Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm vũ khí ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.21 MB, 118 trang )

t

BỘ1 ứ PHÁP

3Ộ GIÁO DỤC v i ĐÀO TA O
TRƯƠNG DA’ HOC LUÂT HÀ nÔ i
oc

NGUYỄN VẨN CÂN

*. *_ V- PHriNíi
P3V THLT LY~y~
”— *•.'■
'tri *

íii, ịrníỉiơiĩ*
ẫlưl^u UIlUÍ\!y

.. r
I li., i

1

t
ao

;

k h íơ

V



f t

ĩ*M
\ sti ;A r l

, Án thạc si LUÂTHŨC

i i k N Ôi - 1 9 9 7

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Q Lạuụĩềv (ĩ)â u t @ ần

i>ẨU TRANH PHÒNG CHốNG CÁC TÔI
4 XÂM PHẠM
%
VỒ KHÍ ở VIỆT NAM

Chuyên nganh: T ội phạm họe, LaM hình sự và Tố tạng lim h sự
Hả Số: 50514

LUẬN

ÁN THẠC
SỸ LUẬT
HỌC



«

Người hướng dẫn khoa hạc: PTS TRẦN VĂN ĐỘ
TRƯONí. . f'Ị-l



‘ ỉ Ạ • , ị..'. ÍV i Ị

THU VIẸN Gí AO Ỷ&H ;
' ; LA Ằ05
HÀ NỘI-NĂM 1997


I

MỤC LỤC
TÊN CHUƠNG, MỤC
,

PHÂN MỞ ĐẦU

TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỂU KIỆN
PHẠM CÁC TỘI XÂM PHẠM v ũ KHÍ

Tình hình tội phạm xâm phạm vũ kh í
Thực trạng các tội xâm phạm vũ khí
Cơ cấu tội phạm xâm phạm vũ khí
Động thái tình hình tội phạm xâm phạm vũ khí
Tính chất tình hình tội phạm xâm phạm vũ khí
Nhân thân người phạm tội xâm phạm vũ khí
Đánh giá chung về tình tội phạm xâm phạm vũ khí
Nguyên nhân, điều kiện phạm các tội xâm phạm
vũ kh í
Do hậu quả chiến tranh để lại
Do tình trạng quản lý vũ khí lỏng lẻo và sơ hở
Do vi phạm các quy định về thanh, xử lý vũ khí
Do tác động xấu của mặt trái kinh tế thị trường
Do hạn chế của công tác giáo dục ý thức chấp hành
quy định vê quản lý, sử dụng vũ khí
Do hạn chế trong việc triển khai thực hiện các quy
đinh pháp luật về quản lý vũ khí
Do hạn chế của công tác khám phá, điều tra, xử lý
CÁC TỘI XÂM PHẠM vữ KHÍ THEO LUẬT
HÌNH Sự VIỆT NAM
Khái niệm vũ khí và các tội xâm phạm vũ khí
Về khái niệm vũ khí và phân loại vũ khí trong luật
hình sự trước pháp điển hoá Bộ luật hình sự
Về khái niệm vũ khí và phân loại vũ khí trong luật
hình sự từ khi có Bộ luật hình sự
Khái niệm về các tội xâm phạm vũ khí
Quy định vê các tội xâm phạm vũ khí
Trước khi pháp điển hoá Bộ luật hình sự
Pháp luật hình sự hiện hành về các tội xâm phạm vũ
khí

Thực tiễn hướng dẫn và áp dụng các quy định về

1

10
10
10
12
19
21

23
27
28
29
30
31
31
32
32
33

34
34
34
37
44
45
45
49



n
2.3.1.
2.3.2.

CHƯƠNG 3

3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.
3.2.
3.2.1
3.2.2

3.2.3.

3.3.
3.3.1.
3.3.2.
3.3.3.
3.3.4.
3.3.5.
3.3.6.

các tội xâm phạm vũ khí
Thực tiễn hưóng dẫn và áp dụng các quy đinh về các
tội xâm phạm vũ khí trước khi pháp điển hoá BLHS

Thực tiễn hướng dẫn và áp dụng các quy đinh của
BLHS về xử lý các tội xâm phạm vũ khí
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
Các giải pháp và kiến nghị về sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện luật
Quy đinh thống nhất về khái niệm và phân loại vũ khí
Quy định thành Mục Các tội xâm phạm vũ khí ở
Chương Các tội xâm phậm an toàn công cộng
Về chủ thể tội phạm trong các tội xâm phạm vũ khí
Về khung hình phạt của các tội xâm phạm vũ khí
Các giải pháp và kiến nghị về hướng dẫn và áp
dụng luật thống nhất
Phải hiểu rõ và áp dụng đúng khái niệm vũ khí
Phải nắm chắc sự phân loại vũ khí, khách thể xâm hại
và chủ thể tội phạm khi xử lý các tội xâm phạm vũ
khí
Cần tiếp tục hướng dẫn về số lượng vũ khí từng loại
làm căn cứ đinh khung và sử dụng tình tiết đinh
khung tăng nặng "gây hậu quả nghiêm trọng"
Các giãi pháp và kiến nghị về biện pháp đấu tranh
phồng, chống các tội xâm phạm vũ khí
Khắc phục tình trạng vũ khí trôi nổi trong dân chúng
Tăng cường công tác quản lý vũ khí
Cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội, tăng cường giáo
dục ý thức pháp luật
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý vũ
khí
Hoàn thiện công tác đấu tranh với các tội xâm phạm
vũ khí

PHÂN KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo

67
67
71

85

85
88
90
93
Ọ4
94

ọg
ọg
99
100
101
102
103
105
108


PHẦN M Ở ĐẦU

1 . TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐÊ T À I :

