Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.35 MB, 129 trang )

BỘ

GIÁO ĐỤC VẢ ĐÀO TẠO

Ẹ Ộ X ypH Á ?

TRƯỜNG DAÍ SỌC LUẬT HÀ NỘ!
M

2

ĐOÀN THÀNH NHẪN

CHỦ QUYỂN GUỐC GIẴ TRONG

XO THẾ TOÀN cllì EOẤ

LUẬN
VĂN THẠC
SỸ LUẬT
HỌC




—• ' " ế



+


*


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐOÀN THÀNH NHÂN

1

CHỦ QUYỂN QUỐC GIA TRONG

x u THẾ TOÀN CẦU HOÁ
Chuyên ngành: Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 5.05.11

LUÂN
■ VĂN THAC
• SỸ LƯÂT
• HOC
è

Hướng dẫn khoa học:

Tiến

sỹ


Vũ Hồng Anh

VIỆ N
TRƯỜNGĐAIHỌCLỮÂTHAlô
PHÒNG Đ O C
ẤX Hí-è
THƯ

HÀ NỘI-2002


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xỉn cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các sô' liệu nêu trong
luận văn là trung thực. Những kết luận khoa
học của luận văn chựa từng được ai công bô'
trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn các
Thày cô đ ã tham gia giảng dạy lớp Cao học Lụật Khoá V II Trường Đ ại học L uật H à nội, đặc biệt đối với sự chỉ bảo tận
tình của Tỉêh s ỹ V ũ H ồng A nh trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn này. Xỉn trân thành cảm ơn các thày
cô công tác tại K hoa Sau Đ ại học - Trường Đ ại học Luật H à

nội.
lũn trân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quí báu
của các thày, cô giáo và đồng nghiệp công tác tại Khoa P háp
luật Quốc t ế - Trường Đ ại học Luật H à nội, các chuyên gia
tại Vụ Pháp luật và H ợp tác quốc tế - Bộ T ư pháp... trong quá
trình thực hiện đ ề tài.
Xin trân thành cảm ơn T h ư viện Quốc gia, T hư viện H ọc
viện Chính trị Q uốc gia H ồ C hí M inh, Thư viện Bộ T ư pháp,
T hư viện Trường Đ ại học L uật H à nội... đ ã cung cấp cho tôi
nguồn tư liệu quí báu p hục vụ cho quá trình thực hiện luận
văn này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


NHŨNG T ừ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VÀN
I

VIẾT TẮT
1.
2.

VIẾT ĐẦY ĐỦ

XHCN
Xã hội chủ nghĩa
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
3. GATT
General Agreement on Tariff and Trade (Hiệp định chung
về Thuế quan và Mậu dịch)

4. WTO
World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)
International Monetary Fund (Quỹ Tiền tệ quốc tế)
5. IMF
World Bank (Ngân hàng Thế giới)
6 . WB
Multilateral Investment Guarantee Agency (Cơ quan đảm
7. MIGA
bảo đầu tư đa phương)
International Development Association (Hiệp .hội phát
8 . IDA
triển quốc tế)
International Finance Corporation (Công ty Tài chính
9. IFC
quốc tế)
10. IBRD
International Bank for Reconstruction and Development
(Ngân hàng Tái thiết và Phát triển)
11 . UNDP
United Nations Development Programme (Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc)
12. ASEAN
Assosiation of South East Asian Nations (Hiộp hội các
quốc gia Đông Nam Á)
13. EƯ
European Union (Liên minh Châu Âu)
14. NAFTA
North America Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch'tự do
Bắc Mỹ)
- 15. AFTA

ASEAN Free Trade Area (Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN)
16. APEC
Asia Pacific Economic Cooporation (Diễn đàn hợp tác
kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương)
17. ADB
Asia Development Bank (Ngân hàng Phát triển Châu Á)
18. NATO
North Alantic Treaty Organization (Tổ chức Hiộp ước Bắc
Đại Tây Dương)
19. USD
United States Dollar (Đô la Mỹ)
20. AIDS
Acquired Immune Definiciency Sindrome (Hội chứng suy
giảm miễn dịch)
21 . HIV
Human Immunodeficiency Virus (Vi rút nguyên nhân gây
ra hội chứng xuy giảm miễn dịch)


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ QUYỀN quốc

gia v à t o à n c ầ u

HOÁ


1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chủ quyền quốc gia.

7

7

1.1.1 Các học thuyết cổ điển về chủ quyền quốc gia.

7

1.1.2 Chủ quyền quốc gia theo quan niệm hiện nay.

12

1.1.3 Các đặc tính của chủ quyền quốc gia.

20

1.2 Khái qụát về toàn cầu hoá.

23

1.2.1 Những nguyên nhân khách quan và chủ quan của toàn cầu hóa.

24

1.2.2 Quan niệm về toàn cầu hóa.

29


,

1.2.3 Mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa.
1.3 Mối quan hộ giữa chủ quyền quốc gia và toàn cầu hóa.

31
33

Chương 2 CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRƯỚC NHŨNG THÁCH THỨC
CỦA XU THẾ TOÀN CẦU HÓA.

38

2.1 Chủ quyền quốc gia ở phương diện hoạt động đối nội của Nhà nước
trước những thách thức của xu thế toàn cầu hoá.
2.1.1 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đốí với đảm bảo an ninh chính trị.

38
38

2.1.2 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đối vói giữ vững độc lập, tự chủ
về kinh tế.

42

2.1.3 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với quyền tự chủ trong lĩnh
vực văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ.

48


2.1.4 Tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với quyền tự chủ trong giải
quyết những vấn đề xã hội.

51

2.2 Chủ quyền quốc gia ở phương diện hoạt động đối ítgoại của Nhà nước
trước những thách thức của xu thế toàn cầu hoá.

55

2.2.1 Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề giữ vững độc lập dântộc. . 56
2.2.2 Tác động của toàn cầu hoá đối với vấn đề bảo đảm độc lập và tự
chủ trong các quan hệ đối ngoại.

58


Chương 3 BẢO VỆ CHỦ QUYEN Q u ố c g i a v i ệ t n a m t r o n g
XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta vồ hội nhập quốc tế.

66
55

3.1.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hội nhập quốc tế trong thời gian
qua.

