Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số vấn đề liên quan khác tới hối phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.43 KB, 23 trang )

Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

Phần I: Những vấn đề chung về hối phiếu.....................................2
I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển hối phiếu................................2
II. Hối phiếu.......................................................................................................3
1. Khái niệm và đặc điểm của hối phiếu......................................................3
2. Thành lập hối phiếu...................................................................................5
3. Phân loại hối phiếu....................................................................................6
4. Ý nghĩa kinh tế của hối phiếu:..................................................................8
III.Quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan đến hối phiếu............8
1.Người ký phát hối phiếu:...........................................................................8
2.Người trả tiền hối phiếu:............................................................................8
3.Người hưởng lợi hối phiếu:........................................................................9
4.Người chuyển nhượng hối phiếu:..............................................................9
5.Người cầm phiếu:.......................................................................................9
6.Người bảo lãnh:..........................................................................................9
Phần II: Các nghiệp vụ liên quan tới hối phiếu..........................9
I.Bảo lãnh hối phiếu:.........................................................................................9
II. Chấp nhận hối phiếu:.................................................................................10
1. Khái niệm:................................................................................................10
2. Các hình thức chấp nhận:.......................................................................10
III. Chuyển nhượng hối phiếu:.......................................................................11
1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của chuyển nhượng...........................11
2.Hình thức chuyển nhượng hối phiếu.......................................................11
IV. Thanh toán và kháng kiện về hối phiếu:..................................................16
1. Thanh toán hối phiếu:.............................................................................16
2. Từ chối và kháng nghị truy đòi hối phiếu:............................................17
V. Chiết khấu và tái chiết khấu hối phiếu:.....................................................20
1. Chiết khấu hối phiếu:..............................................................................20


2. Tái chiết khấu hối phiếu:........................................................................20
Phần III: Một số vấn đề liên quan khác tới hối phiếu...........21
I. Phân biệt giữa hối phiếu và séc:..................................................................21
1. Giống nhau:.............................................................................................21
2. Một số điểm khác biệt giữa hối phiếu và séc:........................................21
II. Một số lưu ý trong việc sử dụng hối phiếu:..............................................22
1. Sử dụng hối phiếu trong phương thức nhờ thu:...................................22
2. Một số lưu ý liên quan tới hối phiếu:.....................................................23

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 1


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

MỞ ĐẦU
Thông thường trong một quan hệ thương mại luôn hàm chứa trong nó hai
sự chuyển dịch đó là chuyển dịch hàng hóa và chuyển dịch tiền tệ. và chuyển dịch
tiền tệ từ người mua sang người bán là một hoạt động thanh toán và để thực hiện
thanh toán nhanh hơn, hiệu quả hơn ít tốn chi phí hơn… người ta sử dụng các
phương tiện thanh toán và hòn thiện chúng theo thời gian. Các phương tiện chủ
yếu trong thanh toán quốc tế bao gồm: hối phiếu, sec, lệnh phiếu, thẻ nhựa… và
phần lớn các phương tiện thanh toán ấy thực hiện được một số chức năng của tiền
như: phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, tức là nó có khả năng mua –
bán, chuyển nhượng từ tay người này sang người khác bằng nhiều hình thức hợp
pháp.
Hối phiếu cũng cũng là phương tiện thanh toán. Vậy thì qua thời gian hối

phiếu đã được hoàn thiện và phát triển như thế nào ? và trong thanh toán hối
phiếu thực hiện được những chức năng gì và để có hối phiếu hợp lệ về nội dung,
hình thức cũng như trong quá trình chuyển nhượng thì cần có những quy định gì
cụ thể ? Hơn nữa so với phương tiện thanh toán khác là: SEC và lệnh phiếu thì hối
phiếu có những đặc điểm gì khác biệt cần phân biệt rỏ để có được nhận thức về
các phương tiện này kỹ hơn, sâu sắc hơn. Và đó cũng là những nội dung mà nhóm
6 muốn trình bày trong đề tài về “hối phiếu”.
Nội dung đề tài gồm 3 phần chính là:
Phần I: Những vấn đề chung về hối phiếu.
Phần II: Các nghiệp vụ liên quan tới hối phiếu.
Phần III: Một số vấn đề liên quan khác tới hối phiếu.
Do kiến thức về hối phiếu cũng như các vấn đề có liên quan của nhóm còn
nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót cần bổ sung sửa
đổi. Vậy rất mong sự góp ý để đề tài này hoàn thiện hơn.
Ngày 5 tháng 10 năm 2020
Nhóm 6:
Trần Tuấn Anh
Phạm Tấn Đức
Phạm Nguyễn Ngọc Liêm
Trần Hồng Mỹ Nhật

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 2


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến


Phần I: Những vấn đề chung về hối phiếu.
I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển hối phiếu
Hối phiếu đã được biết đến thời xa xưa như là một phương tiện tín dụng và
thanh toán trong quan hệ thương mại. Lúc đó chỉ có hối phiếu tự nhận nợ hay còn
gọi là lệnh phiếu, là một loại hối phiếu do người mắc nợ tự lập ra và trao cho chủ
nợ. Lệnh phiếu biểu hiện một sự cam kết bằng văn bản bản giữa người chủ nợ và
người mắc nợ. Loại hối phiếu này đã có ảnh hưởng rất mạnh vào thế XIV. Từ thế
kỷ XVI trở đi đã xuất hiện loại hối phiếu đòi nợ là một loại hối phiếu do người chủ
nợ lập ra và gửi cho người mắc nợ theo yêu cầu trả tiền.
Trong quá trình phát triển của mình thông qua kỹ thuật chuyển nhượng hối
phiếu ngày càng được sử dụng phổ biến trong thương mại như là một phương tiện
thanh toán và phương tiện tín dụng. Nhiều nước đã ban hành luật hối phiếu riêng.
Ở anh từ năm 1882 đã xuất hiện luật hối phiếu (Bill of exchange act - BEA) và
được áp dụng từ đó cho đến nay, được coi là luật hối phiếu thành văn sớm nhất.
Từ đầu thế kỷ XX, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thương mại quốc
tế đã thúc đẩy các nước đi đến việc thiết lập một thỏa ước quốc tế về hối phiếu
nhằm thống nhất những nguyên tắc cơ bản về hối phiếu trong thương mại quốc tế.
Vào năm 1912, hội nghị quốc tế đầu tiên về hối phiếu đã được tổ chức tại
DenHang nhưng không có sự tham gia của Mỹ và Anh. Hội nghị đã ra tuyên bố
chung về hướng dẫn các quy định của hối phiếu trong các nước thành viên. Tuyên
bố này hết hiệu lực khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Sau chiến tranh thế giới chấm dứt, Hội Quốc Liên đã tổ chức một hội nghị
nhằm tiến tới hoàn thiện công ước 1912. Năm 1930 hội nghị quốc tế thứ 2 về hối
phiếu đã được tổ chức tại Giơnevơ, có sự tham gia của 22 nước. Các nước tham
gia hội nghị đã ký 3 tuyên bố chung về hối phiếu:
+ Tuyên bố về sự thống nhất hối phiếu (Uniform law of exchange - ULB)
+ Tuyên bố các quy định thuộc phạm vi tư pháp quốc tế về hối phiếu.
+ Tuyên bố về mối quan hệ trong quy định về con dấu.
 Các văn bản tuyên bố trên trên đây cho đến nay vẫn con có giá trị hiệu
lực.

Mặc dù ULB là luật hối phiếu quy định một cách chặt chẽ và đầy đủ nhưng
các nước tham gia ký tuyên bố chung thống nhất được với nhau một định nghĩa về
hối phiếu. Cuối cùng đi đến thỏa thuận lấy định nghĩa theo luật hối phiếu của Anh
(Bill Of Exchange Act Of 1882 - BEA) làm định nghĩa.