1.1-

Vũ khí là những công cụ vật chất đặc biệt, là một bộ phận đặc

biệt quan trọng trong nền văn minh vật chất của loài người.(1) Suốt quá trình
tiến hoá của xã hội loài người qua các thời kỳ lịch sử, công cụ lao động
không ngừng được cải tiến và hoàn thiộn nhằm ngày càng phục vụ tốt hơn
cho sản xuất của cải và sinh hoạt tiêu dùng.
Nhưng mặt khác, lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử
của đấu tranh, từ đấu tranh chống chọi với thiên nhiên, đấu tranh giữa cái
thiên và cái ác trong xã hội, cho đến những cuộc đấu tranh giai cấp, chiến
ừanh thôn tính, xâm lược và chiến tranh bảo vệ. Trong những cuộc đấu
tranh đó cùng với yếu tố con người, vũ khí đóng một vai trò rất quan trọng.
Do đó cùng với công cụ lao động sản xuất, vũ khí cũng có vai trò quan
trọng trong lịch sử nhân loại, chúng luôn luôn được cải tiến, phát triển và
hoàn thiện không ngừng.
Song, như chúng ta đều biết, để thực hiện được chức năng là công cụ
đấu tranh vũ trang, vũ khí phải là những công cụ vật chất đặc biệt, có
những tính năng, tác dụng đặc biệt. Chúng phải được quản lý và sử dụng
đúng mục đích có lợi cho cả cộng đồng. Nếu không, ngược lại vũ khí sẽ
gây ra những thiệt hại khôn lường cho xã hội.
Từ đó chúng ta thấy rằng, Trong xã hội vũ khí giống như các loại biột
dược, là con dao 2 lưõi, cần phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục
(1) Xem Almanach những nên văn minh thế giới. Nhà xuất bản văn hoá - thông tin. Hà
nội, năm 1996, trang 1982.


đích, đúng đối tượng, đúng thời gian, đúng địa điểm thì mới có tác dụng
chữa bệnh cứu người. Ngược lại chúng là những liều thuốc độc, là phương
tiện giết người


V .V ..

Do đó việc loại bỏ vũ khí ra khỏi đời sống xã hội là

điêu không tưởng cũng như không thể loại bỏ các liều thuốc kháng sinh ra
khỏi việc điều trị bệnh trong y học. Nhưng để hướng việc quản lý và sử
dụng vũ khí có ích cho xã hội, hạn chế mặt trái, mặt tiêu cực của chúng thì
Nhà nước, xã hội phải có biện pháp thích hợp, đồng bộ trong đó có các biên
pháp pháp luật nói chung và biện pháp hình sự nói riêng.
1.2-

Qua nghiên cứu pháp luật hình sự nước ta thấy rằng: Ở các thời

kỳ khác nhau Nhà nước đã cổ những sự ghi nhận nhất định trong luật các
quy định vê quản lý và sử dụng vũ khí nhằm hạn chế hoặc cấm đoán các
hành vi có liên quan đến vũ khí gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại
cho an ninh quốc gia, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác, trật tự an
toàn xã hội thông qua việc quy định các biện pháp trừng phạt đối với các
hành vi vi phạm điều cấm. Song, cơ sở lý luận vê hình sự hoá các hành vi
vi phạm thể lệ quản lý, sử dụng vũ khí, khái niêm vũ khí ừong luật hình sự
như thế nào?, đối tượng điều chỉnh trong luật ra sao?, chưa được đề cập và
giải quyết trên cơ sở lý luận một cách rõ ràng và rành mạch.
Trên thực tế của đời sống xã hội, các hành vi xâm phạm vũ khí gây
hại hoặc có khả năng gây hại cho các nhóm quan hệ xã hội được luật hình
sự bảo vệ rất đa dạng, phong phú và phức tạp, trong khi đó việc áp dụng
các quy định của Luật hình sự đối với người phạm tội nói chung cũng như
đối với người phạm loại tội này nói riêng đòi hỏi phải theo các nguyên tắc
của trách nhiệm hình sự như: cá thể hoá trách nhiệm hình sự, đúng người,
đúng tội, bảo đảm công bằng, cụ thể và chính xác


V .V ..

Do đó ngoài việc


3

quy định chặt chẽ, rõ ràng trong Luật các tội xâm phạm vũ khí, viêc hiểu
chính xác, áp dụng thống nhất của các cơ quan và người tiến hành tố tụng
cũng rất cần thiết. Thế nhưng qua thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nước
ta thời gian qua trong xử lý các các hành vi phạm tội xâm phạm vũ khí còn
biểu hiên sự thiếu nhất quán, dẫn đến kết qủa đạt được trái với chính sách
hình sự của nước ta.
1.3- Một thực tế khác nhãn tiền đó là tình trạng phạm các tội xâm
phạm vũ khí ở trên thế giới và trong nước thời gian qua và gần đây có xu
hướng gia tăng về số lượng cũng như tính chất phức tạp và mức độ nguy
hiểm gây nên những nỗi kinh hoàng cho nhiều người dân vô tội, làm thay
đổi cả những dư luận xã hội vốn đĩ trước đây rất bàn quang về vấn đề này.
Từ thực trạng tội phạm đó, đòi hỏi phải có sự tổng hợp, phân tích, nghiên
cứu về nguyên nhân, điêu kiện phạm tội, dự báo xu hướng và đề ra phương
thức, biện pháp đấu tranh phòng chống có hiệu quả.
1.4- Tình hình nghiên cứu:
a)

Ở trong nước: Tội phạm xâm phạm vũ khí hiện nay đang là vấn

đề quan tâm của Nhà nước ta nói chung, và của nhiều cơ quan có chức năng
bảo đảm quốc phòng-an ninh, của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Mối quan
tâm đó được thể hiện ở cả khía canh bổ sung, hoàn thiện pháp luật thực

