Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

ĐÁNH GIÁ SỚM KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG PHẪU THUẬT LONGOTẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.74 KB, 73 trang )

SỞ Y TẾ BẠC LIÊU

BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ SỚM KẾT QUẢ
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG PHẪU THUẬT LONGO
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU
(Từ 01/4/2017 đến 30/10/2017)

Cơ quan chủ trì: Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu.
Chủ nhiệm đề tài: BS CKI. Đỗ Quốc Công.

Bạc Liêu, Tháng 05/ 2018


SỞ Y TẾ BẠC LIÊU

BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU
SỞ Y TẾ BẠC LIÊU

BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU

---------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ SỚM KẾT QUẢ


ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG PHẪU THUẬT LONGO
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU
(Từ 01/4/2017 đến 30/10/2017)
ĐÁNH
GIÁ KẾT QUẢ
nhiệm đề
tài
Bệnh viện ĐaTRONG
khoa Bạc Liêu
CỦA Chủ
PHẪU
THUẬT
LONGO
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ TẠI BỆNH VIỆN
BẠC LIÊU
Từ thang
4/2015 đến tháng 10/2015
BS CKI. Đỗ Quốc
Công

Chủ nhiệm đề tài:

Sở Y
Tế Bạc
BS
CKI.
ĐỖ Liêu
QUỐC CÔNG.

Cơ quan thực hiện: BIỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU


Cơ quan chủ quản: SỞ Y TẾ BẠC LIÊU

Bạc Liêu, Tháng 5/ 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học độc lập của chúng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công
bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài do tôi tự thiết kế,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của đơn
vị. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
khác.
Chủ nhiệm đề tài

BS. Đỗ Quốc Công


MỤC LỤC
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................................................25
3.2.1. Phân độ trĩ nội.......................................................................................................................35
3.2.2. Số lượng các búi trĩ................................................................................................................36
3.2.3. Một số bệnh lý khác đi kèm ở vùng hậu môn.......................................................................36

3.4. MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC BIẾN SỐ VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
.........................................................................................................................44
4.4. MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC BIẾN SỐ VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
.........................................................................................................................55
PHỤ LUC.........................................................................................................4



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Giải phẫu trực tràng...............................................................................6
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................................................25
Hình 2.1: Các bước phẫu thuật Longo................................................................31
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố nhóm tuổi............................................................................................33

Bảng 3.2. Phân bố giới..................................................................................33
Biểu đồ 3.2: Phân bố giới....................................................................................................................34

Bảng 3.6. Các phương pháp đã điều trị trước phẫu thuật Longo............35
3.2.1. Phân độ trĩ nội.......................................................................................................................35
3.2.2. Số lượng các búi trĩ................................................................................................................36
3.2.3. Một số bệnh lý khác đi kèm ở vùng hậu môn.......................................................................36

Bảng 3.31: Kết quả điều trị sau viện 05 ngày..............................................43
Bảng 3.32. Kết quả điều trị sau 01 tháng....................................................43
3.4. MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC BIẾN SỐ VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
.........................................................................................................................44
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa độ trĩ và tình trạng đau sau mổ...............44
Bảng 3.34. Mối liên hệ giữa khâu cầm máu và tình trạng đau sau mổ....44
4.4. MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC BIẾN SỐ VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
.........................................................................................................................55
PHỤ LUC.........................................................................................................4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................................................25
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ phân bố nhóm tuổi............................................................................................33


Bảng 3.2. Phân bố giới..................................................................................33
Biểu đồ 3.2: Phân bố giới....................................................................................................................34

Bảng 3.6. Các phương pháp đã điều trị trước phẫu thuật Longo............35
3.2.1. Phân độ trĩ nội.......................................................................................................................35
3.2.2. Số lượng các búi trĩ................................................................................................................36
3.2.3. Một số bệnh lý khác đi kèm ở vùng hậu môn.......................................................................36

Bảng 3.31: Kết quả điều trị sau viện 05 ngày..............................................43
Bảng 3.32. Kết quả điều trị sau 01 tháng....................................................43
3.4. MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC BIẾN SỐ VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
.........................................................................................................................44
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa độ trĩ và tình trạng đau sau mổ...............44
Bảng 3.34. Mối liên hệ giữa khâu cầm máu và tình trạng đau sau mổ....44
4.4. MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC BIẾN SỐ VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
.........................................................................................................................55
PHỤ LUC.........................................................................................................4


DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.............................................................................................................25

Bảng 3.2. Phân bố giới..................................................................................33
Bảng 3.6. Các phương pháp đã điều trị trước phẫu thuật Longo............35
3.2.1. Phân độ trĩ nội.......................................................................................................................35
3.2.2. Số lượng các búi trĩ................................................................................................................36
3.2.3. Một số bệnh lý khác đi kèm ở vùng hậu môn.......................................................................36

Bảng 3.31: Kết quả điều trị sau viện 05 ngày..............................................43
Bảng 3.32. Kết quả điều trị sau 01 tháng....................................................43

