BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Tư PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ TUÝ HOA
CẤN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỦ TỤ C GlẢl QUYẾT
CÁC VỤ KIỆN LY HÔN TẠI TOÀ ÁN VIỆT NAM
■
■
■
■
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã sô
: 5.05.07
LUẬN VÃN THẠC SỸ LUẬT HỌC
•
•
•
•
Người hướng dẫn khoa học
TS. Đinh Ngọc Hiện
THƯ V IỆ N
TRƯỞNG ĐA! HOCLÚÂT HẢ NÔI
PHỎNG Đ0C_
HÀ NỘI - 2002
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm 071 Tiến sỹ Đinh Ngọc Hiện Phó Viện trưỏng Viện Nghiên cứu Hành chính - Học viện
Hành chính Quốc gia, các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp
và gia đình - những ngưòỉ đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận
vân nciv.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Tuý Hoa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
Chương 1
4
CÁC CẢN C ứ VÀ THẨM. QUYỂN GIẢI QUYẾT
VIỆC LY HÔN THEO PHÁ? LUẬT MỆT NAM.
8
1.1.
Ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8
1.2.
Căn cứ ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình
1.3.
C hư ơng 2
Việt Nam.
15
T h ẩm q u y ền giải quyết việc ly hôn.
27*
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT v ụ KIỆN LY HÔN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
33
2.1.
Thủ tục ly hôn theo pháp luật Việt Nam.
33
2.2.
Thủ tục ly hôn theo pháp luật một số nước trên
T h ế giới.
Chương 3
43
THựC TIÊN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TẠI TOÀ ÁN
NHÂN DÂN TRONG NHỮNG NÃM QUA VÀ YÊU
CẦU HOÀN THIỆN.
3.1.
49
Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về
căn cứ cho ly hôn và hoàn thiện pháp luật.
3.2.
49
Yêu cầu hoàn thiện pháp luật, đường lối xét xử
các vụ kiện ly hôn và kiến nghị.
72 ^
KẾT LUẬN.
79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
81
3
PHẦN MỞ ĐẦU
ỉ. TINH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGIIIÊN c ứ u ĐỂ TÀI
Quyền kết hôn và quyền ly hôn đều là những quyền dân sự cơ bản của
công dân Việt Nam được các Hiến pháp và Bộ luật Dân sự năm 1995 công
nhận và được quy định cụ thể trong các Luật hôn nhân và gia đình năm 1959,
nãir. 1986 và năm 2000 ở nước ta.
i
Kết hôn là tiền đề, điều kiện xác lập quan hệ vợ chồng và quan hệ gia
đìnỉ. theo quy định của pháp luật. Mục đích cơ bản của kết hồn của mỗi
công dân là xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, hoà thuận và
bền vững; quan hệ gia đình gắn bó vợ với chồng, gắn bó cha mẹ với con
cái..., làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau trong đời sống
chung của gia đình. Ngược lại, ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ
chồng, làm tan vỡ quan hệ gia đình, đi ngược lại với mục tiêu tốt đẹp của
hôn nhân và gây ra nhiều hậu quả xấu không những cho xã hội và cho cả
mỗi gia đình, đặc biệt là bất lợi đối với phụ nữ và trẻ em.
Kết hôn và ly hôn có mối quan hệ biện chứng với nhau và tác động
lẫn nhau. Nếu nam nữ kết hôn với nhau mà tuân theo nguyên tắc hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng, không phân biệt
tín ngưỡng, dân tộc, quốc tịch và cùng hướng vào mục tiêu xây dựng gia
đình hạnh phúc, bền vững; tồn trọng truyền thống lâu dài nhiều thế hệ của
dân tộc Việt Nam, thì hiếm khi phát sinh việc ly hôn của vợ chồng. Một khi
mục đích hôn nhân khồng rõ ràng, đặc biệt là khi có thiên hướng nặng về
tiền tài, địa vị hoặc khi bị hậu quả tiêu cực của kinh tế thị trường chi phối...
thì tinh trạng ly hôn không thể tránh khỏi và là điều tất yếu xảy ra.
Luật hôn nhân và eia đình năm 2000 có hiệu lực từ ngày 1/1/2001. đã
quy định: “Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm
trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể
đạt được, thì Toà án quyết định cho ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng của
người bị Toà án-tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly
hôn” (Điều 89). Tuy nhiên, điều quan trọng là việc áp dụng trong việc thực
tiễn vẫn gặp khó khãn và vướng mắc. Việc đi sâu nghiên cứu “Căn cứ pháp
lý và thủ tục giải quvết các vụ kiện ly hôn tại Toà án Việt Nam” sẽ góp phần
làm sáng tỏ thêm về sóc độ lý luận và thực tiễn áp đụnc những căn cứ chung
đó, đồns thời nghiên cứu các thủ tục tố tung liên quan giúp cho Toà án giải
quyết các vụ ly hôn được chính xác, góp phần củng cố gia đình và xã hội.
Ngoài ra, trong chừnc mực nhất định việc nehiên cứu đề tài nàycũng góp
ohần hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứpháp lý và thủ tục giải
quyết các vụ kiện ly hôn.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM v ụ VÀ PHẠM VI NGHIÊN c ú u ĐỂ TÀI
1. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Đề tài được triển khai nshiên cứu nhằm các mục đích sau đây:
- Làm rõ về mặt lý luận các căn cứ ly hôn theo quy định của Luật hôn
nhân và gia đình 2000 cũns như thủ tục tố tụne trong việc giải quyết ly hôn
tại Toà án nhân dân;
- Phân tích ihực tiễn áp dụng pháp luật về ly hồn và nhu cầu hoàn thiện
pháp luật cũng như hoạt độns xét xử của Toà án;
- Góp phần nâns cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm xét xử các vụ ly
hôn của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án.