II. Hối phiếu.
1. Khái niệm và đặc điểm của hối phiếu.
1.1. Khái niệm.

a. Định nghĩa.
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát
cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một
ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả
Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 3


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho
người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
b. Một số lưu ý.
 Các chủ thể:
- Người phát hành hối phiếu được gọi là người phát lệnh (Drawer).
- Người phải trả tiền theo hối phiếu được gọi là người thụ lệnh (Drawee).
- Người hưởng thụ hay còn gọi là người được trả tiền, (Beneficiary or
payee). Có hai trường hợp:

o Người hưởng thụ đồng thời là người phát lệnh.
o Người hưởng thụ là người thứ ba do người phát lệnh chỉ định ghi
trong hối phiếu.
 Mối quan hệ giữa các chủ thể.
Người phát lệnh
(Drawer)

(1)
Người thu lệnh
(Drawee)

(2)

Người hưởng thụ
(Beneficiary)

(1) Người phát lệnh lập hối phiếu và chuyển giao hối phiếu cho người
hưởng thụ
(2) Khi đến hạn thanh toán người hưởng thụ xuất trình hối phiếu cho
người thụ lệnh để người thụ lệnh trả tiền
* Có 3 mối quan hệ liên quan đến hối phiếu:
- Quan hệ giữa người phát lệnh và người hưởng thụ: Sau khi hối phiếu được lập,
người phát lệnh chuyển giao hối phiếu cho người hưởng thụ để trả một món nợ phát
sinh trước đó, thường là phát sinh trong quan hệ thương mại hoặc để ủy thác thu hộ
tiền ở người thụ lệnh. Tuy nhiên hành vi trao đổi hối phiếu chưa được coi là hành vi
cuối cùng của việc thanh toán nợ, mà chỉ khi người thụ lệnh trả tiền cho người
hưởng thụ món nợ mới được coi là giải quyết xong. Như vậy, hành vi trao đổi hối
phiếu chỉ là sự chuyển nhượng một trái quyền thương mại.
- Quan hệ giữa người phát lệnh và người thụ lệnh: Khi phát hành hối phiếu,
người lập hối phiếu ra lệnh cho người thụ lệnh phải trả tiền khi đến hạn thanh

toán, sở dĩ như vậy giữa họ đã phát sinh một mối quan hệ tài chính
 Có thể người thụ lệnh thiếu nợ người phát lệnh xuất phát từ việc mua bán
chịu hàng hóa.
 Hoặc người phá lệnh đã gửi số tiền ở người thụ lệnh để nhờ thanh toán hộ
 Hoặc người thụ lệnh đã đồng ý cho người phát lệnh vay dưới hình thức
ngân quỹ hoặc bằng chữ ký.

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 4


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

- Quan hệ giữa người thụ lệnh và người hưởng thụ: Người thụ lệnh có nghĩa vụ
phải thanh toán cho người hưởng thụ hay theo lệnh của người hưởng thụ (Dưới
hình thức hối thự) Một số tiền nhất định khi hối phiếu đến hạn thanh toán.
1.2. Đặc điểm.
+ Tính trừu tượng của hối phiếu: Đặc điểm này thể hiệ ở chỗ trên hối phiếu
không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, tức nguyên nhân sinh ra việc lập hối
phiếu, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và những nội dung có liên
quan đến việc trả tiền như trả cho ai, người nào sẽ thanh toán và thời gian thanh
toán là khi nào…Hiệu lực của hối phiếu cũng không bị ràng buộc do nguyên nhân
gì sinh ra hối phiếu. Một khi được tách ra khỏi hợp đồng và nằm trong tay người
thứ ba thì hối phiếu trở thành một trái quyền độc lập, chứ không phải là một trái
quyền sinh từ hợp đồng. Hay nói cách khác nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu
tượng.
+ Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền hối phiếu phải trả tiền

đầy đủ theo đúng nội dung ghi tên tờ hối phiếu. Người trả tiền không thể viện lý
do riêng của mình đối với người ký phát hối phiếu, người ký hậu mà từ chối trả
tiền, trừ trường hợp hối phiếu được lập trái với đạo luật chi của nó. (Đặc điểm này
chỉ thể hiện rõ rệt ở những hối phiếu đã có chữ ký chấp nhận thanh toán của người
mua, người trả tiền).
+ Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có thể được chuyển nhượng một hay
nhiều lần trong thời hạn của nó. sở dĩ có đặc điểm này bởi vì hối phiếu là lệnh đòi
tiền của người này với người khác, hối phiếu có một giá trị tiền nhất định, có một
thời hạn nhất định, thời hạn nay thường là ngắn hạn và được người trả tiền chấp
nhận. Tóm lại, nhờ vào tính trừu tượng và tính bắt buộc nghĩa vụ trả tiền mà có
tính lưu thông của hối phiếu.
2. Thành lập hối phiếu.
Hối phiếu số …
HỐI PHIẾU
Địa điểm, ngày … tháng … năm …
Số tiền…
Thời hạn thanh toán
Địa điểm thanh toán
Người hưởng lợi
Gửi: người trả tiền
Người ký phát
( Ký tên )

2.1.Về mặt hình thức:
Hình thức của hối phiếu được quy định như sau:
 Hối phiếu phải được làm thành văn bản. hối phiếu nói, điện tín, điện
thoại… điều không có giá trị pháp lý. Hình mẫu hối phiếu của nước ta trước kia
do ngân hàng nhà nước thống nhất, in sẵn và phát hành. Đối với các nước khác,
hình mẫu hối phiếu thương mại do tư nhân định ra và tự phát hành. Hìnhm ẩu
hối phiếu không quyết định giá trị pháp lý của hối phiếu.

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 5


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

 Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu là ngôn ngữ viết hoặc đánh máy in sẵn bằng
một thứ tiếng nhất định và thống nhất. Tiếng anh là tiếng thông dụng của ngôn
ngữ tạo lập hối phiếu. Một hối phiếu sẽ không có pháp lý, nếu như nó tạo lập
bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Hối phiếu dài hay ngắn không ảnh đến giá trị
pháp lý của nó. Những hối phiếu nào được viết bằng bút chì, bằng thứ mực dễ
phai bằng thứ mực đổ đều trở thành vô giá trị.
 Hối phiếu có thể lập thành một hay nhiều văn bản, mỗi bảng đều đánh số
thứ tự các bảng đều có giá trị như nhau. Khi thanh toán ngân hàng tiền gửi hối
phiếu cho người trả tiền làm hai lần kế tiếp nhau để phòng sự thất lạc, bảng nào
đến trước sẽ được thanh toán trước, bảng nào đến sau sẽ trở thành vô giá trị
2.2.Về mặt nội dung
 Tiêu đề của hối phiếu: chữ “hối phiếu” là tiêu đề của hối phiếu, không có
tiêu đề này hối phiếu sẽ trở thành vô giá trị.
 Địa điểm ký phát hối phiếu: thông thường địa của người lập phiếu là địa chỉ
ký phát hối phiếu. Một hối phiếu không ghi rõ địa điểm xuất phát người ta cho
phép lấy địa chỉ bên cạnh tên người ký phát làm địa điểm ký phát hối phiếu.
 Ngày tháng ký phát hối phiếu:Ngày tháng ký phát hối phiếu có ý nghĩa
quan trọng trong việc xác định kỳ hạn trả tiền của hối phiếu có kỳ hạn nếu hối
phiếu ghi rằng: “sau X ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu này”. Ngày ký phát hối
phiếu còn liên quan đến khả năng thanh toán của hối phiếu.
 Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện: hối phiếu là một mệnh lệnh chứ không chỉ

là một yêu cầu. Việc trả tiền vô điều kiện, có nghĩa là khi trả tiền hối phiếu
không được viện một lý do nào khác, trừ lý do hối phiếu trái với luật hối phiếu,
để quyết định có trả tiền hay không.
 Số tiền và loại tiền: số tiền nhất định này được ghi một cách rõ ràng, đơn
giản, đúng tập quán quốc tế, ghi cả bằng số và bằng chữ.
 Thời hạn trả tiền của hối phiếu: có hai dạng:
oTrả tiền ngay: thì trên hối phiếu sẽ ghi là “trả ngay khi nhận thấy bảng thứ
nhất (hai) của hối phiếu này”.
oTrả tiền sau thì có nhiều cách thỏa thuận:
 Nếu phải trả tiền sau bao nhiêu ngày từ khi nhận hối phiếu thì hối
phiếu sẽ ghi “X ngày sau thì nhìn thấy hối phiếu”.
 Nếu phải trả tiền sau bao nhêu ngày từ khi giao hàng thì sẽ ghi là “X
ngày sau khi ký vận đơn”
 Nếu trả tiền sau bao nhiêu ngày thì ghi “X ngày kể từ ngày ký phát hối
phiếu”.

Địa điểm trả tiền hối phiếu là địa
điểm được ghi rõ trên hối phiếu. Nếu hối phiếu không ghi rõ hoặc không ghi
địa điểm trả tiền, người ta có thể lấy địa điểm ghi bên cạnh tên của người trả
tiền la địa điểm trả tiền.

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 6


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến



Người được hưởng hối phiếu: là
ai, công ty nào, ngân hàng tên gì … phải được ghi chi tiết. Người được hưởng
hối phiếu được quy định ghi ở mặt trước của hối phiếu.

Người trả tiền hối phiếu được ghi
ở mặt trước, góc trái cuối cùng của tờ hối phiếu, sau chữ “gửi”.