3.4. MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC BIẾN SỐ VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
.........................................................................................................................44
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa độ trĩ và tình trạng đau sau mổ...............44
Bảng 3.34. Mối liên hệ giữa khâu cầm máu và tình trạng đau sau mổ....44
4.4. MỐI LIÊN QUAN CỦA CÁC BIẾN SỐ VỚI KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ.
.........................................................................................................................55
PHỤ LUC.........................................................................................................4


MỞ ĐẦU
Trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là tập hợp
những bệnh lý có liên quan đến biến đổi cấu trúc của mạng mạch trĩ và các tổ
chức tiếp xúc với mạng mạch này. Bệnh trĩ tuy không đe doạ đến sự sống còn,
nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Trên thế giới, hơn 50% số người ở độ tuổi trên 50 mắc bệnh trĩ [9],
[18]. Nghiên cứu của Denis (1991) công bố tỷ lệ mắc bệnh trĩ từ 25- 42% [9].
Là một trong những bệnh khá thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng, Nguyễn
Mạnh Nhâm và cộng sự cho biết bệnh trĩ chiếm tới 45% dân số. Đinh Văn
Lực (1987) cho biết bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 85% các bệnh lý ngoại khoa vùng
hậu môn trực tràng.
Mục tiêu chính của điều trị bệnh trĩ là giảm tối thiểu các triệu chứng gây
khó chịu và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Điều trị trĩ trên thế giới
cũng như ở Việt Nam có rất nhiều phương pháp: Điều chỉnh chế độ ăn uống,
chế độ làm việc, vệ sinh tại chỗ, dùng thuốc đông tây y toàn thân hoặc tại chỗ,
các thủ thuật điều trị trĩ (tiêm xơ, thắt vòng...) cho đến các phương pháp phẫu
thuật kinh điển (Milligan- Morgan, Toupet...). Các phương pháp cắt trĩ kể trên
đã được thực hiện nhiều thập kỷ nay, nếu chỉ định đúng và thực hiện đúng kỹ
thuật thì đa số sẽ có kết quả tốt. Tuy nhiên đau sau mổ, chít hẹp hậu môn, tiêu
són và thời gian nằm viện sau mổ kéo dài vẫn là mối lo ngại cho người bệnh
và phẫu thuật viên.

Tháng 8/ 1998, tại hội nghị phẫu thuật nội soi quốc tế lần thứ 6 ở Rome phẫu
thuật viên người Italia, Antonio Longo đã trình bày tổng kết một phương
pháp phẫu thuật để điều trị trĩ với nội dung cơ bản là cắt một vòng niêm mạc,
dưới niêm mạc trực tràng trên đường lược khoảng 2,5 cm, nhằm kéo búi trĩ
và niêm mạc trực tràng sa trở về vị trí cũ đồng thời loại bỏ nguồn máu đi từ
niêm mạc tới cho các búi trĩ được đánh giá có nhiều ưu điểm như an toàn,
1


hiệu quả, kỹ thuật dễ thực hiện đặc biệt ít đau sau mổ và nhanh chóng đưa
bệnh nhân trở về sinh hoạt bình thường nên phẫu thuật Longo nhanh chóng
được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, Phẫu thuật Longo đã được
áp dụng và đã có những kết quả ban đầu rất khả quan, tại Bệnh viện Đa khoa
Bạc Liêu phẫu thuât Longo đã được thực hiện gần hai năm có hiệu quả tốt
nhưng chưa được triển khai đến các bệnh viện tuyến dưới và chưa có đề tài
nào nghiên cứu đánh giá kết quả này vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá sớm kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Longo tại
Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu’’.

2


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá sớm kết quả của phẫu thuật Longo trong điều trị bệnh trĩ tại
Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu (Từ 01/4/2017 đến 30/10/2017)
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định tỷ lệ, đặc điểm các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của
đối tượng nghiên cứu.
- Đánh giá kết quả phẫu thuật Longo.

- Khảo sát mối liên quan của độ trĩ và khâu cầm máu với tình trạng đau
sau mổ.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ ỐNG HẬU MÔN.
1.1.1. Giải phẫu ống hậu môn.
Ống hậu môn hay còn gọi là đoạn trực tràng tầng sinh môn là phần trực
tràng đi ngang qua phần sau của tầng sinh môn. Được giới hạn ở trên bởi giải
mu- trực tràng của cơ nâng hậu môn, phía dưới là bó dưới da của cơ thắt
ngoài. Ống hậu môn hợp với phần thấp của trực tràng (bóng trực tràng) một
góc 900- 1000 chạy xuống dưới ra sau và đổ ra da ở lỗ hậu môn ở tam giác đáy
chậu sau. Ống hậu môn dài 3- 4 cm, đường kính khoảng 3 cm, đóng mở chủ
động [11]. Từ ngoài vào trong ống hậu môn được cấu tạo bởi các lớp cơ, lớp
niêm mạc và hệ thống mạch máu thần kinh [9].
1.1.1.1. Cơ vùng hậu môn.
Vùng hậu môn có nhiều cơ tạo thành hình thể ống hậu môn và góp phần
quan trọng trong hoạt động chức năng của hậu môn.
* Cơ thắt ngoài:
Thuộc hệ cơ vân, hình ống và bao quanh bên ngoài cơ thắt trong, vượt
quá bờ dưới cơ thắt trong khi đi sâu xuống phía dưới tiến sát tới da rìa hậu
môn, cơ thắt ngoài là cơ riêng của vùng này gồm có 3 phần: phần dưới da,
phần nông và phần sâu.
Phần dưới da: Nông nhất, ngay ở lỗ hậu môn, xuyên qua phần này có
các sợi xơ- cơ của cơ dọc trực tràng chạy từ ngoài vào, từ trên xuống, bám
vào da tạo nên cơ nhăn da, làm cho da có các nếp nhăn. Các nếp nhăn này xếp
theo hình nan quạt mà tâm điểm là lỗ hậu môn [9].

