Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.98 MB, 130 trang )


BỘ G IÁ O DỤC VÀ ĐÀO T Ạ O

BỘ T ư PH Á P

TR Ư Ờ N G ĐẠI H Ọ C L U Ậ T HÀ NỘI

LÊ THỊ THU THUỶ

NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM TRÊN c ơ s ở LỎI
TRONG LUẬT HÌNH s ự VIỆT NAM






C h u y ê n n g à n h : LUẬT HÌNH s ự
M ã s ố : 6 0 .3 8 .4 0

THƯ VIE N
TRƯỜNG ĐAI HOC UĨÂT HA N ỏ '

PHONG s v _ Í - Ỉ 4 -

LU Ậ N VĂN T H Ạ C S Ỹ L U Ậ T H Ọ C









NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T S K H L ê C ả m

HÀ NỘI - 2003


LÒI CAM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo đang
công tác vù tham gia giảng dạy tại K hoa sau Đại học, Trường Đại học
Luật Hà Nội đ ã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo

-

1SKH Lê Cảm,

người đ ã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình khoa
học này.
Xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ nhiệt thành của các bạn, các
đồng nghiệp và gia đình.


C H Ú T H ÍC H N H Ũ N G T Ừ V I Ế T T Ắ T T R O N G L U Ậ N VĂN

1. B L H S


Bộ luật hình sự

2. XH C N

X ã hội chủ nghĩa

3. PLH S

Pháp luật hình sự

4. T N H S

Trách nhiệm hình sự

5. C T T P

Cấu thành tội phạm

6. T A N D

Toà án nhân dân

7. V K S N D

V iên kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
Trang


PHẨN MỞ Đ Ẩ U .................................................................................................................1
CHƯƠNG I: Một sỏ vấn đề lý luận chung về nguyên tắc trách nhiệm
trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt N a m ...................................................................... 5
1.1 Nhận thức chung về lỗi hình sự .....................................................................................5
1.1.1 Khái niệm lỗi hình s ự ............................................................................................... 3
1.1.2 Nội dung và các dấu hiệu của lỗi hình sự..........................................................10
1.1.3 Các hình thức và các dạng lỗi hình sự................................................................14
1.2 Nội dung cơ bản của nguyên tắc

trách nhiệm trên cơ sỏ lỗi trong

luật hình sự Việt N a m ............................................................................................................21
1.3 Sự hình thành và phát triển của các quy phạm về nguyên tắc trách
nhiệm trên cơ sở lỗi trong pháp luật hình sự Việt Nam trước pháp điển
hoá lần thứ hai (1 9 9 9 )............................................................................................................ 28

CHƯƠNG II. Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong pháp luật
hình sự Việt Nam hiện h àn h ............................................................................................... 32
2.1 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong các quy
định tại Phần chung BLH S Việt Nam 1 9 9 9 ................................................................. 32
2.1.1 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong các
quy định về tội phạm và pha&n loại tội phạm....................................................................32
2.1.2 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định cơ sở và các điều kiện của trách nhiệm hình s ự ............................................. 38
2.1.3 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành v i ......................................43
2.1.4 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định nãng lực trách nhiệm hình sự trong tình trạng say do dùng rượu
hoặc các chất kích thích mạnh kh ác.................................................................................... 49



2.1.5 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm.........................................52
2.1.6 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc
quy định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; tái phạm và
tái phạm nguy hiểm .................................................................................................................63
2.2 Sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc quy
định một sô cấu thành tội phạm cụ thê tại phần riêng BLH S Việt Nam
năm 1999.................................................................................................................................... 68

CHƯƠNG III: Vấn đề áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự Việt
Nam liên quan đến nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sỏ lỗi trong thực
tiễn định tội danh và quyết định hình phạt................................................................. 77
3.1 Những yêu cầu của nguyên tắc trách nhiệm trên co sở lỗi trong việc
định tội danh và quyết định hình p h ạ t..........................................................................77
3.1.1 Yêu cầu của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc định
tội danh........................................................................................................................................77
3.1.2 Yêu cầu của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc quyếl
định hình phạt............................................................................................................................ 83
3.2 Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự liên quan đến
nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong việc định tội danh và quyết
định hình phạt..........................................................................................................................90
3.2.1 Đánh giá không chính xác hình thức, mức độ lỗi khi định tội danh
và quyết định hình phạt.......................................................................................................... 90
3.2.2 Tinh trạng buộc tội khách quan (buộc tội không trên cơ sở l ỗ i ) .............. 99
3.3 M ột sô giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc trách nhiệm
trên cơ sở lỗi trong việc hoàn thiện và áp dụng pháp luật hình sự ở Việt
Nam..........................................................................................................................................105
3.3.1


Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy phạm pháp luật hình sự

hiện hành về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở l ỗ i .................................................. 105


3.3.2 Những giải pháp có liên quan đến hoạt động áp dụng pháp luật
hình s ự ......................................................................................................................................
3.3.3 Những giải pháp liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự .............................................................
K Ế T L U Ậ N ..........................................................................................................................

DANH M ỤC T À I L IỆ U TH A M KH ẢO


PHẨN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, việc xây
dựng và áp dụng các qui phạm PLHS cần phải đảm bảo sự phù hợp với các nguyên
tắc và qui phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp
hình sự, góp phần nâng cao tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh
chống tội phạm, bảo vệ các quyển và tự do của công dân cũng như lợi ích của Nhà
nước và xã hội, đồng thời tăng cường pháp chế XHCN.
Nguyên tắc TNHS trên cơ sở lỗi là một trong các nguyên tắc tiên bộ được
thừa nhận chung của khoa học luật hình sự trong Nhà nước pháp quyền, cũng như
của luật hình sự Việt Nam. Nội dung của nguyên tắc này là: một người chi phái chịu
trách nhiệm hình sự khi họ có lỗi. Tính chất lỗi của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
luật hình sự cấm là dấu hiệu chủ quan của tội phạm và là một trong những điều kiện
không thê thiếu của TNHS, chỉ được phép buộc tội chủ quan mà không được phép
buộc tội khách quan - biểu hiện của tình trạng tuỳ tiện trong áp dụng PLHS, vi phạm

nghiêm trọng các quyền tự do dân chủ của công dân.
Trong PLHS thực định, sự thể hiện và chi phối của nguyên tắc trách nhiệm
trên cơ sở lỗi trong các qui phạm PLHS còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đầy đủ đế
làm cơ sở pháp lý cho quá trình áp dụng và tuân thủ nguyên tắc trên thực tế. Ví dụ:
chưa có một loạt các qui định chính thức về mặt lập pháp liên quan đến nội dung cơ
bản của nguyên tắc như: khái niệm lỗi hình sự, khái niệm người có lỗi trong tội
phạm, trường hợp hỗn hợp lỗi; chưa bổ sung hình thức lỗi với tính chất là dấu hiệu
bắt buộc của một số CTTP tăng nặng v.v...
Trong thực tiễn áp dụng PLHS, tình trạng buộc tội khách quan, vi phạm
nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong điều tra, truy tố, xét xử còn khá phổ
biến; việc quyết định hình phạt không dựa trên mức độ lỗi vẫn tổn tại...Tinh trạnự
này dẫn đến hậu quả: xử lý oan sai, bỏ lọt tội phạm, gây dư luận bất bình trong quần
chúng nhân dân, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân cũng như ánh
hướng đến trật tự và ổn định xã hội.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả nhận thức được rằng: việc nghiên
cứu một cách nghiêm túc để làm rõ cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc


trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam hiện nay là hết sức cán thiết
cả về lý luận cũng như thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu hoàn thiện các qui phạm
PLHS Việt Nam cũng như góp phần bảo đảm các quyền và tự do của con người
trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu:
Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sớ lỗi
của luật hình sự để làm nổi bật tầm quan trọng của nó trong quá trình lập pháp hình
sự, cũng như áp dụng PLHS là cần thiết. Mặc dù lỗi và nguyên tắc trách nhiệm trên
cơ sở lỗi trong luật hình sự là những vấn đề khá phức tạp, song chúng vẫn thu hút
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong giới khoa học luật hình sự với
nhiều quan điểm đánh giá khác nhau.
Thực tế cho thấy: chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn

diện và đầy đủ về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam.
Nội dung của nó mới chỉ được xem xét, đề cập đến một cách riêng lẻ ở những khía
cạnh khác nhau thông qua một số bài viết, công trình nghiên cứu về lỗi hay về
những chế định khác trong BLHS. Ví dụ: bài "Hoàn thiện chế định lỗi trong PLUS
Việt Nam hiện hành: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" của TSKH Lê Cảm (Tạp
chí TAND số 12/1998 và số 1/1999); bài "Nhận thức đúng đắn hơn nữa các nguyên
tắc về trách nhiệm cá nhân và lỗi trong việc xử lý TNHS" của TSKH Đào Trí ú c
(Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/1999); "Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
"của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà (N X B Công an nhân dân, Hà Nội 1991); "Vân để
phân loại tội phạm" của PGS.TS Trần Văn Độ (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
4/1999) v.v...
Tuy nhiên, chưa có công trinh nghiên cứu nào đề cập riêng đến nguyên tác
trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc
sỹ. Vì vậy, việc nghiên cứu chuyên khảo nguyên tắc này một cách cơ bản. tương đối
có hệ thống và tương đối toàn diện từ góc độ lý luận và thực tiễn là hướng nghiên
cứu thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
3. M ục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu những vấn đề về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong
luận văn này nhằm đạt được những mục đích sau:


3
a) Đánh giá và làm sáng tỏ về mặt lý luận sự thể hiện nội dung, ý nghĩa cua
nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong PLHS Việt Nam hiện hành.
b) Trên cơ sở phàn tích, đánh giá các qui phạm PLHS hiện hành và thực tiễn
áp dụng nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong định tội danh và quyết định
hình phạt, đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện sự thể hiện của nguyên
tắc này trong các qui định của BLHS Việt Nam năm 1999, cũng như sự luân thu
nghiêm chỉnh nó trong áp dụng PLHS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn tập trung giai
quyết các vấn đề cụ thể sau:
a) Khái quát một số vấn đề lý luận chung về lỗi hình sự.
b) Phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận, nội dung và ý nghĩa của nguyên tác
trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi, cũng như sự cụ thể hoá nội dung của nguyên tác
trong BLHS Việt Nam năm 1999.
c) Xem xét, đánh giá sự thể hiện của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sờ lỗi
trong thực tiễn áp dụng các qui phạm FLHS, cụ thể là trong định tội danh và quyết
định hình phạt.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Những vấn đề về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi được đặt ra để nghiên
cứu nằm trong phạm vi của luận văn này là:
a) Tập trung phân tích, đánh giá có chọn lọc các qui định cơ bán tại Phần
chung và Phần các tội phạm của BLHS Việt Nam năm 1999 có liên quan ở các mức
độ khác nhau đến nội dung nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi.
b) Đánh giá một cách khái quát thực tiễn hoạt động định tội danh và quyết
định hình phạt (chủ yếu của Toà án) thể hiện sự tuân thủ nguyên tắc trách nhiệm
trên cơ sở lỗi.
6. C ơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu:
a) Cơ sở lý luận của luận văn này là những thành tựu của khoa học luật hình
sự, triết học và xã hội học, cũng như các luận điểm khoa học trong các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học trong các lĩnh vực tương ứng đã nêu.
b) Các phương pháp luận của việc nghiên cứu trong luận văn là: chủ nghía
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, trong luận văn còn sử tỉ ụnil
đồng bộ các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của khoa học luật hình sự như: phân


4
tích, so sánh, tổng hợp, lôgíc, thống kê. Đồng thời, có sự kết hợp với việc nghicn
cứu các văn bản PLHS, thực tiễn xét xử. tham khảo các tài liệu trong nước và nước

ngoài.
7. Điểm mới về m ặt khoa học của luận văn:
a) Về lý luận: Đây là công trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và
tương đối toàn diện ở cấp độ một luận văn thạc sỹ đề cập đến những vân đề cơ bán
về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong PLHS Việt Nam hiện hành. Qua dó
tìm kiếm, phát hiện những điểm còn hạn chế, bất cập trong các qui phạm PLHS
chứa đựng nội dung của nguyên tắc này, mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện các qui định của BLHS Việt Nam năm 1999 về nguyên tắc trách nhiệm
trên cơ sở lỗi.
b) Về thực tiễn: Thông qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng PLHS. tác giả
phát hiện một số điểm còn hạn chế khi áp dụng nguyên tắc trách nhiệm do lỗi trong
định tội danh và quyết định hình phạt. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm
góp phần thực hiện có hiệu quả nguyên tắc trách nhiệm do lỗi trong quá trình áp
dụng PLHS.
8. Bô cục của luận văn:
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, ngoài Lời mở đầu.
Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận vãn này bao gồm ba chương:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sớ
lỗi trong luật hình sự Việt Nam.
Chương II: Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành.
Chương III: Vấn đề áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam liên
quan đến nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong thực tiễn định tội danh và
quyết định hình phạt.


