Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại viện y dược học v2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.44 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HỒ THỊ THANH TÚ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802

Hà Nội – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

HỒ THỊ THANH TÚ

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802


Hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Tùng

Hà Nội – 2020

2


3

MỤC LỤC

3


4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD
BTNMT
BV
COD
CSYT
CTGP
CTRYT
CTRYTLN
CTRYTNH
CTRYTTT
CTYT

DO
ĐVT
GCN
MTV
NB
NKBV
NVYT
QCVN

QH
QLCTRYT
QLCTYT
SS
TCVN
TCVSLĐ
TNHH
TP.HCM
TT58
UBND
Viện YDHDT

4

Nhu cầu oxy sinh hóa
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bệnh viện
Nhu cầu oxy hóa học
Cơ sở y tế
Chất thải giải phẫu
Chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế lây nhiễm
Chất thải rắn y tế nguy hại
Chất thải rắn y tế thông thường
Chất thải y tế
Oxy hòa tan
Đơn vị tính
Giấy chứng nhận
Một thành viên
Người bệnh
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhân viên y tế
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Quốc hội
Quản lý chất thải rắn y tế
Quản lý chất thải y tế
Chất rắn lơ lửng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tư 58
Ủy ban nhân dân
Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh


5

DANH MỤC CÁC BẢNG


5


6

TÓM TẮT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Xu thế áp dụng các kỹ thuật cao trong điều trị bệnh cũng như việc gia tăng
sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế đã khiến lượng CTRYT phát sinh
ngày càng nhiều, trong đó có nhiều nhóm chất thải thuộc loại nguy hiểm đối với
môi trường và con người. Chất thải rắn y tế nguy hại tiềm ẩn cao khả năng lây
nhiễm và gây tổn thương hơn bất kỳ loại chất thải khác cũng như có thể truyền các
bệnh nguy hiểm cho những người phơi nhiễm (như HIV, HBV, HCV).
Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Viện) là
Bệnh viện hạng 1, đơn vị phụ trách đầu ngành khám, chữa bệnh bằng y, dược cổ
truyền các tỉnh, thành miền Nam. Sau nhiều lần nâng cấp, Viện đã có quy mô hơn
300 giường bệnh, mỗi ngày tiếp đón gần 1000 lượt người đến khám và điều trị.
Trong năm 2019, Viện hiện đang tiến hành xây dựng khu nhà Khám và điều trị ban
ngày có quy mô 7 tầng với diện tích sử dụng khoảng là 6.000 m2. Với sự phát triển
của Viện trong thời gian tới như vậy, lượng chất thải y tế sẽ tăng lên trong đó có
chất thải rắn y tế. Vì thế, việc quản lý, kiểm soát và xử lý nguồn chất thải rắn phát
sinh cần phải được theo dõi để không gây tác hại đến môi trường xung quanh, đảm
bảo sự phát triển bền vững của Viện.
Đề tài “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất
thải rắn y tế tại Viện Y Dược Học Dân Tộc Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020”
được thực hiện với 2 mục tiêu: 1) Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại
Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh năm 2020; 2) Phân tích một số
yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Viện Y Dược Học Dân
Tộc thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang,
định lượng (quan sát theo bảng kiểm), kết hợp định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm), nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2020 tại Viện Y

dược học dân tộc, 273 Nguyễn Văn Trỗi, phường 10, quận Phú Nhuận, thành phố
Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công
tác quản lý chất thải rắn y tế; CTRYT được lưu giữ tại nơi tập kết của các khoa;

6


7

nhân viên y tế trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý CTRYT; lãnh đạo Bệnh
viện, lãnh đạo các khoa phòng và một số đối tượng có liên quan.
Với việc nghiên cứu này, học viên hy vọng đưa ra được các khuyến nghị
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRYT từ đó nâng cao chất
lượng hoạt động và chất lượng phục vụ của Viện.

7


8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước.
Chính vì thế, khi kinh tế ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
ngày càng cao nên đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Cùng với chất
lượng đời sống ngày càng được nâng lên, thì nhu cầu về y tế của người dân cũng
ngày một tăng lên. Các kỹ thuật cao áp dụng trong điều trị bệnh đang là xu thế gia
tăng, cũng như việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần trong y tế ngày càng tăng,
đã khiến lượng CTRYT phát sinh ngày càng nhiều hơn, trong đó có nhiều nhóm
chất thải thuộc loại nguy hiểm đối với môi trường và con người.
Theo như Tổ chức Y tế thế giới, trong thành phần chất thải BV có khoảng

