Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO CÁO VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘIKHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.83 KB, 25 trang )

Tên khu rừng đặc dụng: KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU
Cơ quan chủ quản:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

BÁO CÁO VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU

Vĩnh Cửu, tháng 12 năm 2007


Báo cáo về các vấn đề xã hội

PHỤ LỤC 3
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN VÀ DI TÍCH VĨNH CỬU
Tổng diện tích quản lý của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu 68.236 ha, trong đó diện
tích vùng đệm: 7.837 ha.
Dân số sống trong vùng lõi và vùng đệm Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có 03 xã và
tổng số 20 thôn/ấp và tổng số hộ là 5.415 hộ - 24.180 khẩu sống trong và xung quanh
KBT, thành phần dân tộc đa dạng với 9 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trong khu vực .
Với đặc điểm dân cư trên địa bàn KBT phân bố rải rác thành nhiều cụm, sinh sống xen lẫn
trong các khu rừng, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, một bộ
phận dân cư còn sống lệ thuộc vào đất rừng, rừng và các lâm sản phụ trong các khu rừng
tạo áp lực rất lớn cho công tác QLBVR của KBT.
Dân cư trên địa bàn KBT phân bố rải rác thành nhiều cụm, nên quá trình đánh giá nhu
cầu bảo tồn được tiến hành theo từng cụm. Đại diện của các cộng đồng nhận rừng giao khoán
thuộc dự án 661 và nhận rừng giao khoán theo Nghị định 01/CP của Chính phủ là những đối
tượng tham gia nhiều nhất, bên cạnh đó các tổ chức xã hội như Đoàn thanh niên, hội phụ nữ
và cán bộ chính quyền từ thôn, ấp và xã cũng được mời tham gia. Đại diện cụm đồng bào dân
tộc Ch’ro trong vùng bao gồm già làng, các hộ gia đình nhận khoán tham gia và đã đóng góp


khá nhiều ý kiến cho dự thảo của bản đánh giá nhu cầu bảo tổn của KBT
Do điều kiện về năng lực và thời gian có hạn nên trong công tác đánh giá tình hình
kinh tế xã hội, chúng tôi chỉ thực hiện được các công việc sau:
* Làm việc với UBND 03 xã gồm: Xã Mã Đà, xã Hiếu Liêm và xã Phú Lý về các
công việc như: Xây dựng nội dung về bản đánh giá nhu cầu bảo tồn của đơn vị, cập nhật số
liệu về dân sinh kinh tế của xã, các thoả thuận đạt được giữa người dân địa phương và KBT
về các nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững và có hiệu quả.
2


Báo cáo về các vấn đề xã hội

* Trong tổng số 20 ấp, chỉ tiến hành làm việc với 10 ấp về các vấn đề kinh tế - xã hội
của địa phương: Tổ chức họp với ban đại diện ấp và các tổ chức xã hội trong ấp như: đoàn
thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, già làng,... để xây dựng bản đánh giá nhu cầu bảo
tồn cho KBT và thoả thuận về nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng của người dân địa phương.
* Để có cơ sở cho việc đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn Khu
BTTN&DT Vĩnh Cửu, chúng tôi đã tiến hành điều tra chi tiết tổng số 47 hộ trong đó: 10 hộ
là già làng, trưởng thôn; 10 hộ đại diện cho các hộ nghèo, 10 hộ đại diện cho các hộ trung
bình và 10 hộ đại diện cho các hộ giàu trong 10 thôn được chọn điều tra, phỏng vấn; 07 hộ
nghèo đại diện cho các nhóm dân tộc trong khu vực.
I/ THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI
1/ Dân số, dân tộc và sự phân bố dân cư
Theo số liệu điều tra dân sinh kinh tế (năm 2007), dân cư sinh sống trong khu vực
gồm 5.415 hộ- 24.180 khẩu, phân theo đơn vị hành chính quản lý như sau:
- Xã Mã Đà
: 1.727 hộ - 7.621 khẩu
- 07 ấp dân cư
- Xã Hiếu Liêm : 1.036 hộ - 4.930 khẩu
- 04 ấp dân cư

- Xã Phú Lý
: 2.652 hộ - 11.629 khẩu
- 09 ấp dân cư
Ngoại trừ các hộ dân tộc Ch’ro là dân bản xứ tại xã Phú Lý, đa phần dân cư từ
nhiều địa phương trong cả nước đến cư trú, sinh sống ở đây theo các thời kỳ và những
hình thức khác nhau như: Di dân tự do, lao động dọn lòng hồ Trị An ở lại lập nghiệp, Việt
kiều Campuchia hồi hương, dân khai phá vùng kinh tế mới do tỉnh Đồng Nai kết nghĩa
với các tỉnh miền Bắc và miền Trung, cán bộ công nhân viên các lâm trường và công nhân
xây dựng thủy điện Trị An nghỉ hưu và nghỉ theo chế độ 176. . .
Thành phần dân tộc, lao động và hiện trạng phân bố dân cư của từng xã cụ thể như
sau:
1.1/ Xã Mã Đà
- Tổng diện tích tự nhiên : 27.497 ha
Trong đó:
+) Diện tích của xã nằm trong vùng lõi : 23.567,5 ha chiếm 85,7%
+) Diện tích của xã nằm ở vùng đệm :
3.929,5 ha chiếm 14,3%
Diện tích rừng tự nhiên :
21.528,0 ha
Diện tích rừng trồng :
1.603.1 ha
Diện tích đất nông nghiệp :
3.560,0 ha
Diện tích đất không có rừng :
805,9 ha
- Tổng dân số :
1.727 hộ - 7.621 khẩu - Số khẩu trung bình/ hộ là 4,4
Trong đó:
+) Số hộ sống trong vùng lõi :
761 hộ chiếm 44,1%

+) Số hộ sống ở vùng đệm :
966 hộ chiếm 55,9%
Bảng 1: Thành phần dân số, dân tộc theo các ấp ở vùng lõi KBT
Số khẩu
Số
hộ

Ấp dân cư

2
% dân tộc

34
100

Tổng
số
khẩu

Nam

152

76

Thành phần dân tộc (theo hộ)
Nữ
76

Kinh


Ch'ro

Mường

0

0

Khơ
me

Hoa

Tày

Nùng

DT khác

0

0

0

0

34
100


0

3


Báo cáo về các vấn đề xã hội
3
% dân tộc

70

70

35

35

100
4

% dân tộc

257

257

129

128


100
5

% dân tộc

282

% dân tộc
Tổng cộng
% DÂN TỘC

118

1.178

590

588

97,1

2,9

0,0

0,0

0,0


0,0

0,0

0,0

0

0

0

0

0

0

0

1

2

2

0,4

0,7


0,7

0,0

0,0

1,1

257

274
97,2

555

280

275

1.110

1.10
2

100
761

2

100


100
6

68

2.212

100,0

0,0

114

3

4

96,6

0,0

0,0

3,4

0,0

0,0


0,0

0,0

747

2

1

6

2

0

0

3

98,1

0,3

0,1

0,8

0,3


0,0

0,0

0,4

Phân theo dân tộc của xã Mã Đà nằm trong vùng lõi KBT có 6 dân tộc sinh sống,
trong đó: Dân tộc Kinh chiếm đa số 98,1%, dân tộc Khơ Me chiếm 0,8 %, các dân tộc
khác 0,4%, dân tộc Ch’ro và dân tộc Hoa cùng chiếm 0,3%, Dân tộc Mường chỉ chiếm tỷ
lệ 0,1%
Bảng 2: Thành phần dân số, dân tộc theo các ấp ở vùng đệm KBT
Số khẩu
Số
hộ

Tổng
số
khẩu

Nam

1

347

1.479

720

% dân tộc


100

2

180

% dân tộc

100

3

133

% dân tộc

100

4

129

% dân tộc

100

7

177


% dân tộc

100

Ấp dân cư

Tổng cộng
% DÂN TỘC

966
100,0

695

891

1.465

344

455

730

Thành phần dân tộc (theo hộ)
Nữ
759

351


436

736

879

441

438

5.409

2.69
0

2.72
0

Kinh

Ch'ro

333

Mường

Khơ
me


Hoa

Tày

1

1

1

3

Nùng

DT khác
8

96,0

0,0

0,3

0,3

0,3

0,9

0,0


2,3

179

0

0

0

1

0

0

0

99,4

0,0

0,0

0,0

0,6

0,0


0,0

0,0

0

2

1

0

0

0

130
97,7

0,0

0,0

1,5

0,8

0,0


0,0

0,0

128

0

0

0

1

0

0

0

99,2

0,0

0,0

0,0

0,8


0,0

0,0

0,0

165

10

93,2

5,6

0,0

0,0

0,0

1,1

0,0

0,0

935

10


1

3

4

5

0

8

96,8

1,0

0,1

0,3

0,4

0,5

0,0

0,8

2


Phân theo dân tộc của xã Mã Đà nằm trong vùng đệm KBT có 7 dân tộc sinh sống,
trong đó: Dân tộc Kinh chiếm đa số 96,8%, dân tộc Ch’ ro chiếm 1,0%, các dân tộc khác
0,8%, dân tộc Tày chiếm 0,5%, dân tộc Hoa chiếm 0,4%, dân tộc Khơ Me chiếm 0,3%,
dân tộc Mường chỉ chiếm tỷ lệ 0,1%

4


Báo cáo về các vấn đề xã hội

- Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 3.902 người, trong đó nam (50,9%) và nữ
(49,1%). Lao động phân theo ngành nghề: lao động nông lâm nghiệp (95,9%), thương
mại, dịch vụ và lao động khác (4,1%).
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên : 1,14% và tăng cơ học là 9,5% (trước năm 2002).
- Trình độ văn hoá: Đa phần lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc phỗ thông cơ
sở, một số lao động trình độ văn hoá phổ thông trung học, không qua đào tạo chuyên môn
kỹ thuật, lao động chân tay là chính.
1.2/ Xã Hiếu Liêm
- Tổng diện tích tự nhiên : 21.116,3 ha
Trong đó:
+) Diện tích của xã nằm trong vùng lõi : 17.190,5 ha chiếm 81,4%
+) Diện tích của xã nằm ở vùng đệm :
3.925,8 ha chiếm 18,6%
Diện tích rừng tự nhiên :
13.151,1 ha
Diện tích rừng trồng :
2.498,3 ha
Diện tích đất nông nghiệp :
3.331,2 ha
Diện tích đất không có rừng :

