Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hình thành cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán bảng II ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.38 MB, 109 trang )


BỘ T ư PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
•Ĩ1mÌMmỊm *Ịm lb (If»
1
»tit

LÊ QUỐC QUÂN

HÌNH THÀNH c ơ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC T ổ
CHỨC VÀ VẬN HÀNH TRUNG TÂM GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN BẢNG II Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 5.05.15

LUẬN VẢN THAC SỸ LUẲT HỌC


----------------------T-------— ---------------------------------------------- ------,



THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐAI HOC LỮÂT HÀ NÒI
_PHÒNG Đ O C „

j m . . ....



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. ĐINH DŨNG SỸ


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Lời nói đầu

1

CHƯƠNG I: NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUÂN c ơ BẢN VỂ CHÚNG
KHOÁN VÀ THI TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

5

1. KHÁI NIỆM CHÚNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN

5

1.1 Khái niệm chứng khoán

5

1.2 Khái niệm thị trường chứng khoán

17


2. ĐIỀU CHỈNH PHÁP LÝ THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN GIAO DỊCH

22

TẬP TRUNG Ở MỘT s ố NƯỚC
2.1 Thị trường và cơ quan quản lý thị trường chứng khoán

22

2.2 Một số thị trường và cơ quan quản lý chứng khoán cụ thể

22

3. THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN GIAO DỊCH TẬP TRUNG TẠI VN

23

3.1. Sự cần thiết phải xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam

26

3.2 Phất triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam

33

CHƯƠNG n . THƯC TRANG ĐlỂU CHỈNH PHÁP LÝ THI TRƯỜNG
GIAO DỊCH CHÚNG KHOÁN TẬP TRUNG VÀ NHU CẦU HÌNH
THÀNH TRUNG TÂM GIAO DICH CHỨNG KHOÁN BẢNG II
1. Thực trạng nội dung pháp lý điều chỉnh


39

39

1.1 Khái quát chung

29

1.2 Điểu chỉnh pháp lý các yếu tố tại một trung tâm giao dịch chứng khoán

40

2. Nhu cẩu hình thành trung tâm giao dịch Chứng khoán bảng 11

58

CHƯƠNG III: C ơ SỞ PHÁP LÝ CHO VIÊC T ổ CHỨC VÀ VÂN
HÀNH TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN BẢNG II TẠI
HÀ NÔI
1. HÌNH THỨC TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHÚNG KHOÁN BẢNG II,

62

62

THỊ TRƯỜNG OTC VÀ SƯLựA CHỌN MÔ HÌNH CHO VIỆT NAM
ỉ .l Khái quát chung

62


1.2 Thi trường bảng // ở môt sô'nước
1 1

63


1.3 Thị trường OTC

67

1.4 So sánh giữa mô hình trung tâm giao dịch chứng khoán bảng 11 và thị

68

trường OTC

2. HÌNH THÀNH c ơ SỞ PHÁP LÝ CẦN THIÊT CHO VIỆC Tổ CHÚC

73

VÀ VẬN HÀNH TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHÚNG KHOÁN BẢNG II
2.1. Nguyên tắc hoạt động của thị trường bảng II

73

2.2 Những điều chỉnh pháp lý cơ bản tại thị trường bảng II

76

2.3 Công tác giám sát thị trường


96

Kết luận

102

Danh mục tài liệu tham khảo

104


1

LỜI NÓI ĐẨU

Việt nam đang đổi mới kinh tế mạnh mẽ. Mục đích là xây dựng một nền kinh
tế thị trường thực sự. Thị trường chứng khoán (TTCK) là biểu hiện tập trung
và sôi động nhất của nền kinh tế thị trường. Vượt qua sự ảm đạm của những
năm đầu trong quá trình hoạt động, thị trường chứng khoán ngày càng khẳng
định tính đúng đắn và là xu thế phát triển tất yếu của lịch sử.
Sự vật càng phát triển thì càng phong phú và phức tạp. Thị trường chứng
khoán cũng không nằm ngoài quy luật đó. Một sàn giao dịch chứng khoán tập
trung tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện không thể đáp ứng được nhu cầu đa
dạng và phức tạp của thị trường. Việc thành lập thêm một trung tâm giao dịch
chứng khoán tập trung (TTGDCKTT) cho những hàng hoá thứ cấp là điều cần
thiết và là đòi hỏi của lịch sử phát triển kinh tế. Hiện nay Chính phủ đang
nghiên cứu để thành lập trung tâm này và ai cũng thấy cần thiết. Tuy nhiên
xây dựng như thế nào lại là chuyện khác. Điều đó phụ thuộc nhiều yếu tố.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam, quan niệm và định hướng đối với vấn đề,