2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài.
2.1. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.
- Làm rõ các căn cứ pháp luật của Việt Nam về ly hôn; thẩm quyền
ủa Toà án nhân dán trong việc giải quyết các vụ ly hôn và thủ tục ly hôn
heo pháp luật Việt Nam;
- Phân tích Ihực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về căn cứ
(ho ly hôn và về ihủ tục tố tụng giải quyết tài sản các vụ kiện ly hổn;
- Đưa ra nhữnc khuyên nghị về hoàn thiện pháp luật nội dung cũng
n ư xây dựng cụ thể hưn hướng dẫn của Tơà án nhân dân tối cao trong việc
á) dụng các căn cứ ly hôn đối với lừng loại việc cụ thể;
5
- Đề xuất một số khuyên nghị về hoàn thiện thủ tục tố tụng trong việc
giải quyết các vụ ly hôn và một số quy định khác của pháp luật có liên quan
để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử của Toà án.
2.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn như sau đây:
- Xác định và phân tích các căn cứ pháp luật nội dung của việc ly hôn
theo pháp luật Việt Nam, có so sánh với pháp luật của một số nước khác;
- Phân tích tương quan giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng
trong việc giải quyết các vụ kiện ly hôn;
- Đánh giá và phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết án ly
hôn tại hệthống các Toà án nói chung và tại Toà án nhân dân thành phố Hà
Nội nói riêng.
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN c ứ u ĐỂ TÀI
Đề tài “Căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ ly hôn tại Toà án
Việt Nam” chưa được đề cập toàn diện trong công trình chuyên khảo nào ở
nước ta. Cũng có nhiều sách, tạp chí, các bài báo khác cũng đề cập đến vấn
đề ly hôn theo pháp luật Việt Nam ở góc độ nay hay ở góc độ khác. Tuy
nhiên, các bài báo hay công trình đã công bố thường thiên về khuynh hướng
phân tích hậu quả của xã hội và gia đình do tình trạng vợ chồng ly hôn gây
ra hoặc những nguyên nhân xã hội gây ra việc ly hôn hay vấn đề bảo vệ
quyền, lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong thực tiễn giải quyết các vụ ly
hôn... Cũng có nhiều bài viết về những vướng mắc trong việc giải quyết các
vụ lv hôn do pháp luật tố tụng dân sự hiện hành còn gò bó, chưa được sửa
đổi, bổ sung kịp thời để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cuộc sống...
Nghiên cứu sâu và toàn diện các căn cứ pháp luật nội dung và phân
tích thực tiễn áp dụng luật nội dung và pháp luật tố tụng để giải quyết các vụ
kiện ly hôn ở Việt Nam lần đầu tiên được lý giải ở công trình nghiên cứu đề
tài này.
6
IV. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Đề tài “ Căn cứ pháp lý và thủ tục giải quyết các vụ ly hôn tại Toà án
Việt Nam” được nghiên cứu trên cơ sở nhạn thức luận duy vật biện chứng và
duy vật lich sử để phân tích cả tính khách quan, tính chủ quan và điều kiện,
môi trường xã hội - lịch sử của hiện tượng ly hôn, của pháp luật nội dung và
thủ tục tố tụng về lv hôn trong điều kiện thực tế ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này cũng sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp
so sánh, phương pháp khảo sát thực tế, phương pháp tổng hợp, lôgic suy
luận...
V. Cơ CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn này có Phần mở đầu, 3 Chương, Phần kết luận và Danh mục
các tài liệu tham khảo.
7
CH Ư Ơ N G 1
CÁC CÃN Cứ VÀ THẨM QUYỂN GIẢI QUYẾT VỆC LY HÔN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
1.1.1. Quyền ly hôn.
Quyền kết hôn và quyền ly hôn là một trong những quyền cơ bản của
cá nhân mỗi công dân, chúng đều là quyền nhân thân gắn chặt với cá nhân
không thể chuyển giao cũng như không thể uỷ quyền khi thực hiện các
quyền này.
Quyền ly hôn là một trong những quyền dân sự cơ bản của công dân
được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật hôn nhân và gia đình.
Điều 38 của Bộ luật Dân sự năm 1995 (BLDS) quy định: “ Vợ hoặc chồng
hoặc cả vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án cho chấm dứt quan hộ hôn nhân
khi có lý do chính đáng”. Luật hôn nhân và gia đinh năm 2000 (Luật
HN&GĐ) cụ thể hoá quy định của BLDS về quyền này với quy định: “Vợ,
chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”
(Điều 85). Như vậy, quyền ly hôn vừa là quyền riêng của cá nhân vợ hoặc
chồng, vừa là quyền chung của cả vợ chồng (trong trường hợp vợ chồng
thuận tình ly hôn).
Về nguyên tắc, khi thực hiện quyền ly hôn (kể cả trường hợp một bên
xin ly hôn hay trường hợp cả hai bên vợ, chồng đồng thuận ly hôn), mỗi cá
nhân đều phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản được quy định trong BLDS
về việc xác lập, thực hiện các quyền dân sự và các nguyên tắc được quy định
trong Luật HN&GĐ. Ngoài ra, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, pháp
luật nước ta đã quy định các điều cấm hay điều hạn chế đối với cá nhân khi
thực hiện quyền ly hôn, các bên đều không được vi phạm các điều cấm hay
điều hạn chế mà pháp luật quy định, trong trường hợp có vi phạm thì quyền
ly hôn sẽ khổng được đảm bảo thực hiện thậm chí là không được chấp nhận.
