Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BAO CHỐNG LŨ TRÊN HỆ THỐNG SÔNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Phƣớc Huy

ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BAO CHỐNG LŨ
TRÊN HỆ THỐNG SÔNG TRONG ĐỊA PHẬN TỈNH LONG AN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Phƣớc Huy

ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÊ BAO CHỐNG LŨ
TRÊN HỆ THỐNG SÔNG TRONG ĐỊA PHẬN TỈNH LONG AN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Chuyên ngành: Thủy văn học
Mã số: 8440224.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN Ý NHƢ



Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ khoa học “Đánh giá thay đổi chế độ dòng chảy dưới tác
động của hệ thống đê bao chống lũ trên hệ thống sông trong địa phận tỉnh Long
An và đề xuất giải pháp quản lý” đã đƣợc hoàn thành tại Khoa Khí tƣợng Thủy
văn và Hải dƣơng học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN, tháng 06
năm 2019. Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã
nhận đƣợc rất nhiều sự giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Luận văn là sản phẩm đào tạo của đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
“Đánh giá sự biến đổi dòng chảy mặt và xâm nhập mặn vùng Đồng Tháp Mười
dưới tác động của hệ thống đê bao và đề xuất các biện pháp quản lý”, mã số
TNMT.2016.05.10. Trong quá trình thực hiện, học viên đã nhận đƣợc sự hỗ trợ rất
lớn về mọi mặt từ đề tài.
Trong quá trình thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Ý
Nhƣ, học viên đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ, động viên và đôn đốc để hoàn thành
luận văn này, học viên trân trọng cảm ơn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn TS. Cấn Thu Văn đã hỗ trợ chuyên môn và
giúp đỡ nhiệt tình để luận văn đƣợc hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô tại trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG Hà Nội nói chung và trong khoa Khí tƣợng Thủy văn và Hải dƣơng học nói
riêng đã hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức trong quá trình học tại trƣờng.
Chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đài Khí tƣợng Thủy văn khu vực Nam Bộ đã tạo
điều kiện để tác giả đƣợc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ học viên trong
quá trình học tập.
Trong khuôn khổ luận văn, do thời gian và điều kiện còn nhiều hạn chế nên
không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy học viên rất mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp quý báu của các Thầy, Cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp.

TÁC GIẢ


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Ý Nhƣ và sự hỗ trợ của TS. Cấn Thu Văn.
Các số liệu, những nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này hoàn toàn
trung thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc rõ rang và đƣợc phép
công bố.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản luận văn của
mình.
TÁC GIẢ

Nguyễn Phƣớc Huy


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... …
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... …
MỤC LỤC ............................................................................................................... ...i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... .iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ .iv
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ .vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. ..1
Chƣơng 1 - TỔNG QUAN ........................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................8
1.2. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH LONG AN ......................................................................................................11
1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ..........................................................................11
1.2.2. Đặc điểm khí hậu - Khí tƣợng .................................................................14
1.2.3. Đặc điểm thủy văn - Tài nguyên nƣớc ....................................................15
1.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................17
1.3. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐÊ BAO TỈNH LONG AN .................................20
Chƣơng 2 - THIẾT LẬP MÔ HÌNH MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG ....................................................................................25
2.1. TỔNG QUAN VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH MÔ PHỎNG .............................. 25
2.1.1. Mô hình toán thủy văn .............................................................................25
2.1.2. Mô hình toán thủy lực.............................................................................29
2.1.3. Phân tích lựa chọn mô hình mô phỏng ...................................................38
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH THỦY LỰC MIKE 11.................................38
2.2.1. Giới thiệu chung về mô hình MIKE11 ...................................................38
2.2.2. Cơ sở khoa học .......................................................................................39
2.3. THIẾT LẬP, HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ............................... 45

i


2.3.1. Cơ sở dữ liệu ............................................................................................ 45
2.3.2. Thiết lập mô hình .....................................................................................45
2.3.3. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ........................................................... 49
2.3.4. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ...............................................51
Chƣơng 3 - ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAY ĐỔI ĐẶC TRƢNG DÒNG CHẢY
MẶT TRÊN HỆ THỐNG SÔNG, KÊNH TỈNH LONG AN VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ..........................................................................................58
3.1. MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY MÙA LŨ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ..58
3.2. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY MÙA LŨ TRONG PHẠM VI TỈNH
LONG AN .................................................................................................................62

3.3. SỰ THAY ĐỔI ĐẶC TRƢNG DÒNG CHẢY .................................................66
3.3.1. Thực tế diễn biến dòng chảy trong thời gian qua ....................................66
3.3.2. Sự thay đổi đặc trƣng dòng chảy ứng với các trận lũ mô phỏng .............67
3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ...................................................................79
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê đê bao lửng và đê bao vùng mía, ngăn mặn, khu dân cƣ năm
2009 .......................................................................................................................... 21
Bảng 2.1. Lựa chọn tham số để hiệu chỉnh .............................................................. 51
Bảng 2.2. Kết quả thông số đã hiệu chỉnh và phân vùng tham số trong mạng sông,
các tham số đƣợc tối ƣu hóa và tham số chọn sẵn đối với mô hình thủy lực .......... 52
Bảng 2.3. Kết quả hiệu chỉnh mô hình ..................................................................... 54
Bảng 2.4. Kết quả kiểm định mô hình - Mực nƣớc ................................................ 54
Bảng 2.5. Kết quả kiểm định mô hình - Lƣu lƣợng ................................................ 55
Bảng 3.1. Mực nƣớc và lƣu lƣợng đỉnh lũ tại Tân Châu trong một số trận lũ lớn và
trong những năm gần đây ......................................................................................... 61
Bảng 3.2. Cấp báo động mực nƣớc tại các trạm ban hành kèm theo Quyết định số
46/2014/QĐ-TTg ngày 15/08/2014 ......................................................................... 62
Bảng 3.3. Chênh lệch mực nƣớc và lƣu lƣợng nƣớc tại một số sông, kênh - Trƣờng
hợp lũ BĐ1 ............................................................................................................... 69
Bảng 3.4. Chênh lệch mực nƣớc và lƣu lƣợng nƣớc tại một số sông, kênh - Trƣờng
hợp lũ BĐ2 ............................................................................................................... 72
Bảng 3.5. Chênh lệch mực nƣớc và lƣu lƣợng nƣớc tại một số sông, kênh - Trƣờng
hợp lũ BĐ3 ............................................................................................................... 75


iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An .......................................................... 12
Hình 1.2. Bản đồ địa hình tỉnh Long An ............................................................... 13
Hình 1.3. Hệ thống sông, kênh, rạch của tỉnh Long An ....................................... 17
Hình 1.4. Hiện trạng hệ thống đê bao tỉnh Long An ............................................. 22
Hình 1.5. Đê bao kết hợp đƣờng giao thông ở huyện Tân Hƣng, tỉnh Long An .. 24
Hình 1.6. Đê bao kết hợp đƣờng giao thông ở huyện Vĩnh Hƣng, tỉnh Long An 24
Hình 2.1. Bảo toàn khối lƣợng .............................................................................. 40
Hình 2.2. Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm ẩn Abbott ............................................ 41
Hình 2.3. Sơ đồ sai phân 6 điểm ẩn Abbott trong mặt ph ng x-t ......................... 41
Hình 2.4. Nhánh sông với các điểm lƣới xen k ................................................... 41
Hình 2.5. Cấu trúc các điểm lƣới xung quanh điểm nhập lƣu .............................. 42
Hình 2.6. Cấu trúc điểm lƣới trong mạng vòng .................................................... 42
Hình 2.7. Mạng sông tính toán trong sơ đồ MIKE11 ........................................... 46
Hình 2.8. Phân lƣu vực trong mô hình NAM ....................................................... 47
Hình 2.9. Mô tả ô lũ giả 2 chiều ........................................................................... 48
Hình 2.10. Mực nƣớc tính toán và thực đo tại trạm Tân Châu - năm 2000 .......... 52
Hình 2.11. Mực nƣớc tính toán và thực đo tại trạm Châu Đốc - năm 2000 ......... 53
Hình 2.12. Mực nƣớc tính toán và thực đo tại trạm Vàm Nao - năm 2000 .......... 53
Hình 2.13. Mực nƣớc tính toán và thực đo tại trạm Long Xuyên - năm 2000 ..... 53
Hình 2.14. Mực nƣớc tính toán và thực đo tại trạm Cần Thơ - năm 2000 ........... 53
Hình 2.15. Mực nƣớc tính toán và thực đo tại trạm Mỹ Thuận - năm 2000 ......... 54
Hình 2.16. Mực nƣớc tính toán và thực đo tại trạm Tân Châu - năm 2011 .......... 55
Hình 2.17. Mực nƣớc tính toán và thực đo tại trạm Châu Đốc - năm 2011 ......... 55
Hình 2.18. Mực nƣớc tính toán và thực đo tại trạm Vàm Nao - năm 2011 .......... 56
Hình 2.19. Lƣu lƣợng tính toán và thực đo tại trạm Tân Châu - năm 2011 ......... 56
Hình 2.20. Lƣu lƣợng tính toán và thực đo tại trạm Châu Đốc - năm 2011 ......... 56

Hình 2.21. Lƣu lƣợng tính toán và thực đo tại trạm Vàm Nao - năm 2011.......... 57
Hình 3.1. Sơ đồ khối ............................................................................................. 60

iv


Hình 3.2. Bản đồ mức ngập trƣờng hợp lũ BĐ1 - Không đê ................................ 63
Hình 3.3. Bản đồ mức ngập trƣờng hợp lũ BĐ1 - Có đê ...................................... 63
Hình 3.4. Bản đồ mức ngập trƣờng hợp lũ BĐ2 - Không đê ................................ 64
Hình 3.5. Bản đồ mức ngập trƣờng hợp lũ BĐ2 - Có đê ...................................... 64
Hình 3.6. Bản đồ mức ngập trƣờng hợp lũ BĐ3 - Không đê ................................ 65
Hình 3.7. Bản đồ mức ngập trƣờng hợp lũ BĐ3 - Có đê ...................................... 65
Hình 3.8. Diễn biến mực nƣớc cao nhất năm từ 2000 đến 2017 tại các trạm thủy
văn thuộc tỉnh Long An......................................................................................... 67
Hình 3.9. Sơ họa mạng lƣới sông chính, các trạm thủy văn thuộc tỉnh Long An
và các tuyến kênh chính nối với hệ thống sông Cửu Long ................................... 67
Hình 3.10. Bản đồ phân bố chênh lệch mực nƣớc cao nhất của các sông/kênh trên
địa bàn tỉnh Long An - Trƣờng hợp lũ BĐ1 ......................................................... 71
Hình 3.11. Bản đồ phân bố chênh lệch lƣu lƣợng nƣớc lớn nhất của các sông/kênh
trên địa bàn tỉnh Long An - Trƣờng hợp lũ BĐ1 .................................................. 72
Hình 3.12. Bản đồ phân bố chênh lệch mực nƣớc cao nhất của các sông/kênh trên
địa bàn tỉnh Long An - Trƣờng hợp lũ BĐ2 ......................................................... 74
Hình 3.13. Bản đồ phân bố chênh lệch lƣu lƣợng nƣớc lớn nhất của các sông/
kênh trên địa bàn tỉnh Long An - Trƣờng hợp lũ BĐ2 ......................................... 75
Hình 3.14. Bản đồ phân bố chênh lệch mực nƣớc cao nhất của các sông/kênh
trên địa bàn tỉnh Long An - Trƣờng hợp lũ BĐ3 .................................................. 77
Hình 3.15. Bản đồ phân bố chênh lệch lƣu lƣợng nƣớc lớn nhất của các sông/
kênh trên địa bàn tỉnh Long An - Trƣờng hợp lũ BĐ3……………………….….78

