Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ đời SỐNG văn hóa ở HUYỆN BÌNH sơn TỈNH QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.58 KB, 114 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở
HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI

1.1. Cơ sở lý luận
1.2. Cơ sở thực tiễn
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA HUYỆN BÌNH SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1. Chủ thể đời sống văn hóa
2.2. Hệ thống thiết chế văn hóa huyện Bình Sơn
2.3. Các hoạt động văn hóa
Chương 3: BÀN LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở HUYỆN BÌNH SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI

3.1.
3.2.
3.3.

Những vấn đề đặt ra trong đời sống văn hóa ở huyện Bình Sơn
Xu hướng vận động của đời sống văn hóa ở huyện Bình Sơn
Khuyến nghị giải pháp nâng cao chất lượng đời sống văn hóa

huyện Bình Sơn trong thời gian tới
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1


1
6
6
19
37
37
52
60
78
78
82
86
98
100


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH
ĐSVH
ĐSXH
GTVH
HĐVH
KKT
TCVH
TDP
TDTT
UBND
VHTT
VH, TT&DL
XHCN


:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Chủ nghĩa xã hội
Đời sống văn hóa
Đời sống xã hội
Giá trị văn hóa
Hoạt động văn hóa
Khu kinh tế
Thiết chế văn hóa
Tổ dân phố
Thể dục thể thao
Uỷ ban nhân dân
Văn hóa thông tin
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Xã hội chủ nghĩa

2



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của nhân loại cho thấy văn hoá là nền tảng tinh thần của xã
hội, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình độ phát triển và sự trường tồn của một
dân tộc. Nhận thức vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa nên ngay từ khi thành lập,
Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến vấn đề văn hoá và không ngừng bổ sung
và phát triển đường lối văn hoá, đáp ứng yêu cầu của cách mạng Việt Nam. Trong
số những nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, xây dựng đời sống văn hoá là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa
chiến lược, tạo động lực để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
Đời sống văn hoá là tất cả các hoạt động mang yếu tố văn hoá diễn ra ở cộng
đồng gia đình, làng, bản, xóm, ấp, doanh nghiệp, cơ quan, bệnh viện… Đặc điểm cơ
bản của đời sống văn hoá là các hoạt động văn hoá diễn ra gắn liền với sinh hoạt vật
chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng trong các mối liên kết thường xuyên và
trực tiếp với không gian địa lý nhất định cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
và các thiết chế văn hoá nhất định. Mỗi cộng đồng dân cư sống cố định và hình
thành một tổ chức hành chính (xã, phường, trường học, bệnh viện) hay một cộng
đồng nhỏ hơn (nhóm hộ gia đình, chi phái, tộc họ, gia đình, chòm, xóm…) đều có
thể được xem là đơn vị văn hoá. xây dựng đời sống văn hoá ở từng đơn vị là xây
dựng văn hoá ngay từ trong gia đình và trong cộng đồng dân cư, cộng đồng nghề
nghiệp diễn ra sinh hoạt văn hoá thường nhật của quần chúng nhân dân.
Xây dựng đời sống văn hóa (ĐSVH) là một trong những chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước đặt ra từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1981). Đây là một công
việc quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, lối
sống, con người Việt Nam. Xây dựng ĐSVH chính là thực hiện nhiệm vụ đưa văn
hóa thâm nhập vào cuộc sống, làm cho văn hóa ngày càng trở thành yếu tố khăng
khít của đời sống xã hội.

Trong thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn huyện
Bình Sơn đã được các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể và quần chúng nhân
1


2
dân quan tâm. Nhiều dự án đầu tư tập trung vào những khu vực gặp khó khăn. Việc
đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá được chú
ý. Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin đại chúng, tuyên truyền cổ động
hướng về cơ sở và hoạt động văn nghệ quần chúng đã đạt nhiều kết quả tốt. Hệ
thống các thiết chế văn hoá ở từng cấp như nhà văn hoá, sân thể thao, câu lạc bộ,
trung tâm văn hoá, nhà giáo dục cộng đồng… đã và đang được đầu xây dựng rộng
khắp làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng của phong trào "toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá". Các phong trào "xây dựng nếp sống văn minh", "gia đình
văn hoá", "thôn, tổ dân phố (TDP) văn hoá", "Khu dân cư tiểu biểu", "cơ quan văn
hóa", "họ tộc ba không"… đã tạo nên sự chuyển biến trong ý thức của cộng đồng
dân cư về vai trò của văn hoá và cuốn hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp
nhân dân. Từ đó đã tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống, góp phần thúc đẩy
kinh tế phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết các chính sách an sinh
xã hội, phát huy dân chủ ở cơ sở, ổn định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn
xã hội, đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Đồng thời góp phần thực hiện các
mục tiêu phát triển văn hoá, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi hoạt động xã hội,
từng bước xây dựng nếp sống văn minh và môi trường văn hoá tinh thần lành mạnh;
góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc, nâng cao đời
sống tinh thần cho các tầng lớp cư dân.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng ĐSVH ở cơ sở trên địa bàn huyện còn có
một số hạn chế như công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các cấp uỷ đảng và
chính quyền chưa thường xuyên, liên tục; Những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực
đời sống văn hoá huyện nhà chưa thật sự vững chắc, chất lượng chưa cao, nhiều
phong trào còn mang tính hình thức và mắc bệnh thành tích; Cơ sở vật chất và hệ

thống thiết chế văn hoá xã hội ở các đơn vị cơ sở còn thiếu thốn, nhất là vùng sâu
và đồng bào dân tộc thiểu số; Đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động văn hoá ở cơ sở
còn thiếu và yếu, chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng…
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu "Đời sống văn hóa ở huyện Bình Sơn, tỉnh
Quảng Ngãi hiện nay" là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc,
góp phần làm sáng rõ quá trình và những sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền huyện
2


3
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng ĐSVH trên
địa bàn huyện, cung cấp những luận cứ khoa học cho công tác xây dựng và hoàn
thiện đường lối phát triển văn hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Văn hoá và công tác xây dựng đời sống văn hoá là một vấn đề hấp dẫn, thu
hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
Những công trình, bài viết nghiên cứu chung về văn hoá, tiêu biểu là các
công trình: Văn hóa đổi mới của Thủ tướng Phạm Văn Đồng [44], nêu lên một số
luận điểm về mối quan hệ giữa văn hóa và sự nghiệp đổi mới; Cơ sở văn hóa Việt
Nam và bản sắc văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vượng [101]; Cơ sở văn hóa Việt
Nam của Trần Ngọc Thêm [73]; Về văn hoá và văn minh của tác giả Hồ Sỹ Quý
[70]; Một cách tiếp cận văn hóa của Phan Ngọc [61]. Các công trình này đã đưa ra
nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau về văn hoá cũng như các cách tiếp cận
nghiên cứu về văn hoá giúp tác giả có cách nhìn nhận, quan niệm đúng đắn về sự
phong phú, đa dạng của văn hoá.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò của văn hoá trong thời kỳ đổi mới
đất nước đã có các công trình nghiên cứu như: ''Xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc'' của Nguyễn Khoa Điềm [43, tr.15-17; ''Những
điểm mới về văn hoá trong văn kiện Đại hội X'' của Bùi Đình Phong [65].
- Những công trình nghiên cứu về đời sống văn hoá cơ sở, tiêu biểu là các

công trình, bài viết: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa ở
nước ta của Hoàng Vinh [99]; Các vùng văn hóa Việt Nam của Đinh Gia Khánh và
Cù Huy Cận [55]; Về xây dựng môi trường văn hoá cơ sở của Văn Đức Thanh [72];
Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo xây dựng nếp sống văn hoá từ năm 2000 đến năm
2010 của Vi Thuỳ Dịu [31]. Các công trình này đã đưa ra một số khái niệm, nội
dung, những kinh nghiệm trong thực tiễn xây dựng ĐSVH ở mỗi địa phương.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên bước đầu đưa ra những đánh
giá góp phần làm rõ hơn những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn đối với việc
xây dựng đời sống văn hoá ở một số cơ sở điển hình. Những công trình, bài viết
trên là nguồn tài liệu quý giá để giúp tác giả có cái nhìn toàn diện, so sánh và đưa ra
3