Người ký phát hối phiếu được ghi
ở mặt trước, góc phải cuối cùng của tờ hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải
ghi tên ở mặt trước, góc phải cuối cùng của tờ hối phiếu đó
( Cần phải đặc biệt chú ý là tất cả những người có liên quan được ghi trên tờ phiếu
phải ghi rõ họ tên đầy đủ, địa chỉ mà họ đã dùng để căn cứ hoạt động kinh doanh.)
3. Phân loại hối phiếu.
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, hối phiếu được chia ra làm 3 loại.
+ Hối phiếu đích danh(Nominal bill):
Trên hối phiếu có ghi tên người
thụ hưởng và chỉ có người này mà thôi. Dĩ nhiên loại hối phiếu này không được
phép chuyển nhượng.
+ Hối phiếu vô danh(Nameless bill): Trên hối phiếu không ghi tên người thụ
hưởng, mà chỉ ghi một mệnh đề " pay to bearer" - Trả cho người cầm hối phiếu.
Đối với loại hối phiếu này, người giữ hối phiếu chính là người thụ hưởng.
+ Hối phiếu theo lệnh(Order bill):Là loại hối phiếu có ghi mệnh đề " pay to the
order of..." Hối phiếu này được phép chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu.
Chính vì thế nó được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.
- Căn cứ vào kỳ hạn trả tiền hối phiếu được chia làm hai loại:
+ Hối phiếu trả tiền ngay (Sight bill): người thụ lệnh phải thanh toán ngay khi
người hưởng thụ xuất trình.
+ Hối phiếu trả chậm (Usance bill): Là loại hối phiếu mà việc trả tiền được
thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định. Thông thường hối phiếu có 3 loại

kỳ hạn:
 Trả sau bao nhiêu ngày nhìn thấy hối phiếu.
 Trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu.
 Trả sau bao nhiêu ngày kể từ ngày lập vận đơn đường biển, ngày giao hàng.
- Căn cứ vào thủ tục thanh toán
+ Hối phiếu trơn(clear bill): loại hối phiếu này được gửi đến đòi tiền người trả
tiền không cần kèm theo chứng từ thương mại. Trong thanh toán quốc tế , hối
phiếu này được dùng để thu cước phí vận tải, bảo hiểm hao hồng..hoặc dùng để
đòi tiền mua hàng của những thương nhân nhập khẩu tin cậy.
+ Hối phiếu kèm chứng từ ( Documentary bill): loại hối phiếu này được gửi
đến cho người nhập khẩu có kèm theo chứng từ thương mại. Hối phiếu kèm chứng
từ có 2 loại:
- Hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay, người trả tiền chỉ nhận được bộ
chứng từ hàng hóa sau khi đã thanh toán.
Hối phiếu kèm chứng từ trả chậm, người trả tiền phải ký chấp nhận thanh
toán trên hối phiếu mới nhận được bộ chứng từ.
Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 7


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

- Căn cứ vào người ký phát hối phiếu
+ Hối phiếu thương mại: là loại hối phiếu do người xuất khẩu ký phát đòi
tiền người nhập khẩu trong nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu hoặc cung ứng
lao vụ lẫn nhau.
+ Hối phiếu ngân hàng: là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho

ngân hàng đại lý của mình thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi
chỉ định trên hối phiếu.
4. Ý nghĩa kinh tế của hối phiếu:
Mỗi một loại phương tiện thanh toán nào cũng thực hiện một số chức năng
nhất định hối phiếu cũng vậy, sau đây là một số chức năng chủ yếu của hối phiếu
trong nền kinh tế thị trường:
a. Là công cụ tín dụng: Hối phiếu là công cụ tín dụng phổ biến giữa:
- Người ký phát hối phiếu và người mắc nợ hối phiếu.
- Người sở hữu hối phiếu và người ký phát hối phiếu.
- Một ngân hàng với người có hối phiếu hoặc người phát hành hối phiếu
thông qua hành vi chiết khấu hối phiếu.
b. Là phương tiện đảm bảo:Hối phiếu là một công cụ đảm bảo trong các quan
hệ tín dụng. Điều này dựa trên cơ sở về tính nghiêm ngặt của hối phiếu về trả tiền
vô điều kiện, nghĩa là người chủ nợ luôn luôn có quyền đòi hỏi thanh toán hối
phiếu mà họ sở hữu vào ngày đến hạn.
c. Là phương tiện đầu tư vốn: Trong nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu, tất cả các
ngân hàng đều có thể đầu tư vào hối phiếu bằng cách mua các loại hối phiếu của
người bán.
d. Là công cụ thanh toán: Hối phiếu là công cụ thanh toán đối với tất cả những
ai liên quan đến nó. Khi hối phiếu được thanh toán vào ngày đến hạn thì món nợ
gốc ghi trên hối phiếu được coi là đã thanh toán.
III.Quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan đến hối phiếu.
1.Người ký phát hối phiếu:
Người ký phát hối phiếu trong ngoại thương là người xuất khẩu, người
cung ứng các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Người ký phát hối phiếu có trách nhiệm:
+ Ký phát hối phiếu theo đúng luật.
+ Ký tên vào góc bên phải, phía dưới ở mặt trước của tờ hối phiếu.
+ Khi hối phiếu đã được chuyển nhượng bị từ chối trả tiền thì có trách
nhiệm phải hoàn trả lại cho người hưởng lợi của tờ hối phiếu đó.

- Quyền lợi của người ký phát hối phiếu được thể hiện trên hai mặt chủ yếu:
+ Quyền hưởng lợi số tiền ghi trên hối phiếu.
+ Quyền chuyển nhượng hối phiếu (chuyển nhượng quyền hưởng lợi hối
phiếu) cho người khác.
2.Người trả tiền hối phiếu:
Người trả tiền hối phiếu trong ngoại thương là người nhập khẩu, là người
sử dụng các cung ứng dịch vụ có liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. Khi dùng hối
phiếu là phương tiện đòi tiền của tín dụng chứng từ, người trả tiền hối phiếu lại là
Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 8


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

ngân hàng mở L/C hay là ngân hàng xác nhận. Trách nhiệm trả tiền của ngân hàng
đối với hối phiếu chỉ giới hạn trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Trả tiền hối phiếu theo đúng những điều quy định trong hối phiếu.
- Nếu là hối phiếu có kỳ hạn, người trả tiền phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu
khi nhìn thấy hối phiếu, việc chấp nhận này là vô điều kiện. Quyền lợi của người
trả tiền là có quyền từ chối trả tiền hối phiếu khi chưa ký chấp nhận.
3.Người hưởng lợi hối phiếu:
Là người có quyền được nhận số tiền của hối phiếu. Người hưởng lợi có thể
là bản thân người ký phát hối phiếu hoặc có thể là một người khác do người ký
phát hối phiếu chỉ định, hoặc do người hưởng lợi chuyển nhượng quyền hưởng lợi
hối phiếu của mình cho người đó bằng thủ tục ký hậu.
4.Người chuyển nhượng hối phiếu:
Là người đem quyền hưởng lợi hối phiếu của mình cho người khác bằng

thủ tục ký hậu. Như vậy người chuyển nhượng đầu tiên của hối phiếu là người ký
phát hối phiếu.
5.Người cầm phiếu:
Là người có quyền nhận tiền hối phiếu khi hối phiếu được trả tiền. Người
cầm phiếu là người ký phát hối phiếu, nếu anh ta không chuyển nhượng hối phiếu
cho ai cả. Đối với hối phiếu được chuyển nhượng, người cầm phiếu là người
hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu.
6.Người bảo lãnh:
Người bảo lãnh có thể ghi rõ người mà mình đứng ra bảo lãnh. Việc bảo
lãnh phải được viết lên phương tiện hoặc một mảnh giấy kèm theo, việc bảo lãnh
có thể được thực hiện bằng chữ ký đơn thuần mà thôi. Người bảo lãnh chịu trách
nhiệm về phương diện chi trả đến mức độ như bên tham gia mà người bảo lãnh
đứng ra bảo lãnh.