66


3.1.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc
tế trong giai đoạnmới.

58

3.1.3 Nhà nước tổ chức triển khai quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với
tiến trìnhhội nhập.

70

3.2 Những thuận lợi và khó khăn của Việt nam trong quá trình hội nhập
quốc tế.

72

3.2.1 Những thuận lợi đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.

72

3.2.2 Những khó khăn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.

75

3.3 Một số biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt nam trong bối cảnh
hội nhập quốc tế.

<

78


3.3.1 Các biện pháp trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh.

79

2.3.2 Các biện pháp trong lĩnh vực kinh tế.

85

2.3.3 Các biện pháp trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng.

91

KẾT LUẬN

96


MỞ ĐẦU

E

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu để tài.
Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời
của quốc gia. Bảo vệ chủ quyền quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm của mọi Nhà nước, trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử. Cùng với sự
tồn tại của Nhà nước, chủ quyền quốc gia mang tính lịch sử. Sự ra đòi, tổn tại,
vận động và phát triển của Nhà nước với thuộc tính chủ quyền quốc gia chịu sự
tác động, chi phối của quá trình vận động và phát triển của đòi sống xã hội,
trong nước cũng như quốc tế, kéo theo đó là sự vận động và phát triển của

những quan điểm và nhận thức về Nhà nước và chủ quyền quốc gia.
Đời sống xã hội trong nước và quốc tế hiện nay đang chịu sự tác động
mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá. Đây là một hiện tượng lịch sử với những
nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ quá trình vận động và phát
triển của lịch sử nhân loại. Toàn nhân loại, mỗi quốc gia, mỗi đơn vị kinh tế và
mỗi người dân đang chịu ảnh hưởng sâu sắc từ xu thế phát triển khách quan của
toàn cẩu hoá. Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá đang làm gia tăng mức độ ảnh
hưởng, tác động và lộ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế, các thể
chế chính trị trên quy mô toàn cáu. Các mối quan hệ quốc tế, được xác lập chủ
yếu trên cơ sở hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền
cũng có những biến đổi tương ứng.
Là hiện tượng hết sức mới mẻ của lịch sử, quá trình toàn cầu hoá, bắt đầu
từ lĩnh vực tài chính, thương mại và đầu tư, đang dần lan rộng ra tới các lĩnh vực
khác của nền kinh tế và có tác động sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
như chính trị, văn hoá, xã hội... Tác động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền
quốc gia cũng được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực đó. Đòi hội các quốc gia,
các nhà hoạt động lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu một cách toàn diện về


mọi khía cạnh của chủ quyền quốc gia dưới tác động của toàn cầu hoá, từ đó đề
ra các biện pháp tổng thể nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhận thức được tầm
quan trọng và tính thời sự của vấn đề này, tác giả Luận văn đã mạnh dạn chọn
đề tài “Chủ quyền quốc gia trong xu th ế toàn cầu hoá” để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp cao học Luật, chuyên ngành Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Chủ quyền quốc gia được dề cập thường xuyên trong nghiên cứu và giảng
dạy về Nhà nước và pháp luật, đặc biệt về Luật quốc tế. Các giáo trình Luật
quốc tế đều có trình bày về chủ quyền quốc gia trong các phần có liên quan tói
chủ thể của Luật quốc tế. Trong tác phẩm của các luật gia Tư sản như cuốn Tinh

thần pháp luật của Montesquieu, Bàn về kh ế ước xã hội của J J Rousseau... chủ
quyền quốc gia cũng được quan tâm nghiên cứu. Các tác giả của Viột Nam cũng
có đề cập tới chủ quyền quốc gia ở tạp chí chuyên ngành, như TS. Nguyễn Ngọc
Đào với bài viết: Bàn về nội dung một số lý thuyết xung quanh vấn đề chủ quyền
nhà nước, in trong Tạp chí Luật học, số 4 năm 1998... Gần đây, NXB Chính trị
quốc gia cho ra mắt cuốn Chủ quyền kinh tế trong một th ế giới đang toàn cầu
hoá, cuốn sách này là tập hợp các bài phát biểu tại một hội nghị cùng tên diễn ra
tại Băng cốc - Thái lan vào tháng 3 năm 1999, nhằm mục đích xây dựng kiiih tế
học lấy nhân dân làm trung tâm cho thế kỷ XXI. Thực chất cuốn sách này nhìn
nhận vấn đề dưới góc độ kinh tế học chứ không phải là luật học, không giải
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ quyền quốc gia. Như vậy, ở Việt
Nam, tác giả chưa thấy có một công trình nào đề cập tới chủ quyền quốc gia
một cách thực sự đầy đủ và có hệ thống dưới quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin.
Toàn cầu hoá đang là đối tượng nghiên cứu của mọi ngành, mọi giới,
trong nước cũng như quốc tế. ở Việt Nam đã có một số tác phảm đáng chú ý về

2


toàn cầu hoá như cuốn Toàn cầu hóa kinh tế của đồng tác giả là GS.TS Dương
Phú Hiệp và TS Vũ Văn Hà, trình bày một cách khái quát về toàn cầu hoá kinh
tế và các đặc trưng cơ bản của nó, đồng thời nêu một số vấn đề về hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam. Các cuốn Những vấn đề của Toàn cầu hoá kinh tế do
TS Nguyễn Văn Dân chủ biên, Toàn cầu hoá - quan điểm và thực tiễn - kinh
nghiệm quốc t ế của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đặc biệt tập Tư
liệu chuyên đề: Những vấn đề về toàn cầu hoá của Viện thông tin khoa học Học viộn chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, là tập hợp các bài viết, bài phát biểu
của các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn tại các tạp chí, các công
trình nghiên cứu, các hội nghị trong nước và quốc tế. Các ấn phẩm này đề cập
tới toàn cầu hoá ở nhiều góc độ khác nhau, dựa trên cơ sở của nhiều quan điểm
khác nhau. Các tạp chí chuyên ngành cũng cho đãng nhiều bài viết về toàn cầu

hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đáng chú ý là Tạp chí Cộng sản, Tạp chí
Nghiên cứu lý luận... Đề cập tới toàn cầu hoá liên quan tói những vấn đề về Nhà
nước và pháp luật có các bài viết trong Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí
Luật học... Mặc dù toàn cầu hoá được nhìn nhận từ rất nhiều các góc độ khác
nhau, được phân tích vé các tác động của nó đối vói nhiéu hiện tượng khác nhau
của đòi sống xã hội, nhưng cũng chưa có tác giả hoặc tập thể nghiên cứu nào ở
Việt Nam cho ra đời một tác phẩm chuyên sâu về tác động của toàn cầu hoá đối
với chủ quyền quốc gia, đồng thời đề ra những biện pháp mang tính tổng thể
nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.
3. Mục đích và nhiệm vụ thực hiện đề tài.
Mục đích thực hiện đề tài: tổng hợp và phân tích những quan điểm khoa
học về chủ quyền quốc gia, phfin tích hiện tượng toàn cầu hoá, đánh giá tác
động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu quan
điểm của Đảng và Nhà nước về toàn cầu hoá và vấn đề hội nhập của Viột Nam,
phân tích các thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập, tác

3


giả mạnh dạn đề xuất các biện pháp bảo vộ chủ quyền quốc gia của Việt Nam
trong xu thế toàn cầu hoá.
Với việc hoàn thành cuốn Luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp
một phần sức lực của mình trong nghiên cứu và giảng dạy về Nhà nước và pháp
luật, nhất là Luật quốc tế.
Vổ nhiệm vụ đặt ra khi thực hiện đề tài:
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chủ quyển quốc gia. Cụ thể, giới
thiệu nội dung cơ bản của các học thuyết cổ điển về chủ quyền quốc gia, phân
tích những ưu điểm và hạn chế của các học thuyết này. Phân tích những quan
điểm hiện đại về chủ quyền quốc gia, từ đó đưa ra một định nghĩa khoa học về
chủ quyền quốc gia và các đặc điểm của nó. Phân tích về các đặc tích của chủ

quyền quốc gia với tư cách là một thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia.
Phân tích về những nguyên nhân khách quan và chủ quan của hiện tượng toàn
cầu hoá, giói thiệu một số quan niệm về toàn cầu hoá, từ đó rút ra một định
nghĩa về toàn cầu hoá và các biểu hiện cụ thể của nó. Phân tích, đánh giá tác
động của toàn cầu hoá đối với mọi mặt của đòi sống xã hội, trong nước cũng
như quốc tế.
- Trên cơ sở phân tích về mối quan hệ tất yếu của chủ quyền quốc gia và
toàn cầu hoá, đánh giá tác động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia.
Đặc biệt, nhấn mạnh những thách thức đặt ra đối với việc bảo vệ chủ quyền
quốc gia trưóc những tác động của xu thế toàn cầu hoá.
t
- Phân tích về quan điểm của Đảng và Nhà nước Viột Nam về chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế (hình thức tham gia vào toàn cầu hoá từ phía các quốc
gia), phân tích các thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
Từ những phân tích này, chứng minh viộc Đảng và Nhà nước chủ trương chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở đánh giá tác động của toàn cầu hoá đối với
chủ quyền quốc gia, cùng với việc khẳng định tính tất yếu của việc chủ động hội
4


nhập quốc tế của Việt Nam, đề xuất những biện pháp nhằm bảo vệ chủ quyền
quốc gia của Việt Nam trong xu Ihế toàn cầu hoá.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Về đối tượng nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu các vấn đề lý luận của
chủ quyền quốc gia, nghiên cứu một cách khái quát về toàn cầu hoá, về tác
động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền của mỗi quốc gia, quan điểm của
Đảng và Nhà nước Việt Nam về chủ động hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài', do thời gian nghiên cứu hạn chế, nguồn
(

tài liệu còn chưa thực sự phong phú và có chiều sâu, cân đối vói yêu cầu của
Luận văn thạc sỹ Luật học, tác giả chưa có tham vọng giải quyết một cách thực
sự sâu sắc và thấu đáo về mọi vấn đề có liên quan đến chủ quyền quốc gia và
toàn cầu hoá, cũng như mối quan hệ tương tác giữa chúng. Trong phạm vi Luận
văn này, tác giả đề cập tói chủ quyền quốc gia thông qua một số vấn đề lý luận
cơ bản. Về toàn cầu hoá, do đây là một hiện tượng còn đang rất mói mẻ và chưa
thực sự định hình rõ nét nên tác giả đề cập tới nó một cách khái quát. Sau đó, tác
giả tập trung phân tích vể chủ quyền quốc gia dưới tác động của xu thế toàn cầu
hoá, thực chất là toàn cầu hoá kinh tế. v ề ứng dụng đối với Việt Nam, tác giả
chứng minh nhu cầu tất yếu của việc chủ động hội nhập vào xu thế toàn cầu hoá
của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ
và phát triển đất nước. Từ những kiến thức thu được khi nghiên cứu đề tài và
hoàn thành Luận văn, tác giả mạnh dạn nêu ra những biện pháp bảo vệ chủ
quyền quốc gia của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lênin, kết hợp vận dụng hiệu quả phương pháp nghiên cứu truyền thống:
phương pháp biện chứng Mác-Lênin.

5


Ngoài ra, để làm rõ những luận điểm khoa học, luận vãn còn sử dụng
những phương pháp khoa học khác như: phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp, logic, lịch sử.
6. Những đóng góp mới của Luận văn.
Luận văn đã tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý
luận cơ bản về chủ quyền quốc gia trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác —
Lênin. Luận văn chứng minh về mối quan hệ biện chứng giữa toàn cầu hoá và
chủ quyền quốc gia, đặc biệt đánh giá về những tác động của xu thế toàn cầu

hoá đối với chủ quyền quốc gia.