5
Chươngl: M ỘT s ố VÂN Đ Ể L Ý LUẬN CHUNG V Ể NGUYÊN TẮC TRÁCH

NHIỆM TRÊN C ơ SỞ L ỗ i TRONG LUẬT HÌNH s ụ VIỆT NAM


1.1 NHẬN THỨC CHUNG VỂ L ỗ i HINH sự .

Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi là một trong những nguyên tắc được
qui định trong nhiều ngành luật. Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc này được
coi là một nguyên tắc cơ bản. Để nhận thức rõ về cơ sở lý luận, nội dung, ý nghĩa
của nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở lỗi trong luật hình sự Việt Nam, trước hết cần
làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về lỗi trong luật hình sự (gọi tắt là lỗi hình
sự). Việc nghiên cứu những vấn đề: cơ sở lý luận của lỗi hình sự, khái niệm lỗi hình
sự, dấu hiệu lỗi hình sự, nội dung lỗi hình sự và các hình thức lỗi hình sự sẽ tạo liền
đề cho việc lý giải tại sao TNHS chí đặt ra trên cơ sở lỗi và đối với người có lỏi
trong việc thực hiện tội phạm. Đây chính là nội dung cơ bản của nguyên tắc trách
nhiệm trên cơ sở lỗi (hay còn gọi là nguyên tắc trách nhiệm do lỗi hoặc nguyên tác
lỗi).
1.1.1 K hái niệm lỗi hình sự.
Trong luật hình sự, lỗi là một dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm, là
cơ sở để buộc một người phải chịu trách nhiệm về hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và về hậu quả do hành vi đó gây ra. Một người nếu không có lỗi sẽ khổng phải
chịu TNHS cho dù hành vi mà họ thực hiện đã gây ra những hậu quả nguy hiểm cho
xã hội. Theo qui định tại Điều 8 BLHS Việt Nam nãm 1999 thì: một hành vi nguy
hiểm cho xã hội chỉ bị coi là tội phạm khi được thực hiện một cách có lỗi (cố V hoặc
vô ý).
Vậy lỗi là gì? Khi nào hành vi của một người bị coi là có lỗi? Lỗi và vấn đổ
trách nhiệm có mối quan hệ với nhau như thế nào? Để trả lời được những câu hỏi
này cần bắt đầu từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của lỗi nói chung, trong đó có lỗi
trong luật hình sự nói riêng.
Khi quan niệm về lỗi và trách nhiệm, trong khoa học luật hình sự cũng như
trong triết học và tâm lý học đã có những quan điểm khác nhau dựa trên những CO' sớ
lý luận khác nhau. Theo khái niệm lỗi về mặt thần học trong khoa học luật hình sự
Đức từ những năm 70 của thế kỷ XVII thì người đã thực hiện tội phạm có dự mil'll