2.135,7 ha
- Tổng dân số :
1.036 hộ - 4.930 khẩu - Số khẩu trung bình/ hộ là 4,7
Trong đó:
+) Số hộ sống trong vùng lõi :
147 hộ chiếm 14,2%
+) Số hộ sống ở vùng đệm :
889 hộ chiếm 85,8%
Bảng 3: Thành phần dân số, dân tộc theo các ấp ở vùng lõi KBT
Số khẩu
Ấp dân cư

Số
hộ

4

147

% dân tộc

100

Tổng cộng
% DÂN TỘC

147

Tổng
số

khẩu
749
749

Thành phần dân tộc (theo hộ)

Na
m

Nữ

Kinh

Ch'ro

430

319

140

1

95,2

0,7

0,0

0,0


1,4

140

1

0

0

95,2

0,7

0,0

0,0

430

319

100,0

Mường

Khơ
me


Hoa

Thái

DT
khác

Tày

Nùng

1

3

0,0

0,7

2,0

0,0

2

0

1

3


0

1,4

0,0

0,7

2,0

0,0

2

Phân theo dân tộc của xã Hiếu Liêm nằm trong vùng lõi KBT có 5 dân tộc sinh
sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm đa số 95,2%, dân tộc Nùng chiếm 2,0%, dân tộc Hoa
cùng chiếm 1,4%,dân tộc Tày và dân tộc Ch’ro chiếm 0,7% .
Bảng 4: Thành phần dân số, dân tộc theo các ấp ở vùng đệm KBT
Số khẩu
Ấp dân cư

Số
hộ

Tổng
số
khẩu

Nam


Thành phần dân tộc (theo hộ)
Nữ

Kinh

1

116

557

345

212

114

2

321

1.612

813

799

312


3

452

2.012
4.181

1.081
2.09
2

439

889

931
2.08
9

Tổng cộng
% DÂN TỘC

100,0

Ch'ro

Mường

Khơ
me


Hoa

1

Thái

Tày

Nùng

4

5

DT
khác

1

1

8

2

1

1


865

0

2

8

2

1

5

5

1

97,3

0,0

0,2

0,9

0,2

0,1


0,6

0,6

0,1

5


Báo cáo về các vấn đề xã hội

Phân theo dân tộc của xã Hiếu Liêm nằm trong vùng đệm KBT có 8 dân tộc sinh
sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm đa số 97,3%, dân tộc Khơ Me chiếm 0,9%, dân tộc
Tày và dân tộc Nùng chiếm 0,6%, dân tộc Hoa và dân tộc Mường chiếm 0,2%, các dân
tộc Thái và dân tộc khác 0,1%
- Tổng số lao động trong độ tuổi lao động là 2.218 người, trong đó nam (51%) và
nữ (49%). Đa phần lao động ở độ tuổi từ 30 – 35 .
- Trình độ văn hoá: Phần lớn lao động có trình độ văn hoá cấp tiểu học hoặc phổ
thông cơ sở,có ít lao động trình độ văn hoá phổ thông trung học, không qua đào tạo
chuyên môn kỹ thuật, lao động chân tay là chính.
1.3/ Xã Phú Lý
- Tổng diện tích tự nhiên : 25.963,7 ha
Trong đó:
+) Diện tích của xã nằm trong vùng lõi : 20.175,0 ha chiếm 77,7%
+) Diện tích của xã nằm ở vùng đệm :
5.788,7 ha chiếm 22,3%
Diện tích rừng tự nhiên :
17.566,3 ha
Diện tích rừng trồng :
710,9 ha

Diện tích đất nông nghiệp :
6.114,7 ha
Diện tích đất không có rừng :
1.571,8 ha
- Tổng dân số :
2.652 hộ - 11.629 khẩu - Số khẩu trung bình/ hộ là 4,4
Trong đó:
+) Số hộ sống ở vùng đệm :
2.652 hộ chiếm 100%
Bảng 5: Thành phần dân số, dân tộc theo các ấp ở vùng đệm KBT
Ấp dân cư

Số
hộ

1
% dân tộc
2
% dân tộc
3
% dân tộc
4
% dân tộc
Lí lịch 1
% dân tộc
Lí lịch 2
% dân tộc
Bàu Phụng
% dân tộc
Cây Cầy

% dân tộc
Bàu Chánh
% dân tộc

368
100
352
100
235
100
483
100
377
100
319
100
93
100
275
100
150
100

Tổng
% DÂN TỘC

2.652
100,0

Thành phần dân tộc (theo hộ)

Tổng
số
Khơ
Hoa Tày Nùng
khẩu Kinh Ch'ro Mường
me
1.368
361
1
98,1
0,0
0,0
0,0 0,3 0,0
0,0
1.913
320
24
8
90,9
0,0
6,8
2,3 0,0 0,0
0,0
968
231
2
2
98,3
0,0
0,9

0,0 0,9 0,0
0,0
2.142
455
2
23
1
1
94,2
0,4
0,0
4,8 0,2 0,2
0,0
1.503
259
110
1
5
2
68,7
29,2
0,3
1,3 0,5 0,0
0,0
1.420
316
1
99,1
0,0
0,0

0,3 0,0 0,0
0,0
396
88
5
94,6
0,0
0,0
0,0 0,0 5,4
0,0
1.218
270
4
98,2
0,0
0,0
0,0 1,5 0,0
0,0
701
145
5
96,7
0,0
0,0
0,0 0,0 3,3
0,0
2.44
11.629
5
112

27
37
10
11
0
92,2
4,2
1,0
1,4 0,4 0,4
0,0

DT
khác
6
1,6
0,0
0,0
1
0,2
0,0
2
0,6
0,0
1
0,4
0,0
10
0,4
6



Báo cáo về các vấn đề xã hội

Phân theo dân tộc của xã Phú Lý nằm trong vùng đệm KBT có 7 dân tộc sinh sống,
trong đó: Dân tộc Kinh chiếm đa số 92,2%, dân tộc Ch’ ro chiếm 4,2%, dân tộc Khơ Me
chiếm 1,4%, dân tộc Mường chiếm 1,0%, các dân tộc Tày, dân tộc Hoa và dân tộc khác
0,4%
- Tổng số lao động trong độ tuổi có 6.667 người, chiếm 56,5% tổng số dân của xã;
trong đó lao động nông nghiệp chiếm tới 85%, còn lại là lao động trong các lĩnh vực buôn
bán, dịch vụ và công nhân viên của Lâm trường Vĩnh An.
- Trình độ văn hoá: Đa phần có trình độ văn hoá cấp tiều học, phổ thông cơ sở và
một số ít có trình độ phổ thông trung học, nhưng chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật,
lao động chân tay là chính.

2/ Thực trạng kinh tế – xã hội theo từng xã
2.1/ Sơ lược về tình hình Kinh tế - Xã hội xã Mã Đà
Bảng 6: Điều kiện kinh tế xã hội phân loại giàu, nghèo của xã Mã Đà

TT

Tên
thôn/Ấp

Tổng
số hộ

Tổng
số
nhân
khẩu


Hộ nghèo
Hộ

% hộ
Nhân nghèo
khẩu

Hộ trung
bình
Hộ

Nhân
khẩu

Hộ giàu

% hộ
trung
bình

Hộ

Nhân
khẩu

%
hộ
giàu


1

Ấp 1

347

1.479

66

327

19,0

246

998

70,9

35

154

10,1

2

Ấp 2


214

847

59

202

27,6

125

513

58,4

30

132

14,0

3

Ấp 3

203

961


61

216

30,0

84

490

41,4

58

255

28,6

4

Ấp 4

386

1.722

109

386


28,2

269

1.301

69,7

8

35

2,1

5

Ấp 5

282

1.178

121

314

42,9

151


820

53,5

10

44

3,5

6

Ấp 6

118

555

28

113

23,7

39

218

33,1


51

224

43,2

7

Ấp 7

177

879

35

176

19,8

127

637

71,8

15

66


8,5

1.727

7.621

27,3 1.041

4.977

57,0 207

910

15,7

TỔNG CỘNG

479 1.734

Dân cư toàn xã gồm 1.727 hộ - 7.621 khẩu được phân thành 07 ấp trong đó:
- Số hộ nghèo cao nhất thuộc ấp 5 (42,9%), thấp nhất thuộc ấp 1 (19,0%). Số hộ nghèo
bình quân của toàn xã chiếm 27,3%.
- Số hộ có thu nhập trung bình cao nhất thuộc ấp 7 (71,8%), thấp nhất thuộc ấp 6 (33,1%).
Số hộ có thu nhập trung bình trong toàn xã chiếm 57,0%.
7


Báo cáo về các vấn đề xã hội


- Số hộ giàu cao nhất thuộc ấp 6 (43,2%), thấp nhất thuộc ấp 4 (2,1%). Số hộ giàu trung
bình trong toàn xã chiếm 15,7%.
- Ấp có dân số cao nhất thuộc ấp 4 với 386 hộ, 1.722 khẩu và ấp có dân số thấp nhất thuộc
ấp 6 với 118 hộ, 555 khẩu.
Kết qủa phân tích cho thấy những ấp có dân số thấp thì số hộ có thu nhập trung
bình và giàu cao hơn những ấp có dân số cao.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và rừng trồng chia bình quân theo hộ trên toàn
xã là 2,99 ha/ hộ và chia bình quân theo khẩu là 0,68 ha/ khẩu.
2.2/ Sơ lược về tình hình Kinh tế - Xã hội xã Hiếu Liêm
Bảng 7: Điều kiện kinh tế xã hội phân loại giàu, nghèo của xã Hiếu Liêm
TT

Tên
thôn/Ấp

Tổng
số hộ

Tổng
số
nhân
khẩu

Hộ nghèo
Hộ

% hộ
Nhân nghèo
khẩu


Hộ trung
bình
Nhân
Hộ
khẩu

Hộ giàu
% hộ
trung
bình Hộ Nhân
khẩu

% hộ
giàu

1

Ấp 1

116

557

11

52

9.5

100


483

86.2

5

22

4.3

2

Ấp 2

321

1,612

25

93

7.8

293

1,505

91.3


3

14

0.9

3

Ấp 3

452

2,012

14

64

3.1

421

1,879

93.1

17

69


3.8

4

Ấp 4

147

749

1

2

0.7

144

738

98.0

2

9

1.4

1,036


4,930

51

211

5.3

958

4,605

92.1

27

114

2.6

TỔNG CỘNG

Dân cư toàn xã gồm 1.036 hộ - 4.930 khẩu được phân thành 04 ấp trong đó:
- Số hộ nghèo cao nhất thuộc ấp 1 (9,5%), thấp nhất thuộc ấp 4 (0,7%). Số hộ nghèo bình
quân của toàn xã chiếm 5,3%.
- Số hộ có thu nhập trung bình cao nhất thuộc ấp 4 (98,0%), thấp nhất thuộc ấp 1 (86,2%).
Số hộ có thu nhập trung bình trong toàn xã chiếm 92,1%.
- Số hộ giàu cao nhất thuộc ấp 1 (4,3%), thấp nhất thuộc ấp 2 (0,9%). Số hộ giàu trung
bình trong toàn xã chiếm 2,6%.

