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1997): Vị trí chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi
cho sinh trưởng của thực vật [35].
- Dựa vào kết quả điều tra và kết hợp các tài liệu hiện có để tìm hiểu công
dụng của cây dược liệu.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

15

Phần 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1. Vị trí địa lý và giới hạn khu vực nghiên cứu [39]
A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế
được thành lập từ năm 1976 trên phần đất phía Tây huyện Hương Trà và Hương
Thủy cũ, cách thành phố Huế 70km. Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 116 116,37 vĩ độ Bắc và 107 - 107,36 độ kinh Đông. Là huyện có đường ranh giới dài
nhất tỉnh và tiếp giáp với lảnh thổ nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
+ Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam
Đông (Thừa Thiên Huế).
+ Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào).
+ Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam).
+ Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và Đakrông (tỉnh
Quảng Trị)
Với tổng diện tích 122.901,8 ha, huyện A Lưới chiếm 1/4 diện tích của
tỉnh Thừa Thiên Huế, là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh. Huyện có 21 đơn vị

hành chính bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã.
Trên địa bàn huyện có 9 dân tộc cư trú bao gồm: Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa
Hy, Vân Kiều, Tày, Mường, Nùng và Kinh. Trải qua bao nhiêu biến cố nhưng
đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn được nhiều phong tục tập quán
truyền thống của mình.
2. Địa hình, địa mạo [39]
Phần lớn diện tích huyện A Lưới là đồi núi, có độ dốc thay đổi và chênh
lệch tương đối lớn. Diện tích đất nằm giữa hai dãy núi hẹp trải dài theo hướng có
địa hình tương đối bằng phẳng nhưng chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ, đây

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

16

chính là địa bàn phân bố dân cư chủ yếu của xã. Chính vì đặc điểm là vùng cao
nên diện tích toàn huyện bị chia cắt phức tạp.
Điều kiện địa chất khu vực huyện A Lưới phức tạp do có sự xuất hiện của
nhiều loại hệ tầng địa chất, phân bố tại nhiều khu vực, nhiều loại đá với nhiều nguồn
gốc, bị uốn nếp, vò nhàu đồng thời có rất nhiều đới phá hủy kiến tạo bậc III và IV.
3. Đặc điểm khí hậu [39]
A Lưới nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa đông
lạnh của miền Bắc vừa mang đặc tính nắng nóng của miền Nam và đặc biệt, đây là
vùng chịu ảnh hưởng nặng nề với khí hậu khô của gió Lào. Mùa nóng bắt đầu từ
tháng IV đến tháng IX, mùa lạnh bắt đầu từ tháng X kéo dài đến hết tháng III năm
sau. Ngoài ra, đây là vùng có khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trong mùa hè,
về đêm nhiệt độ xuống rất thấp (khoảng 19 - 23 0C) và vào mùa đông thường xuất
hiện sương mù dày đặc. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết rất bất thường, đang có xu

hướng phá vỡ quy luật vốn được hình thành từ rất lâu như: Mùa đông thường lạnh
hơn, kéo dài hơn; mùa hè thì khô hạn, còn mùa mưa thì lại xuất hiện lũ lớn, lũ ống
với mức độ và cường độ cao; những cơn bão hình thành bất ngờ, gây ra thiệt hại
lớn hơn rất nhiều so với những cơn bão lớn nhất trước đây.
Các yếu tố khí hậu chính của huyện ALưới được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu chính của huyên A Lưới
Stt
1

Các yếu tố
Nhiệt độ trung bình trong năm (0C)
0

Huyện A Lưới
22,5

2

Nhiệt độ tháng cao nhất ( C/tháng)

26,1/ VI

3

Nhiệt độ tháng thấp nhất (0C/tháng)

18,1/ XII

4


Lượng mưa trung bình năm (mm)

5

Tháng có lượng mưa cao nhất (mm/tháng)

1004,6/X

6

Tháng có lượng mưa thấp nhất (mm/tháng)

17,5/II

7

Tổng số giờ nắng trong năm (giờ)

141,3

8

Độ ẩm trung bình trong năm (%)

90,1

280,4

Nguồn: Niên giám thống kê huyện ALưới, 2010 [39]
Qua bảng 3.1 cho thấy:


SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

17

+ Nhiệt độ: A Lưới nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình năm dao động từ 21-25 0C, nhiệt độ tối thấp trung bình khoảng 8-12 0C.
Nhiệt độ tối cao trung bình khoảng 25-270C.
+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 280,4 mm, lượng mưa phân
bố không đồng đều, chủ yếu tâp trung từ tháng X đến tháng I năm sau với lượng
mưa cao nhất là 1004,6mm (tháng X) và lượng mưa thấp nhất là 17,5mm (tháng
II). Từ tháng IV đến đầu tháng IX thường không có mưa, đây chính là thời điểm
khô hạn trong năm gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Độ ẩm: Nhìn chung, huyện A Lưới có độ ẩm tương đối cao, độ ẩm trung
bình trong năm là 90,1 % và thường dao động từ 76-94%. Tháng có độ ẩm cao
nhất là tháng I, tháng XI và tháng XII với độ ẩm đạt 94%; tháng có độ ẩm thấp
nhất là tháng VI, độ ẩm chỉ đạt 76%.
Như vậy, tháng VI chính là tháng có thời tiết mùa hè khắc nghiệt nhất
trong năm. Đây là thời điểm nhiệt độ lên cao nhất, độ ẩm thấp nhất làm cho
lượng bốc hơi tăng nhanh, gây hạn hán, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt,
đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nguy cơ cháy rừng cao,...
4. Các nguồn tài nguyên [39]
4.1. Tài nguyên đất
Huyện A Lưới có tổng diện tích đất tự nhiên là 122.901,8 ha, hiện nay
đang được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (bảng 3.2).
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện A Lưới
STT


Loại đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

1

Nông nghiệp

6.098,29

5,01

2

Lâm nghiệp

107.849,63

88,07

3

Đất ở

1.059,68

1,12


4

Đất chuyên dùng

3.198,44

2,70

5

Đất chưa sử dụng

3.413,03

3,10

Nguồn: Niên giám thống kê huyện ALưới, 2010 [39].
Qua bảng 3.2 ta thấy, đất tự nhiên của huyện được sử dụng vào 5 mục đích
chủ yếu : Đất nông nghiệp, đất lâm nghiêp, đất ở, đất chuyên dụng và đất chưa sử

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


×