4
những đánh giá sát thực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về ĐSVH ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi, cũng như đánh giá vai trò của ĐSVH đối với sự phát triển của kinh tế xã hội,
chính trị ở địa phương.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về ĐSVH, luận văn tìm hiểu thực
trạng ĐSVH ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2010 đến nay, từ đó khuyến
nghị một số giải pháp nhằm nâng cao ĐSVH ở Huyện nhà trong thời gian đến.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu ĐSVH: khái niệm, cấu trúc, vai trò của
đời sống văn hóa;
- Tìm hiểu thực trạng ĐSVH ở huyện Bình Sơn từ 2010 đến nay;
- Phân tích những vấn đề đang đặt ra trong ĐSVH ở huyện Bình Sơn, dự báo
xu hướng vận động ĐSVH của Huyện; từ đó khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng
cao ĐSVH huyện Bình Sơn trong thời gian tới.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đời sống văn hóa ở huyện Bình Sơn được nghiên cứu ở các mặt: chủ thể
của ĐSVH, các thiết chế văn hóa (TCVH) và các hoạt động văn hóa (HĐVH).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: Địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
- Giới hạn thời gian: Từ năm 2010 đến nay (2018).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Bên
cạnh đó luận văn còn sử dụng các phương pháp: phương pháp thống kê, phương
pháp phân tích, tổng hợp liên ngành và phương pháp khảo sát thực tế trong quá
trình thực hiện công trình nghiên cứu.
4


5
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về ĐSVH và phân tích, đánh giá thực
trạng đời sống văn hoá của huyện Bình Sơn.
- Cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động xây
dựng ĐSVH ở mỗi địa phương và phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập
lịch sử địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương, 7 tiết.

5



6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Khái niệm
- Khái niệm văn hóa: Ngay từ thời kỳ cổ đại, trong quan niệm của cả phương
Đông và phương Tây, văn hóa được hiểu là những sáng tạo của con người, có vai trò
giáo hóa con người và xã hội.
Văn hoá theo quan điểm biện chứng là kết quả của quá trình biến đổi bản thân
con người, với tư cách là sự hình thành lịch sử hiện thực của con người. Văn hoá theo
đó xuất hiện từ lao động, hiện ra như một nhiệm vụ thực tiễn biến đổi các quan hệ
qua lại giữa con người và thế giới. Văn hoá là một quá trình cải biến con người thành
chủ thể của sự vận động lịch sử, thành một cá nhân toàn vẹn. Nguồn gốc của mọi
hiện tượng, mọi quan hệ văn hoá đều gắn với các hoạt động sống của con người.
Như thế, tiếp cận nghiên cứu văn hoá và ĐSVH phải gắn văn hoá với
phương thức sản xuất xã hội, cá nhân với cộng đồng, truyền thống với hiện đại, dân
tộc với quốc tế, đặc biệt là coi trọng vai trò của lao động nhất là lao động của lực
lượng đông đảo nhất trong xã hội là quần chúng nhân dân lao động. Trên ý tưởng ấy
văn hoá là một hiện tượng xã hội gắn liền với các hoạt động nhiều mặt của con
người. Văn hoá được biểu thị như phương thức hoạt động người bao chứa toàn bộ
các sản phẩm vật chất và tinh thần của con người cũng như năng lực phát triển của
chính bản thân con người. Người ta thường gọi đó là thế giới của con người, do con
người và vì con người.
Quan niệm về ĐSVH phải trên cơ sở quan niệm văn hoá ở các phương diện:
thứ nhất, văn hoá gắn với sự thể hiện, phát huy, giải phóng "năng lực bản chất
người" trong tất cả mọi dạng hoạt động và quan hệ của con người, văn hoá xuất
hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (ĐSXH). Thứ hai, văn hoá bao gồm thế

giới các giá trị được kết tinh trong "thiên nhiên thứ hai" - với tư cách là sản phẩm
của hoạt động "mang tính tộc loại" của con người [64]. Đây là phương diện hết sức
cơ bản và quan trọng, quy định đặc điểm về nội dung và quy luật phát triển có tính
đặc thù của văn hoá và ĐSVH. Văn hoá là tổng hoà các giá trị mà con người sáng
6


7
tạo ra trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội của mình, có quan hệ
bản chất với khái niệm giá trị, ngôn ngữ, biểu tượng, phong tục, tập quán, chuẩn
mực, cũng như tư tưởng, đạo đức, lối sống... của một chủ thể.
Hồ Chí Minh từ (năm 1943) đã đưa ra quan niệm về văn hóa:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo
và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn
giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn [58, tr.431].
Theo quan điểm của Người, văn hóa là toàn bộ những gì do con người sáng
tạo ra, ở đâu có con người, quan hệ giữa con người với con người thì ở đó có văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của nhiều bộ phận, nhiều yếu tố cấu thành, bao gồm:
Ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, các loại hình
nghệ thuật; văn hóa còn là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với
biểu hiện của nó; văn hóa còn là sự tổng hợp của các phương thức, cách thức sản
xuất vật chất, sáng tạo vật chất và các phương thức, cách thức sản xuất, sáng tạo
tinh thần. Theo Hồ Chí Minh, con người sáng tạo ra văn hóa là để con người tồn tại
được trong thế giới tự nhiên, nếu không sáng tạo ra văn hóa, con người sẽ đứng
trước nguy cơ diệt vong; con người sáng tạo ra văn hóa còn là mục đích, ý nghĩa
cuộc sống của con người, là nhu cầu của con người.

Về quan niệm văn hóa, phải kể đến một trong những định nghĩa tiêu biểu của
nguyên Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc
- ông Federico Mayor (năm 1988), phát biểu trong buổi lễ phát động Thập kỷ thế giới
phát triển văn hóa (1988-1997): "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng
tạo (của các cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt
động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu
- những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc'' [23, tr.23].
Định nghĩa này tiếp cận văn hóa dưới góc độ hoạt động và văn hóa là hệ
thống giá trị, chuẩn mực, đồng thời nhấn mạnh tính dân tộc của văn hóa. Theo khái
niệm này, văn hóa là tổng thể những giá trị do con người sáng tạo ra, giá trị là một
7


8
trong những biểu hiện cốt lõi của văn hoá; văn hóa là hoạt động sáng tạo của con
người-gạch nối trong quá khứ và hiện tại; văn hóa gắn liền với truyền thống, thị
hiếu, đạo đức, xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
Xét mối quan hệ giữa văn hóa và ĐSVH, chúng ta thấy văn hóa là sản phẩm
của loài người, được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã
hội, song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên giá trị của con người, và duy
trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác trong tiến trình vận động của xã hội, phản ánh trình độ phát triển của con
người và của xã hội. Nói đến văn hóa là nói đến con người, là chủ thể và sản phẩm
của mọi sáng tạo. Văn hóa là phương thức tồn tại độc đáo của con người, đặc trưng
quan trọng nhất để phân biệt bản chất xã hội của con người. Đời sống văn hóa là sự
phản ánh hoạt động phát huy sức mạnh bản chất của con người vào trong cuộc sống
để hoàn thiện xã hội và hoàn thiện chính bản thân con người.
Những sáng tạo giá trị của cá nhân và xã hội chỉ được diễn ra trong các hoạt
động của ĐSXH. Xét cho cùng, xây dựng ĐSVH chính là nhằm tạo ra môi trường văn
hoá để phát triển hoàn thiện con người với tư cách là chủ thể sáng tạo mới.