I
Luận văn đề ra một số biện pháp nhằm vừa bảo vệ được chủ quyền quốc

gia của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá, vừa phát huy được những tác động
tích cực của xu thế toàn cầu hoá đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống
chính trị, kinh tế văn hoá của Việt Nam.
7. BỐ cục của luận văn.
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn được kết cấu thành 3 chương với 8 mục, cụ thể: Chương 1: Khái quát
về chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá; Chương 2: Chủ quyền quốc gia trước
những thách thức của xu thế toàn cầu hoá; Chương 3: Bảo vệ chủ quyền quốc
gia của Việt Nam trơng xu thế toàn cầu hoá.
Mặc dù tác giả đã hết sức c ố gắng trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện, Luận văn không th ể tránh được những hạn chế, thiếu sốt. Với lòng biết ơn
sâu sắc, tác giả mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các bậc
chuyên gia, những người đi trước và đồng nghiệp đ ể nâng cao nhận thức về vấn
đề này. Việc tiếp tục hoàn thiện kiến thức và đi sâu nghiên cứu nhằm đạt được
một kết quả toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn, tác giả xỉn nổ lực ở những công
trình tiếp theo và bậc học cao hơn.

6


Chương 1
KHÁI QUÁT VỂ CHỦ QUYỂN QUỐC GIA
VÀ TOÀN CẤU HOÁ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỀ CHỦ QUYỀN qu ố c


g ia .

Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính chính trị - pháp lý, là cơ sở của nền
độc lập chính trị, kinh tế của quốc gia. Cho nên, nói đến quốc gia trước hết phải
đề cập tới chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia là một trong những nội dung cơ bản của khoa học về
Nhà nước và pháp luật nói chung và khoa học pháp lý quốc tế nói riêng. Chủ
quyền quốc gia có mối liên hệ mật thiết với những vấn đề khoa học pháp lý khác
như vấn đề quyền lực Nhà nước, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước,
vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đặc biệt, chủ quyền quốc
gia chiếm vị trí trung tâm trong khoa học pháp lý quốc tế. Chính vì vậy, khái
niệm chủ quyền quốc gia dù đã xuất hiện hàng trăm năm nay, nhưng xung
quanh vấn đề này vẫn tồn tại nhiều học thuyết và quan điểm khác nhau.
1.1.1. Các học thuyết cổ điển về chủ quyền quốc gia.
Khái niệm chủ quyền quốc gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV - XVI ở
Tây Âu. Việc nghiên cứu về chủ quyền quốc gia là do các học giả tư sản khởi
xướng. Các học thuyết về chủ quyền quốc gia được hình thành trong quá trình
gia cấp tư sản lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa phong kiến, giành
quyền lực về chính trị. Nội dung của các học thuyết này phù hợp với những điều
kiện phát triển cụ thể của xã hội. Tác giả của cuốn “Chủ quyền của nhân dân Xồ
- viết” cho rằng: “Lý luận về chủ quyền là sản phẩm của các điếu kiện lịch sử
trong đời sống xã hội, lý luận chủ quyền thay đổi cùng với sự thay đổi của điều
kiện lịch sử đó”.[21, tr.6 ]
Bối cảnh hình thành các học thuyết về chủ quyền quốc gia là vào thời kỳ
quân chủ chuyên chế ở Tây Âu, với sự tập trùng quyền lực vào tay các vị Vua.

7


Xã hội phong kiến ở Tây Âu lúc đó lâm vào tình trạng khủng hoảng, mâu thuẫn

gay gắt giữa giai cấp phong kiến với các giai tầng khác của xã hội, đặc biệt là
giai cấp Tư sản đang phát triển mạnh mẽ. Những nhà tư tưởng thời kỳ này đã
đưa ra hàng loạt các quan điểm tiến bộ nhằm giải phóng con người, chống lại sự
cai trị độc đoán, chuyên quyền của giai cấp phong kiến và sự chú ý được tập
trung vào vấn đề quyền lực chính trị trong xã hội có Nhà nước và pháp luật. Các
học thuyết này tồn tại và phát triển qua giai đoạn phát triển cực thịnh của chủ
nghĩa Tư bản (thời kỳ cận đại). Chính các học thuyết này có ảnh hưởng đến
quan niệm chủ quyền quốc gia hiện đại, trong đó có các học thuyết tiêu biểu về
chủ quyền quốc gia như:
- Thuyết chủ quyền tuyệt đối.
- Thuyết chủ quyền tối đa.
- Thuyết chủ quyền độc lập.
1.1.1.1. Thuyết chủ quyền tuyệt đối.
Học thuyết chủ quyền tuyệt đối ra đời ở Tây Âu vào khoảíig thế kỷ XV XVI nhằm chống lại quyền lực của Giáo hoàng và Hoàng đế. Học thuyết này ra
đời ngay từ khi mới xuất hiện khái niộm chủ quyến quốc gia. Những người khởi
xướng học thuyết này là những ngưòi đầu tiên sử dụng khái niệm chủ quyến
quốc gia như : Machiavel, H.Grotius, J.Bodin...
Theo học thuyết này, quốc gia phải là một đoàn thể xã hội tự chủ và nhà
cầm quyền phải có bổn phận áp dụng mọi phương pháp thích hợp để bành
chướng và phát triển quyền lực của quốc gia. Còn đối với các tập quán và cam
kết quốc tế, nếu quốc gia thấy rằng không phù hợp với quyền lợi của mình thì có
thể không áp dụng, và khi ban hành pháp luật trong nước thì cũng không cần
phải tôn trọng chúng. Như vậy, quốc gia có thể tự do đặt ra pháp luật cho mình
mà không cần quan tâm tới ảnh hưởng của nó đối với quốc gia khác.
Machiavel - người khởi xướng học thuyết này đưa ra quan niệm chủ
quyển quốc gia một cách cực đoan, ông cho rằng : “Chủ quyền quốc gia phải là
8