phải chịu trách nhiệm về tội ác của mình. Quan điểm chủ nghĩa duy tâm khách quan


6
của Hêghen thì cho rằng: sự hiện diện của lý trí và ý chí chính là điều kiện chung
của sự buộc tội, lỗi là sự khẳng định rằng, chủ thê là người biết suy nghĩ đã nhạn
thức và đã mong muốn. Theo quan điểm của trường phái cổ điển trong khoa học luật
hình sự thì lỗi và trách nhiệm hoàn toàn dựa trên ý chí tự do tuyệt đối của con người
mà trong những diều kiện như nhau họ có thể lựa chọabất kỳ quyết định nào khổng
trái với mình. Nhà hình sự học A.Phơbách ban đầu coi sự buộc tội không phụ thuộc
vào tự do ý chí nhưng sau đó đã thừa nhận tự do ý chí là điều kiện của sự buộc tội do
lỗi [Xem: 16, tr. 89 - 90].
Tuy nhiên, những quan điểm nói trên chưa tìm đến gốc rễ của vấn đề: khi nào
một người bị coi là có lỗi? trên cơ sở nào mà Nhà nước có thể buộc một người phái
chịu trách nhiệm về hành vi của họ? Dưới góc độ khoa học luật hình sự, những câu
hỏi này chỉ được làm sáng tỏ khi chúng được lý giải dựa trên quan điểm của Chủ
nghĩa Mác- Lênin về con người và hoạt động của con người.
Theo Ph.Ảngghen: “Tất cả thế giới mà chúng ta có thể nghiên cứu được là
một hệ thống, một tập hợp gồm các vật thể khăng khít với nhau” [1, tr. 94]. Nhu'
vậy, trong thế giới không có sự vật hiện tượng nào có tính độc lập tuyệt đối. Nguvén
lý về mối liên hệ phổ biến của Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chỉ ra rằng: các sự vật và
hiện tượng trong thê giói khách quan không tổn tại một cách biệt lập, chúng là mọt
thể thống nhất, trong đó giữa các sự vật, hiện tượng có sự tác động lẫn nhau, ràn a
buộc nhau, qui định và chuyển hoá lẫn nhau. Sự tồn tại, thay đổi và phát triển của
mọi sự vật, hiện tượng đều diễn ra dưới sự chi phối của những qui luật khách quan.
Hoạt động của con người cũng là một hiện tượng của thực tại khách quan do vậy nó
cũng có tính qui định như mọi hiện tượng khác và cũng chịu sự chi phối của những
qui luật khách quan. Nguyên nhân thúc đẩy con người hành động được hình thành
có qui luật, là kết quả của sự giao tiếp vói mọi người xung quanh và là kết quả của
sự phát triển tâm lý của người đó. Đồng thời, hoạt động của con người cũng bị Ictng

buộc, bị qui định bởi những điều kiện sinh hoạt vật chất, môi trường kinh tế xã hội
nhất định. Song hoạt động của con người trong xã hội là hoạt động có ý thức. Quan
điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin không phủ nhận sự tự do ý chí của con người và
cho rằng: mọi xử sự của con người đều chịu sự chi phối của qui luật khách quan
nhưng con người nhờ vào hoạt động ý thức nên có khả năng nhận thức được qui luật
và vận dụng chúng cho mục đích của mình. Nhận thức được qui luật khách quan và
những điều kiện tác động của chúng là nhận thức được cái tất yếu, con người có thê


7
điều khiển hoạt động của mình theo qui luật một cách tự giác và có thể tự do trong
hoạt động của mình. Như vậy, tự do không có nghĩa là tuỳ tiện, bất chấp qui luật mà
tự do chính là nhận thức và làm theo cái tất yếu nhằm cải tạo tự nhiên, cải lạo xã hội
để thoả mãn nhu cầu của mình. Càng nhận thức được tính tất yếu thì hoạt động của
con người càng được tự do. Ảngghen đã viết: “Tự do không phải là ở sự độc lập
tưởng tượng đối với các qui luật của tự nhiên mà là ở sự nhận thức được những qui
luật đó và ở cái khả năng- có được nhờ sự nhận thức này- bắt buộc những qui luật đỏ
tác động một cách có kế hoạch nhằm những mục đích nhất định... Như vậy. tự do V
chí chẳng qua chỉ là cái năng lực quyết định một cách hiểu biết” [2, tr. 195 - I96J.
Quan điểm trên đây cho ta thấy sự tác động từ môi trường để dẫn đến hành vi
của con người phải thông qua lăng kính chủ quan của chủ thể, tức là phải qua quá
trình nhận thức của con người. Nhờ hoạt động có ý thức, con người có tự do đôi với
xử sự của mình, tức là có khả năng tự do lựa chọn, tự do quyết định và tự do điều
khiển hành vi, nhưng việc lựa chọn, quyết định và thực hiện hành vi chi có thể là tụ
do thực sự khi xử sự đó phù hợp với những qui luật tự nhiên và qui luật xã hội đã
nhận thức được.
Xử sự của con người có tính qui định trước, nghĩa là được hình thành có qui
luật nhưng những khả năng xử sự nào phù hợp với qui luật khách quan được thực
hiện bởi một cá nhân cụ thể, điều này còn phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chính
cá nhân đó. X ử sự của con người không được qui định một cách trực tiếp bởi điều