Phần II: Các nghiệp vụ liên quan tới hối phiếu.
I.Bảo lãnh hối phiếu:
+ Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ ba(cá nhân, tổ chức kinh
tế lớn nhưng thường là một ngân hàng lớn có uy tín)sẽ trả tiền cho người hưởng
lợi nếu như người trả tiền không thanh toán hối phiếu khi đến hạn trả tiền.
+ Việc thanh toán mọt hối phiếu có thể được đảm bảo bởi một sự "bảo
lãnh" của bên thứ ba đối với toàn bộ số tiền của hối phiếu hay một phần số tiền
của hối phiếu.
+ Một sự bảo lãnh đối với toàn bộ hay một phần số tiền của hối phiếu là do
sự cam kết trước đây của bên bảo lãnh đối với các bên có liên quan đến hối
phiếu(người ký phát hối phiếu và người trả tiền hối phiếu).
+ Hình thức thông thường của một sự bảo lãnh được ghi bằng chữ"bảo
lãnh" và người bảo lãnh ký tên. Trong luật ULB không quy định nơi ký bảo lãnh ở
mặt trước hay mặt sau của tờ hối phiếu, sự bảo lãnh có thể được ghi ngay trên hối
phiếu hoặc một mảnh giấy đính kèm theo hối phiếu.
+ Ngoài hình thức bảo lãnh theo luật ULB quy định, một số nước dùng hình

thức bảo lãnh bằng một văn thư riêng thường gọi là bảo lãnh mật. Sở dĩ có hình
Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 9


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

thức bảo lãnh này là do người được bảo lãnh không muốn cho người khác không
liên quan biết về tình hình tài chính của mình mà chỉ có những người có liên quan
mới được thông báo có sự bảo lãnh và sự bảo lãnh này có lợi ích đối với họ.
II. Chấp nhận hối phiếu:
1. Khái niệm:
Chấp nhận hối phiếu là hành vi cam kết trả tiền của người có nghĩa vụ trả
tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Hành vi pháp lý này được thể hiện bằng chữ
và chữ ký của người đó ở mặt trái góc trước của hối phiếu và số tiền chấp nhận
ngày tháng và ký tên.
Nguyên tắc chung của việc chấp nhận là phải chấp nhận vô điều kiện. Vì
vậy, bất cứ sự chấp nhận nào làm cho hối phiếu trở thành có điều kiện thì đều vô
giá trị.
Sau khi chấp nhận hối phiếu người chấp nhận có trách nhiệm thanh toán hối
phiếu vào ngày đến hạn và trở thành con nợ chính thức.
2. Các hình thức chấp nhận:
Theo luật hối phiếu có 4 cách ký nhận hối phiếu như sau:
* Chấp nhận ngắn hạn: Người chấp nhận chỉ cần ghi tên đơn vị của mình và
ký tên.
* Chấp nhận đầy đủ: Người chấp nhận ghi số tiền đã ghi trên hối phiếu, địa
điểm thanh toán và ngày ký phát chấp nhận.

* Chấp nhận một phần(Theo BEA): Người chấp nhận ghi số tiền mình chấp
nhận và ký tên.
*Chấp nhận bảo lãnh: Người chấp nhận hối phiếu không trực tiếp ký nhận
mà nhờ người thứ ba(có uy tín hơn)ký chấp nhận bảo lãnh cho mình trên hối
phiếu. Trong trường hợp đó người bảo lãnh sẽ ghi như sau:
Chấp nhận bảo lãnh cho...
(ký tên)
III. Chuyển nhượng hối phiếu:
1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của chuyển nhượng.
* Khái niệm: Chuyển nhượng hối phiếu là sự ghi nhận về việc chuyển giao
quyền sở hữu hối phiếu.thông qua sự chuyển nhượng hối phiếu,người phát hành
hối phiếu(hoặc người giữ hối phiếu) tuyên bố với người chấp nhận hối phiếu rằng
đến ngày thanh toán người chấp nhận hối phiếu không phải thanh toán cho anh ta
mà thanh toán cho người chủ mới của hối phiếu. Điều đó có nghĩa, người chủ cũ
của hối phiếu đã chuyển giao quyền sở hữu hối phiếu của họ cho người chủ mới.
* Đặc điểm của việc chuyển nhượng:
- Người chủ củ của hối phiếu gọi là người chuyển nhượng (Endoser), người
chủ mới của hối phiếu được gọi là người được chuyển nhượng (Endosee)
- Việc chuyển nhượng hối phiếu phải là một dây chuyền liên tục từ người
chuyển nhượng đầu tiên đến người chủ cuối cùng của hối phiếu.
- Khi chuyển nhượng hối phiếu của người chuyển nhượng ghi vào mặt sau
của hối phiếu và ký tên (được quy định trong điều 13 luật thống nhất về hối phiếu)
* Chức năng của chuyển nhượng hối phiếu:
Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 10


Thanh toán và tín dụng quốc tế


GVHD: Hồ Hữu Tiến

- Chức năng chuyển giao: qua việc chuyển nhượng quyền sở hữu hối phiếu
được chuyển giao từ người chủ cũ sang người chủ mới. Sau khi được chuyển
nhượng, người chủ mới có toàn quyền sở hữu và sử dụng hối phiếu đó.
- Chức năng trách nhiệm: người chuyển nhượng hối phiếu sau khi đã
chuyển nhượng vẫn còn trách nhiệm đối với hối phiếu. Điều này thể hiện ở chỗ
nếu đến hạn nhưng hối phiếu bị con nợ chính từ chối thanh toán thì người được
chuyển nhượng có quyền truy đòi những chuyển nhượng cũ. Trong trượng hợp đó
những người chuyển nhượng hối phiếu có đồng trách nhiệm với con nợ chính
trong việc thanh toán hối phiếu.
- Chức năng pháp lý: chức năng này thể hiện ai có hối phiếu trong tay thì
người đó là chủ sở hữu pháp lý của hối phiếu. Việc chứng minh được thực hiện
thông qua dây chuyền chuyển nhượng không đứt quãng của hối phiếu.
2.Hình thức chuyển nhượng hối phiếu.
a.Chuyển nhượng ký hậu (gọi tắt là ký hậu).
a1.Ký hậu là gì?
- Ký hậu là hình thức dùng để chấp nhận hối phiếu. Người hưởng lợi muốn
chuyển nhượng hối phiếu cho người khác thì phải ký vào mặt sau của tờ hối phiếu
trước khi chuyển tờ hối phiếu cho người đó.
- Hành vi ký hậu có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó thừa nhận sự chuyển
nhượng quyền lợi của tờ hối phiếu cho người khác theo quy định trong mặt sau
của tờ hối phiếu. Mặt khác, hành vi ký hậu còn xác định trách nhiệm của người ký
hậu về việc trả tiền hối phiếu đối với những người cầm tờ phiếu sau đó.
a2.Các hình thức ký hậu.
* Ký hậu đầy đủ :là loại ký hậu khi thực hiện chuyển nhượng người chuyển
nhượng ghi những yếu tố sau:
+ Tên của người được chuyển nhượng.
+ Tên của người chuyển nhượng.
+ Điều khoản thanh toán theo lệnh do luật hối phiếu quy định.

+ Địa điểm và ngày tháng năm ký hậu (không bắt buộc phân tích phải ghi).
+ Chữ ký hợp pháp của người chuyển nhượng.
 Ký hậu đầy đủ thực hiện tất cả những chức năng của chuyển nhượng.
* Ký hậu để trắng: là việc ký hậu không chỉ định người được hưởng quyền
lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu mang lại và người chuyển nhượng chỉ ghi rõ tên
đơn vị của mình và ký tên. Khi ký hậu để trắng người chủ mới của hối phiếu có
thể chuyển nhượng tiếp bằng 4 hình thức sau:
+ Để nguyên tờ hối phiếu và chuyển nhượng tiếp. Trong trường hợp này,
tên anh ta không xuất hiện trên hối phiếu, do đó anh ta không có trách nhiệm gì
đối với hối phiếu sau khi chuyển nhượng. Người có trách nhiệm là người đã
chuyển nhượng cho anh ta trước đó.
+ Ghi tên mình vào chỗ trống và chuyển nhượng tiếp. Để chuyển nhượng
tiếp anh ta phải ký tên lên mặt sau của hối phiếu. Lúc đó anh ta trở thành người có
trách nhiệm hối phiếu.