tuyệt đối, phải được đặt trên mọi quyền lực khác. Cho nên, muốn bành chướng

chủ quyền quốc gia, tất cả mọi phương thức, mọi thủ đoạn đều có thể được thực
hiện, kể cả những thủ đoạn gian Irá, xảo quyệt, trái với luân thường đạo lý”.[17,
tr.94]
Các nhà tư tưởng khác như H.Grotius, J.Bodin cũng có chủ trương coi chủ
quyền quốc gia là tuyệt đối. Theo họ, về phương diện đối nội, chủ quyền quốc
gia chỉ bị hạn chế bởi pháp luật tự nhiên. Chủ quyền quốc gia phải phù hợp với
công lý và công bằng xã hội, cá nhân có quyền chống đối lại chính quyền nếu
nhà cầm quyền có những hành động bạo ngược, v ề phương diện đối ngoại, chủ
quyền quốc gia chỉ bị hạn chế bỏi hoàn cảnh, nhưng cũng không thể có quyền
lực nào trên quyền lực của quốc gia.[17, tr.94] Sau này, học thuyết chủ quy.ền
tuyệt đối còn được Hegel kế thừa, phát triển và còn được đề cập tới tận thcri kỳ
sau đại chiến thế giới lần thứ nhất.
Xét về nhiều phương diện, thuyết chủ quyền tuyệt đối đi ngược lại xu
hướng chung của lịch sử quan hệ quốc tế. Nếu thừa nhận có sự tuyệt đối của chủ
quyển quốc gia thì chỉ có thể là sự tuyệt đối về chủ quyền của một quốc gia, và
điều này đổng nghĩa với việc xem nhẹ, thậm chí không thừa nhận chủ quyền của
các quốc gia khác.
Quan niệm về chủ quyền tuyệt đối hoàn toàn mâu thuẫn vói sự tổn tại và
phát triển của Luật quốc tế. Bởi vì, khi coi quốc gia có chủ quyền tuyệt đối, tức
là quốc gia không bị chi phối bởi Luật quốc tế. Bất cứ lúc nào, quốc gia cũng có
thể dựa trên cơ sở chủ quyền tuyệt đối để khước từ việc thực hiện các nghĩa vụ
quốc tế đã cam kết. Như vậy, Luật quốc tế chỉ bao gồm những quy tắc có tính
chất lễ tân, xã giao thông thường không có sự ràng buộc các chủ thể trong quan
hệ pháp luật quốc tế. Hơn nữa, quan niệm này còn có ý nghĩa cản trở sự hình
thành và hoạt động của các tổ chức quốc tế liên chính phủ, vì chủ quyền tuyệt
đối có thể làm cho những cam kết và ràng buộc trong khuôn khổ tổ chức quốc tế

9



liên chính phủ bị khước từ nếu quốc gia tự cho rằng các cam kết trong tổ chức đi
ngược lại ỉợi ích của mình.
Việc áp dụng học thuyết này trong quan hệ quốc tế là sự cản trở lớn cho
hợp tác quốc tế, do nền tảng cơ bản cho các mối quan hệ quốc tế không được
đảm bảo. Đó còn ỉà sự cản trở tư cách độc lập, bình đẳng của mỗi quốc gia trong
quan hệ quốc tế. Nguy hiểm hơn, các cường quốc có thể lợi dụng học thuyết này
để biện minh cho những hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác
và sự không tôn trọng các cam kết quốc tế của mình. Ví dụ, nước Đức Quốc xã
*

í

*

và Phát xít Ý lợi dụng học thuyết này để giải thích cho chế độ độc tài của mình
và gây ra đại chiến thế giới lần thứ hai.
1.1.1.2. Thuyết chủ quyền tối đa.
Đại diện tiêu biểu cho học thuyết này là Scelle. Ông cho rằng quốc gia là
một thực thể có chủ quyền, mặc dù chủ quyền đó không tuyệt đối thì trong cộng
đồng quốc tế, chủ quyền quốc gia cũng rộng lớn hơn chủ quyền của những chủ
thể khác của Luật qụốc tế. Chính vì vậy, quốc gia có chủ quyền tối đa, chiếm vị
trí ưu thế trong đời sống sinh hoạt quốc tế. Với học thuyết này, Scelle đồng nhất
giữa chủ quyền quốc gia với quyền năng của các chủ thể khẳc trong Luật quốc
tế, chúng vốn là các phạm trù khác nhau và không thể đồng nhất.
Những người chủ trương học thuyết này cũng cho rằng quốc gia có toàn
quyền quyết định những công việc của mình (giống với quan điểm của thuyết
chủ quyền tuyệt đối). Tuy nhiên, việc quyết định những vấn đề đối nội và đối
ngoại của quốc gia không thể tùy tiện mà phải xét đến các nguyên tắc và tập
quán được cộng đồng quốc tế áp dụng. Việc có chịu sự ràng buộc của Luật quốc
tế hay không hoàn toàn do quốc e;ia tự quyết định, thậm chí, quốc gia có thể hủy

bỏ các cam kết quốc tế của mình.
Quan điểm này mặc dù có thể được chấp nhận từ thế kỷ thứ XIX trở về
trước, nhưng trong Luật quốc tế hiện đại lại có sự xuất hiện của các chủ thể

10


khác như các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành
quyền dân tộc tự quyết cũng có quyền năng chủ thể luật quốc tế. Địa vị của các
chủ thể luật quốc tế được xác định bởi quyền năng chủ thể, nên không thể nói
quốc gia có chủ quyền tối đa thì chỉ có quốc gia mới có quyền năng chủ thể luật
quốc tế, còn các chủ thể khác thì không có quyền năng đó. Hạn chế của học
thuyết này còn thể hiện là tự nó không lý giải được nghĩa vụ của quốc gia trong
việc thực hiện nghiêm chỉnh và có thiện chí các cam kết quốc tế.
1.1.1.3. Thuyết chủ quyền độc lập.
Người khởi xướng và là đại diộn tiêu biểu cho học thuyết này là J J
Rousseau. Ông cắt nghĩa chủ quyền quốc gia là sự độc lập. Trong các tác phẩm
của mình, Ông giải thích “chủ quyền” và “độc lập” có nhiều điểm tương đồng,
nhất là ba thuộc tính sau đây: Sự độc quyền, sự tự do sử dụng thẩm quyền và sự
toàn quyền.
Sự độc quyền có nghĩa là quốc gia là chủ thể duy nhất có thẩm quyền trên
một lãnh thổ. Đó là quyền tài phán, quyền tổ chức bộ máy Nhà nước, những
quốc gia khác không có thẩm quyền đối với lãnh thổ của quốc gia. Sự tự do sử
dụng thẩm quyền có nghĩa là có quyền tự do hành động, tự do quyết định mà
không phải tuân theo mộnh lệnh của bất kỳ một quốc gia nào khác. Sự toàn
quyền có nghĩa là quốc gia có toàn quyền qui định phạm vi thẩm quyền của
mình và chính quyền được phép can thiệp vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã
hội nếu xét thấy đó là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia. Tóm
lại, quốc gia có độc quyền cai quản toàn thể dân cư trên toàn bộ lãnh thổ. Còn
về phương diện đối ngoại, quốc gia được quyền tự do sử dụng quyền hạn của