định và cả khía canh biên pháp đấu tranh phòng chống. Song, cho đến nay
chưa có một công trình nào tập trung đi sâu nghiên cứu đề tài này. Các nhà
hoạt động thực tiễn, các cơ quan tiến hành tố tụng cũng chỉ mới áp dụng
các điều, khoản của Luật thực định. Các Bản tổng kết, các Thông tư hướng
dẫn liên ngành của Toà án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối
cao, Bộ Nội vụ, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, một số giáo trình luật


4

hình sự tuy đã có đề cập đến, nhưng cũng chỉ mới phân tích luật thực đinh,
đối chiếu với luật thực định đã làm được gì, chưa làm được gì, và còn
vướng mắc gì, khi áp dụng luật hình sự. Sách báo pháp lý nước ta có rất ít
bài viết đ'ê cập đến lĩnh vực này. Có chăng, khi nói vê lĩnh vực này các tác
giả cũng chỉ mới dừng lại ở chỗ giải quyết những vấn đề hoặc kiến nghị
mang tính đơn lẻ như giải thích ngữ nghĩa

V .V ..

mà chưa có sự tổng hợp

mang tính lý luận phục vụ cho việc bổ sung, hoàn thiện Luật cũng như đề
ra các biện pháp đấu tranh phòng, chống một cách toàn diện đối với loại tội
phạm xâm phạm vũ khí này.
b). Ở nước ngoài: Một số nước đã quy định trong Luật cấm các hành
vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí như
các nước Cộng hoà thuộc Liên Xô cũ, Trung quốc V .V .. Ngay cả ở nước Mỹ
hiện nay luật pháp cũng đã bắt đâu cấm tàng trữ và mua bán vũ khí trái
phép, tuy nhiên họ cũng đề ra những mức độ và điều kiện khác với pháp
luật nước ta. Ở khía cạnh chuyên đề nghiên cứu, một số bài viết của các nhà

khoa học pháp lý Nga, Mỹ

V .V ..

đã đề cập đến tình trạng phạm tội xâm

phạm vũ khí cũng như đưa ra những biện pháp đấu tranh phòng, chống.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả có mở rộng sưu tầm, so sánh đối
chiếu, bổ sung cho kiến thức vê lý luận và thực tiễn giải quyết vấn đê này ở
Viột nam.
Tất cả những vấn đề nêu trên lý giải cho tính cấp thiết của đề tài
"Đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm vũ khí" mà chúng tôi chọn thực
hiện.


5

2 . MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM v ụ NGHIÊN CỨU:

2.1. M ục đích của luận án là thông qua tổng hợp, phân tích tình hình
tội phạm xâm phạm vũ khí, qua nghiên cứu Luật thực định, qua thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự, tác giả sẽ trình bày những quan điểm nhằm cũng
cô' và hoàn thiện pháp luật hình sự hiện hành, hiểu và áp dụng thống nhất
các quy định của Luật hình sự và đưa ra hệ thống các biện pháp đấu tranh
phòng, chống các tội xâm phạm vũ khí.
2.2. Từ mục đích trên đây, tác giả đặt ra những nhiệm vụ nghiên
cứu cụ th ể sau đây:
- Bằng việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân, điều kiện phạm tội
cũng như thực tiễn đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm vũ khí, tác giả
sẽ làm rõ động thái, cơ cấu tội phạm, nguyên nhân, điều kiện phạm các tội

này và từ đó đưa ra những dự báo cũng như đề ra các biện pháp đấu tranh
phòng chống có hiộu quả và khả thi trong thực tế như các biên pháp loại trừ
nguyên nhân, điều kiộn phạm tội, các biện pháp tăng cường quản lý vũ khí,
và các biện pháp điều tra, khám phá có hiệu quả đối với loại tội xâm phạm
vũ khí.
- Nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật hình sự nước ta
qua các thời kỳ khác nhau rút ra những ưu điểm và hạn chế của Bộ luật
hình sự hiện hành vê các tội xâm phạm vũ khí, qua đó đưa ra những (fê xuất
vê sửa đổi, hoàn thiện Luật.
- Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự và
thưc tiễn xử lý tội phạm có liên quan đến vũ khí ở nước ta trong thời gian
qua tìm ra những điểm bất hợp lý đồng thời nêu lên những kiến giải khoa


học vê sửa đổi các văn bản hướng dẫn và áp dụng pháp luật một cách thống
nhất và hợp lý.

3 . PHẠM VI NGHIÊN c ứ u , c ơ CẤU CỦA LUẬN ÁN :
3.1- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài "đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm vũ khí" là một dề
tài tương đối rộng cả về mặt thời gian điều chỉnh lẫn khối lượng điều,
khoản, chương, mục trong Luật hình sự nước ta; số liệu thống kê tội phạm
học của các cơ quan hữu quan nước ta về đề tài này rất khó khai thác. Vì
thế, trong quá trình nghiên cứu tác giả không thể có điều kiện đi sâu phân
tích cặn kẽ từng điều luật, hay dừng lại nghiên cứu sâu sắc, kỹ lưỡng Luật
hình sự ở một giai đoạn nhất đinh trong việc quy định và đấu tranh phòng,
chống tội phạm xâm phạm vũ khí. Tác giả chỉ đặt ra cho mình nhiệm vụ tập
trung nghiên cứu và giải quyết các vấh đề trong phạm vi sau:
- Thực trạng, nguyên nhân và điều kiện của tình hình phạm tội xâm
phạm vũ khí ở Việt nam.