Phần nông: Phần nông ở sâu hơn và ở phía ngoài hơn so với phần dưới
da, phần nông là phần to nhất của cơ thắt ngoài, phần này xuất phát từ sau

4


chạy ra trước, vòng quanh hai bên hậu môn, có một số sợi bám vào trung tâm
cân đáy chậu.
. Phần sâu: Nằm trên phần nông. Các thớ cơ của phần này hoà lẫn với
các thớ cơ của cơ nâng hậu môn, hai bó này duy trì góc hậu môn trực tràng và
có chức năng đặc biệt trong tự chủ hậu môn.
• Cơ thắt trong: Thuộc hệ cơ trơn, là phần dày lên của lớp cơ vòng hậu
môn, cấu trúc hình ống dẹt, cao 4- 5 cm, dày 3- 6 mm, màu trắng ngà, co
bóp tự động.
• Cơ nâng hậu môn gồm hai phần: phần thắt và phần nâng.
. Phần thắt xoè giống hình cái quạt gồm 3 bó (bó mu bám ở mặt sau
xương mu, bó ngồi bám ở gai hông, bó chậu bám vào cân cơ bịt trong), cả 3
bó đều tụm lại chạy ở hai bên trực tràng, tới sau hậu môn đính với nhau, đính
vào xương cụt hình thành nên bó đan hậu môn- xương cụt.
. Phần nâng, chỉ bám vào xương mu, ở phía trên phần thắt, bám tận bằng
hai bó ở phía trước và phía bên hậu môn. Hai bó ở hai bên đan vào nhau ở
phía trước của hậu môn. Bó bên của hai bên đan vào lớp cơ của thành trực
tràng và bám vào bó sâu của cơ thắt ngoài.
1.1.1.2. Lớp niêm mạc hậu môn.
Lòng ống hậu môn được phủ bởi lớp biểu mô với cấu trúc thay đổi dần
từ trong ra ngoài. Đường lược: là mốc quan trọng trong phẫu thuật hậu môntrực tràng. Đường lược chia ống hậu môn làm hai phần trên van và dưới van
mà sự khác biệt mô học là rõ rệt.
. Phần trên van là biểu mô trụ đơn, giống biểu mô của trực tràng.
. Phần dưới van là biểu mô không sừng hoá, không có tuyến bã và nang
lông gọi là niêm mạc Herman



Đường hậu môn da: Là ranh giới giữa da quanh lỗ hậu môn và lớp niêm

mạc của ống hậu môn.

5




Đường liên cơ thắt: Là rãnh nằm giữa bó dưới da cơ thắt ngoài và cơ

thắt trong. Đường này nằm ngay phía trên đường hậu môn da và dưới đường
lược khoảng 1 cm.


Đường hậu môn trực tràng: Là ranh giới giữa ống hậu môn và bóng

trực tràng.

Hình 1.1: Giải phẫu trực tràng.
1.1.1.3. Mạch máu của hậu môn – trực tràng.
*Động mạch: Có ba động mạch cấp máu.
- Động mạch trực tràng trên (động mạch trĩ trên): là nhánh tận của động
mạch mạc treo tràng dưới. Động mạch này chia 3 nhánh: nhánh phải trước,
nhánh phải sau và nhánh trái bên (trùng với vị trí ba bó trĩ chính thường gặp
trên lâm sàng), tương ứng với mô tả của Miles (1919) 11h, 8h, 3h [9], [18].
Các nhánh này nối thông với nhau và nối thông với các tĩnh mạch qua shunt.