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 11


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

+ Ghi tên người mà mình chuyển nhượng vào chỗ trống. Trong trường hợp
này anh ta cũng không có trách nhiệm hối phiếu.
+ Tiếp tục chuyển nhượng thông qua hình thức ký hậu đầy đủ hay ký hậu
để trắng. Trong trường hợp này, anh ta có đầy đủ trách nhiệm với hối phiếu mà
anh ta đã chuyển nhượng.
(Cả 4 hình thức chuyển nhượng này đã quy định trong điều 14 của luật thống nhất

về hối phiếu.)
*Ký hậu theo lệnh: là việc ký hậu có chỉ định một cách suy đoán người
hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu mang lại. Người ký hậu ghi trên hối phiếu
câu: “trả theo lệnh ông X” và ký tên. Như vậy người hưởng lợi hối phiếu trong
trường hợp này chưa có chưa được quy định rõ ràng, cần suy đoán theo ý chí của
ông X, nếu ông X ra lệnh trả cho một người khác thì người đó sẽ trở thành người
hưởng lợi hối phiếu, còn ông X im lặng thì người hưởng lợi hối phiếu đó chính là
ông X.
 Theo cách ký hậu này hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi
nào người hưởng lợi cuối cùng không ký hậu chuyển nhượng nữa, nhưng việc này
phải được thực hiện trước khi hối phiếu đến hạn trả tiền.
* Ký hậu hạn chế: là việc ký hậu chỉ định rõ rệt người được hưởng lợi hối
phiếu và chỉ người đó mà thôi. Khi áp dụng hình thức này thì người được hưởng
lợi hối phiếu không thể chuyển tiếp hối phiếu cho người khác bằng thủ tục ký hậu.
* Ký hậu miễn truy đòi: là việc ký hậu mà người ký hậu ghi thêm câu
“miễn truy đòi người ký hậu” cùng với một trong ba loại ký hậu trên. Đối với loại
ký hậu này một khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì không được truy đòi lại tiền của
người ký hậu trực tiếp của mình. Nếu như hối phiếu có người ký hậu theo lệnh đều
ghi chữ “miễn truy đòi” vào chỗ ký hậu của mình còn vài người khác không ghi
“miễn truy đòi” thì đương nhiên những người này không được hưởng quyền miễn
truy đòi. Khi hối phiếu bị từ chối thanh toán họ phải đứng ra thanh toán cho người
hưởng lợi kế tiếp. Ký hậu miễn truy đòi cũng là một loại ký hậu được sử dụng
nhiều nhất trong thanh toán quốc tế.
a3. Các quy định trong việc ký hậu theo luật thống nhất hối phiếu năm
1930.
- Tất cả các hối phiếu, ngay cả khi nó không được ký phát theo lệnh một
cách rõ ràng, đều có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu. Khi một người ký
phát đã ghi vào hối phiếu những chữ “không trả theo lệnh” hoặc một câu nào
tương tự thì nó chỉ có thể chuyển nhượng theo luật và có hiệu lực của một sự
chuyển nhượng thông thường. Hối phiếu có thể được ký hậu chuyển nhượng cho

người trả tiền hối phiếu cho dù ông ta có chấp nhận hay không, hoặc cho một bên
nào đó liên quan đến hối phiếu. Những người này có thể tái ký hậu để có thể
chuyển nhượng cho người khác nữa.
- Một sự ký hậu vô điều kiện. Mọi điều kiện đối với ký hậu được xem như
là vô giá trị. Mọi sự ký hậu chuyển nhượng một phần được xem là vô hiệu lực.
Một sự ký hậu “cho người cầm phiếu” tương đương với ký hậu để trắng.

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 12


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

- Sự ký hậu phải được viết lên trên hối phiếu hoặc mảnh giấy gắn vào hối
phiếu. Nó phải được người ký hậu ký tên vào. Ký hậu có thể không nêu tên người
thụ hưởng hoặc đơn thuần chỉ có chữ ký của người ký hậu.
- Ký hậu là sự chuyển nhượng của tất cả các quyền hạn phát sinh từ hối
phiếu. Nếu Là ký hậu để trắng thì người cầm có thể: điền vào chỗ trống hoặc là
tên chính mình hoặc là một người khác. Người cầm cũng có thể tái ký hậu để
trắng, hay chuyển nhượng hối phiếu cho người thứ ba mà không điền vào chỗ
trống và không ký hậu nó.
- Người sở hữu hối phiếu được xem là người cầm giữ hối phiếu hợp pháp
nếu ông ta xác lập quyền sở hữu của mình đối với hối phiếu thông qua một loạt
những ký hậu liên tục, cho dù sự ký hậu sau cung là để trắng.Trong quan hệ này,
những ký hậu bị hủy bỏ được xem như là không có giá trị.
- Khi một ký hậu để trắng được một ký hậu kế tiếp theo, người ký hậu
cuối cùng được xem như đã thụ đắc hối phiếu bằng ký hậu để trắng.

- Khi một người đã bị tước quyền sở hữu hối phiếu bằng bất kỳ cách nào,
thì người cầm hối phiếu xác định quyền hạn của mình theo cách thức được nêu
không buộc phải bỏ hối phiếu trừ khi ông ta đã thủ đắc hối phiếu một cách không
trung thực, hoặc trừ khi vào lúc thủ đắc hối phiếu ông ta phạm lỗi lầm sơ suất hiển
nhiên.
Những người thua kiện về một hối phiếu không thể kiện người cầm hối
phiếu căn cứ vào những mối quan hệ cá nhân của họ với người ký phát hay với
những người cầm giữ trước đó, trừ khi người cầm hối phiếu khi thủ đắc hối phiếu
đã cố tình hành động làm phương hại tới người mắc nợ.
khi ký hậu hối phiếu có ghi theo " Trị giá nhờ thu" theo "Nhờ thu" theo
"Ủy quyền" hoặc một câu nào khác hàm ý một sự ủy nhiệm đơn giản thì người
cầm giữ hối phiếu có thể sử dụng những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu. Nhưng
anh ta chỉ có thể ký hậu hối phiếu với tư cách của mình mà thôi.
- Trrong trường hợp này, các bên có trách nhiệm chỉ có thể kiện người
cầm giữ những nội dung mà anh ta có thể kiện được người ký hậu.
- Sự ủy nhiệm trong ký hậu không bị kết thúc vì lý do bên ủy nhiệm đã
chết hoặc lý do bên này đã mất năng lực về pháp lý.
Khi ký hậu hối phiếu có ghi những câu " Giá trị cầm cố" hay 'Giá trị đảm
bảo' hoặc một câu nào khác có hàm ý một sự cầm cố thì người cầm giữ hối phiếu
có thể sử dụng tất cả những quyền hạn phát sinh từ hối phiếu, nhưng ký hậu của
anh ta thực hiện chỉ có hiệu lực của một ký hậu bởi bản thân mình thôi. Các bên
hữu quan trong trường hợp này không thể kiện người cầm giữ vì những mối quan
hệ cá nhân của họ với người ký hậu, trừ khi người cầm giữ khi nhận hối phiếu đã
cố tình hành động làm phương hại đến quyền lợi của người mắc nợ.
Một ký hậu sau kỳ hạn trả tiền củng cố hiệu lực như ký hậu trước kỳ hạn
trả tiền. Tuy nhiên một sự ký hậu sau sự kháng nghị không thanh toán, Hoặc sau
thời hạn được định để kiến nghị kết thúc, thì sự ký hậu có giá trị như một sự ủy
thác bình thường. Khi không có bằng chứng ngược lại, một ký hậu không có ghi

Nhóm 6, Lớp 27K7.1


Trang: 13


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

ngày tháng được xem như là một ký hậu trước khi thời hạn ấn định để kháng nghị
kết thúc.
b. Chuyển giao nhờ thu:
Hình thức chuyển nhượng này còn được gọi là chuyển nhượng ủy quyền.
Người được ủy quyền thực hiện tất cả các quyền về hối phiếu đó nhưng chỉ với
danh nghĩa đại diện người ủy quyền. Người ủy quyền vẫn là chủ của hối phiếu
(Theo điều 18 - ULP).
Trong thực tế,người ta thường áp dụng hình thức này trong việc nhờ thu
hối phiếu đến hạn thanh toán qua ngân hàng.Khi ủy quyền nhờ thu hối phiếu cho
một ngân hàng nào đó,người chủ hối phiếu phải ghi vào mặt sau tờ hối phiếu,ví
dụ: Cho chúng tôi theo lệnh của
Ngân hàng VHK - Hong Kong
- Có giá trị để nhờ thu
(Ký tên)
c. Chuyển giao cầm cố:
Chuyển nhượng cầm cố là việc người chủ hối phiếu mang hối phiếu của
mình đến ngân hàng hay một tổ chức tín dụng để cầm cố cho một khoản vay nào
đó tại tổ chức tín dụng ấy. Nếu khi đến hạn trả nợ mà người cầm cố không trả
được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền sử dụng hối phiếu. Trong thực tế
hình thức chuyển nhượng này hầu như không được áp dụng vì nó tạo ra sự thiếu
tin tưởng về khả năng tài chính của người chuyển nhượng hối phiếu.
Để có thể dễ dàng hình dung quá trình phát hành - chấp nhận hối phiếu

và chuyển nhượng, ta xem sơ đồ sau:

Quá trình phát hành - chấp nhận và chuyển nhượng hối phiếu.
Người phát hành hối phiếu
(3)

Người giữ hối phiếu (Hưởng
lợi hối phiếu )

(4)
(2)

(1)

Người được chuyển nhượng
thứ nhất

(5)
Người tiếp nhận hối phiếu

Người được chuyển nhượng
thứ hai

(6)

vv...
(1) Nưới chủ nợ (Nhà xuất khẩu tức người bán hàng _ gọi là người phát
hành hối phiếu), ký phát hối phiếu và gửi đến người tiếp nhận hối phiếu (Là con
nợ chính hoặc người đại diện cho con nợ).


Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 14


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

(2) Người tiếp nhân hối phiếu, sau khi thừa nhận món nợ trên hối phiếu, ký
chấp nhận hối phiếu và gửi trả lại cho người phát hành hối phiếu.
(3) người phát hành hối phiếu chuyển hối phiếu cho người giữ hối phiếu
(Hay còn được gọi là người thụ hưởng hối phiếu ). Thông thường người hưởng hối
phiếu là người phát hành.
(4) người giữ hối phiếu bán hối phiếu bằng cách ký hậu chuyển nhượng cho
người khác. Người chuyển nhượng gọi là người chủ mới hối phiếu (Theo sơ đồ là
người được chuyển nhượng thứ nhất).
(5) Người được chuyển nhượng thứ nhất tiếp tục bán hối phiếu cho người
thứ hai - gọi là người chuyển nhượng thứ hai.
(6) Người củ mới của hối phiếu (Người được chuyển nhượng thứ hai) tiếp
tục chuyển nhượng.
IV. Thanh toán và kháng kiện về hối phiếu:
1. Thanh toán hối phiếu:
a.Ngày tới hạn thanh toán:
Ngày đến hạn thanh toán hối phiếu phụ thuộc từng loại hối phiếu. Cụ thể như sau:
+ Đối với hối phiếu ngày: ngày đến hạn là ngày ghi trên hối phiếu.
+ Đối với hối phiếu Dato: ngày đến hạn là ngày cuối cùng của thời hạn ghi
trên hối phiếu, kể từ ngày ký phát hối phiếu.
+ Đối với hối phiếu thanh toán ngay: ngày đến hạn là ngày hối phiếu được
xuất trình.Về nguyên tắc, hối phiếu thanh toán ngay phải được xuất trình trong

phạm vi một năm kể từ khi hối phiếu được ký phát.
+ Đối với hối phiếu thanh toán chậm: ngày đến hạn là ngày cuối cùng của
thời hạn trả chậm ghi trên hối phiếu.
b.Ngày thanh toán hối phiếu và ngày cuối cùng xuất trình hối phiếu
Thông thường ngày thanh toán hối phiếu là ngày đến hạn của hối phiếu. Tro
ng trường hợp ngày đến hạn rơi vào ngày lễ hay chủ nhật thì ngày thanh toán là
ngày làm việc đầu tiên tính từ ngày đến hạn hối phiếu.
Ngày xuất trình hối phiếu cuối cùng là ngày làm việc thứ hai kể từ ngày
thanh toán. Ví dụ:
Ngày đến hạn
Ngày thanh toán
Ngày xuất trình cuối cùng
- Thứ tư
-Thứ tư
-Thứ sáu
-Thứ năm
-Thứ năm
-Thứ hai
-Thứ sáu
-Thứ sáu
-Thứ ba
-Thứ bảy
-Thứ hai
-Thứ tư
- chủ nhật
-Thứ hai
-Thứ tư
(lưu ý:các nước tây âu và nước ta đều nghỉ hai ngày thứ bảy và chủ nhật)
Nếu người chủ cuối cùng của hối phiếu không xuất trình hối phiếu đúng hạn, anh
ta sẽ mất tất cả các quyền pháp lý đối với nhũng người chuyển nhượng hối phiếu

và đối với người phát hành hối phiếu. Anh ta chỉ còn lại quyền đòi hỏi về pháp lý
đối với người chấp hành hối phiếu.
c.Trách nhiệm của người chấp nhận hối phiếu:

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 15


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

Trước khi thanh toán hối phiếu, người chấp nhận hối phiếu phải kiểm tra
những yếu tố sau đây:
+ Hình mẫu của hối phiếu có hoàn chỉnh theo quy định của luật hối phiếu
hay không
+ Chữ ký chấp nhận có đúng hay không
+ Dây chuyền chuyển nhượng có bị ngắt quãng hay không.
+ Sự đồng nhất của những người chủ hối phiếu với người chủ nợ thông qua
dây chuyền chuyển nhượng
d. Quyền hạn của người chấp nhận hối phiếu: Khi thanh toán hối phiếu người
chấp nhận hối phiếu có quyền:
+ Giữ lại hối phiếu mà mình đã thanh toán
+ Được thanh toán một phần giá trị của hối phiếu
+ Nếu hối phiếu bị đánh mất hoặc tiêu hủy, người chấp nhận hối phiếu có
quyền yêu cầu tòa án công bố hối phiếu đó không còn có hiệu lực.
2. Từ chối và kháng nghị truy đòi hối phiếu:
2.1 Tình trạng nguy ngập của hối phiếu:
Những hối phiếu sau đây được coi như rơi vào tình trạng nguy ngập

+ Người tiếp nhận hối phiếu từ chối chấp nhận hối phiếu
+ Người chấp nhận hối phiếu từ chối thanh toán hay chỉ chấp nhận thanh
toán một phần giá trị hối phiếu vào ngày thanh toán hối phiếu, mặc dù hối phiếu
được xuất trình đúng hạn
Trong trường hợp này người chủ hối phiếu có thể đòi hỏi những người
chuyển nhượng trước hoặc người phát lhành hối phiếu phải truy hoàn số tiền trên
hối phiếu. Điều kiện cho sự truy hoàn là dựa trên cơ sở kháng kiện hối phiếu.
2.2 Kháng kiện và truy đòi hối phiếu.
a. Kháng kiện hối phiếu:
Kháng kiện hối phiếu là một văn bản chính thức về việc hối phiếu được
xuất trình trong thời hạn hợp đồng, tại một địa điểm hợp pháp hối phiếu nhưng
không được tiếp nhận hoặc không được thanh toán. Sự kháng kiện có thể được
tiếp nhận bởi công chứng hoặc một nhân viên tòa án. Nếu hối phiếu được gửi qua
bưu điện để thanh toán thì có thể nhờ nhân viên bưu điện kháng kiện, Khi gửi hối
phiếu nhờ thu qua bưu điện phải kèm theo một hợp đồng kháng kiện. Sự kháng
kiện cáng sớm càng tốt. Văn bản kháng kiện phải có con dấu của công chứng viên
của tòa án. Kháng kiện hối phiếu gồm những loại sau:
+ Kháng kiện hối phiếu không được tiếp nhận: Trường hợp này rất hiếm
xảy ra trong thực tế. Trường hợp này người tiếp nhận hối phiếu cự tiệc chấp nhận
hối phiếu. Việc này gây ra những hậu quả về mặt pháp lý đối với việc phát hành
hối phiếu, vì lúc này người chấp nhận hối phiếu chưa mang trách nhiệm đối với
hối phiếu. Khi rơi vào tình trạng này người kháng kiện phải tiến hành thủ tục
kháng kiện trong thời hạn thanh toán còn hiệu lực.
+ Kháng kiện vì thanh toán thiếu khi hối phiếu đến hạn: Đây là trường hợp
thường xảy ra người chấp nhận hối phiếu có thể thanh toán vào thời điểm cuối
cùng cho nhân viên kháng kiện. Nhân viên kháng kiện có trách nhiệm tiếp nhận số
Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 16



Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

tiền thanh toán toàn bộ hoặc một phần của người chấp nhận hối phiếu. người
kháng kiện hối phiếu chỉ được phép kháng kiện trong vòng 2 ngày làm việc kể từ
ngày thanh toán hối phiếu.
+ Kháng kiện vì không được thanh toán trước thời hạn: Người chủ hối
phiếu có thể tiến hành kháng kiện với lý do người chấp nhận hối phiếu không
thanh toán trước thời hạn, và chứng minh được rằng người chấp nhận hối phiếu
không có khả năng thanh toán hoặc đang bị phong tỏa tài sản.
b. Trách nhiệm thông báo:
+ Khi hối phiếu rơi vào tình trạng nguy ngập người chủ cuối cùng hối phiếu
phải thông báo cho người chuyển nhượng hối phiếu trong phạm vi 4 ngày làm việc
kể từ khi bắt đầu điều tra kháng kiện. Mỗi người chuyển nhượng hối phiếu có
trách nhiệm thông báo cho người trước mình trong phạm vi hai ngày làm việc kể
từ khi nhận được thông báo của người chuyển nhượng sau mình.
+ Về cách thức thông báo: bằng miệng, gửi trả lại hối phiếu cho người
trước mình, bằng thư
+ Việc thông báo nếu bị lỡ sẽ không bị mất quyền truy đòi nhưng sẽ tăng
thêm chi phí do sự chậm trễ, chi phí này có thể bằng số tiền trên hối phiếu.
+ Sơ đồ luân chuyển hối phiếu từ khi chấp nhận tới khi xuất trình và chu
trình thông báo khi hối phiếu không được chấp nhận thanh toán.
người được chuyển nhượng cuối cùng ( thứ 3)
(5)
(6)