- Tội phạm xâm phạm vũ khí theo Luật hình sự Việt nam và thực
tiễn xử lý tội phạm xâm phạm vũ khí của các cơ quan đĩều tra, truy tố và
xét xử ở nước ta.
- Trên cơ sở giải quyết các vấn đề đó, đưa ra hệ thống các giải pháp
và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy đinh về các tội xâm phạm vũ khí,
thống nhất áp dụng luật và phòng ngừa có hiệu quả các tội này ở nước ta.
Riêng vấn đề thứ nhất, số liệu nghiên cứu và đánh giá tác giả phần
lớn dựa vào số liêu thống kê của những năm gần đây (1991-1996).


7

Để giải quyết vấn đề thứ hai tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các quy
định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng từ 1945 đến nay của các cơ
quan bảo vệ pháp luật nước ta về các tôi phạm xâm phạm vũ khí.
Khi giải quyết vấn đề thứ ba tác giả chủ yếu tổng hợp và đưa ra
những kiến nghị cũng như những giải pháp trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu, phân tích hai vấn đề trên.

3.2. Cơ cấu luận án:
Từ mục đích, nhiêm vụ, phạm vi nghiên cứu trên, luận án của tác giả
có bố cục gồm phần mở đầu; 3 chương; phần kết luận, thứ tự được sắp xếp
như sau:
+ Phần mở đầu.
+ Chương 1: Thực trạng, nguyên nhân và điều kiện phạm các tội
xâm phạm vũ khí ở Việt nam.
+ Chương 2: Các tội xâm phạm vũ khí và thực tiễn áp dụng Luật
hình sự Việt nam trong việc xử lý tội phạm xâm phạm vũ khí.
+ Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị về các tội xâm phạm vũ khí.
+ Phần kết luận.


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1- Cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu đề tài là lý luận
của Chủ nghĩa Mác-Lênin vê phép biện chứng duy vật và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
4.2- Phương pháp cụ thểmk tác giả dùng trong quá trình nghiên cứu
đề tài là phương pháp phân tích pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật;


Tổng hợp thông tin khi đánh giá tình hình tội phạm có liên quan đến vũ khí.
Để rút ra những kinh nghiêm vê lý luận cũng như trong thực tiễn, nhằm
đánh giá những quan điểm pháp lý hiện nay xoay quanh vấn đề này, bổ
sung, hoàn thiện Luật hình sự Việt nam tác giả cũng sẽ kết hợp với phương
pháp so sánh pháp luật thông qua các luật hình sự nước ngoài và các công
trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài trong việc đê cập và giải quyết
vấn đề này.
4.3 - Để hoàn thành luận án, trong quá trình nghiên cứu tác giả cũng
sẽ phải sử dụng các phương pháp khác như thống kê, hệ thống, lôgích
pháp lý, lịch sử, điều tra xã hội học V.V.. nhằm tổng kết rút ra kinh nghiệm,

để tìm ra những quy kết pháp lý chung phục vụ cho các kiến giải trong luận
án.

5. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ ĐIỂM m ớ i c ủ a l u ậ n ÁN:
Cái mới của luận án được thể hiện ở chỗ tác giả là người đầu tiên
nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diên vê các tội xâm phạm vũ khí từ góc
độ luật hình sự, thực tiễn hướng dẫn, áp dụng luật hình sự và cả góc độ tội
phạm học. Qua đó tác giả đã nêu lên những điểm bất hợp lý ừong các quy
định của Bộ luật hình sự; những vướng mắc, lúng túng trong thực tiễn
hướng dẫn, áp dụng luật khi xử lý các tội xâm phạm vũ khí cũng như nêu

lên tình hình tội phạm xâm phạm vũ khí, nguyên nhân, điều kiên phạm các
tôi này và đưa ra hệ thống các giải pháp, kiến nghị về sửa đổi, bổ sung hoàn
thiện Luật hình sự; thống nhất trong hướng dẫn, cụ thể hoá và áp dụng các
quy định về tội phạm xâm phạm vũ khí cũng như các biện pháp về đấu
tranh phòng ngừa chúng.


9

Tác giả hy vọng rằng những kết quả khiêm tốn đã đạt được trong quá
trình nghiên cứu của mình sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo khi nghiên
cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự; Hướng dẫn áp dụng thống nhất các
quy định của Bộ luật hình sự và xây dựng các biện pháp phòng ngừa các tội
xâm phạm vũ khí; Cũng như dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy,
học tập, hoạt động thực tiễn của giáo viên, sinh viên, nhân viên các cơ quan
có nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm.


CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỂU KIỆN PHẠM CÁC TỘI
XÂM PHẠM VŨ KHÍ

1.1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM PHẠM v ũ KHÍ
1.1.1. Thực trạng các tội xâm phạm vũ khí:
Bảng 1: Thống kê các tội xâm phạm vũ khí từ năm 1991- 1995:1
Năm

S ố vụ tội phạm
SỐ vụ


S ố ngườiphạm tội
SỐ người

%

%

1991

770

100

1.114

100

1992

706

91,7

1.114

100

1993

634


82,3

965

86,6

1994

501

65,1

691

62,5

1995

548

71,2

752

67,5

3.156

4.641


................................

Bảng thống kê trên tổng hợp số liệu đã khởi tố điều tra đối với các
hành vi phạm tội xâm phạm vũ khí được quy định trong các điều luật: Điều
95, 192, 193, 268 - 170 Bộ luật hình sự. Qua bảng ừên thấy rằng trong 5
năm 1991- 1995 tình hình tội phạm xâm phạm vũ khí trong phạm vi cả
nước có xu hướng giảm, nhưng không ổn định và vững chắc. Nếu như từ
năm 1991- 1994 cả số vụ và số người phạm tội nhóm này bị khởi tố điêu tra
giảm đêu hàng năm xấp xỉ 10%, đến năm 1995 cả số vụ và số người phạm

1 Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Viện kiểm
sát Quân sự Trung ương.


