Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Day doc cho HS lop 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.92 KB, 16 trang )

Phần thứ nhất: Mở đầu
I. Lý do chọn viết sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lí luận
Tôi còn nhớ có một nhà văn đã từng nhắc nhở chúng ta: Ngôi trờng Tiểu
học, ngời thầy giáo Tiểu học là những hình ảnh thân thiết sẽ theo suốt cuộc đời
mỗi con ngời nh một thứ hành trang tinh thần có sức dìu đỡ, động viên để vợt khó
khăn và sống cho xứng đáng. Trình độ văn hoá của chúng ta có thể bộc lộ rõ và
phổ biến ở các ngôi trờng Tiểu học, hãy chăm lo tỉ mỉ và chu đáo hơn nữa cho con
ngời ngay từ tuổi thơ. Hãy bắt đầu từ trờng Tiểu học. Ta muốn khắc sâu trong tâm
trí những ngời dân Việt Nam về sự giàu có, về rừng vàng, biển bạc của đất nớc.
Có lẽ khởi nguồn của lời nhắc nhở này chính bởi bậc Tiểu học là bậc học đặt nền
móng cho việc hình thành nhân cách học sinh. Đây là bậc học cung cấp những tri
thức khoa học ban đầu về tự nhiên, xã hội, trang bị những phơng pháp và kĩ năng ban
đầu về hoạt động nhận thức thực tiễn. Bên cạnh đó nó còn bồi dỡng, phát huy tình
cảm đạo đức và nhân cách tốt đẹp của con ngời trong tơng lai. Các môn học ở Tiểu
học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Đặc biệt môn Tiếng Việt có
vị trí quan trọng vào bậc nhất trong tất cả các môn học ở Tiểu học. Ngay từ đầu ngày
đến trờng, các em đã đợc làm quen với bộ môn này. Đó là chiếc chìa khoá mở cánh
cửa tri thức đa các em đến với kho tàng văn hoá của nhân loại. Cùng với sự phát triển
của xã hội, năm học 2002 - 2003 cũng đánh dấu một bớc ngoặt lớn trong lịch sử giáo
dục Việt Nam, đó là việc thay sách. Việc thay sách này kéo theo sự thay đổi trong
cách dạy, cách học ở tất cả các môn học trong đó có phân môn Tập đọc. Đây là một
phân môn có vai trò hết sức quan trọng không thể thiếu đợc, bởi vì:
Phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về
hệ thống tiếng nói và chữ viết Tiếng Việt. Học tốt phân môn Tập đọc sẽ giúp học
sinh rèn luyện kĩ năng đọc - nghe - nói - viết và còn tạo điều kiện cho học sinh học
tốt các môn học khác. Sự thay đổi, nâng cao hiểu biết về ngôn ngữ, vẻ đẹp của đất n-
ớc, con ngời và nền văn hoá dân tộc mình cũng nh trên thế giới. Từ đó, các em có
vốn sống, vốn tri thức vững chắc để tiếp tục học lên bậc học cao hơn.
Bớc đầu hình thành phơng pháp học của phân môn Tập đọc, tìm hiểu nội dung
nghệ thuật, cảm thụ văn học, luyện đọc. Từ việc cảm nhận đợc nét đẹp của đất nớc và


