Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đấu thầu trong các hoạt động xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và ODA theo pháp luật việt nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.87 MB, 112 trang )

H o Í f Ị/ị ị Ệ ỉ ì Ị í

I

'. V I ị I ị, f t Ệị

É i

1 ĨĨ

■; H

! I Ệ I if A :-S k

\ ! 'I! sÍ Ịi 'k! -*“-"■•{
•£\' %

Ỉ £
I il;
-f ?
a.* >

i)A| 7if A) TKONÙÍÁÍ i f l f l l i f x l ÍỈỊ \5j
ịỉMrtM:

SA.m; N(||Igtfi V;>% •

0 1 IA j H E O H ‘A $ i |

a


| n SM'.H m i M ,R V \
|:V I ỉ I I

*

R V\ ĩ ) Ị

litiiS

VM

\ S i I.


B ộ GÍÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRẦN THẮNG LỢ[

ĐẪU THẮU TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DựNG
BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC



ODA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH.
Chuyên ngành luật kinh tế
Mã số:5.05.15


LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HỌC
T H Ơ Ví ẺN
ĨRUONG ĐA! HOCyjA'jnA NỘI
PHÒNG GV

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THANH MAI

HÀ NỘI - 2003


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 do Đại hội Đảng
IX thông qua đã khẳng định mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động
hội nhập kinh tẽ quốc tế nhằm xây dựng nền kinh tế tự chủ, phát triển nhanh, có
hiệu quả và bền vững, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Một trong những định hướng quan
trọng của Chiến lược là hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Nhà
nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh
tranh và hợp tác để phát triển, đồng thời bằng chiến lược, chính sách kết hợp với
sử dụng lực lượng vật chất của nhà nước để định hướng phát triển kinh tế- xã
hội. Xây dựng cơ bản các kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật hiện đại là một trong
những lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên đầu tư vốn phát triển từ ngân sách nhà
nước. Tính chung trong 5 năm (1996-2000), riêng nguồn vốn đầu tư từ ngân
sách nhà nước ước khoảng 100 nghìn tỷ đồng tập trung cho lĩnh vực xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng
liẽp tục tăng và lập trung hỗ trự xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tẽ như điện, giao

thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước với ước khoảng 6,1 tỷ USD đưa vào thực hiện
trong 5 năm. Để nâng cao hiệu quả đẩu tư bằng vốn ngân sách nhà nước bao
gồm cả ODA, Nghị quyết Đại hội Đang IX chỉ rõ cần “ Hoàn thiện phương thức
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, cai cách các thủ tục, phân công, phân cấp rõ
ràng, rành mạch trong thực hiện các dự án đầu tư. Tăng cường quản lý nợ
Chính phủ, hoàn thiện cơ ch ế quản lý nợ nứơc ngoài cho phù hợp với tình hình
mới" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia,
tr. 103).
Đấu thầu là một phương thức mua bán hàng hoá, dịch vụ, xây lắp thông
dụng, có hiệu quả trong các nền kinh tế thị trường nói chung, đồng thời là một
công cụ hữu hiệu để quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hồi chủ nghĩa với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở
Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, đối với các dự án, công trình có quy mô lớn, có
yêu cầu kỹ thuật phức tạp, các dự án công trình được đầu tư bằng ngân sách nhà
nước và tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc chính phủ các nước ngoài thì đấu


2
thãu là phương thức tốt nhât để đáp ứng các đòi hỏi của chủ đầu tư về chất
lượng công trình, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí xây dựng. Trong khoảng
mười năm gân đây, đấu thầu xây dựng ở Việt Nam đã có bước phát triển tích
cực, nhiều dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các dự án ODA được thực
hiện qua đấu thầu đã giúp cho việc giải ngân nhanh hơn, tiết kiệm chi phí dự án
ở mức khoảng 10% tận dụng được nguồn vốn vay của các nhà tài trợ lớn như
Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng châu Á(ADB) đồng thời năng lực đấu
thầu của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam đối với các công trình xây dựng
cả trong và ngoài nước đều được tăng cường. Tuy nhiên, cũng không thể không
thừa nhận rằng công tác đấu thầu hiện nay còn nhiều bất cập, còn để xảy ra
nhiều sai sót về trình tự, thủ tục đấu thầu dẫn đến thất thoát tài sản, phát sinh
tham nhũng từ chính đấu thầu. Bên cạnh những nguyên nhân về nhận thức, trình

độ, năng lực tổ chức của những chủ thể tham gia quá trình đấu thầu, bản thân hệ
thống các quy phạm pháp luật về đấu thầu với khá nhiều khiếm khuyết cũng là
một nguyên nhân quan trọng tạo nên những kẽ hở cho các hiện tượng tiêu cực
nảy sinh trong quá trình đấu thầu, thậm chí có nơi, có lúc làm hỗn loạn thị
trường xây dựng, gây nghi ngờ trong dư luận xã hội vào hiệu quả đích thực của
đấu thầu. Do vậy, cùng với việc hoàn thiện pháp luật về quản lý đầu tư xây
dựng, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh
một cách hiệu quả các quan hệ đấu thầu, có ý nghĩa quan trọng cả dưới góc độ
kinh tế lãn góc độ chính trị - pháp lý -xã hội, góp phần giảm thiểu các biểu hiện
tiêu cực, tham nhũng, nâng cao niềm tin trong xã hội về hiệu quả kinh tế nhà
nước.
Trong bối cảnh đó, tôi chọn đề tài “Đấu thầu trong các hoạt động xây
dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nứớc và ODA theo pháp luật Việt Nam
hiện hành” với mong muốn góp phần nhỏ vào việc tìm ra những giải pháp khả
thi cho việc hoàn thiện pháp luật về đấu thầu của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập quốc tế và khu vực.
2.M ục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là làm rõ những quy định pháp
luật hiện hành về đấu thầu trong các hoạt động xây dựng bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước và ODA có so sánh với quy định của một số tổ chức quốc tế, qua
đó tìm ra những điểm tích cực và hạn chế của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sỏ
đó, luận văn đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện

M ức tiết kiệm thường được tính qua tỷ ỉệ chênh lệch giữa g iá g ối ỉ hấu (ĩ ổng đ ự toán) với g iá trúng thầu- TG


3
pháp luật về đấu thầu nhằm đáp ứng các yêu cầu của công cuộc phát triển kinh
tế, xây dựng đất nước trong điều kiện mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về quy trình đấu thầu trong các hoạt
động xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật Việt Nam và theo quy định của một s ố tổ chức quốc tê' trong trường hợp
đấu thầu có sử dụng nguồn vốn OD A.
Luận văn không đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
thực hiện quy trình đấu thầu trên thực tế mà chỉ tiếp cận tới các vấn đề đó từ
góc độ luật thực định.
4.Phuơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chung và các phương
pháp cụ thể như phân tích so sánh, biện chứng, thống kê, sơ đồ, lôgic và lịch sử.
5.

Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bản luận văn được kết cấu thành 3 chương
như sau:
Chương I: Khái quát chung về đấu thầu.
Chương II: Thực trạng qui định pháp luật vù thực tiễn thi hành pháp luật đấu
thầu trong các hoạt động xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và
ODA.
Chương III: Một s ố kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu thầu trong các
hoạt động xây dựng bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước và ODA
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về lý luận, luận văn là công trình độc lập, đầu tiên nghiên cứu tương đối
hệ thống các quy định pháp luật về đâu thầu của Việt nam cũng như của một số
nước và tổ chức quốc tế có liên quan chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực xây
dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn ODA. Luận văn cũng đã bước
đầu tiếp cận thực tiễn thi hành pháp luật về đấu thầu nhằm làm rõ nguyên nhân
của các bất cập từ đó đề xuất những kiến nghị cụ thể, có tính khả thi nhằm hoàn
thiện quy định pháp luật về đấu thầu trong lĩnh vực xây dựng trong điều kiện

xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay.


4
Đấu thầu trong xây dựng nói chung, Đấu thầu trong xây dựng bằng
nguôn V ố n ngân sách nhà nước và vốn ODA nói riêng là vấn đề phức tạp và còn
tương đối mới ở Việt Nam cả về mặt ]ý luận, luật thực định và cả thực tiễn thi
hành. Để thực hiện luận vãn này chúng tôi đã tiến hành xử lý một khối lượng
lớn các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật liên quan của Việt Nam và một số
tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn, hiểu biết và kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, khiém
khuyết. Chung tôi mong nhận được sự đóng góp của các nhà giáo, nhà nghiên
cứu, các bạn bè và đồng nghiệp quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Dương Thanh
Mai- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu pháp lý, Bộ Tư Pháp, PGS-TS Lê Hồng
Hạnh- Phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà nội. cảm ơn các thầy cô giáo
đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình đào tạo tại trường
Đại học luật Hà Nội. Cảm ơn bạn bè đồng nghiệp đã cung cấp nhiều thông tin
tài liệu liên quan cho tôi hoàn thành bản luận văn này.

