BỘ G IÁ O DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ T ư PH Á P
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
CAO THỈ OANH
■
ĐÂU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC TỘI
CỜ BẠC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật Hình sự
Mã
sô
• 5.05.14
LUÂN VĂN THAC SỸ LUẢT HOC
•
•
•
•
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC HÒA
THƯ VIỆN
TRƯỜNG Đ ẠI HOG LÚẠ t HÀ NÔI
PHÒNG GV
ẴH
HÀ NỘI - 2002
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là
trung thực. Những kết kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công b ố trong bất kỳ công
trình nào khác.
T Á C GIẢ L U Ậ N VÃN
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VÃN
1. BLHS
Bộ Luật Hình sự
2. TANDTC
Tòa án nhân dân tối cao
3. MĐGTHN
Mức độ gia tăng hàng năm
MỤC LỤC
■
■
Trang
MỞ ĐẦU
1
CHƯƠNG 1: CÁC TỘI CỜ BẠC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
5
LUẬT HÌNH S ự VIỆT NAM
1.1
Các tội cờ bạc theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
5
trước khi BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành
1.2
Các tội cờ bạc theo quy định của BLHS năm 1985
13
1.3
Các tội cờ bạc theo quy định của BLHS năm 1999
17
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỂU
32
KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ CỜ BẠC TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1
Tinh hình tội phạm về cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội
32
trong những năm gần đây
2.2
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về cờ bạc
50
trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1 Những nguyên nhân, điều kiện về tâm lý - xã hội
51
2.2.2 Những nguyên nhân, điều kiện về kinh tế, xã hội
55
2.2.3
Nhũng nguyên nhân, điều kiện về văn hóa, giáo dục
61
2.2.4
Những nguyên nhân, điều kiện liên quan đến hạn chế của
64
pháp luật và của các cơ quan bảo vệ pháp luật
2.3
Dự báo tình hình tội phạm về cờ bạc trong thời gian tới
69
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐÂU TRANH PHÒNG C H ố N G
73
CÁC TỘI CỜ BẠC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1.
Các biện pháp về tâm lý - xã hội
74
3.2.
Các biện pháp về kinh tế, xã hội
77
3.3
Các biện pháp về văn hóa, giáo dục
79
3.4.
Các biện pháp liên quan đến pháp luật và các cơ quan bảo vệ
86
pháp luật
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội, sự phát triển
của kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế đã kéo theo sự gia tăng không ngừng
của nhiều loại tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn cờ bạc. Nghiên cứu số liệu
thống kê về những vụ cờ bạc bị phát hiện và xử lý của cơ quan Công an, có thể
thấy trong 5 năm vừa qua, trung bình mỗi năm có khoảng 470 vụ cờ bạc với
khoảng 1687 người thực hiện hành vi cờ bạc bị phát hiện, cao điểm nhất là
năm 1999, con số này lên đến 701 vụ và 2395 người tham gia. Những số liệu
đó đã thể hiện diễn biến phức tạp của loại tệ nạn cờ bạc. Tuy nhiên, cần phải
khẳng định rằng những số liệu đó mới chỉ phản ánh được phần nào thực trạng
của loại tệ nạn xã hội này. Trên thực tế, cờ bạc len lỏi vào mọi ngõ ngách
trong đời sống xã hội ở Hà Nội với nhũng hình thức phong phú, đa dạng và
thu hút được sự tham gia của một bộ phận không nhỏ dân cư. Trong số đó có
những hành vi cờ bạc nguy hiểm đáng kể cho xã hội bị Nhà nước quy định là
tội phạm. Những hành vi này nói riêng, tệ nạn cờ bạc nói chung đang hàng
ngày, hàng giờ làm xói mòn nếp sống văn minh ở thủ đô Hà Nội, làm tha hóa
nhân cách của một bộ phận dân cư, gây ra những thiệt hại về vật chất, tinh
thần cho nhiều gia đình trong xã hội, đồng thời, là nguyên nhân của nhiều loại
tệ nạn xã hội và tội phạm khác. Thực trạng đó đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta
phải tăng cường hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng chống tệ nạn cờ bạc
nói chung, các tội cờ bạc nói riêng, ngăn chặn những thiệt hại mà chúng gây
ra cho xã hội. Đứng trước đòi hỏi đó, việc nghiên cứu các tội cờ bạc, đề xuất
các biện pháp đấu tranh phòng chống phù hợp nhằm hạn chế các tội cờ bạc
trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề thực sự có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn. Vì lý do trên, chúng tôi chọn “Đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trên
địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua, nhiều công trình đã đề cập đến hoạt động đấu
tranh phòng chống các tội cờ bạc. Điển hình nhất là đề tài KX. 04.14 năm
1992 của Tổng cục cảnh sát nhân dân với nội dung “Đổi mới các chính sách
xã hội nhằm khắc phục tệ nạn xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường” và đề
tài cấp bộ của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật năm 2000 với nội dung
“Những luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng, chống các tệ nạn xã hội ở
nước ta”. Luận án tiến sỹ của tác giả Phan Đình Khánh - Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh năm 2001 cũng nghiên cứu vấn đề: “Tăng cường đấu
tranh phòng chống tệ nạn xã hội bằng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”. Ngoài
ra, một số tác giả đóng góp vào hoạt động này thông qua các bài báo nêu quan
điểm về vấn đề hoàn thiện các quy định về các tội cờ bạc trong BLHS năm
1985.