- Khái niệm ĐSVH
Đời sống xã hội được cấu thành bởi hai mặt: vật chất và tinh thần. Nếu kinh
tế là nền tảng vật chất của ĐSXH thì văn hóa là nền tảng tinh thần của ĐSXH. Như
đã phân tích ở trên, đời sống văn hoá là sự phản ánh biểu hiện tập trung nhất các
mặt của văn hoá, từ hoạt động sáng tạo, hưởng thụ đến quan niệm về giá trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo…
Đời sống văn hoá với tư cách là một thuật ngữ khoa học được ra đời vào thế
kỷ XX. Cũng giống như nhiều khái niệm khoa học khác, có rất nhiều cách hiểu
khác nhau về đời sống văn hoá. Thuật ngữ đời sống văn hóa hiện nay được sử dụng
khá phổ biến trên sách, báo, Văn kiện của Đảng và các phương tiện truyền thông
của nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay trong từ điển Việt Nam và nước ngoài vẫn chưa
có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh về thuật ngữ này.
Sau đây là một số quan niệm về ĐSVH.
Tác giả Hoàng Vinh trong công trình nghiên cứu Mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta cho rằng:
8


9
Đời sống văn hóa là bộ phận của ĐSXH, bao gồm các yếu tố văn hóa
tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các TCVH) cũng như các yếu tố
văn hóa động thái (con người và các dạng HĐVH của nó). Xét về một
phương diện khác, ĐSVH bao gồm các hình thức văn hóa hiện thực và
cả các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh [99, tr.268].
Có thể thấy định nghĩa này về cơ bản đã phản ánh được cấu trúc của ĐSVH,
song trong đó vẫn chưa đề cập đến những giá trị văn hóa (GTVH). Đồng thời, cách
diễn đạt như thế chưa làm rõ được bản chất của ĐSVH vì chỉ nêu các yếu tố cấu
thành ở thể biệt lập.
Tác giả Nguyễn Hữu Thức trong công trình Một số kinh nghiệm quản lý và
hoạt động tư tưởng - văn hóa quan niệm:

Đời sống văn hóa được hiểu một cách khái quát là hiện thực sinh động
các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời
tái tạo sản phẩm văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và
chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự
nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của
chính con người [81, tr.35].
Đây là một bước cụ thể nhận thức về ĐSVH, tuy nhiên, quan niệm này đề
cập tới phạm vi quá rộng, sẽ khó xác định cho việc triển khai về xây dựng ĐSVH
gắn với không gian, lĩnh vực cụ thể...
Trong cuốn Giáo trình lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, các
nhà khoa học khoa văn hóa xã hội chủ nghĩa (XHCN) - Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm:
Đời sống văn hóa là một bộ phận của ĐSXH, mà ĐSXH là một phức thức
các hoạt động sống của con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và
tinh thần của nó. Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại
như một sinh thể, còn nhu cầu tinh thần thì giúp cho con người tồn tại như
một sinh thể xã hội, tức là một nhân cách văn hóa [50, tr.434].
Các nhà khoa học Khoa văn hóa và phát triển Học viện Chính trị khu vực I Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong cuốn Lý luận văn hóa và đường lối
văn hóa của Đảng quan niệm:
9


10
Đời sống văn hóa là một bộ phận của ĐSXH, bao gồm tổng thể những yếu
tố HĐVH vật chất và tinh thần, những tác động qua lại lẫn nhau trong
ĐSXH để tạo ra những quan hệ có văn hóa trong cộng đồng, trực tiếp hình
thành nhân cách và lối sống của con người. Đời sống văn hóa bao gồm
những nội dung không tách rời các lĩnh vực của ĐSXH và các yếu tố cơ
bản tạo nên văn hóa [56, tr.269-270].
Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về ĐSVH. Để đi đến một quan

niệm hoàn chỉnh hơn về đời sống văn hoá, chúng ta phải tiếp cận thêm đời sống văn
hoá trong toàn bộ ĐSXH và phải khu biệt, giới hạn lĩnh vực sáng tạo văn hoá trên
cơ sở xuất phát từ quan niệm văn hoá theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.
Trước hết, nói đến ĐSVH là nói đến một bộ phận trong đời sống của con người.
Khái niệm "Đời sống" được đưa ra trong Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ
biên là "hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó nói chung" [102, tr.670].
Đời sống của con người bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng có liên
quan mật thiết với nhau, chẳng hạn như: đời sống kinh tế, đời sống chính trị,
ĐSXH, ĐSVH… Như vậy, ĐSVH là lĩnh vực quan trọng của ĐSXH.
Khẳng định vị trí của văn hóa trong ĐSXH, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
trong công cuộc kiến thiết nước nhà, bốn vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa
đều phải coi trọng ngang nhau. Người còn chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng,
là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, xây dựng kiến trúc thượng tầng. Từ đó,
Người nêu ra luận điểm phải xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều
kiện xây dựng và phát triển văn hóa. Người lý giải: "Muốn tiến lên CNXH thì phải
phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục
ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Nhưng phát
triển để làm gì? Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn
hóa của nhân dân ta" [60, tr.615]. Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh,
ĐSVH được hiểu là đời sống tinh thần.
Từ những cách hiểu trên đây về đời sống và các lĩnh vực văn hóa, trong
phạm vi, yêu cầu của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đồng tình với quan niệm của tác
giả Hoàng Vinh, tác giả có bổ sung, đưa ra quan niệm như sau: Đời sống văn hóa là
bộ phận của ĐSXH, là phức thể những hoạt động của con người trong sáng tạo, lưu
giữ và hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần nhằm nâng cao chất lượng
10