10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như là chất gây
độc tế bào, chất phóng xạ, các hóa chất độc hại phát sinh trong quá trình chẩn đoán
và điều trị.
CTRYTNH gây tổn thương hơn bất kỳ loại chất thải khác và tiềm ẩn cao khả
năng lây nhiễm cũng như có thể truyền các bệnh nguy hiểm cho những người bị
phơi nhiễm (như HBV, HIV, HCV).
CTRYT là loại chất thải đặc biệt, nó chứa các tác nhân gây nguy hiểm đối
với con người và môi trường. Do đó, vấn đề xử lý CTRYT tại các BV luôn là vấn đề
quan trọng cần được quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. CTRYT là 1 trong những
chất thải nguy hại vào bậc nhất, việc xử lý các loại chất thải này rất phức tạp và
thường gặp rất nhiều khó khăn. Nếu như các hoạt động QLCTYT không được thực
hiện đúng theo quy định nhà nước thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khỏe
cộng đồng và môi trường. [5]
Ở nước ta hầu hết các bệnh viện đều được xây dựng từ rất lâu, do đó trong
thiết kế quy hoạch không có hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng hoặc nếu
có cũng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải
hầu hết đều nằm trong khuôn viên bệnh viện nên không đảm bảo vệ sinh môi
trường; các thiết bị thường dùng để phân loại, thu gom, vận chuyển chất thải còn
thiếu, chưa đảm bảo được về mặt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Bên cạnh đó
việc nhận thức về thực hành quản lý chất thải y tế trong cán bộ y tế, nhân viên đang
8


9

làm công tác xử lý chất thải và người bệnh còn chưa cao. Tính đến cuối năm 2015,
CTRYTNH và CTRYT được thu gom và xử lý lần lượt đạt tỷ lệ là 75% và 65% [5]
Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Viện) là
Bệnh viện hạng 1, Bệnh viện phụ trách đầu ngành khám và chữa bệnh bằng phương
pháp y, dược cổ truyền của 19 tỉnh, thành miền Nam (trong đó có thành phố Hồ Chí

Minh) và 05 tỉnh Tây Nguyên theo Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20 tháng 10
năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định phân công công tác đi
chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám và chữa bệnh. Sau nhiều lần nâng cấp, Viện đã
có quy mô hơn 300 giường bệnh, mỗi ngày tiếp đón gần 1000 lượt người đến khám
và điều trị. Theo báo cáo kết quả quan trắc môi trường của Viện năm 2019, lượng
chất thải rắn thông thường phát sinh trung bình là 800 kg trong một ngày và lượng
CTRYT nguy hại sinh ra trung bình là 60 kg trong một ngày. Trong năm 2019, Viện
hiện đang tiến hành xây dựng khu nhà Khám và điều trị ban ngày có quy mô 7 tầng
với diện tích sử dụng khoảng là 6.000 m2. Với sự phát triển của Viện trong thời
gian tới như vậy, số lượng chất thải y tế sẽ tăng lên trong đó có chất thải rắn y tế. Vì
vậy, việc quản lý, kiểm soát và xử lý nguồn chất thải rắn phát sinh cần phải được
theo dõi để không gây tác hại đến môi trường xung quanh, đảm bảo sự phát triển
bền vững của Viện[29]
Công tác xử lý chất thải rắn hiện nay tại Viện được đầu tư tương đối tốt.
Điểm đánh giá quản lý chất lượng bệnh viện theo tiêu chí C4.5 năm 2018 đạt 4
điểm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác quản lý CTRYT tại Viện, có thể
nhận thấy vẫn còn một số nội dung đang tồn tại trong vấn đề quản lý chất thải rắn y
tế, đó là việc phân loại CTRYT, thu gom, vận chuyển và lưu trữ CTRYT chưa hợp
lý; bên cạnh đó là yếu tố con người như thái độ, kiến thức vể CTRYT; cơ sở vật
chất, thiết bị phục vụ quản lý CTRYT chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức với
đà phát triển của Viện. Từ các yếu tố đề cập trên, em tiến hành nghiên cứu: “Thực
trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn tại Viện Y
dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh năm 2020” nhằm góp phần giúp công
tác quản lý chất thải rắn y tế tại Viện YDHDT thành phố Hồ Chí Minh ngày càng
tốt hơn.

9


10


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Viện Y Dược Học dân tộc thành
phố Hồ Chí Minh năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất thải rắn y tế tại
Viện Y Dược Học Dân Tộc thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.
3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Viện Y
dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh .

10


11

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI
LIỆU

1.1. Giới thiệu chung về chất thải rắn y tế
-

1.1.1 Một số khái niệm
Chất thải y tế : là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám
chữa bệnh, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chuẩn đoán, xét nghiệm, các hoạt động
trong công tác phòng bệnh, các hoạt động nghiên cứu, đào tạo. CTYT có thể ở

-

dạng rắn, lỏng và dạng khí.
CTYT nguy hại: CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người, môi trường

như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, có đặc tính

-

nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.
Chất thải rắn y tế: là chất thải dạng rắn, phát sinh trong quá trình hoạt động của các
cơ sở y tế, bao gồm chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm, chất thải rắn y tế

-

lây nhiễm và chất thải rắn y tế thông thường.
Quản lý CTYT: là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận
chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTYT và kiểm tra,

-

giám sát việc thực hiện.
Giảm thiểu CTYT là các họat động làm hạn chế tối đa sự phát thải CTYT.
Thu gom CTYT là quá trình tập hợp CTYT từ nơi phát sinh là vận chuyển về khu

-

vực lưu giữ, xử lý CTYT trong khuôn viên CSYT.
Vận chuyển CTYT là quá trình chuyên chở CTYT từ nơi lưu giữ CT trong CSYT
đến nơi lưu giữ, xử lý CT của cơ sở xử lý CTYT cho cụm CSYT, cơ sở xử lý
CTYTNH tập trung hoặc cơ sở xử lý CT nguy hại tập trung có hạng mục xử lý

-

CTYT [1].

1.1.2 Phân loại CTYT
Trong TT58, CTYT được phân loại như sau:
Chất thải rắn y tế lây nhiễm: CTRYT chứa các thành phần có nguy cơ lây nhiễm,
bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Chất thải lây nhiễm có thể gây ra vết
cắt hoặc chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mỗ; đinh; cưa dùng trong phẫu
thuật và các vật sắc nhọn khác.

11


12

+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: chất thải thấm, dính,
chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng
bệnh cách ly.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: mẫu bệnh phẩm, dụng
cụ đựng dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các
phòng xét nghiệm an toàn sinh học Cấp 3 trở lên (theo Nghị định
92/2010/NĐ-CP ngày 30/8/2010 của Chính phủ: quy định chi tiết Luật
phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng Xét
nghiệm)
+ Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể thải bỏ và xác
động vật thí nghiệm.
-

Chất thải rắn y tế nguy hại không lây nhiễm: là chất thải y tế chứa các thành phần
nguy hại hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, gồm :
+ Chất thải hóa học nguy hại: Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử
dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; chất hàn răng amalgarn

thải bỏ; chất nguy hại khác theo Thông tư 36/2015/TT-TNMT ngày
30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
+ Chất thải từ dược phẩm: Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các
thành phần nguy hại; dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có
cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.
+ Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân
và các kim loại nặng;
+ Chất hàn răng amalgam thải bỏ;
+ Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TTBTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại (sau đây gọi tắt là Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT).

-

Chất thải rắn y tế thông thường bao gồm:
12


13

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của
con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
+ Chất thải rắn phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc danh mục chất thải
y tế nguy hại hoặc thuộc danh mục CTYT nguy hại quy định dưới ngưỡng
chất thải nguy hại
+ Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
-

Danh mục và mã chất thải y tế nguy hại bao gồm:
+ Danh mục và mã chất thải nguy hại quy định tại Phụ lục 1 ban hành

kèm theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT được quy định cụ thể cho chất
thải y tế nguy hại tại Phụ lục số 01 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Danh mục chất thải y tế thông thường được phép thu gom phục vụ
mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 (B) ban hành kèm theo Thông tư
này.
1.1.3 Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với sức khỏe và môi trường
1.1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn y tế đối với môi trường
Bất kỳ một loại chất thải nào cũng có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến các thành phần môi trường và sức khỏe con người, trong đó CTRYT đặc biệt là
rác thải nguy hại ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe của người dân.
Trong tình hình quản lý rác chưa được tốt như nước ta hiện nay thì việc tác động
của nó lên các thành phần môi trường là điều không thể tránh khỏi.
Gây ô nhiễm môi trường nước: Rác sinh hoạt, nếu rác hữu cơ trong môi
trường nước nó sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình
hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian cuối cùng là khoáng chất và
nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí tạo ra các hợp chất
trung gian và các sản phẩm cuối cùng CH4, H2S, H2O, CO2 có nguy cơ gây ô
nhiễm nước, làm nước có mùi khó chịu, tăng độc tính. Ngoài ra, rác sinh hoạt còn
chứa một lượng lớn các vi sinh vật và vi trùng gây ô nhiễm nguồn nước. Đối với
CTYT nguy hại thì nghiêm trọng hơn vì đặc tính chứa nhiều mầm bệnh và các hóa