Hà nội, ngày 29 tháng 05 năm 2003.


5
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỂ ĐẤU THẨU.
1.1. Đâu thầu và bản chất pháp lý của đấu thầu
1.1.1.Khái niệm về đấu thầu.
Khoảng đầu và đặc biệt là giữa thế kỷ 20, nền kinh tế thị trường xuất
hiện ở nhiều nơi trên thế giới, cộng thêm là sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ

của cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới. Đi đôi với sự
kiện đó là sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trong mọi ngành, mọi lĩnh
vực đặc biệt là trong lĩnh vực mua bán. Khi một người có nhu cầu mua sắm
một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó thì cùng lúc rất nhiều thương nhân có
khả năng đáp ứng được nhu cầu ấy. Để giành được quyền cung cấp hàng hoá,
dịch vụ phía cung cấp hàng hoá, dịch vụ có the dùng các phương pháp khác
nhau, thậm chí có khi dùng cả những phương pháp không lành mạnh.
Về phía người mua hàng, dịch vụ thì sự xuất hiện của nhiều nhà cung cấp
hàng hoá, dịch vụ tạo cơ hội cho họ lựa chọn một cách rộng rãi. Trong hoàn
cảnh đó, người mua thường phải đắn đo, cân nhắc xem nên chọn nhà cung cấp
nào để đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ, để tiết kiệm được chi phí và hạn
chế đến mức thấp nhất những tranh chấp có thể gây thiệt hại về vật chất hoặc
phương hại đến uy tín của các bên hữu quan. Đối với những loại hàng hoá hoặc
dịch vụ có giá trị lớn thì sự lựa chọn càng phải thận trọng, thậm chí nhiều khi
cần đên cả việc tư vấn đặc biệt về chuyên môn. Lúc này, cần phải có một
phương thức mua bán mới để đáp ứng các yêu cầu và lợi ích của cả bên mua và
bên bán mà không gây tổn hại đến lợi ích chung của xã hội. Phương thức đó là
đấu thầu mua sắm.
Mặc dù đấu thầu mua sắm đã trở thành rất phổ biến trong nền kinh tế thị
trường nhưng các từ điển chuyên ngành kinh tế, luật học thì mới chỉ đưa ra
những giải thích khá ngắn gọn, chung chung về thuật ngữ này. Từ điển kinh
doanh của Anh (Longman Dictionary of Business English) giải thích ;'Đấu thầu
mua sắm là việc sử dụng các phương pháp hoặc nỗ lực đặc biệt để nhận được
hay mua được” còn Từ điển luật của Black’s thì giải thích:” Đấu thầu mua sắm
là các hành động hay cách thức để nhạn được, mua được; là việc người mua và
người bán gặp gỡ nhau sao cho người bán có cơ hội để bán hàng của mình” còn
“Hợp đồng đấu thầu mua sắm là hợp đồng giữa Chính phủ với người-sản xuất
hay người cung ứng hàng hoá, dịch vụ về những điều kiện theo đó hàng hoá
hoặc dịch vụ được làm ra và giao cho Chính phủ. Hợp đồng này do các quy chế,
các văn bản pháp luật điều ọhỉnh và phải tuân theo các hình thức chuân”.



6
Hầu hết các nước có nen kinh tế thị trường đều đã ban hành các văn bản
pháp luật về đấu thầu mua sắm; các tổ chức thương mại, tổ chức ngân hàng
quốc tế cũng đã ban hành Quy chế đấu thầu mua sắm riêng của mình nhưng
trong các văn bản đó đều không có định nghĩa mang tính mô tả hay giải thích
đầy đủ về thuật ngữ đấu thầu, đấu thầu mua sắm. Tại Việt Nam, Quy chẽ đấu
thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính
phủ giải thích tại Điều 3 “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các
yêu cầu của bên mời thầu”. Quy định về mua sàm trong phạm vi vốn vay Ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB) tuy không định nghĩa nhưng có khái quát về quá
trình đấu thầu từ góc độ mục đích ” Mục đích của đấu thầu cạnh tranh quốc tế
là tạo ra một phạm vi rộng rãi cho Bên vay (Bên mời thầu) trong việc lựa chọn
hồ sơ tốt nhất trong số những người cung cấp hàng hoá/ nhà xây dựng tham gia
đau thầu và để tạo cơ hội đầy đủ, công bằng và bình đẳng cho tất cả những
người dự thầu có tiềm năng của các nước thành viên tham gia đấu thâu cung cấp
hàng hoá và xây dựng công trình sử dụng vôn vay từ Ngân hàng”
Từ các văn bản, tài liệu và thực tiẻn về đấu thầu, có thể tạm thời khái quát
một cách hiểu về đấu thầu như sau:
Đấu thầu mua sắm là một phương thức mua sắm hàng hoá, dịch vụ đặc
biệt và cố hiệu quả, p h ổ biến trong nền kinh tể thị trường, trong đó bên mua
(Bên mời thầu) c ông bô' trước những điều kiện mua sắm của mình đ ể các bên
bán/ cung cấp dịch vụ ị Nhà thầu) tham khảo và tham gia cạnh tranh một cách
bình đẳng, công bằng, sau đó Bên mời thầu s ẽ chọn mua hàng hoá/ dịch vụ của
Nhả thầu nào có giá bán được đánh giá thấp nhất và có các điều kiện khác phù
hợp hơn cả với điều kiện mà Bên mời thầu đã công bố.
Như vậy, có thể thấy rằng phương thức đấu thầu đã xuất hiện cùng với sự
ra đời của nền kinh tế thị trường, ở đâu nền kinh tế thị trường phát triển càng
mạnh, tính cạnh tranh càng cao thì ở đó phương thức đấu thầu càng được áp

dụng rộng rãi và ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của mình. Mục đích của đấu thầu
là nâng cao hiệu quả kinh tế của việc mua sắm hàng hoá, dịch vụ thông qua việc
khuyến khích và tạo điều kiện cho sự tham gia bình đẳng của nhiều bên bán/
cung cấp dịch vụ, từ đó tăng tính cạnh tranh giữa họ trong việc nâng cao chất
lượng và giảm giá bán hàng hoá, dịch vụ.
1.1.2 Bản chất pháp lý của đấu thầu.
Nhận thức rõ vị trí và ý nghĩa quan trọng của đấu thầu trong mua sắm
hàng hoá, dịch vụ, xây lắp nên như trên đã đề cập, các nhà nước có nền kinh tế


7
thị trường lâu đời đều đã sớm điều chỉnh quá trình đấu thầu bằng công cụ pháp
luật để đảm bảo đạt được mục tiêu của đãu thầu. Hình thức điều chỉnh thường la
Quy chế đấu thầu do Chính phủ ban hành hoặc Quy chế mẫu cùng những hướng
dẫn áp dụng cụ thể của các tổ chức thương mại, ngân hàng quốc tế. Mặc dù có
thể có những quy định cụ thể khác nhau nhưng các quy chế này thường gặp
nhau ở mục tiêu chung là tạo ra một sân chơi bình đẳng với những điều kiện và
luật chơi minh bạch, công bằng để khuyến khích sự tham gia của đông đảo các
nhà thầu vào quá trình mua sắm, qua đó, thúc đẩy giao lưu thương mại, làm
tăng khả năng cạnh tranh của các nhà thầu, nâng cao hiệu quả kinh tế của đấu
thầu, tạo lập niềm tin trong xã hội về hiệu quả của đấu thầu.
Luật mẫu của ƯNCITRAL về đấu thầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ, xây
lap khẳng định việc điều chỉnh quá trình đấu thầu nhằm 6 mục tiêu: nâng cao
hiệu quả kinh tế của đấu thầu; yêu cầu và khuyến khích sự tham gia của các nhà
cung ứng hàng hoá, xây lắp, dịch vụ không phụ thuộc vào quốc tịch của người
đó; thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ, xây lắp; đảm
bảo sự đối xử công bằng, bình đẳng giữa các nhà cung ứng hàng hoá, dịch vụ,
xây lắp; nâng cao uy tín và sự tin cậy của xã hội đối với quá trình đấu thầu và
đạt được sự minh bạch của quá trình đấu thầu.
Bản chất pháp lý của đấu thầu phải được nhận điện qua các đặc trưng của