- Ấp có dân số cao nhất thuộc ấp 3 với 452 hộ, 2.012 khẩu và ấp có dân số thấp nhất thuộc
ấp 1 với 116 hộ, 557 khẩu.
Kết qủa phân tích cho thấy tỷ lệ giàu nghèo phân biệt rõ rệt trong ấp 1 và trong
toàn xã tỷ lệ hộ nghèo thấp chỉ 5,3%, số hộ có thu nhập trung bình là rất cao (92,1%).
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và rừng trồng chia bình quân theo hộ trên toàn
xã là 3,38 ha/ hộ và chia bình quân theo khẩu là 0,76 ha/ khẩu.
2.3/ Sơ lược về tình hình Kinh tế - Xã hội xã Phú Lý
Bảng 8: Điều kiện kinh tế xã hội phân loại giàu, nghèo của xã Phú Lý
TT Tên thôn/Ấp

Tổng
số hộ

Tổng
số
nhân
khẩu

Hộ

Hộ nghèo

% hộ
Nhân nghèo
khẩu

Hộ trung
% hộ
bình
trung

Nhân bình
Hộ
khẩu

Hộ giàu
Hộ

%
hộ
Nhân giàu
khẩu

1

Ấp 1

368

1,368

50

203

13.6

301

1,094


81.8

17

71

4.6

2

Ấp 2

352

1,913

62

267

17.6

280

1,606

79.5

10


40

2.8
8


Báo cáo về các vấn đề xã hội
3

Ấp 3

235

968

14

296

6.0

212

627

90.2

9

45


3.8

4

Ấp 4
Ấp Bàu
Phụng

483

2,142

76

380

15.7

392

1,699

81.2

15

63

3.1


93

396

46

189

49.5

37

171

39.8

10

36

10.8

275

1,218

114

399


41.5

154

784

56.0

7

35

2.5

7

Ấp Cây Cầy
Ấp Bình
Chánh

150

701

33

123

22.0


109

538

72.7

8

40

5.3

8

Lý Lịch 1

377

1,503

74

264

19.6

293

1,199


77.7

10

40

2.7

9

Lý Lịch 2

319 1,420
2,65
2 11,629

86

329

27.0

941

63.6

30

150


9.4

555 2,450

23.6

203
1,98
1

8,659

71.4

116

520

5.0

5
6

TỔNG CỘNG

Dân cư toàn xã gồm 2.652 hộ - 11.629 khẩu được phân thành 09 ấp trong đó:
- Số hộ nghèo cao nhất thuộc ấp Bàu Phụng (49,5%), thấp nhất thuộc ấp 3 (6,0%). Số hộ
nghèo bình quân của toàn xã chiếm 23,6%.
- Số hộ có thu nhập trung bình cao nhất thuộc ấp 3 (90,2%), thấp nhất thuộc ấp Bàu

Phụng (39,8%). Số hộ có thu nhập trung bình trong toàn xã chiếm 71,4%.
- Số hộ giàu cao nhất thuộc ấp Bàu Phụng (10,8%), thấp nhất thuộc ấp Lý Lịch 1 (2,7%).
Số hộ giàu trung bình trong toàn xã chiếm 5,0%.
- Ấp có dân số cao nhất thuộc ấp 4 với 483 hộ, 2.142 khẩu và ấp có dân số thấp nhất thuộc
ấp Bàu Phụng với 93 hộ, 396 khẩu.
Kết qủa phân tích cho thấy tỷ lệ giàu nghèo phân biệt rõ rệt trong ấp 1 và trong
toàn xã tỷ lệ hộ nghèo rất thấp chỉ 5,3%, số hộ có thu nhập trung bình là rất cao (92,1%).
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và rừng trồng chia bình quân theo hộ trên toàn
xã là 3,95 ha/ hộ và chia bình quân theo khẩu là 0,9 ha/ khẩu.
3/ Thực trạng kinh tế hộ gia đình theo các nhóm giàu/ nghèo/ nhóm dân tộc và sự
phụ thuộc vào rừng
3.1/ Kinh tế hộ gia đình của nhóm hộ nghèo sống trong và xung quanh KBT
Kết quả điều tra phỏng vấn nhóm hộ nghèo:
- Trình độ học vấn: Số người không biết chữ chiếm 26,1%; số trẻ em chưa đến tuổi đi học
chiếm 26,1% và số người đọc thông viết thạo chiếm 47,8%
- Nghề nghiệp chính của nhóm người nghèo:
+) Người chồng: Làm thuê, đánh cá, làm rẫy
+) Người vợ: Làm thuê, làm rẫy, đánh cá, nội trợ
Nghề nghiệp khác của nhóm người nghèo là làm thuê, nhận làm thêm các mặt hàng
đan Mây tre, làm công nhân
- Số nhân khẩu trung bình: 5,3 khẩu
- Diện tích đất sản xuất bình quân: 0,87 ha
- Loài cây trồng chủ yếu là cây nguyên liệu giấy và cây ăn trái: Tràm, Mì, Xoài, Điều,…
9


Báo cáo về các vấn đề xã hội

- Chăn nuôi chủ yếu: Heo, chó, gà, vịt và rất ít hộ có chăn nuôi bò nhưng sử dụng nguồn
vốn vay.

- Hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ: Lượm trai cục, hái măng, lồ ô, lá giang, rau rừng,
Mây. Dùng cho nhu cầu trong gia đình và bán
- Sử dụng củi đun khoảng 0,8 Ster/tháng: Chủ yếu là cành, nhánh cây Tràm trong rừng
trồng, cành cây Điều, Xoài và một số cây khô mục trong rừng tự nhiên. Phục vụ cho nhu
cầu trong gia đình.
- Các hình thức xâm phạm rừng vì hình thức buôn bán: Bẫy bắt các loài thú nhỏ như Gà
rừng, Thỏ rừng,… được thực hiện trong mùa nông nhàn, thiếu đói. Dùng để ăn và bán lấy
tiền.
- Hoạt động đánh bắt cá: Tập trung chủ yếu vào mùa mưa, hình thức đánh bắt chủ yếu là
giăng lưới, thả câu và đánh chà bao. Người dân thường đánh bắt ở hồ Vườn Ươm, hồ Bà
Hào, hồ Trị An và các con suối khác. Sản phẩm thu được chỉ phục vụ cho nhu cầu gia
đình và bán khi đánh bắt được nhiều
- Tổng thu nhập bình quân năm tính theo đầu người: 2.805.792 đ/ng/năm.
Nguồn thu nhập chính từ làm thuê, trồng rừng, cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt cá
và thu hái lâm sản từ rừng
- Mối quan hệ giữa các gia đình được phỏng vấn với KBT: Được đánh giá chung là tốt và
cán bộ KBT có giúp đỡ gia đình, mối quan hệ bình thường không đối đầu và KBT có tạo
điều kiện cho người dân tham gia công tác lâm nghiệp như: trồng rừng, giao khoán rừng,
làm đường băng phòng cháy,…
- Các gia đình trong nhóm những người nghèo được phỏng vấn đều gặp khó khăn (thiếu
ăn) vào khoảng thời gian tháng 5 – 6 và tháng 10 – 12. Trong thời gian này, các hộ gia
đình thiếu ăn đều phải đi vay mượn và đến mùa lại đi làm thuê có tiền để trả nợ. Thực
trạng thiếu ăn của các hộ nghèo đều do gia đình không có đất sản xuất, con đông và
thường bị đau ốm.
- Trong nhóm người nghèo, vai trò của người phụ nữ trong gia đình là rất quan trọng nên
họ cũng phải tham gia vào các hoạt động thu hái lâm sản từ rừng như: Lấy măng, rau
rừng, lấy củi và lượm chai cục (nhựa của cây Chò chai).
- Các ghi nhận liên quan khác:
Các gia đình trong nhóm người nghèo đều muốn có đất sản xuất và ổn định cuộc
sống tại chỗ, hỗ trợ cho vay vốn để chăn nuôi và sản xuất, muốn được nhận khoán bảo vệ

rừng
Cần được hỗ trợ cây con giống trong sản xuất đặc biệt là các giống mới cho năng
suất cao.
Giữa người dân địa phương và KBT khó có thể thoả thuận được về sử dụng tài
nguyên rừng bền vững và hợp lý
3.2/ Kinh tế hộ gia đình của nhóm hộ trung bình sống trong và xung quanh KBT
Kết quả điều tra phỏng vấn nhóm hộ trung bình:
- Trình độ học vấn: Đa số nhân khẩu trong gia đình đều được tham gia học tập và đều có
khả năng đọc viết tốt. Một số ít không biết đọc, biết viết là do tuổi cao và trước đây không
được học.
10


Báo cáo về các vấn đề xã hội

- Nghề nghiệp chính của nhóm người trung bình:
+) Người chồng: Làm rẫy, chăn nuôi, làm mộc, công tác xã hội
+) Người vợ: Làm rẫy, chăn nuôi, buôn bán, nội trợ
Nghề nghiệp khác của nhóm người trung bình: Làm công nhân, bảo vệ rừng, giáo
viên, bộ đội, làm thuê, buôn bán, sửa xe, làm hàng mỹ nghệ và làm công tác xã hội
- Diện tích đất sản xuất bình quân: 5 ha
- Loài cây trồng chủ yếu: Cây lâm nghiệp (Tràm, gỗ lớn), cây ăn trái, Mì, lúa nước, cây
hoa màu,…
- Chăn nuôi chủ yếu: Bò, Heo, chó, gà, vịt, dê, cá, hươu, nai
- Hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ: Lá nón, nhựa Chai, tre, Mây, Nấm, rau rừng
- Sử dụng củi đun khoảng 1 Ster/tháng: Chủ yếu là cành, nhánh cây Tràm trong rừng
trồng và một số cây khô mục trong rừng tự nhiên. Phục vụ cho nhu cầu trong gia đình.
- Các hình thức xâm phạm rừng vì hình thức buôn bán: Đào sắt
- Hoạt động đánh bắt cá: Tập trung chủ yếu vào mùa mưa, hình thức đánh bắt chủ yếu là
giăng lưới, thả câu và đánh chà bao. Người dân thường đánh bắt ở hồ Vườn Ươm, hồ Bà