(8)


người được chuyển nhượng thứ 2
(7)

(9)
(4)

người được chuyển nhượng thứ 1
(10)

(3)

người giữ hối phiếu (Người hưởng
hối phiếu)
(1)
(2)

người chấp nhận hối phiếu

người phát hành hối phiếu

Ghi chú:
(1 )- (5) Hối phiếu được ký chấp nhận và được đưa vào lưu thông
(6) Người chủ cuối cùng xuất trình hối phiếu
(7) Hối phiếu bị từ chối thanh toán, người chủ hối phiếu kháng kiện đối với
người chấp nhận hối phiếu
(8) Trong 4 ngày làm việc, người chủ hối phiếu phải thông báo cho người
chuyển ngượng số 2và người phát hành hối phiếu

Nhóm 6, Lớp 27K7.1


Trang: 17


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

(9) - (10) Trong vòng 2 ngày làm việc, Người chuuyển nhượng số 2 phải thông
báo cho người chuyển nhượng số 1.
c. Truy đòi bồi thường hối phiếu:
Tất cả những người đã phát hành, chuyển nhượng (Trừ ký hậu miễn truy
đòi) hoặc bảo lãnh hối phiếu đều có trách nhiệm đối với người chủ hối phiếu.
Người chủ hối phiếu có thể truy đòi một, một vài hoặc tất cả những người đó
thanh toán số tiền trên hối phiếu. Có hai cách thực hiện quyền truy đòi:
Truy đòi theo thứ tự: Người chủ hối phiếu yêu cầu chuyển nhượng trực tiếp cho
mình phải thanh toán số tiền trên hối phiếu.
- Truy đòi nhảy cách: Tức là người chủ hối phiếu có thể yêu cầu bất cứ
người nào trong số đó thanh toán cho mình số tiền trên hối phiếu.
Với quyền truy đòi bồi thường người chủ hối phiếu có quyền đòi hỏi
được thanh toán những khoản sau:
- Số tiền ghi trên hối phiếu
- Lãi uất do chậm thanh toán hối phiếu
- Chi phí kháng kiện , các chi phí thông báo và các chi phí khác
- Một khoản lệ phí tối đa bằng 1/3% của số tiền trên hối phiếu
Sơ đồ truy đòi hối phiếu :
người được chuyển nhượng thứ 3 (chủ cuối cùng của hối phiếu)
người được chuyển nhượng thứ 2

người được chuyển nhượng thứ 1


người hưởng hối phiếu

người phát hành hối phiếu

Ghi chú:
Truy đòi theo thứ tự
Truy đòi nhảy cách

V. Chiết khấu và tái chiết khấu hối phiếu:
1. Chiết khấu hối phiếu:
1.1 Khái niệm: Chiết khấu là một hành vi mà người sở hữu hối phiếu
nhượng lại hối phiếu cho người khác để lấy tiền liền đối với hối phiếu chưa đến kỳ
hạn thanh toán và luôn luôn dưới mệnh giá của hối phiếu.
Người chấp nhận chiết khấu bao gồm cơ sở chiết khấu, các tổ chức tín dụng.

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 18


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

1.2 Số tiền chiết khấu: Tùy thuộc vào lãi suất chiết khấu và kỳ hạn còn lại
của hối phiếu. Nếu lãi suất chiết khấu thấp và kỳ hạn còn lại của hối phiếu là ngắn
thì số tiền chiết khấu nhỏ và ngược lại.
Các ngân hàng sẽ xác định khối lượng tín dụng này là giá trị của hối phiếu
sau khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu mà ngân hàng chiết khấu
hưởng . Các ngân hàng sẽ xác định khối lượng tín dụng cấp ra(giá trị chiết khấu)

theo công thức sau:
LCK
TCK = ( 1 xt)- P
3600
Trong đó:
TCK = giá trị chiết khấu
M = mệnh giá
LCK = lãi suất chiết khấu(theo năm)
t = thời hạn chiết khấu(theo ngày)
P = lệ phí
Chú ý:Lãi suất chiết khấu là một lãi suất tín dụng nhưng bao giờ cũng thấp hơn
lãi suất cho vay thông dụng, mối liên hệ:
Gọi: I0 là lãi suất chiết khấu
I1 là lãi suất cho vay thông thường
Thì I0=I1/(1+I1)
2. Tái chiết khấu hối phiếu:
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại bằng cách
mua các hối phiếu chưa đến hạn của các ngân hàng thương mại mà trước đó ngân
hàng thương mại đã mua (Chiết khấu) của doanh nghiệp. Việc chiết khấu một hối
phiếu đã được chiết khấu một lần gọi là tái chiết khấu.
Chú ý lãi suất chiết khấu hối phiếu còn phụ thuộc vào lãi suất tái chiết khấu
của ngân hàng Trung ương áp dụng với các ngân hàng thương mại. Nếu như Ngân
hàng trung ương sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ thì sẽ nâng lãi suất tái chiết
khấu và ngược lại.

Phần III: Một số vấn đề liên quan khác tới hối phiếu.
I. Phân biệt giữa hối phiếu và séc:
1. Giống nhau:
Có thể nói 2 phương tiện thanh toán quốc tế: Hối phiếu và séc tương đối
giống nhau, hai phương tiện này có nhiều điểm tương đồng được thể hiện trong

những qui định pháp lý và nhiều khi còn giống nhau cả về ngôn từ trong qui định
về những đòi hỏi về hình thức, sự chuyển nhượng, các điều kiện truy hoàn...cụ thể
một số nội dung như sau:
* Về mặt hình thức:
+ Có những yếu tố bắt buộc như: Danh từ ghi trên các phương tiện bắt buộc
phải có; Điều khoản về thanh toán: đều là lệnh trả tiền vô điều kiện một khoản
tiền nhất định;phải chỉ định họ tên người bị ký phát;; ngày ký phát; chữ ký của
người ký phát; nơi thanh toán, nơi ký phát.
Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 19


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

+ Các yếu tố nhiệm ý: Điều này cả hai đều có một số qui định cụ thể có khi đối
với séc thì là bắt buộc nhưng đối với hối phiếu lại là nhiệm ý và ngược lại chẳng
hạn: hối phiếu bắt buộc chỉ định người thụ hưởng nhưng séc thì lại nhiệm ý...
* Về các nghiệp vụ liên quan: Như ta cũng thấy cả hai loại này đều có các
qui định về cách thức chuyển nhượng; bảo lãnh; chấp nhận; thanh toán và từ chối
thanh toán. Tuy nhiên đối với từng loại phương tiện khác nhau có những qui định
cụ thể khác nhau do séc và hối phiếu là hai phương tiện thanh toán có những chức
năng khác nhau trong giao lưu kinh tế. Để hiểu hơn về điều này ta đi vào phân biệt
một số vấn đề cụ thể.
2. Một số điểm khác biệt giữa hối phiếu và séc:
* Về chức năng: Hối phiếu thực hiện chức năng phục vụ hoạt động tài
chính ngoại thương(tức phục vụ việc tạo khả năng thanh toán),thì cơ sở hoạt động
của séc lại là những tài sản hiện có trên tài khoản Có trên tài khoản." Ai ký phát

séc là người đó có tiền, còn ai ký phát một hối phiếu thì lại cần tiền". Do vậy, có
thể thấy hối phiếu sử dụng như phương tiện tín dụng, còn séc là phương tiện thanh
toán.
* Séc thì luôn được thanh toán vô điều kiện ngay khi xuất trình, khác với
hối phiếu trên tờ séc không cần chỉ thị thời hạn thanh toán. Ngoài ra thời hạn xuất
trình của séc là rất ngắn do vậy nếu không chú ý thì rễ mất quyền truy hoàn séc.
* Đối với séc thì ngân hàng luôn luôn là người bị ký phát và người ký phát
là người có tài sản có tại ngân hàng. Nhưng đối với hối phiếu thì người bị ký phát
là người nhập khẩu còn người ký phát là người xuất khẩu.
* Đối với hối phiếu thì cần có sự chấp nhận nhưng với séc thì không có mà
nếu có ký chấp nhận trên tờ séc thì việc ký này cũng không có hiệu lực. Ngoài ra
trong trường hợp cần truy hoàn séc thì không có kháng nghị về séc mà chỉ cần ghi
lên tờ séc về việc séc không được thanh toán và ngày tháng xuất trình.
Trên đây chỉ là một số điểm khác biệt mà chúng ta cần phân biệt để hiểu kỹ
hơn về hai loại phương tiện trong thanh toán quốc tế.
II. Một số lưu ý trong việc sử dụng hối phiếu:
1. Sử dụng hối phiếu trong phương thức nhờ thu:
* Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức
nhờ thu trong đó người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập
khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hóa thì gửi thẳng cho
người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng.
Quy trình nhờ thu hối phiếu trơn:
(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập
khẩu
(2) Người xuất khẩu lập hối phiếu và ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ
người nhập khẩu
(3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển hối phiếu cho ngân hàng đại lý để
thông báo cho người nhập khẩu biết
(4) Ngân hàng thông báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu
chấp nhận hay thanh toán. Nếu hợp đồng thỏa thuận điều kiện thanh toán D/A