v



BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

STT

Ý nghĩa

1

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

2

ĐTM

Đồng Tháp Mƣời

3

BĐKH

Biến đổi khí hậu

4


CCN

Cụm công nghiệp

5

KCN

Khu công nghiệp

6

KTTV

Khí tƣợng Thủy văn

7

Max

Lớn nhất

8

Min

Nhỏ nhất

9


MRC

Ủy hội sông Mekong quốc tế

10

QL

Quốc lộ

11

Qlũmax

Lƣu lƣợng đỉnh lũ

12

TB

Trung bình

13

TBNN

Trung bình nhiều năm

14


TNN

Tài nguyên nƣớc

15

TP.

Thành phố

16

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

17

TT Thủ Thừa

Thị trấn Thủ Thừa

18

Tứ giác Long Xuyên

Tứ giác Long Xuyên

19


VCĐ

Sông Vàm Cỏ Đông

20

VCT

Sông Vàm Cỏ Tây

vi


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Từ xƣa đến nay, các loại hình thiên tai, trong đó có lũ lụt luôn là mối đe dọa
đáng kể đối với đời sống xã hội. Những trận lũ lụt lớn đã gây nhiều thiệt hại về
ngƣời cũng nhƣ của cải vật chất. Cùng với sự tăng trƣởng kinh tế và sự phát triển
của xã hội, đòi hỏi công tác quản lý, phòng chống thiên tai nói chung, lũ lụt nói
riêng phải có những bƣớc tiến mới, nhằm đảm bảo mức độ an toàn ngày càng cao
và hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra.
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vƣơng quốc Campuchia,
phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của tỉnh Long An nối liền với sông
Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đƣờng dẫn tải và tiêu nƣớc quan trọng trong
sản xuất cũng nhƣ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cƣ. Lũ đến hàng năm đổ
về trƣớc tiên là các huyện phía Bắc thuộc khu vực Đồng Tháp Mƣời, bắt đầu từ đầu
hoặc trung tuần tháng 08 và kéo dài đến tháng 11. Trong thời gian này mƣa tập
trung với lƣợng và cƣờng độ lớn nhất trong năm, gây khó khăn cho sản xuất và đời

sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu nhƣ đầu nguồn nhƣng
thời gian ngâm lũ lâu hơn.
Tỉnh Long An có hệ thống đê bao dài nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long
với trên 1.417km đê bao kín và trên 2.406km đê bao lửng. Đê bao, bờ bao ở Long
An là công trình đa mục tiêu nhằm bảo vệ an toàn cho ngƣời dân, cơ sở hạ tầng,
phát triển sản xuất, đồng thời biết tận dụng công trình kiểm soát lũ để lấy phù sa,
thủy sản và vệ sinh đồng ruộng. Việc phát triển đê bao, bờ bao chống lũ đã góp
phần tích cực trong việc chuyển hàng ngàn ha đất canh tác từ một vụ lúa địa
phƣơng năng suất thấp sang canh tác 2 - 3 vụ lúa năng suất cao. Ngoài ra, đê bao
còn tạo điều kiện để phát triển vƣờn cây ăn trái cho ngƣời dân trong vùng, hạn chế
tác động của lũ đến khu dân cƣ.

1


Tuy nhiên vấn đề thực hiện đê bao, bờ bao chống lũ cũng đang cho thấy một
số tồn tại nhƣ việc phát triển đê bao đã vƣợt ngoài tầm kiểm soát, chƣa tuân thủ
theo quy hoạch đê bao của vùng và phụ thuộc vào từng địa phƣơng, làm nảy sinh
một số bất cập khác liên quan đến độ phì đất nhƣ ngăn cản nƣớc lũ mang phù sa bồi
đắp cho đồng ruộng, hạn chế quá trình rửa phèn trong đất và có thể làm tăng độc
chất axít hữu cơ hình thành từ quá trình phân hủy rơm rạ, do làm lúa 3 vụ nên thời
gian nghỉ của đất giữa các vụ rất ngắn. Việc phát triển đê bao, bờ bao chống lũ
ngoài quy hoạch đã làm cản trở lũ, làm tăng thời gian ngập lũ, mực nƣớc ngập và
thay đổi dòng chảy lũ. Hƣớng các tuyến đê bao xây dựng thƣờng nằm vuông góc
với dòng chảy lũ nên làm giảm khả năng thoát lũ, đƣa đến việc dòng chảy lũ s tập
trung chủ yếu trên các sông chính dẫn tới gia tăng chiều cao đê chống lũ cho một số
đô thị, thành phố ở hạ du,… Việc xây dựng đê bao, bờ bao chống lũ triệt để còn làm
mất đi lƣợng phù sa bồi đắp từ sông Mekong, làm cho chính các khu vực có đê bao
ngày càng bị cằn cỗi, bạc màu, gây mất đi rất lớn nguồn lợi thủy sản từ lũ mang về
cho vùng nội đồng.