11

tội loại này lại có chiều hướng tăng hơn năm trước 6% về số vụ và 5% về
số người so với năm trước. Như vậy trung bình hàng năm ở nước ta khởi tố
điêu tra 632 vụ với 929 người phạm tội xâm phạm vũ khí.
Nói đến thực trạng tội phạm xâm phạm vũ khí cần phải lưu ý đến
tình hình tội phạm ẩn của loại tội này. Cho đến nay chưa có công trình nào
nghiên cứu vê tội phạm xâm phạm vũ khí nói chung nên cũng chưa có công
trình nào nghiên cứu v'ê tội phạm ẩn về loại tội này. Nhưng qua khảo sát
tình hình thực tế, nghiên cứu tổng hợp cũng như tham khảo ý kiến nhiều
chuyên gia có trách nhiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm thấy rằng
tỉ lệ ẩn trong nhóm tội này là rất cao. Đặc biệt là các tội như tàng trữ, buôn
bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng. Vì trên thực tế số lượng
vũ khí mất mát phát hiện qua các đợt kiểm tra là rất lớn, hoặc vũ khí trên
thực tế còn tàng trữ trái phép trong dân chúng rất nhiều nhưng số vụ bị khởi

tố điều tra và đưa vào thống kê hình sự loại tội này còn rất xa mới đúng với
con số thực. Mặt khác đây là loại tội có sai số thống kê rất lớn do những
quy định của pháp luật nước ta. Ví dụ như: Chỉ coi các hành vi xâm phạm
vũ khí quân dụng mới là hành vi phạm tội, hay hành vi buôn lậu, vận
chuyển trái phép vũ khí qua biên giới, huỷ hoại hoặc làm hư hỏng vũ khí,
làm mất vũ khí của các chủ thể không được quy đinh tại điều 249 Bộ luật
hình sự

V .V ..

lại được thống kê vào các tội xâm phạm tài sản chứ không

thống kê vào loại tội phạm xâm phạm vũ khí. Các hành vi vi phạm các quy
định về quản lý, sử dụng vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng theo quy đinh
Liên ngành hiên nay là thống kê theo tội danh nặng nhất nên cũng đã được
thống kê vào các nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản...


12

Vì thế qua số liệu thống kê và thực trạng tội phạm ẩn của loại tội
phạm này cùng với những lý do ẩn của chúng, có thể nhận xét rằng thực
trạng các tội phạm xâm phạm vũ khí trong thời gian qua ở nước ta là rất
nghiêm trọng và phức tạp.

1.1.2. Cơ cấu tộ i phạm xâm phạm vũ khí.
Bảng 2: So sánh tội phạm xâm phạm vũ khí và tình hình tội phạm chung từ
1991- 1995:1
Điều


Tội danh

luật
Tàng trữ, mua bán..., chiếm đoạt

95

SỐ vụ tội phạm

Số người phạm tội

SỐ vụ

SỐ vụ

%

%

2.887

91,16

4.315

92,98

58

1,84


76

1,64

16

0,51

17

0,37

71

2,25

72

1,55

31

0,98

73

1,57

103


3,26

88

1,90

3.156

100

4.644

100

vũ khí
Vi phạm các quy định về quản lý

192

vũ khí
Thiếu trách nhiệm trong việc giữ

193

vũ khí
Vi phạm quy định vê sử dụng vũ

268


khí
269

Huỷ hoại vũ khí

270

Làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng
vũ khí

Tổng Các tội xâm phạm vũ khí (1)
Tổag Tôi phạm chung (2)
v

.;.;.v .v ạ :.;.v .v .v .v .v .w

228410 1111*11 324374
Ị jjJ |
'
v»ẳỂỂỂỂềii»>>ấ»*áiềầẳtẳể Iẳ»i

1 Nguồn: Tổng hợp sô' liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Viện kiểm
sát Quân sự Trung ương.


13

Bảng 2 cho thấy các cấu thành các tội xâm phạm vũ khí tuy chiếm
3% về cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, nhưng trên
thực tế số vụ tội phạm xảy ra và số người phạm tội được thống kê từ 19911995 ở nước ta chiếm 1,38% về số vụ và 1,43% về số người phạm tội nói

chung trong cả nước.
Trong tổng số các tôi phạm xâm phạm vũ khí đã được khởi tố điều
tra thì số tội (tàng trữ, mua bán, sử dụng vũ khí trái phép hoặc chiếm đoạt
vũ khí) (điều 95 Bộ luật hình sự) chiếm tỉ lệ cao nhất: 91,16% về số vụ và
92,98% vê số người; Tiếp đó là tội làm mất hoặc vô ý làm hư hỏng vũ khí
(Điều 270 Bộ luật hình sự) chiếm 3,26% về số vụ và gần 2% về số người
(tội này cũng chỉ có các chủ thể theo Điều 249 Bộ luật hình sự thực hiện).
Còn lại các tội khác như vi phạm các quy định về quản lý vũ khí, thiếu
trách nhiệm trong việc giữ vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng, huỷ hoại vũ
khí bị khởi tố điều tra chỉ chiếm tỉ lộ không đáng kể tò 0,51%- 2,25% về số
vụ và từ 0,37% đến 1,64% về số người trên tổng số vụ và số người bị khỏi
tố điều tra vê các tội phạm xâm phạm vũ khí.
Theo Bảng 3 dưới đây thấy rằng trừ các tội quy định tại các Điều
268, 269, 270 Bộ luật hình sự áp dụng cho các chủ thể đặc biệt theo điều
249 Bộ luật hình sự, tức 100% số vụ và số người phạm tội bị khởi tố đĩêu
tra bởi các cơ quan pháp luật của quân đội, với các tội còn lại như tàng trữ,
mua bán trái phép, chiếm đoạt vũ khí quân dụng theo Bộ luật hình sự (áp
dụng chung cho mọi đối tượng) nhưng số vụ và số người phạm tội trong
quân đội chiếm một tỉ lệ cao (19,53% số vụ và 25,01% số người bị khởi tố
điều tra) trong cả nước.