13


14

chất độc hại nếu không quản lý tốt khi vào nguồn nước sẽ gây ra những tác động
cực kỳ nghiêm trọng. Các loại chất độc hại lan truyền vào nguồn nước làm suy
giảm chất lượng nước mặt, nếu xâm nhập vào nước ngầm sẽ đặt ra nhiều thách thức
đối với việc quản lý tài nguyên nước. Bên cạnh đó, nếu nơi tập trung không có mái

che, nhà lưu giữ rác không có nền đảm bảo vệ sinh thì nước mưa sẽ hòa tan, vận
chuyển các chất đi xa gây ô nhiễm nước, ô nhiễm đất.[16]
Tác động đến môi trường đất: Các mầm bệnh, các ký sinh trùng, hóa chất
độc hại trong rác thải y tế nếu xử lý chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm đất,
suy thoái đất, làm cho đất không canh tác được và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe
con người thông qua nguồn nước, các sản phẩm nuôi trồng. Nếu rác thải hữu cơ
được phân hủy trong môi trường đất, nó cũng có thể là nguồn cung cấp dinh dưỡng
nhưng nếu lượng rác quá lớn thì đất sẽ thành nơi chứa rác[17]
Tác động đến môi trường không khí: Các loại mầm bệnh, vi khuẩn, ký sinh
trùng trong rác có thể phát tán trong không khí, lan truyền bệnh cho con người và
động vật. Mặt khác quá trình phân giải rác thải tạo ra nhiều mùi hôi thối, khó chịu.
Chất thải phóng xạ còn phát ra các loại tia phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe con
người nếu không được quản lý tốt. Khí thải thoát ra từ quá trình đốt CTRYT nguy
hại ở một số lò đốt trong các cơ sở y tế không đảm bảo tiêu chuẩn gây ảnh hưởng
đến không khí nhiều nhất. Khí thải này gây ra nhiều khói bụi và mùi hôi ảnh hưởng
nhiều đến môi trường sống xung quanh, trong số đó có các chất đặc biệt nguy hiểm
như Furan, Dioxin là những chất gây nên quái thai [15]
1.1.3.2. Tác động của chất thải rắn y tế đến sức khỏe con người
Tác động trực tiếp đến sức khỏe:
CTYT là môi trường có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gây bệnh,
các chất độc hại như hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ… Các nghiên cứu
dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh các chất thải BV có ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe cán bộ, nhân viên y tế, cộng đồng dân cư nếu CTYT không được quản lý đúng
cách. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua các đường:
vết da bị xây xát hoặc bị thương, đường hô hấp…

14


15


Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người đó là thông qua hoạt động thu
gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải y tế trong các BV, cơ sở y tế. Tất cả
những người thường phơi nhiễm với rác thải đều có nguy cơ bị mắc bệnh: bác sĩ, y
tá, hộ lý và các nhân viên hành chính BV, người bệnh, người nhà người bệnh và
khách thăm người bệnh, người làm trong các khu vực lưu giữ, xử lý các chất thải,
với các mức độ khác nhau tùy theo từng loại CTYT.
Tác động gián tiếp đến sức khỏe: Do ô nhiễm môi trường hoặc tiếp xúc với
các tác nhân trung gian như ruồi, muỗi, chuột hoặc ô nhiễm môi trường không khí
do phát sinh mùi hôi thối khó chịu. Rác nếu không được thu dọn kịp thời sẽ tạo
thành nơi phát sinh muỗi, ruồi, gián, chuột, các trung gian truyền bệnh này sẽ có
nguy cơ dẫn đến lan tràn dịch bệnh nhanh chóng từ các BV, từ CTYT không được
xử lý đúng cách.
Ảnh hưởng của CTYT đến sức khỏe cộng đồng:
Các nghiên cứu ở Việt Nam đã có đánh giá về tình hình thương tích của cán
bộ, nhân viên BV do các vật sắc nhọn gây ra. Một số nghiên cứu đã đề cập đến
những ảnh hưởng của CTYT đối với cộng đồng nhưng chưa có nghiên cứu nào đi
sâu vào đánh giá thực trạng của CTYT đối với sức khỏe con người.
+ Các nguy cơ về mặt y tế công cộng: HIV/AIDS,Viêm gan B và C,
các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp,
viêm nhiễm qua truyền máu, viêm nhiễm da, ảnh hưởng phóng xạ
+ Gây phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh đến cộng đồng: Các
mầm bệnh và hóa chất gây độc hại đi vào môi trường đất, nước, không khí
nếu không được quản lý tốt [2], [3], [8].
1.1.4 Tác động của chất thải rắn y tế đến kinh tế - xã hội
Lượng CTRYT của cả nước trong những năm qua không ngừng gia tăng về
khối lượng, đa dạng về thành phần. Chi phí chi cho việc xử lý CTRYT, chi phí chi
cho việc xử lý ô nhiễm môi trường liên quan đếnCTRYT vì thế cũng tăng lên đáng
kể và thực sự là quá lớn.