con ngời qua các bài Tập đọc, khơi dậy trong các em lòng ham hiểu biết, ham học
1
hỏi tiếng mẹ đẻ, biết vận dụng ứng xử trong cuộc sống, làm cho cuộc sống ngày càng
tốt đẹp hơn.
Qua phân môn Tập đọc còn giáo dục học sinh lòng yêu thiên nhiên, quê hơng
đất nớc, truyền thống dân tộc, yêu tiếng mẹ đẻ và có ý thức bảo vệ, giữ gìn trong
sáng của Tiếng Việt, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt ngày càng phong phú, đa dạng,
mang đậm bản sắc dân tộc.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong chơng trình thay sách giáo khoa mới ở Tiểu học thì việc đổi mới phơng
pháp dạy học đánh dấu một bớc nhảy vọt đáng kể trong việc dạy và học ở tất cả các
môn học, trong đó có phân môn Tập đọc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản
thân tôi cũng nh nhiều giáo viên khác có rất nhiều những ý kiến tranh luận, trao đổi,
bàn bạc. Trớc thực tế đó nhiều chuyên đề về Tập đọc đợc mở ra. Điều đó đã giúp
chúng tôi hiểu đợc phần nào những điều còn để ngỏ. Song ở mỗi khoá học, mỗi vùng,
mỗi trờng, mỗi đối tợng học sinh khác nhau lại có một khả năng khác nhau.
Thực ra, phân môn Tập đọc đã có từ lâu song việc dạy nó nh thế nào để học
sinh lớp 2 nói riêng đọc bài trơn tru, rành rọt, nắm đợc nội dung văn bản tiến tới đọc
hay văn bản một cách có ý thức là một việc làm khó khăn.
Tuy rằng việc đổi mới phơng pháp dạy học của chơng trình SGK mới đã đẩy
cao hơn chất lợng của môn học nhng không hẳn là không tồn tại những học sinh rất
hạn chế về kĩ năng đọc (nhất là đọc những văn bản ngoài luồng tiếp xúc). Từ việc
đọc văn bản không rõ ràng, mạch lạc kéo theo hàng loạt các môn học khác của các
em kém đi.
Ví dụ:
ở những em đọc yếu, đọc ngọng thì khi viết Chính tả, các em sẽ viết sai lỗi rất
nhiều. Nếu học sinh phát âm không không chuẩn, không phân biệt đúng các phụ âm
đầu nh: l/n; ch/tr; s/xthì khi nhớ lại để viết hoặc nghe thầy cô giáo đọc để viết, các
em sẽ viết sai rất nhiều. Hoặc ở bài toán có lời văn, nếu một học sinh đọc đúng, đọc
rõ ràng thì sẽ nắm đợc nội dung dữ kiện, phát hiện ra ẩn số cần tìm nhanh hơn học

sinh đọc yếu.
Phần thứ hai: nội dung
I. Thực trạng tình hình
2
ở bậc Tiểu học, môn Toán và môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác
đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và khả năng học tập của HS.
Đặc biệt, Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chơng trình giảng
dạy môn Tiếng Việt. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn tồn tại hiện tợng Bệnh thành
tích mà một số GV vẫn cho điểm đọc của HS khá cao mà thực tế HS lại cha đạt đợc
mức độ đánh giá đó hoặc điểm đọc tuy cùng với điểm viết để tạo nên điểm kiểm tra
chung của môn Tiếng Việt nhng phần kiểm tra đọc lại nằm trong phạm vi quyền
riêng của GV chủ nhiệm từng lớp, nên điểm kiểm tra đọc thờng đợc đánh giá theo
cảm tính chủ quan.. chính lẽ đó mà một số Gv nhiều khi chỉ chú trọng dạy Tiếng
Việt ở các phân môn nh Chính tả, Tập Làm văn, Luyện từ và Câu, bỏ bẵng phân môn
Tập đọc. Thậm chí có GV chỉ ghi ghi đầu bài, cho học sinh đọc qua loa rồi yêu cầu
HS về nhà đọc mà không quan tâm đến việc chỉnh sửa cho HS các lỗi sai về âm, vần,
ngắt nghỉ sai, ngữ điệu cha chuẩnVì vậy, kĩ năng đọc của các em trong chơng trình
thay sách mới tuy đã đẩy cao hơn trớc rất nhiều song theo tôi nhiều khi cha đợc cao
một cách thực chất.
Ví dụ: Học đến giữa lớp 2, thậm chí cuối lớp 2 vẫn còn có HS nếu lần đầu tiên
tiếp xúc với văn bản mới thì đọc chậm, cha đúng tốc độ, thậm chí nhiều tiếng còn
phải dừng lại để đánh vần hoặc có HS còn đọc sai tiếng kéo theo sai cả nội dung văn
bản. Đặc biệt, nằm ở vùng có phơng ngữ lệch chuẩn nên việc ngọng các tiếng có
chứa phụ âm đầu l/n còn khá phổ biến.
Chẳng hạn, khi đọc bài: Bé nhìn biển (Tiếng việt 2 tập 2 trang 65) ở khổ
thơ cuối là:
Nghìn con sóng khoẻ
Lon ta lon ton
Biển to lớn thế
Vẫn là trẻ con