Tuy nhiên, nhìn chung, các công trình đó chỉ nghiên cứu khái quát hoặc
nghiên cứu một số khía cạnh của công tác đấu tranh phòng chống các tội cờ
bạc. Chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu toàn diện và có hệ thống
về các tội cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, nội dung của luận
văn này không trùng với nội dung của bất kỳ một công trình nào đã có ở nước
ta.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận
văn
a) Mục đích của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu khái niệm các tội cờ
bạc, tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về cờ
bạc cũng như dự báo tình hình tội phạm của các tội này trên địa bàn thành phố
Hà Nội để đề ra hệ thống các giải pháp phù hợp phục vụ cho hoạt động đấu
tranh phòng chống các tội phạm này.
b) Để đạt được mục đích đó, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau
đây:
3
- Phân tích các dấu hiệu pháp lý của các tội cờ bạc trong luật Hình sự
Việt Nam.
- Phân tích tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm về cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 5 năm vừa qua, từ đó
đưa ra dự báo tình hình tội phạm về cờ bạc trong những năm tới.
- Đề xuất các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
c) Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các tội cờ bạc, tình hình tội
phạm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm về cờ bạc và các giải
pháp đấu tranh phòng chống các tội phạm này.
d) Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các tội cờ bạc dưới
hai góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luân của luận văn là hê thống các quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin và của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, hệ
thống tri thức của triết học, tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự,
tâm lý học, xã hội họ c...
Cơ sở thực tiễn của luận văn là các tài liệu tổng kết công tác đấu tranh
phòng chống các tội cờ bạc, những số liệu thống kê phát hiện, điều tra, xử lý
các hành vi cờ bạc nói chung, số liệu thống kê xét xử của Tòa án và các bản
án về các tội cờ bạc nói riêng.
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, thống kê,
phân tích, tổng hợp, so sánh, xã hội học, khoa học dự báo để hoàn thành các
nhiệm vụ được đặt ra.
4
5. Những đóng góp mới của luận văn
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên trong khoa học pháp lý hình sự
của Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sỹ nghiên cứu toàn diện, có hệ thống các
tội cờ bạc ở Hà Nội. Luận văn này lần đầu tiên thực hiện những nhiệm vụ sau
đây:
1) Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các tội cờ bạc trong
luật Hình sự Việt Nam, từ đó phân tích làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự
của các tội phạm này.
2) Đánh giá được tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội phạm về cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 1997 đến năm
2001, trong đó chỉ rõ những hạn chế, khiếm khuyết trong công tác đấu tranh
phòng chống các tội cờ bạc hiện nay và đưa ra dự báo tình hình tội phạm của
các tội này trong thời gian tới ở Hà Nội.
3) Kiến nghị hệ thống các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội cờ
bạc ở Hà Nội trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Có thể khẳng định rằng những kết luận về các quy định của pháp luật về các
tội cờ bạc, về tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội
phạm, dự báo tình hình tội phạm về cờ bạc và hệ thống biện pháp đấu tranh
phòng chống các tội phạm này vừa có thể sử dụng là tài liệu tham khảo trong
khoa học pháp lý, hoàn thiện pháp luật hình sự, vừa có giá trị phục vụ cho hoạt
động đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 99 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, luận văn có 3 chương với 10 mục.
5
CHƯƠNG 1: CÁC TỘI
c ờ BẠC
THEO QUY ĐỊNH
CỦA
■
■
■
PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM
■
1.1.
■
■
Các tội cờ bạc theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
trước khi BLHS năm 1985 có hiệu lực thi hành
Không lâu sau ngày nước ta giành được độc lập, thực dân Pháp quay lại
xâm chiếm nước ta lần thứ hai. Nhân dân cả nước lại bước vào cuộc kháng
chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Trong thời kỳ này, một vấn đề nan giải
đặt ra gắn liền với các hành vi cờ bạc là quân địch và những phần tử bóc lột
chưa bị thủ tiêu lợi dụng cờ bạc để thực hiện mục đích phá hoại, đầu độc, bóc
lột nhàn dân, làm cho mọi người xao lãng nhiệm vụ cách mạng. Trong hoàn
cảnh đặc biệt đó, Nhà nước đã xác định tính chất nguy hiểm của các hành vi
cờ bạc và quyết định sử dụng luật Hình sự để xử lý với mục tiêu hàng đầu là
ngăn chặn những phần tử phản động lợi dụng cờ bạc để thực hiện những mục
đích nói trên. Chính vì vậy, văn bản pháp luật hình sự đầu tiên quy định về các
tội cờ bạc - Sắc lệnh số 168/S1 ngày 14/4/Ỉ948 - đã thể hiện đường lối xử lý
cứng rắn, thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với các tội phạm này.
Tại Sắc lệnh số 168/SL, các hành vi cờ bạc được quy định chi tiết, cụ
thể với những dạng sau đây:
- Hành vi đánh bạc được quy định tại Điều 1 của sắc lệnh bao gồm:
“Tất cả các trò chơi cờ bạc, dù là có tính chất may rủi hay là cố thể dùng trí
khôn đ ể tính nước, mà được thua bằng tiền”. Ngoài ra, đoạn 2 Điều này còn
xác định xử lý như tội đánh bạc “Những cuộc đánh đ ố nhau bằng tiền, những
cuộc x ổ số bằng tiền hay bằng đồ mà không có nhà chức trách cố thẩm quyền
cho phép trước ”.[31, 497]
- Hành vi tổ chức đánh bạc được quy định tại Điều 2 của sắc lệnh với
nội dung là tổ chức một cuộc đánh bài, đánh bạc, một trò chơi đã được nêu
trên không phụ thuộc vào địa điểm thực hiện hành vi.
