Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SANG KIEN KN VẬT LÝ 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.82 KB, 22 trang )

ĐỊNH HƯỚNG VỀ MỘT TIẾT HỌC CÓ
NỘI DUNG
BÀI TẬP, TỔNG KẾT VÀ ÔN TẬP
Người viết đề tài :
A - ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau nhiều năm trực tiếp giảng dạy, từ chương
trình cũ đến chương trình mới, qua những buổi sinh
hoạt chuyên môn, qua những lần trao đổi với các
đồng nghiệp hoặc qua những tiết dự giờ, thăm lớp,
cá nhân tôi nhận thấy việc đònh hướng về một
tiết học có nội dung là bài tập, tổng kết và ôn
tập ở nhiều giáo viên còn nhiều lúng túng. Nhiều
thầy cô, nhất là những người mới ra trường chưa
tìm ra mục tiêu của bài học, hoặc đã xác đònh được
nội dung nhưng phương pháp lại chưa phù hợp, chưa
đặt trưng bộ môn … dẫn đến hiệu quả của bài
học không cao. Học sinh ngại học giờ bài tập, tổng
kết và ôn tập. Trên thực tế nhiều thầy cô "rất
ngại" thao giảng hoặc dạy mẫu vào những bài có
nội dung như trên.
Chính vì lý do đó mà bản thân tôi đã tìm hiểu,
nghiên cứu, vận dụng tài liệu, sách giáo khoa,
sách hướng dẫn và học hỏi những thầy cô đi
trước. Tôi mạnh dạn trao đổi bàn bạc với anh chò em
trong tổ, trong trường để rút ra bài học cho bản
thân trong quá trình công tác và giảng dạy. Cụ thể
là những tiết dạy có yêu cầu như trên.
1
Hôm nay đây, tôi xin mạnh dạn được trình bày
quan điểm đònh hướng của mình về một tiết học có
nội dung là bài tập, tổng kết và ôn tập để các


đồng nghiệp tham khảo, nghiên cứu. Nếu có thể thì
vận dụng vào quá trình giảng dạy của mình để
chất lượng bộ môn ngày càng được nâng cao, cũng
như các tiết dạy bài tập, tổng kết và ôn tập
ngày càng hiệu quả và chất lượng hơn.
B - NỘI DUNG
I. TIẾT HỌC CÓ NỘI DUNG BÀI TẬP :
1. Xác đònh mục tiêu - nội dung tiết
học :
Thông thường sau mỗi bài học về lý thuyết có
thể là 1 tiết, 2 hoặc 3 tiết thì kế tiếp là 1 tiết bài
tập. Chính vì thế tiết bài tập chỉ mang nội dung
vận dụng lý thuyết của một vấn đề đã được học
trước, để rồi qua tiết bài tập đó học sinh khắc sâu
được kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào
giải bài tập, vào cuộc sống thực tế, rèn luyện
khả năng tính toán, tư duy phán đoán và tính chủ
động trong học tập.
2. Phương pháp tiến hành :
Tùy theo mỗi nội dung tiết bài tập mà người
giáo viên xác đònh phương pháp tiến hành cho phù
hợp. Thông thường trong những tiết bài tập thì
những bài đầu mang tính lý thuyết (đònh tính) nhắc
lại nội dung những phần lý thuyết vừa học xong để
2
phục vụ cho phần bài tập hôm nay. Chính vì thế ta
không cần thiết phải hệ thống hóa kiến thức đã
học mà chỉ cần nhắc lại những ý chính, những nội
dung cụ thể để vận dụng giải bài tập phần này
mà thôi. Việc làm này nên để học sinh trình bày

thông qua những câu hỏi đònh hướng gợi mở của
giáo viên.
a) Dạng bài tập đònh tính :
Với những dạng bài tập này không nên yêu
cầu học sinh lên trình bày bảng, mà chỉ cần yêu
cầu học sinh đứng tại chỗ `trả lời nội dung bài tập
(giáo viên không nhắc lại nội dung bài tập mà chỉ
sử dụng khẩu lệnh : bài 1, bài 2… trang … hoặc các
câu hỏi dạng C1, C2, C3… )
- Sau mỗi nội dung học sinh trả lời thì
giáo viên sẽ yêu cầu 1 đến 2 học sinh khác dưới
lớp nhận xét và cho ý kiến của mình. Mục đích của
việc làm này là thu hút các học sinh khác cùng
làm việc, làm việc mang tính tập thể. Sau cùng
người giáo viên nhận xét đánh giá và cho điểm
công khai trước lớp.
- Với những bài mà nội dung có trong
các bài học trước (đònh luật, đònh lý, tính chất, khái
niệm v.v… ) thì giáo viên nên gọi những học sinh
yếu kém hoặc trung bình để tạo điều kiện cho
những em này hoạt động, làm quen và gắn mình
vào bài học (tránh tình trạng những học sinh yếu
kém hay tự xem mình là người thừa trong lớp). Với
những em học sinh yếu kém thì sau khi lên bảng làm
3
được 1 bài tập hoặc trả lời được 1 câu hỏi, 1 nội
dung nào đó mặc dù có thể là dễ so với các bạn
khác nhưng đối với mình thì đó là một thành công,
một sự phấn đấu nổ lực, nên giáo viên cần quan
tâm tới những đối tượng này. Giáo viên nên có