6


- Động mạch trực tràng giữa (động mạch trĩ giữa): động mạch trực tràng
giữa bên phải và bên trái xuất phát từ động mạch hạ vị, cấp máu cho phần
dưới bóng trực tràng và phần trên của ống hậu môn [18], [23].
- Động mạch trực tràng dưới (động mạch trĩ dưới): Động mạch trực tràng
dưới bên phải và bên trái xuất phát từ động mạch thẹn trong cấp máu cho hệ
thống cơ thắt, các nhánh tận cấp máu cho 1/3 dưới hậu môn và vùng da hậu
môn.
* Tĩnh mạch: Gồm đám rối tĩnh mạch trĩ trong và đám rối tĩnh mạch trĩ
ngoài.
Đám rối tĩnh mạch trĩ trong: Máu từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong được
dẫn về tĩnh mạch trực tràng trên, đổ về tĩnh mạch mạc treo tràng dưới (hệ
cửa). Khi đám rối tĩnh mạch trĩ trong giãn tạo nên trĩ nội.
Đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài: máu từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài đổ vào
tĩnh mạch trực tràng giữa và dưới rồi đổ vào tĩnh mạch hạ vị (hệ chủ) qua tĩnh
mạch thẹn. Đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài giãn tạo ra trĩ ngoại.
Hai đám rối này được phân cách nhau bởi dây chằng Parks, khi dây
chằng này thoái hoá mất độ bền chắc sẽ chùng ra, hai đám rối sát liền nhau, trĩ
nội sẽ liên kết với trĩ ngoại tạo nên trĩ hỗn hợp. Khi trĩ hỗn hợp to ra, không
nằm riêng rẽ nữa mà liên kết nhau tạo nên trĩ vòng.
- Các nối thông động – tĩnh mạch:
Durett cho thấy có sự thông thương giữa động – tĩnh mạch ở lớp dưới
niêm mạc của ống hậu môn và máu ở trĩ là máu động mạch nên tác giả đưa ra
lý thuyết thông động tĩnh mạch góp phần gây bệnh [11].
Theo Thomson có sự liên thông giữa động mạch và tĩnh mạch ở mạng
mạch trĩ, toàn bộ hệ thống động tĩnh mạch này nằm ở lớp dưới niêm mạc
trong một hệ thống tổ chức thể hang và chịu sự điều khiển của thần kinh thực
vật [9], hiện tượng chảy máu trong bệnh trĩ là do các rối loạn tuần hoàn tại

chỗ của chính các mạch máu nối thông này.
7


1.1.1.4. Thần kinh.
Hậu môn trực tràng được chi phối bởi thần kinh sống và thần kinh thực
vật. Hoạt động bài tiết phân thực hiện được tự chủ thông qua sự chi phối của
hai hệ thần kinh này.
- Thần kinh sống: Hệ thần kinh sống có dây thần kinh hậu môn, tách từ dây
cùng III và dây cùng IV. Dây này vận động cơ thắt hậu môn và cảm giác vùng
quanh lỗ hậu môn, phẫu thuật làm tổn thương dây này sẽ gây nên mất tự chủ
khi đại tiện.
- Thần kinh thực vật: Hệ thần kinh thực vật có các sợi thần kinh tách từ đám
rối hạ vị.
Các dây giao cảm từ các hạch giao cảm thắt lưng.
Các sợi phó giao cảm xuất phát từ hai nguồn
Các sợi tận cùng của dây thần kinh X đi qua đám rối mạc treo tràng
dưới, qua dây cùng trước và dây hạ vị đi xuống. Các nhánh này vận động và
chỉ huy việc tiết dịch trực tràng.
Các dây cương tách ra từ đoạn cùng của tuỷ sống và mượn đường đi của
rễ trước thần kinh cùng II, III, IV tới đám rối hạ vị chi phối cho các tạng niệu
dục, điều này giải thích cho việc rối loạn tiểu tiện ở các bệnh nhân có phẫu
thuật ở vùng hậu môn trực tràng do sự chi phối của thần kinh thực vật.
1.1.2. Sinh lý.
1.1.2.1. Sự tự chủ hậu môn.
Khả năng tự chủ của hậu môn tuỳ thuộc vào một chuỗi quá trình phức
tạp, có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hiện nay với những hiểu biết về sinh bệnh học bệnh trĩ, các nhà hậu môn
học công nhận đám rối tĩnh mạch trĩ là trạng thái sinh lý bình thường, tạo nên
lớp đệm ở ống hậu môn, giúp kiểm soát sự tự chủ của đại tiện [9].


8


Theo Nguyễn Đình Hối và Nguyễn Mạnh Nhâm khả năng tự chủ của hậu môn
là do vùng áp suất cao trong ống hậu môn lúc nghỉ (25- 120 mmHg) tạo ra rào
cản chống lại áp suất trong trực tràng (5- 20 mm Hg) [13].
Khi phân xuống trực tràng làm tăng áp lực trong bóng trực tràng và kích
thích các bộ phận nhận cảm áp lực để từ đó gây ra các phản xạ giúp tự chủ
hậu môn (phản xạ ức chế và phản xạ bảo vệ).


Phản xạ ức chế: bắt đầu bằng việc cơ thắt trong giãn ra để phân tiếp xúc

với các tế bào nhạy cảm ở phần trên ống hậu môn, từ đó cơ thể nhận cảm
được khối lượng và tính chất phân, sự nhận biết này là vô thức.


Phản xạ bảo vệ: trong khi cơ tròn trong giãn ra thì cơ tròn ngoài vẫn co

thắt không cho phân ra ngoài, khi cơ thể nhận biết được khối lượng, tính chất
phân thì cơ thắt ngoài co thắt mạnh hơn không cho phân ra ngoài, đồng thời
trực tràng giãn ra để thích nghi với khối lượng phân lớn hơn, khi đó áp lực
trong bóng trực tràng đã giảm xuống và cảm giác buồn đi ngoài triệt tiêu do
các bộ phận nhận cảm không còn bị kích thích. Phản xạ đó là vô thức, có sự
chỉ huy của trung tâm phía dưới tuỷ sống và vỏ não.
1.1.2.2. Cơ chế đại tiện.
Ống hậu môn với chức năng sinh lý chính là đào thải phân bằng động
tác đại tiện. Hoạt động sinh lý bình thường của ống hậu môn hoàn toàn tự
chủ[13].