Hào, hồ Trị An và các con suối khác. Sản thẩm thu được chỉ phục vụ cho nhu cầu gia
đình.
- Tổng thu nhập bình quân năm tính theo đầu người: 7.570.786 đ/ng/năm.
Nguồn thu nhập chính từ: Trồng rừng, làm rẫy, chăn nuôi, làm thuê, làm công
nhân, làm nghề, lương
- Mối quan hệ giữa các gia đình được phỏng vấn với KBT: Được đánh giá chung là tốt,
hài hoà và thân thiện, KBT có quan hệ tốt và chặt chẽ với lãnh đạo địa phương
- Các gia đình trong nhóm những hộ trung bình ít gặp khó khăn trong cuộc sống
- Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động khai thác lâm sản: Lấy củi đun, tre, mây về
sửa chuồng trại và rau rừng
- Các ghi nhận liên quan khác:
Các gia đình đều muốn ổn định cuộc sống tại chỗ, hỗ trợ cho vay vốn để chăn nuôi
và sản xuất, muốn được nhận khoán bảo vệ rừng
Cần được hỗ trợ cây, con giống trong sản xuất đặc biệt là các giống mới cho năng
suất cao.
Cần sớn thực hiện dự án ổn định dân cư cho các xã.
Giữa người dân địa phương và KBT có thể thoả thuận được về sử dụng tài nguyên
rừng bền vững và hợp lý
3.2/ Kinh tế hộ gia đình của nhóm hộ giàu sống trong và xung quanh KBT
Kết quả điều tra phỏng vấn nhóm hộ giàu:
- Trình độ học vấn: Đầy đủ điều kiện học tập, đa phần là biết đọc, viết.
- Nghề nghiệp chính của nhóm người giàu:
+) Người chồng: Làm rẫy, chăn nuôi, làm mộc, buôn bán, công tác xã hội
11


Báo cáo về các vấn đề xã hội

+) Người vợ: Làm rẫy, chăn nuôi, buôn bán, nội trợ
Nghề nghiệp khác của nhóm người giàu: Làm công nhân, bảo vệ rừng, giáo viên,

bộ đội, kỹ sư, làm thuê, buôn bán, sửa xe, chạy xe, làm hàng mỹ nghệ và làm công tác xã
hội
- Diện tích đất sản xuất bình quân: 14,6 ha
- Loài cây trồng chủ yếu: Tràm, cây ăn trái, Cao su, Mía, Cà Fê, Mì, lúa nước, cây hoa
màu, trồng cây gỗ lớn,…
- Chăn nuôi chủ yếu: Bò, Heo, chó, gà, vịt, dê, cá
- Hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ: Lá giang làm bánh phục vụ cho nhu cầu gia đình.
- Sử dụng củi đun khoảng 1,9 Ster/tháng: Chủ yếu là cành, nhánh cây Tràm trong rừng
trồng và một số cành cây ăn trái mục trong vườn. Phục vụ cho nhu cầu trong gia đình.
- Các hình thức xâm phạm rừng vì hình thức buôn bán: Chưa ghi nhận được
- Hoạt động đánh bắt cá: Tập trung chủ yếu vào mùa mưa, hình thức đánh bắt chủ yếu là
giăng lưới, thả câu. Sản thẩm thu được chỉ phục vụ cho nhu cầu gia đình.
- Tổng thu nhập bình quân năm tính theo đầu người: 24.861.000 đ/ng/năm.
Nguồn thu nhập chính từ: Trồng rừng, làm rẫy, chăn nuôi, làm thuê, làm công
nhân, làm nghề, lương
- Mối quan hệ giữa các gia đình được phỏng vấn với KBT: Đánh giá chung là rất tốt và
ủng hộ quy chế QLBVR của KBT.
- Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động khai thác lâm sản: Lấy củi đun, tre, lá giang
phục vụ nhu cầu gia đình
- Các ghi nhận liên quan khác:
Các gia đình trong nhóm người giàu đều ổn định cuộc sống tại chỗ, cần có ranh
giới rõ ràng giữa KBT và địa phương, phân định rõ vùng lõi và vùng đệm trên thực địa.
Cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến xã - ấp - tổ để tuyên truyền
cho người dân về công tác bảo vệ rừng, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Giữa người dân địa phương và KBT có thể thoả thuận được về sử dụng tài nguyên
rừng bền vững và hợp lý
3.3/ Kinh tế hộ gia đình của nhóm hộ đồng bào dân tộc nghèo sống trong và xung
quanh KBT
Kết quả điều tra phỏng vấn nhóm hộ đồng bào dân tộc nghèo:
- Trình độ học vấn: 25% dân số trong nhóm hộ nghèo đồng bào dân tộc không biết chữ do

điều kiện học tập khó khăn và một số do tuổi cao trước đây không được học. Trình độ văn
hoá thấp
- Nghề nghiệp chính của nhóm hộ đồng bào dân tộc nghèo:
+) Người chồng: Làm rẫy, làm thuê, đánh cá, công tác xã hội
+) Người vợ: Làm rẫy, chăn nuôi, nội trợ
Nghề nghiệp khác của nhóm hộ đồng bào dân tộc nghèo: Làm thuê, bảo vệ rừng,
đánh cá, làm ruộng, làm hàng mỹ nghệ và công nhân
12


Báo cáo về các vấn đề xã hội

- Diện tích đất sản xuất bình quân: 1,9 ha
- Loài cây trồng chủ yếu: Tràm, Điều, cây ăn trái, Mì, lúa nước
- Chăn nuôi chủ yếu: Bò, Heo, chó, gà, vịt, dê
- Hoạt động thu hái lâm sản ngoài gỗ: Le, Tre, lồ ô, Măng, nhựa Chai, Mây, Nấm, rau
rừng, cây thuốc. Phục vụ nhu cầu trong gia đình.
- Sử dụng củi đun khoảng 1 Ster/tháng: Chủ yếu là cành, nhánh cây Tràm trong rừng
trồng và một số cây khô mục trong rừng tự nhiên. Phục vụ cho nhu cầu trong gia đình.
- Các hình thức xâm phạm rừng vì hình thức buôn bán: Bẫy thú nhỏ, gà rừng, heo rừng
quanh khu vực rẫy. Sử dụng cho nhu cầu gia đình và bán nếu có nhiều và thiếu gạo ăn.
- Hoạt động đánh bắt cá: Tập trung chủ yếu vào mùa mưa và những lúc nông nhàn hình
thức đánh bắt chủ yếu là giăng lưới, thả câu và đánh chà bao. Người dân thường đánh bắt
ở hồ Vườn Ươm, hồ Bà Hào, hồ Trị An và các con suối khác. Sản thẩm thu được chỉ phục
vụ cho nhu cầu gia đình và bán
- Tổng thu nhập bình quân năm tính theo đầu người: 2.172.375 đ/ng/năm.
Nguồn thu nhập chính từ làm rẫy, trồng rừng, chăn nuôi, làm thuê, làm công nhân,
làm nghề
- Mối quan hệ giữa các gia đình được phỏng vấn với KBT: Được đánh giá chung là tốt,
gắn bó hài hoà và thân thiện.

- Các gia đình trong nhóm những hộ đồng bào dân tộc nghèo gặp khó khăn (thiếu ăn) vào
mùa giáp hạt khoảng thời gian tháng 5 – 8 và tháng 10 – 12.
Thiếu ăn do không có việc làm thuê, không có thu hoạch mùa màng và do mùa khô
không đánh bắt được cá, trong nhà có người đau ốm.
Để có cái ăn họ phải đi vay mượn từ những nhà giàu và thường bán non các các
sản phẩm trên đất sản xuất của gia đình với giá thấp. Thời gian này người dân thường vào
rừng để thu hái lâm sản phụ rau rừng và bẫy thú.
- Vai trò của người phụ nữ trong hoạt động khai thác lâm sản: Lấy củi đun, măng, rau
rừng, cây thuốc
- Các ghi nhận liên quan khác:
Một số gia đình muốn ổn định cuộc sống tại chỗ và một số muốn được quy hoạch
ra ngoài để được hưởng lợi nhiều hơn từ các công trình công cộng để con em được học
hành, hỗ trợ cho vay vốn để chăn nuôi và sản xuất, muốn được nhận khoán bảo vệ rừng
Khoanh vùng chăn nuôi cho những hộ sống trong và giáp bìa rừng
Cần được hỗ trợ cây, con giống trong sản xuất đặc biệt là các giống mới cho năng
suất cao.
Cần được tuyên truyền về những loài động thực vật rừng quý hiếm, và các hoạt
động ưu tiên bảo tồn cho bà con biết.
Giữa người dân địa phương và KBT có thể thoả thuật được về sử dụng tài nguyên
rừng bền vững và hợp lý
4/ Đánh giá chung về thực trạng kinh tế xã hội trong khu vực
4.1/ Sản xuất nông nghiệp
13


Báo cáo về các vấn đề xã hội

a/ Trồng trọt
Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, có khoảng 90-95% người dân sống
bằng nghề nông. Dân cư trên địa bàn gồm nhiều thành phần từ mọi miền đất nước đến sinh

cơ lập nghiệp nên tập quán canh tác đa dạng mang màu sắc của nhiều miền khác nhau. Song
hệ thống canh tác trong vùng vẫn ở tình trạng độc canh, tự phát, kém bền vững, năng suất
thấp và nhiều rủi ro. Một bộ phận nhỏ dân cư bản địa là đồng bào dân tộc Ch’ro vẫn mang
nặng tập quán sống nhờ vào thiên nhiên. Mặc dù đã được định canh định cư nhưng do ý
thức canh tác truyền thống nên năng suất thấp và không ổn định. Ngòai ra, do giá cả thị
trường luôn biến động, chưa có những dịch vụ đầu ra ổn định nên hiệu quả kinh tế không
cao, kể cả những năm được mùa.
Hệ thống canh tác trong vùng đang trong quá trình chuyển dịch: Từ canh tác rẫy thuần
túy truyền thống sang canh tác nông lâm kết hợp, từ sản xuất độc canh sang xen canh giữa các
loài cây ngắn ngày với cây dài ngày, giữa cây lương thực với cây ăn trái…
- Một số loài cây thường được trồng ở địa phương:
Các loài cây trồng lâu năm chủ yếu là Điều, các loại xoài (Xoài ba mùa, Xoài cát
Hòa lộc, Xoài tượng), và một số diện tích không lớn trồng một số cây ăn quả khác như:
Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng, Cà phê, Cam, Quýt, Tiêu… Cây màu chủ yếu là Mỳ, Bắp,
Đậu, Cây công nghiệp ngắn ngày có Mía.
Cây Điều chiếm tỷ lệ chủ yếu trong số nông sản hàng hoá của địa phương. Tuy
nhiên, vì đất xấu, nguồn giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng và thiếu
đầu tư thâm canh nên năng suất thấp. Có một số các rẫy điều nằm sâu trong vùng lõi nên
hoạt động canh tác dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học bởi tiếng ồn và hoá
chất phục vụ canh tác.
Cây Xoài đa phần là giống xoài 03 mùa, nhanh thu hoạch, năng suất cao (6,7-9,5
tấn/ha) nhưng chất lượng và giá bán thấp. Từ khoảng năm 2000 đến nay, các hộ dân đã chủ
động phát triển giống xoài có chất lượng cao hơn như: Xoài cát Hòa lộc, Xoài Thái lan…
Cây Cao su được trồng trong các năm 1995, 1996 ở vùng lõi thuộc xã Hiếu Liêm.
Diện tích trồng Cao su chủ yếu của các hộ người kinh, có điều kiện kinh tế tương đối khá và
trồng để thực nghiệm trên điều kiện lập địa của khu vực. Mặt khác do vốn đầu tư trồng và
chăm sóc lớn nên chưa phát triển đại trà.
Cây ngắn ngày: Diện tích cây ngắn ngày không lớn, cây trồng chủ yếu là mỳ, được
trồng manh mún ở những diện tích đất trống trãng cỏ, đất hoang hóa trước đây và ven các
vườn rẫy. Nhìn chung thu nhập từ diện tích trồng mỳ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu

nhập từ nông nghiệp của vùng.
b/ Chăn nuôi
Chăn nuôi cũng là ngành sản xuất đem lại nguồn thu quan trọng cho người dân địa
phương, nhưng hoạt động chăn nuôi trong vùng còn chậm và kém phát triển, không cân
đối với ngành trồng trọt. Hình thức chăn nuôi chủ yếu phát triển theo hướng chăn nuôi hộ
gia đình, vật nuôi chính là gia súc, gia cầm. Những năm vừa qua do ảnh hưởng của dịch
cúm gia cầm và long móng lở mồm trong khu vực, cũng như biến động về giá cả thị
trường nên các hộ dân dè dặt trong đầu tư chăn nuôi, do vậy ngành chăn nuôi tại địa
phương dường như chững lại, không mấy phát triển.
Ngoài ra tại vùng đệm thuộc xã Hiếu Liêm còn có một số hộ người Kinh đầu tư
chăn nuôi Hươi, Nai lấy nhung: 101 hộ- 404 con. Hình thức nuôi chủ yếu là tự phát, nhỏ,
14


Báo cáo về các vấn đề xã hội

lẻ, đa phần các hộ nuôi 1-2 con, chỉ có 03 hộ có đàn từ 10-15 con. Nhìn chung việc nuôi
Hươu, Nai bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao: Trung bình 4.000.000
đồng/con/năm. Nhưng do mức đầu tư mua con giống và chăm sóc cao: Trung bình
10.000.000 đồng/con giống và thiếu kiến thức, kinh nghiệm nuôi dưỡng nên nhiều rủi ro
vì vậy đàn Hươu, Nai ở đây phát triển chậm.
Tình trạng nuôi gia súc, gia cầm thả rong trong khu vực là khá phổ biến, một số
các hộ còn thả bò vào rừng, gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ, rất dễ gây ra cháy
rừng vào mùa khô do sự sơ ý người chăn nuôi. Ngoài ra, việc thả rong vật nuôi còn ảnh
hưởng đến công tác bảo tồn vì nguy cơ lây nhiễm bệnh giữa vật nuôi và động vật hoang
dã, kể cả nguy cơ lai tạp giống cũng có thể xảy ra.
c/ Nuôi trồng thủy sản
Diện tích ao nuôi trồng thủy sản: 25 ha, chủ yếu là các ao nhỏ do các hộ dân tận
dụng những hố trũng ngập nước tự nhiên và vùng ngập nước ven hồ Bà hào. Việc nuôi
trồng thủy sản thuộc lâm phần KBT không được khuyến khích phát triển do đơn vị không

cho phép các hộ dân cải tạo ao hồ, vì sẽ làm thay đổi môi trường tự nhiên của rừng và
hiện trạng đất lâm nghiệp. Các hộ dân chủ yếu đầu tư nuôi trồng thủy sản bằng hình thức
nuôi cá bè trên hồ Trị An, thông qua hợp đồng với Công ty thủy sản Đồng Nai, đây là
những hộ có xuất xứ từ các tỉnh miền Tây Nam bộ và Việt kiều Campuchia hồi hương.
Nhưng hình thức này cũng không mấy phát triển và bị hạn chế do yêu cầu giữ nguồn nước
sạch bảo vệ nhà máy thủy điện Trị An.
4.2/ Sản xuất Lâm nghiệp
a/ Trồng rừng
Trước đây các Lâm trường giao khoán đất lâm nghiệp cho nhân dân trên địa bàn theo
Nghị định 01/CP để trồng rừng tự trồng tự hưởng và trồng theo chương trình 661 của Chính
phủ.
Loài cây trồng chủ yếu là Tràm bông vàng (trên 90%) và một ít diện tích trồng cây
Xà cừ, Xoan. Từ năm 2.000 đến nay, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, các hộ đã
đưa vào trồng giống cây Keo lai giâm hom có khả năng sinh trưởng mạnh, chu kỳ kinh
doanh ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng.
Nhìn chung, do ứng dụng được những tiến bộ khoa học trong khâu chọn giống
cùng với những biện pháp thâm canh tăng năng suất, bên cạnh đó trong những năm gần
đây nhu cầu gỗ nguyên liệu giấy của thị trường tăng mạnh, nên đã góp phần rất lớn vào
việc cải thiện điều kiện kinh tế cho người trồng rừng.
Việc thành lập KBT và quy hoạch rừng đặc dụng ở những lâm phần có đất sản xuất
nông lâm nghiệp trước đây, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, thu nhập của nhiều người
dân trong vùng, do vậy sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến công tác QLBVR của KBT. Để giải
quyết vấn đề này, UBND tỉnh đã giao cho huyện Vĩnh Cửu xúc tiến việc xây dựng và thực
hiện Dự án quy hoạch ổn định các khu dân cư xã Mã Đà và Hiếu Liêm tại vùng đệm KBT.
Theo đó ngoài những ngành nghề khác, về sản xuất lâm nghiệp, các cơ quan ban ngành và
chính quyền địa phương sở tại sẽ định hướng chuyển dịch vùng đệm thành khu vực trồng
rừng gỗ nguyên liệu giấy trọng điểm của vùng.
b/ Nhận khóan bảo vệ rừng thuộc dự án 661

15



Báo cáo về các vấn đề xã hội

Nhằm tăng thêm thu nhập, đảm bảo cuộc sống của các hộ dân đồng bào dân tộc
Ch’ro, thể hiện chính sách của Chính phủ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong tình
hình hiện nay.
Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu giao khoán 1.749,6 ha rừng tự nhiên thuộc TK 31, 47,
58 – Khu vực Vĩnh An cho 10 hộ đồng bào dân tộc Ch’ro cư ngụ tại xã Phú Lý làm công
tác bảo vệ rừng theo chương trình 661.
c/ Hoạt động khai thác lâm sản trái phép
Cuộc sống của một bộ phận người dân trong vùng vẫn còn phụ thuộc vào rừng, đặc
biệt là những lúc nông nhàn, lúc giáp hạt hay vụ mùa thất bát. Hoạt động khai thác lâm
sản trái phép chủ yếu là bẫy bắt thú nhỏ, tận thu gỗ lục và một ít trường hợp chặt cây
đứng để dùng và một phần đem bán để tăng thu nhập. Rất nhiều các hoạt động khai thác,
xâm hại tài nguyên của KBT mang tính cơ hội, nghĩa là người dân không có chủ định
trước mà chỉ thực hiện hành vi xâm phạm khi điều kiện thuận lợi. Mặc dù đơn vị đã rất cố
gắng để tăng cường công tác tuần tra, QLBVR nhưng các hoạt động xâm phạm rừng trái
phép vẫn còn diễn ra.
d/ Các ngành nghề khác
Các ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại chủ yếu tập
trung tại khu trung tâm các xã và nhìn chung chưa phát triển, do trong vùng hiện tại chưa
phát triển được nền sản xuất hàng hoá, nên khả năng tiêu thụ và giao lưu sản phẩm còn
yếu. Sức mua bán mới chỉ dừng ở các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống
hàng ngày và sản xuất. Trong khu vực chỉ mới có 01 xưởng chế biến đũa xuất khẩu của
Ban QLRPH Vĩnh An, thu hút 138 lao động (dân tộc Kinh: 80 người, dân tộc Ch’ro: 58
người), mức thu nhập bình quân trên 1.000.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra, để thúc đẩy
phát triển các làng nghề truyền thống, giải quyết công ăn việc làm cho lao động các xã
vùng sâu, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đào tạo nghề đan lát mây, tre, lá xuất khẩu cho
trên 100 người thuộc xã Phú Lý. Nếu việc phát triển các làng nghề như trên thành công sẽ

có tác dụng rất tích cực cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của đơn vị trong việc giảm
thiểu những tác động có hại cho tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn.
4.3/ Tình hình y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng
a/ Y tế
Hiện nay hệ thống y tế tuyến cơ sở được Nhà nước quan tâm đầu tư, các xã đều đã
có trạm xá. Trên địa bàn hiện có 03 trạm y tế của 03 xã được xây dựng kiên cố. Mỗi trạm
có trung bình 05 giường bệnh, 05 cán bộ y tế (y sĩ, y tá, nữ hộ sinh). Nhìn chung các cán
bộ y tế xã đều phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc chuyên môn và phải thực hiện cùng
một lúc nhiều chương trình trên địa bàn như truyền thông dân số, kế hoạch hoá gia đình,
tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, quản lý bệnh lao, bệnh phong, bệnh xã hội
khác, v.v..Mặt khác do chưa có chế độ ưu đãi cho những bác sĩ về công tác vùng sâu vùng
xa, nên y, bác sĩ về công tác tại các xã chưa đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng cũng như
chất lượng. Ngòai ra, điều kiện trang thiết bị, phương tiện khám chữa bệnh của các cơ sở
y tế trên địa bàn còn rất nghèo nàn. Từ đó phần nào hạn chế kết quả khám chữa bệnh, nhất
là đối với những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và sinh sống xa trung tâm các xã.
Tất cả các điểm dân cư sống trên địa bàn gần như không có hệ thống cung cấp
nước sạch, người dân chủ yếu sử dụng giếng khoan và một số giếng đào phục vụ cho sinh
hoạt gia đình. Nhưng về mùa khô đa phần các giếng đào đều cạn nước nên phải dùng
16