quá trình đấu thầu. Có thể tạm rút ra một số đặc trưng sau:
Thứ nhất: Đấu thầu là một quá trình đa chủ th ể
Trong quan hệ đấu thầu luôn có hai bên là bên mời thầu và bên dự thầu.
Bên mời thầu thông thường là chủ sở hữu của nguồn vốn được dùng để mua sắm
hàng hoá, địch vụ. Trong một số trường hợp, bên mời thầu chỉ là người được
giao quyền sử dụng vốn để mua sắm hàng hoá, dịch vụ. Trong những trường
hợp đó thì người chủ sở hữu đích thực của nguồn vốn này sẽ có vai trò chi phôi
nhất định đối với gói thầu. Bên dự thầu là bên có khả năng cung cấp hàng hoá,
dịch vụ nhưng không phải bất kỳ chủ thể nào cũng có thể trở thành bên dự thầu
mà chỉ những chủ thể có năng lực thực hiện và không ở trong diện bị loại trừ
theo các liêu chuẩn do bên mời thầu đặt ra inới có quyền trở thành bên tham dự
thầu. Trong quan hệ đấu thầu chủ thể thứ ba cũng thường xuất hiện đó ỉà các
nhà tư vấn, họ hiện diện như một nhân tố đảm bảo cho quá trình đấu thầu được
thực hiện nghiêm túc đến từng chi tiết, mọi sự bất cập về kỹ thuật hoặc tiến độ
được phát hiện kịp thời, những biện pháp điều chinh thích hợp được đưa ra đúng
lúc


8
Một chủ thể nữa cũng thường thấy trong quan hệ đấu thầu, tuy không trực
tiếp tham gia vào quan hệ đấu thầu nhưng lại giữ vai trò quyết định đó_là bên
sở hữu nguồn vốn. Hoạt động mua sắm hàng hoá, dịch vụ theo Qui chế đấu thầu
thường sử dụng nguồn vốn lớn không phải là của cá nhân mà là của các tổ chức,
phía cho vay, đó là Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức quốc tế. Quan hệ giữa các
chủ thể này với bên mời thầu cần được xác định rõ để không có sự can thiệp
trực tiếp vào quá trình đấu thầu nhưng vẫn đảm bảo được sự kiểm soát mục tiêu
sử dụng vốn. Điều này thể hiên rõ trong Điều 1.5 Bản hướng dẫn mua sắm trong
phạm vi vốn vay IBRD và tín dụng IDA có qui định : “Các hợp đồng hàng hoá
hoặc xây lắp được tài trợ toàn bộ hay một phần bằng vốn vay của Ngân hàng
thì các thủ tục phải tuân theo hướng dẫn của Ngân hàng.”

Ngoài các chủ thể trên, còn xuất hiện một chủ thể nữa đó là các cơ quan,
cá nhân có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu. Chủ thể này xuất
hiện đảm bảo cho quá trình đấu thầu mua sắm hàng hoá, dịch vụ được tiến hành
theo đúng thủ tục đã được nhất trí, phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót
trong toàn bộ qui trình đấu thầu, kiểm tra lần cuối cùng trước bước sang giai
đoạn ký và thực hiện hợp đồng.
Thứ hai: Đấu thầu là một quy trình gồm nhiêu giai đoạn
Một đặc điểm nữa của đấu thầu đó là một qui trình có nhiều giai đoạn,
giữa các giai đoạn có sự liên hệ mật thiết với nhau, giai đoạn trước là tiền đề để
triển khai giai đoạn sau. Môĩ giai đoạn được tiến hành nhằm thực hiện một mục
tiêu khác nhau. Tuy có những mục tiêu khác nhau nhưng những mục tiêu này
đều nằm trong một thể thống nhất đó là nhằm đạt được tính hiệu quả trong hoạt
động mua sắm hàng hoá, dịch vụ và khi tham gia vào từng giai đoạn các chủ thể
của quan hệ đấu thầu phải luân theo những qui tắc chung.
Thứ ba: Đấu thầu là một giai đoạn tiền hợp đồng nhằm lựa chọn đối
tác, nhà thầu phù hợp đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án.
M ột đặc điểm khác nữa của đấu thầu, đó là một khâu, một giai đoạn tiền
hợp đồng. Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận của các bên, sự thoả thuận
này có thể thể hiện bằng văn bản, bằng miệng hoặc bằng hành vi trên nhiều lĩnh
vực như dân sự, kinh tế, lao động, thương mại. Để đi đến sự thoả thuận này có
thể qua một hay một số giai đoạn nhất định. Thông thường phần lớn các hợp
đồng đều qua giai đoạn đàm phán để đi đên thoả thuận và ký kết hợp đồng.
Nhưng cũng có một số loại hợp đồng đặc thù để đi đến giai đoạn các bên có thể
gặp gỡ để đàm phán thì phải qua một giai đoạn lựa chọn đối tác có đủ khả năng


9
đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để đàm phán. Giai đoạn này được gọi là
đấu thầu. Việc đấu thầu với mục đích là nhãm lựa chọn đối tác, nhà thầu phù
hợp đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án.

Thứ tư: Đấu thầu là quá trình cạnh tranh bình đẳng và công khai,
minh bạch
Khi mua sắm qua đấu thầu, bên mua đưa ra trước các yêu cầu của mình
để bên bán căn cứ vào đó cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Điều này khác với mua
sắm thông thường là bên mua đi tìm mua những hàng hoá có sẵn mà có thể đáp
ứng yêu cầu của mình. Nhờ đặc điểm này, mà đấu thầu tạo ra ưu thế cho bên
mua, bên mua có thể kiểm soát được chất lượng hàng hóa dịch vụ và bên bán
muốn bán được hàng hoá dịch vụ thì bắt buộc phải đáp ứng các yêu cáu của bên
mua. Tuy nhiên, không phải bất kỳ bên bán nào cứ đáp ứng yêu cầu của bên
mua là có thể bán được hàng hoá, dịch vụ, mà chỉ bên bán nào vừa đáp ứng các
yêu cầu của bên bán vừa có những ưu thế vượt trội hơn các bên bán khác thì
mới có khả năng bán được hàng hoá, dịch vụ, tức giữa các bên bán phải có sự
cạnh tranh. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này không phải là vô nguyên tắc mà nó
phải tuân theo những yêu cầu, điều kiện rất chặt chẽ, nghiêm khắc, thống nhất
đảm bảo sự công bằng giữa các nhà thầu. Tính công bằng được thể hiện ở việc
các nhà thầu được hưởng các điều kiện, cơ hội như nhau trong quá trình đấu
thầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện đặt ra đối với các
nhà thãu ià ngang nhau, đồng thời ngoài các thông tin cần giữ bí mật, còn các
thông tin về đáu thầu được cung cấp cho các nhà thầu phải như nhau, không
được có sự phân biệt đối xử. Điều này tạo ra sự canh tranh thực sự giữa các nhà
thầu và cũng là sơ sở để bên mời thầu đánh giá các nhà thầu khác nhau, chính
sự cạnh tranh và công bằng là cơ sở để thể hiện tính minh bạch. Vì khi các nhà
thầu đã có được sự công bằng, để cạnh tranh với nhau, họ phải công khai đưa ra
các thông tin của mình về tài chính, kinh nghiệm, năng lực. Nhờ tính minh
bạch này mà nhà thầu có thể thể hiện được năng lực của mình để cạnh tranh với
các nhà thầu khác và bên mời thầu có điều kiện để hiểu rõ hơn năng lực của
từng nhà thầu để tuyển chọn.
Trước khi đi đến giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng, các nhà thâu phải
trải qua giai đoạn xem xét về khá năng kinh nghiệm, tài chính, kỹ thuật có thể
đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu, có khả năng thực hiện dự án hay không.