kiện bên ngoài mà là kết quả trực tiếp của sự lựa chọn, quyết định, thực hiện của
chính chủ thể. Điều này lý giải tại sao trong xã hội còn có nhiều người phạm tội
nhưng không phải ai ở vào hoàn cảnh như người phạm tội cũng đều phạm tội và bản
thân người phạm tội tuy có thể phạm tội một lần, nhiều lần nhưng không có nghĩa là
họ luôn luôn phạm tội. Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Con
người trong những khả năng khách quan nhất định luôn mong muốn có được tự đonăng lực nhận thức được qui luật và hành động theo qui luật. Trong điều kiện hoàn
cảnh lịch sử nhất định thì những qui luật khách quan đó chính là những chuẩn mực,
những đòi hỏi chung của xã hội được đật ra đối với mỗi cá nhân. Việc thực hiện
những đòi hỏi đó cũng chính là thực hiện tự do. Khi con người luôn biết vươn tới
làm chủ tự nhiên, xã hội và làm chủ bản thân, tự điều chỉnh hành vi của mình phù
hợp với tiêu chuẩn chung của xã hội thì họ là người có tự do thực sự. có trách nhiệm
với xã hội và với chính hành vi của mình. Một người có đủ điều kiện (khách quan và


8
chủ quan) đê lựa chọn xử sự phù hợp với đòi hỏi của xã hội nhưng lại lựa chọn xứ sự
trái với lợi ích của xã hội, tức là họ đã có lỗi. Vì vậy, xã hội có quyển lên án và buộc
họ phải chịu trách nhiệm về cách xử sự có lỗi mà họ đã thực hiện.
Từ sự phân tích trên, cho thấy: tự do và trách nhiệm có môi quan hệ hiện
chứng. Tự do là cơ sở của trách nhiệm và trách nhiệm chỉ đặt ra đối với một người
khi họ có tự do. Có thể lý giải điều này bằng sự suy diễn có tính lôgíc như sau: một
người chỉ có thể có tự do nếu họ có năng lực nhận thức được đòi hỏi tất yếu của xã
hội và có năng lực điều khiển được xử sự của mình phù hợp với đòi hỏi đó. đồng
thời phải có đủ điều kiện khách quan cho phép chủ thể thực hiện được năng lực lựa
chọn xử sự. Một người có tự do thì hoàn toàn có thê có lỗi khi thực hiện mội xử sự
gây thiệt hại cho xã hội, tức là họ đã tự tước bỏ tự do. Một người khi có lỗi phái
gánh chịu những hậu quả bất lợi nhất định từ phía Nhà nước và xã hội, đó là hậu quả
do chính xử sự sai trái của họ đem lại.
Như vậy, con người có những xử sự trái với lợi ích của Nhà nước và của xã
hội trong khi họ có tự do, điều này có nghĩa họ là người có lỗi. Trách nhiệm mà họ

phải gánh chịu có thể là trách nhiệm về đạo đức hoặc trách nhiệm pháp lý. Nếu hành
vi trái với lợi ích xã hội được PLHS bảo vệ thì người có hành vi đó được coi là có lỗi
hình sự và phải chịu TNHS.
Khi nghiên cứu để đưa ra khái niệm chung về lỗi hình sự, trên thế giới đã có
nhiều trường phái, quan điểm lý luận khác nhau [Xem: 45, tr. 33 - 341.
Theo trường phái dân chủ, Giáo sư - Tiến sỹ G.E.Sec- Giám đốc trung tâm
luật hình sự quốc tế của Cộng hoà Liên bang Đức cho rằng: lỗi là sai lầm của ý chí
nhằm vào việc thực hiện hành vi trái pháp luật và thể hiện khía cạnh tâm lý. Khía
cạnh tâm lý của lỗi chính là nội dung thái độ tâm lý của chủ thê với hành vi nguy
hiểm dưới hình thức cố ý và vô ý.
Đại diện cho lý thuyết chủ quan về tội phạm, nhà luật học Ph.Nôvakôvxki
cho rằng: lỗi là yếu tố trong hoạt động tâm lý của chủ thể và là cơ sở để trách cứ
hành vi của người phạm tội. Người có lỗi đã thực hiện những điều mà luật hình sự
cấm hoặc không thực hiện hành vi mà luật hình sự đòi hỏi. Trong trường hợp nàv
chủ thể đã có phản ứng xấu đối với những yêu cầu mà luật hình sự đặt ra. Do vậv.
lỗi là thói xấu của việc hình thành ý chí. thể hiện qua việc chủ thể chưa có thái độ
đúng mực đối với những giá trị được luật hình sự bảo vệ.