Luận văn với đề tài “Đánh giá thay đổi chế độ dòng chảy dưới tác động của
hệ thống đê bao chống lũ trên hệ thống sông trong địa phận tỉnh Long An và đề
xuất giải pháp quản lý” vì thế có ý nghĩa khoa học và cần thiết cho thực tiễn. Việc
nghiên cứu sự thay đổi chế độ dòng chảy (mực nƣớc và lƣu lƣợng) ở các điểm trên
hệ thống sông, kênh thuộc tỉnh Long An dƣới tác động của hệ thống đê bao chống
lũ cung cấp cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng và duy trì
nguồn nƣớc mặt một cách hợp lý, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển
bền vững ở địa phƣơng.
2. Mục tiêu của luận văn
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu tác động của hệ thống đê bao chống lũ đối với chế độ dòng chảy
lũ và đề xuất các giải pháp quản lý.
Mục tiêu cụ thể

2


+ Mô phỏng dòng chảy trên hệ thống sông, kênh trong địa phận tỉnh Long An
trong trƣờng hợp có đê (Hệ thống đê hiện trạng năm 2015 và không đê (hệ thống đê
trƣớc những năm 2010;
+ Đánh giá mức độ thay đổi các đặc trƣng dòng chảy mặt (mực nƣớc, lƣu
lƣợng) tại các vị trí thuộc địa phận tỉnh Long An;
+ Đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả dòng chảy lũ phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Long An.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là sự thay đổi chế độ dòng chảy mặt trên hệ thống sông,
kênh có đê bao chống lũ thuộc địa phận tỉnh Long An trong trƣờng hợp hệ thống đê
bao đã hoàn chỉnh nhƣ hiện trạng so với trƣờng hợp hệ thống đê bao chƣa hoàn
chỉnh (từ năm 2010 trở về trƣớc). Các thành phần đƣợc xem xét trong nghiên cứu
bao gồm mực nƣớc và lƣu lƣợng nƣớc.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi hệ thống sông, kênh có
đê bao chống lũ thuộc địa phận tỉnh Long An vào mùa mƣa lũ. Trong khuôn khổ,
mức độ và điều kiện cho phép, luận văn chỉ xem xét và đánh giá mức độ thay đổi
các đặc trƣng dòng chảy trên một số sông, kênh tiêu biểu, có mức độ thay đổi rõ
nét, đó là kênh Long Khốt, kênh Sông Trăng, kênh Lò Gạch, kênh Cả Gua, kênh 61,
kênh Đào, kênh T6, kênh 7 Thƣớc, kênh Đồng Tiến, kênh 2/9, kênh T4, kênh Thủ
Thừa và sông Bến Lức.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phân tích, tổng hợp tài liệu;
+ Phƣơng pháp thống kê;
+ Phƣơng pháp kế thừa;
+ Mô hình toán thủy lực: Mô hình MIKE 11.
5. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chƣơng chính:
+ Chƣơng 1. Tổng quan;

3


+ Chƣơng 2. Thiết lập mô hình mô phỏng dòng chảy Đồng bằng sông Cửu
Long;
+ Chƣơng 3. Đánh giá mức độ thay đổi đặc trƣng dòng chảy mặt trên hệ thống
sông, kênh tỉnh Long An và đề xuất các giải pháp quản lý.

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Trƣớc năm 1975 đã có các nghiên cứu quy hoạch phát triển Châu thổ sông
Mekong của Đoàn chuyên gia Hà Lan (kết thúc năm 1974). Nghiên cứu này thực
hiện trên diện rộng liên quan đến cả địa bàn lƣu vực sông Mekong của Lào, Thái
Lan và Việt Nam trong đó có một số đề xuất giải pháp chung về lũ cho lƣu vực và
vùng Đồng Tháp Mƣời, phần lớn diện tích thuộc địa bàn tỉnh Long An hiện nay.
Các đề xuất này ở mức tổng quát toàn lƣu vực, chƣa đi vào cụ thể và chi tiết cho
cấp vùng.
Là khu vực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của cả
nƣớc, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã đƣợc rất nhiều nhà khoa học,
các tổ chức trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là công tác quy
hoạch, quản lý tài nguyên nƣớc, xâm nhập mặn,... nhằm giúp phát triển kinh tế bền
vững và cải thiện đời sống của nhân dân trong vùng. Các nghiên cứu tiêu biểu:
Nghiên cứu về dòng chảy đồng bằng sông Cửu Long: Nghiên cứu [10] của tác
giả Trần Nhƣ Hối đã phân tích một số trận lũ điển hình và phân vùng ngập lụt ở
đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá và xác định đƣợc các nguyên nhân gây ra ngập
lụt cho đồng bằng sông Cửu Long là do lũ tràn biên giới, lũ do mƣa, do mƣa - triều
và do triều. Dựa trên mức độ ngập, nghiên cứu đã phân ra 4 vùng ngập đặc thù.
Trong đó có xác định chi tiết cho vùng Đồng Tháp Mƣời, trong đó phần lớn diện
tích thuộc tỉnh Long An. Từ sự phân vùng này, việc quy hoạch kiểm soát lũ và
chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích hợp cho từng vùng đƣợc hình thành.
Liên quan đến ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tác giả Nguyễn Sinh
Huy (2010) [11] nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các biện pháp ứng phó cho
đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo việc phát triển bền vững trong điều kiện biến
đổi khí hậu, nƣớc biển dâng đã đƣa ra nhiều luận điểm sâu sắc. Nghiên cứu đã phân

