CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở huyện Phú Ninh
Tên đề tài sáng kiến: “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH LỚP 2”
1- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến :..............................................................
2- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: : Áp dụng trong việc giảng dạy và công
tác chủ nhiệm lớp 2, sử dụng trong nhiều bộ môn khác nhau,có thể trong giờ học
chính khóa và hoạt động vui chơi giải trí nhằm phát huy được phẩm chất đạo đức
tích cực cho học sinh.
3- Ngày sáng kiến được áp dụng: Năm học 2019-2020
4- Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết.
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định đi lên của đất
nước. Giáo dục cung cấp những hiểu biết và kho tàng tri thức của nhân loại
cho biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa
học và cuộc sống. Vậy để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong
quá trình giảng dạy chúng ta cần biết lựa chọn những phương pháp dạy học tối
ưu nhất, phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học.Theo chủ trương của Bộ
Gíao Dục chú trọng trong việc dạy người. Trong nhà trường, việc giáo dục đạo
đức rất quan trọng, đặc biệt ở bậc tiểu học. Bậc tiểu học là bậc nền móng, bậc phổ
cập của hệ thống quốc dân nên càng chú trọng đến vấn đề đạo đức của trẻ. Với độ
tuổi của học sinh tiểu học là tuổi đang phát triển và định hình dần về nhân cách, sự
hiểu biết về đạo đức của các em còn rất it ỏi. Do đó phải hình thành các thói quen
đạo đức cho trẻ ngay từ đầu để có được phẩm chất đao đức tốt và như thế là tạo
cho nhà trường tiểu học ngày càng văn minh hợn
Trường TH Thái Phiên chúng tôi là một trường còn rất nhiều khó khăn so với
các trường khác trên địa bàn huyện Phú Ninh. Trường có 3 cơ sở . Đa số người
dân đều làm nông. Đời sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, do đó việc đầu tư
trong học tập của con em mình còn hạn chế. Khi nhận lớp, điều tôi quan tâm
nhất trước hết là dạy chữ và dạy người cho các em. Ngoài việc dạy chữ, tôi coi
trọng giáo dục tình cảm và hành vi thói quen đạo đức cho các em, nghĩa là giáo
dục cho các em một tấm lòng nhân hậu, vị tha, thương yêu anh em, bạn bè, kính
trọng thầy cô, cha me, tôn trọng mọi người, có thói quen lễ độ với người trên, kính
yêu Bác Hồ và tình yêu quê hương đất nước, phải biết chăm chỉ học tập, thực hiện
tốt kỉ luật của nhà trường, vệ sinh, ngay thẳng, mạnh dạn, khắc phục những biểu
hiện hung ác, lười biếng, vô lễ, nói tục, gian dối, nhút nhát, rụt rè …Làm thế nào
để cho các em có một chuẩn mực nói trên là điều tôi đang boăn khoăn
2
Trong năm học này tôi giảng dạy và tiến hành nghiên cứu 26 em học sinh
lớp 2/8. Trong đó có 13 học sinh nam và 13 học sinh nữ, mỗi em có một tính
cách khác nhau. Đầu năm học tôi tìm hiểu nắm vững tình hình đặc điểm học sinh
lớp mình về tính cách của mỗi em, về hành vi thói quen đạo đức của từng em thông
qua việc bàn giao học sinh của giáo viên lớp một. Tôi tìm hiểu về học tập cũng như
cá tính của từng em. Qua hai tuần đầu dạy ở lớp, trò chuyện tìm hiểu tôi cũng biết
được về tính cách của các em.