Để chứng minh khả năng của mình, các nhà thầu có nhu cầu thực hiện dự án
phải trải qua giai đoạn đấu thầu. Cũng giống như trong bán đấu giá, người mua
nào trả giá cao nhất, vượt trội hơn nhũng người mua khác thì sẽ trở thành người

r


10
thắng cuộc trong cuộc bán đấu giá, thỉ trong đấu thầu cũng vậy, nhà thầu nào
chào giá hấp dẫn, có kinh nghiệm, có kỹ thuật vượt trội hơn nhà thầu khác sẽ
được chọn làm đối tác để đàm phán, ký hợp đồng thực hiện dự án tức các nhà
thâu phải cạnh tranh với nhau để giành phần thắng về mình
Đặc điểm th ứ năm: đấu thầu có th ể được thực hiện trên cơ sở từng gói
thầu. Gói thầu được hiểu đó là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự
án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có qui
mô hợp lý và đảm bao tính đồng bộ của dự án. Thông thường việc phân chia dự
án thành gói thầu được căn cứ vào tính chất kỹ thuật, công nghệ hoặc trình tự
thực hiện dự án. Việc phân chia này đảm bảo cho nhà thầu lựa chọn được nhà
thầu phù hợp với từng gói thầu và cũng tạo cơ hội thuận lợi cho sự tham gia của
các nhà thầu. Việc quyết định phân chia dự án thành từng gói thầu phải có căn
cứ, dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi để tìm ra căn cứ, tính hợp lý của việc
phân chia dự án.
Đặc điểm th ứ sáu là khi tham gia đấu thầu, nhà thầu phải có bảo lãnh dự
thầu. Bảo lãnh là việc một bên dùng tài sản, uy tín hoặc cam kết thực hiện một
công việc thay cho bên khác khi bên đó không thực hiện đúng cam kết. Cũng
giống như cách hiểu thông thường về bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu là việc nhà
thầu đặt một khoản tiền mặt, séc hoặc bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình
thức
tương đương vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo qui định trong hồ
sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu đối với hồ sơ dự thầu. Việc

bảo lãnh thông thường do một ngân hàng đứng ra bảo lãnh và ngân hàng phải
lập giấy cam kết bảo lãnh gửi kèm theo hồ sơ dự thầu cho bên mời thầu. Trong
đó ghi nhận phía bảo lãnh sẽ cam kết trả cho bên mời thầu một số tiền ngay sau
khi nhận được văn bản yêu cầu của bên mời thầu. Khi nhà thầu rút đơn dự thầu
trong thời hạn có hiệu lực của của hồ sơ dự thầu đã được qui định trong hồ sơ
mời thầu hoặc khi nhà thầu đã được bên mời thầu thông báo trúng thầu trong
thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà nhà thầu từ chối thực hiện hợp đồng
hoặc không có khả năng nộp hoặc từ chối nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bảo đảm nhà thầu không thay đổi ý
định và huỷ bỏ việc tham gia đấu thầu và cũng là biện pháp để loại bỏ những
nhà thầu không nghiêm túc. Số tiền bảo lãnh dự thầu sẽ được trả cho những nhà
thầu không trúng thầu trong thời hạn nhất định.
1.1.3. Hình thức và nguyên tắc đấu thầu.
1.1.3.1 Hình thức đấu thầu.


LI
Hình thức đấu thầu là cách thức lựa chọn nhà thâu, tuỳ thuộc vào nội
dung đấu thầu mà có các cách Ihức khác nhau để lựachọn nhà thầu. Nóichung
đấu thầu thường được tiến hành với các nội dung sau:
- Đấu thầu mua sắm thiết bị hàng hoá.
- Đấu thầu xây lắp
- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
- Đấu thầu dự án (bao gồm tất cả 3 nội dung trên)
Tạm thời nhóm nội dung đấu thầu như trên thì đấu thầu có những hình
thức sau:
a.Dựa vào chủ th ể tham gia đấu thầu, đấu thầu có hai hình thức:
- Đấu thầu trong nước: là cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham
dự.
- Đau thầu quốc tế: là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham

dự.
b.

Dựa vào mức độ, tính chất quan trọng của dự án đầu tư cần đấu thầu thì có

th ể tổ chức đấu thầu theo một trong hai hình thức sưu:
- Đấu thầu rộng rãi: được hiểu là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng các
nhà thầu tham gia nếu họ có đủ điều kiện. Khi tổ chức đấu thầu theo hình thức
này, bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu về các điều kiện,
thời gian dự thầu để các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự thầu. Đây là hình
thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu, tạo cơ hội cho đông đảo các nhà
thầu tham dự thầu. Hình thức đấu thầu rộng rãi có thể được tiến hành theo các
phương thức:
+ Đấu thầu rộng rãi một túi hồ sơ: Nhà thầu chỉ cần nộp hồ sơ dự thầu gồm các
nội dung về hành chính pháp lý, tài chính, kỹ thuật, thương mại, đề xuất về kỹ
thuậi và các nội dung khác trong một túi hồ sơ chung.
+ Đấu thầu rộng rãi một giai đoạn hai túi hồ sơ: là phương thức mà nhà thầu
nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng
một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được xem xét trước để đánh giá
các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề
xuất về giá để đánh giá. Phương thức này cũng được áp dụng đối với đấu thầu
tuyển chọn tư vấn, vì mục đích cao nhất của đấu thầu thuê tư vấn là tìm được


12
nhà tư vấn có trình độ kinh nghiệm, năng lực cao nhất. Chỉ khi nào nhà thầu có
đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu về trình độ kinh nghiệm, năng lực nhất định
thì bên mời thầu sẽ xem xét tiếp tới phương án đề xuất về tài chính để lựa chọn
nhà thầu có gia thấp nhất.

- Đấu thầu rộng rãi hai giai đoạn. Phương thức này áp dụng cho những trường
hợp sau: với các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá trị từ 3 tỷ đồng
trở lẽn, các gói thầu mua sắm hàng hoá có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị
toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt phức
tạp hoặc với các dự án thực hiện theo hợp đồng chìa khoá trao tay. Trong quá
trình xem xét, chủ đầu tư có điều kiện hoàn thiện yêu cầu về mặt công nghệ, kỹ
thuật và các điều kiện tài chính của hồ sơ mời thầu.
+ Giai đoạn thứ nhất: các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ
thuật và phương án tài chính (chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận
cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để
nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình.
+ Giai đoạn thứ hai: Bên mời thầu mời các nhà thầu tham gia đấu thầu tham gia
giai đoạn thứ nhất nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã được bổ
sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính
với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điêu kiện hợp đồng, giá dự thầu để
đánh và xếp hạng.
Đấu thầu hạn chế: đây là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số
nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ năng lực thạm dự. Danh sách nhà thầu tham dự
phải được người có thám quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận trên cơ sở
phải đảm bảo khách quan công bằng và đúng đối tượng. Hình thức này chỉ được
xem xét áp dụng khi có một trong các điều kiện sau:
- Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu
- Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiẽn hành đấu thầu hạn chế.
- Do tình hình cụ thể của từng gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
1.1.3.2. N guyên tắc đấu thầu
Với mỗi lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng, thông thường hay có những
nguyên tắc chung do pháp luật qui định để điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh
vực đó. N guyên tác là những tư tuởng chỉ đạo, cơ bản, mang tính chất xuất phát
điểm, giữ vai trò chủ đạo, định hướng cho các hoạt động trong một lĩnh vực.
Với đấu thầu cũng vậy, là một quan hệ xã hội liên quan đến các hoạt động xây



13
dựng, mua sắm trang thiét bị đáp ứng tốt nhất các đòi hỏi về chất lượng, kỹ
thuật, tiến độ thực hiện, chi phí... cho dự án đầu tư phát triển nên cần phải tuân
thủ chặt chẽ những nguyên tắc chung về đâu thẩu. Những nguyên tắc này gồm:
ư.Nguyên rắc coi trọng tính hiệu quả và kinh tế
Các gói thầu phải được tiến hành trên cơ sở có sự tính toán kỹ về hiệu quả
mọi mặt, nhất là hiệu quả kinh tế. Chỉ được tổ chức đấu thầu khi bên mời thầu
chứng minh được ưu thế của đấu thầu so với áp dụng các hình thức mua sắm
khác. Không được lợi dụng danh nghĩa đấu thầu, tổ chức đấu thầu một cách tuỳ
tiện để nhằm mục đích thu lợi cá nhân. Việc chọn hình thức đấu thầu nào cũng
phải xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của từng gói thầu, sao cho có hiệu quả nhất.
b. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang nhau.
Đặc điểm của đâu thầu đó là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu. Cạnh tranh
là quá trình trong đó mỗi chủ thể tham gia một quan hệ kinh tế thực hiện những
biện pháp có thể nhằm mục đích thu được nhiều lợi ích kinh tế hơn so với các
chủ khác cùng tham gia quan hệ đó. Để đảm bảo tính cạnh tranh, mỗi cuộc đấu
thầu đều phải được thực hiện với sự tham gia của một số nhà thầu có đủ năng
lực để tạo ra một cuộc canh tranh mạnh mẽ. Cạnh tranh là để giành phần tháng
trong cuộc chạy đua giữa các đấu thầu, các nhà thầu phải chạy đua với nhau
bằng cách đưa ra những điều kiện ưu đãi nhất có thể trong phạm vi năng lực của

mình để

có thể Ihắng thâu. Đáp ứng mục tiêu của đấu thầu đặt ra là lựa chọn
nhà thầu có đủ năng lực đưa ra các ưu đãi nhất về tài chính, kỹ thuật, tiến độ
thực hiện... Để có thể thực hiện được các yêu cầu của dự án. Thông qua đấu
thầu cạnh tranh giúp bên mời thầu có thể xem xét, lựa chọn nhà thầu nào đưa ra
điều kiện tối ưu về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí... để