15


16

Chi phí để xử lý CTRYT thông thường tại thành phố Hà Nội từ 160.000 đồng
-421.000 đồng/ tấn, tại thành phố Hồ Chí Minh là 100.000 đồng/ tấn.
Chi phí để xử lý CTRYTNH là rất lớn. Tại thành phố Hồ chí Minh và Thừa
Thiên Huế: 12 triệu đồng/tấn, tại Thành phố Hà Nội: 9.4 triệu đồng/ tấn và tại Đà
Nẵng: 8.1 triệu đồng/ tấn [14]
Chi phí chi cho công việc vận hành lò đốt CTRYT đối với các bệnh viện hiện
nay vẫn còn là quá cao, mỗi tháng BV tuyến trung ương tốn khoảng 26 triệu đồng.
BV tuyến tỉnh khoảng 20 triệu đồng, BV tuyến huyện khoảng 5 triệu đồng. Đối với
một số Bv lớn. Riêng việc xử lý CTRYT có thể tiêu tốn khoảng kinh phí trên dưới
100 triệu đồng/ tháng[14]
1.1.5 Các yêu cầu về quản lý chất thải rắn y tế
TT58 yêu cầu về QLCTRYT như sau: (tt58)
Bao bì, dụng cụ, thiết bị, lưu chứa chất thải y tế:
Màu sắc: vàng, đen, xanh, trắng của dụng cụ chứa đựng CTYT phải theo mã
màu phù hợp với từng loại chất thải y tế, Trong đó: màu vàng đựng chất thải lây
nhiễm, màu đen đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm như: chất hóa học nguy
hại và chất phóng xạ, màu xanh đựng chất thải y tế thông thường và các bình áp
suất nhỏ, màu trắng đựng chất thải tái chế.
Thùng đựng chất thải: Túi, hộp, thùng đựng CTYT phải đảm bảo tiêu chuẩn
thiết kế, chất liệu, có mã màu sắc và biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp theo quy
định như sau:
-

Bao bì (túi), dụng cụ (thùng, hộp, can), thiết bị lưu chứa chất thải y tế thực hiện theo
quy định phải có biểu tượng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo


-

Thông tư 58.
Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thước phù

-

hợp với lượng chất thải lưu chứa.
Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không làm bằng nhựa

-

PVC.
Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.
Thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.

16


17

-

Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa sau khi
đã được làm sạch và để khô.
Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có
đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.
1.1.6 Giảm thiểu chất thải y tế
Cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải y

tế theo thứ tự ưu tiên sau:

-

Lắp đặt, sử dụng các thiết bị, dụng cụ, thuốc, hóa chất và các nguyên vật liệu phù

-

hợp, bảo đảm hạn chế phát sinh chất thải y tế.
Đổi mới thiết bị, quy trình trong hoạt động y tế nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải

-

y tế.
Quản lý và sử dụng vật tư hợp lý và hiệu quả.
1.1.7 Quản lý chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế
Chỉ được phép tái chế chất thải y tế thông thường và chất thải quy định tại
Khoản 3 Điều này.
Không được sử dụng vật liệu tái chế từ chất thải y tế để sản xuất các đồ
dùng, bao gói sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường được quản lý như chất thải y tế thông thường.
Khi chuyển giao chất thải quy định tại Khoản 3 Điều này để phục vụ mục
đích tái chế, cơ sở y tế phải thực hiện các quy định sau:

-

Bao bì lưu chứa chất thải phải được buộc kín và có biểu tượng chất thải tái chế theo
quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
Ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải phục vụ mục đích tái chế theo

mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
1.2. Nội dung về quản lý CTRYT trong bệnh viện
1.2.1. Phân loại chất thải y tế
1.2.1.1. Nguyên tắc phân loại chất thải y tế

-

Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải phân loại để quản lý
ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh;
17


18

-

Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu
chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Trường hợp các chất thải y tế
nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một
phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết

-

bị lưu chứa;
Khi chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại thì hỗn hợp chất
thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm.
1.2.1.2. Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải:

-


Mỗi khoa, phòng, bộ phận phải bố trí vị trí để đặt các bao bì, dụng cụ phân loại chất

-

thải y tế;
Vị trí đặt bao bì, dụng cụ phân loại chất thải y tế phải có hướng dẫn cách phân loại
và thu gom chất thải.
1.2.1.3. Phân loại chất thải y tế:

-

Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và

-

có màu vàng;
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và

-

có màu vàng;
Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu

-

vàng;
Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có

-


lót túi và có màu đen;
Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc

-

trong thùng có lót túi và có màu xanh;
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi và có màu trắng.
1.2.2. Thu gom chất thải y tế (Điều 7 - TT58)
1.2.2.1. Thu gom chất thải lây nhiễm:

-

Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải

-

trong khuôn viên cơ sở y tế;
Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải
có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom;
18


19

-

Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp
để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ


-

sở y tế;
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu

-

giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong

-

khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;
Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần
suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời
trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một)
lần/tháng.
1.2.2.2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:

-

Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ

-

chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;
Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có
chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong
các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ hay phát tán


-

hơi thủy ngân ra môi trường.
Thu gom chất thải y tế thông thường: Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích
tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom
riêng.
1.2.3. Vận chuyển chất thải y tế - Điều 11/ TT58
Ngày 15 tháng 11 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án
tổng thể xử lý CTYT giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020 (tại Quyết định
số 2038/QĐ-TTg). Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian
qua Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án tổng thể xử lý CTYT giai đoạn
2011- 2015 và định hướng đến 2020; xây dựng hướng dẫn thực hiện Đề án tổng thể
xử lý CTYT giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 gửi Sở y tế các tỉnh
thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và các
Bộ, ngành để hướng dẫn thực hiện Đề án; phối hợp các Bộ ngành và đơn vị liên
quan xây dựng dự án để thực hiện Đề án, cụ thể phối hợp với Bộ Xây dựng để xây
19


20

dựng quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTRYT nguy hại đến năm 2025 (đã được
phê duyệt tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ). Đồng thời cũng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự
án: “Nghiên cứu khoa học nhằm tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử
lý CTYT tiên tiến, thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế, xã hội của Việt Nam
Phương tiện vận chuyển: sử dụng xe thùng kín hoặc xe bảo ôn chuyên dụng
để vận chuyển hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển

chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý.
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận
chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
-

Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ bởi

-

trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành
kèm theo Thông tư này với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị

-

mờ và phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải;
Được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm
không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải.
Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các
thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên
đường vận chuyển.
1.2.4. Lưu giữ chất thải y tế
Điều 8/TT58 qui định việc lưu giữ chất thải y tế, các cơ sở y tế bố trí khu vực
lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau:

-

Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện
phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo


-

quy định tại Phụ lục số 03 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;
Cơ sở y tế không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này phải có khu vực
lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ
lục số 03 (B) ban hành kèm theo Thông tư này.

20


21

Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải
trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tư này và phải đáp
ứng các yêu cầu sau đây:
-

Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải;
Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm

-

theo Thông tư này;
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự

-

xâm nhập của các loài động vật;
Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản
ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất

thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy
kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.
Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại
khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng
trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông
thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.
Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:

-

Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây
nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp
lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ
tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05
kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải
được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp

-

kín;
Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô
hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa
xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa
không quá 02 ngày.

21



22

1.2

Tổng quan nghiên cứu về quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới và

trong nước
1.2.1 Các nghiên cứu quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới
Nghiên cứu của UN-Habitat (2016) cho thấy khó khăn lớn nhất mà các thành
phố/quốc gia đang phát triển phải đối mặt trong QLCTRYT là: tỷ lệ thu gom thấp,
phương thức xử lý CTRSHĐT chưa đúng kỹ thuật và an toàn. Theo nhiều nghiên
cứu, tỷ lệ thu gom QLCTRYT ở các thành phố lớn chỉ đạt 30-50%, tỷ lệ này còn
thấp hơn ở các thành phố nhỏ và khu vực ven đô (Hardoy và cộng sự, 2016; UNHabitat, 2016). Các tác giả cũng đã bình luận việc thiếu quy định về QLCTRYT và
điều kiện môi trường ô nhiễm ở các thành phố này. Miêu tả một bức tranh tương tự,
nghiên cứu của Worldbank (2012) ước tính rằng: trong một số trường hợp, 60%
CTR phát sinh tại các bệnh viên trong đô thị các nước có thu nhập thấp không được
thu gom. Vấn đề này nổi bật và tập trung rõ nét ở các quốc gia thuộc khu vực châu
Phi và châu Á.
Ở khu vực châu Phi, trong nghiên cứu "Định hướng tương lai về QLCTRYT
ở châu Phi", Mohee, R. và cộng sự (2015) đã thừa nhận tình trạng QLCTRYT hết
sức yếu kém ở châu lục này. Tỷ lệ thu gom ở các bệnh viện trong thành phố lớn đạt
xấp xỉ 50%; ở khu vực ven đô, tỷ lệ này còn đáng lo ngại hơn nhiều với con số là
10%. Tình hình xử lý QLCTRYT ở Lusaka, Zambia cũng được cho là xấu với 90%
rác thải hàng ngày bị bỏ lại, tiềm ẩn các tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng
(Hardoy và cộng sự, 2015). Tại Kinshasa (Congo), phần lớn rác thải phát sinh ở trên
đường, trên các bãi rác bất hợp pháp, trong các kênh thoát nước mưa hoặc được
chôn lấp ở các khu đất trống (Hardoy và cộng sự, 2015).
Năm 2017, một nghiên cứu về hiện trạng QLCTRYT ở 11 nước của Trung
tâm Năng suất Châu Á (APO, 2017) nhấn mạnh: QLCTRYT là một thách thức lớn ở
các thành phố. Nghiên cứu chỉ rõ: "mặc dù bỏ ra chi phí rất lớn cho QLCTR, tại các