Báo cáo về các vấn đề xã hội

nước hồ Trị An và sông Bé. Tất cả giếng nước ở trong vùng đến nay vẫn chưa được kiểm
tra về chất lượng nước. Theo đánh giá cảm quan của người dân thì đa phần nước giếng
đều bị nhiễm các lọai phèn và nước sông, hồ thì hòan tòan không đảm bảo vệ sinh do chất
ủ mục từ rừng, chất thải của vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, v.v ..
b/ Giáo dục
Hiện nay các xã đều có trường mẫu giáo, tiểu học và trường trung học cơ sở, xã
Phú Lý còn được đầu tư xây dựng trường phổ thông trung học (phân hiệu của trường

PTTH Trị An). Tuy nhiên, do điều kiện xa xôi, khó khăn nên chất lượng giáo viên nhìn
chung không cao, do vậy chất lượng dạy và học cũng bị hạn chế.
Một số cụm dân cư nằm ở vùng sâu thì càng khó khăn hơn, chỉ những cụm đông
dân cư có từ 1 đến 3 lớp tiểu học (phân hiệu của các trường tiểu học của xã), còn những
cụm ít dân cư thì không có lớp học nào.
Cơ sở giáo dục trên địa bàn bao gồm:
- Xã Mã Đà:

+ Truờng Tiểu học + PTCS (01 trường)
+ Trường mầm non (1 điểm chính và 5 phân hiệu)

- Xã Hiếu Liêm:

+ Trường THCS (01 trường)
+ Trường Tiểu học (01 trường)
+ Trường Mầm non (01 trường)

- Xã Phú Lý:

+ Truờng PTCS + PTTH
+ Truờng Tiểu học Phú Lý.
+ Truờng Tiểu học Bàu Phụng
+ Trường Mẫu giáo (01 trường)

Do dân cư không tập trung, nhiều cụm ở xa trường học, kinh tế hộ gia đình khó
khăn, nên có nhiều em không được đến trường, một số khác bị tái mù chữ sau một thời
gian bỏ dở ở cấp tiểu học.
Nhìn chung, phương tiện giáo dục và y tế trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu của người dân. Nguyên nhân do địa bàn quá xa, đi lại khó khăn, cơ sở vật chất thiếu
thốn, nguồn kinh phí của Nhà nước có hạn nên không khuyến khích được cán bộ chuyên

môn đến công tác tại những nơi xa xôi, khó khăn này. Giáo dục và y tế cộng đồng chưa
tốt sẽ gây cản trở lớn cho công cuộc bảo tồn và phát triển của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu.
c/ Cơ sở hạ tầng
- Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng giao thông trong vùng nhìn chung đã được cải
thiện nhờ sự hỗ trợ của các dự án như Chương trình 135, Chương trình giao thông nông thôn.
Các trục đường chính trong khu vực bao gồm:
+ Đường 761, xuất phát từ đường 767 tại chợ Mã Đà vào xã Phú Lý đi qua lâm
phần của KBT : 30 km, hiện đã được thãm bê tông nhựa
+ Đường 322 xuất phát từ ngã 3 Bà Hào đến sông Mã Đà: 10 km
+ Tuyến đường tỉnh Hiếu Liêm xuất phát từ đường 767 tại ngã ba Lâm Sản theo
bờ đập thủy điện, xuyên qua lâm phần của KBT: 50 km.
17


Báo cáo về các vấn đề xã hội

Ngoài ra, còn có trên 200 km đường be nối từ các trục đường chính đến các chốt
trạm Kiểm Lâm và cụm dân cư.
Nhìn chung, điều kiện giao thông trong khu vực tương đối thuận lợi cho phát
triển kinh tế xã hội về nhiều mặt, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái và về nguồn cũng
như việc tuần tra canh gác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, cần được tăng cường kiểm soát hệ
thống giao thông trong KBT để tránh những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạnh
sinh học của KBT.
- Hệ thống điện:
Hệ thống điện trong khu vực được Nhà nước quan tâm đầu tư cơ bản, đường điện
trung thế đã được đầu tư xây dựng đến trung tâm các xã và dọc trục lộ chính (đường tỉnh
761). Nhưng do dân cư phân bố không tập trung và có nhiều cụm ở quá sâu trong các khu
rừng, nên nguồn điện chỉ được hạ thế để phục vụ sinh họat và sản xuất ở khu vực trung
tâm và các cụm dân cư lớn ven đường. Do vậy phần nào hạn chế tác dụng trong thúc đẩy
phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương.

Để khắc phục tình trạng trên và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời
sống nhân dân trong vùng, UBND huyện Vĩnh Cửu đang tiến hành xây dựng dự án Quy
họach khu dân cư các xã Mã Đà, Hiếu Liêm nhằm quy họach ổn định dân cư trên địa
bàn, tạo điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh. Khi dự án được triển
khai thực hiện, ngòai những chuyển biến tích cực đối với đời sống kinh tế xã hội, còn có
một ý nghĩa rất lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong vùng.
5/ Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực
5.1/ Những đặc điểm kinh tế - xã hội thuận lợi
- Được sự quan tâm của Chính phủ, trong vùng có nhiều công trình được đầu tư
nhằm phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt có tác dụng thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của vùng như: hệ thống đường giao thông, đường dân sinh, hệ thống điện,
trường học, bệnh xá...
- Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong khu vực còn mang tính
tự phát nhưng cơ bản là hợp lý, phù hợp với yêu cầu thị trường. Người dân đã chủ động
sử dụng những giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng và hiệu quả.
Nhìn chung đời sống kinh tế xã hội trong vùng bước đầu đã có nhiều cải thiện.
- Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có tính đa dạng sinh học cao, có mối quan hệ chặt
chẽ với khu hệ động thực vật rừng của VQG Cát Tiên, có 03 di tích lịch sử cấp Quốc gia
đã và đang được đầu tư trùng tu tôn tạo, có nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hai mặt
giáp hồ Trị An là địa điểm lý tưởng cho công tác nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch
sinh thái và về nguồn. Trong thời gian qua KBT đã thu hút được sự quan tâm của nhiều
thành phần xã hội, du lịch sinh thái đang được quy họach tổ chức, du khách đến tham
quan các khu di tích và cảnh quan rừng sẽ tăng dần theo sự phát triển của KBT. Thông
qua họat động du lịch, người dân sẽ có điều kiện phát triển dịch vụ tăng thu nhập, góp
phần thúc đẩy kinh tế xã hội trong vùng.
- Xã Phú Lý là nơi phân bố tập trung của người bản địa là đồng bào dân tộc
Ch’ro, vừa qua tỉnh Đồng Nai đã chọn nơi đây làm nơi tổ chức các cuộc thi, các lễ hội
truyền thống và đã hấp dẫn rất nhiều người từ các nơi đến xem. Đây là lợi thế để phát
triển loại hình du lịch văn hoá dân tộc, dân gian và phát triển các làng nghề truyền thống
như: Dệt thổ cẩm; đan lát mây, tre, lá; chế tác những sản phẩm phục vụ du lịch

18


Báo cáo về các vấn đề xã hội

5.2/ Những đặc điểm kinh tế - xã hội khó khăn
- Một bộ phận dân cư trên địa bàn thường còn quen sống dựa vào tài nguyên
rừng. Sản phẩm rừng hiện nay vẫn là nhu cầu cao của xã hội, do vậy những lúc thiếu hụt
hay nông nhàn họ thường vào rừng thu hái lâm sản, săn bắn thú rừng phục vụ nhu cầu tiêu
dùng và buôn bán, những hành động này đã đe doạ đến tính bền vững đa dạng sinh học
của KBT.
- Một số cụm dân cư phân bố rãi rác và ở sâu trong các khu rừng, khó có điều
kiện giúp nâng cao đời sống vì theo quy chế rừng đặc dụng thì không thể đầu tư hệ thống
đường, điện vào sâu trong vùng lõi. Những khó khăn trên đã làm cho công tác y tế, giáo
dục không thể phát triển được, sức khoẻ người dân không được chăm sóc kịp thời, con em
khó có điều kiện học hành.
- Hệ thống canh tác chưa hợp lý, chăn nuôi phát triển chậm, chưa cân đối với
trồng trọt, chăn nuôi còn mang tính tự cấp tự túc với quy mô nhỏ, lẻ. Ngành trồng trọt bố
trí cây trồng cũng chưa hợp lý giữa các vùng, vốn đầu tư còn hạn chế. Dịch vụ sản xuất
nông nghiệp chưa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, người dân còn phải mua vật tư, phân bón
giá cao trong khi lại bán nông sản với giá thấp. . .
II/ NHỮNG YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC BẢO
TỒN CỦA KHU BTTN&DT VĨNH CỬU
1/ Những yếu tố kinh tế
1.1/ Những yếu tố kinh tế thuận lợi đối với công tác bảo tồn
Những yếu tố kinh tế là những yếu tố thuộc hệ thống sản xuất, lưu thông, phân
phối, tiêu dùng, tích lũy. Kết quả các cuộc thảo luận với những nhà quản lý đã phát hiện
được nhiều yếu tố kinh tế thuận lợi cho phát triển rừng ở Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu,
trong đó một số yếu tố quan trọng là tiềm năng của KBT trong việc đầu tư phát triển du
lịch sinh thái và về nguồn, nhu cầu cao của thị trường với các sản phẩm từ rừng và tiềm

năng phát triển nhiều ngành nghề ở địa phương.
- Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và về nguồn:
Tiềm năng phát triển du lịch to lớn của KBT có ý nghĩa rất quan trọng trong phát
triển kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương. Phát triển du lịch sẽ hướng người dân đến với
các ngành dịch vụ, là điều kiện phát triển kinh tế cho nhân dân địa phương và gián tiếp tác
động tích cực đến công tác bảo tồn trong việc giảm áp lực các họat động xâm hại đến rừng.
Ngòai ra, thông qua họat động du lịch sinh thái sẽ có tác dụng giáo dục ý thức của công đồng
trong việc bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học…
- Nhu cầu cao của thị trường với sản phẩm từ rừng:
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về hàng hoá lâm sản ngày càng cao.
Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản lý rừng. Giá cả các sản phẩm từ rừng
như gỗ, củi, dược liệu, măng, thịt thú rừng, sừng nai, v.v.. tăng lên không ngừng đã hướng
người dân đến khai thác những tài nguyên này. Cùng với những tác động tiêu cực thì nhu
cầu của thị trường với các sản phẩm từ rừng ngày càng cao cũng mở ra triển vọng tăng
thu nhập từ nghề rừng. Nếu được hướng dẫn kỹ thuật gây trồng, kinh doanh lâm sản và
tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ổn định thì người dân sẽ tích cực hơn trong bảo vệ
và phát triển rừng như bảo vệ và phát triển nguồn sống của chính mình. Nhu cầu của thị
trường với sản phẩm từ rừng càng cao thì cơ hội tăng thu nhập từ nghề rừng càng lớn và
càng có nhiều nguồn lực hơn cho bảo vệ và phát triển rừng.
19


Báo cáo về các vấn đề xã hội

- Có cơ hội cho phát triển nhiều ngành nghề:
Ngòai xưởng chế biến đũa Vĩnh An, là nơi thu hút một số lao động trong vùng,
trong khu vực còn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều ngành nghề truyền
thống khác như: dệt thổ cẩm, đan lát mây tre lá, chăn nuôi, cung cấp các dịch vụ giáo dục
môi trường, giải trí, nghỉ dưỡng...Những nghề sản xuất mới khi được phát triển ổn định sẽ
góp phần nâng cao đời sống người dân và giảm áp lực của đói nghèo vào tài nguyên rừng.