6
- Hành vi của những người chủ nhà vì tình cảm để cho người khác đánh
bài, đánh bạc trong nhà mình không phụ thuộc vào việc có thu lợi hay không.
- Ngoài ra, sắc lệnh này còn xác định là tội phạm hành vi của những
người giúp người khác tổ chức những cuộc chơi nói trên, những người quản
trị, người làm cái, lấy hồ, những người làm công khác giúp trực tiếp vào cuộc
chơi, và thậm chí gồm cả hành vi bày bán, tàng trữ, lưu hành các khí cụ
chuyên dùng để đánh bạc.
Như vậy, trong văn bản đầu tiên quy định về các tội cờ bạc, phạm vi
chủ thể có thể bị xử lý về các tội phạm này rất rộng. Theo cách quy định như
trên của sắc lệnh thì không chỉ những người có hành vi đánh bạc, tổ chức
đánh bạc hay gá bạc mà cả những người đồng phạm khác cũng bị xử lý về
hình sự.
Cùng với việc xác định phạm vi những đối tượng bị xử lý về hình sự,
Sắc lệnh này cũng quy định chế tài rất nghiêm khắc.
Điều 2 của Sắc lệnh quy định hình phạt đối với người tổ chức đánh bạc,
người gá bạc là tù từ 2 năm đến 5 năm và phạt bạc từ 10.000 đồng đến
100.000 đồng. Đối với những người đánh bạc, sắc lệnh quy định hình phạt là
tù từ 1 năm đến 3 năm và phạt bạc từ 5.000 đồng đến 50.000 đồng.
Ngoài hình phạt chính, Điều luật này còn quy định hình phạt bổ sung có
thể áp dụng đối với các chủ thể là bị quản thúc từ 1 năm đến 5 năm.
Văn bản này cũng quy định các dụng cụ dùng vào việc đánh bạc, tiền
nong bắt được trên bàn hay chiếu đều bị tịch thu.
Đối với những người có hành vi bày bán, tàng trữ, lưu hành các khí cụ
chuyên dùng để đánh bạc, Điều 3 quy định hình phạt tù từ 6 tháng đến 1 năm
và phạt bạc từ 1.000 đồng đến 10.000 đồng. Đồng thời, điều luật cũng quy
định các tang vật đó bị tịch thu.
Ngoài những quy định về hình phạt như trên, Điều 4 còn thể hiện thái
độ nghiêm khắc của Nhà nước ta trong việc xử lý những người thực hiện hành
vi cờ bạc bằng việc ấn định nguyên tắc sau:
7
Dù rằng Tòa án xét có tình trạng nên giảm cũng bắt buộc áp
dụng hình phạt tối thiểu về tù và tiền nói trong các Điều 2 và 3 trên
đây. Tòa án phải phạt vừa tù vừa tiền mà không được cho bị can
hưởng án treo.
Nếu có trường hợp tái phạm, cấc hình phạt sẽ tăng gấp đôi.
[31,497]
Như vậy, trong giai đoạn này, mọi trường hợp phạm tội cờ bạc đều bị áp
dụng đồng thời hai loại hình phạt chính là phạt tù và phạt tiền. Đây cũng chính
là điểm khác biệt của những văn bản pháp luật thời kỳ này so với nguyên tắc
áp dụng một hình phạt chính mà BLHS năm 1985 bắt đầu đặt ra.
Sau khi được ban hành, sắc lệnh 168/SL trở thành cơ sở pháp lý quan
trọng phục vụ cho hoạt động đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc. Tuy nhiên,
sau ngày hoà bình lập lại, đặc biệt là sau khi công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa căn bản hoàn thành ở miền Bắc, trong xã hội đã có những biến đổi sâu
sắc, vấn đề ngăn chặn bàn tay của địch và những phần tử bóc lột sử dụng cờ
bạc để thực hiện những mục đích chống phá không còn được đặt ra nữa. Vì
vậy, Sắc lệnh 168/S1 không còn thực sự phù hợp. Cùng với những hạn chế
trong kỹ thuật lập pháp, những quy định về nội dung trong sắc lệnh này đã
làm nảy sinh những vướng mắc nhất định trong thực tiễn xử lý các hành vi cờ
bạc.
Để khắc phục tình trạng đó, một loạt văn bản hướng dãn đã được ban
hành theo hướng hoàn thiện đường lối xử lý về hình sự đối với các tội cờ bạc
trong hoàn cảnh mới. Cùng trong năm 1957, lần lượt hai thông tư được ban
hành: Thông tư 301/VHH - HS ngày 14/1/1957 và Thông tư 2098/ VHH - HS
ngày 31/5/1957.
Tại Thông tư 301/VHH - HS, đường lối xử lý các tội cờ bạc đã có sự
thay đổi theo hướng giảm nhẹ với phương châm “lấy giáo dục làm chính
Trên tinh thần đó, Thông tư 301 xác định chỉ truy tố các đối tượng tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc chuyên sống về nghề cờ bạc và những con bạc chuyên
8
Sống về nghề cờ bạc hoặc đã được cảnh cáo rồi mà vân tiếp tục chơi, coi
thường pháp luật.