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 20


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

người nhập khẩu chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu là D/P người nhập khẩu phải
thanh toán ngay cho người xuất khẩu
(5) Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán
(6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển
sang ngân hàng ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người
nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng ủy thác thu biết trong
trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền.
(7) Ngân hàng ủy thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông
báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền
Nhận xét: Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng
vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hóa đã giao cho người
nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được. Vì
vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan
hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu.
* Ngoài ra, hối phiếu cũng được sử dụng trong phương thức nhờ thu kèm
chứng từ: Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán,trong đó
nhà xuất khẩu sau khi cho chuyển hàng hóa sang nhà nhập khẩu thì không chỉ căn
cứ vào hối phiếu do mình lập ra để nhờ thu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng
hóa. Nếu người nhập khẩu trả tiền (đối với hối phiếu trả ngay)hoặc chấp nhận trả
tiền (đối với hối phiếu trả chậm)thì lúc đó ngân hàng của nhà nhập khẩu mới
chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa để nhà nhập khẩu nhận hàng, nếu không thì

chuyển chứng từ trả cho nhà xuất khẩu dĩ nhiên hàng hóa chuyển đi vẫn thuộc sở
hữu của nhà xuáút kháøu.
Hối phiếu cũng được dùng trong phương thức tín dụng thư(L/C) nhưng do
phạm vi của đề tài nhóm cũng không đi vào đề cập cụ thể vấn đề này mà đưa ra
một số lưu ý về các vấn đề có liên quan.
2. Một số lưu ý liên quan tới hối phiếu:
* Một số sai sót gặp phải khi người bán lập tờ hối phiếu:
- Lập hối phiếu khi tín dụng đã hết hiệu lực.
- Tên người trả tiền khác với tên ghi trong L/C.
- Số tiền phát hành vượt quá giá trị L/C.
- Trị giá hối phiếu khác với trị giá hóa đơn.
- Xuất trình hối phiếu trễ hạn.
- Thiếu điều khoản" phát hành bằng tín dụng của ngân hàng phát hành số ...
ngày..." như nêu trong L/C.
- Không được những người được ủy quyền ký tên.
* Một số trường hợp bất hợp lệ thường gặp trong hối phiếu:
- Người bán không thể giao hàng đúng thời hạn quy định trong L/C, nhưng lại
không xin đổi gia hạn L/C mà khi ký phát hối phiếu đòi tiền , ngày ký phát hối
phiếu đã qua thời hạn hiệu lực của L/C.
- Sai tên và địa chỉ của các bên liên hệ do lỗi chính tả do đánh máy.
- Số tiền ghi trên hối phiếu bằng chữ và số không giống nhau hoặc khác với trị giá
L/C do lỗi chính tả hay sai sót do lập bộ chứng từ.
Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 21


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến


* Điều kiện thanh toán hối phiếu:
+ Điều kiện thanh toán D/P: (Trong phương thức nhờ thu chứng từ đòi thanh
toán- điều kiện này tương tự như COD - trả tiền mặt khi giao hàng hoặc CAD - trả
tiền mặt đổi chứng từ). Theo D/P hối phiếu thường phải trả tiền ngay hay theo yêu
cầu. Đôi khi hối phiếu D/P(D/P Bill) có thể phát hành trả chậm" 30 ngày D/P'' có
nghĩa chứng từ đổi thanh toán có thể chậm 30 ngày sau khi trình cho nhà nhập
khẩu, nên ngân hàng sẽ không giao chứng từ cho đến khi nhà nhập khẩu trả tiền.
+Điều kiện thanh toán D/A: (Trong phương thức nhờ thu chứng từ đòi chấp nhận).
- Một nhà xuất khẩu bán hàng trả chậm có thể phát hành một hối phiếu kỳ hạn
phải trả vào một ngày trong tương lai, như " 90 ngày sau khi xuất trình";" 120
ngày sau ngày của hối phiếu"; " 180 ngày sau ngày của vận đơn".
- Các hối phiếu có kỳ hạn trên được dùng trong điều kiện D/A tức ngân hàng chỉ
giao chứng từ cho nhà nhập khẩu khi người này ký thuận nhận hối phiếu. Hối
phiếu thuận nhận có thể được ngân hàng thu ngân giữ lại để xuất trình cho người
trả tiền khi đáo hạn, ngày đáo hạn có thể là ngay thuận nhận hay ngày của hối
phiếu tuy theo nội dung của hối phiếu.
- Người xuất khẩu phải chỉ rõ hối phiếu kỳ hạn theo D/A hay D/P. Nếu không ngân
hàng thu ngân chỉ giao chứng từ đổi thanh toán.
* Khi người mua không thanh toán, người xuất khẩu làm gì?
+ Chỉ thị cho ngân hàng thu tiền của mình ghi rõ việc lập chứng thư cự tuyệt nếu
người mua không thanh toán hoặc thuận nhận(nếu không ngân hàng thu ngân sẽ
không có trách nhiệm lập thủ tục cho chứng thư cự tuyệt).
+ Nếu người nhập khẩu từ chối thanh toán hoặc thuận nhận khi ngân hàng thu
ngân xuất trình hối phiếu thì người xuất khẩu có thể chỉ thị ngân hàng thu ngân lập
chứng từ cự tuyệt vì hối phiếu bị từ chối. Thông thường chứng thư cự tuyệt chính
thức được luật sư, công chứng viên ký tên và có nội dung như sau:
- Bản sao hối phiếu.
- Tên người yêu cầu lập chứng thư cự tuyệt hối phiếu.
- Nơi lập chứng thư cự tuyệt.

- Lời yêu cầu và thư trả lời không thanh toán hoặc không thuận nhận của
người nhập khẩu.
+ Mục đích của chứng thư cự tuyệt để giúp nhà xuất khẩu có những biện pháp đối
với nhà nhập khẩu về việc vi phạm hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ
giữa hai bên là tốt thì nên cẩn trọng khi lập chứng thư vì điều này sẽ làm trở ngại
cho người nhập khẩu.

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 22


Thanh toán và tín dụng quốc tế

GVHD: Hồ Hữu Tiến

KẾT LUẬN
Đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng các
quan hệ kinh tế không chỉ hạn hẹp ở trong phạm vi trong nước mà cần phải xúc
tiến nhiều các quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm đáp ứng xu thế mở cửa hội nhập của
nền kinh tế thế giới. Vì thế việc nghiên cứu quan hệ kinh tế và những tác động của
quan hệ này là một trong những vấn đề mà mỗi quốc gia cần phải quan tâm.
Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế, mà huyết mạch chính của nó
không gì khác hơn là các vấn đề tiền tệ, tài chính và thanh toán quốc tế. Trong
phần trình bày trên chúng tôi đã đi vào nghiên cứu về thanh toán quốc tế, để từ đó
thấy được tầm quan trọng của các công cụ thanh toán quốc tế. Hối phiếu là một
công cụ không thể thiếu khi tham gia thương mại quốc tế.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu hối phiếu và qua đó cũng làm rõ hơn sự khác
nhau giữa hối phiếu và séc quốc tế và hơn thế nữa thấy được những mặt thuận và
hạn chế của các phương tiện thanh toán trên, từ đó có sự áp dụng một cách hợp lý

và hiệu quả trong quan hệ thương mại quốc tế.
Tuy nhiên với đề tài thảo luận này, chúng tôi hy vọng có phần nào cung cấp
những kiến thức cơ bản về hối phiếu quốc tế, và mong rằng có sự đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và các bạn.

Tài liệu tham khảo
1.PGS. PTS Lê Văn Tề, Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê,11/2000.
2.GS.TS . Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân, Tín dụng xuất nhập khẩu - Thanh toán quốc
tế và kinh doanh ngoại tệ, NXB thống kê Hà Nội, 2003.
3.GS.TS. Lê Văn Tư, Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính,2004.
4.PGS.Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB
Giáo dục, 2002.
5.PTS.Trần Hoàng Ngân, Hối đoái và thanh toán quốc tế,NXB Thống kê,1999.

Nhóm 6, Lớp 27K7.1

Trang: 23



×