a/ Thái độ học tập chăm chỉ, chuyên cần tự giác, đi học đúng giờ: 80%
- Lười biếng, thiếu tự giác , hay đi học trễ :20%
b/ Ý thức kỉ luật: Giữ trật tự kỉ luật trong giờ học, giờ ra chơi, bảo vệ giữ gìn
của công, đi tiểu đúng nơi quy định, không ăn quà vặt, ra về đường trật tự: 70%
- Mất trật tự , hay nói chuyện trong giờ học, vẽ bậy , bôi bẩn, đi tiểu không
đúng nơi qui đinh: 30%
c/ Lễ phép với mọi người, quý mến kính trọng thầy cô, ông bà cha mẹ, thật
thà ngay thẳng, gọn gàng sạch sẽ: 80%
Vô lễ với thầy cô, cha mẹ, gặp người lớn tuổi không chào hỏi, nói năng thô
lỗ, nói tục: 20%
4.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của
giải pháp đã biết:
Học sinh lớp hai còn nhỏ, các em mới được học tập sinh hoạt được một năm ở
trường học, các thói quen đạo đức được hình thành ở các em mới là bước đầu, các
em lại dể quên, dễ bắt chước, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa ,hiện đạo
hóa ,các em được tiếp cận sớm với mạng internet nên dễ bắt chước thói hư tật xấu
và có một số em ở nhà được ba mẹ nuông chiều, muồn gì được nấy, trở thành thói
quen nên khi đi học, hòa nhập với tập thể, các em phải theo khuôn phép của nhà
trường. Do đó một số em khó hòa nhập, có tính kiêu căng, lười nhát, ỷ lại… và một
số em do xem phim thấy đánh đá, các em đến lớp do tính hiếu động nên các em
cũng bắt chước, ví chạy nhau đánh đá, bắt chước như trong phim hoặc truyện…
Với những nguyên nhân trên tôi xác định phải tìm một số biện pháp giáo dục cho
các em có một phẩm chất đạo đức tốt và qua thời gian dài trong HKI các em có
nhiều tiến bộ rỏ rệt. Các em đi học chuyên cần, tình trạng đi học trễ củng giảm
dần,đa số các em dần dần chấp hành tốt nội quy của lớp cũng như của nhà
trường,đoàn kết yêu thương giúp đỡ bạn bè,vâng lời thầy cô giáo,điều quan trọng
hơn là các em ngày càng ý thức hơn trong việc học,không còn lơ là, nói chuyện
riêng như trước,,là một giáo viên chủ nhiệm điều đó với tôi vô cùng phấn khởi.
4.3 Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
1. Đối với Nhà trường:
- Cần phải có đủ dụng cụ dạy học, sân chơi dành cho học sinh để tổ chức
các hoạt động trò chơi,hoạt động ngoại khóa giáo dục ý thức cho trẻ.
2. Đối với giáo viên:
2
3
- Người giáo viên luôn trao dồi vốn kiến thức cần có cho mình,nên có thái
độ khoan dung,biết lắng nghe và tôn trọng, biết cách hổ trợ và giúp đỡ các
em đúng lúc.
- Tạo môi trường thân thiện với trẻ.
- Giáo viên nêu cao tấm gương sáng để học sinh noi theo.
- Dạy tốt các tiết đạo đức hằng tuần và giáo dục đạo đức thông qua các môn
học khác.
- Thương yêu, chăm sóc gần gủi với các em tạo điều kiện học tập ở lớp.
- Xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết thân ái có tính giáo dục
3. Đối với học sinh:
- Luôn có ý thức tự giác trong học tập,phát huy được tinh thần hợp tác và
tương trợ lẫn nhau.
- Phát triển những phẩm chất đạo đức cá nhân như kiên trì,lòng nhẫn
nại,tinh thần trách nhiệm và ý thức tập thể.
4.4 Các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp .
Hiện nay, nền giáo dục của chúng ta đang chú trọng trong việc dạy người.Do
đó, đòi hỏi người giáo viên phải làm thế nào để các em có ý thức, chủ động
hơn trong việc tiếp thu kiến thức và vốn sống cẩn có trong và ngoài nhà
trường.