8
Xét về khía canh dân sự, khi thực hiện quyền ly hôn, cá nhân (vợ,
chồng hoặc cả hai vợ chồng) cũng đều phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác (Điều 2 BLDS). Là một trong những quyền nhân
thân của cá nhân, quyền ly hôn cũng phải được hành 'ỊẾừ theo khuôn khổ của
pháp luật, chính vì vậy pháp luật cũng quy định: “Không ai được lạm dụng
quyền nhân thân của mình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công
cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người có nghĩa vụ tôn
trọng quyền nhân thân của người khác” (Điều 26 BLDS).
Như vậy, việc thực hiện quyền ly hôn của cá nhân không chỉ thuần
tuý liên quan đến quyền, lợi ích của chính cá nhân đó, mà còn trực tiếp liên
quan đến quyền, lợi ích của người khác (vợ, chồng hay con cái) hay phần
nào đó gián tiếp liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước. Điều
này có thể nhận thấy rõ vì ly hôn làm phá vỡ gia đình và khi gia đình bị phá
vỡ thì không thể bảo đảm mục tiêu “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt” được
ghi nhận ngay trong Lời nói. đầu của Luật HN&GĐ năm 2000.
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (Điều 3 BLDS).
Quyền ly hôn của cá nhân được pháp luật quy định. Đây là quyền dân
sự cơ bản, nên khi thực hiện phải tuân theo các căn cứ, trình tự, thử tục do
pháp luật khác quy định; các bên có thể thoả thuận về việc thực hiện quyền
ly hôn (thuận tình ly hôn), nhưng không được trái với những nguyên tắc cơ
bản mà pháp luật hôn nhân và gia đình quy đinh.
- Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp (Điều 4 BLDS).
Việc thực hiện quyền ly hôn phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc,
tôn trọng tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương
ái,... và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất
nước Việt Nam. Không vì thực hiện được quyền ly hôn của mình mà trà đạp
hay xâm phạm đến bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình
đoàn kết, tương thân, tương ái,... và các giá trị cao đẹp của xã hội và gia
đình Việt Nam. Không biến việc thực hiện quyền ly hôn thành nguyên nhân
9
của tình trạng tình trạng quay lưng lại với nhau, xoá hết mọi mối quan hệ
giữa con người với con người.
- Nguyên tắc tôn trọng quyền n h â n thân (Điều 5 BLDS).
Mặc dù, quyền ly hôn là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, song
không vì để thực hiện quyền ly hôn của mình mà trà đạp hay xâm phạm đến
quyền nhân thân của vợ hay chồng. Không vì việc thực hiện quyền ly hôn
của mình mà bôi xấu danh dự, nhân phẩm, danh dự của người vợ ha)' người
chồng, nhất là trong trường hợp bên đó không đồng ý ỉy hôn.
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận (Điều 7 BLDS).
Cũng như các quyền dân sự khác, quyền ly hôn cũng phải được thực
hiện trên nguyên tắc thực sự tự do, tự nguyện và bình đẳng, do vợ hoặc
chồng hoặc cả hai vợ chồng tự mình quyết định mà không có bất cứ sự can
thiệp, cưỡng ép nào của bất cứ người nào. Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 đã tuyện đối cấm lừa dối để ly hôn; cưỡng ép ly hôn (khoản 2 Điều 4).
- Nguyên tắc bình đẳng (Điều 8 BLDS).
Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do
khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng
với nhau. Khi thực hiện quyền ly hôn, cá nhân không bị giới hạn về dân tộc,
giới tính, thành phần, địa vị xã h ộ i...
- Nguyên tắc thiện chí, trung thực (Điều 9 BLDS).
Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực, không chỉ
quan tâm, chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn
trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích
hợp pháp của người khác, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào; nếu một bên cho rằng
bên kia không trung thực, thì phải có chứng cứ. Trong trường hợp thực hiện
quyền ly hôn, cá nhân cũng phải trung thực và thiện chí. Luật HN&GĐ
không những cấm ly hôn giả tạo (khoản 2 Điều 4), mà còn cấm việc lừa dối
để ly hôn.
10
- Nguyên tắc hoà giải (Điều 11 BLDS).
Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc củng có các quan hệ dân
sự, nhất là đối với quan hệ hôn nhân và gia đình... Ngay cả khi mỗi bên
thực hiện quyền ly hôn của mình cũng phải tuân thủ nguyên tắc hoà giải này
để tự hoà giải, thoả thuận với nhau hay phải có thiện chí tham gia việc hoà
giải do Toà án tiến hành.
Như vậy, xét về bản chất thì quyền ly hôn cũng là một trong những
quyền dân sự cơ bản và là quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên
các nguyên tắc thực hiện quyền dân sự. Tuy nhiên, là một quyền trong các
quyền về hôn nhân và gia đình, việc thực hiện quyền ly hôn lại có những
hạn chế hay biệt lệ nhất định. Khác với việc thực hiện các quyền dân sự cơ
bản khác, khi thực hiện quyền ly hôn, người chồng bị hạn chế trong trường
hợp người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi. Điều hạn
chế này được quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật HN&GĐ. Một biệt lệ trong
việc thực hiện quyền ly hôn có thể nói đến là “Trong trường hợp vợ hoặc
chổng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải
quyết cho ly hôn”, mà không cần xcm xct đến các nguyên tắc của việc thực
hiện quyền này như thế nào, ví dụ có thể có hành vi không trung thực hay
không hoàn toàn tự nguyện của người yêu cầu Toà án cho ly hôn với người
bị tuyên bố là mất tích.
Với những phân tích và xem xét các đặc thù như trên, có thể hiểu
quyền ly hôn ỉà một trong những quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được
pháp luật quy định và phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các nguyên
tắc của pháp luật dân sự, trừ trường hợp bị hạn ch ế việc thực hiện quyền
này hay trường hợp biệt lệ được ly hôn khi một bên bị Toà án tuyên b ố là
mất tích.