14

Bảng 3: So sánh tội phạm xâm phạm vũ khí trong quân đội và cả nước.1
Đ.L

95

SỐ vụ


Tội danh

Tàng

trữ,

mua

m nm

Cả nước

Quân

(1)

đội(2)

2.877

SỐ người
%(4V3)

(3)

Quiìn
dội (4)

4.315


1.079

25,01

cả nước

1

562

bán..., chiếm đoạt

*»»SÍÍÍRSSfiS¥»?»ặ'

vũ khí
192

Vi phạm các quy

58

7

12,07

76

6


định vê quản lý

ỆỆẾmịỆỉmmỆậ

vũ khí
193

Thiếu trách nhiệm

16

trong việc giữ vũ

ỂíỆíMểỆễÊỆÊẾ
ĨÊÊỆÊÊỆỆỆ
2 WÈẩÊầ
iip iis
liili
W$ỆỆ$ỆỂỆ$ầ

khí
268

^

2

11,76
M
MMÍỆỆỀẾỂiếr

ÌlB I-l;

f■ ■

Vi phạm quy định

71

vê sử dụng vũ khí

269

7,89

Huỷ hoại vũ khí

31

71

MMỆỆỆ^ỆỈỆỆ,
u SS
íủW
ỉữM
iữiỉỲ
íÌỉíÌ
i......

WỈắỈỉiÝ

M
............
31 , im
73

72



73

M P
WmÊÊÊm
103

103

00
00

Làm mất hoặc vô

00
00

270

ý làm hư hỏng vũ
khí
------------------------ ---------------


EBSSaaSStgSSai

Vì các cơ quan chức năng ở nước ta thống kê tội phạm theo
từng điều luật, nên các hành vi phạm tội cụ thể được quy định tại Điêu 95

1 Nguồn: Tổng hợp sô'liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Viện kiểm
sát Quân sự Trung ương.


15

Bô luật hình sự không có số liêu riêng. Nhưng qua nghiên cứu thực tiễn
chúng tôi thấy rằng chúng chủ yếu tập trung ở các tội như sau:
- Tội tàng trữ vũ khí trái phép trên thực tế xảy ra phổ biến nhất về số
vụ và số người phạm tội;

- Đi đôi với tình trạng tàng trữ vũ khí trái phép, thời gian qua số vụ
buôn bán vũ khí trái phép, chiếm đoạt và phá huỷ vũ khí cũng diễn biến
phức tạp. Mặc dù các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện và triệt phá
nhiều đường dây buôn bán trái phép, trong đó có cả một số đường dây buôn
lậu vũ khí qua biên giới cả vào và ra khỏi nước ta. Nhưng thời gian gần đây
do ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, tình trạng chiếm đoạt, buôn
bán trái phép, trong đó có vũ khí không những không giảm mà còn có chiều
hướng gia tăng: 6 tháng đầu năm 1996 đã phát hiện 452 vụ buôn bán, chiếm
đoạt vũ khí, tăng 162vụ (tức là tăng 55,8%) so với 6 tháng đâu năm 1995.1
Đặc biệt đã xẩy ra những vụ chiếm đoạt vũ khí quân dụng với số lượng lớn
như Lê đăng Nguyên ở Nghĩa Đàn (Nghệ an) đã cùng đồng bọn 5 lần vào
kho vũ khí K816 lấy trộm 314 khẩu súng các loại đem ra thị trường tự do
tiêu thụ, y đã bị Toà án quân sự quân khu 4 tuyên phạt tử hình và bắt bồi

thường 117 triệu đồng. Việc buôn bán trái phép vũ khí trên thực tế, giống
như tội phạm vê mà tuý, đã trở thành một thị trường ngầm, giữa bọn chúng
có luật lệ riêng. Nhiều vụ tuy được phát hiện, người phạm tôi bị bắt giữ,
nhưng viộc điều tra làm rõ nguồn vũ khí, kẻ tổ chức, cầm đâu đường dây rất
phức tạp. Phần lớn những người bị bắt giữ đều khai mua ở thị trường tự do,
không quen biết người bán và nơi ở của họ; có vụ thu giữ được tang vật,
nhưng thủ phạm bỏ trốn hoặc không có người nhận. Tuy thế, bằng những
1 Xem báo CA Thành phô'Hồ Chí Minh, S ố 536 - ra ngày 30/10/1996 trang 7.


16

biện pháp nghiệp vụ và sự nỗ lực của các cơ quan hữu quan, nhiều đường
dây buôn bán vũ khí liên tỉnh và xuyên quốc gia cũng đã được phát hiện
như vụ Nguyễn Song Toàn (ở Quảng Thuận, Quảng trạch, Quảng Bình), Lê
Hồng Sơn (ở Mỹ Sơn phường Vĩnh trại, Lạng sơn), Lương Văn An (ở Phai
Khẩu, Hợp thành, Cao lộc, Lạng sơn), Trần Quốc Khánh (Ở Lăng xe, Đồng
bạc, Lộc bình Lạng sơn) thu mua vũ khí quân dụng trong nước để bán sang
Trung quốc bị công an Lạng sơn bắt ngày 20 tháng 4 năm 1994 thu 18 khẩu
súng (Colt K54; K59). Đây là vụ buôn bán vũ khí quân dụng qua biên giới
có số lượng lớn, nhiều đối tượng tham gia, địa bàn rộng, và được tổ chức
khá chặt chẽ. Ngoài ra còn có nhiều vụ mua lậu súng từ Căm Pu Chia, Lào
chuyển qua Việt nam theo những đường mòn dọc biên giới rồi đưa sang
Trung quốc bán cũng đã bị phát hiện và triệt phá. Trong những năm qua số
vụ huỷ hoại vũ khí để lấy thuốc nổ, đồng, sắt bán vì động cơ tư lợi cũng