bệnh viện trong các đô thị ở 11 nước vẫn đang phải vật lộn với những thách thức
ngăn chặn suy thoái môi trường do hoạt động không hiệu quả của hệ thống này.
QLCTRYT trở thành một vấn đề quan trọng và cần phải được giải quyết thông qua
cách tiếp cận tổng hợp, dựa vào cộng đồng và khu vực tư nhân".
22


23

Nghiên cứu "Chiến lược QLCTR dựa vào cộng đồng: nghiên cứu ở đô thị
Kaduna, Nigieria" do Rigasal, Y.A. và các cộng sự (2017) thực hiện đã đánh giá sự
tham gia của cộng đồng trong QLCTR và đề xuất phương hướng phát triển mô hình
quản lý này. Kết quả điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu và kiểm tra hiện trường 6
địa điểm cho thấy: hộ gia đình ở khu vực thu nhập thấp có xu hướng phân loại chất
thải tại nguồn và tham gia vào các sáng kiến QLCTR dựa vào cộng đồng nhiều hơn;
nhưng lại ít có khả năng chi trả dịch vụ. Nghiên cứu cũng đề xuất việc tạo ra và
lồng ghép các sáng kiến QLCTR dựa vào cộng đồng đặc biệt là ở các khu vực mật
độ dân số cao nhưng thu nhập thấp như ở đô thị Kaduna. Các sáng kiến sẽ giúp tiết
kiệm chi phí, tạo thu nhập, bảo vệ các giá trị địa phương, khuyến khích sự tham gia
của công chúng và giảm thiểu đầu tư của chính phủ vào các dịch vụ QLCTR.
Trong nghiên cứu "Quản lý chất thải rắn tại Trung Quốc: Tình trạng, các vấn
đề và thách thức", Dong QingZhang và các cộng sự (2016) đã nhận xét: Trung Quốc
đang chứng kiến sự tích tụ nhanh chóng của rác thải y tế như là kết quả của quá
trình CNH, đô thị hóa và gia tăng dân số, Trung Quốc có 668 thành phố tạo ra
khoảng 212 triệu tấn rác thải mỗi năm, chiếm khoảng một phần ba tổng lượng CTR
trên thế giới, trong đó có khoảng 148 triệu tấn được thu gom và chôn lấp; lượng rác
thải còn lại tồn.
1.2.2 Nghiên cứu quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hiện trạng QLCTRYT được phác họa khá rõ nét qua 02 báo cáo
quốc gia chuyên biệt về CTR do Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) ấn

bản năm 2004 và 2011. Theo "Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam - Chất thải
rắn", Bộ TN&MT (2004) dự báo khối lượng CTR sẽ tăng lên nhanh chóng trong bối
cảnh phát triển kinh tế và gia tăng dân số. Trước áp lực đó, khoảng 83 - 85% lượng
chất thải phát sinh được thu gom, còn lại 15 - 17% CTR được thải ra môi trường vứt
vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Trong Báo cáo
"Quản lý tổng hợp CTR ở Việt nam - đề xuất các giải pháp" - dự án CTR Việt Nam
do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ, Hideki Wada (2016) lại đưa ra
một bức tranh hơi khác khi cho rằng tỷ lệ thu gom CTRSHĐT ở các tỉnh, thành phố
thực tế chỉ đạt 78%. Dù đưa ra số liệu khác nhau, nhưng các báo cáo đều thừa nhận
23