Đặc điểm của việc thực hiện quyền ly hôn theo pháp luật Việt Nam:
- Chỉ có những người có quan hệ hôn nhân hợp pháp mới có quyền ly
hôn.
- Trực tiếp không uỷ quyền.
11
1.1.2. Khái niệm ly hôn.
Điều 8 Luật HN&GĐ có giải thích: “Ly hôn là chấm dứt quan hệ
hôn nhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ
hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng” (Điểm 8). Như vậy, theo phương pháp
suy diễn bắc cầu thì ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ giữa vợ
và chồng được quy định tại Chương III Luật HN&GĐ năm 2000. Đây là
một cách giải thích chưa thực sự phù hợp và lại càng không thể coi đó là
một khái niệm khoa học.
Trước hết, xét về sự phù hợp với các quy định tại Chương III Luật
HN&GĐ thì ly hôn không thể là việc chấm dứt mọi mối quan hệ giữa
hai con người đã từng là vợ, là chồng của n h a u | Nhiều quy định về quan
hệ giữa vợ và chồng trong Chương III Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ là
nhắc lại các quv định của pháp luật dân sự về quyền cơ bản của cá nhân,
ví dụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng (Điều 21); việc
tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng (Điều 22); giúp đỡ, tạo điều kiện cho
nhau phát triển về mọi mặt (Điều 23). Ngoài ra, chính ly hôn lại là cơ sở
của việc xác định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng theo quy định tại
Điều 60 Luật HN&GĐ năm 2000..., vì thế vấn đề ly hôn cần phải được
xem xét một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Rất tiếc là trong Luật
HN&GĐ năm 2000 lại không có những quy định cụ thể về nghĩa vụ và
quyền của vợ chồng đối với nhau như quy định trong Luật HN&GĐ năm
1986, để dựa vào đó mà có thể giải thích rằng, ly hôn chính là việc chấm
dứt các nghĩa vụ và quyền của vợ chồng đối với nhau theo quy định của
Luật HN&GĐ và do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của
vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng.
Xét về mặt xã hội, ly hôn chính là giải pháp giải quyết sự khủng
hoảng trong mối quan hệ vợ chồng. Ly hôn là mặt trái của hôn nhân
nhưnơ là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân tồn tại chỉ còn
là hình thức, còn thực chất mối quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ,
cuộc sống gia đình vợ chồng đã mất hết ý nghĩa.
12
Vấn đề ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc
gia cũng có những điểm khác nhau. Một số nước cấm ly hôn (như một số
nước theo đạo thiên chúa), một số nước thì hạn chế ly hôn bằng cách đặt ra
những điều kiện trong đó cho phép vợ chồng được ly hôn nhưns điều kiện
đó là hết sức nghiêm ngặt. Cấm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều là đi trái với
quyền tự do dân chủ của cá nhân. Trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin thừa nhận quyền tự do ly hôn của vợ chồng cũns là thừa nhận quyền
dân chủ xã hội. Lênin đã khẳng định: “người ta không thể là một người dân
chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ, không đòi quyền hoàn toàn tự
do ly hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp
bức, đối với phụ nữ, - tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hiểu được
rằng khi ta thừa nhận cho phụ nữ được tự do bỏ chồng, thì không phải là ta
khuyên tất cả họ bỏ chồng”.
Trên quan điểm tự do hôn nhân, bao gồm tự do kết hôn và tự do ly
hôn, pháp luật không bắt buộc nam nữ kết hôn khi họ không yêu nhau thì
cũng không bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau khi tình yêu giữa
họ không còn nữa. Việc ly hôn nhằm giải phóng cho vợ, chồng khỏi cuộc
sống chung đầy đau khổ hiện tại, giúp vợ chồng thoát khỏi những máu
thuẫn sâu sắc mà không thể giải quyết được. Thừa nhận quyền tự do ly hôn
của vợ chồng còn nhằm bảo vệ quyền lợi của những thành viên trong gia
đình. Vì vậy, “tự do ly hôn tuyệt không có nghĩa là ỉàm “tan rã” những mối
liên hộ gia đình, mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những
cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã
hội văn minh” .
Về thủ tục ly hôn thì nhiều nước quy định chỉ cần đăng ký tại cơ quan
hộ tịch khi vợ chồng thuận tình ly hôn; chỉ khi một bên yêu cầu hoặc có
tranh chấp về việc ly hôn thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Toà án. Ở
nước ta, do truyền thống pháp luật và cũng là để thận trọng trong việc giải
quyết vấn đề có tính xã hội và nhân văn sâu sắc này, chỉ có Toà án mới được
giao thẩm quyền giải quyết việc ly hôn.
13
Xét về mặt pháp lý thì ly hôn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt các
nghĩa vụ, quyền giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật và chỉ có vợ,
chồng có quyền yêu cầu ly hôn mà thôi. Để ly hôn, vợ, chồng hoặc cả hai người
hoàn toàn tự do trong việc làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn của họ.
Khi vợ chồng ly hôn không những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ
tình cảm vợ chồng, chấm dứt mọi quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, mà còn
ảnh hưởng xấu tới quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên khác trong
gia đình đã được pháp luật bảo vệ như quyền và lợi ích của con cái, lợi ích
chung của gia đình và lợi ích xã h ộ ụ T o à.án với chức năng là cơ quan có
thẩm quyền xem xét và quyết định vợ chồng có thể được ly hôn hay không
(có thể chấp nhận đơn ly hôn của vợ, chồng hoặc có thể xử bác đơn ly hôn
của họ).í Bằng biện pháp tư pháp đó, chúng ta có thể hạn chế hoặc ngăn chặn
những hiện tượng vợ, chồng lạm dụng quyền tự do ly hôn gây hậu quả xấu
cho gia đình và xã h ộ i.'