Đặc biệt, có một loại hành vi mà theo sắc lệnh 168/SL phải được xử lý
về hình sự, thì Thông tư này lại quy định không xử lý về hình sự, đó là việc
bày bán những cỗ bài như tú lơ khơ, tam cúc, tài bàn, tổ tôm, mà chược.
Thông tư khẳng định “Đây là một điểm trái với lời văn của Điều 3 sắc lệnh
168, nhưng có thể linh động được vì không trái với tinh thần bài trừ nạn cờ
bạc được thua bằng tiền và cũng thích hợp hơn với tình hình hiện tại nữa. ”
Đồng thời với việc thu hẹp phạm vi các đối tượng bị xử lý về hình sự
như trên, Thông tư này còn quy định đường lối phân hóa trong chính sách
hình phạt đối với các đối tượng phạm tội. Cụ thể là: “Đối với những bọn trên
thì xử phạt mức tối thiểu, trường h(/p tội nặng mới nền phạt trên mức tối
thiểu. ” Như vậy, so với đường lối xử lý của sắc lệnh 168/SL, đường lối xử lý
tại Thông tư này đã giảm nhẹ đáng kể.
Tiếp sau Thông tư 301/VHH - HS, Thông tư số 2098 ngày 31/5/1957
một lần nữa lại nêu ra cách vận dụng sắc lệnh 168/S1 trong điều kiện mới.
Thông tư này xác định những nội dung chính như sau:
Về mức hình phạt: Đối với những trường hợp phạm tội nhẹ mà nếu
phạt bị can mức tối thiểu là 1 năm tù thì nặng quá nhưng nếu chỉ cảnh cáo ở
Phòng Công tố thì lại nhẹ quá (đây là trường hợp gặp vướng mắc trong thực
tiễn xử lý các tội phạm này do sự khống chế mức phạt tù tối thiểu quá cao của
Sắc lệnh 168/SL), Thông tư 301/VHH - HS nêu lên đường lối xử lý là phải
cân nhắc kỹ giữa truy tố và không truy tố. Nếu thấy truy tố là cần thiết để làm
hậu thuẫn cho việc giáo dục thì cứ đưa ra truy tố và đề nghị với Tòa án xử phạt
mức tối thiểu. Nếu xét thấy không cần thiết phải truy tố thì cảnh cáo ở phòng
công tố rồi tha cho bị can.
Về vấn đề quản thúc: Thông tư này nêu lên tinh thần mới là đối với các
đối tượng phạm tội cờ bạc thì không cần thiết phải xử phạt thêm quản thúc.
9
Về vấn đề tang vật tịch thu: Thông tư khẳng định rõ thêm quy định của
Sắc lệnh 168/SL là chỉ tịch thu số tiền trên bàn hoặc trên chiếu bạc mà không
tịch thu tiền trong túi để tránh tình trạng lạm dụng tịch thu cả tiền không phải
dùng để đánh bạc hoặc được bạc, cũng không được tịch thu đồ vật do tiền
được bạc mua được.
Tiếp sau hai Thông tư nói trên, ngày 8/1/1968 TANDTC đưa ra Bản
tổng kết số 9/NCPL hướng dẫn đường lối xét xử tội cờ bạc.
Nội dung quan trọng nhất mà Bản tổng kết số 9/NCPL nêu ra là giới
hạn giữa những hành vi cần thiết phải xử lý về hình sự với những hành vi
không cần thiết phải xử lý về hình sự. Trong phần này, khái niệm sơ lược về
các hành vi cờ bạc đã được nêu ra như sau: Hành vi đánh bạc là hành vi chơi
có được thua bằng tiền mặt hay không dùng tiền mặt nhưng thanh toán với
nhau bằng tiền; hành vi tổ chức, chứa gá cờ bạc là gây ra vụ đánh bạc, lôi
cuốn người khác vào vòng phạm pháp để vụ lợi.
Từ những khái niệm sơ lược đó, Bản tổng kết này đã chỉ rõ ranh giới
giữa nhừng trường hợp cần phải xử lý về hình sự với những trường hợp không
cần thiết phải xử lý về hình sự. Đối với hành vi đánh bạc phải có động cơ, mục
đích sát phạt nhau, có được thua đáng kể hay tương đối đáng kể thì mới cần
thiết xử lý về hình sự vì khi đó tính chất hành vi ăn bám, bóc lột lẫn nhau trái
với chế độ xã hội chủ nghĩa mới rõ nét và tính chất nguy hiểm cho xã hội mới
đáng chú ý.
Đối với các hành vi tổ chức, chứa gá cờ bạc nhưng thuộc những trường
hợp không có động cơ trục lợi, không thu hồ, chia hồ (không nguy hiểm đáng
kể cho xã hội) thì cũng không cần thiết phải xử lý về hình sự. Đây là những
trường hợp chủ nhà vì nể nang, cảm tình bè bạn, bà con mà một vài lần cho
người khác đánh bạc trong nhà mình hoặc tổ chức đánh bạc trong nhà mình
nhưng chỉ là để tạo cơ hội cho bản thân tham gia đánh bạc, thỏa mãn tính máu
mê của mình (trường hợp này chỉ xử lý về hành vi đánh bạc, còn hành vi tổ
chức, chứa gá chỉ để đánh giá lượng hình).