điều kiện kinh tế, nhu cầu và hoàn cảnh đất nước ta hiện tại có tác động rất lớn
cho việc hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và thị
trường bảng

n

nói riêng. Tuy nhiên, cho dù có những quan ngại nhất định

trong con đường tiến tới tương lai, toàn cầu hoá đang trở thành một xu thế tất
yếu, thổi bay những lực cản. Qủa thật, "Chúng ta có thể điều chỉnh cánh buồm
nhưng không thể buộc gió lại" (13, Tr 2). Tác giả của luận văn này, mong muốn
cung cấp một cái nhìn thực tại về TTCK và mong muốn đưa ra những đề xuất
có tính khoa học để xây dựng thị trường bảng II tại Việt Nam.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Đây là một đề tài mới và mang tính thời sự. Nghiên cứu về thị trường chứng
khoán thì có nhiều nhưng nghiên cứu về thị trường giao dịch bảng II tại Việt


2

Nam thì chưa nhiều. Bởi vì ngay trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí
Minh ( được coi là thị trường bảng I khi chúng ta xây dựng và vận hành thị
trường bảng n ) cũng mới có và đang hoạt động chưa hiệu quả. Tuy nhiên,
đây là vấn đề nóng bỏng bởi vì nền kinh tế của chúng ta hiện nay đang rất cần
sàn giao dịch này. Hiện nay ở Việt Nam doanh nghiệp, tầm cỡ "nhỏ và vừa"
thì nhiều chứ tầm cỡ quốc gia và quốc tế còn đang ít. Nhỏ thì cần sân chơi
nhỏ cho phù hợp. Do vậy bảng II là rất cần thiết. Tính chất chuyển đổi (
Transitioning ) là một đặc điểm điển hình của nền kinh tế chúng ta hiện nay
và đó cũng chính là bước tất yếu của lịch sử phát triển. Rủi ro cao và lợi nhuận

lớn là sân chơi của thị trường giao dịch bảng n. Cùng với sự phát triển của
lịch sử, nhận thức về các vấn đề kinh tế, xã hội hay chính trị sẽ thay đổi. Do
vậy, hy vọng đề tài sẽ còn được đi sâu nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện
nhiều trong tương lai hầu đem lại sự đóng góp tích cực cho việc hình thành và
hoàn thiện pháp luật điều chỉnh TTCK ở Việt Nam .

Muc đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích là để cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về thị trường chứng
khoán Việt Nam ; xác định vai trò và vị trí của thị trường Bảng I hiện t ạ i ; xây

dựng những ý tưởng và khung pháp lý để tạo dựng, tổ chức và vận hành một
trung tâm giao dịch tập trung khác tại Hà Nội.

Bản thân đề tài có thể được xem là tài liệu trong đó cung cấp các ý kiến tư
vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước để ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh giao dịch chứng khoán nói chung và tại trung tâm giao
dịch chứng khoán bảng

n nói

riêng. Luận văn còn có một mục đích không

kém phần quan trọng khác đó là nêu ra những hiểu biết và định hướng cho các
nhà đầu tư chứng khoán, các công ty chứng khoán và các doanh nghiệp đã và
đang chuẩn bị niêm yết trên thị trường chứng khoán.


3

Pham vi nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu này giới hạn trong phạm vi nhất định. Đó là cung cấp một
bức tranh sơ lược về Chứng khoán, thị trường chứng khoán và lịch sử phát
triển của nó trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu
sâu về cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và vận hành trung tâm giao dịch chứng
khoán bảng II ở Việt Nam. Vì hiện tại Việt Nam đã có một trung tâm giao
dịch chứng khoán tại Thành Phố Hồ Chí Minh nên đề tài chỉ giới hạn cơ bản
trong việc nghiên cứu khả năng áp dụng và hoàn thiện các quy định hiện hành
sao cho phù hợp đối với bảng n để có thể cho ra đời và vận hành sàn giao dịch
này. Đồng thời kiến nghị khả năng hoàn thiện pháp luận điều chỉnh thị trường
chứng khoán tại Việt nam nói chung.

Cơ sở lý luân và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó phương pháp duy
vật biện chứng là quan trọng. Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích là
phương pháp cơ bản. Ngoài các phương pháp trên thì việc nghiên cứu thực
tiễn, tham gia giao dịch, mua bán chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư cũng
cần thiết và hữu ích trong việc viết nên luận văn này.