mình do Luật quốc tế qui định.
Xét trên từng góc độ thì đây là quan điểm tiến bộ về chủ quyền quốc gia.
Cách lý giải của J.J Rousseau gần gũi với quan niộm chủ quyền quốc gia hiện
I
*
°
nay. Tuy nhiên, quan điểm của J.J Rousseau còn chưa thực sự thể hiện đúng
quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ (vể phương diện lý luận),
11


nhất là khi đi sâu vào chi tiết, vẫn còn chỗ cho những quan điểm phản động có
thể len lỏi vào. Ví dụ như Thuyết Thẩm quyền lý giải về quyền tối cao của quốc
gia đối với lãnh thổ. Mặt khác, nếu suy rộng hơn nữa ý niệm chủ quyền độc lập
như quyền tự do vô hạn độ thì nghĩa là quốc gia không chịu sự phục tùng bất kỳ
một quyền lực nào. Điều này đi ngược lại với thực tiễn tổn tại của Luật quốc tế.
Trên đây là một số các học thuyết tiêu biểu về chủ quyền quốc gia hình
thành trong thời kỳ giai cấp Tư sản đang dần lớn mạnh và đấu tranh quyết liệt
với giai cấp phong kiến giành quyền lực về chính trị. Trong cuộc đấu tranh này,
giai cấp Tư sản, với mục đích lôi kéo các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội, đã
đưa ra được những tư tưởng, quan điểm dân chủ, tiến bộ. Bên cạnh những tư
tưởng g'àu tính nhân văn như tự do, bình đẳng và quyền con người thì quan
niệm “cluỉ quyền thuộc về nhân dân” là một trong những điểm sáng về tư tưởng.
Nhưng nhìn chung, các học thuyết này vãn luận giải vế chủ quyền quốc gia một
cách phiến diện và chưa thực sự đi sâu vào bản chất, đồng thời chưa thực sự
phân biệt được ranh giới và đặc thù của hai phương diện “đối nội” và “đối
ngoại” của chủ quyền quốc gia. Song, cũng không thể phủ nhận các học giả này
đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển của quan niệm vế chủ
quyền quốc gia hiện nay.
1.1.2. Chủ quyền quốc gia theo quan niệm hiện nay.

Trên cơ sở kế thừa những điểm hợp lý, khoa học của các học thuyết cổ
điển, quan niệm hiện đại lý giải về chủ quyền quốc gia ở các góc độ sau:
1.1.2.1.

Chủ quyền quốc gia là thuộc tính không th ể tách rời của quốc

gia. Quốc gia là thực thể chính trị — pháp lý được tạo bởi các yếu tố: Lãnh thổ;
Dãn cư; Chính quyền. Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Là thuộc
tính của quốc gia, chủ quyền quốc gia được coi là sợi dây gắn kết các yếu tố
hình thành nên quốc gia. Trong các yếu tố tạo thành quốc gia, Chính quyền
I
chiếm vị trí trung tâm. Chủ quyền quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến quyền
năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia. Nhà nước thực hiện chủ quyền quốc gia
12


một cách có hiệu quả thông qua việc tác động tới các yếu tố hình thành nên
quốc gia là dân cư và lãnh thổ, cụ thể:
Đối với lãnh thổ, chủ quyền quốc gia được coi là cơ sở cho sự đảm bảo
việc Ihực hiện quyền lực nhà nước trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Trong phạm
vi lãnh thổ, quốc gia có chủ quyền trọn vẹn và tối cao, hay nói một cách khác,
lãnh thổ là không gian cho việc thực hiện và thể hiện chủ quyền quốc gia. Mặt
khác, việc Nhà nước xác lập chủ quyền của mình cũng chính là để xác định lãnh
thổ thuộc quốc gia và phân biệt ranh giới giữa một quốc gia với quốc gia khác
trên các vùng lãnh thổ ấy.
Đối với dân cư, chủ quyền quốc gia thể hiện thông qua mối quan hệ pháp
lý mang tính hai chiều giữa Nhà nước và cộng đồng dân cư. Một mặt, Nhà nước
có quyền ban hành, thực thi và đảm bảo việc thi hành một hệ thống pháp luật
với cộng đồng dân cư, buộc dân cư phải phục tùng mệnh lệnh của mình. Đồng
thời Nhà nước cũng có những nghĩa vụ nhất định đối với cộng đồng dân cư. Khi

xác định chủ quyền đối với dân cư, thì cộng đồng dân cư phải được hiểu “là
toàn bộ những người sinh sông và cư trú trong phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia nhất định và phải tuân thủ phấp luật của quốc gia được phân thành nhiều loại, trong đó công dân của một Nhà nước được xác định
qua quốc tịch, là mối liên hệ hai chiều giữa người dân và một Nhà nước nhất
định. Địa vị pháp lý của dân cư do pháp luật quốc gia qui định. Địa vị này là sự
thể hiện và thực hiện chủ quyền quốc gia đối với cư dân của mình, cũng như
trong mối quan hệ với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế. Xuất phát từ
chủ quyền quốc gia, mỗi nước đều có thẩm quyền riêng biệt xác định địa vị
pháp lý cho từng bộ phận dân cư, các quốc gia khác không có quyền can thiệp.
Tuy nhiên, khi thực hiện chủ quyền quốc gia, mỗi quốc gia phải tôn trọng các
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, tôn trọng các cam kết quốc tế.
Mặt khác, cộng đồng dân cư chính là “người” khai sinh ra Nhà nước, là
nguồn gốc của quyền lực nhà nước, nói như J.J Rousseau là “người mang chủ
13