5


tích diễn biến chế độ nƣớc (điều kiện thoát lũ, ngập lũ, tràn lũ, ngập úng, ngập triều,

phân bố nƣớc ngọt, bùn cát, bổ sung nƣớc ngầm, bồi xói), các yếu tố địa mạo- thuỷ
văn vùng cửa sông, cồn, bãi vùng đồng bằng sông Cửu Long dƣới tác động của biến
đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Trên cơ sở đó, đánh giá ảnh hƣởng của những diễn
biến trên đến hệ sinh thái tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, thuỷ sản, rừng làm tiền
đề cho phân vùng khả năng ứng phó và đề xuất các khuyến cáo cho hoạt động sản
xuất theo hƣớng bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nhóm tác giả Nguyễn Duy Khang - Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã
nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu lên nguồn nƣớc và ảnh hƣởng của nó tới
sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long [22] đã sử dụng kịch bản “tƣơng lai”
(2090s), xây dựng từ các kết quả tính toán theo kịch bản biến đổi khí hậu SRES
A1B (đƣợc xem là kịch bản trung bình) của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu của Liên hợp quốc để nghiên cứu những tác động tiềm năng của hiện tƣợng
nƣớc biển dâng và sự thay đổi trong dòng chảy đến ở thƣợng lƣu sông Mekong tới
xâm nhập mặn và lũ ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó tiến hành đánh giá ảnh
hƣởng của những thay đổi đó tới thời đoạn trồng lúa tiềm năng. Kết quả cho thấy
diện tích tiềm năng cho sản xuất 3 vụ lúa giảm từ 31% xuống còn 5%, trong khi
diện tích lúa 1 vụ s tăng từ 21% lên 62% tổng diện tích toàn đồng bằng. Sự biến
động này chủ yếu gây ra bởi thời gian ngập lũ lâu hơn, độ sâu cũng nhƣ vùng ngập
lũ cũng lớn hơn. Phân tích đánh giá rủi ro cũng đã đƣợc thực hiện với giả thiết là
không có giải pháp giảm nhẹ nào đƣợc áp dụng. Tuy nhiên, do đánh giá của này
đƣợc thực hiện chỉ trên hai phƣơng diện là xâm nhập mặn và lũ cho một kịch bản
biến đổi khí hậu (A1B) sử dụng kết quả tính toán của một mô hình hoàn lƣu khí
quyển trái đất, nên các quả này chỉ là sơ bộ ban đầu về tác động của biến đổi khí
hậu. Để có thể có đƣợc đánh giá một cách toàn diện, cần có một nghiên cứu tổng
hợp trong đó mô hình thủy văn, thủy lực và mô hình sinh trƣởng lúa đƣợc kết hợp
với nhau trong một mô hình tổng hợp. Việc nghiên cứu cũng cần đƣợc thực hiện với
nhiều kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau, ít nhất là ứng với 3 mức độ biến đổi:

6



cao, thấp và trung bình, và phải sử dụng kết quả từ nhiều mô hình hoàn lƣu khí
quyển trái đất khác nhau.
Các nghiên cứu nêu trên là những bƣớc đi đầu tiên có ý nghĩa khoa học và
thực tế cao, đặt nền móng về cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp luận để đánh giá sự biên
đổi về tài nguyên nƣớc. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đƣợc thực hiện chủ yếu dựa
trên cơ sở các kịch bản biến đổi khí hậu.
Nhìn chung, các đề tài đã chỉ rõ mức độ ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nƣớc biển dâng đến tài nguyên nƣớc (TNN), tài nguyên đất, sinh hoạt,... bằng các
phƣơng pháp khác nhau. Tuy vậy, các nghiên cứu chuyên sâu về dòng chảy mùa lũ
cũng nhƣ mùa kiệt trong điều kiện biến đổi khí hậu và đặc biệt là ảnh hƣởng của hệ
thống đê bao chống lũ cần đƣợc nghiên cứu chi tiết, để từ đó có phƣơng hƣớng tìm
biện pháp thích ứng phù hợp hiệu quả hơn.
Nghiên cứu giải pháp công trình thủy lợi ở đồng bằng sông Cửu Long: Ngập
lụt ở đồng bằng sông Cửu Long đã gây ra những thiệt hại không nhỏ về ngƣời và tài
sản của nhân dân trong vùng, vì vậy việc nghiên cứu nhằm giảm nhẹ những thiệt hại
mà dòng chảy lũ có thể gây ra, các tác giả: Trần Nhƣ Hối [8-10], Nguyễn Hữu Nhân
[16-17] đã nghiên cứu về dòng chảy mùa lũ, các giải pháp khoa học công nghệ xây
dựng hệ thống đê bao, bờ bao nhằm phát triển bền vững vùng ngập lũ đồng bằng
sông Cửu Long. Nghiên cứu đã mô phỏng lũ theo các dạng lũ điển hình và đánh giả
khả năng đối phó với lũ của nhân dân trong vùng ngập lũ từ đó nghiên cứu đánh giá
tác động của việc khai thác, phát triển vùng ngập đến dòng chảy lũ ở đồng bằng
sông Cửu Long. Những nghiên cứu này đã đề xuất các biện pháp công trình, phi
công trình nhằm giảm thiểu tác hại do lũ lụt gây ra.
Nhóm tác giả Lê Mạnh Hùng [12] đã nghiên cứu giải pháp thủy lợi phục vụ
chƣơng trình phát triển lƣơng thực ở đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến
đổi khí hậu. Các tác giả đã đề ra một số giải pháp thủy lợi nhằm chủ động thích ứng
với biến đổi khí hậu - nƣớc biển dâng, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, an ninh
lƣơng thực cho đồng bằng sông Cửu Long:

7



- Nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống thủy lợi với việc đầu tƣ trang thiết bị
thông tin, hệ thống quan trắc tự động, quản lý điều hành hệ thống một cách chủ
động, với những kịch bản tối ƣu hóa;
- Hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông nhằm đáp ứng đƣợc nhiệm vụ
chống bão, lũ, nƣớc biển dâng;
- Nghiên cứu xây dựng các công trình lớn ngăn sông, các cửa sông lớn nhƣ
Hàm Luông, Cái Lớn, Cái Bé, Vàm Cỏ,…
- Xây dựng quy trình vận hành các công trình chống lũ và ngăn mặn nhằm
quản lý nƣớc tốt hơn trong điều kiện nguồn nƣớc ngày càng khan hiếm, từng bƣớc
tự động hóa cập nhập các thông tin về nƣớc và chất lƣợng nƣớc.
Nghiên cứu của Thanh Duc Dang trong luận án tiến sĩ “Ảnh hƣởng của phát
triển cơ sở hạ tầng nƣớc đến các chế độ dòng chảy và bồi lắng ở các vùng đồng
bằng sông Cửu Long” (2018) [35] đƣợc thực hiện bởi ba phƣơng pháp: phân tích dữ
liệu lịch sử, phân tích dữ liệu viễn thám và mô hình số. Nghiên cứu này cho thấy hệ
thống đê kiểm soát lũ trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay đã chia cắt những vùng
nằm trong hệ thống đê với bên ngoài và ngăn chặn phù sa di chuyển vào vùng nội
đồng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu ngoài nƣớc về chế độ dòng chảy sông Mekong có “Đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nƣớc lƣu vực sông Mekong” của tác giả
Eastham, J., F et al. (2008) [31] tìm hiểu sự thay đổi của khí hậu tại lƣu vực sông
Mekong đến năm 2030 và định lƣợng sự không chắc chắn xung quanh các dự đoán
khí hậu trong tƣơng lai. Từ đó cung cấp đánh giá sơ bộ về tác động của những thay
đổi về khí hậu đến tài nguyên nƣớc và sản xuất. Theo đó, viễn cảnh vùng đồng bằng
sông Cửu Long năm 2030 s khan hiếm thực phẩm do sự gia tăng dân số, nhiệt độ
và lƣợng mƣa hàng năm tăng; lƣợng mƣa trong mùa khô giảm, dòng chảy hàng năm
tăng lên, dòng chảy mùa khô giảm, khả năng xảy ra lũ lụt gia tăng, diện tích ngập
lụt tăng; dòng chảy cực tiểu mùa khô gia tăng.


8


Ngoài ra, nghiên cứu tác động của con ngƣời đến dòng chảy trên sông Mekong
- Sự tác động của hệ thống hồ thủy điện trên thƣợng lƣu cũng có ảnh hƣởng không
nhỏ đến chế độ dòng chảy phía hạ lƣu, đặc biệt là có sự tác động của biến đổi khí
hậu. Theo cách tiếp cận này, nhóm tác giả H. Lauri et al. (2012) [33] đã tiến hành
nghiên cứu đánh giá tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu và vận hành hồ thủy
điện đến dòng chảy lƣu vực sông Mekong trong 20 - 30 năm tới. Nghiên cứu sử
dụng mô hình VMOD, một mô hình thuỷ văn phân tán dựa trên cách hiển thị dạng ô
lƣới lƣu vực cần mô phỏng. Kết quả chỉ ra rằng trong vòng 20 - 30 năm tới, các
hoạt động xây dựng hồ thủy điện gây ra tác động lớn đến thủy văn sông Mekong
hơn so với tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong mùa khô. Mặt khác, biến
đổi khí hậu s làm gia tăng sự không chắc chắn trong ƣớc tính tác động của thủy
điện. Do đó, cần chú ý đến tác động tổng hợp của biến đổi khí hậu và vận hành hồ
chứa đến các hệ sinh thái thủy sản.
Trong những năm qua, Ủy hội sông Mekong (MRC) đã thực hiện nhiều nghiên
cứu khác nhau về dòng chảy trên lƣu vực đa quốc gia này. Điển hình nhƣ đánh giá
sử dụng đất và biến đổi khí hậu lên chế độ dòng chảy sông Mekong trong những
năm gần đây (MRC, 2011) [34], đánh giá tác động sơ bộ của biến đổi khí hậu và
phát triển đến chế độ dòng chảy sông Mekong và đề xuất giải pháp giảm thiểu
những tác động này.
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin phụ trợ cho quy hoạch và
thiết kế kỹ thuật sinh thái sông” của Cục Sông ngòi II, Sở Thủy lợi, Bộ Kinh tế Đài
Loan (1998) [37] đƣợc thực hiện trong ba năm, nghiên cứu ở sông Trung Cảng, cho
thấy khả năng xói lở quanh chân đê có thể khắc phục qua kỹ thuật xây dựng đê
điều, và phƣơng án nạo vét hợp lý có thể làm giảm xói lở.
Nghiên cứu “Xung quanh việc phát triển đê điều: Những tiến bộ gần đây và
các nghiên cứu trong tƣơng lai” của Hao Zhang và Hajime Nakagawa, Đại học

Kyoto, Nhật Bản (2008) [32] trình bày về cấu trúc dòng chảy, tính độ sâu cân bằng
xói lở biến đổi theo thời gian và không gian xung quanh hệ thống đê điều, đề xuất
các giải pháp khả thi.