đạt được mục tiêu thực hiện dự án của mình một cách tốt nhất.
Tuy nhiên sự cạnh tranh đó phải diễn ra trên cơ sở công bằng, có nghĩa tất cả
các nhà thầu đều phải được hưởng cơ hội, điều kiện ngang nhau trong quá trình
đấu thầu. Bên mời thầu phải có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện đặt ra với
các nhà thầu là ngang nhau. Đồng thời mọi thông tin về đấu thầu được cung cấp
cho các nhà thầu là như nhau, không được có sự phân biệt đối xử. Có như vậy,

mới tạo ra một quá trình cạnh tranh thực sự giữa các nhà thầu và cũng tạo cơ sở
để bên mời thầu đánh giá các nhà thầu khác nhau một cách khách quan. Mọi
hành động của bên mời thầu tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nhà thầu, chẳng
hạn giành sự ưu tiên cho một nhà thầu nào đó ngoài qui định, hoặc có hành vi
giúp đỡ cho một nhà thầu nào đó ngoài qui định, hoặc để lộ thông tin cần giữ bí


14
mật cho một nhà thầu nào đó, hoặc có hành vi giúp đỡ một nhà thầu nhằm loại
bỏ các nhà thầu khác một cách không khách quan, đều là trái với nguyên tắc
này, đi ngược lại với lợi ích của tất cả các bên, nó phủ nhận tính cạnh tranh
trong phát triển kinh tế.
c. Nguyên tắc dữ liệu dầy đủ.
Đấu thầu là một quá trình phức tạp, phải qua nhiều giai đoạn. Do vậy, các
giai đoạn của đấu thầu phải được chuẩn bị hết sức cẩn thận và đầy đủ. Chuẩn bị
cho việc đâu thầu lập kế hoạch đấu thầu là giai đoạn quan trọng của đấu
thầu.Trong giai đoạn này phải làm rõ nội dung các công việc của dự án cần
đươc ứiực hiện, các yêu cầu đối với các nhà thầu. Bất cứ cuộc đấu thầu nào
cũng phải có các dữ kiện cho đấu thầu được bên mời th ÌU chuẩn bị và đưa ra
cho các nhà thầu xem xét. Các dữ kiện này là cơ sở cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ
dự thầu và cũng là căn cứ để cho bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Do tính
chất quan trọng của dữ kiện nên việc đề ra các yêu cầu, việc lập dữ kiện phải do
một tổ chức chuyên môn tiến hành, vì đây là cơ sở cho việc thực hiện đấu thầu,

nếu dữ kiệu không đầy đủ, không chuẩn xác thì rất có thể sẽ phải bổ sung, đấu
thầu lại hoặc huỷ bỏ việc đấu thầu gây ra sự lãng phí về thời gian, tiền bạc, công
sức. Các dữ liệu này, các nhà thầu phải được nhận đầy đủ với các thông tin chi
tiết, rõ ràng, cụ thể và có hệ thống về qui mô, khối lượng, qui cách, yêu cầu chất
lượng của công trình hay hàng hoá, dịch vụ cần cung líng, về tiến độ, điều kiện
thực hiện ...Chí khi nhận được đầy đủ dữ liệu thì nhà thầu mới biết được các yêu
cầu do bên mời thầu đặt ra. Từ đó họ xem xét khả năng của mình làm thế nào
để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đó. Như vậy, nguyên tắc dữ liệu đầy đủ thể hiện
trách nhiệm của chủ dự án phải nghiên cứu, tính toán, cân nhắc thấu đáo để có
thể tiên liệu rất kỹ và rất chắc về mọi yếu tố có liên quan, tránh tình trạng chuẩn
bị sơ sài, tắc trách. Chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ mọi dữ liệu của đấu thầu và
thông báo cho tất cả các nhà thầu biết rõ không phải chỉ diễn ra một lần, mà
trong quá trình đấu thầu nếu một nhà thầu nào đó thắc mắc về các dữ liệu này
thì bên mời thầu có trách nhiệm xem xét và có thể sửa đổi dữ liệu,sau đó thông
báo cho tất cả các nhà thầu cùng biết. Việc thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dữ
liệu đay đủ sẽ góp phần bảo đảm thành công của đấu thầu.
d. Nguyên tắc đánh giá công bằng.
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của đấu thầu, nguyên tắc
này thể hiện trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải bảo đảm sự bình đẳng,
không thiên vị, việc đánh giá được tiến hành căn cứ vào những chuẩn mực
chưng thống nhất. Hệ thống chuẩn mực này là các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tài


15
chính, năng lực, kinh nghiệm, tiến độ thực hiện ...Được qui định rõ ràng, cụ thể
trong hồ sơ mời thầu. Bên cạnh đó việc đánh giá công bằng các hồ sơ đấu thầu
được thực hiện bởi một hội đồng xét thầu có đủ năng lực và phẩm chất, khách
quan. Muốn đảm bảo được điều này, thì các thông tin về hội đồng xét thầu, tổ
chức chấm thầu phải được giữ bí mật đến phút cuối, tránh xẩy ra tiêu cực ảnh
hưởng đến việc đánh giá hồ sơ dự thầu. Ngoài ra khi đánh giá và đưa ra các qui

định về hồ sơ đấu thầu nào được chọn hoặc loại bỏ thì hội đồng xét thầu đều
phải đưa ra lý do để “chọn” hay “bị loại” nhằm mục đích tránh sự nghi ngờ
kiện tụng của các nhà thầu. Điều này góp phần hạn chế tối đa những tranh chấp,
kiện tụng giữa các bên, đồng thời tránh việc gây phương hại đên các bên hữu
quan, tạo sự yên tâm cho các nhà thầu đem hết khả năng, điều kiện sẩn có để
tham gia đấu thầu với mong muốn giành được phần thang.
e. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh.
Nguyên tắc này xuyên suốt cả qúa trình đấu thầu với những qui định rõ
ràng về quyền và trách nhiệm của các bên khi tham gia vào quá trình đấu thầu,
trách nhiệm của các bên đều được qui định cụ thể trong hợp đồng. Bên cạnh
những quyền lợi nghĩa vụ của các bên liên quan được đề cập và chi tiết hoá thì
trách nhiệm của mỗi bên với từng phần việc cụ thể cũng được phân định một
cách rõ ràng để tránh việc rũ bỏ trách nhiệm, tránh việc sai sót không bị xử lý,
không phải chịu trách nhiệm. Mỗi bên liên quan đều nhận thức rõ những hậu
quả gì nếu có sơ suất và do vậy, mỗi bên đều phải nỗ lực tối đa, tận tâm vào
thực hiện công việc phòng ngừa rủi ro có thể xẩy ra. Nguyên tắc này tạo ra sự
nghiêm túc trong công tác đấu thầu, hạn chế, tránh những tiêu cực có thể xẩy ra
giúp cho quá trình đấu thầu được tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả và góp phần
mang lại lợi ích kinh tế cho các bên. Mặt khác nguyên tắc này là cơ sở để các
bên có ý thức tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong đấu
thầu.
g. Nguyên tắc bảo lãnh thích đáng.
Trong đáu thầu bao giờ cũng nhằm đảm bảo hài hoà lợi ích giữa bên mời
thầu và nhà thầu, để đảm bảo sự hài hoà này cần có sự cố gắng nỗ lực từ hai
bên, nếu như vì sự ứng xử thiếu nghiêm túc của một trong hai bên sẽ gây thiệt
hại cho bên kia. Để thực hiện được quá trình đấu thầu một cách trọn vẹn cần có
biện pháp thích hợp, nhằm tránh sự thay đổi ý định và huỷ bỏ việc đấu thầu của
nhà thầu và loại bỏ những nhà thầu không nghiêm túc. Một trong những biện
pháp đó là bảo lãnh dự thầu. Đây là một chẽ định giúp cho bên mời thầu tránh
đuỢc rủi ro, do cách ứng xử của nhà thầu gây ra. Do đó, trong các qui chế về