Từ những phân tích trên đây, trên cơ sở pháp luật thực định của nước
ta có thể hiểu ly hôn là sự kiện pháp lý do Toà án công nhận bằng quyết
định công nhận thuận tình ly hôn hoặc bằng việc ra bản án công nhận tình
trạng tan rã thực sự của hôn nhân và làm chấm dứt các nghĩa vụ, quyền
pháp lý giữa vợ, chồng.
Việc Toà án quyết định cho phép vợ chồng ly hôn hay bác đơn yêu
cầu của họ phải dựa vào thực chất mối quan hộ vợ chồng. Tuy nhiên, việc
đánh giá thực chất mối quan hệ vợ chồng là một vấn đề khó khăn và phức
tạp. Trong những năm gần đây, số vụ ly hôn ở nước ta ngày càng tăng, với
những biểu hiện mâu thuẫn vợ chồng rất đa dạng. Để đánh giá thực chất mối
quan hệ vợ chồng, đòi hỏi người Thẩm phán phải điều tra xác minh kỹ để
tìm ra nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, phải tìm hiểu tâm tư tình
cảm, nguyện vọng của vợ, chổng, đồng thời phải xác định diễn biến tâm lý
của vợ chồng trong thòi gian tiến hành giải quyết vụ kiện. Tuy nhiên, dù tìm
hiểu rõ nguyên nhân, lý do hay động cơ ly hôn..., khi quyết định cho vợ
chồng ly hôn, Toà án vẫn phải dựa trên các căn cứ luật định.
1.2. CẢN Cứ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
1.2.1. Khái niệm căn cứ ly hôn.
Trong phần khái niệm ly hôn đã đề cập đến quan điểm của nhà nước
ta là cho phép vợ chồng có quyền được tự do ly hôn, nhưng như vậy không
có nghĩa là giải quyết ly hôn tuỳ tiện theo nguyện vọng của vợ chồng. Giải
quyết ly hôn một mặt phải bảo đảm lợi ích của vợ chồng, mặt khác phải bảo
đảm lợi ích của con cái, của các thành viên khác trong gia đình và lợi ích xã
hội, do đó Nhà nước phải phải kiểm soát việc ly hôn bằng cách xác định
những điều kiện cần và đủ để cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng trước
pháp luật.
Nghiên cứu luật hôn nhân và gia đình hoặc luật dân sự của một số
nước trên thế giới và khu vực về vấn đề ly hôn và căn cứ để cho ly hôn, thì
thấy mỗi quốc gia có quan điểm về vấn đề ly hôn có khác nhau, do vậy cũng
có những quy định khác nhau về căn cứ ly hôn.
Pháp luật của nhiều nước quy định giải quyết ly hôn là dựa vào lỗi
của vợ chồng. Nhà nước tư sản coi hôn nhân như hợp đồng dân sự nên việc
chấm dứt hôn nhân cũng như chấm dứt hợp đồng và dựa vào lỗi của các
bên... Giải quyết vấn đề ly hôn ở những nước này là dựa vào hình thức của
quan hệ hôn nhân, do vậy việc xét xử của Toà án là việc làm hết sức rập
khuôn, máy móc.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa có quan điểm giải quyết ly hôn là dựa vào
thực chất của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đánh giá một cách khách quan
mà hoàn toàn không do ý chí chủ quan của cán bộ Toà án hay của các
đương sự và do đó, giải quyết ly hôn không dựa vào lỗi của vợ chồng. Trên
quan điểm giải quyết “ly hôn chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn
nhân này là cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa
dối. Đương nhiên, không phải sự tuỳ tiện của nhà lập pháp, cũng không phải
sự tuỳ tiện của những cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định
được là cuộc hôn nhân đã chết hoặc chưa chết, bởi vì, như mọi người đều
biết, việc xác nhận sự kiện chết tuỳ thuộc vào thực chất của vấn đề, chứ
15
không phải vào nguyện vọng của những bên hữu quan... Nhà lập pháp chi có
thể xác định những điều kiện trong đó hôn nhân được phép tan vỡ, nghĩa là
trong đó, về thực chất, hôn nhân tự nó đã bị phá vỡ rồi. Việc Toà án cho
phép phá bỏ hôn nhân chỉ có thể là việc ghi biên bản sự tan rã bên trong của
nó” [4, Tr.234-235].
Từ quan điểm trên cho thấy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định căn cứ ly hôn mang tính khoa học, phản ánh thực chất mối quan hệ
vợ chồng đã bị phá vỡ và việc Toà án giải quyết cho họ được ly hôn chính là
công nhận một thực tế đã và đang tồn tại trong mối quan hệ vợ chồng là
không thể cải thiện được. Với những căn cứ ly hôn như vậy sẽ đảm bảo khi
Toà án cho phép vợ chồng ly hôn là hoàn toàn phù hợp với thực tế mâu
thuẫn thực trong đời sống vợ chồng. Cho phép vợ chồng ly hôn trong những
trường hợp này là giải phóng cho cả vợ, chồng và cho cả xã hội xã hội
không còn những tế bảo không khoẻ mạnh, thậm chí là méo mó hay thối
rữa. Có căn cứ đúng cũng chứng tỏ rằng giải quyết ly hôn đúng với thực chất
mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, đấy chính là việc bảo vệ quyền lợi cho
họ.
ở nước ta, căn cứ ly hôn trong các giai đoạn khác nhau được quy định
có khác nhau. Sau Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950
quy định về vấn đề ly hôn. Điều 2 của sắc lệnh quy định những duyên cớ ly
hôn như:
- Một bên ngoại tình;
- Một bên can cán phạt giam;
- Một bên bỏ nhà đi quá 2 năm không có duyên cớ chính đáng;
- Một bên mắc bệnh điên hoặc một bên khó chữa khỏi;
- Vợ chồng tính tình không hợp hoặc đối xử với nhau đến nỗi không
thể sống chung được.