Những đóng góp về măt iv luân và thưc tiễn của luân văn:
Luận văn mong muốn đóng góp vào kho tàng nghiên cứu khoa học những ý

tưởng tốt đẹp và mới mẻ. Trong khi thị trường chứng khoán Việt nam đang
bước những bước đi chập chững ban đầu, những đóng góp về mặt lý luận, dù
tốt hay chưa tốt, đều là rất hữu ích. Luận văn xác định rõ đề tài là hình thành
khung pháp lý cho việc tổ chức và vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán
bảng II cho nên, về mặt lý luận, đề tài mong muốn cung cấp một cái nhìn về
mô hình giao dịch chứng khoán này trên thế giới và phác hoạ mô hình đó đối


4


với Việt Nam. Thực tiễn phát triển của thị trường chứng khoán hiện tại cũng
đang rất cần những nghiên cứu về vấn đề này để làm rõ những nguyên nhân và
lý giải tình hình hiện tại đồng thời dự báo sự phát triển trong tương lai. Đề tài
còn có giá trị thực tiễn trong việc cung cấp các ý kiến tư vấn để hình thành và
vận hành ngay trung tâm giao dịch chứng khoán bảng II tại Hà Nội hiện đề án
đã được trình lên chính phủ xem xét quyết định.

Kết cáu của đề tài:
Đề tài được kết cấu thành 3 chương, theo trình tự từ xa đến gần, từ đơn giản
đến phức tạp. Từ những cái cơ sở đến cái trọng tâm cần giải quyết. Đầu tiên là
những vấn đề lý luận cơ bản bề chứng khoán và thị trường chứng khoán, sau
đó đến thực trạng điều chỉnh pháp lý và tổ chức thị trường chứng khoán giao
dịch tập trung ở Việt Nam và nhu cầu hình thành trung tâm giao dich bảng

n.

Đề tài kết thúc ở chương III - Đó là hình thành cơ sở pháp lý cho việc tổ chức
và vận hành trung tâm giao dịch chứng khoản Bảng II ở Việt Nam.


5

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ CHỨNG KHOÁN
VÀ THỊ TRƯỜNG CHÚNG KHOÁN

1. KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
1.1


KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN

Chứng khoán được hiểu và định nghĩa theo nhiều chiều kích khác nhau, nếu
xét dưới góc độ khoa học kinh tế, Chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa tóm
tắt như sau:
Chứng khoán là hàng hoá của thị trường chứng khoán. Hay cụ thể hơn, chứng
khoán là công cụ xác nhận tư cách chủ sở hửu đối với một công ty (cổ phiếu ),
hay mối quan hệ chủ nợ đối với một công ty hay một cơ quan chính phủ (trái
phiếu), hoặc xác nhận các quyền đối với quyền sở hữu (thể hiện ở một số công

cụ phái sinh). Các chứng khoán được chia thành 4 nhóm chính là cổ phiếu, trái
phiếu, các công cụ chuyển đổi, và các công cụ phái sinh.[11'tr 15]
Mặt khác, dưới góc độ luật học, chứng khoán, theo điều 2 của Nghị định 48,
Thuật ngữ "chứng khoán" được hiểu như sau:
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức
phát hành. Chứng khoán bao gồm:
a) Cổ phiếu;
b) Trái phiếu;
c) Chứng chỉ quỹ đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác.[1~tr 181


6

1.1.1 Cổ phiếu
"Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp
pháp đối với thu nhập và tài sản của một công ty cổ phần." [‘'•tr-205]
Cổ phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút
toán ghi sổ. Cổ phần thể hiện quan hệ đồng sở hữu giữa người phát hành và

người đầu tư. Khi cần huy động vốn, công ty cổ phần phát hành cổ phiếu là
chấp nhận chia sẻ quyền sở hữu công ty giữa những người mua cổ phiếu.
Người mua cổ phiếu, tức các cổ đông, là người góp vốn cho công ty. Vói tư
cách là người chủ sở hữu một phần công ty, cổ đông được hưởng các quyền
đối với các công ty với mức độ tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ (tức là tỷ
lệ trong các công ty); đồng thời, khi công ty làm ăn thất bại, cổ đông phải
gánh chịu thiệt hại.
1.1.1.1 Các loại cổ phiếu
Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông,
người ta chia cổ phiếu làm hai lo ạ i: cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
• Cổ phiếu thường
Nếu một công ty chỉ được phép phát hành một loại cổ phiếu, nó sẽ phát
hành cổ phiếu thường, c ổ phiếu thường mang lại những quyền sau cho các cổ

đông.
a. Quyền hưởng cổ tức.
Cổ phiếu thường không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ
đông được nhận. Tỷ lệ cũng như hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông tuỳ
thuộc vào kết quả hoạt động và vào chính sách của công ty, và do Hội đồng
quản trị quyết định. Như vậy, thu nhập mà cổ phiếu thường mang lại cho cổ
đông là thu nhập không cố định.
Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông thường chỉ được nhận những
gì còn lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ, và
cổ phiếu ưu đãi.