10
Ngoài ra, dựa trên tinh thần những văn bản hướng dẫn đường lối xử lý
như Nghị định số 32 ngày 6/4/1952 của Bộ tư pháp, Thông tư 1080 ngày
29/5/1961 và Công văn số 1071 ngày 7/9/1965 của TANDTC, văn bản này
cũng quy định chỉ xử lý vi cảnh đối với những hành vi cờ bạc mang tính nhỏ
nhặt (phạt tiền từ 0đ40 đến 2đ, phạt giam từ 1 ngày đến 5 ngày hoặc có thể
chỉ cảnh cáo).[31, 502]
Điểm tiến bộ quan trọng trong đường lối xét xử của văn bản này là
chính sách phân hóa rõ rệt đối với các đối tượng bị xử lý về hình sự theo
phương châm:
Mức độ xử lý nặng nhẹ là căn cứ vào tính chất của hành vi và
nhân thân bị cáo; hành vi tổ chức, chứa gá cờ bạc nguy hiểm hơn
hành vi đánh bạc, những đám bạc to nguy hiểm hơn những đám bạc
ít sát phạt nhau. Những người chuyên sống hay gần như chuyên
sống về nghề cờ bạc nguy hiểm hơn những người cờ bạc máu mê,
những người cờ bạc máu mê nặng nguy hiểm hơn những con bạc cơ
hội; những phần tử xấu cần xử lý nghiêm khắc hơn những người
thuộc thành phần nhân dân lao động... Mức độ xử lý nặng nhẹ cũng
tùy thuộc một phần ở yêu cầu chính trị từng nơi, từng lúc, thời chiến
cố thể khác thời bình v.v...[31, 499]
Tại văn bản này, lần đầu tiên hình thức xử phạt tù nhưng cho hưởng án
treo được quy định áp dụng đối với những người phạm tội cờ bạc thuộc những
trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, đối với những đối tượng ham mê nhưng
mức độ ham mê chưa nặng, đối với những con bạc cơ h ộ i...
Về vấn đề xử phạt tiền, Bản tổng kết số 9/NCPL xác định phạt tiền có
thể là hình phạt chính hoặc hình phạt phụ; tuy nhiên, hình phạt này chỉ nên áp
dụng với tư cách là hình phạt chính trong những trường hợp cá biệt như tội
phạm nhẹ, hoàn cảnh bản thân hoặc gia đình đáng chiếu cố đặc biệt (tuổi già,
bệnh tật v.v..
Bản tổng kết nhấn mạnh quan điểm xử phạt tiền nặng đối với
11
những đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, những tên cờ
bạc gian lận, những người chứa gá, tổ chức, thu hồ, những tên cờ bạc sát phạt
nhau lớn. Tuy nhiên, mức tiền phạt phải tùy thuộc vào tính chất hành vi và đối
tượng, đồng thời, cần xét đến khả năng và hoàn cảnh kinh tế hiện tại của từng
bị cáo để bản án có thể thi hành được và việc phạt tiền không ảnh hưởng quá
nhiều đến sinh hoạt của gia đình họ.
Về nội dung xử phạt quản chế, Bản tổng kết nêu ra đường lối chung là
không xử phạt quản chế đối với nhân dân lao động và nói chung là đối với
những người nhân thân không xấu, chỉ vì máu mê hay cơ hội mà phạm tội cờ
bạc. Đồng thời, cần phải phạt quản chế những đối tượng địa chủ cường hào có
tội nhẹ, bọn đã làm gián điệp, đã tham gia các đảng phái nói chung, bọn đã
làm tay sai cho địch nhưng tội nhẹ mà nay chưa thực sự hối cải; bọn lưu manh
trước kia đã chuyên sống bằng trộm cắp; kẻ đã mãn hạn tù nhưng chưa thực sự
hối cải.
Về vấn đề xử lý tang vật, Bản tổng kết số 9/NCPL tiếp tục khẳng định
nguyẻn tắc tịch thu những phương tiện thường xuyên dùng để phục vụ đám
bạc và con bạc, tịch thu toàn bộ tiền dùng để phạm pháp và tiền do phạm pháp
mà có.
Cũng trong giai đoạn này, ở miền Nam, ngày 15/3/1976 Hội đồng
Chính phủ Cách mạng lâm thời ban hành sắc luật số 03-SL/76 quy định các
tội phạm và hình phạt. Văn bản này ra đời trong hoàn cảnh miền Nam đã hoàn
toàn giải phóng, trật tự cách mạng đã được thiết lập, tình hình trị an xã hội đã
có những bước chuyển biến tốt bước đầu nhưng vẫn còn khá phức tạp. Nhiều
loại tội phạm, trong đó có các tội cờ bạc vẫn xảy ra nhiều, gây khó khăn cho
việc quản lý xã hội. Vì vậy, những quy định về các tội cờ bạc trong sắc luật số
03-SL/76 cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với các hành vi
phạm tội này. Tại Điều 9 của sắc luật, tội cờ bạc được quy định với khung
hình phạt là tù từ 3 tháng đến 5 năm, trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù
đến 15 năm; trong mọi trường hợp, người phạm tội có thể bị phạt tiền đến
12
1000 đồng ngân hàng. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 11 về hình phạt phụ
người phạm tội có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, trong trường
hợp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp còn có thể bị phạt quản chế hoặc
cấm lưu trú ở một số địa phương từ 1 năm đến 5 năm sau khi chấp hành xong
hình phạt tù.