Sắc lệnh số 159/SL đã xóa bỏ những duyên cớ ly hôn được quy định
trong các Bộ dân luật cũ thể hiện quan hệ bất bình đẳng của vợ chồng khi ly
16
hôn (Dân luật Bắc Kỳ 1931, Dân luật Trung Kỳ 1936 và Bộ dân luật
giản yếu 1883). Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội lúc
bấy giờ, Sắc lệnh số 159/SL quy định vấn đề ly hôn cũng mới chỉ nhằm
đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, xoá bỏ quyền gia
trưởng... nên sắc lệnh còn có những hạn chế nhất định. Mặc dù sắc
lệnh đã quy định căn cứ ly hôn áp dụng chung cho cả vợ và chồng và
đảm bảo quyền yêu cầu ly hôn của cả vợ và chồng, song sắc lệnh còn
dựa vào lỗi của vợ chồng để làm căn cứ cho việc giải auyết ly hôn mà
chưa.xét đến bản chất là sự tan rã thực sự của hôn nhân. Xét cho cùng
thì những duyên cớ đó chỉ là lý do dẫn đến sự tan rã của hôn nhân mà
thôi.
Luật HN&GĐ năm 1959 quy định căn cứ ly hôn mang tính chất tổng
quát, không dựa vào lỗi của mỗi bên như sắc lệnh số 159/SL đã quy định.
Điều 26 Luật HN&GĐ năm 1959 quy định:
“Khi một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ
điều tra và hoà giải, hoà giải không được, Toà án nhân dân sẽ xét xử. Nếu
tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được, thì Toà án nhân dân sẽ cho ly hôn”.
Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 tại Điều
40 quy định:
“Khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà
án nhân dân tiến hành điều tra và hoà giải.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không
thành và nếu xét đúng là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhán
dân công nhận cho thuận tình ly hốn.
Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn nếu hoà giải
không thành thì Toà án nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng,
,đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
thì Toà án nhân dân xử cho ly hôn”.
THƯ V ỊẸ N
TRƯƠNG ĐAI HỌC LỨẢT HÀ NÔI
17
PHỎNG DỌ C
Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1986 quy định việc giải quyết ly hôn là
căn cứ vào thực chất quan hệ vợ chồng, là tổng thể các hành vi, các biểu
hiện của vợ chồng mà từ đó có thể khẳng định là hồn nhân của họ tan vỡ.
Luật Hôn HN&GĐ 2000 quy định căn cứ ly hôn vừa mang tính khái
quát, vừa mang tính cụ thể. Điều 89 quy định:
“Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng,
đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
thì Toà án quyết định chc ly hôn.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất
tích xin ly hôn thì Toà án quyết định cho ly hôn”.
Như vậy, căn cứ ly hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 mang tính kế thừa và phát triển của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986. Xét về tổng thể, các căn cứ cho ly hôn do các Luật HN&GĐ
của nước ta quy định qua các thời kỳ khác nhau vẫn bảo đảm bản chất thống
nhất là tình trạng trầm trọng của mâu thuẫn vợ chồng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Với các phân tích trên cơ sở các quy định của pháp luật nước ta, có
thể hiểu căn cứ ly hôn là những điều kiện cần và đủ được quy định một cách
thống nhất trong pháp luật về tình trạng tan vỡ thực sự về tình cảm, đời
sống vợ chồng, mục đích của hôn nhân, dựa trên các điều kiện đó thì Toà án
cho phép vợ chồng ly hôn.
1.2.2. Nội dung căn cứ ly hôn.
rrheo quy định tại Điều 89, có thể phân biệt các căn cứ ly hôn như
sau:
a/ Tinh trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích
của hôn nhân không đạt được.
“Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng,
đời sống chung khóng thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được
thì Toà án quyết định cho ly hôn”.
18
Như vậy, “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích của hôn nhân không đạt được” là nội dung căn cứ ly hôn. Có
nghĩa là Toà án chỉ cho phép vợ chồng ly hôn khi tình trạng vợ chồng đã
trầm trọng, đời sống chung không thể tiếp tục, mục đích của hôn nhân
không đạt được.
Pháp luật quy định căn cứ ly hôn hết sức khái quát. Vậv, cần phải
hiểu căn cứ này như thế nào để từ đó Toà án đánh giá và giải quyết vấn đề ly
hôn.
Để tiện cho việc nghiên cứu, đánh giá và xét xử có thể chia căn cứ ly
hôn này làm hai nội dung:
-
“Tinh trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài...” phải
được hiểu như thế nào?
Xét trên cơ sở lý luận và thực tế cho thấy, khi tình trạng vợ chồng đã
đến mức trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài là muốn nói đến tình
yêu của vợ chồng không còn nữa, nó có thể đã phai nhạt hay bị một tình yêu
mới lấn át, đồng thời vợ chồng có những mâu thuẫn sâu sắc đến mức không
thể giải quyết được, tình cảm vợ chồng bị rạn nứt và tan vỡ mà không thể
hàn gắn được, nếu vợ chồng có tiếp tục chung sống thì không những không
đem lại niềm vui, hạnh phúc cho vợ chồng mà còn đem lại sự đau khổ cho
vợ chồng, tình trạng đó ảnh hưởng xấu tới đời sống của những thành viên
trong gia đình mà đặc biệt là đến việc chăm sóc và giáo dục con cái.