24

"QLCTRYT sẽ là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường
đặc biệt quan trọng vì những tác động tiềm ẩn đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng" (Bộ TN&MT, 2016).
Một nghiên cứu tương tự với tên gọi "Quản lý CTRYT ở Việt Nam: hiện
trạng và chiến lược hành động" được thực hiện bởi Thanh và các cộng sự (2016).
Trong nghiên cứu của mình tác giả đưa ra việc quản lý chất thải y tế gồm 4 giai
đoạn: phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ. Trong đó việc phân loại và thu
gom chất thải y tế tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó còn có những
khó khăn về tài chính trong hoạt động QLCTRYT. Nghiên cứu cho thấy trong thời
gian qua, tại các cơ sở khám chữa bệnh tỷ lệ BV có thực hiện phân loại CTRYT là
95,6% và thu gom CTRYT hàng ngày là 90,9%. Phương tiện thu gom CTYT như
túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu
hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý CTYT. Chỉ có 50% các
BV phân loại, thu gom CTRYT đạt theo yêu cầu Quy chế quản lý CTYT. Mức đóng
góp từ phía cộng đồng chỉ đủ bù đắp chi phí thu gom, chi phí vận chuyển và xử lý
chủ yếu do chính quyền địa phương trợ cấp. Trên thực tế, nguồn vốn phát triển

chính thức (ODA - Official Development Assistance) đang hỗ trợ cho chính phủ
Việt Nam kinh phí này, về lâu dài thì đây là một thách thức trong hệ thống
QLCTRYT [7].
Luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế “Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hà,
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2018. Từ những lý luận chung về quản lý, quản
lý chất thải y tế tác giả xây dựng và khung nghiên cứu và đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý chất thải y tế của Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Tác giả đã tiến
hành khảo sát với 160 CBCNV trong khoảng thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng
7/2018 bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, các số liệu sơ cấp được tác giả
tiến hành phân tích bằng phần mềm SPSS 23.0 để đánh giá sự tác động của từng
yếu tố đến công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Mô hình
nghiên cứu của tác giả trong 5 giai đoạn: phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ và
xử lý chất thải y tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong công tác quản lý chất thải y
24


25

tế tại bệnh viện thì còn nhiều hạn chế: Trong giai đoạn phân loại và thu gom thì
phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu
hết chưa đạt tiêu chuẩn mà nguyên nhân sâu xa nhất đó là thiếu kinh phí, nguồn hỗ
trợ cho công tác này còn hạn hẹp. Trong giai đoạn vận chuyển: chưa thực hiện đúng
qui trình vận chuyển chất thải y tế. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao công tác quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, giải pháp bao
gồm: Tăng cường các trang thiết bị và phương tiện thu gom chất thải y tế, tăng
cường việc kiểm tra giám sát việc thu gom và vận chuyển chất thải y tế. Tuy nhiên
trong luận văn của tác giả chưa đánh giá được các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến
công tác quản lý chất thải y tế của viện.
1.3. Những vấn đề trong quản lý CTRYT ở nước ta hiện nay

Qua thực tế kiểm tra, Bộ Y tế đã chỉ ra 6 bất cập đang tồn tại tại các BV
trong vấn đề quản lý chất thải đó là:
-

Việc phân loại CTRYT còn chưa đúng quy định: Cho đến nay ở hầu hết các BV
công tác quản lý CTRYT đều chưa hợp lý từ khâu thu gom, phân loại và xử lý. Sự

-

phân công trách nhiệm chưa cụ thể, thiếu nhân viên được đào tạo về quản lý CTYT.
Phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu
hết chưa đạt tiêu chuẩn mà nguyên nhân sâu xa nhất đó là thiếu kinh phí, nguồn hỗ

-

trợ cho công tác này còn hạn hẹp.
Xử lý và tiêu hủy chất thải gặp nhiều khó khăn: giá các lò đốt rác thải quá đắt để có
thể trang bị cho các BV và chi phí xử lý quá cao cho dù có lò đốt đi nữa thì việc
hoạt động thường xuyên cũng hiếm vì nó không mang lại hiệu quả kinh tế cho các
BV. Bên cạnh đó, còn có nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, phương tiện phục vụ
cho việc xử lý rác thải.
Việc thu gom CTYT ngoài hộ lý thì các đối tượng khác chưa được đào tạo để
tham gia vào họat động quản lý CTYT. Không đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo
hộ khác cho nhân viên tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy CTYT.
Việc lưu trữ CTYT: chưa có xe chuyên dụng để chuyên chở CTYT. Một số
công ty môi trường đô thị từ chối vận chuyển CTYT. Chỉ 18.75% các BV CTYT
được vận chuyển ra khỏi BV bằng xe chuyên dụng của công ty môi trường đô thị.
25



×