Thì có HS lại đọc:
Nghìn con sóng khoẻ
Lon ta non ton
Biển to nớn thế
Vẫn nà trẻ con
3
Ngoài ra cũng cha kể hết việc HS đọc ngọng các cặp phụ âm khác nh ch/tr;
s/x hoặc thanh (~) sắc (/), đọc ngọng sai các vần: ang, ác, ăn, n, ân, ich,Chẳng hạn,
ngay nh HS lớp tôi khảo sát, khi đọc bài Gọi bạn ( Tiếng Việt lớp 2 tập 1 trang
28) có dòng thơ:
Lang thang quên đờng về
Thì một HS đọc sai từ lang thang thành lác thác. Tôi cho em đó dừng lại
để đánh vần thì em đó vẫn đánh vần thành a-ngờ-ac nh vậy là sai hoàn toàn vần.
Nh vậy chúng ta có thể thấy ngay rằng việc đọc sai sẽ dẫn đến nhiều tác hại
nh làm sai lệch nội dung của văn bản, viết sai, hiểu sai ý định biểu đạt của văn bản.
Bên cạnh đó, do cha hiểu rõ bản chất của việc đổi mới phơng pháp dạy học Tập đọc,
do thói quen thành phần giảng văn mà cha quan tâm đến yêu cầu cơ bản của tiết Tập
đọc là rèn kĩ năng đọc.
ở lớp 2, các thể loại văn bản ở các bài tập đọc đợc biên soạn theo các chủ đề
với nội dung rất phong phú, đa dạng. Không chỉ với mục đích rèn đọc mà nó còn
giáo dục lòng yêu quê hơng đất nớc, yêu thiên nhiên, giáo dục đạo đức lối sống, giúp
HS tiếp cận với những thông tin thời sự cập nhật qua các văn bản hành chính, giúp
HS có kĩ năng ứng sử giao tiếp trong cuộc sốngChính lẽ đó mà thông qua bài Tập
đọc GV cần liên hệ thực tế và giúp các em rút ra những bài học sâu sắc nhất thì có
GV lại còn vô tình quên việc này.
Với HS lớp 2 tôi áp dụng sáng kiến, qua giảng dạy và khảo sát đầu năm, có
một số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi: Hầu hết các em thích môn Tiếng Việt mà phân môn Tập đọc có
tới trên 90% các em thích. Trong đó các em thích đọc những mẩu chuyện, những bài
thơ chiếm phần lớn. Những bài tập đọc là những bài có nội dung rất gần gũi với cuộc

sống thực của các em, phù hợp với tâm lý lứa tuổi nên có tác dụng khơi dậy trí tò mò,
lòng ham hiểu biết ở các em. Các em có ham muốn tìm hiểu nhiều vấn đề mà cuộc
sống diễn ra xung quanh mình. Đa phần HS lớp đó đều có ý thức đọc to, rõ ràng. Có
một số em còn đọc diễn cảm khá hay.
* Khó khăn: Địa bàn trờng nằm trong vùng phơng ngữ lệch chuẩn nên nhiều
em cha phân biệt đợc cách đọc các tiếng có phụ âm l/n, ch/tr ,s/x,Ngay đầu năm,
một số em có hiện tợng tái mù vần khó. Một số em đọc to nhng lại ngắt nghỉ không
đúng chỗ, nhiều em do thói quen mà bất biết ngắt nghỉ có đúng không nhng cứ đến
hết 1 dòng là phải nghỉ. Hoặc ở những bài học thuộc lòng các em đọc làu làu liền
4
mạch mà không chú ý đến việc ngắt nhịp thơ mà cô giáo vừa hớng dẫn. Bên cạnh đó
phải có tới 2/3 số phụ huynh HS trong lớp đi làm kinh tế xa, gửi con lại cho ông bà
đã già. Điều này tuy ảnh hởng gián tiếp với việc học nói chung và việc học phân môn
Tập đọc nói riêng nhng tác hại thì không phải nhỏ.
Trớc những vấn đề tồn tại nh đã nêu ở trên theo tôi đánh giá là do những
nguyên nhân sau:
1. Đối với học sinh:
- Với HS nông thôn nh ở trờng tôi, với đại đa số HS thì việc nghỉ hè sẽ đồng
nghĩa với việc vài tháng trời các em không hề quan tâm đến sách vở và việc học hành
của bản thân. Chính lẽ đó mà việc tái mù một số chữ hoặc một số vần khó sẽ hiển
nhiên diễn ra. Điều này sẽ gây cho GV lớp 2 rất vất vả trong giai đoạn đầu năm học.
- Lợng thông tin, phim ảnh trên truyền hình tràn lan mỗi kênh có các chơng
trình và phim truyện dành cho trẻ thơ vào các thời điểm khác nhau nên thời gian nghỉ
ngơi, chuẩn bị sơ lợc bài ở nhà của các em bị cuốn hút vào đó. Chính đó mà HS ít
chuẩn bị, ít đọc trớc bài học ở nhà.
- HS ngoài đọc các nội dung có trong chơng trình SGK thì hầu nh ít đợc tiếp
xúc với các văn bản lạ nh truyện, sách báo dành cho thiếu nhi.
- Trong giờ học, cá nhân một số HS còn cha phát huy đợc tính tích cực, chủ
động trong học tập. Quá trình bạn đọc bài là thời gian nghỉ ngơi của những học
sinh đó.