những lời động viên, một ưu ái riêng thông qua lựa
chọn những câu hỏi hoặc bài tập, để tạo điều
kiện cho các em không mặc cảm bản thân, không
sợ bộ môn hoặc tiết học làm bài tập.
- Với những học sinh khá, giỏi, thì
người giáo viên cần giành cho những nội dung phù
hợp với khả năng của các em. Sau mỗi bài tập,
mỗi câu hỏi thì giáo viên nên chuẩn bò sẵn những
câu hỏi phụ mang tính nâng cao, mở rộng hoặc
vận dụng thực tế để phát huy hết khả năng vốn
có của học sinh khá, giỏi.
b) Dạng bài tập đònh lượng :
Với dạng bài tập này, người giáo viên nên
yêu cầu học sinh lên bảng sửa bài. Chỉ nên gọi 1
em với mỗi bài để tránh bò phân tán suy nghó của
những học sinh còn lại và tập trung các em theo
đuổi một nội dung là bài tập mà bạn đang tiến
hành trên bảng.
Trong thời gian học sinh đang làm bài thì giáo
viên cần kiểm tra nhanh vở bài tập của học sinh
đó. Sửa chữa những sai sót nếu có rồi nhận xét,
đánh giá, kết hợp với kết quả bài làm trên bảng
rồi mới cho điểm. Nếu còn thời gian thì giáo viên
có thể kiểm tra nhanh một vài vở bài tập của học
4
sinh khác dưới lớp, cho ý kiến về các cách làm
bài. Sau khi học sinh trên bảng làm xong thì yêu cầu
những học sinh dưới lớp cho nhận xét. Có thể gọi
1, 2 hoặc 3 em trả lời. Nếu những ý kiến nào hợp
lý, kết hợp với kiểm tra nhanh vở bài tập thì giáo

viên nên cho điểm để động viên kòp thời, ghi nhận
kết quả xứng đáng.
- Với những bài toán khó (dạng mở
rộng, nâng cao) thì nên yêu cầu học sinh khá đọc
đề và tóm tắt (giáo viên làm thư ký trên bảng).
Giáo viên có thể gợi ý tóm tắt nếu bài toán khó
thật sự. Sau khi đã tóm tắt xong, trên tinh thần xung
phong, giáo viên yêu cầu học sinh trình bày cách
làm bài tập này dưới dạng tổng quát. Nếu thấy
hợp lý thì yêu cầu một học sinh khác trình bày lại.
Còn nếu thấy hướng đi này dài, có chỗ chưa hợp
lý thì sau khi học sinh đó trình bày, giáo viên cần
thảo luận không những với học sinh đó mà phải
với tập thể lớp, để tạo điều kiện cho những học
sinh khác bổ sung, tham gia cùng giải bài (giáo viên
chỉ thảo luận phần chưa hợp lý và không nên sửa
chữa ngay bằng phương pháp của mình). Tới khi tất
cả đã chọn được hướng giải quyết thì giáo viên
mới cần thiết bổ sung nếu có. Sau đó yêu cầu
một học sinh (trên tinh thần tự nguyện) lên bảng
trình bày cụ thể cách làm bài tập trên, trên
hướng đi đã thống nhất. Sau cùng yêu cầu một
học sinh khác nhận xét phần trình bày của bạn trên
bảng. Rồi giáo viên đánh giá và cho điểm công
5
khai những học sinh đã tham gia giải bài tập này
(không nhất thiết là một bạn trên bảng).
- Đối với những bài tập khó mà học
sinh chưa tìm được hướng giải quyết, thì giáo viên
cần đặt ra những câu hỏi về phần kiến thức có