11
sống của con người và xã hội. Đời sống văn hóa bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh

tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các TCVH) cũng như các yếu tố văn hóa động
thái (con người và các dạng HĐVH của nó).
Xét cho cùng, sáng tạo văn hóa là sáng tạo các giá trị tinh thần, dù các sản
phẩm văn hóa tồn tại cả dạng vật thể (vật thể chính là kết quả thăng hoa cái tinh
thần); khái niệm văn hóa cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. Chính vì thế
quan niệm về văn hóa và ĐSVH phải xuất phát từ mục đích nghiên cứu và góc độ
tiếp cận cụ thể. Ví dụ, nội dung khảo sát ĐSVH và xây dựng ĐSVH của khu vực
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng chưa phát triển, sẽ khác với khu vực, dân cư đô thị.
Tức là phải giới hạn phạm vi khảo sát trên cơ sở một quan niệm về văn hóa và
ĐSVH nhất định.
1.1.2. Cấu trúc của đời sống văn hóa
Tùy theo cách hiểu cũng như quan niệm về ĐSVH nói chung, mà người ta có
thể nhìn nhận về cấu trúc của ĐSVH cộng đồng một cách khác nhau.
Tác giả Hoàng Vinh cho rằng, "muốn cho các sản phẩm văn hóa nảy sinh và
được vận hành trong ĐSXH, thì phải có ba yếu tố: sản phẩm văn hóa, thể chế văn
hóa, các dạng HĐVH và những con người văn hóa. Ba yếu tố đó tạo thành cấu trúc
của ĐSVH" [100, tr.266].
Theo các tác giả Khoa Văn hóa và phát triển Học viện Chính trị khu vực I thì
ĐSVH bao gồm 4 yếu tố cấu thành:
Một là, những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể tồn tại ở mỗi cộng
đồng như: các TCVH, các tác phẩm, sản phẩm văn hóa, các phương tiện
thông tin đại chúng và truyền bá văn hóa, lễ hội, văn hóa - văn nghệ dân
gian, các trường học, các nhóm văn hóa…; hai là, những yếu tố cảnh
quan văn hóa (tự nhiên hoặc do con người tạo ra) hiện diện ở mỗi cộng
đồng như: di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, công viên, tượng
đài…; ba là, những yếu tố văn hóa cá nhân ở mỗi cộng đồng như: trình
độ học vấn, nhu cầu sở thích và thị hiếu văn hóa, định hướng giá trị,
phong cách sinh hoạt, cách sử dụng thời gian rỗi, văn hóa ứng xử, giao
tiếp, nếp sống văn hóa…; bốn là, những yếu tố văn hóa của các "tế bào"
trong mỗi cộng đồng như: gia đình, nhà trường, cơ quan, công sở, tổ

nhóm lao động, học tập… [56].
11


12
Dựa trên cơ sở khái niệm về ĐSVH đã trình bày ở trên, cấu trúc của ĐSVH
bao gồm 4 thành tố cơ bản sau: Chủ thể HĐVH; hệ thống các GTVH, biểu hiện ở
các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể; các thiết chế và cảnh quan, môi trường
văn hóa và các HĐVH.
- Chủ thể đời sống văn hóa
Chủ thể HĐVH (hay còn gọi là con người văn hóa) là yếu tố quan trọng và
quyết định nhất trong các yếu tố cấu thành ĐSVH, bởi vì văn hóa mang tính đặc hữu
của con người, chỉ có con người mới có HĐVH, chỉ có con người mới kiến tạo và
kiến trúc nên ĐSVH. Con người sáng tạo ra văn hóa, tái tạo và sử dụng chúng như
một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, làm cho
đời sống của con người không phải là những hoạt động bản năng sinh tồn. Mặt khác,
con người cũng là sản phẩm của ĐSVH. Con người tham gia vào ĐSVH với vai trò là
chủ thể, đồng thời con người cũng là đối tượng của văn hóa.
Có ĐSVH của cá nhân, của những nhóm người, của cộng đồng và của cả xã
hội. Tất cả tương tác nhau trong sự vận hành của hệ GTVH.
Khi đề cập đến chủ thể HĐVH, cần chú ý đến các đặc điểm của cộng đồng
đó như: học vấn, lứa tuổi, sức khỏe, nghề nghiệp, tín ngưỡng, quan niệm sống, hành
vi ứng xử trước nghĩa vụ xã hội đối với lao động và nơi công cộng, nhu cầu về vật
chất và tinh thần.
- Hệ giá trị, chuẩn mực của ĐSVH
Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần.
Vậy giá trị là gì?
Tác giả Nguyễn Như Ý, trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Giá
trị - cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tinh thần"

[102, tr.725]. Theo định nghĩa này, khi nói đến các GTVH là nói đến những giá trị
kết tinh trong các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể do con người sáng tạo ra
trong quá trình hoạt động thực tiễn. Giá trị văn hóa chính là hạt nhân của ĐSVH.
Đời sống văn hóa giống như một biểu đồ phản ánh sự sáng tạo, truyền bá và tác
động của các giá trị thông qua hoạt động sống của con người.
Tuy nhiên, giá trị không tồn tại riêng lẻ mà bao giờ cũng hợp thành một hệ
thống, phản ánh quan niệm thống nhất của một cộng đồng về ý nghĩa của các sự vật,
12


13
hiện tượng trong đời sống. Do đó, nó là hạt nhân tinh thần, là chất keo liên kết cộng
đồng, đồng thời là tấm biển chỉ dẫn hành vi của con người.
Hiện nay có nhiều quan niệm về hệ thống các giá trị. Nếu xem xét hoạt động
sống của con người từ ba góc độ nhận thức, hành động và cảm xúc, chúng ta thấy
hệ GTVH gồm ba phạm trù cơ bản là: chân, thiện, mỹ. Trong đó, chân là đối tượng
của nhận thức và sáng tạo khoa học; thiện là đối tượng của nhận thức và hành vi
đạo đức; mỹ là đối tượng của nhận thức và hoạt động thẩm mỹ - nghệ thuật. Chân,
thiện và mỹ thống nhất với nhau, phản ánh quan niệm của con người về những mối
quan hệ ứng xử với tự nhiên và xã hội cũng như khả năng sáng tạo của con người
theo qui luật của cái đẹp. Phạm trù chân - thiện - mỹ đã hàm nghĩa phân biệt với các
hiện tượng phản giá trị đối lập, đó là: giả - ác - xấu. Điều này khẳng định rằng
ĐSVH là quá trình vận động của chủ thể người và xã hội theo hướng ngày càng tiếp
cận và khẳng định các giá trị chân - thiện - mỹ, đấu tranh với cái phản giá trị giả - ác
- xấu trong con người và xã hội.
- Các TCVH: Trong các yếu tố cấu thành của ĐSVH, hệ thống các TCVH
đóng vai trò là nơi lưu giữ và chuyển tải các GTVH của cộng đồng đến từng cá
nhân. Đó là môi trường vật chất đảm bảo cho các HĐVH diễn ra trong ĐSXH.
Thuật ngữ TCVH được sử dụng rộng rãi trong ngành văn hóa Việt Nam từ
những năm 70 thế kỷ XX. Cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam đưa ra khái niệm:

Thiết chế văn hóa là chỉnh thể văn hóa hội tụ đầy đủ các yếu tố cơ sở vật
chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động
cho thiết chế đó. Ví dụ, thiết chế nhà văn hóa bao gồm ngôi nhà, bộ máy
tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nguồn kinh phí; chỉ riêng ngôi nhà
hoặc công trình văn hóa chưa đủ để gọi là TCVH [51, tr.230].
Như vậy, về mặt nguyên tắc, một TCVH được coi là hoàn chỉnh phải đảm
bảo đủ 3 yếu tố: có một bộ máy nhân sự được tổ chức thành hệ thống; có thể chế
(luật, lệ) để vận hành; có trụ sở và các thiết bị chuyên dùng, gọi chung là cơ sở vật
chất để tồn tại và hoạt động lâu dài. Tuy nhiên, trên thực tế, TCVH hình thành như
một quá trình, nó được hoàn thiện dần trong tiến trình hoạt động thực tiễn.
Mạng lưới các thiết chế phải đảm đương được một số nhiệm vụ quan trọng
như: tổ chức các hoạt động sản xuất (sáng tạo) trong lĩnh vực văn hóa, tạo ra những
sản phẩm văn hóa, những công trình nghệ thuật; tổ chức sưu tầm và bảo quản vốn di
13