16
đấu thầu bao giờ cũng có qui định về bảo lãnh đấu thầu, tức khi Iham gia đấu
thầu nhà thầu bao giò' cũng phải nộp một khoản tiền bảo lãnh như một bộ phận
của hồ sơ đấu thầu. Hồ sơ dự thầu không có bảo lãnh sẽ không được chấp nhạn.
Thông thường việc bảo lãnh do một ngân hàng đứng ra bảo lãnh, trong cam kết
bảo lãnh, ngân hàng sẽ cam kết trả cho bên mời thầu một khoản tiền khi nhà
thầu vi phạm một trong các điều kiện như: nhà thầu rút đơn trong thời hạn có
hiệu lực của hồ sơ dự thầu đã qui định trong hồ sơ mời thầu hoặc nhà thầu đã
được bên mời thầu thông báo trúng thầu trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự
thầu mà không có khả năng nộp hoặc từ chối nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Việc tuân thủ các nguyên tắc nói trên đảm bảo cho đấu thầu đạt được hiệu quả
tối ưu, nó kích thích các nỗ lực nghiêm túc của mỗi bên và thúc đẩy sự hợp tác
giữa các bên nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng,
tiến độ, tài chính của dự án và do đó nó đảm bảo lợi ích chính đáng cho cả chủ
công trình lẫn nhà thầu, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội.
h. Nguyên tắc minh bạch.
Việc đấu thầu là nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư, và cũng
là nhằm loại bỏ những tiêu cực hạn chế. Một trong những biện pháp để bảo đảm
mục tiêu này là thực hiện nguyên tắc minh bạch. Nguyên tắc minh bạch được áp
dụng với cả bên mời thầu và nhà thầu. Tính minh bạch trước hết thế hiện: các
thông tin về nhà thầu phải â u ic công khai. Nhà thầu có trách nhiệm công bố
công khai các thông tin của bản thân nhà thầu về tên nhà thầu, năm thành lập,
lĩnh vực tham dự thầu, năng lực về tài chính... để bên mời thầu biết để mời tham
dự thầu. Tính minh bạch yêu cầu đấu thầu phải công khai, công khai ở giai đoạn
mời thầu, mở thầu, xét thầu, công bố kết quả đấu thầu để tránh hiện tượng tiêu
cực xẩy ra ở từng khâu, làm ảnh hưởng đến hiệu qủa của dự án, để các nhà thâù
có cơ hội cạnh tranh công bằng nâng cao chất lượng của dự án. Ngoài các thông
tin cần giữ bí mật, các thông tin về yêu cầu đấu thầu phải được công khai, làm

căn cứ cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu.
i. Nguyên tắc bảo mật thông tin
Nguyên tắc này đòi hỏi mọi thông tin liên quan đến đấu thầu phải được
coi là những thông tin mật, và tất cả những người có nhiệm vụ tiến hành đấu
thầu phải có trách nhiệm giữ bí mật. Sau khi mở công khai các đơn dự thầu,
không một thông tin nào liên quan đến việc nghiên cứu, giải thích, lượng giá
các đơn dự thầu và kiến nghị chọn thầu được thông báo với bất cứ ai không có
liên quan chính thức đến những thủ tục này trước khi tuyên bố ai thắng thầu.


17
Bón mời thầu phải tiến hành mở thầu, đánh giá thầu và xét thắng thầu tuân thú
theo đúng pháp luật. Những thành viên của Hội đồng xét thầu phải là những
người có năng lực, phẩm chất, tư cách đạo đức tốt. Họ có nghĩa vụ không được
tiết lộ bất kỳ những thông tin nào liên quan đến đấu thầu cho tới trước khi tuyên
bố thắng thầu.
k. Nguyên tắc ưu tiên tuân thủ Điều ước quốc tế về vốn vay
Nguyên tắc này đòi hỏi với các gói thầu có sử dụng nguồn vốn vay của
các tổ chức quốc tế hoặc Nhà nước nước ngoài thì hoạt động đấu thầu còn phải
tuân thủ theo các qui định của Hiệp định vay vốn. Khi Hiệp định vay vốn đã
được ký kết giữa nước CHXHCN Việt Nam hoặc Chính phủ Việt Nam với Nhà
nước nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế thì Hiệp định này sẽ được ưu tiên áp dụng
để điều chỉnh hoạt động đấu thầu, kể cả trong trường hợp một số qui định của
Hiệp định này không thống nhất với các văn bản Luật hoặc văn bản dưới luật
của Việt Nam. Nguyên tắc này được thể hiện cụ thể trong Điều 2.13 của bản qui
định về mua sắm trong phạm vi vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á: “Khi
ngân hàng tài trợ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng, thì cần phải tham chiếu tới
Ngân hàng trong hồ sơ mời thầu như sau: (Tên bên vay) đã nhận một khoản vốn
vay (nguồn vốn thông thường hoặc nguồn vốn đặc biệt của Ngân hàng phát
triển Châu Á để trang trải chi phí của (tên dự án) và có ý định dùng số tiền của

khoản vay này để thanh toán theo hợp đồng (các hợp đồng) mà thư mời thầu đã
được phát hành. Những điều khoản và điều kiện của hợp đồng (các hợp đồng)
và điều kiện để Ngân hàng phát triển Châu Á thanh toán là phải tuân thủ theo
các điều kiện và điều khoản của Hiệp định vay vốn, kể cả “Qui định về đấu thầu
mua sắm trong phạm vi vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á”. Trừ khi
Ngân hàng có qui định khác đi, không ai khác ngoài bên vay có quyền đòi hỏi
quyền lợi từ Hiệp định vay vốn hoặc yêu cầu rót vốn vay”.
1. Nguyên tắc khuyến khích nhà thầu trong nước
Để đảm bảo quyền lợi của các nhà thầu trong nước, nhằm tạo công ăn
việc làm, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo điều kiện cho các nhà thầu khắc phục
điểm yếu khi tham gia đấu thầu quốc tế, pháp luật mỗi quốc gia thường có qui
định cụ thể về ưu đãi cho các nhà thầu trong nước. Chính sách ưu đãi này khổng
những chỉ có pháp luật quốc gia qui định mà ngay cả các tổ chức quốc tế cũng
có những qui định ưu đãi đối với những nước có sử dụng vốn vay chương trình
cho các cuộc đấu thầu quốc tế như qui định của ADB, điều 2.42 (b) bản qui
định về mua sắm trong phạm vi vốn vay ADB “theo yêu cầu của nước đi vay và
theo điều kiện được ngân hàng nhât trí viLgh trong hồ sơ mời thầu, một mức độ
TH Ư V IỆ N
I
TRƯ Ơ N G D A I
PH O N G G V

^Ã* K Ã N C í ị
A

0 + -


18
ưu đãi nhất định có thể được chấp thuận trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế cho

những hồ sơ dự thầu đối với:
i)

Hàng hoá sản xuất ở trong nước là bên vay khi so sánh hồ sơ dự thầu
cung cấp hàng hoá nhập khẩu và

ii)

Công trình xây dựng do nhà thầu hợp lệ trong nước là bên vay thực hiện,
khi so sánh với hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài.