Khi nói “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” là
phải đặt thực trạng cuộc sống vợ chổng trong tổng thể các mối quan hệ. Nếu
chỉ đơn thuần xem xét quan hệ giữa hai cá nhân là vợ chổng cũng là chưa
đầy đủ. Như vậy, nếu chỉ thấy rằng tình yêu giữa vợ và chồng không còn
nữa mà đánh giá rằng tình trạng đã trầm trọng để cho vợ chồng ly hôn là đã
“đứng trên quan điểm coi hạnh phúc cá nhâiv là “mục đích của cuộc sống”,
c. Mác
đã mạnh mẽ phê phán sự tuỳ tiện của những người chỉ nhìn thấy sự
bất hạnh của những cặp vợ chồng phải gắn bó với nhau khi tình yêu giưã họ
không còn. Ông cho rằng những người này “chỉ nghĩ đến hai cá nhân mà
19
quên mất gia đình. Họ quên rằng hầu như mọi sự tan vỡ của hôn nhân đều là
sự tan vỡ của gia đình, và quên rằng ngay cả khi đứng trên quan điểm
thuần túy pháp lý, hoàn cảnh của con cái và tài sản của chúng cũng
không thể bị lệ thuộc vào sự xử lv tuỳ tiện của bố mẹ, vào việc bố mẹ
muốn sao làm vậy” [4, Tr.218].
Như vậy, tình yêu chân chính giữa nam và nữ là cơ sở của việc kết
hôn nhưng tình yêu giữa vợ và chồng không phải là cơ sở duy nhất để duy
trì quan hệ hôn nhâty Hôn nhân là cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào của
xã hội. Quan hệ hôn nhân bền vững dẫn dến gia đình bền vững và xã hội
phát triển ổn định. Để quan hệ hôn nhân (vợ chồng) tồn tại bền vững đòi hỏi
vợ chồng không những phải duy trì, nuôi dưỡng tình yêu mà còn phải thực
hiện các nghĩa vụ đối với nhau, đối với con cái, quan tâm vun vén, chăm sóc
gia đình. (Thông thường, khi vợ chồng yêu thương nhau thì họ tự nguyện
thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với nhau, với gia đình và với con cái.
Nhưng khi tình yêu giữa vợ chồng không còn thì thường dẫn đến họ không
thực hiện các nghĩa vụ đối với nhau, thậm chí cả các nghĩa vụ của họ đối với
con cái. Như vậy, nếu tình yêu giữa vợ chồng không còn dẫn đến trách
nhiệm giữa họ đối với nhau và với các thành viên gia đình cũng không còn
thì rõ ràng “tình trạng” đã “trầm trọng” và không thể “kéo dài” “cuộc sống
chung”.
Thực tế cuộc sống vợ chồng rất đa dạng và phong phú. Do đó, biểu
hiện của “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” cũng rất
đa dạng. Qua thực tế xét xử cho thấy, việc đánh giá gặp khó khăn và phức
tạp. Căn cứ ly hôn được pháp luật quy định rất chung chung, mang tính khái
quát cao. Trong khi đó, mâu thuẫn vợ chồng và những nguyên nhân dẫn đến
vợ, chồng xin ly hôn là cụ thể. Vì vậy, có một số quan điểm cho rằng, cần
quy định căn cứ ly hôn cụ thể hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
xét xử của Toà án. Theo chúng tôi, không thể quy định căn cứ ly hôn cụ thể.
Bởi vì, nếu quy định căn cứ ly hôn cụ thể thì có nghĩa là phải quy định Toà
án cho phép vợ chồng ly hôn trong các trường hợp nào và như vậy sẽ dễ
dàng rơi vào chủ nghĩa hình thức, giải quyết ly hôn dựa vào biểu hiện bên
20
ngoài của quan hệ vợ chồng. Do vậy, căn cứ ly hôn được quy định trong
Luật Hôn nhân và gia đình vẫn phải mang tính khái quát cao. Trong hoạt
động xét xử của Toà án, để tạo điều kiện cho các Thẩm phán đánh giá thực
chất quan hệ vợ chồng, để quyết định chấp nhận đơn ly hôn hay bác yêu cầu
ly hôn của họ được chính xác, Toà án nhân dân tối cao đã có những hướng
dẫn mang tính cụ thể cho phù hợp với thực trạng quan hệ vợ chồng khi họ
có yêu cầu ly hôn.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì được coi
là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
+ Vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau
như người nào chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc chồng
muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan,
tổ chức nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như
thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân
phẩm và uy tín của nhau, đã được bà còn thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ
chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
+ Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã
được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ
quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại
tình (Mục 8 điềm al).
Cơ sở để nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài là
“căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như
hướng dẫn tại điểm al Mục 8” và “đã được nhắc nhở hoà giải nhiều lần mà
vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc
nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau” (Mục
8 điểm 2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).
- “Mục đích của hôn nhân không đạt được”
21
Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: nếu xét thấy
tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn” (khoản 1 Điều 89).
Vậy, mục đích của hôn nhân là gì. Xin hãy xem khái niệm về hôn nhân đã
được nghiên cứu và nêu ra ở trên. Theo đó: Hôn nhân là sự liên kết giữa một
người nam và một người nữ dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện và
bình đẳng... nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
Như vậy, mục đích của việc xác lập quan hệ hôn nhân là nhằm xây
dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững thì hôn nhân
đã không đạt được mục đích của nó và vợ chồng có thể được ly hôn. Để đảm
bảo sự tồn tại của hôn nhân và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc, bền vững đòi hỏi mỗi bên vợ chồng phải cùng có ý thức trách
nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ của họ đối với nhau, với gia đình và
xã hội. Đặc biệt, vợ chồng phải tạo điều kiện cho nhau thực hiện tốt các
nghĩa vụ và quyền về nhân thân của vợ, chồng. Khi mà vợ chồng chung
Sống mỗi bên đều cảm thấy hạnh phúc, vợ chổng hoàn toàn bình đẳng với
nhau thì sự tồn tại quan hệ hôn nhân đó đã đạt được mục đích của nó.