14
sản văn hóa của dân tộc, của cộng đồng; kịp thời truyền đạt những GTVH đến với
mọi người; tổ chức tốt ĐSVH trong các cộng đồng dân cư, bảo đảm định hướng tư
tưởng đúng đắn của Đảng trong mọi sinh hoạt tinh thần của xã hội.
Các TCVH tiêu biểu gồm: sân vận động, nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện,
bảo tàng, nhà truyền thống, rạp hát, rạp chiếu phim, công viên văn hóa, các cơ quan
thông tin đại chúng… Đây là nơi các HĐVH diễn ra một cách tập trung, phản ánh
những giá trị kết tinh của ĐSVH cộng đồng. Các TCVH này chính là chiếc cầu nối
giữa sáng tạo, thưởng thức, đồng thời là nơi diễn ra quá trình chuyển tải những
GTVH tới cộng đồng.
Bên cạnh các TCVH, cảnh quan văn hóa là những sản phẩm tồn tại trong
quan hệ tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, bao
gồm các thắng cảnh tự nhiên, các kiến trúc, công trình xây dựng, đường phố, tượng
đài…Cảnh quan văn hóa là môi trường vật chất - văn hóa mà trong đó con người

sinh sống. Nó biểu hiện bề mặt trực tiếp của ĐSVH. Qua kiến trúc, cảnh quan môi
trường… ít nhiều có thể khái quát ĐSVH của dân cư. Tuy chỉ là không gian vật chất
do con người tạo ra nhưng cảnh quan văn hóa lại có tác động nâng đỡ, điều chỉnh,
giám sát hành vi con người. Bên trong những cảnh quan chứa đựng những chuẩn
mực của cộng đồng, cũng như thấm đượm sự lan tỏa của các GTVH.
- Các hoạt động văn hóa
Các hoạt động văn hoá là những hoạt động sáng tạo, lưu giữ, quảng bá và
tiêu dùng các GTVH, thể hiện một cách tập trung nhất năng lực văn hóa, khả năng
sáng tạo theo các qui luật của cái đẹp của cá nhân và cộng đồng. Thông qua hoạt
động này, giá trị sẽ được sản sinh, vận động và lan tỏa trong đời sống. Những hoạt
động này có thể là hoạt động của các cá nhân, nhưng luôn diễn ra trong mối liên hệ
với cộng đồng, có nghĩa là, những HĐVH luôn mang tính xã hội.
Hoạt động văn hóa là hoạt động đáp ứng trực tiếp nhu cầu văn hóa của nhân
dân. Mà nhu cầu văn hóa của nhân dân rất đa dạng, vì thế các hoạt động để đáp ứng
những nhu cầu ấy cũng hết sức phong phú. Tuy nhiên, ĐSVH lành mạnh, phong
phú phải được biểu hiện qua sự lành mạnh và đa dạng của các dạng HĐVH, mức độ
tham gia của người dân. Có thể khái quát một số dạng HĐVH phổ biến như sau:
- Hoạt động thông tin tuyên truyền, cổ động: Thông qua các TCVH như các cơ
quan: phát thanh, truyền hình, báo chí, thông tin, cổ động, triển lãm… thực hiện nhiệm
14


15
vụ chủ yếu là phổ biến rộng rãi trong công chúng các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước cũng như các nhiệm vụ chính trị, các qui định của địa phương.
- Hoạt động sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- Hoạt động biểu diễn trên sân khấu và trong điện ảnh
- Hoạt động khai trí - giáo dục trình độ, tri thức cho mọi người: dạy học,
diễn giảng, tọa đàm, thư viện, thông tin
- Hoạt động quảng bá các GTVH: báo chí, xuất bản, truyền thông…

- Hoạt động lưu giữ sản phẩm văn hóa: bảo tàng, lưu trữ, triển lãm…
- Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hóa: đọc sách, báo, nghe âm nhạc,
xem nghệ thuật, phim ảnh, triển lãm…
- Hoạt động lễ hội, tín ngưỡng
- Hoạt động xây dựng phong tục, nếp sống văn hóa
- Hoạt động thể dục thể thao (TDTT), vui chơi giải trí
Trên đây là 4 yếu tố cơ bản hình thành cấu trúc của ĐSVH nói chung, cũng là
những mặt cơ bản hình thành nên diện mạo của ĐSVH ở một đơn vị cơ sở. Chính vì
vậy, khi xem xét ĐSVH cộng đồng nói chung, ĐSVH nông thôn nói riêng, chúng ta
cần xem xét đầy đủ tất cả những yếu tố cấu thành của nó trong mối quan hệ biện
chứng với nhau, trong đó cộng đồng người với vai trò là chủ thể đóng vai trò quyết
định ĐSVH của cộng đồng.
Cách tiếp cận về ĐSVH trên đây là cơ sở lý luận để luận văn giải quyết yêu
cầu, nhiệm vụ đặt ra của đề tài.
1.1.3. Vai trò của đời sống văn hóa
Từ khi ra đời, Đảng ta luôn luôn rất coi trọng công tác văn hóa, luôn luôn coi
đó là một bộ phận của cách mạng. Trong tất cả các thời kỳ cách mạng, cách mạng tư tưởng
văn hóa gắn liền với cách mạng chính trị và cách mạng kinh tế được phản ánh nổi bật
trong Đề cương Văn hóa (1943) [5], Hiến pháp năm 1992 [69], các nghị quyết của Đảng.
Khẳng định vai trò của văn hóa đối với phát triển, Nghị quyết Trung ương 5
(khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc viết: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [36, tr.55]. Như vậy, có thể thấy
Đảng ta đã nhận thức đúng đắn và toàn diện hai mặt của văn hóa: một mặt, bản thân
văn hóa là một yếu tố bên trong, là "nội lực" của sự phát triển (đặc biệt văn hóa
15


16
được coi như là tiềm năng sáng tạo của nguồn lực con người); mặt khác, văn hóa

còn là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội (CNXH) (một xã hội phát triển phải có nền
văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc).
Xuất phát từ quan điểm coi trọng công tác văn hóa, trong đường lối, chiến
lược của mình, Đảng ta coi việc xây dựng ĐSVH ở cơ sở là một chủ trương lớn,
quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa, lối sống và
con người phù hợp với đòi hỏi của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1981), Đảng ta đã khẳng định:
'Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hóa là đưa văn hóa thâm
nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây
dựng ĐSVH ở cơ sở, bảo đảm nhà máy, công trường, nông trường, lâm
trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan,
trường học, bệnh viện, cửa hàng, mỗi xã, hợp tác xã, phường, ấp đều có
ĐSVH [35, tr.101].
Tiếp đó, từ sau Đại hội VI (1986) trở đi, các văn kiện các kỳ Đại hội của
Đảng đều xác định vấn đề xây dựng ĐSVH cơ sở là một nhiệm vụ trọng tâm trong
quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, trở thành một nội dung
hành động của các cấp ủy Đảng.
Đại hội XI một lần nữa nhấn mạnh tới việc phát huy hiệu quả của việc xây
dựng ĐSVH thông qua việc đẩy mạnh phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng
ĐSVH ở khu dân cư: "Đưa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH" đi vào
chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hóa trong các gia đình, khu
dân cư, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các GTVH thấm sâu vào mọi mặt
đời sống''... [39, tr.223].
Nhận thức sâu sắc vai trò của văn hóa, của việc xây dựng ĐSVH đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về
xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng ĐSVH, coi văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Có thể
khẳng định vai trò của ĐSVH thể hiện ở những nội dung sau:
Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân
Từ phong trào xây dựng đời sống văn hoá ở địa phương cơ sở, người dân đã

được đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần. Với xuất phát điểm về
16


17
kinh tế thấp, dân trí lạc hậu, sau năm 1975 hoạt động văn hoá ở các địa phương hầu
như kế thừa không nhiều từ các phong trào được phát động trong kháng chiến chống
Mỹ. Các điều kiện hưởng thụ văn hoá rất thấp, có mặt hầu như chỉ đáp ứng một bộ
phận rất ít nhân dân (như: ti vi, đài, sách báo…). Bên cạnh đó, mối quan tâm chính
của chính quyền và nhân dân là giải quyết tình trạng nghèo đói sau chiến tranh.
Tuy nhiên, với chính sách khoán trong nông nghiệp và những thành công
bước đầu trong việc xoá đói đã mở đường cho các địa phương phát triển đời sống
văn hoá cơ sở. Các thiết chế văn hoá ở thôn làng được củng cố, nâng cấp, xây mới.
Dịch vụ văn hoá từng bước hình thành. Nhu cầu hưởng thụ văn hoá được đáp ứng
theo khả năng kinh tế của từng gia đình, từng thôn, xã. Các hoạt động văn hoá theo
đà phát triển đã cuốn hút người dân, vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, vừa thoả mãn
nhu cầu sáng tác văn hoá của các tầng lớp nhân dân ở mọi lứa tuổi. Mức hưởng thụ
các giá trị văn hoá của các địa phương ngày càng cao, thể hiện ở trình độ học vấn,
cách ăn mặc, trình độ giao tiếp, ứng xử… ngày càng được nâng lên. Nhiều phong
tục, tập quán tốt đẹp bản địa trước đây do điều kiện khó khăn về kinh tế hoặc do
lịch sử chiến tranh tạm thời bị lãng quên như việc sinh hoạt văn hoá cộng đồng làng
xã, tổ chức lễ hội truyền thống địa phương, hoạt động khuyến học, khuyến tài…
được khôi phục, phát triển với qui mô đầu tư và sức lan toả ngày càng lớn. Việc tìm
đến các hoạt động văn hoá từ chỗ tự phát nay đã trở thành tự giác, có tính tổ chức, thu
hút ngày càng đông đảo người dân có chung nhu cầu tham gia.
Thứ hai, giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu giá trị văn hoá mới
Xây dựng đời sống văn hoá ở từng địa phương cơ sở đã giúp cho nhân dân
các địa phương nhận thức rõ hơn giá trị của văn hoá trong quá trình phát triển, nâng
cao ý thức, trách nhiệm trong việc phát huy giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu
giá trị văn hoá mới. Người dân các địa phương địa bàn cơ sở vốn hội tụ đủ các yếu

tố, phẩm chất đặc trưng của nông dân miền trung du Bắc Bộ, có ý thức xây dựng
văn hoá cộng đồng và chịu ảnh hưởng sâu sắc tính cộng đồng đó theo nếp nghĩ "đất
có lề, quê có thói". Quá trình xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư đã góp phần
củng cố tính cố kết cộng đồng ở các địa phương. Tình cảm, mối quan hệ gắn bó gia
đình, dòng họ, bà con lối xóm… được tăng cường, phát huy trách nhiệm cộng đồng
trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh mâu thuẫn, tương trợ giúp đỡ nhau
trong lúc khó khăn, hoạn nạn; giải quyết những vấn đề xã hội khác như: tệ nạn xã
17


18
hội, giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… được nhân dân tích cực hưởng
ứng. Tập tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin… giảm dần. Người dân đã có ý thức
và trách nhiệm hơn đối với các di tích lịch sử văn hoá, các phong tục, tập quán tốt
của địa phương…
Bản thân quá trình hưởng thụ văn hoá và sáng tác văn hoá của nhân dân đã
tạo ra sức hấp dẫn vượt ra ngoài phạm vi địa bàn, thu hút sự quan tâm của du khách
đến với các địa phương. Sự tương tác đó đã thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp thu
những giá trị văn hoá mới phù hợp với mong muốn của người dân, đồng thời nâng
cao dân trí của địa phương.
Thứ ba, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra mối quan hệ tương tác tích cực
giữa phát triển kinh tế và văn hoá
Quá trình xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở đã giúp cho nhân dân nâng cao
nhận thức về bản thân mình, về xu hướng phát triển xã hội, về tiềm năng phát triển
kinh tế của địa phương, thúc đẩy quyết tâm vươn lên thoát nghèo để được đáp ứng
tốt hơn về đời sống vật chất và tinh thần. Do đó trong thời kỳ đổi mới, nhân dân các
địa phương đã không ngừng phát huy ý chí tự lực, tự cường, tranh thủ các yếu tố
nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế, khai thác được tiềm năng của đất đai, con
người, thu hút đầu tư để hiện nay đã có được thế và lực về kinh tế với cơ cấu kinh tế
tiến bộ: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; tạo ra nguồn lực để giải quyết các vấn

đề xã hội như: đói nghèo, lao động và việc làm, tệ nạn xã hội…, giúp cho tỷ lệ hộ
nghèo giảm nhanh.
Những thành công về kinh tế đã có tác động tích cực trở lại đối với việc xây
dựng đời sống văn hoá ở mỗi địa phương cơ sở. Tiềm lực về kinh tế giúp cho các
địa phương có điều kiện để xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, chương trình nông
thôn mới của các địa phương nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân tham
gia dồn điền, đổi thửa; hiến đất ở làm đường giao thông nông thôn; đóng góp vật
chất, ngày công xây dựng công trình công cộng…; thu hút mạnh mẽ các doanh
nghiệp, đơn vị quân đội ủng hộ các nguồn lực thực hiện chương trình. Đó cũng
chính là kết quả của quá trình xây dựng và phát triển đời sống văn hoá ở các địa
phương những năm qua, chính nó đã tạo ra nội lực có sức mạnh thu hút ngoại lực để
tạo ra sự cộng hưởng thúc đẩy nhanh các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn.
18


19
Thứ tư, góp phần tích cực mở ra hướng phát triển mới cho các địa phương
Những tác động tích cực của đời sống văn hoá đã cổ vũ, động viên tích cực
người dân các địa phương trong cuộc sống. Chính nó đã tạo ra động lực để nhân dân
các địa phương vươn lên trong lao động, học tập, công tác để vượt qua khó khăn về
kinh tế, đồng thời bồi đắp thêm các giá trị văn hoá cho mình. Dân trí được cải thiện
tích cực cùng với lối sống dễ hoà đồng và những tiềm năng kinh tế đang bộc lộ đã
tạo ra cho các địa phương sức hấp dẫn riêng. Trong xu hướng hiện nay, các địa
phương là điểm đến không chỉ cho các nhà đầu tư kinh tế mà còn là điểm đến cho
nhiều người ở các tỉnh, huyện khác với mục đích định cư lâu dài hoặc nghỉ ngơi
cuối tuần, hay hưởng thụ văn hóa. Đó cũng là cơ hội để các địa phương khai thác
hiệu quả hơn tiềm năng của chính mình trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời
tạo ra động lực để phát triển đời sống văn hoá ở mỗi địa phương cơ sở theo hướng
văn minh, hiện đại.
Về mặt lý luận và thực tiễn, có thể nói, xây dựng đời sống văn ở mỗi địa