7

b. Quyền mua cổ phiếu mới
Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới, các cổ đông hiện đang

nắm giữ cổ phiếu thường có quyền mua trước cổ phiếu mới trước khi đợt phát
hành được chào bán ra công chúng, trong một thời gian nhất định.
Quyển này cho phép cổ đông đang hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của
mình trong công ty. Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một
quyền mua. Số lượng quyền cần có để mua cổ phiếu mới sẽ được quy định cụ
thể trong từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và
ngày phát hành cổ phiếu mới.
Cổ phiếu thường được bán theo quyền với giá thấp hơn so với giá thị
trường hiện hành. Các quyền có thể được tự do chuyển nhượng trên thị trường.
c. Quyền bỏ phiếu.
c ổ đông thường có quyền bỏ phiếu cho các chức vụ quản lý trong công
ty; có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề
quan trọng của công ty. Nếu không tham dự được, cổ đông thường có quyền
uỷ quyển cho người khác đi thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của họ hoặc
tuỳ ý người được uỷ quyền.
Quyền bỏ phiếu theo luật định cho phép mỗi cổ đông được bỏ phiếu tối
đa cho mỗi ứng cử viên bằng số phiếu nắm giữ. Ví dụ, nếu một cổ đông
thường đang nắm giữ 100 cổ phiếu của một công ty, và số ứng cử viên vào Hội
đồng quản trị là 5 người, thì trong đại hội cổ đông, cổ đông này có quyền bầu
cho ứng cử viên với số phiếu tối đa là 100 phiếu.
Quyền bỏ phiếu tích luỹ cho phép cổ đông được phân phối số phiếu bầu
tuỳ ý mình, số phiếu đó bằng số ứng cử viên nhân với lượng cổ phiếu nắm giữ.
Ví dụ, trong trường hợp trên, cổ đông này có thể dành trên tổng số 500 phiếu
của mình để phân bổ tuỳ ý cho các ứng cử viên; có thể dồn cả 500 phiếu chỉ
cho một người. Cách này có lợi cho các cổ đông nhỏ, vì họ có thể tập trung
phiếu để tăng thêm giá trị quyền bỏ phiếu của mình.


8




Cổ phiếu ưu đãi.

Cổ phiếu ưu đãi thường không cho cổ đông quyền bỏ phiếu, song lại ấn
định một tỷ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá.
Trong điều kiện bình thường, cổ đông ưu đãi sẽ nhận được lượng cổ tức
cố định theo tỷ lệ đã ấn định. Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận
để trả theo tỷ lệ đó, nó sẽ trả theo khả năng có thể, nhưng một khi cổ đông ưu
đãi chưa được trả cổ tức thì cổ đông thường cũng chưa được trả.
Trong trường hợp công ty thanh lý tài sản, cố đông ưu đãi được ưu tiên
nhận lại vốn trước cổ đông thường nhưng sau trái chủ.
Cổ phiếu ưu đãi cộng dồn quy định rằng nếu chưa trả cổ tức cho cổ
đông ưu đãi thì xem như công ty còn mắc nợ, cho đến khi nào có đủ lợi nhuận
để trả, và tất nhiên cho tới khi đó, cổ đông thường mới được nhận cổ tức.
Cổ phiếu ưu đãi tham dự cho phép cổ đông ưu đãi được chia sẻ thành
quả hoạt động của công ty làm ăn phát đạt. cổ đông sẽ nhận được lượng cổ
tức cao hơn mức tối đa đã quy định trong trường hợp cổ tức trả cho cổ đông
thường vượt quá một mức nhất định.,
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi. Loại cổ phiếu này cho phép cổ
đông, trong những điều kiện cụ thể có thể chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ
phiếu thường là trong điều kiện công ty làm ăn phát đạt.

Tuy nhiên, nếu phân loại theo tính chất của thu nhập, cổ phiếu bao gồm các
loại sau:
♦♦♦ Cổ phiếu thượng hạng là cổ phiếu cao cấp, do những công ty có thành
tích lâu dài và liên tục về thuận lợi và chi trả cổ tức phát hành. Đó là cổ

phiếu của những công ty lớn, có tên tuổi, ổn định và trưởng thành, có tiềm
lực tài chính to lớn.



9

❖ Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của một công ty có doanh số, thu
nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế
nói chung và nhanh hơn mức trung bình của ngành. Công ty này thường
quan tâm đến việc mở rộng và lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, do đó nó

thường giữ lại phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho việc mở rộng và nghiên
cứu, và cũng vì thế thường trả tỷ lệ cổ tức thấp hoặc không trả.

❖ Cổ phiếu phòng vệ là cổ phiếu của những công ty có sức chống đỡ với
suy thoái. Đặc trưng của những công ty này là mức độ ổn định của chúng
trong những thời kỳ mà toàn bộ nền kinh tế đang bị suy thoái. Đó thường
là những công ty thuộc khu vực dịch vụ thiết yếu (điện, gas), các sản phẩm
thiết yếu như thuốc lá, nước giải khát, bánh kẹo và thực phẩm.