Ngược lại, nếu vợ chồng chung sống nhưng mỗi người hoặc một trong hai
người thấy thiệt thòi, bất hạnh, là sự thờ ơ, là sự xúc phạm nhau về tinh thần
và thể xác dẫn tói việc họ không còn muốn chung sống với nhau suốt đời,
giữa họ không thể cùng chung sức, chung lòng xâydựng gia đình ấm no,
hạnh phúc... thì hôn nhân đó không đạt được mục đích của họ.
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng
Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, tại điểm a3 Mục 8 hướng dẫn về việc
nhận định mục đích hôn nhân không đạt được là “không có tình nghĩa vợ
chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng; không tôn
trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho
nhau phát triển mọi mặt”. Như vậy, những điểm trên đây là cơ sở cho việc
xác định mục đích của hôn nhân không đạt được. Nếu vợ chồng chung sống
22
lại có những biểu hiện đó thì có nghĩa là họ không thể cùng nhau xây dựng
được gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc... và ly hôn sẽ tất yếu xảy ra.
Hai nội dung trên đây của căn cứ ly hôn có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau. Nếu “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” thì tất
yêu là “mục đích của hôn nhân không đạt được”. Từ đó cho thấy quan hệ
giữa vợ chổng là quan hệ riêng tư giữa hai cá nhân nhưng lại tác động trực
tiếp tới gia đình. Do vậy, quan hệ hôn nhân mang ý nghĩa xã hội to lớn. Hôn
nhân là cơ sở của gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. “Gia đình tốt thì xã
hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt” (Lời nói đầu - Luậi HN&GĐ
năm 2000). Sự tồn tại bền vững của quan hệ hôn nhân không chỉ là sự quan
tâm của vợ chổng mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội. Khi giải quyết ly
hôn, phải xem xét không những mặt riêng tư của quan hệ này mà còn xem
xét mặt xã hội của nó. Các Thẩm phán khi giải quyết ly hôn phải điều tra,
xác minh và xem xét lợi ích của vợ chồng, của con cái, của gia đình và của
xã hội trong quan hệ hôn nhân đó. Xem xét và đánh giá toàn diện sẽ đảm
bảo giải quyết ly hôn mang lại kết quả tích cực là làm củng cố các quan hệ
gia đình, thúc đẩy gia đình phát triển phù hợp với đạo đức, với truyền thống
dân tộc và với lợi ích của toàn xã hội.
b/ Vợ hoặc chồng bị Toà án tuyên bố mất tích.
Điều 89, khoản 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
“Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất
tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”.
Như vậy, quyết định tuyên bố mất tích của Toà án cũng được coi là
căn cứ ly hôn nếu người vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu
cầu được ly hôn.
Căn cứ ly hôn này rất dễ xác định. Chỉ cần có quyết định tuyên bố vợ
hoặc chồng mất tích và có đơn yêu cầu của người kia thì Toà án đã giải
quyết cho ly hôn. Pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định đây là căn cứ
ỉy hôn là hoàn toàn phù hợp với mục đích của hôn nhân. Nếu một trong hai
vợ chồng bị tuyên bố mất tích có nghĩa là họ đã biệt tích hai năm mà không
23
có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết. Chính sự vắng
mặt đó của một trong hai vợ chồng làm cho hôn nhân của họ tổn tại chỉ là
hình thức. Giải quyết ly hôn trong trường hợp này nhằm bảo vệ quyền cho
người vợ hoặc chồng ở nhà về các lợi ích nhân thân và lợi ích tài sản, đồng
thời cũng nhằm củng cố mối quan hệ gia đình nói chung.
Theo hướng dẫn tại Nghị định số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000
thì có thể chia làm hai trường hợp:
- Người vợ hoặc người chồng đổng thời yêu cầu Toà án tuyên bố
chồng hoặc vợ họ mất tích và yêu cầu ly hôn, nếu có đủ điều kiện thì Toà án
tuyên bố người đó mất tích (theo quy định của Bộ luật dân sự) và giải quyết
cho họ được ly hôn. Nếu chưa đủ điều kiện tuyên bố mất tích thì bác yêu
cầu tuyên bố mất tích và cũng bác yêu cầu ly hôn của người kia.
- Việc tuyên bố vợ hoặc chồng mất tích đã xảy ra trước đó, sau khi
bản án của Toà án tuyên bố người vợ hoặc chồng mất tích có hiệu lực pháp
luật thì người chổng hoặc vợ của người đó mới có yêu cầu ly hôn thì Toà án
giải quyết cho ly hôn.
Tóm lại: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thể
hiện tính khoa học và thực tiễn. Khi giải quyết ly hôn không chỉ dựa trên cơ
sở tình yêu của vợ chồng không còn mà phải dựa trên một thực tế rằng quan
hệ đó tự nó đã tan vỡ, sự tồn tại của hôn nhân chỉ là hình thức, ly hôn là một
giải pháp hữu hiệu nhằm giải phổng cho vợ chồng khỏi cuộc sống chung
đầy đau khổ hiện tại, đồng thời cũng giải phóng cho các thành viên khác
trong gia đình thoát khỏi cuộc sống đầy căng thẳng, nặng nề, bảo đảm lợi
ích của vợ chồng, của gia đình và của xã hội. Tuy nhiên, đánh giá thực chất
mối quan hệ vợ chồng là công việc hết sức khó khăn phức tạp, đòi hỏi các
Thẩm phán phải hết lòng với công việc, phải có những trình độ hiểu biết
nhất định về tâm lý, về xã hội và đặc biệt phải hiểu sâu sắc các quy định của
pháp luật. Nếu sự đánh giá của các Thẩm phán là không -chính xác hoặc tuỳ
tiện sẽ dẫn đến có quyết định trái với bản chất của chế định ly hôn. Vợ
chồng mâu thuẫn nhưng chưa đến mức trầm trọng, đời sống chung có thể
24