phương không chỉ là nhiệm vụ quan trọng cấp thiết trước mắt, mà còn là nhiệm vụ
cơ bản lâu dài của cách mạng nước ta. Xây dựng ĐSVH là bước đi ban đầu của việc
xây dựng nền văn hóa mới và con người mới lại chính là mục tiêu của cuộc cách
mạng tư tưởng và văn hóa. Vì thế chủ trương của Đảng ta về xây dựng ĐSVH là
phù hợp với yêu cầu khách quan phát triển của xã hội - lịch sử của đất nước trong
thời kỳ quá độ lên CNXH, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, hội nhập sâu rộng với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, xây dựng ĐSVH ở
nông thôn ở các địa phương đã và đang là một nhiệm vụ chiến lược của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân huyện Bình Sơn.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên huyện Bình Sơn
Bình Sơn là một huyện đồng bằng ven biển, cửa ngõ phía bắc tỉnh Quảng
Ngãi. Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp huyện Trà Bồng; phía nam giáp
huyện Sơn Tịnh; phía bắc giáp huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam); có Quốc lộ 1
và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 467,417km2. Dân số: 179.013 người.
Mật độ dân số 383 người/ km2. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn (Châu
Ổ huyện lị; thành lập 4.1986), 24 xã (Bình Thới, Bình Đông, Bình Thạnh, Bình
Chánh, Bình Nguyên, Bình Khương, Bình An, Bình Trị, Bình Hải, Bình
19


20
Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Bình Trung, Bình Hòa, Bình Long, Bình Minh,
Bình Phú, Bình Chương, Bình Thanh Đông, Bình Thanh Tây, Bình Hiệp, Bình Mỹ,
Bình Tân, Bình Châu) [67].
Huyện Bình Sơn có tổng diện tích 463,86 km 2, chiếm khoảng 9,07% diện
tích tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở vị trí 15o11 đến 15o25 vĩ độ Bắc và từ 108 o34 đến
108o56 kinh độ Đông. Là vùng có khí hậu ấm áp, nhiệt độ trung bình cả năm
khoảng 25,80C. Mỗi năm có 02 mùa mưa nắng rõ rệt. Tổng lượng mưa trung bình

hàng năm 2.181 Mác - Lênin [67].
Nhìn chung khí hậu Bình Sơn thuận lợi cho sản xuất và sức khỏe của nhân
dân. Nhưng cứ vài ba năm có một trận lũ lớn hoặc một trận bão biển hoặc xảy ra
hạn hán gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, gây thiệt hại về người và tài
sản cho ngư dân vùng biển.
Bình Sơn có một địa hình đa dạng, với đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau. Vùng
trung du gồm các xã phía tây giáp Trà Bồng, có nhiều núi đá, đá bazan. Châu thổ dọc
hai bên sông Trà Bồng và vùng gần sông được phù sa bồi đắp hàng năm; vùng xa
sông là đất pha cát. Vùng đồi thấp nhấp nhô và những trảng cát rộng nối với bờ biển
phía đông của huyện giáp với tỉnh Quảng Nam, có đất bazan xen lẫn với sa khoáng.
Gọi Bình Sơn có nghĩa là "núi bằng", bởi hầu hết các núi đồi được cấu tạo
hình bát úp xen kẽ với ruộng đồng, làng mạc trải đều khắp huyện, trải dài từ đông
huyện Trà Bồng ra đến bờ Biển Đông. Núi Đồng Tranh ở Thọ An cao nhất cũng chỉ
785m; các Núi Chóp Vung, Thình Thình, Ba Bì, Núi Đất, Núi Răm, Núi Sơn, Núi
Lớn, Núi Cổ Ngựa, Núi Trì Bình (Núi Cấm), Xuân An, An Lộc, Tam Thao, An Hải,
Kiền Kiền, Núi Gió, Nam Châm, Cà Ty… cao trên dưới 100m. Hầu hết các xã trong
huyện đều có gò, đồi, khe, suối. Dưới lòng đất vùng đồi núi Bình An, Bình Khương
có quặng sắt, từ thế kỷ XVIII, XIX đã được khai thác dùng rèn công cụ sản xuất, vũ
khí nên có địa danh Lò Thổi.
Bình Sơn có bờ biển tương đối dài, khoảng 54 km (chiếm gần 1/2 chiều dài
bờ biển tỉnh Quảng Ngãi) kéo dài từ phía bắc xã Bình Thạnh - điểm tiếp giáp huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - chạy vào Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình
Hải, Bình Phú đến cửa Sa Kỳ, (Bình Châu), giáp với Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, huyện Sơn
Tịnh. Điểm đặc biệt là bờ biển Bình Sơn lồi lõm, gấp khúc, có nhiều mỏm đá nhô ra
biển như: mỏm Cổ Ngựa, núi Nam Châm, mỏm Tổng Binh, mỏm Đồng Gành
20


21
(Phước Thiện), mỏm Nước Ngọt (Thanh Thủy), mũi Batângân (Bình Châu)…, tạo

thành những vịnh lớn, nhỏ như: Vũng Quýt (Dung Quất), vũng Việt Thanh, vũng
Nho Na, vũng Sa Kỳ…
Bờ biển phía bắc huyện Bình Sơn có cửa Sa Cần (tức Thể Cần - Thái Cần Sơn Trà - Cửa Kẽm) là nơi hội tụ, giao lưu, ra vào, neo đậu tàu thuyền đánh bắt hải
sản cũng như trao đổi, buôn bán hàng hóa, sản vật nhân dân trong và ngoài tỉnh từ
xa xưa. Cửa Sa Cần có Hòn Trà án ngữ, phía ngoài Hòn Trà là Hòn Ông, phía trong
Hòn Trà là ghềnh Thạch Bàn (Hòn Bà). Về phía tây của Hòn Trà, cửa lạch rộng,
nước sâu, tàu, thuyền có thể đi lại; về phía đông của Hòn Trà cửa lạch hẹp, nước
cạn, tàu bè không thể qua lại.
Hòn Bà nằm ở giữa sông Trà Bồng, phía trong cửa biển; ngoài cửa Sa Cần có
Hòn Ông, gọi là Hòn Ông có lẽ là cá Ông đã về đây và lẽ nữa, theo suy nghĩ của
người xưa, ông thì đứng ở ngoài chắn sóng, chắn gió; hướng Đông Bắc có các đảo và
doi cát như núi Co Co (Cổ Ngựa), mũi Túi - mũi Đất che chắn các hướng sóng Đông
và Đông Bắc nên cửa Sa Cần hình thành vịnh Vũng Quýt ít bị xói lở, bồi lấp ( Đại
Nam nhất thống chí, tập 2, trang 432), nay gọi là vịnh Dung Quất. Ca dao cổ có câu:

Hòn Ông, hòn Kẽm, hòn Bà
Hòn Ông ai đắp, Cổ Ngựa mà ai xây.
Vũng Quýt nay là vịnh Dung Quất tương đối khuất gió, sóng êm, biển lặng,
kể cả khi gió lớn, biển động. Trước đây nghe thuyền chạy chủ yếu bằng buồm, khi
gặp sóng to, gió lớn ngoài khơi thường ghé lại để trú, tránh nên có câu ca:
Vũng Quýt ghé dựa vào chơi
Hiu hiu gió thổi, lòng khơi thế nào
Xưa kia, Vũng Quýt (vịnh Dung Quất) là nơi hội tụ, giao lưu, nơi neo đậu
tàu thuyền đánh bắt hải sản và trao đổi hàng hóa trong huyện, trong tỉnh với các
vùng trong nước và nước ngoài. Vũng Quýt hiện nay đã được xây dựng thành cảng
biển nước sâu Dung Quất, là một trong những cảng nước sâu đa chức năng lớn nhất
Việt Nam, gồm khu cảng dầu khí, khu cảng chuyên dụng, khu cảng tổng hợp
Cả vùng chung quanh cửa Sa Cần là một "hợp thể" của vẻ quyến rũ. Bên cạnh
Hòn Ông, Hòn Bà với những nét sinh động của tạo hóa, với cảnh sông nước êm đềm,
ghe thuyền tấp nập còn có các làng chài hai bên cửa biển rợp bóng dừa, rừng dương.