Khi muốn đi đại tiện thì cơ thể phải huỷ bỏ cơ chế giữ phân như đã
nêu, phân xuống đến trực tràng áp lực trong bóng trực tràng đến ngưỡng (45
mmHg) thì có cảm giác buồn đại tiện: phản xạ ức chế cơ thắt ngoài và bó mu
trực tràng xuất hiện làm cho hai cơ này giãn ra, kết hợp với tư thế ngồi gấp
đùi 900 sẽ làm mất góc hậu môn- trực tràng; động tác rặn làm tăng áp lực
trong ổ bụng để đẩy phân xuống, lúc này hiệu ứng van không còn nữa áp lực
trực tràng tăng cao vượt quá sức cản của ống hậu môn, phân được tống ra
ngoài [13].
9


1.2. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh.
Trong nước:
Nguyên nhân của bệnh trĩ chưa được xác định một cách rõ ràng. Nhiều
yếu tố được coi như là nguyên nhân thuận lợi phát sinh bệnh [18].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về nguyên nhân và cơ chế
bệnh sinh của bệnh trĩ [18]. Những công trình này đã dựa trên cơ sở nhận xét
lâm sàng hoặc trên cơ sở tổ chức học để xây dựng nên các lý thuyết cắt nghĩa
cơ chế bệnh sinh.
Nước ngoài:
Trong các thuyết nêu ra được chấp nhận.
- Tư thế đứng: Trĩ gặp nhiều ở những người phải đứng lâu, phải ngồi
nhiều.Taylor và Egbert chứng minh được áp lực tĩnh mạch trĩ ở tư thế nằm là
25cm nước khi đứng áp lực tăng lên là 75cm nước [13].
- Táo bón: Bệnh nhân bị táo bón khi đại tiện phải rặn nhiều, khi rặn áp lực
trong lòng ống hậu môn tăng gấp 10 lần. Parks cho rằng đây là một nguyên
nhân quan trọng gây ra trĩ. Tăng áp lực trong khoang bụng: Ở người lao động
tay chân nặng nhọc, suy tim…, áp lực trong ổ bụng tăng bệnh trĩ dễ xuất hiện.
- U hậu môn trực tràng và tiểu khung làm cản trở máu hậu môn trực tràng trở

về cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Thai kỳ: Trĩ thường gặp lúc phụ nữ đang mang thai, sau mỗi lần mang thai,
trĩ đều nặng hơn.
Thuyết mạch máu: Sự rối loạn điều hoà thần kinh vận mạch gây phản ứng quá
mức điều chỉnh bình thường của mạng mạch trĩ và vai trò của các shunt động
– tĩnh mạch. Khi các yếu tố khởi bệnh tác động làm các shunt mở rộng, máu
động mạch chảy vào ồ ạt làm các đám rối bị đầy, giãn quá mức, nhất là nếu
lúc đó lại có một nguyên nhân cản trở đường máu trở về, các mạch máu phải
tiếp nhận một lượng máu quá khả năng chứa đựng nên phải giãn ra (xung
10


huyết), nếu tiếp tục tái diễn sẽ đi đến chảy máu, máu đỏ tươi vì đi trực tiếp từ
động mạch sang tĩnh mạch.
Thuyết cơ học: Do áp lực rặn trong lúc đại tiện khó khăn (táo bón) các bộ
phận nâng đỡ các tổ chức trĩ bị giãn dần trở nên lỏng lẻo, các búi trĩ (vốn là
bình thường) bị đẩy xuống dưới và dần dần lồi hẳn ra ngoài lỗ hậu môn, luồng
máu tĩnh mạch trở về bị cản trở, trong khi luồng máu từ động mạch vẫn đưa
máu đến vì áp lực cao. Quá trình đó tạo thành vòng luẩn quẩn, lâu dài làm
mức độ sa trĩ càng nặng thêm.
1.2.2. Đặc điểm của bệnh trĩ trên thế giới và tại Việt Nam.
1.2.2.1. Các đặc điểm chung.
Trong nước:
Bệnh gặp ở cả nam và nữ, tỷ lệ nam và nữ được tìm ra ở các nghiên cứu khác
nhau cũng chưa có sự thống nhất. Tại Việt Nam các thông báo về bệnh trĩ
cũng có sự khác nhau tương đối về tỷ lệ nam và nữ, trong khi Th. Bs Dương
Phước Hưng và cộng sự (2004) thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam (nữ 59,6 %, nam
40,4 %), Nguyễn Mạnh Nhâm lại thấy bệnh hay gặp ở nam giới với tỷ lệ
nam/nữ là 681/408 .
Ngoài nước:

Bệnh trĩ rất thường gặp nhất là ở những người trưởng thành và lớn tuổi. Ở các
nước Âu Mỹ tỷ lệ khoảng 50% dân số mắc bệnh này [18]. Trong một nghiên
cứu đánh giá kết quả điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật Longo cho 140 bệnh
nhân, Arnaud và cộng sự (1998) thấy tuổi trung bình là 43,8 (từ 19 đến 83
tuổi; nghiên cứu của Kanellos (2006) và cộng sự tại trường đại học AristotleHilạp thực hiện trong 4 năm từ 1998- 2002 với 126 bệnh nhân trĩ độ IV, tuổi
trung bình là 43,9 (từ 22- 49) [21]. Có thể thấy rằng đến nay chưa có một
thống kê nào đầy đủ về phân bố của bệnh ở các lứa tuổi khác nhau, song
phần lớn các tác giả thấy gặp ở tuổi trưởng thành là chủ yếu.
1.2.2.2. Biểu hiện lâm sàng.
11


Ba triệu chứng thường gặp nhất: Chảy máu, khối sa hậu môn và đau [18].
- Chảy máu khi đi ngoài ở các mức độ khác nhau, chảy máu là triệu chứng
báo động, tần suất xuất hiện chảy máu trong bệnh trĩ từ 50 % đến 75 % đôi
khi máu chảy nhiều buộc bệnh nhân đi khám cấp cứu. Thường máu chảy
không nhiều, màu đỏ tươi, chảy rỉ ra theo phân.
- Khối trĩ sa hậu môn, sa từng bó hay cả vòng trĩ khi đi ngoài hoặc gắng sức.
Bó trĩ sa có thể tự co lên, phải dùng tay đẩy lên hay sa thường xuyên kèm
chảy dịch hậu môn, ngứa…gây khó chịu.
- Đau vùng hậu môn, tuy không thường có nhưng vẫn chiếm khoảng 15% mà
nguyên nhân do sa trĩ tắc mạch.
Trĩ ngoại tắc mạch: Là những khối nhỏ, đơn độc, màu xanh tím, nằm dưới da
rìa hậu môn. Phần lớn sẽ tự tiêu để lại miếng da thừa ở rìa hậu môn.
Trĩ nội tắc mạch: Hiếm gặp hơn, biểu hiện là những cơn đau dữ dội trong ống
hậu môn, soi hậu môn thấy khối màu xanh tím, niêm mạc nề nhẹ.
Sa trĩ tắc mạch: Đau dữ dội vùng hậu môn, khó có thể đẩy trĩ vào lòng hậu
môn, đi kèm là hiện tượng viêm, phù nề niêm mạc vùng hậu môn trực tràng,
tiến triển theo hai hướng, triệu chứng đau giảm đi bó trĩ nhỏ lại tạo thành di
tích là mảnh da thừa hay u nhú phì đại hoặc tiếp tục tiến triển thành hoại tử.

Soi trực tràng- đại tràng: Theo Nguyễn Đình Hối không phải là để phát hiện
thương tổn của trĩ mà chính là để phát hiện các thương tổn của bóng trực
tràng và đại tràng chậu hông đi kèm [9].
1.2.3.3. Phân độ và phân loại trĩ.
Phân độ trĩ có ý nghĩa trong việc đánh giá tổn thương và nghiên cứu chỉ
định điều trị, phân độ trĩ được chia theo mức độ tổn thương về lâm sàng và
giải phẫu. Tổn thương về lâm sàng và giải phẫu bệnh trĩ được nhiều tác giả
phân độ theo tiêu chuẩn của bệnh viện Maks London, tuỳ theo quá trình phát
triển trĩ nội chia làm 4 độ[12]:
- Độ I: trĩ cương tụ, có thể có hiện tượng chảy máu
12


- Độ II: Sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài.
- Độ III: Sa trĩ khi rặn, phải dùng tay đẩy lên.
- Độ IV: Trĩ sa thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch.
Theo giải phẫu lấy đường lược làm mốc người ta chia thành trĩ nội và trĩ
ngoại [9].
- Trĩ nội: Phát sinh ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược, có nguồn
gốc từ đám rối trĩ nội.
- Trĩ ngoại: Nằm ở khoang cạnh hậu môn, dưới da, dưới đường lược, từ
đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới).


Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội và trĩ ngoại lúc đầu còn phân cách với nhau bởi

vùng lược, ở vùng này niêm mạc dính chặt với mặt trong cơ thắt trong bởi dây
chằng Parks. Khi dây chằng Parks bị thoái hoá, nhẽo ra không đủ sức phân
cách trĩ nội và trĩ ngoại, những búi trĩ này hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn
hợp.


13


1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ, KẾT QUẢ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM.
Bệnh trĩ có thể điều trị đơn giản bằng chế độ ăn uống (chống táo bón,
hạn chế bia rượu và chất kích thích), điều chỉnh chế độ làm việc, sinh hoạt
cho đến các biện pháp can thiệp vào búi trĩ từ đơn sơ đến phức tạp như nong
hậu môn, tiêm xơ, dùng tia hồng ngoại, thắt trĩ bằng vòng cao su, hay bằng
các loại hình phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ (phương pháp Whitehead, phương pháp
Toupet, phương pháp Milligan- Morgan, phương pháp Ferguson…), không cắt
búi trĩ mà chỉ triệt mạch nuôi trĩ theo phương pháp Longo.
* Các phương pháp điều trị bệnh trĩ.
Điều trị nội khoa:.
Điều trị nội khoa thông thường bao gồm dùng thuốc làm vững bền thành
mạch, giảm đau chống viêm, chống phù nề, chống táo bón (bằng chế độ ăn
giàu chất xơ, uống nhiều nước, dùng thuốc làm mềm phân), vệ sinh hậu môn
bằng nước ấm (sau khi đi ngoài và ngâm hậu môn vào nước ấm 10- 15 phút 23 lần trong ngày).
Điều trị thủ thuật:


Tiêm xơ búi trĩ.
Theo Zollinger (1984) người đầu tiên thực hiện phương pháp này là

Morgan (1869) [23], mục đích chính của tiêm xơ là làm giảm lưu lượng máu
đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc giúp giảm
triệu chứng chảy máu.