Theo tinh thần Sơ thảo Chỉ thị số 54/TATC ngày 6/7/1977 của
TANDTC hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất (được quy định tại
Nghị quyết ngày 2/7/1976 của Quốc hội khóa VI) thì hình phạt tối đa quy
định đối với tội cờ bạc trong sắc luật số 03-SL/76 là quá cao, không phù hợp
với tình hình tội phạm này ở miền Bắc. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, sắc
luật số 03-SL/76 chỉ áp dụng để xét xử tội cờ bạc ở miền Nam, còn ở miền
Bắc, vẫn vận dụng đường lối xét xử đã được hướng dẫn tại Bản tổng kết số 9NCPL ngày 8/1/1968 để xử lý các tội phạm này.
Thông qua việc nghiên cứu sắc lệnh số 168/SL, sắc luật số 03-SL/76
và các văn bản hướng dẫn xử lý các tội cờ bạc được áp dụng trước khi BLHS
năm 1985 được ban hành, có thể rút ra những kết luận chính sau:
- Ngay trong giai đoạn này, Nhà nước ta đã xác định các tội cờ bạc là
những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể xâm hại đến trật tự an toàn xã hội.
Từ nhận thức chung đó, sắc lệnh số 168/SL, sắc luật số 03-SL/76 và nhiều văn
bản hướng dẫn khác được ban hành kịp thời để phục vụ cho hoạt động xét xử
các tội cờ bạc. Những điểm tiến bộ nổi bật trong các văn bản này là đã nêu ra
những khái niệm cơ bản về các tội cờ bạc, xác định rõ phạm vi những trường
hợp, những đối tượng bị xử lý về hình sự, đồng thời, khẳng định đường lối
phân hóa rõ rệt đối với các đối tượng bị xử lý.
- Tuy nhiên, do những văn bản này được ban hành trong thời gian chiến
tranh, cũng là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự của nước ta,
nên những hạn chế về kỹ thuật lập pháp còn nhiều. Điều này thể hiện rõ qua
cách đưa ra khái niệm về tội phạm chủ yếu mang tính liệt kê, chưa có sự phân
định rạch ròi giữa các hành vi cờ bạc, tình trạng sử dụng các văn bản hướng
13
dẫn để sửa đổi nội dung của văn bản luật (đối với sắc lệnh số 168/SL) và cách
quy định rất sơ lược về các tội cờ bạc (ở sắc luật số 03-SL/76).
Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng phải khẳng định rằng sắc
lệnh số 168/SL, sắc luật số 03-SL/76 (cùng với những văn bản hướng dẫn thi
hành) đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng phục vụ hoạt động đấu tranh
phòng chống các tội cờ bạc ở nước ta trong giai đoạn này.
1.2. Các tội cờ bạc theo quy định của BLHS năm 1985
BLHS năm 1985 (có hiệu lực từ ngày 1/1/1986) ra đời đánh dấu một
bước tiến quan trọng trong kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta. Là kết quả của
hoạt động pháp điển hóa, BLHS năm 1985 trở thành đạo luật hình sự đầu tiên
của nước ta quy định tất cả các vấn đề về tội phạm và hình phạt, thay thế cho
tất cả các văn bản pháp luật được áp dụng từ năm 1945 đến trước khi BLHS
năm 1985 có hiệu lực. Điều 200 BLHS năm 1985 trở thành điều luật duy nhất
quy định về các tội cờ bạc, cùng với các quy định trong Phần chung và Điều
218 (quy định về hình phạt bổ sung) của Bộ luật tạo thành cơ sở pháp lý cho
việc xử lý các tội cờ bạc trong giai đoạn này.
Điểm tiến bộ đầu tiên so với các văn bản pháp luật trước đây quy định
về các hành vi cờ bạc là Điều 200 BLHS năm 1985 xác định rõ các tội cờ bạc
bao gồm tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc và tội gá bạc. Các tội này được
quy định với nội dung cụ thể như sau:
1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua
bằng tiền hay hiện vật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm
thì bi phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
14
Ngoài ra, liên quan đến các tội cờ bạc, khoản 2 và khoản 3 Điều 218
quy định các hình phạt bổ sung đối với các tội phạm này bao gồm: “Có thể bị
phạt quản ch ế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm ” và “bị phạt tiền từ
hai triệu đồng đến năm triệu đồng và có thể tịch thu một phần tài sản
Nghiên cứu Điều 200 BLHS năm 1985 cho thấy mặc dù được quy định
tại cùng một điều luật, nhưng tội đánh bạc được phân định rõ rệt với tội tổ
chức đánh bạc và tội gá bạc bằng cách quy định cụ thể ở hai khung hình phạt
khác nhau với chế tài cụ thể khác nhau. Đây chính là một điểm tiến bộ trong
cách quy định của BLHS năm 1985 so với các văn bản pháp luật thời kỳ trước.
Trong phạm vi nội dung của điều luật, ranh giới để phân định giữa các
hành vi cờ bạc được coi là tội phạm với các hành vi cờ bạc chỉ là hành vi vi
phạm hành chính chưa được xác định.
Về tội đánh bạc, khoản 1 Điều 200 xác định bản chất của hành vi này
là: “Đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vậ t”.
Tương tự như vậy, khoản 2 Điều 200 quy định về tội tổ chức đánh bạc
và tội gá bạc với dấu hiệu bắt buộc là có hành vi tổ chức đánh bạc và hành vi
gá bạc.
Nghiên cứu quy định của Điều 200 BLHS năm 1985 chúng ta có thể
thấy rõ sự kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật hình sự giai đoạn
trước về các tội phạm này.
Trước hết, đến thời kỳ này Nhà nước ta vẫn kế thừa quan điểm nhận
thức về tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi cờ bạc, đồng thời, xác định
các hành vi cờ bạc bao gồm đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc (tại các văn
bản pháp luật giai đoạn trước, mặc dù nhà làm luật chủ yếu liệt kê chi tiết các
hành vi phạm tội nhưng thực chất cũng bao gồm các hành vi này).