Các nghề sản xuất hiện tại chủ yếu hướng vào phát triển kinh tế mà chưa quan
tâm nhiều đến phát triển kinh tế từ rừng. Điều này làm cho người dân ít quan tâm đến bảo
vệ và phát triển rừng. Trong tương lai cần chú ý nhiều hơn đến phát triển những nghề sản
xuất nhằm phát huy những giá trị của rừng, từ đó nâng cao nhận thức và kiến thức của
cộng đồng về quản lý rừng, bảo vệ và phát triển rừng vì sự phồn thịnh của địa phương.
1.2/ Những yếu tố kinh tế cản trở công tác bảo tồn
Trong hàng loạt các yếu tố kinh tế cản trở hoạt động quản lý rừng ở Khu
BTTN&DT Vĩnh Cửu thì đáng kể nhất vẫn là áp lực cao của thị trường và hiệu quả kinh
tế thấp của sản xuất nông, lâm nghiệp. Điều đó hướng người dân vào khai thác nhiều hơn
những sản phẩm từ rừng, song lại ít quan tâm đến bảo tồn và phát triển nó.
- Áp lực cao của thị trường:
Kết quả phỏng vấn cho thấy tài nguyên rừng trong khu vực không chỉ chịu áp
lực của đói nghèo mà còn phụ thuộc vào giá cả sản phẩm hàng hoá lâm sản. Trong nhiều
trường hợp người dân xâm phạm tài nguyên rừng không phải vì nghèo đói mà vì giá cả
của những sản phẩm từ rừng, đặc biệt là thịt thú, gỗ quí, dược thảo quá cao. Lợi nhuận đã
làm cho người ta bất chấp cả quy định của Nhà nước, để khai thác sản phẩm từ rừng. KBT
được bảo vệ và phát triển sẽ làm cho số lượng lâm sản như thú rừng, gỗ, củi, dược liệu,
v.v.. càng nhiều áp lực của thị trường sẽ càng lớn. Một trong những nhiệm vụ của quản lý
rừng trong tương lai là giảm áp lực của thị trường đến sản phẩm từ rừng của KBT. Do vậy
cần phải định hướng phát triển sản xuất để tạo ra những sản phẩm tương tự sản phẩm của
rừng ở KBT ngay tại vùng đệm.
- Thu nhập thấp từ nghề rừng:
Kết quả phân tích đã cho thấy thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp ở địa phương rất
thấp. Ngoài nguồn thu ít ỏi từ kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng của các hộ dân tộc Ch’ro ở xã
Phú Lý, xưởng đũa Vĩnh An có nguyên liệu từ tre rừng và sản phẩm khai thác rừng trồng,
người dân gần như không có nguồn thu nào khác từ rừng. Nguyên nhân của thu nhập thấp
từ rừng có liên quan đến công nghệ kinh doanh rừng trồng hiệu quả chưa cao và chưa
khai thác được các giá trị đa dạng của rừng tự nhiên. Thu nhập từ rừng thấp đã làm cho
người dân không quí rừng, không quyết liệt với bảo vệ và phát triển rừng của gia đình
cũng như bảo tồn và phát triển rừng của cộng đồng và KBT. Áp dụng những giải pháp

nâng cao thu nhập từ rừng là nhiệm vụ quan trọng cho quản lý rừng bền vững ở địa
phương.
2/ Những yếu tố xã hội
2.1/ Những yếu tố xã hội thuận lợi cho công tác bảo tồn
Phân tích kết quả điều tra đã phát hiện được nhiều yếu tố xã hội thuận lợi cho công
tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở KBT, trong đó nổi bật là giá trị văn hóa lịch sử của rừng,
quan hệ chặt chẽ của ban quản lý KBT với chính quyền và cộng đồng địa phương.
20


Báo cáo về các vấn đề xã hội

- Giá trị văn hoá lịch sử cao của rừng:
Với tính đa dạng sinh học cao của rừng KBT cùng với các yếu tố lịch sử, văn
hoá và truyền thống của các cộng đồng dân cư bản địa. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát
triển của những nhận thức, kiến thức, phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử, nhân cách
và lối sống của người dân địa phương. Người dân địa phương cảm nhận được sự tồn tại
của rừng như một phần cuộc sống vật chất và tinh thần của họ. Nếu được tuyên truyền và
giáo dục đầy đủ thì giá trị văn hoá lịch sử cao của rừng có thể trở thành yếu tố thúc đẩy
người dân hành động để bảo vệ và phát triển rừng.
- Ban quản lý KBT có quan hệ chặt chẽ với chính quyền và cộng đồng dân cư
địa phương:
Dân cư trên địa bàn ngoài người bản địa là đồng bào dân tộc Ch’ro, phần còn lại
có nguồn gốc hình thành từ việc di dân tự do, lao động dọn lòng hồ Trị An ở lại lập
nghiệp, Việt kiều Cam Pu Chia hồi hương, dân khai phá vùng kinh tế mới do tỉnh Đồng
Nai kết nghĩa với các tỉnh miền Bắc và miền Trung, cán bộ công nhân viên các lâm
trường nghỉ hưu và nghỉ theo chế độ 176. Trong thời gian dài trước khi hai xã Mã Đà,
Hiếu Liêm được thành lập (năm 2003), dân cư trong vùng chịu sự quản lý gần như trực
tiếp của các lâm trường về mọi mặt như: Đất canh tác, hoạt động sản xuất nông lâm
nghiệp, sinh hoạt cộng đồng, an ninh trật tự. . .nên rất gần gũi với công tác lâm nghiệp và

có sự gắn bó mật thiết với các lâm trường cũ và Ban quản lý KBT ngày nay. Qua đó tạo
nên sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau giữa Ban quản lý KBT với chính quyền địa phương
và cộng đồng dân cư, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng. Kết quả đã hạn chế
đáng kể các vụ xâm phạm tài nguyên rừng. Những người được phỏng vấn đều cho rằng mối
quan hệ chặt chẽ của Ban quản lý KBT với chính quyền và cộng đồng địa phương thực sự
là yếu tố quan trọng hàng đầu cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.
2.2/ Những yếu tố xã hội cản trở công tác bảo tồn
- Thiếu hụt kiến thức cần thiết cho công tác bảo tồn ;
Kết quả điều tra cho thấy hiện trong khu vực còn thiếu hụt nhiều kiến thức cần
thiết về bảo tồn, trong đó có kiến thức về quan hệ dinh dưỡng giữa các loài và các hệ sinh
thái trong khu vực. Sự hiểu biết còn chưa đầy đủ về các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn ở
KBT, đặc biệt là những mắt xích của các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đã bị phá huỷ ở
các mức độ khác nhau. Đây là những kiến thức quan trọng để phục hồi rừng nhằm bổ
sung, hàn gắn các mắt xích của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn đã bị tổn hại, phục hồi cân
bằng sinh thái tự nhiên của KBT.
Ngoài ra cũng còn thiếu những kiến thức để phát triển những khu rừng trồng có khả
năng cho nhiều loại sản phẩm tương tự sản phẩm của rừng tự nhiên KBT, thiếu những kiến
thức về trồng các loại thực vật cho lâm sản ngoài gỗ, các loài động vật rừng, v.v.. Đây là kiến
thức cần thiết cho phát triển rừng, phát triển trồng trọt và chăn nuôi các loài động thực vật
rừng ở vùng đệm, làm cho chúng thực sự trở thành yếu tố giảm áp lực của sự phát triển về
kinh tế, xã hội đối với bảo tồn và phát triển rừng của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu.
Hiện cũng còn thiếu những kiến thức cần thiết cho sử dụng các phương tiện hiện đại
vào điều tra theo dõi, giám sát, đánh giá tình trạng phát triển của rừng, những kiến thức để
xây dựng và tổ chức thực hiện những giải pháp lôi cuốn cộng đồng vào quản lý rừng.
- Nhận thức và kiến thức chưa đầy đủ của người dân về QLBVR ;
21


Báo cáo về các vấn đề xã hội


Phân tích kết quả phỏng vấn cũng cho thấy người dân ở đây còn thiếu nhận thức
và kiến thức cần thiết về bảo tồn. Nhiều người còn nhận thức rừng như những kho tài
nguyên vô tận. Vì vậy, họ lợi dụng những sản phẩm sẵn có từ rừng trong khi không bảo
tồn và phát triển nó. Trong quá trình phát triển rừng vùng đệm, nhiều người chỉ chú ý đến
giá trị gỗ mà không tính đến lâm sản ngoài gỗ. Không chỉ người dân mà ngay cả nhiều
cán bộ quản lý cũng còn hiểu rất ít về những giá trị đa dạng của rừng, đặc biệt là những
giá trị gián tiếp của nó. Vì vậy, người ta thường chỉ khai thác một vài giá trị trực tiếp của
rừng. Nhiều giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp khác của rừng bị bỏ qua. Nhận thức chưa
đầy đủ thực sự là một trong những nguyên nhân làm giảm nguồn lực cho bảo vệ và phát
triển rừng, làm giảm hiệu quả quản lý tài nguyên ở KBT.
- Những tập quán không có lợi cho quản lý rừng ;
Người dân địa phương cũng nhận thấy một số tập quán không có lợi cho hoạt
động quản lý rừng, trong đó có tập quán đốt rừng làm nương, tập quán săn bắn động vật
rừng, tập quán sử dụng lửa để săn bắt thú rừng, tập quán sử dụng gỗ rừng để làm nhà, v.v..
Đây là những tập quán ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý rừng. Trong nhiều trường hợp,
hiệu quả kinh tế của những hoạt động trên đây rất thấp, song vì thói quen, vì tập quán mà
người ta vẫn thực hiện và nó vẫn gây tổn hại đáng kể đến tài nguyên rừng.
- Tình trạng dư thừa lao động trong lúc nông nhàn ;
Vì sự phân hoá sâu sắc của thời tiết giữa các mùa trong năm mà sản xuất hoàn
toàn mang tính thời vụ. Mỗi năm sản xuất nông nghiệp bị gián đoạn đến 3-4 tháng mùa
khô. Thiếu việc làm nên trong thời kỳ này người ta thường hướng vào rừng để khai thác
lâm sản, tạo áp lực đến tài nguyên rừng. Để giải quyết công ăn việc làm cho người dân và
cũng là giảm áp lực vào tài nguyên rừng cần tổ chức sản xuất để tạo công ăn việc làm cho
người dân trong thời kỳ nông nhàn.
- Tình trạng thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng chưa nghiêm ;
Luật bảo vệ và phát triển rừng có quy định rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của
công dân về bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm luật vẫn diễn ra
thường xuyên. Một trong những nguyên nhân là thi hành luật chưa nghiêm. Việc thưởng,
phạt vẫn chưa có tác dụng tốt trong công tác giáo dục và ngăn chặn những hành vi xâm
hại tài nguyên rừng.