❖ Cổ phiếu thu nhập là cổ phiếu của những công ty trả lãi cao hơn mức
trung bình. Loại cổ phiếu này nói chung có sức hấp dẫn đối với những
người mua cổ phiếu để có thu nhập thường xuyên, đặc biệt là người già và
người về hưu.

♦♦♦ Cổ phiếu thòi vụ là cổ phiếu của những công ty có mức lợi nhuận
biến đổi theo chu kỳ kinh doanh. Khi điều kiện kinh doanh tốt lên, khả
năng thu lợi nhuận của công ty phục hồi, giá cổ phiếu thường của công ty
tăng. Khi điều kiện kinh doanh xấu đi, kinh doanh sa sút mạnh, lợi nhuận
giảm vằ do đó giá cổ phiếu cũng giảm. Các nghành kinh doanh có tính chu
kỳ là thép, xi măng, máy công cụ và ô tô ...


Cổ phiếu thời vụ là cổ phiếu của những công ty mà thu nhập của nó có
khuynh hướng biến động theo thời vụ, mà tiêu biểu là các công ty bán lẻ,


10

Doanh số và lợi nhuận của những công ty này thường tăng lên vào những thời
điểm nhất định trong năm (như dịp khai giảng, giáng sinh...)

1.1.2 Trái phiếu.
Dưới góc độ kinh tế, chúng ta có thể hiểu trái phiếu như sau:
Trái phiếu là một loại chứng khoán qui định nghĩa vụ của người phát
hành ị người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán ( người cho
vay ) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể,
và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn./IỈ'lr205ỉ
Dưới góc độ luật học, Trái phiếu được hiểu như sau:
Trái phiếu là một lại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng
chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ (bao gồm cả vốn gốc và lãi)
của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người sở hữu trái phiếu.lhtr l20!
1.1.2.1 Đặc điểm của trái phiếu.
Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính:
+ Mệnh giá
+ Lãi xuất định kỳ (coupon)
+ Thòi hạn
b. Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ - con nợ giữa người phát hành và
người đâu tư:
Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát
hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ,
người nắm giữ trái phiếu (trái chủ ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo


cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những
vấn đề của bên phát hành như không có quyền tham gia quản lý công ty.
c. Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu
tố: Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng, mức rủi ro của mỗi nhà phát hành
và của từng đợt phát hành, thời gian đáo hạn của trái phiếu .


11

Yếu tố cốt lõi quy định lãi suất của từng trái phiếu là cung cầu vốn trên
thị trường . Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái
chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính
phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó .
Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quyết định lãi suất của mỗi trái phiếu cụ
thể dược xác định theo tổng mức rủi ro của trái phiếu đó. Rủi ro càng lớn, lãi
suất càng c a o .
Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung, thời gian đáo
hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

1.1.2.2. Phân loại trái phiếu.
Xét theo hình thức phát hành, chúng ta có các loại trái phiếu như sau:
Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng
chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đúng theo
chứng chỉ, và khi đến hạn trả lại, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang
tới ngân hàng nhận lãi, và khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang
chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.
Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ,
trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ
thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi.
Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến, là hình thức ghi sổ. Trái

phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận
bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.

Xét theo chủ thể phát hành, ta có các loại trái phiếu như sau:
Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành.
Chính phủ phát hành trái phiếu (hay các công cụ nợ nói chung) nhằm mục


12

đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho công trình công ích, hoặc công cụ
điều tiết tiền tệ.
Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và
cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó lãi suất của
trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất
của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.
Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn
cho những mục đích cụ thể, thường là để xây những công trình cơ sở hạ tầng
hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung
ương hoặc chính quyền địa phương phát hành.
Trái phiếu công ty: là những trái phiếu do các công ty phát hành để vay
vốn dài hạn. Đặc điểm chung của trái phiếu công ty là:
- Người nắm giữ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song
không được tham dự vào các quyết định của công ty. (Cũng có những trái
phiếu không trả lãi định kỳ, người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo
hạn được nhận lại mệnh giá).
- Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán
trước các cổ phiếu.
- Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo
cho khoản vay.


1.1.3 Chứng khoán có thể chuyển đổi
Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người
nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi
nó lấy một chứng khoán khác.[11,tr'207]
Thông thường có cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu
thường và trái phiếu cũng được chuyển đổi thành cổ phiếu thường.