2. Đối với giáo viên:
- Có GV trong khi dạy còn phụ thuộc hoàn toàn vào sách thiết kế bài giảng mà
cha xem xét tính khả thi của thiết kế tiết học đó có phù hợp đối với đối tợng HS của
mình hay không. Thực tế có những bài dạy ta có thể áp dụng theo thiết kế nhng có
những bài dạy phải thay đổi cách tổ chức hoạt động. Chính vì vậy mà sẽ có nhiều bài
dạy mang tính áp đặt đơn điệu, cha phù hợp với đối tợng HS, làm giảm đáng kể hiệu
quả tiết học.
- Nhiều khi do cha có chuẩn bị kĩ bài dạy nên ở thao tác đọc mẫu còn có GV
cha đọc diễn cảm, cha thu hút đợc sự chú ý của HS. Thậm chí có trờng hợp đọc còn
cha đáp ứng đợc yêu cầu của câu văn có yếu tố khó đọc nh các câu đối thoại, cách
ngắt nghỉ trong các câu dài và ngắt nhịp ở các dòng thơ.
5
- Quá trình hớng dẫn HS luyện đọc (nhất là các tiết có ngời dự) thì dờng nh lại
quên mất đối tợng HS trung bình, yếu còn những HS khá giỏi thì lại quá vất vả.
GV cha quan tâm sửa sai ngay những lỗi mà HS mắc phải.
- Do hiện tợng bệnh thành tích vẫn còn ngấm sâu vào trong nếp nghĩ của
chúng ta nên việc kiểm tra đánh giá chất lợng đọc của HS vẫn còn ều ào, mang tính
định tính theo hớng chủ quan.
Xuất phát từ những vớng mắc trong thực tế giảng dạy, tôi đã tìm ra đợc các
giải pháp để giải quyết vấn đề nâng cao chất lợng đọc thực của HS lớp 2, cụ thể nh
sau:
II . các giải pháp tiến hành :
Muốn nâng cao chất lợng giảng dạy của phân môn Tập đọc thì đòi hỏi ngời
GV phải nhận thức đúng về vị trí và tầm quan trọng của phân môn Tập đọc. Bởi vì,
phân môn này có ảnh hởng rất lớn đến quá trình học tập và ứng xử trong cuộc sống
của các em.
Chơng trình phân môn Tập đọc ở lớp 2 có 35 tuần mỗi tuần có 2 bài tập đọc đ-
ợc chia thành 15 chủ điểm với những nội dung khác nhau song hình thức thể hiện là
những
Mẩu chuyện, những đoạn văn tả cảnh, những bài thơ và một số văn bản hành chính,

báo chí khác.
Khi dạy mỗi loại văn bản khác nhau thì bắt buộc GV phải có cách tổ chức
luyện đọc khác nhau. Tuy nhiên tuyệt đối không đợc thay đổi phần cứng của phơng
pháp giảng dạy mà trong sách thiết kế đã trình bày rất cụ thể.
1. Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp câu:
- Nếu dạy những văn bản văn xuôi đơn thuần không có lời đối thoại nh bài
Sông Hơng ( SGK Tiếng Việt 2 tập 2 trang 72 ), bài Mùa xuân đến ( TV 2
tập 2 trang 17) hoặc một số bài đọc khác thì GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp mỗi em
một đơn vị câu. Nhng cứ theo thói quen này thì khi dạy những văn bản văn xuôi có
nội dung là những mẩu chuyện có lời thoại, ở những lời đối thoại gồm vài ba câu là
HS sẽ có ý tự chia lời thoại đó cho vài ba em đọc ngay. Chẳng hạn với lời thoại ít
thế sao? Mình thì có hàng trăm ( Một trí khôn hơn trăm trí khôn - TV2 tập 2
trang 31) sẽ có hai em đọc. Hoặc với lời thoại: Cảm ơn bác sĩ. Cháu đau chân
quá. Ông làm ơn chữa giúp cháu. Hết bao nhiêu tiền, cháu xin chịu ( Bác sĩ Sói -
TV 2 tập 2 trang 41). Sẽ có tới 4 em đọc. Vậy trớc hiện tợng đó, tôi đã yêu cầu một
6

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×