liên quan. Với những nội dung gợi mở mà học sinh
trả lời được, giáo viên cần ghi lược lại trên một
góc bảng, để rồi kết hợp với tóm tắt đề ra, học
sinh có thể tìm thấy mối liên quan giữa các đại
lượng, các yếu tố, rồi từ đó đònh ra cách giải cụ
thể. Phương án cuối cùng là giáo viên mới đưa ra
phương pháp giải của mình, nhưng phải dưới dạng
tổng quát để học sinh cụ thể hóa bài làm.
* Chú ý :
- Sau mỗi tiết bài tập người giáo viên cần
tổng hợp các dạng để học sinh đònh hướng cách
giải các dạng bài tập đó, lấy đó làm kinh nghiệm
cho các tiết học tiếp theo.
- Trong mỗi tiết bài tập, huy động được càng
nhiều học sinh tham gia hoạt động càng tốt và
không nên hạn chế việc cho điểm đối với học sinh
trong những giờ bài tập này.
- Khi cho điểm thì nhất thiết giáo viên phải kết
hợp với nội dung chấm vở bài tập hoặc bài học,
có sửa sai nếu có. Có nhận xét vào vở của học
sinh và ghi điểm để nhằm thể hiện sự quan tâm
của giáo viên bộ môn, để học sinh được thấy kết
quả học tập của mình và có trách nhiệm với môn
học. Thấy được nghóa vụ và quyền lợi của một
6
người học sinh, nhằm phát huy tính tự giác, ý thức
học tập để ngày càng say mê bộ môn hơn.
II. TIẾT HỌC CÓ NỘI DUNG TỔNG KẾT :
1. Xác đònh mục tiêu - nội dung :
Thông thường, một tiết tổng kết là nhằm

củng cố, ôn lại và vận dụng một mảng kiến thức
tương đối rộng (ở cấp độ một chương). Do đó,
thường thì sau nhiều tiết học lý thuyết, nhiều tiết
bài tập mới có 1 tiết tổng kết, cho nên người
giáo viên phải biết tổng hợp toàn bộ phần kiến
thức mà tiết tổng kết có liên quan. Phải đònh được
các dạng kiến thức và những kiến thức nằm ở
những bài tập nào, câu hỏi nào… Tốt nhất người
giáo viên cũng nên phân ra làm 2 dạng bài tập :
đònh tính và đònh lượng.
2. Phương pháp tiến hành :
a. Với những tiết tổng kết có sẵn trong
SGK :
Người giáo viên chỉ việc phân biệt dạng đònh
tính, đònh lượng rồi đưa phần đònh tính lên trước với
thời lượng sao cho phù hợp. Chú ý trong phần này
giáo viên phải hệ thống cho được những kiến thức
có liên quan trong tiết tổng kết (có thể bổ sung
một số câu hỏi phụ để đáp ứng cho được mục
tiêu này). Trình tự tiến hành phần này tương tự như
tiến hành phần đònh tính của tiết bài tập, nhưng
phong phú và đa dạng hơn.
7
- Với phần đònh lượng, người giáo
viên cần nghiên cứu kỹ để tiến hành từng dạng
bài tập sao cho từ những bài tập dễ, đơn giản đến
những bài tập khó, phức tạp và mang tính tổng
quát (không nhất thiết phải làm hết toàn bộ bài
tập trong SGK). Tuỳ vào khả năng của học sinh mà
giáo viên can thiệp nhiều hay ít (quá trình tiến hành

nội dung này tương tự như phần đònh lượng của 1 tiết
bài tập).
b) Với những tiết tổng kết không có
sẵn trong sách giáo khoa :
Lúc này người giáo viên phải xác đònh rõ
nhiệm vụ của tiết học này, để từ đó soạn ra các
dạng bài tập, hệ thống câu hỏi cho hợp lý (cũng
nên chia làm 2 dạng đònh tính và đònh lượng). Vì
không có sẵn trong SGK nên giáo viên phải chuẩn
bò thật kỹ, sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập,
sách giáo viên, sách tham khảo, để hình thành
những nội dung cho phù hợp.
* Dù tiết tổng kết có trong SGK hay không có
trong SGK thì một tiết học đều phải lấy học sinh làm
trung tâm, giáo viên làm người đònh hướng, gợi mở
bổ sung những thiếu sót của học sinh mà thôi.
Không nên áp đặt, không nên yêu cầu học sinh
một cách cứng nhắc. Chỉ nên sử dụng những câu
hỏi gợi mở, để tạo điều kiện cho học sinh phát huy
tính chủ động, sáng tạo trong mỗi bài học.
* Cuối mỗi tiết tổng kết, giáo viên nên tổng
hợp lại toàn bộ kiến thức có liên quan ở phần
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×