13

Có nhiều cách thức lý giải về lý do phát hành và đầu tư vào chứng khoán
chuyển, tuy nhiên, từ sự tổng kết thực tiễn linh hoạt và sinh động, sau đây là
những lý do chính:
Việc phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi là nhằm huy động thêm
vốn tự có, vào những thời điểm chưa thích hợp cho việc phát hành cổ phiếu
thường. Việc phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi cũng có thế nhằm mục
đích tăng thêm tính chất hấp dẫn cho đợt phát hành, nhất là khi thị trường trái
phiếu và cổ phiếu ưu đãi đang xuống giá.
Chứng khoán có thể chuyển đổi mang lại cho bên phát hành lợi thế
được hưởng lãi suất thấp ( nếu là trái phiếu) hoặc giá chào bán cao (nếu là cổ
phiếu). Khi các chứng khoán được chuyển đổi, nhà phát hành càng có lợi vì
loại bỏ được các khoản cố định phải trả, đồng thòi tăng thêm số lượng cổ đông
của công ty, một chỉ báo có lợi cho danh tiếng của công ty.
Đối với nhà đầu tư, chứng khoán có thể chuyển đổi có sức hấp dẫn ở
chỗ chúng kết hợp được tính an toàn của trái phiếu (thu nhập cố định) với tính
có thể đầu cơ của cổ phiếu thường; hơn nữa loại chứng khoán này còn cho
phép nhà đầu tư có thể được bảo hiểm trước tình trạng lạm phát.
Những lợi ích của việc thực hiện chuyển đổi tuỳ thuộc nhiều vào giá
chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi, và tương quan giá giữa công cụ có thể chuyển

đổi với những công cụ mà chúng có thể chuyển đổi thành. Đó là những yếu tố
thường không nằm trong tầm kiểm soát cuả người đầu tư.
Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt nam, các loại chứng khoán
có thể chuyển đổi chưa nhiều. Thế nhưng khi thị trường chứng khoán càng
phát triển, hình thức chứng khoán chuyển đổi càng trở nên phong phú và đa
dạng, có nghĩa "là sự linh động "flexible" giữa quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia giao dịch trở nên rộng lớn hơn". [18, ư26] . Điều này cũng giúp tạo ra
sự hấp dẫn hơn cho thị trường chứng khoán. Đây là điều nên lưu ý trong quá
trình đưa ra các quy phạm pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán.


14

1.1.4

Các công cụ phái sinh
Công cụ phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những

công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu...., nhằm nhiều mục tiêu khác nhau,
như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận.[l l tr207]

a) Quyền lựa chọn (option)
Quyền lựa chọn có thể được hiểu là một công cụ cho phép người nắm
giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán)
một khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác định, và trong một
thời hạn nhất định. [8'tr72]
Các hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu,
chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai.
Những yếu tố cấu thành một quyền lựa chọn:
- Tên của hàng hoá cơ sở và khối lượng được mua theo quyền.

- Loại quyền (chọn mua hay chọn bán)
- Thời hạn của quyền
- Mức giá thực hiện theo quyền.
Những mức giá liên quan tới một quyền lựa chọn là:
-

Giá thị trường hiện hành của loại hàng hoá cơ sở.

-

Giá hàng hoá cơ sở thực hiện theo quyền.

- Giá quyền lựa chọn
Đối vófi quyền chọn mua, nếu giá thực hiện thấp hơn giá hiện hành của chứng
khoán cơ sở, thì quyền đó được gọi là đang được tiền (in the money), tức là
người có quyền có thể có lợi từ việc thực hiện quyền. Nếu giá thực hiện bằng
với giá thị trường, quyền đang ở trạng thái hoà vốn (at the money). Đối với
quyền lựa chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lợi nếu giá bán


15

thực hiện quyền cao hơn giá thị trường của hàng hoá cơ sở và sẽ bị mất tiền
nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá trị trường của hàng hoá cơ sở.
"Giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực
hiện quyền được gọi là giá trị nội tại (intrinsc value). Nếu quyền ở trạng thái
bị mất tiền, giá trị nội tại bằng 0. Giá thị quyền của một quyền ít nhât là bằng
giá trị nội tại. Giá bán quyền được gọi là phần phụ trội, chênh lệch giữa giá
bán quyền với giá trị nội tại ( trong trường hợp quyền đang được tiền) được
gọi là phần phụ trội giá trị theo thời gian" tl8 tr-45], Hay nói cách khác, khi đó:

Gía trị theo thời gian của quyền chọn mua = Gía quyền - ( giá thị trường - giá
thực hiện).