Thắt búi trĩ bằng vòng cao su.
Nguyên tắc chính của thắt vòng cao su là làm giảm lưu lượng máu đến

búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc, do đó sẽ cố
định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn. Thắt trĩ
bằng vòng cao su được thực hiện từ thế kỷ 19 nhưng vì thắt trĩ chung với da
quanh hậu môn nên sau thắt rất đau và không được áp dụng rộng rãi.
14




Nong hậu môn.
Lord (1968) đã dùng phương pháp này bằng cách dùng 4 ngón tay của

hai bàn tay hoặc bằng dụng cụ vì Lord cho rằng sự co thắt của cơ vòng hậu
môn là nguyên nhân của trĩ nội, gây trở ngại cho việc đi ngoài, tăng áp lự
trong lòng trực tràng và tắc nghẽn [11].


Quang đông hồng ngoại.
Phương pháp này được Neiger mô tả năm 1979 [11]. Mục tiêu của

phương pháp là làm cho mô bị đông lại bởi tác động của sức nóng, tạo nên
sẹo xơ làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định trĩ vào ống hậu môn. Sự
xuyên thấu mô của tia hồng ngoại được định trước bằng cách điều chỉnh tốc
độ của tia và độ hội tụ chính xác trên lớp mô này.
Điều trị phẫu thuật:
Điều trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật có từ rất lâu đời là phương pháp điều trị
tiệt căn nhất, cho đến nay tuy có nhiều cải tiến về kỹ thuật, nhưng nói chung

phẫu thuật vẫn nằm trong hai nhóm: cắt búi trĩ riêng lẻ và cắt toàn bộ niêm
mạc [22], [23].


Phẫu thuật Milligan- Morgan.



Phẫu thuật Whitehead.



Phẫu thuật Toupet (1969).



Phẫu thuật Parks (1965).



Phẫu thuật Ferguson.

* Phẫu thuật Longo.
Phẫu thuật điều trị bệnh trĩ nếu được áp dụng đúng về chỉ định và kỹ
thuật đều mang lại hiệu quả, tuy nhiên đau sau mổ, chăm sóc tại chỗ phức tạp,
thời gian nằm viện kéo dài, đặc biệt là nguy cơ rối loạn cảm giác vùng mổ,
hẹp hậu môn…là nguyên nhân chính mà bệnh nhân từ chối phẫu thuật.

15



Các phẫu thuật kinh điển nói chung đều đả kích vào vùng da quanh hậu
môn và lớp biểu mô ống hậu môn nơi có nhiều tế bào thần kinh cảm giác
nhạy cảm, gây đau nhiều sau mổ. Để tránh hay giảm đau sau mổ, một số phẫu
thuật gần đây đã tìm cách điều trị chỉ tác động vào vùng niêm mạc trên đường
lược và một loạt những công trình điều trị bằng khâu máy ra đời, trong đó
phẫu thuật Longo được xem như một “bước đột phá” mới trong điều trị bệnh
trĩ [13],
Phẫu thuật Longo với nguyên tắc là cắt vòng niêm mạc, dưới niêm mạ
trực tràng trên đường lược khoảng 3 cm nhằm kéo búi trĩ và niêm mạc trực
tràng sa trở về vị trí cũ, đồng thời cắt nguồn máu từ niêm mạc tới búi trĩ. Tác
giả đưa ra ý tưởng này là phẫu thuật viên người Italia có tên Antonio-Longo
từ năm 1993 nhưng đến năm 1998 mới chính thức công bố kết quả.
Tháng 7/2001 tại Pháp, các chuyên gia đã nhóm họp và nhất trí đưa ra
chỉ định, chống chỉ định của phương pháp điều trị trĩ bằng máy PPH03.


Chỉ định: trĩ độ II, độ III và độ IV; trĩ kèm theo những bệnh vùng hậu

môn khác cần phẫu thuật (ví dụ: nứt kẽ, da thừa, u nhú, tắc mạch, sa niêm
mạc trực tràng…); trĩ được điều trị bằng những phương pháp khác thất bại.


Chống chỉ định: Apxe hậu môn, hoại thư, hẹp hậu môn, sa toàn bộ trực

tràng. Theo Corman phẫu thuật trong trường hợp hoại thư hay có nhiễm
khuẩn ở hậu môn là con đường lan truyền nhiễm khuẩn lên tiểu khung, đặc
biệt là hoại thư Fournier [19].
Trong nước:
Tại Việt Nam năm 2001 giáo sư Descottes mổ trình diễn phương pháp

Longo trên 3 bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức, cho đến nay đã có một số cơ
sở y tế trong nước áp dụng phẫu thuật phẫu thuật Longo [5].