xảy ra khá phổ biến đối với các chủ thể theo điều 249 BLHS, chiếm 4,2%
số vụ phạm tội và 5,4% số người phạm liên quan đến vũ khí trong quân đội
(tỉ lệ bình quân trong 5 năm 1991 - 1995). Số vụ tàng trữ trái phép và chiếm
đoạt vũ khí chiếm tỷ lộ cao trong số các tội phạm liên quan đến vũ khí

trong quân đội, trung bình hàng năm chiếm 72% về số vụ và 88,5% số
người phạm. Trên thực tế nếu tính cả các loại chủ thể khác đã có hành vi
huỷ hoại vũ khí được thống kê vào tội huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản
XHCN thì số vụ và số người phạm tội này còn nhiều hơn nữa.
-

Các tội cướp vũ khí trong thời gian gần đây so với những năm của

thời kỳ miền Nam mới giải phóng đã có những thay đổi theo xu hướng
giảm. SỐ vụ và người tham gia giảm, đồng thời mục đích phạm tội nếu như
trước đây chủ yếu là để vũ trang bạo loạn, khủng bố, nhằm chống lại chính


17

quyền nhân dân thì ngày nay chủ yếu là vì mục đích tư lợi, để chống lại
người thi hành công vụ hoặc để phạm các tội hình sự khác. Song đây là loại
tội cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm, có vụ kẻ phạm tội đã cướp súng và
bắn chết cán bộ cảnh sát đang dẫn giải y, hoặc có vụ bọn phạm tội đã lợi
dụng sơ hở đánh quỵ những nhân viên bảo vệ các công trình quan trọng

hoặc áp tải hàng hoá cướp súng mang đi bán hoặc để trang bị đi phạm các
tội khác.
- Tội chế tạo vũ khí quân dụng trái phép chiếm tỷ lệ tương đối thấp vì
muốn chế tạo được loại vũ khí này đòi hỏi phải có các điều kiện như: công
nghệ, tay nghê cao, nơi sản xuất rông... Mà những điều kiện đó đều rất khó
thực hiện ở Việt nam. Trong thực tế mới phát hiên được một số vụ sửa
chữa, lắp ráp từ những vũ khí thanh lý chưa triệt để. Ngược lại, tình trạng
tự chế súng săn, vũ khí thồ sơ ở nước ta trong thời gian qua rất đa dạng và
phức tạp. Nhiều vụ đã tạo điều kiện cho bọn tội phạm có vũ khí gây ra các

vụ án rất nghiêm trọng.
- Các vụ phạm tôi vi phạm các quy định vê quản lý, sử dụng vũ khí
gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trong những năm vừa qua còn nhiều và
gây thiột hại rất lớn về người và tài sản, đặc biệt là trong quân đội và công
an. Chỉ tính riêng trong quân đội số vụ loại này chiếm 1% tổng số vụ phạm
tội và chiếm 10,7% số vụ phạm tội liên quan đến vũ khí. Nếu tính được các
vụ vi phạm quy định vê sử dụng vũ khí của tất cả các lực lượng có trang bị
vũ khí ở nước ta (công an, dân quân tự vệ, hải quan, quản lý thị trường...)
thì chắc chắn tỷ lê này sẽ không nhỏ. Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án loại
này, thấy phần lớn các hành vi phạm tôi chủ yếu là sử duag vũ khí vào săn
\

^

'r' ' ^ '

* ' 11' I

I

'

'■

'



bắn, đùa nghịch, hoặc không tuân theó những quy định an toàn khác khi sử
THƯVÌtHGỈAÒYirH

!
7 05
__ _______________________ ________ - —


18

dụng súng; vượt quá phòng vệ chính đáng; vượt quá tình thế cấp thiết hay
sử dụng vũ khí không đúng đối tượng gây thiột hại đến tính mạng, sức khoẻ
người khác, tài sản công dân cũng như tài sản Nhà nước.

Bảng 4: Cơ cấu thành phần người phạm tội xâm phạm vũ khí ngoài quân
đội:1
Đ.L

95

TỘI DANH

Tàng trữ, mua bán..., chiếm

NGHỈÊNGHIỆP
NGHỀ

VIÊN

KHÁC

CHÚC


TỔHD.SỔ

Nữ

, v 'v .v .v 'v /.v .v > .v /> .y .y .v Ạ

2.906

330

42

62

8

0

8

7

0

3,236

đoạt vũ khí
192

Vi phạm các quy định vê quản


70
1i

.

- :

lý vũ khí
193

Thiếu trách nhiệm trong viêc
giữ vũ khí

. 4, .

\
;
:

ặm


>•

:

........................................... .

Tổng


42


* * ******
311740
Qua số liệu thống kê trên thấy rằng hầu hết các tội phạm xâm phạm
vũ khí đều do những người không phải viên chức nhà nước thực hiện, số đối
tượng này là 2.796 người so với 3.321 số người phạm tội xâm phạm vũ khí
nói chung chiếm tỉ lộ 89,61%. Đặc biệt đối với tội Tàng trữ, mua bán...,
chiếm đoạt vũ khí quân dụng, số đối tượng này chiếm 2.906/ 3236 (tỉ lộ
89,80%). Cũng qua Bảng số liệu thống kê trên: Trong cơ cấu thành phần
người phạm tội phụ nữ chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp (42 người/ 3.321 bằng
1,26%). Trong khi đối với tình hình tội phạm chung tỉ lệ phụ nữ chiếm
17.893/311.740 bằng 5,74%.
1 Nguồn: Tổng hợp sô'liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

.