Đối với học sinh lớp 2 thì việc hiếu động chưa làm chủ được lời nói và hành
vi của mình thì đó cũng là vấn đề tất nhiên. Với tình hình của lớp như thế, tôi
thiết nghĩ mình cần đổi mới, cần tạo ra một kế hoạch để các em cùng nhau cố
gắng ,cùng nhau phát triển để ngày càng hoàn thiện bản thân của mình,xứng
đáng con ngoan,trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ.
4.4.1: Biện pháp thứ nhất:
Giáo viên nêu cao tấm gương mẫu mực, trong sáng về nhân cách để giáo dục học
sinh và đối xử dân chủ, bình đẳng với các em.
Cũng như ở lớp một, học sinh lớp hai còn nhỏ tuổi bởi vậy mọi lời nói, cử
chỉ, hành động của thầy cô giáo là tấm gương trước mắt học sinh và các em sẵn
sàng bắt chước theo thái độ dịu dàng, ân cần của thầy cô, sự giảng dạy nhiệt tình,
nghiêm túc, chính xác, sự đối xử công bằng, trung thực với mọi học sinh trong mọi
trường hợp, thái độ nhẹ nhàng khoan dung, cách ăn mặt gọn gang sạch sẽ, giản dị,
mẫu mực của thầy cô giáo đều là những “bài học” đạo đức cho học sinh hằng
ngày.
Trong quan hệ với học sinh, người giáo viên cần hết lòng yêu thương tôn
trọng các em, luôn thể hiện một thái độ dân chủ, công bằng và bình đẳng giữa thầy
và trò, và giữa thầy với các trò phải “thương tối đa, nghiêm tối đa”, nghĩa là thầy
cô giáo chang hòa, gần gũi thương yêu học sinh nhưng cũng có một ranh giới nhất
định cần thiết bảo đảm cho công tác sư phạm của nhà giáo dục và nêu cao tấm
gương “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo” . Sự yêu
thương gần gũi giữa thầy và trò giúp cho các em có một tình cảm sâu sắc hơn, các
em biết quý trọng thầy cô, yêu thương bạn bè cùng lớp. Gần gũi với các em tôi mới
thấy được tính nết của từng em để uốn nắn, sửa chữa dần những thói quen xấu mà
3
4
các em nên tránh, bắt chước những nét tốt của bạn mình ở ngay trong lớp. Tôi luôn
động viên các em, nhất là các em học tập chưa cố gắng phấn đấu vượt lên, nên tập
thói quen có nề nếp học tập ở nhà, ở trường , đi học chuyên cần hơn, các em đi học
trể giảm, hiện tượng ăn quà vặt trong trường và lớp hạn chế hơn , trật tự khi ra về
đường không còn lộn xộn.
4.4.2 Biện pháp thứ hai
Dạy tốt các tiết dạy đạo đức hằng tuần và giáo dục đạo đức thông qua các tiết dạy
học khác.
Dạy và học các môn học là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động
của học sinh và giáo viên ở nhà trường và nội dung chương trình các môn học đã
được xây dựng trên tinh thần gắn chặt giữa đức dục và trí dục, giữa dạy chữ và dạy
người. Hơn nữa trong các giờ học, tôi có nhiều hoạt động giảng dạy uốn nắn
khuyên bảo các em về đạo đức trong nhiều tình huống khác nhau, nhận thức rõ tác
dụng, ưu thế của các giờ học trong mỗi môn học, trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh,… Tôi luôn nắm vững chương trình nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, luôn
cố gắng dạy tốt tất cả các môn học, các tiết học theo đúng yêu cầu đặc trưng của
mỗi môn, đồng thời quán triệt yêu cầu giáo dục đạo đức trong các giờ học đó.
Nhất là trong tiết dạy luyện tập, củng cố của những tiết đạo đức hằng tuần, trong
những tiết dạy này tôi giáo dục các em theo chủ đề tiết dạy.