quyền”. Tuy nhiên, để được coi là chủ thể của chủ quyền, người ta lại sử dụng
khái niệm “nhân dân”. Nhân dân và dân cư là hai khái niệm gần gũi nhưng
không đồng nhất, nhân dân là tuyệt đại bộ phận dân cư chứ không phải là dân
cư. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, khái niệm “nhân dân” mang bản
chất giai cấp. “Nhân dân không phải là phạm trù trừu tượng, chung chung, mà là
phạm trù lịch sử cụ thể. Cơ sở xã hội của nhân dân trong mỗi giai đoạn phát
triển của xã hội phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và tương quan lực
lượng trong cuộc đấu tranh giai cấp”.[70 tr.5] Các nhà tư tưởng tư sản như J J
Rousseau, Kant sử dụng khái niệm “chủ quyền nhân dân” mục đích là nhằm
khẳng định chủ quyền là thuộc về nhân dân và không thể chuyển giao, nhưng
nhân dân theo họ chỉ là một số người thoả mãn các điều kiện về kinh tế, chính
trị và phải có địa vị nhất định trong xã hội. Quan niệm hỉện đại cho rằng nhân
dân là đại bộ phận thành phần dân cư, bao gồm những người có mối liên hệ

quốc tịch với Nhà nước. Chính nhân dân là “íigưòd” xâý dựng Nhà nước, cùng
tham gia vào công việc Nhà nước và giám sát hoạt động của Nhà nước. Như
vậy, quan niệm hiện đại về chủ quyền quốc gia kế thừa tư tưởng chủ quyền
thuộc về nhân dân. Điều 21, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948
khẳng định: “ý chí của nhân dân phải là cơ sở cho quyền lực Nhà nước”.[70 tr4]
Trong Luật quốc tế, nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia
là một trong những nguyên tắc cơ bản và được đặt lên hàng đầu. Chủ quyền
quốc gia được thể hiện thông qua việc Nhà nước thực thi có hiệu quả quyền lực
của mình trong phạm vi lãnh thổ và đối với mọi thành phần dân cư. Tuy nhiên,
chủ quyền quốc gia không phụ thuộc vào hình thức và cách thức tổ chức quyền
lực Nhà nước. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của chính quốc gia
mà các quốc gia khác không được quyền can thiệp. Suy cho đến cùng, quyền lựa
chọn hình thức và cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, hay nói các khác,
quyền tự lựa chọn cho mình một chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và
đường lối phát triển đất nước là thuộc về cộng đổng dân cư sinh sống trong
14


phạm vi lãnh thổ, đó là khả năng của Nhà nước tự quản lý và quyết định mọi
vấn đề về đối nội và đối ngoại, không có sự can thiệp từ bên ngoài. Như vậy,
chủ quyền quốc gia là do chính quốc gia tự xác định cho mình, trong đó quyền
độc lập, tự chủ được đặt lên hàng đầu, không phải do các chủ thể khác trao cho,
cũng không phải



trên

CO'


sở sự thoả thuận trong Luật quốc tế.

Tóm lại, chủ quyền quốc gia thể hiện sự gắn kết các yếu tố cấu thành
quốc gia, tạo nên địa vị pháp lý cho quốc gia trong mọi mối quan hệ, đối nội
cũng như đối ngoại trên nền tảng của quyền lực Nhà nước. Mặt khác, chủ quyền
quốc gia được xác định thông qua chính sự tồn tại của các yếu tố cấu thành quốc
gia trong mối liên hệ biện chứng giữa chúng. Với quốc gia, chủ quyền là thuộc
tính không thể tách rời, không thể chia xẻ cùng quốc gia khác. Nó mang tính tự
thân mà không phải là do các yếu tố từ bên ngoài tác động vào.
1.1.2.2. Chủ'quyền quốc gia là thuộc tính chính trị.
Tất cả các luật gia khi nghiên cứu về chủ quyén quốc gia đều thống nhất
thừa nhận khía cạnh chính trị của chủ quyền quốc gia và gắn nó vói vấn đề
I

quyền lực Nhà nước. Sự ra đòi của khái niộrn chủ quyền quốc gia cũng không
nằm ngoài mục đích giải thích về nguồn gốc và cơ chế vận hành của quyền lực
chính trị nói chung và quyền lực Nhà nước nói riêng. J J Rousseau cho rằng:
“Khế ước xã hội giao cho thể chế chính trị dùng quyền lực tuyệt đối chi phối
thành viên của mình, quyền lực này khi chịu sự chỉ đạo của ý nguyện công
chúng thì trở thành chủ quyền”.[19, tr.71] Trong số những người đầu tiên
nghiên cứu về chủ quyền quốc gia và có đóng góp cho sự phát triển của lý
thuyết chủ quyền quốc gia, đáng chú ý là các luật gia thuộc trường phái pháp
luật tự nhiên. Họ đều nhất trí với nhau rằng dù chủ quyền được thể hiện dưới
hình thức nào đi nữa thì nó cũng phải chính là “cái nội tại” của Nhà nước.[71,
tr.ll] Bên cạnh đó, điều mà họ quan tâm trước nhất vẫn là chủ quyền quốc gia
thuộc về ai? Từ đây, lý thuyết pháp luật tự nhiên giải thích về chủ quyền quốc
gia bị chia làm hai trường phái: Trường phái thứ nhất cho rằng chủ quyền thuộc
15