21


22
Phía tả ngạn là xã Bình Thạnh có bãi Khe Hai sạch sẽ, nước cạn nằm cách cửa biển
không xa, là địa điểm lý tưởng thu hút du khách đến nghỉ ngơi, tắm biển.
Bờ biển phía nam của huyện Bình Sơn có mũi Batângân, cửa Sa Kỳ, Hòn
Nhàn là những danh lam thắng cảnh có thể phát triển du lịch. Nơi đây dưới thời
thuộc Pháp đã xây dựng trạm Hải Đăng chiếu sáng cả 03 mỏm An Kỳ, An Hải, An
Vĩnh để tàu thuyền qua lại tránh nạn, nên thường gọi là "Sở đèn". Vùng biển Bình
Châu cũng là nơi hội tụ, giao lưu, buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các vùng trong
và ngoài nước từ rất lâu. Hiện nay vùng này có nhiều con tàu cổ bị đắm với nhiều
cổ vật có niên đại cách đây hàng mấy trăm năm, đang là vùng di sản văn hóa dưới
nước nổi tiếng của Quảng Ngãi.
Ngoài khơi có huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré), diện tích gần 10 km 2. Người
dân trên đảo sống nhờ vào đánh bắt hải sản và trồng tỏi. Lý Sơn liên quan mật thiết
đến hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải dưới thời chúa Nguyễn. Thời chúa
Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc quyền cai quản của phủ Quảng Nghĩa. Hàng
năm chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy các dân binh từ ngư dân hai
xã An Hải (Bình Sơn) và An Vĩnh (Sơn Tịnh), sau đó là người của phường An Hải
và phường An Vĩnh (Lý Sơn) đi thuyền đến Hoàng Sa để tuần phòng và khai thác
đồi mồi, hải sâm, san hô... Đến tháng tám (âm lịch) thì đội Hoàng Sa mới về đến
Phú Xuân trình nộp các thứ đồ lấy được.
Bình Sơn có một hệ thống sông suối khá phong phú và độc đáo, đóng vai trò
rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện qua các thời kỳ.
Sông Trà Bồng (sông Châu Tử) là một trong 04 con sông lớn ở Quảng Ngãi,
dài khoảng 55 km, bắt nguồn từ những con suối của các dãy núi lớn của huyện Trà
Bồng đổ về phía đông, đến Thạch An (Bình Mỹ) tiếp nhận nguồn nước từ những
con suối ở các dãy núi Răng Cưa, Hòn Rơm, Đá Bạc, Đồng Tranh, Đá Miếu phía
tây bắc huyện chảy về, sau đó xuôi về Biển Đông. Sông Trà Bồng khi chảy vào địa

phận huyện Bình Sơn đã tạo ra ranh giới tự nhiên giữa xã Bình Mỹ - Bình Minh,
Bình Chương - Bình Trung, chia đôi thị trấn Châu Ổ và xuống đến Giao Thủy (Bình
Thới) thì rẽ thành 02 nhánh: phụ lưu phía bắc gọi là sông Cáp Da, phụ lưu phía nam
gọi là sông Thái Cần, còn dòng chính chảy giữa xã Bình Dương, chia xã Bình
Dương thành 02 cù lao và 03 nhánh sông gặp nhau tại Bình Chánh, hình thành thế
bao bọc Bình Dương bốn bề sông nước rồi tiếp tục chảy về Bình Chánh, Bình
22


23
Thạnh, Bình Đông đến cửa Sa Cần đổ vào vịnh Dung Quất. Khác với sông Trà
Khúc, Trà Câu, Sông Vệ, càng về xuôi sông Trà Bồng càng sâu do không có các cồn
cát giữa sông nên thuận lợi cho tàu thuyền nhỏ đi lại trên sông giao lưu, trao đổi
hàng hóa giữa miền xuôi và miền ngược và mang về hàng trăm ngàn mét khối phù
sa cho các cánh đồng ven sông mỗi năm.
Sông Bi chảy từ phía đông của huyện lên phía tây, ra hướng bắc, sau đó lại
đổ về hướng đông nhập với sông Trà Bồng. Đây là con sông xuất phát từ những con
suối nhỏ của các xã vùng Đông Bình Sơn, đáng lẽ chảy xuôi về biển với khoảng
cách rất gần theo đúng quy luật tự nhiên, nhưng do các dãy núi, đồi sát biển án ngữ
nên từ thôn Nam yên xã Bình Hòa chảy ngược về phía tây lên thôn Đông Phước xã
Bình Thanh Tây vào thôn Xuân Yên xã Bình Hiệp, vượt quốc lộ I tại cầu Cháy, rẽ
về hướng bắc ra địa bàn xã Bình Long và đột nhiên ngoặt lại hướng đông qua quốc
lộ I tại cầu Ô Sông, chảy qua thôn Long Yên xã Bình Long chảy về Bình Thới đến
Giao Thủy để nhập với sông Trà Bồng xuôi về cửa Sa Cần ra Biển Đông.
Sông Sau cũng chảy ngược từ Bình Nguyên lên Bình Khương, Bình An, qua
Lộc Thinh (Bình Minh) nhập vào sông Trà Bồng ở Bình Mỹ để chảy xuôi về cửa Sa
Cần ra biển Đông.
Do đặc điểm của con sông Bi và sông Sau nước chảy từ đông lên tây nên
trong dân gian có câu "nước Bình Sơn chảy ngược".
Sông Châu Me bắt nguồn từ những con suối ở Bàu Tròn, Bàu Eo (Bình Phú)

chảy về Bình Châu hội tụ cùng các con suối từ Vĩnh Sơn, đồng Gò Cù tạo thành
sông Châu Me rồi đổ ra cửa Sa Kỳ. Tuy không lớn nhưng sông Châu Me cho một
lượng nước đáng kể để tưới cho các cánh đồng của Châu Bình, Châu Me, Tân Đức,
Định Tân (Bình Châu).
Sông Suốt ở thôn Tuyết Diêm và Thuận Phước dài khoảng 06 km chảy từ
đầm Thuận Phước (bàu Cá Cái) xuống cửa Đầm ra vịnh Dung Quất. Nhưng khi
thủy triều lớn nước chảy ngược từ vịnh Dung Quất vào đầm Thuận Phước (bàu Cá
Cái). Tại ngã ba sông Suốt (thôn Tuyết Diêm) có một con sông nhỏ chảy vào xóm
Ngòi Thuốc (thôn Thuận Phước), có nước từ đồng ruộng chảy xuống. Như vậy,
sông Suốt có nước từ biển chảy vào khi thủy triều dâng và nước từ ruộng chảy ra
khi thủy triều xuống (nên được gọi là sông Suốt). Nhánh sông này hình thành do
nguồn nước từ các đồng Thình Thình, đồng Củ của xã Bình Thuận và các cánh
23


×