b) Quyền mua trước (rights)
Quyền mua trước là một quyền lựa chọn mua có thòi hạn rất ngắn, có khi chỉ
vài tuần. Quyền này được phát hành khi các công ty tăng vốn bằng cách phát
hành thêm các cổ phiếu thường. Quyền cho phép một cổ đông mua cổ phiếu
mới phát hành với mức giá đã ấn định, trong một khoảng thời gian xác định.
Loại quyền này thường được phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu
hành được kèm theo một quyền. Số quyền cần để mua một cổ phiếu mới được
qui định tuỳ theo từng đợt phát hành mới.
Gía cổ phiếu ghi trên quyền thường là thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu.
Gía của quyền tính bằng chênh lệch giữa giá thị trường hiện hành của cổ phần
đang lưu hành và giá mua cổ phần mới theo quyền, chia cho số lượng quyển
cần có để mua một cổ phần mới.
Nếu không muốn thực hiện quyền, cổ đông thường có thể bán quyền trên thị
trường trong khoảng thời gian quyền chưa hết hạn. Gía quyền có thể lên
xuống trong khoảng thời gian chào bán, do giá thị trường của cổ phiếu tăng
hoặc giảm.


16

c) Chứng quyền (Warrants)
Chứng quyền là quyền cho phép mua một số cổ phần xác định của một số cổ
phiếu với một giá xác định, trong một thời hạn nhất định. Quyền này được
phát hành khi tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty nhằm mục đích
khuyến khích các nhà đầu tư tiềm năng mua những trái phiếu hay cổ phiếu ưu
đãi có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, nhà
đầu tư có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu

thường.
Khác với quyền mua trước, chứng quyền có thời hạn dài hơn, do công ty đã
phát hành công cụ cơ sở phát hành đồng thời với công cụ cơ sơ. Khác với
quyền lựa chọn, "khi chứng quyền được thực hiện, nó tạo thành dòng tiền vào
cho công ty và làm tăng thêm lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường" [17"tr60].
Chứng quyền có thể được giao dịch tách rời với trái phiếu hay cổ phiếu mà nó
đi kèm.

d) Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồn kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một
người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác
định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định
vào ngày hôm nay.

e) Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai, nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những
nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn, và thường được xem là một cách thức tốt
hơn để rào chắn rủi ro trong kinh doanh.
Những điểm khác nhau của hợp đồng tương lai so với hợp đồng kỳ hạn là:
- Niêm yết trên sở giao dịch
- Xoá bỏ rủi ro tín dụng


17

- Tiêu chuẩn hoá
- Điều chỉnh việc đánh giá theo mức giá thị trường.

1. 2. KHẢI NIÊM THI TRƯỜNG CHỨNG KHOẢN


1. 2.1 Khái niệm:
Khái niệm về thị trường chứng khoán phản ánh rõ nét tính chất thị
trường (market) của một hình thái kinh tế xã hội, có mối quan hệ sâu sắc và
đậm nét với các hoạt động kinh tế khác, liên quan trực tiếp đến cách thức tổ
chức và trình độ phát triển kinh tế của từng quốc gia. Thị trường chứng khoán
của từng quốc gia rất khác nhau, kể cả thời gian xuất hiện lẫn nội dung hoạt
động. Bởi thế cho nên đưa ra một khái niệm đầy đủ và chuẩn mực, mang tính
phổ quát cho thị trường chứng khoán là điều khó. Tuy nhiên, dưới góc độ thị
trường, ta có thể đưa ra một định nghĩa mang tính thực tiễn như sau: Thị
trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các loại chứng
khoán hay cố thể hiểu một cách đơn giản hơn: Thị trường chứng khoán như là
một cái chợ, có kẻ bán người mua và cố hàng hoá mà hàng hoá chính là các
chứng khoán Jn ',r 1201
Trong điều kiện Việt Nam, hiện nay chúng ta chưa đưa ra một định nghĩa
chính thức chung về thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt
Nam hiện tại đang được hiểu là thị trường giao dịch tập trung. Tại quyết định
số 127/1998/QĐ-TTg, Thủ tướng chính phủ đã quyết định thành lập 2 trung
tâm giao dịch chứng khoán là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là
những thị trường giao dịch tập trung. Tại điều 2 Nghị định 48/1998/NĐ-CP
quy định rằng: Thị trường giao dịch tập trung là địa điểm hoặc hệ thống thông
tin, tại đó các chứng khoán được mua bán hoặc là nơi tham khảo để thực hiện
các giao dịch chứng khoán. ‘1-,r2°’ . Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho
phép chúng ta tiếp cận thị trường và giao dịch chứng khoán hầu như ở tất cả
mọi lúc, mọi nơi. Do vậy, các định nghĩa đang càng ngày càng được hiểu một


THƯ V IỆ N

1T R Ư Ơ N G Đ A i H O C LUẬT H A N ỏ !
■i - ’ H O N S D ^ C .