I



/

về nhân dân, theo đó “chủ quyền nhân dân” được hiểu chính nhân dân là chủ thể
duy nhất của mọi quyền lực (quyền lực chínK trị và quyền lực pháp luật).[71,
tr. 12] Trường phái thứ hai cho rằng chủ quyền quốc gia thuộc về người đứng
đầu Nhà nước. Họ cho rằng dù người đứng đầu Nhà nước do được bầu hay kế
thừa quyền lực thì chủ quyền quốc gia cũng đồng nghĩa với quyền lực của chính
ông ta. Nhưng dù theo trường phái nào thì các lý thuyết gia này cũng thừa nhận
chủ quyền quốc gia phải được thực hiện thông qua một bộ máy Nhà nước cụ
thể. J.Bodin cho rằng “Chủ quyền quốc gia là phạm trù đặc trưng chỉ về quyền
lực Nhà nước, thứ quyền lực đứng trên mọi quyền lực khác, không phụ thuộc
vào trạng thái của xã hội chính trị”.[71, tr.13] Còn J J Rousseau thì tìm thấy chủ
quyền quốc gia qua sự thoả thuận giữa số đông nhân dân với người cầm
quyền.[71, tr. 13] Ph.Hegel còn giải thích về mối quan hộ giữa chủ quyền quốc
gia và quyền lực Nhà nước một cách chặt chẽ hơn. Ông cho rằng “Bộ máy nhà
nước như là cơ thể chính trị bao gồm các bộ phận hợp lại và nếu thiếu một bộ
phận thì cơ thể đó khồng tồn tại dẫn đến khống còn có chủ quyền quốc gia”.[71,
tr.14]
Các lý thuyết gia hiện đại có cách nhìn nhận rộng hơn về chủ quyền quốc
gia, song họ cũng đều gắn chủ quyền quốc gia với quyển lực nhà Nước. Họ đều
thừa nhận chủ quyền này thuộc về nhân dân và là tuyột đối, không phụ thuộc
vào viộc cá nhân hay tập thể vận hành nó. Đồng thòi, họ cho rằng chủ quyền
quốc gia thể hiện quyền độc lập, tự quyết của Nhà nước về những chính sách đối
nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.[15, tr.50] Họ cũng
cho rằng chủ quyền quốc gia luôn luôn được đảm bảo bằng quyền lực Nhà nước.
Từ nội dung của các lý thuyết về chủ quyền quốc gia nêu trên, chúng ta
thấy việc xem xét chủ quyền quốc gia không thể tách ròi với việc xem xét về
mối quan hệ với quyền lực Nhà nước. Đây chính là sự thể hiện của chủ quyền

quốc gia ở khía cạnh chính trị.

16


1.1.2.3. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính pháp lý .
Cùng với khía cạnh chính trị, cần phải xem xét chủ quyền quốc gia ở khía
cạnh ph;-p lý. Các lý thuyết gia cổ điển và hiện đại khi nghiên cứu về chủ quyền
quốc gia đều nhìn nhận nó từ khía cạnh pháp lý. Các lý thuyết gia cổ điển, cùng
với việc gắn chủ quyền quốc gia với quyền lực Nhà nước, đều đồng nhất hoá các
khái niệm này với quyền tối cao. Trên cơ sở đó, họ lý giải về khả năng có thể
phân chia được quyền tối cao hay không. Một số cho rằng quyền tối cao là duy
nhất, tập trung và không thể phân chia. Trong khi đó, những người ủng hộ học
thuyết “Tam quyền phân lập” lại thừa nhận sự phân chia quyền lực tối cao thành
ba quyền: quyền lập pháp; quyền hành pháp và quyền tư pháp. Các nhà lý thuyết
hiện đại, mặc dù thừa nhận có sự phân chia quyền lực Nhà nước thành ba quyền
như trên, thậm trí thừa nhận quan hệ kiềm chế giữa chúng, nhưng ba quyền này
luôn nằm trong sự thống nhất của quyền lực nhà nước. Họ chứng minh rằng,
nguyên tắc tam quyền phân lập mà Montesquieu nêu ra chủ yếu là để hạn chế sự
lạm dụng quyền lực, còn quyền tối cao luôn được ông hướng về cho vị quân
chủ. Những người lợi dụng tư tưởng này để đề cao sự kiểm chế và đối trọng
quyền lực thực chất là nhằm phục vụ cho lợi ích vị kỷ của họ, hướng xã hội vào
những cuộc tranh chấp quyền lực.[7í, tr.23] Như vậy, các nhà tư tưởng chính trị
đều gắn chủ quyền quốc gia vói hình thức triển khai quyền lực nhà nước, với
vấn đề xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật, nghĩa là nhìn nhận nó từ khía
cạnh pháp lý.
Khía cạnh pháp lý của chủ quyền quốc gia còn được thể hiện bởi sự ghỉ
nhận chủ quyền quốc gia trong luật thực định. Dưới hình thức này hay hình thức
khác, pháp luật của các quốc gia trên thế giới đều đề cập đến vấn đề chủ quyền
quốc gia. Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam khẳng định:

“Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam là một nước độc lập, có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”; “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả

17

T H Ư VI Ệ N
TRƯỞNG ĐẠI H O C L Ũ Â l HA NỘI
PHÒNG Đ Ọ C -

-


xâm phạm. Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyển, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật”. [11]
Trong Luật quốc tế, chủ quyền quốc gia là cơ sở để hình thành nguyên tắc
bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Điều 2, khoản 1, Hiến chưởng Liên
hợp quốc ghi nhận: “Liên họp quốc được tổ chức và hoạt động trên cơ sở bình
đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thành viên”.[13] Nguyên tắc này còn được
ghi nhận và làm rõ nội dung trong bản Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội
đổng Liên hợp quốc về hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế điều
chỉnh quan hệ và hợp tác thân thiện giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương
Liên hợp quốc, theo đó: “Mọi quốc gia đều có quyền bình đẳng về chủ quyền.
Họ bình đẳng về quyển và nghĩa vụ và bình đẳng về thành viên trong cộng đồng
quốc tế cho dù họ có khác nhau về kinh tế - xã hội, chính trị và những bản chất
khác. Đặc biệt, bình đẳng về chủ quyền bao gồm những nội dung sau: Các quốc
gia bình đẳng về quyền tư pháp; các quốc gia đều có quyền kế thừa chủ quyền
trọn vẹn; các quốc gia đểu có nghĩa vụ tôn trọng tư cách của các quốc gia khác;
sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập về chính trị của các quốc gia không thể bị xâm
phạm; các quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển hệ thống vãn hoá, kinh
tế, xã hội và chính trị của họ; các quốc gia cọ nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ và có

thiện chí các nghĩa vụ quốc tế và chung sống hoà bình với các quốc gia
khác”.[14] Chủ quyền quốc gia còn được ghi nhận ở rất nhiều các điều ước quốc
tế quan trọng khác, như Tuyên bố chung của các nước Á - Phi làm tại Băng
Đung năm 1955; Định ước Henxinki ngày 1/8/1975 về an ninh và hợp tác giữa
các nước Châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông nam Á ngày
24/2/1967...
1.1.2.4. Chủ quyền quốc gia được th ể hiện ở hai phương diện: Quyền
tối cao trong phạm vi lãnlĩ thổ và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế.

18


×