Trong trường hợp hàng hoá trong nước hoặc nhà thầu trong nước được
phép hưởng ưu đãi theo các điều khoản của Hiệp định vay vốn, thì những
phương pháp và những qui định trong Hiệp định vay vốn cho việc xét thầu và so
sánh hồ sơ dự thầu phải được nêu rõ trong hồ sơ mời thầu”. Điều 1.3 bản hướng
dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA cũng qui định tương tự
1.1.4.Qui trình đấu thầu.
Qui trình đấu thầu cho một gói thầu thông thường gồm 3 giai đoạn:
-Giai đoạn sơ tuyển.
-Giai đoạn nộp và nhận đơn thầu.
-Giai đoạn mở thầu, đánh giá thầu và xét thắng thầu.
1.1.4.1.Giai đoạn sơ tuyển các nhà thầu.
Sơ tuyển các nhà thầu là quá trình xem xét và đánh giá sơ bộ các nhà thầu
nhằm mục đích lựa chọn ra các nhà thầu có khả năng tài chính và kỹ thuật để
mời dự thầu. Việc sơ tuyển là cần thiết cho các công trình xây lắp lớn và phức
tạp. Việc sơ tuyển sẽ phải căn cứ vào khả năng của những nhà thầu có triển
vọng để thực hiện hợp đồng một cách tốt nhất và phải tính tới kinh nghiệm và
kết quả thực hiện những hợp đồng tương tự trước đây của nhà thầu, khả năng về
nhân sự, máy móc thiết bị và tình hình tài chính của nhà thầu.
Giai đoạn sơ tuvển nhà thầu thường được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: M ời các nhà thầu dự sơ tuyển:
Việc mời các nhà thầu tham gia sơ tuyển được thực hiện bằng cách quảng
cáo hoặc thông báo rộng rãi trên báo chí, đài truyền hình, phát thanh về vấn đề
dự sơ tuyển đấu thầu. Nội dung của quảng cáo hoặc thông báo này phải đầy đủ,
chi tiết vế các điểm liên quan đến đấu thầu nhằm giúp các nhà thầu nắm một
cách khái quát về các yêu cau của bên mời thầu, đồng thời họ cũng tự đánh giá
bản thân xem mình có khả năng đáp ứng các yêu cau đó hay chưa, từ đó quyết


19
định có nên tham dự sơ tuyển đấu thầu hay không. Nội dung của thông báo này
gồm:
- Công bố tên chủ công trình.
- Nêu khái quát về dự án đầu tư như địa điểm thực hiện, qui mô dự án, tên
công trình, nguồn vốn
- Thông báo ngày phát tài liệu đấu thầu và ngày nộp đơn thầu.
- Chỉ dẫn làm đơn tự khai năng lực dự sơ tuyển.
- Ngày mà nhà thầu nộp bản tự khai năng lực dự sơ tuyển.
Qui định về việc công khai mời tất cả các nhà thầu có đủ năng lực đáp ứng
các yêu cầu của dự án chính là nhằm thực hiện nguyên tắc cạnh tranh với điều
kiện ngang nhau, nó giúp bên mời thầu có thể tìm ra được đối tác có lợi nhất
cho họ trong số nhiều nhà thầu dự sơ tuyển.
Bước 2: Phát và nộp các văn kiện dự sơ tuyển.
Sau khi quảng cáo, thông báo xong, bên mời thầu sẽ phát cho các nhà thầu
một số văn kiện đưa ra những câu hỏi về năng lực trên mọi lĩnh vực của nhà
thầu để xem xét đánh giá. Trong các văn kiện này nêu rõ nhũng vấn đề mà bên
mời thầu cần biết về các nhà thầu như thông tin về:
-Tinh trạng tổ chức và cơ cấu bộ máy hoạt động của nhà thầu
-Kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bên mời thầu dự định thực hiện dự án
-Nguồn lực của nhà thầu về quản lý, lao động, kỹ thuật, cơ sở vật chất

-Tinh trạng tài chính của nhà thầu.
Các nhà thầu sau khi nhận được văn kiện này phải trả lời đầy đủ các câu hỏi
của bên mời thầu và nộp văn kiện dự sơ tuyển cho bên mời thầu trong thời hạn
đã ghi trong thông báo hoặc quảng cáo về dự sơ tuyển. Quá thời hạn này, bên
mời thầu sẽ không nhận và coi như nhà thầu không tham gia đấu thầu. Trong
thời gian nhận hồ sơ dự sơ tuyển, nếu bên mời thầu nhận được các câu hỏi, thắc
mắc của các nhà thầu để làm rõ hồ sơ dự thầu, thì bên mời thầu phải trả lời
trong thời gian hợp lý để nhà thầu có đủ thời gian để sửa đổi hồ sơ dự sơ tuyển.
Khi nhận được tài liệu dự sơ tuyển của các nhà thầu. Bên mời thầu phải thông
báo lại cho từng nhà thầu biết là đã nhận được tài liệu của họ. Tất cả những
thông báo của hai bên cho nhau đều phải được lập thành văn bản thì mới có giá
trị pháp lý.


20
Bưoc 3: Bên mời thán tiến hành phân tích các s ố liệu dự sơ luyển, lựa chọn
danh sách các nhủ thau tham gia đấu thầu và thông báo danh sách này cho các
nhủ tháu biêt
Việc phân tích, đánh giá các số liệu về khả năng của các nhà thầu phải
được thực hiện hết sức công bằng, khách quan, vô tư theo cùng một tiêu chuẩn
do bên mời thầu đặt ra. Việc đánh giá này phải dựa trên cơ sở phân tích số liêu
về cơ câu tổ chức bộ máy, kinh nghiệm trong lĩnh vực mà dự án đầu tư sẽ được
thực hiện, trình độ đội ngũ quản lý, trình độ kỹ thuật, tay nghề cửa lao động,
tình trạng tài chính, tính phù hợp chung.
Dựa trên các số liệu được đánh giá, bên mời thầu sẽ lựa chọn ra những
nhà thầu đủ tiêu chuẩn, có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của dự án đầu tư để
đưa vào danh sách các ứng thầu. Sau khi lựa chọn được danh sách các nhà thầu
tham gia đấu thầu thì bên mời thau phải thông báo danh sách này cho tất cả các
nhà thầu dự sơ tuyển biết, kể cả họ có được vào danh sách đó hay không. Mọi lý
do được chọn hay không được chọn phải được thông báo cụ thể để tránh những

tranh chấp, kiện tụng có thể X; ý ra.
1.1.4.2.Giai đoạn nộp và nhận đơn thầu bao gồm các bước:
Bước ỉ : Soạn thảo tài liệu đấu thầui
Tài liệu đấu thầu là một trong những văn kiện quan trọng trong quá trình đấu
thầu, đây được coi là căn cứ cho nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời
thầu đánh giá hồ sơ dự thầu. Do tài liệu đấu thầu là một trong những yếu tố
quan.trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của gói thầu do vậy tài liệu đấu
thầu thường do tổ chức hoặc cá nhân có đủ năng lực chuyên môn về gói thầu,
am hiểu về đấu thầu chuẩn bị để đảm bảo chất lượng của tài liệu đấu thầu. Tài
liệu đâu thầu thường gồm:
- Thư mời thầu: nêu sơ lược nội dung đấu thầu, nguồn tài chính cho dự án và
mời những nhà thầu có đủ tư cách, quan tâm đến gói thầu nộp đơn thầu và tham
gia đấu thầu. Trong thư mời thầu cũng nêu khoản lệ phí mà nhà thầu phải nộp
khi họ mua bộ tài liệu đấu thầu hoàn chỉnh và nêu rõ yêu cầu nộp bảo lãnh đấu
thầu với giá trị nhất định kèm theo đơn thầu.
- Bản hướng dẫn cho các nhà thầu: đây là bản tài liệu ghi đầy đủ các dữ liệu
mà bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu, cũng như các chi tiết nhằm hướng dẫn
cho các nhà thầu về nội dung của bản hướng dẫn này. Bản hướng dẫn cho nhà
thầu bao gồm các khoản mục sau:


21
+ Phẩn mở đầu: nêu nguồn vốn của dự án, điều kiện để trở thành nhà thâu đủ tư
cách, đối tượng của nhà thầu, chi phí đấu thầu.
+ Tài liệu đấu thầu: các qui định về nội dung, thuyết minh và bổ sung tài liệu
đấu thầu.
+ Phần hướng dẫn các nhà thầu chuẩn bị hổ sơ đấu thầu: gồm ngôn ngữ sử dụng
trong hồ sơ đấu thấu, các nội dung của hồ sơ đấu thầu, mẫu đơn đấu thảu, giá
đấu thầu, đồng tiền sử dụng để đấu thầu, tài liệu xác định tư cách và năng lực
của nhà thầu, tài liệu xác định tính thích hợp của đối tượng đấu thầu, bảo lãnh