16


Nguyễn Mạnh Nhâm (2004) cải tiến kỹ thuật Longo khâu gấp niêm mạc
trực tràng trên đường lược 2- 3 cm đồng thời buộc cố định một phần niêm
mạc (bị sa ra ngoài) có tác dụng sửa chữa cả sa niêm mạc. Theo tác giả kết
quả điều trị hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân đau ít.
Lê Quang Nhân và cộng sự (2004) áp dụng phẫu thuật Longo cải tiến
trong điều trị trĩ nội độ III và độ IV cho 41 bệnh nhân tại bệnh viện Bình Dân
thực hiện kỹ thuật khâu mũi chữ X qua lớp niêm mạc và dưới niêm mạc trên
đường lược nhằm triệt mạch máu đến cung cấp cho các đám rối trĩ và sửa
chữa niêm mạc sa ra ngoài, kết quả điều trị theo tác giả, bệnh nhân ít đau sau
mổ, không có biến chứng hẹp hậu môn[12].
Triệu Triều Dương (2005) đã báo cáo kết quả sớm trong điều trị bệnh trĩ
nội độ III và 4 tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 [4]. Để tránh khâu vào
lớp cơ, trước khi khâu túi, tác giả có tiêm hỗn hợp Epinephrin (Novocaine +
Adrenaline = 1/10000) vào dưới niêm mạc vùng định khâu.
Thông báo của Trịnh Hồng Sơn và cộng sự (2005) về kết quả bước đầu
trong điều trị trĩ bằng phẫu thuật Longo tại bệnh viện Việt Đức. Trong thông
báo của tác giả 100 % bệnh nhân có trĩ nội ngoại độ III hoặc độ IV. Kết quả
bước đầu của phẫu thuật tốt, bệnh nhân đau rất ít, thời gian nằm viện ngắn
(trung bình 2 ngày), không có biến chứng chảy máu hoặc tiêu không tự chủ.
Năm 2006 nhóm tác giả bệnh viện Trung ương quân đội 108 thông báo
kết quả điều trị trĩ độ III và 4 của phẫu thuật Longo và phẫu thuật MilliganMorgan [5]. Kết quả theo dõi 1 năm nhóm Milligan- Morgan tỷ lệ nứt kẽ hậu
môn 8,9 %, da thừa hậu môn 9,1 % và ẩm ướt hậu môn 55 %, không gặp tình
trạng này ở nhóm bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp Longo.


17


Năm 2006 Trịnh Hồng Sơn và cộng sự thông báo kết quả điều trị các
trường hợp trĩ tắc mạch cấp cứu bằng phẫu thuật Longo, nổi bật trong nghiên
cứu này tác giả không can thiệp lấy bỏ búi trĩ tắc mạch, không lấy máu cục
của búi trĩ. Theo dõi sau mổ dài nhất 14 tháng, ngắn nhất hơn 1 tháng kết quả
tốt, không có bệnh nhân nào trở lại viện vì ngứa hậu môn, không đau hậu
môn, không tiêu máu, không hẹp hậu môn, không sa niêm mạc trực tràng và
không són phân.
Năm 2007 Trịnh Hồng Sơn và cộng sự nghiên cứu giải phẫu bệnh của
vòng niêm mạc lấy ra từ máy PPH 03 sau điều trị trĩ bằng phẫu thuật Longo ở
54 bệnh nhân trĩ, kết quả 100 % vòng cắt không bị gián đoạn, đa số các bệnh
phẩm sâu đến lớp cơ, 48 trường hợp là biểu mô trụ, 6 trường hợp có biểu mô
lát tầng.
Ngoài nước:
Trong thời gian từ tháng 9/2001 đến 3/2003 Jai Bikhchandani (Ấn Độ)
và cộng sự, đã điều trị trĩ độ III và độ IV cho 84 bệnh nhân được chia làm 2
nhóm (nhóm 1 phẫu thuật theo phương pháp Longo, nhóm 2 phẫu thuật theo
phương pháp Milligan- Morgan), kết quả được nhóm phẫu thuật kết luận:
Phẫu thuật Longo đơn giản, an toàn trong điều trị, là phẫu thuật ít xâm hại, ít
đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn hơn so với mổ theo phương pháp
Milligan- Morgan, tuy nhiên kết quả xa theo các tác giả cần phải được theo
dõi thêm.
Nghiên cứu hồi cứu của Ganio và cộng sự (2001), về kết quả lâu dài và
biến chứng 56 bệnh nhân có trĩ độ II, 3, 4 được điều trị phương pháp Longo,
theo dõi thời gian trung bình 33 tháng; ngắn nhất 5 tháng, dài nhất 120 tháng.
Kết quả: toàn bộ các cuộc mổ đều thành công. Một tháng sau mổ không có
bệnh nhân nào đau khi đi ngoài, chảy máu, ngứa hoặc tiêu không tự chủ,
không có triệu chứng tái phát. Nhóm tác giả này kết luận nên điều trị bằng

phương pháp này cho mọi bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật để điều trị.
18


×