Mặt khác, cũng cần khẳng định rằng quy định về các tội cờ bạc trong
BLHS năm 1985 cũng thể hiện bước phát triển quan trọng trong kỹ thuật lập
pháp hình sự. Cùng với sự ra đời của Phần chung BLHS trong đó bao gồm
những quy định chung về tội phạm và hình phạt, Điều 200 BLHS quy định
15
một cách ngắn gọn, khoa học về các hành vi phạm tội (hành vi đánh bạc, hành
vi tổ chức đánh bạc và hành vi gá bạc) mà không cần liệt kê dài dòng về từng
dạng hành vi cụ thể cũng như không cần đưa vào điều luật hành vi của những
người đồng phạm khác. Sự thay đổi này làm cho quy định về các tội cờ bạc trở
thành ngắn gọn, dễ hiểu và khoa học.
Tuy nhiên, quy định của Điều 200 BLHS cũng còn những hạn chế nhất
định, làm phát sinh những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật hình
sự để đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc.
Trước hết, các tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc cùng được quy
định trong một điều luật mặc dù các dấu hiệu cấu thành tội đánh bạc gần như
không có điểm chung với các dấu hiệu cấu thành tội tổ chức đánh bạc và tội
gá bạc. Vì vậy, tuy đã được sắp xếp ở 2 khung khác nhau nhưng rõ ràng cách
quy định này không khoa học.
Hạn chế thứ hai còn tồn tại là các quy định về cả ba tội đều không chỉ
rõ ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm đối với các hành vi cờ bạc.
Cách quy định này dẫn đến nhửng quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề
phạm vi xử lý về hình sự đối với các tội cờ bạc. Mặc dù quy định của Điều
200 phải được đặt trong tương quan với những quy định chung về tội phạm, cụ
thể là phải dựa trên tinh thần của khoản 3 Điều 8 BLHS năm 1985: “Những
hành vi tuy cố dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội
không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp
khác ” nhưng những người áp dụng pháp luật lại có thể có các quan điểm khác
nhau khi xác định ranh giới giữa nguy hiểm đáng kể và nguy hiểm không
đáng kể đối với các hành vi cờ bạc. Trong khi đó, các văn bản hướng dẫn áp
dụng luật Hình sự trong suốt thời kỳ BLHS năm 1985 có hiệu lực cũng không
đề cập đến nội dung này.
Đối với những tội hoàn toàn có thể tạo ra sự phân định rõ ràng trong
luật giữa những trường hợp là tội phạm với những trường hợp không phải là tội
16
phạm như các tội cờ bạc thì việc quy định chung chung như trên cần phải được
coi là một sự hạn chế.
Ngoài ra, đối với Điều luật này cũng cần bàn đến cách quy định tình tiết
định khung tăng nặng. Tại đoạn 2 khoản 2 Điều 200 quy định: “Phạm tội
trong trường họp tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm
Quy
định này cũng dẫn đến hai cách hiểu khác nhau xung quanh vấn đề tình tiết
định khung tăng nặng này được áp dụng cho cả ba tội hay chỉ được áp dụng
cho tội tổ chức đánh bạc và tội gá bạc.[16, 35-36]
Như vậy, cơ cấu của Điều 200 đã không đủ rõ ràng để tạo ra một cách
hiểu thống nhất. Sự quy định tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau có thể gây ra
ảnh hưởng tiêu cực đối với hiệu quả áp dụng điều luật trong thực tiễn.
Ngoài ra, còn có thể thấy chế tài được quy định cho các tội cờ bạc (bao
gồm hình phạt chính được quy định tại Điều 200 và hình phạt bổ sung được
quy định tại khoản 3 Điều 218) còn tương đối nhẹ, chưa đủ để răn đe, phòng
ngừa những hành vi thực hiện loại tội phạm này. Ngược lại, việc quy định hình
phạt bổ sung quản chế hoặc cấm cư trú đối với những người phạm tội cờ bạc
là không phù hợp, thiếu ý nghĩa thực tế và tính khả thi. Mặt khác, chỉ riêng
tình tiết phạm tội trong trường hợp tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung
tăng nặng thì chưa đủ bao quát hết những trường hợp phạm tội mà mức độ
nguy hiểm cao hơn đáng kể so với nhũng trường hợp khác.
Tóm lại, với sự ra đời của BLHS năm 1985, những quy định của luật
Hình sự về các tội cờ bạc đã thể hiện những tiến bộ quan trọng so với giai
đoạn trước. Những tiến bộ đó góp phần quan trọng vào hoạt động đấu tranh
phòng chống các tội phạm này trong suốt thời kỳ gần 15 năm kể từ khi BLHS
năm 1985 có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, quy định về các tội cờ bạc trong
thời kỳ này vẫn chưa phải là một sản phẩm hoàn thiện. Cách quy định quá
khái quát, gọn nhẹ và chưa thể hiện hết những nội dung cần thiết đã tạo ra
những lúng túng, vướng mắc trong quá trình áp dụng.
17
1.3. Các tội cờ bạc theo quy định của BLHS năm 1999
Trong BLHS năm 1999, các tội cờ bạc được quy định tại hai điều luật:
Điều 248 quy định về tội đánh bạc, Điều 249 quy định về tội tổ chức đánh bạc
và tội gá bạc.