đấu thầu, thời hạn hiệu lực của hồ sơ đấu thầu và qui cách hồ sơ đấu thầu.
+ Phần hướng dẫn nộp hồ sơ đấu thầu: hướng dẫn niêm phong, đánh dấu hồ sơ,
qui định hạn chót nộp hồ sơ, cách giải quyết đối với các hồ sơ nộp muọn, vấn đề
thay đổi và rút hồ sơ sơ đấu thầu.
+ Hướng dẫn về giai đoạn mở hồ sơ đấu thầu và đánh giá: các qui định về bên
mời thầu mở hồ sơ đấu thầu, làm rõ thêm hồ sơ đấu thầu, chuyển đổi sang một
đồng tiền để so sánh các hồ sơ, đánh giá hồ sơ và quyền ưu tiên với các nhà
thầu trong nước.
+ Hướng dẫn về giai đoạn trao hợp đồng: các qui định về hậu tuyển, tiêu chuẩn
hợp đồng, quyền của bên mời thầu được thay đổi vào lúc ký hợp đồng và quyền
của họ được chấp nhận hoặc bác bỏ các nhà thầu, thông báo về hợp đổng, ký
hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Tất cả các nội dung trên trong bản hướng dẫn có ý nghĩa rất to lớn đối với
các nhà thầu, đồng thời nó là cơ sở để nhà thầu tham gia vào quá trình đấu thầu.
Điều kiện chung và riêng của hợp đồng: đây là những điều kiện tổng quát
của hợp đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu thắng thầu, là sự tổng hợp các điều
khoản thể hiện sự thoả thuận giữa hai bên về phạm vi công việc phải thực hiện.
Thông thường, điều kiện của hợp đồng bao gồm: định nghĩa, áp dụng, tiêu
chuẩn, việc sử dụng các văn kiện hợp đồng, quyền sáng chế, bảo lãnh thực hiện
hợp đồng, thanh tra và thử nghiệm, bảo hiểm, vận chuyển, bảo hành, thanh toán,
giá cả, sửa đổi hợp đồng, uỷ quyền, hợp đồng phụ, các thiệt hại phải thanh toán,
chấm dứt hợp đồng, trường hợp bất khả kháng, giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ
sử dụng trong hợp đồng luật áp dụng.
Thuyết minh đặc điểm kỹ thuật: là văn bản hướng dẫn cho các nhà thầu
về đặc điểm, yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn đối với hàng hoá hay
dịnh vụ là đối tượng của đấu thầu mà bên mời thầu đặt ra đối với các nhà thầu.
Đây là văn bản quan trọng nhất trong toàn bộ các văn kiện tài liệu đấu thầu. Do


22

đó, nó phải được soạn thảo công phu, chi tiết và chính xác để cùng với bản kê
số lượng làm cơ sở chủ yếu cho các nhà thầu tính toán giá thầu còn gọi là giá
hợp đồng. Những đặc điểm kỹ thuật phải được mô tả tất cả những nét đặc trưng
chính yếu của hàng sẽ mua và phảỉ nêu rõ ràng bất cứ một điều kiện không phù
hợp với những nét đặc trưng chính yếu này sẽ làm*cho đơn dự thầu xem như
không đáp ứng.
- Lịch biểu các thông tin bổ sung: được bên mời thầu đưa vào tài liệu đấu thầu,
lịch biểu phải bao quát tối thiểu các mặt hàng, dịch vụ được yêu cầu, số lượng,
dịch vụ và thời kỳ giao hàng.
- Các bản vẽ: trong trường hợp đối tượng của đấu thầu là xây dựng các công
trình thì các bản vẽ cũng là một phần của tài liệu đấu thầu. Nó cũng phải được
chuẩn bị kỹ càng nhằm giúp bên nhà thầu có thể hình dung về công việc xây
dựng một cách khái quát nhất. Các bản vẽ phải phù hợp với văn bản về đặc điểm
kỹ thuật.
- Bản kê số lượng: là văn bản liệt kê số lượng, chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng
của hàng hoá hoặc dịch vụ là đối tượng của đấu thầu. Văn bản này cùng với bản
thuyết minh đặc điểm kỹ thuật là cơ sở để tính giá thầu.
- Mẫu đơn ứng thầu: khi các nhà thầu muốn tham gia đấu thầu họ phải điền đầy
đủ các nội dung của mẫu này do bên mời thầu qui định sần.
- Mâu bảo lãnh đâu thầu: cũng tương tự như mẫu đơn ứng thầu, nó được bên
mời thầu qui định sẵn cho người bảo lãnh của nhà thầu phải tuân thủ khi đứng
ra bảo lãnh cho nhà thầu tham gia đấu thầu. Thông thường người bảo lãnh là
các ngân hàng.
Bước 2: Phát tài liệu đấu thầu.
Sau khi đã chuẩn bị xong tài liệu đấu thầu, bên mời thầu sẽ tiến hành phát
tài liệu đấu thầu cho các nhà thầu có tên trong danh sách các nhà thầu tham gia
đấu thầu lựa chọn được trong giai đoạn sơ tuyển. Tuy nhiên, các nhà thầu có tên
trong danh sách phải nộp một khoản tiền nhất định để mua bộ tài liêụ đấu thầu
này. Khoản tiền này không được hoàn lại trong bất cứ trường hợp nào, kể cả khi
nhà thầu không trúng thầu. Đây là lệ phí có tính chất tượng trưng để trang trải

kinh phí in ấn tài liệu và thư tín, đồng thời nó cũng nhằm đảm bảo rằng chỉ có
những nhà thầu thực tâm mới cần đến tài liệu đấu thầu. Khi mua được tài liệu
đấu thầu, nhà thầu phải báo lại cho bên mời thầu biết để bên mời thầu nắm rõ
được số lượng các nhà thầu sẽ tham gia đấu thầu. Sau đó tiến hành nghiên cứu
tài liệu đấu thầu và bắt đầu chuẩn bị đơn thầu.


23
Bước 3 :Các nhà thầu đi thăm công trườn a(nếu là đấu thầu công trình xây
dứng)
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu đấu thầu, nếu thây cần thiết phải xem
xét hiện trường nơi sẽ tiến hành xây dựng công trình để làm rõ thêm các chi tiết
của tài liệu thì các nhà thầu có thể đưa ra yêu cầu này đôi với bên mời thầu. Bên
mời thầu sẽ bố trí ngày giờ để đưa nhà thầu đi thăm công trình trên thực địa.
Bên mời thầu có thể tổ chức cho các nhà thầu có thể đi chung hoặc riêng lẻ,
trường hợp đi riêng lẻ là do yêu cầu của từng nhà thầu.
Bưởi ' 4:Sửa đổi lài liệu đấu thầu:
Trong thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu, nêu có bất kỳ thông tin bổ sung
làm rõ, sửa chữa sai sót hoặc thay đổi nào trong tài liệu đấu thầu thì bên mời
thầu phải thông báo cho tất cả những nhà thầu đã mua tài liệu đấu thầu. Khi có
những thay đổi lớn trong tài liệu đấu thầu thì Bên mời thầu có thể phải gia hạn
thêm thời gian nộp hồ sơ dự thầu.Thời hạn này phải hợp lý để nhà thầu có thể
tiến hành các sửa đổi hồ sơ dự thầu của mình
Bứơc 5 :Thắc mac của các nhà thầu:
Trong quá trình nghiên cứu tài liệu đấu thầu, các nhà thầu có thể không
hiểu hoặc không rõ một số chi tiết của tài liệu này. Khi đó họ sẽ nêu thắc mắc
với bên mời thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm trả lời, làm rõ mọi thắc mắc của
mỗi nhà thầu và gửi mọi thắc mắc cũng như câu trả lời bằng văn bản đó cho tất
cả các nhà thầu kể cả những nhà thầu không thắc mắc. Các nhà thầu có thể nêu
thắc mắc bằng 2 phương pháp dưới đây:

- Bằng cách gửi thư đưa thắc mắc dưới dạng văn bản:
Đối với phương pháp này, bên mời thầu khi nhận được thư sẽ chuẩn bị trả
lời, sau đó gửi nội dung thắc mắc cùng với câu trả lời của mình bằng văn bản
cho tất cả các nhà thầu. Các nhà thầu nhận được thì phải thông báo lại cho bên
mời thầu biết là đã nhận được.
- Bằng cách họp các ứng thầu đưa ra mọi thắc mắc dưới dạng văn bản:
Các nhà thầu gửi các thắc mắc cho bên mời thầu bằng văn bản và yêu cầu
giải quyết bằng cách họp tất cả các nhà thầu. Bên mời thau khi nhận được thắc
mắc sẽ chuẩn bị trả lời. Sau đó bên mời thầu tổ chức họp các nhà thầu tham gia
đấu thầu. Thông thường cuộc họp giải quyết các thắc mắc này được họp 3 lần:
+ Lần 1: Bên mời thầu thông báo cho các nhà thầu biết nội dung các thắc mắc
và câu trả lời cho từng thắc mắc.


×