9


Nghiên cứu “Ảnh hƣởng của các yếu tố không chắc chắn thủy lực đến rủi ro
và lợi ích của việc kiểm soát đê chống lũ” của Trƣơng Minh và Phạm Tử Vũ, Viện
nghiên cứu thủy lực Nam Kinh, Trung Quốc (2011) [36] dựa trên việc tính toán các
lợi ích kiểm soát lũ thông thƣờng, xem xét toàn diện về độ nhám của sông và các
bất ổn thủy lực khác để xây dựng mô hình toán học vi phân ngẫu nhiên của lũ trong
sông để tính toán nguy cơ lũ lụt và phá hủy lũ lụt trong các điều kiện tần suất lũ lụt
khác nhau đối với hệ thống đê kiểm soát lũ phía bắc sông Tân Nghi và sông Thuật.
Nghiên cứu này tính toán rủi ro lợi ích kỹ thuật đê đối với ảnh hƣởng của lũ lụt
trong lƣu vực.
Nhƣ vậy, qua tổng quan vấn đề nghiên cứu và các đề tài nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc về đánh giá biến động của dòng chảy mặt tại các lƣu vực sông thấy
rằng:
Nhìn chung các nghiên cứu đã chỉ rõ mức độ ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu nƣớc biển dâng đến tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, sinh hoạt ... theo các kịch bản
biến đổi khí hậu, ảnh hƣởng của khai thác công trình phía thƣợng lƣu hay kết hợp
với nhu cầu sử dụng nƣớc của ngƣời dân trong vùng,... để từ đó đề xuất các biện
pháp quản lý tài nguyên nƣớc một cách hiệu quả.
Các nghiên cứu cũng đã đánh giá mức độ ngập lụt, hạn hán và xâm nhập mặn
ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tìm ra những nguyên nhân gây sự biến động
của các đối tƣợng này, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp.
Các biện pháp đƣợc đƣa ra để giảm thiểu ảnh hƣởng cũng nhƣ ngăn ngừa
những tác động tiêu cực ngày càng diễn biến phức tạp của dòng chảy mặt thƣờng là
các biện pháp công trình nhƣ hoàn thiện, xây dựng các công trình nhằm chống lũ,
giữ nƣớc, ngăn mặn,...

Có thể nhận thấy rằng, việc nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các
hoạt động của con ngƣời đến quá trình dòng chảy trên lƣu vực sông trên thế giới nói
chung, ở Việt Nam đã đƣợc các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu với nhiều
phƣơng pháp khác nhau, các đối tƣợng khác nhau, hƣớng tiếp cận khác nhau,... Từ

10


đó có các biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nƣớc ngày càng khan hiếm
này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này chƣa nghiên cứu, đánh giá sâu về tác động đến
sự thay đổi dòng chảy trên dòng chính của hệ thống sông kênh vùng đồng bằng
bằng sông Cửu Long. Trƣớc thực trạng phát triển rất nhanh của hệ thống đê bao
kiểm soát lũ ở các địa phƣơng trong vùng đồng bằng sông Cửu Long một cách
không đồng bộ, quan điểm tiếp cận của đề tài là phân tích, đánh giá một cách khoa
học và cụ thể vấn đề tác động của đê bao đến dòng chảy mặt trên hệ thống sông,
kênh thuộc địa bàn tỉnh Long An, từ đó làm cơ sở cho việc lập quy hoạch và quản
lý dòng chảy mặt một cách hiệu quả.
1.2. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH LONG AN
1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Long An tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía
Đông, giáp với Vƣơng quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về
phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam.
Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long song lại thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, đƣợc xác
định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc phát
triển kinh tế Việt Nam. Long An có đƣờng ranh giới quốc gia với Campuchia dài
132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ). Long

An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có
chung đƣờng ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh bằng hệ thống giao thông đƣờng
bộ nhƣ quốc lộ 1A, quốc lộ 50 và các đƣờng tỉnh lộ ĐT 823, ĐT 824, ĐT 825,...
Đƣờng thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang đƣợc nâng cấp, mở rộng, xây dựng
mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển. Ngoài ra, Long An còn đƣợc hƣởng
nguồn nƣớc của hai hệ thống sông Mekong và Đồng Nai.

11


Long An nằm cận kề với thành phố Hồ Chí Minh và có mối liên hệ kinh tế
ngày càng chặt ch với vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam với trung tâm
là Thành phố Hồ Chí Minh, một vùng kinh tế quan trọng đã cung cấp 50% sản
lƣợng công nghiệp của cả nƣớc và là đối tác đầu tƣ, chuyển giao công nghệ, là thị
trƣờng tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo niên giám thống kê Long An 2017 [3], diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là
4494,94 km2, dân số 1.496.801 ngƣời (theo số liệu tính đến năm 2017). Tọa độ địa
lý: 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023' 40'' đến 11002' 00'' vĩ độ
Bắc.
Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức
Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đƣớc, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành,
Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hƣng, Tân Hƣng, thị xã Kiến Tƣờng và
thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phƣờng và 14
thị trấn (Hình 1.1).

nh 1 1.