- Thiếu những tổ chức cộng đồng cho quản lý rừng.
Những cuộc phỏng vấn đều cho thấy, một trong những nguyên nhân cản trở công
tác bảo tồn là thiếu sự tham gia tích cực của cộng đồng. Nhiều người còn thờ ơ với những
hành vi xâm phạm tài nguyên rừng. Một số người khác muốn đấu tranh với những hành vi
xâm hại rừng nhưng lại sợ bị trả thù, sợ bị cô lập, v.v.. Người ta cho rằng để cộng đồng
tham gia vào QLBVR cần có những tổ chức và quy định hướng vào bảo vệ và phát triển
rừng nhưng phải do cộng đồng xây dựng lên.
III/ ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT VĂN BẢN THOẢ THUẬN VỚI CỘNG ĐỒNG
Phần lớn người dân sống trong và xung quanh KBT còn phụ thuộc rất nhiều vào
tài nguyên rừng và đất rừng của đơn vị, các nguồn lâm sản ngoài gỗ là một phần nhu cầu
cuộc sống và thu nhập phụ của một bộ phận không nhỏ người dân địa phương, các diện
tích đất rừng nhận khoán theo Nghị định 01-CP trước đây của người dân, phần lớn đã
thuộc vùng lõi của KBT.
22


Báo cáo về các vấn đề xã hội

- Ý kiến chung của chính quyền địa phương và các hộ nhận khoán đều mong muốn
UBND huyện cùng với KBT sớm thực hiện 2 dự án ổn định dân cư cho xã Mã Đà và xã
Hiếu Liêm để người dân ổn định sản xuất. Ranh giới KBT cần được phân định và đóng
mốc rõ ràng ngoài thực địa.
- Ý kiến chung của đồng bào dân tộc thiểu số là cần xây dựng dự án phát triển lâm
sản ngoài gỗ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày và phát triển kinh tế địa phương. Quan tâm
hỗ trợ hơn nữa cho đời sống của người đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng như: Đầu tư
xây dựng điện, đường, trường, trạm cho các vùng sâu vùng xa.
- Nhóm phụ nữ tham gia rất rụt rè và có ít ý kiến, nguyện vọng của nhóm phụ nữ là
được ổn định đất đai để sản xuất, quy họach khu vực được chăn thả gia súc cho các cộng
đồng, tăng cường dịch vụ đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Cần có các dự án mô hình
phát triển nguồn lâm sản ngoài gỗ để tăng thu nhập từ diện tích sản suất của người dân.

Do đó việc thoả thuận với người dân địa phương về mức độ cho phép sử dụng
một số tài nguyên rừng là việc làm cần thiết và được người dân quan tâm và có rất nhiều ý
kiến đóng góp.
Các ý kiến thảo luận và đề nghị của người dân địa phương nói chung được KBT
ghi nhận, tổng hợp và đưa vào kế hoạch hành động của dự án gồm:
- Người dân đồng ý với bản kế hoạch quản lý hoạt động và bản đánh giá nhu cầu bảo
tồn của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu.
- Công tác tuyên truyền về bảo tồn, quản lý tài nguyên đa dạng sinh học và giáo
dục môi trường chưa được quan tâm đầu tư nhiều nên người dân chưa thực sự nắm rõ ý
nghĩa của Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu.
- Đề nghị Chính quyền địa phương và KBT sớm thực hiện dự án ổn định dân cư
cho 2 xã Mã Đà và Hiếu Liêm để người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất
- Công tác PCCCR chưa đựơc trang bị phương tiện chuyên dùng và tập huấn cho
người dân.
- Phát triển du lịch sinh thái cần ưu tiên đào tạo và tuyển dụng nguồn lao động
địa phương.
Bản đánh giá nhu cầu bảo tồn đi kèm với dự án đề nghị có xác nhận bằng chữ ký của chủ
tịch UBND 03 xã vùng đệm và vùng lõi gồm: xã Mã Đà, xã Hiếu Liêm, xã Phú Lý
Biểu 9: Mô tả các văn bản thoả thuận đã đạt được
Các thoả thuận đã đạt được
Tài nguyên sử
Cách sử dụng hiện tại
(mức cho phép khai thác hay
dụng
mức hạn chế hợp lý)
Đồng cỏ
Chăn thả bừa bãi
Nghiêm cấm ở phân khu bảo vệ
nghiêm ngặt và hạn chế trong
phân khu phục hồi sinh thái

Cây Mai vàng
Khai thác không hợp lý
Hạn chế hợp lý
Mây
Khai thác không hợp lý
Hạn chế hợp lý
Lồ ô
Khai thác không hợp lý
Hạn chế hợp lý
Phong lan
Khai thác không hợp lý
Hạn chế hợp lý
Nấm
Khai thác không hợp lý
Hạn chế hợp lý

Đánh bắt bừa bãi
Nghiêm cấm trong vùng lõi
Gỗ xây dựng
Còn khai thác trái phép
Nghiêm cấm

Ghi chú

Tất cả các
thoả thuận
đều được sự
đồng thuận
của Chính
quyền các

xã và Chủ
23


Báo cáo về các vấn đề xã hội

Thú rừng
Cây thuốc
Mật ong
Chăn nuôi gia
súc

Còn săn bắn lén lút
Khai thác không hợp lý
Khai thác trái phép
Bừa bãi khắp nơi

Nghiêm cấm
Hạn chế hợp lý
Nghiêm cấm
Nghiêm cấm trong khu bảo vệ
nghiên ngặt, hạn chế trong phân
khu phục hồi sinh thái

tịch xã đã
ký các thoả
thuận (Sau
phần đánh
giá nhu cầu
bảo tồn)


Biểu 10: Tổng hợp các hộ và diện tích canh tác trên đất lâm nghiệp của KBT
TT

Địa điểm

1
2
3

Xã Mã Đà – huyện Vĩnh Cửu
Xã Hiếu Liêm – huyện Vĩnh Cửu
Xã Phú Lý - huyện Vĩnh Cửu
TỔNG CỘNG

Diện tích cần giao
lại cho KBT
796,5ha
891,0 ha
108 ha
1.795,5ha

Số hộ gia đình phải
tái định cư
567
326
33
926

IV/ KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1/ Kết luận
Rừng Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu có nhiều đặc trưng nổi bật về giá trị đa dạng
sinh học và giá trị văn hóa, lịch sử. Chức năng cơ bản của KBT là bảo tồn đa dạng sinh
học, bảo tồn cảnh quan và di tích lịch sử để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, giáo
dục môi trường, giáo dục truyền thống Cách mạng, giải trí và nghỉ dưỡng. Tuy nhiên do
mới được thành lập và bước đầu đi vào họat động bảo tồn, chưa có kinh nghiệm, chưa có
nhiều nguồn lực hỗ trợ, nên Ban quản lý KBT chưa thực sự khai thác triệt để được những
lợi ích của rừng, đặc biệt là những lợi ích gián tiếp để phục vụ cho mục tiêu bảo tồn.
Những yếu tố thuận lợi chủ yếu cho công tác bảo tồn ở Khu BTTN&DT Vĩnh
Cửu là những tiềm năng to lớn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái và về nguồn, tiềm năng phát triển nhiều ngành nghề ở địa phương,
nhu cầu cao của thị trường với các sản phẩm từ rừng và mối quan hệ chặt chẽ của Ban
quản lý KBT với chính quyền và cộng đồng địa phương.
Những yếu tố cản trở chủ yếu đến công tác bảo tồn là sự thiếu hụt kiến thức cần
thiết và những cơ sở vật chất cho QLBVR, nhận thức và kiến thức chưa đầy đủ của người
dân về bảo tồn, còn tồn tại những phong tục tập quán tác động tiêu cực tới QLBVR, tình
trạng dư thừa lao động trong lúc nông nhàn, tình hình đời sống kinh tế còn nhiều khó
khăn, điều kiện về cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, tình trạng thực hiện luật bảo vệ và phát
triển rừng chưa nghiêm, áp lực cao của thị trường và hiệu quả kinh tế còn thấp của nghề
rừng.
2/ Kiến nghị
Đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành, Chính quyền địa phương, đặc biệt là Quỹ
bảo tồn Việt Nam (VCF) quan tâm hỗ trợ Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu làm tốt công tác
bảo tồn đa dạng sinh học và kết hợp phát triển cộng đồng, đây là phương thức tối ưu đang
được nhiều nước trên thế giới áp dụng và có hiệu quả.
Quan tâm đến việc hỗ trợ đời sống cho nhân dân trong vùng, đặc biệt là đồng
bào dân tộc bản địa, đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp giống mới có năng suất cao để giúp
người dân ổn định cuộc sống nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm tài nguyên rừng.
Khu BTTN&DT Vĩnh Cửu kêu gọi sự hỗ trợ từ Quỹ bảo tồn Việt Nam (VCF)
trong các hoạt động nhằm nâng cao năng lực quản lý cho Ban quản lý KBT; tuyên truyền,

24


Báo cáo về các vấn đề xã hội

giáo dục nâng cao nhận thức về QLBVR của cộng đồng dân cư trên địa bàn nhằm thúc
đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng người dân địa phương vào công tác QLBVR, bảo
tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học một cách bền vững.
Ngày 22 tháng 12 năm 2007
KHU BTTN&DT VĨNH CỬU
GIÁM ĐỐC

25


×