Ví dụ : Qua bài học “Nhặt được quả rơi”, các em học được tính thật thà của
bạn “Mỗi khi nhặt được của rơi em phải tìm cách trả lại cho người mất”. Sau bài
học đó nhiều em đã nêu cao người tốt việc tốt. Việc tốt: các em nhặt được những
vật có giá trị như: Em Giang nhặt được cái đồng hồ nộp của bạn trong lớp đánh rơi
nộp cho thầy chủ nhiệm và nhiều em khác với những vật dụng nhỏ như gom tẩy
,bút,thước...
Tôi đem những gương tốt các em tuyên dương trước lớp để các em khác học
tập gương tốt của bạn. Tôi nhận thấy việc giáo dục đạo đức thông qua các môn học
đã dần dần chuyển hóa được vài thói quen đạo đức của các em..
4.4.3 Biện pháp thứ ba:
Xây dựng lớp thành một tập thể đoàn kết thân thiện có tính giáo dục, kết hợp với
phụ huynh với các em có những thói quen chưa tốt như: vẫn còn đi học trễ, còn ăn
quà vặt trong lớp, còn chay lười trong học tập, nói năng vô lễ, chưa thật thà trong
học tập… Tôi trực tiếp gặp phụ huynh trao đổi để phụ huynh nắm được tình hình
của con em mình, song song với việc giáo dục của giáo viên trên lớp, phụ huynh ở
nhà cũng uốn nắn sửa chữa những tật xấu của các em để các em tiến bộ. Bên cạnh
việc hỗ trợ của phụ huynh, tôi còn tạo điều kiện trong giờ sinh hoạt lớp, trong giờ
nghỉ, cho học sinh trong lớp tìm hiểu về nhau, về hoàn cảnh của bạn, những thuận
lợi khó khăn, những ưu điểm, nhược điểm của các bạn để tham khảo, gần gũi nhau
hơn và giúp nhau tốt hơn… Lập các “đôi bạn”, “nhóm bạn” giúp đỡ nhau trong
học tập, giáo dục và sinh hoạt củng cố các nề nếp lớp học đã có từ lớp Một, làm
cho lớp học thật sự có nề nếp và học sinh có thói quen tuân theo các nề nếp đó.
4.44.Biện pháp thứ tư.
Ở những hoạt động trong các tiết học,tôi luôn nghiên cứu ,tòm tòi và viết lên
những tình huống giã định,rồi sau đó chia thành các nhóm nhỏ để các em cùng
4
5
tham gia thảo luận và đóng vai để giải quyết tình huống của nhóm mình.Trong
những hoạt động này các em sẽ gần gũi với thực tiển hơn,thay vì nghe những lời
nói suông hay lời giảng của thầy cô giáo , thì bây giờ các em lại được làm chủ
chính mình,tự tin trình bày ý kiến,quan điểm xử lý của mình trong các tình huống
khác nhau, nhưng điều cốt lõi trong đó thì cái tác động lớn nhất đến ý thức hành vi
của các em là sự đóng góp ý kiến của các bạn,từ đó các em sẽ dần hình thành cho
mình những vốn sống cần có,nâng cao sự đoàn kết học hỏi lẫn nhau.Với trọng
trách là người quan sát và nhận xét cách xử lý các tình huống tôi luôn chú tâm đến
việc khen ngợi ,tuyên dương những hành động đẹp những ý kiến hay dù là nhỏ
nhất,từ đó các em sẽ biết ,định hình cho mình những việc không nên làm và tự
hình thành cho mình những thói quen chuẩn mực đạo đức tốt.
4.5 Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến
+ Dưới đây là những thống kê mà tôi quan sát ,theo dõi và nghi chép lại trong
suốt thời gian vừa qua.
- 96% các em đi học chuyên cần, tình trạng đi học trễ củng giảm dần.
- 100% các em chấp hành tốt nội quy
- 100% biết bảo vệ của công, không hái hoa,bẽ cành ở trong khuôn viên của
trường.
- 100% các em đã biết lễ phép với thầy cô giáo và người lớn tuổi.
- 95% nề nếp học tập tốt.
5- Những thông tin cần được bảo mật :Không
6- Lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến .
Sau khi nắm bắt tình hình của lớp, tôi đã đưa những giải pháp này vào áp
dụng. Qua học kỳ I , tôi nhận thấy học sinh của mình có nhiều tiến bộ. Trong
quá trình học, các em đều thể hiện sự cố gắng của mình. Ở mỗi giai đoạn, các
em có sự chuyển biến ngày càng rõ hơn,nhất là trong việc ý thức hành vi của
mình . Ngoài ra, các em còn nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ các bạn học chậm trong
lớp để các bạn ấy cùng vươn lên. Bên cạnh đó, tôi còn thấy một số em trước
đây tinh nghịch,quậy phá, vô lễ hay rụt rè, nhút nhát, ít nói nay đã có sự tiến
bộ vược bậc .Các em thích thú, vui vẻ khi được thầy giáo hay nhóm trưởng
giao việc.
Thực tế cho thấy rằng người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những tri
thức, kĩ năng cần thiết mà còn truyền đến cho các em cả tình yêu của một người
thầy, người cô,truyền cho các em những vốn sống cần có để ngày càng hoàn thiện
bản thân hơn.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
5
6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Nguyễn Đại Duy
Tác giả sáng kiến: “ Một số biện pháp rèn luyện đạo đức cho học sinh lớp 2”
Đơn vị công tác (của tác giả sáng kiến) : Trường TH Thái Phiên
Họp vào ngày: ........................................................................................................
Họ và tên chuyên gia nhận xét: ..............................................................................
Học vị: .................... Chuyên ngành: ....................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................
Số điện thoại cơ quan: ..........................................................................................
Di động: .................................................................................................................
Chức trách trong Tổ thẩm định sáng kiến: ............................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Đánh giá của
STT
Tiêu chuẩn
Điểm tối đa thành viên tổ
thẩm định
Sáng kiến có tính mới và sáng tạo (điểm tối đa: 30 điểm) (chỉ chọn 01
1
(một) trong 04 (bốn) nội dung bên dưới và cho điểm tương ứng)
Không trùng về nội dung, giải pháp thực
1.1
hiện sáng kiến đã được công nhận trước
30
đây, hoàn toàn mới;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với
1.2
20
trước đây với mức độ khá;
Sáng kiến, giải pháp có cải tiến so với
1.3
10
trước đây với mức độ trung bình;
Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các
1.4
0
giải pháp đã có trước đây.
Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..
2
Sáng kiến có tính khả thi (điểm tối đa: 30 điểm)
Thực hiện được và phù hợp với chức năng,
2.1
10
nhiệm vụ của tác giả sáng kiến;
2.2
Triển khai và áp dụng đạt hiệu quả (chỉ
6
7
chọn 01 (một) trong 04 (bốn) nội dung
bên dưới)
a)
Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh
20
Có khả năng áp dụng trong nhiều ngành,
b)
lĩnh vực công tác và triển khai nhiều địa
15
phương, đơn vị trong tỉnh.
Có khả năng áp dụng trong một số ngành
c)
10
có cùng điều kiện.
Có khả năng áp dụng trong ngành, lĩnh
d)
5
vực công tác.
Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....
3
Sáng kiến có tính hiệu quả (điểm tối đa: 40 điểm)
Sáng kiến phải mang lại lợi ích thiết thực
3.1
cho cơ quan, đơn vị nhiều hơn so với khi
10
chưa phát minh sáng kiến;
Hiệu quả mang lại khi triển khai và áp
3.2
dụng (chỉ chọn 01 (một) trong 04 (bốn)
nội dung bên dưới)
a)
Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh
30
Có hiệu quả trong phạm vi nhiều ngành,
b)
20
nhiều địa phương, đơn vị
Có hiệu quả trong phạm vi một số ngành
c)
15
có cùng điều kiện
Có hiệu quả trong phạm vi ngành, lĩnh
d)
10
vực công tác.
Nhận xét:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......
Tổng cộng
7
8
THÀNH VIÊN TỔ THẨM ĐỊNH
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Họ, tên và chữ ký)
8