19

Do đặc điểm về tổ chức cũng như trang bị vũ khí, tình hình cơ cấu
người phạm các tội xâm phạm vũ khí trong quân đội có những đặc điểm
riêng:
Bảng 5: Cơ cấu người phạm tội xâm phạm vũ khí trong quân đội từ 19911994 (qua số liệu xét xử):1
Tổng số

Cấp bậc
Cấp tá


Cấp uý

HSQ- c s

Viên chức

Dân

QP

thường

1.097

12

74

415

27

569

100%

1,09

6,75


37,83

2,46

51,87

Từ Bảng trên thấy rằng các tội phạm xâm phạm vũ khí do các cơ
quan chức năng trong quân đội xử lý, đặc biệt là các tội mua bán trái phép,
chiếm đoạt vũ khí quân dụng phần lớn do Hạ sĩ quan- chiến sỹ độc lập hoặc
câu kết với dân thường thực hiên. Chỉ tính riêng hai loại chủ thể này đã
chiếm 89,70% tổng số người được đưa ra xét xử về các tội phạm xâm phạm
vũ khí. Sỹ quan cấp tá, cấp uý và viên chức quốc phòng chiếm tỉ lệ nhỏ
trong nhóm tội này, các tỉ lệ tương ứng của các đối tượng này là 1,09%,
6,75% và 2,46%.
1.1.3. Động thái tình hình tộ i phạm xâm phạm vũ khí.
Diễn biến tình hình tội phạm xâm phạm vũ khí được thể hiện qua số
liệu ở Bảng 1. Trung bình hằng năm (từ 1991- 1995) ở nước ta có 631 vụ và
928 người bị khởi tố điều tra về các tội phạm xâm phạm vũ khí. Từ năm
1991 đến năm 1994 số vụ và số người phạm tội giảm dàn qua từng năm

1 Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kề của Toà án Quân sựTrung ương.


20

trong điều kiện tình hình tôi phạm nói chung liên tục tăng và diễn biến phức
tạp. Đến năm 1995 tình hình tội phạm xâm phạm vũ khí lại bắt đầu có
chiêu hướng gia tăng về số vụ cũng như số người phạm tội.
Bảng 6: Động thái tội phạm xâm phạm vũ khí và tội phạm chung từ 19911995:1


Năm

SỐ vụ tội phạm xâm phạm vũ khí

SỐ vụ tội phạm chung

SỐ vụ

Ti lệ %

SỐ vụ

Tỉ lfi %

1991

770

100

42.788

100

1992

706

91,7


42.898

100,3

1993

634

82,3

44.113

103,1

1994

501

65,1

47.113

110,1

1995

548

71,2


51.498

!20>4



Bảng 7: Động thái người phạm tội xâm phạm vũ khí và người phạm tội
chung từ 1991- 1995:2
Năm

SỐ người phạm tội xâm phạm vũ khí

SỐ người phạm tội chung

SỐ người

Tĩlệ %

SỐ người

Tỉ lệ %

1991

1.114

100

57.552


100

1992

1.114

100

65.732

114,2

1993

965

86,6

62.929

109,3

1994

696

62,5

62.811


109,1

1995

752

67,5

75.051

130,4

1 Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Viện kiểm
sát Quân sự Trung ương.
2 Nguồn: Tổng hợp sô' liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Viện kiểm
sát Quân sự Trung ương.


21

Từ số liệu Bảng 6 cho thấy tình hình tội phạm xâm phạm vũ khí
trong những năm qua tăng, giảm không ổn định và có chiều hướng tăng vào
những năm gần đây trong khi xu hướng tội phạm chung là tăng đều.
Diễn biến chung về người phạm tội xâm phạm vũ khí cũng có biểu
hiện tương tự: (xem Bảng 7)
Từ diễn biến tình hình số vụ và số người phạm tội xâm phạm vũ khí
bị khởi tố điều tra trong giai đoạn 1991- 1995 thể hiện qua các Bảng 6 và 7
nêu trên có thể nói rằng: Trong lúc diễn biến tình hình tội phạm nói chung
tăng liên tục qua các năm thì tội phạm xâm phạm vũ khí tăng giảm bất

thường, không ồn định. Từ năm 1991- 1994 tình hình tội phạm xâm phạm
vũ khí Ổn định hoặc giảm thì năm 1995 lại bắt đầu có chiều hướng tăng.
1.1.4. Tính chất tình hình tộ i phạm xâm phạm vũ khí.
Tính chất tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm xâm
phạm vũ khí nói riêng được đánh giá qua các chỉ số như hậu quả của tình
hình tội phạm, tình hình tái phạm, tình hình đồng phạm, phạm tội có tổ
chức cũng như thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội.
-

Về hậu quả của tình hình tội phạm xâm phạm vũ khí cho đến nay

chưa có một số liệu thống kê chính thức nào vê thiệt hại do loại tội phạm
này gây ra, nhưng qua những số liệu hoặc những ví dụ đơn lẻ thì thấy rằng
hậu quả v'ê vật chất do chúng gây ra là rất nghiêm trọng. Mặt khác khi đánh
giá hậu quả của loại tội phạm này càng phải tính đến cả những loại hậu quả
phi vật chất như làm giảm tiềm lực quốc phòng-an ninh của đất nước; tạo ra

khả năng xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản của công dân, an toàn
công cộng. Đặc biệt khi đánh giá về hậu quả của tình trạng các tội xâm
phạm vũ khí, không thể không đề cập đến chúng là tiền đề cho các loại tội


×