Trước hết, tội đánh bạc được quy định tại Điều 248 như sau:
1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua
bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính
về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc
đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc
đặc biệt lớn;
c.)Táỉ phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến
30 triệu đồng.
Tại Điều 249 BLHS, tội tổ chức đánh bạc và tội gá bạc được quy định
như sau:
7.
Nẹười nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn
hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và
Điều 248 của Bộ luật này, hoặc đã bị kết án về một trong các tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10
triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghi
THƯ VI ỆN
, TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HẢ NÔI
' PHÒ NG G V
18
b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến
100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các tội cờ bạc bao gồm 3 tội cụ thể là tội đánh bạc, tội tổ chức đánh bạc
và tội gá bạc. c ả 3 tội này đều có cấu thành tội phạm riêng biệt thể hiện qua
các dấu hiệu của bốn yếu tố là khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và
chủ thể của tội phạm.
Trước hếtr-khách thể của các tội cờ bạc được hiểu là các quan hệ xã hội
được luật Hình sự bảo vệ và bị các tội phạm này xâm hại.
Xuất phát từ khái niệm đó, có thể xác định khách thể của các tội cờ bạc
là trật tự công cộng. Các hành vi cờ bạc với tính chất chung là sát phạt về kinh
tế giữa nhiều người (hai người trở lên) hoặc tạo điều kiện cho nhiều người sát
phạt nhau về kinh tế là những hành vi tác động tiêu cực đến nếp sống văn
minh, góp phần hủy hoại nhân cách của người phạm tội, gây thiệt hại về vật
chất, tinh thần cho nhiều gia đình, cá nhân từ đó kéo Iheo sự phái sinh của
nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác.
-.Mặt khách quan của các tội cờ bạc nói chung là những biểu hiện của
các tội cờ bạc ra bên ngoài thế giới khách quan.
Trong tổng thể đó, có thể xác định mặt khách quan của tội đánh bạc
qua dấu hiệu hành vi phạm tội, phương tiện phạm tội và các điều kiện xử lý về
hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
Hành vi phạm tội của tội đánh bạc là hành vi đánh bạc, được hiểu là
hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được thua kèm
theo việc được, mất một số tài sản nhất định.
Như vậy, bản chất của hành vi này là việc chủ thể tham gia vào trò chơi
bất hợp pháp, trong đó, người thắng hoặc người thua được nhận hoặc phải trả
một lượng tài sản nhất định và việc thắng thua này mang tính khách quan.
Điều này giúp cho việc xác định những loại trò chơi được tổ chức một cách
19
hợp pháp không thuộc phạm vi khái niệm đánh bạc. Khái niệm tổng quát về
hành vi đánh bạc mà điều luật đưa ra cho thấy các dạng biểu hiện cụ thể của
hành vi đánh bạc rất phong phú, đa dạng. Có thể nói, người phạm tội đánh bạc
có thể lựa chọn bất cứ hoạt động nào hay hiện tượng nào trong cuộc sống với
ý thức biến nó thành trò chơi có dùng tài sản làm phương tiện thanh toán cho
việc được thua để chúng trở thành hành vi trong mặt khách quan của tội phạm
này (trừ hành vi của người đua xe trái phép đồng thời tham gia cá cược vì hành
vi này đã được quy định tại 207 BLHS). Kết quả của trò chơi đó có thể phụ
thuộc hoàn toàn vào hoạt động của chủ thể như đánh xóc đĩa, đánh chắn...có
thể phụ thuộc vào những đối tượng nhất định do họ điều khiển, quản lý hoặc
lựa chọn như chọi gà, đua chó, đua ngựa...hoặc hoàn toàn ngẫu nhiên do sự
diễn biến của các hiện tượng trong lự nhiên, trong đời sống xã hội như hiện
tượng thời tiết, biển số của chiếc xe đẩu tiên đi qua... Sự phân tích đó cũng
cho thấy kết quả thắng thua có thể phụ thuộc vào khả năng của chủ thể, có thể
hoàn toàn do may rủi hoặc phụ thuộc vào cả khả năng của chủ thể và sự may
rủi. Nhưng rõ ràng, hành vi phạm tội đánh bạc dù tồn tại dưới hình thức nào
đều có đặc điểm chung là việc thắng thua mang tính khách quan. Đặc điểm
chung này chính là cơ sở để phân biệt giữa những hành vi đánh bạc với những
hành vi về hình thức có biểu hiện giống hành vi đánh bạc (sự thỏa thuận chơi
được thua bằng tài sản giữa các chủ thể) nhưng kết quả thắng thua lại không
mang tính khách quan mà hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một
người nào-đó. Trong trường hợp một người hoặc một nhóm người có thể điều
chính được kết quả thắng thua theo ý muốn thì hành vi của các bên thực chất
không còn là một dạng trò chơi nữa. Trong trường hợp này, hành vi của các
chủ thể không có sự gian dối vẫn được xác định là hành vi đánh bạc nhưng
hành vi của chủ thể dùng sự gian dối để điều chỉnh kết quả phải được xác định
là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Có thể thấy rõ hiện tượng này qua vụ
việc sau đây:
Khoảng 15 giờ ngày 25/3/2002, một tổ công tác Đội cảnh sát hình sự
Công an quận Ba Đình, thành phố Hà Nội bất ngờ kiểm tra nhà số 82 tổ 10
Vạn Phúc Thượng, phường Cống Vị, quận Ba Đình đã bắt quả tang 14 con bạc