xíịị

!
\

\


18

cách rộng rãi và mềm dẻo. "Tính chất "tập trung" không còn thể hiện ở sự
"gặp gỡ" mặt đối mặt tại một địa điểm vật chất nữa mà có thể hoàn toàn thực
hiện qua mạng" ( không gian trên mạng -cyberspace). [17 tr-91]

1. 2.2 Sơ lược về lịch sử hình thành thị trường chứng khoán .
Để có được sự phát triển như ngày hôm nay, thị trường chứng khoán đã
qua một lịch sử phát triển rất lâu dài. Trong cuộc sống, cái gì hợp lý thì tồn
tại, thị trường chứng khoán không chỉ tồn tại mà còn liên tục phát triển, ảnh
hưởng nhiều triệu trái tim trước khi tiếng chuông mở cửa rung lên cho đến khi
những con số cuối cùng đóng lại. Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển
một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban
đầu. Vào giữa thế kỷ thứ 15 ở tại các những thành phố trung tâm buôn bán ở
Phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi mua
bán các vật phẩm hàng hoá...lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và
hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm
ăn, khu chợ trở thành " Thị trường" với việc thống nhất các quy ước và dần
dần những qui ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những qui tắc có giá trị bắt
buộc chung cho mọi thành viên tham gia thị trường.
Thị trường chứng khoán xuất hiện, dù rất sở khai, là do nhu cầu trao đổi

giữa các thành viên khá giả trong xã hội lúc đó. Phần lớn những thành viên
trao đổi, mua bán các sản vật hoặc tài liệu giá trị tại các nơi công cộng đều
thuộc tầng lớp trung và thượng lưu. Ban đầu những giao dịch như vậy thường
được đảm bảo bằng một "đơn vị" vật chất trung gian cụ thể ( có thể bằng vàng,
bạc, kim cương hoặc các vật có giá khác). Trước khi có "chợ chứng khoán" thì
các giấy tờ có giá đã hình thành và được trao đổi một cách sinh động. Tuy
nhiên hầu như các cuộc giao dịch như vậy được thực hiện mang tính chất riêng
tư giữa những người quen biết với nhau. Song song với sự phát triển của các


19

giấy tờ có giá, nhu cầu trao đổi chúng trong các bộ phận dân cư ngày càng lớn
lên, thị trường chứng khoán đã được phôi thai.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của
gia đình Vanber ở Bruges ( Bỉ), tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một
từ tiếng Pháp là " Bourse" tức là Mậu dịch thị trường" hay còn gọi là " sở giao
dịch"
Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những
ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng, ở Mỹ cho
đến năm 1921, khu chợ ngoài trời được chuyển vào trong nhà, sở giao dịch
chứng khoán chính thức được thành lập.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các
phương thức giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán cũng đã được cải tiến
theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho
giao dịch. Các sở giao dịch dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt
hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử
dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay cho thủ công trước kia.

1. 2.3 Cơ cấu thị trường chứng khoán

Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, thị trường chứng khoán được chia
thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
a) Thị trường sơ cấp (Thị trường phát hành)
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát
hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
Vai trò của thị trường sơ cấp:
+ Huy động vốn qua việc phát hành chứng khoán
+ Chuyển các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư,
chuyển tiền sang dạng vốn dài hạn.


20

Đặc điểm của thị trường sơ cấp.
+ Tăng quy mô vốn thị trường.
+ Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem vốn cho
người phát hành.
+ Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là kho
bạc, ngân hàng nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành...
+ Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết
định và mệnh giá của nó thường được in ngay trên chứng khoán.
b). Thị trường thứ cấp.
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành
trên thị trường sơ cấp (thị trường phát hành). Thị trường thứ cấp đảm bảo tính
thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
+ Đặc điểm của thị trường thứ cấp.
+ Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng
khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không
thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những

người phát hành chứng khoán mà chuyển vận giữa những người đầu tư chứng
khoán trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị
trường chứng khoán, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp.
+ Giao dịch trên thị trường thứ cấp phải tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh
tự do, giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp do cung và cầu quyết định.
+ Các nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán nhiều lần trên thị
trường thứ cấp.
Cũng có thể phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất tập trung
của thị trường (Tính chất tập trung ở đây là muốn nói đến việc giao dịch được
tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất). Khi đó, thị trường chứng khoán
bao gồm Sở giao dịch chứng khoán (thị trường tập trung), và thị trường
OTC (thị trường phi tập trung). Tại sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch


21

được tập trung tại một địa điểm: các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và
tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Trên thị
trường OTC, các giao dịch (cả sơ cấp lẫn thứ cấp) được tiến hành qua mạng
lưới công ty chứng khoán phân tán trên khắp quốc gia và được nối với nhau
bằng mạng điện tử. Giá cả trên thị trường này được hình thành theo phương
thức thoả thuận.


×