ản đồ hành chính tỉnh Long An

1.2.1.2. Đặc điểm địa hình - thổ nhưỡng

Tỉnh Long An có địa hình đơn giản, bằng ph ng nhƣng có xu thế thấp dần từ
phía Bắc - Đông Bắc xuống Nam - Tây Nam. Địa hình bị chia cắt bởi hai sông Vàm

12


Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Phần lớn diện tích đất
của tỉnh Long An đƣợc xếp vào vùng đất ngập nƣớc (Hình 1.2).
Khu vực tƣơng đối cao nằm ở phía Bắc và Đông Bắc (Đức Huệ, Đức Hòa).
Khu vực Đồng Tháp Mƣời địa hình thấp, trũng có diện tích gần 66,4% diện tích tự
nhiên toàn tỉnh, thƣờng xuyên bị ngập lụt hàng năm. Khu vực Đức Hòa, một phần
Đức Huệ, Bắc Vĩnh Hƣng, thành phố Tân An có một số khu vực nền đất tốt, sức
chịu tải cao, việc xử lý nền móng ít phức tạp. Còn lại hầu hết các vùng đất khác đều
có nền đất yếu, sức chịu tải kém.

nh 1 2

ản đồ địa h nh tỉnh Long An

Về phƣơng diện địa chất - trầm tích thì chỉ có nhóm đất xám (phù sa cổ) thuộc
trầm tích Pleistocene, phần còn lại có nguồn gốc từ lắng tụ của phù sa trẻ, trầm tích
Holocene [21]. Phần lớn đất đai Long An đƣợc tạo thành ở dạng phù sa bồi lắng lẫn
nhiều tạp chất hữu cơ nên đất có dạng cấu tạo bời rời, tính chất cơ lý rất kém, các
vùng thấp, trũng tích tụ nhiều độc tố làm cho đất trở nên chua phèn. Qua điều tra cơ

13


bản, Long An có các nhóm đất chính:
• Nhóm đất phù sa cổ phân bổ ở địa hình cao 2 - 6m so với mặt biển, bao gồm

các huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa và Vĩnh Hƣng. Do địa hình cao thấp khác
nhau nên chịu tác động của quá trình rửa trôi và xói mòn.
• Nhóm đất phù sa ngọt: Đất có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, phân bổ chủ yếu ở
các huyện, thị: Tân Thạnh, thành phố Tân An, Tân Trụ, Cần Đƣớc, Bến Lức, Châu
Thành và Mộc Hóa.
• Nhóm đất phù sa nhiễm mặn phân bố ở các huyện Cần Đƣớc, Cần Giuộc,
Châu Thành, Tân Trụ. Đất có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, thƣờng bị nhiễm mặn
trong mùa khô.
• Nhóm đất phèn phần lớn nằm trong vùng Đồng Tháp Mƣời và kẹp giữa 2
dòng sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Đất giàu chất hữu cơ, nồng độ độc tố trong
đất cao (Cl-, Al3+, Fe2+ và SO42-), mất cân đối nghiêm trọng NPK.
• Nhóm đất phèn nhiễm mặn: phần lớn phân bố trong vùng hạ tỉnh Long An và
bị nhiễm mặn trong mùa khô.
• Nhóm đất than bùn: phân bổ ở phía Nam huyện Đức Huệ, giáp với huyện
Thạnh Hóa.
Qua những đặc điểm về thổ nhƣỡng cho thấy tỉnh Long An có nhiều bất lợi
trong tổ chức sản xuất nông nghiệp, vừa mang những nét đặc thù của vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long, vừa mang sắc thái riêng của vùng đất chua, phèn, mặn nên
tỉnh cần có những giải pháp riêng định hƣớng phát triển vùng, nhất là sản xuất nông
nghiệp.
1.2.2. Đặc điểm khí hậu - Khí tƣợng
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2
vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trƣng cho
vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính của vùng miền Đông
[4-7].

Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7oC. Thƣờng vào tháng 4 có nhiệt độ
trung bình cao nhất 28,9oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.

14



Lƣợng mƣa hàng năm biến động từ 1100 – 2400 mm. Mùa mƣa chiếm trên 70
- 82% tổng lƣợng mƣa cả năm. Mƣa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp
ranh thành phố Hồ Chí Minh xuống phía Tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông
Nam gần biển có lƣợng mƣa ít nhất. Cƣờng độ mƣa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao,
đồng thời mƣa kết hợp với triều cƣờng và lũ gây ra ngập úng, ảnh hƣởng đến sản
xuất và đời sống của dân cƣ.
Độ ẩm tƣơng đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình
quân ngày từ 6,8 - 7,5giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Biên độ
nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2 - 4oC.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa
mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 có gió Tây Nam với tần suất 70%.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trƣng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt
độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn
hòa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu nhƣ trên có ảnh hƣởng trực tiếp
đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp.
1.2.3. Đặc điểm thủy văn - Tài nguyên nƣớc
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của tỉnh Long An nối liền với sông
Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ là các đƣờng dẫn tải và tiêu nƣớc quan trọng trong
sản xuất cũng nhƣ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cƣ (Hình 1.3).
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh và vào địa
phận Long An có diện tích lƣu vực 6.000km2, độ dài qua tỉnh 145km, độ sâu từ 17 21m. Nhờ có nguồn nƣớc hồ Dầu Tiếng đƣa xuống 18,5m3/s nên đã bổ sung nƣớc
tƣới cho các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và hạn chế quá trình xâm nhập
mặn của tuyến Vàm Cỏ Đông qua cửa sông Soài Rạp. Sông Vàm Cỏ Đông nối với
Vàm Cỏ Tây qua các kênh ngang và nối với sông Sài Gòn, Đồng Nai bởi các kênh
Thầy Cai, An Hạ, Rạch Tra.
Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186km, nguồn nƣớc chủ yếu do sông


15


×