9
Những nhà luật học theo lý thuyết khách quan về tội phạm thì coi lỗi là thái
độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái PLHS, biểu hiện mặt chủ quan của tội
phạm.
Tóm lại, trong khoa học luật hình sự về cơ bản tổn tại ba trường phái lý luận
chủ yếu về lỗi dưới đây [Xem: 16, tr. 91]:
Lý luận lỗi về tình trạng nguy hiểm: lỗi được hiểu là tính nguy hiểm của nhân
thân người phạm tội, hành vi là sự biểu hiện của chính tình trạng nguy hiểm ấy (các
tác giả theo trường phái xã hội học).
Lý luận về đánh giá lỗi: lỗi của chủ thể được xác định bằng sự phán xét có
tính chất đánh giá của riêng Toà án mà không tính đến thái độ tâm lý của chủ thè

khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm (N.Đ Đurmanôv,
A.A Gertxenzôn, v.v...).
Lý luận lỗi về mặt tâm lý: lỗi của một người được hiểu là thái độ tâm lý đối
với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi đó
gây nên (V.A.Vlađimirôv, A.XNhikifôrôv...).
Theo quan điểm truyền thống trong khoa học luật hình sự Việt Nam thì loi
được hiểu là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đôi vời hậu quả do hành vi đó gây ra được biếu hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý.
Tuy nhiên, quan điểm trên đây mới chỉ cho ta thấy quan hệ tâm lý nhất định
giữa chủ thể với hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Đó là mặt hình thức của lỗi. Xét về
cấu trúc tâm lý thì lý trí và ý chí là hai yếu tố tâm lý cần thiết của mọi hành động có
ý thức của con người. Trong đó, lý trí thể hiện năng lực nhận thức thực tại khách
quan còn ý chí thể hiện năng lực điều khiển hành vi trên cơ sở của sự nhận thức.
Hoạt động tâm lý của người phạm tội bao giờ cũng có sự tham gia của lý trí và ý chí.
được thúc đẩy bằng những động cơ khác nhau và nhằm đạt được những mục đích
nhất định. Các hình thức lỗi cố ý hay vô ý là sự kết hợp khác nhau giữa các yếu tố
trong hoạt động tâm lý của người phạm tội. Nếu một xử sự gây thiệt hại cho xã hội
được coi là có lỗi thì diễn biến tâm lý của lý trí và ý chí phải có những đặc điếm
nhất định phản ánh được rằng xử sự gây thiệt hại đó là kết quả của sự tự lựa chọn và
tự quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện lựa chọn, thực hiện xử sự
khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.


10
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận của lỗi đã cho thấy: Một người thực hiện hành
vi trái với lợi ích của Nhà nước, của xã hội trong khi họ có tự do, tức là họ có lỗi. Do
vậy, khái niệm lỗi hình sự về nội dung được thể hiện qua mối quan hệ giữa ý thức
chủ quan của cá nhân người phạm tội với trật tự xã hội. cụ thể là đối với những đòi
hỏi của PLHS. Từ mối quan hệ này cho thấy: lỗi thể hiện thái độ vô trách nhiệm của

người phạm tội đối với đòi hỏi của xã hội nói chung và của Nhà nước nói riêng. Mot
người được coi là có lỗi hình sự khi người đó hành động một cách vỏ trách nhiệm,
coi thường các giá trị xã hội được luật hình sự bảo vệ trong khi họ hoàn toàn có khá
năng lựa chọn cách xử sự khác không trái PLHS.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm lỗi hình sự về nội dung nhu sau: lỗi hình sự
là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm, phản ánh chủ thê có đủ điều kiện
(khách quan và chủ quan) lựa chọn, thực hiện hành vi không gây thiệt hại cho xã hội
nhưng đã lựa chọn, thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà luật hình sự cấm.
Từ những phân tích trên, dưới góc độ khoa học luật hình sự có thể định nghĩa:

Lỗi hình sự là thái độ tâm lý của người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS được
th ể hiện dưới hình thức c ố ý hoặc vô V đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật
hình sự cấm mà người đó thực hiện và hậu quả do hành vi ấy gây nên trong khi có
đủ điều kiện đ ế lựa chọn, thực hiện hành vi khác không gáỵ nguy hại cho xã hội và
không bị luật hình sự cấm.
1.1.2 Nội dung và các dấu hiệu của lỗi hình sự.
Chúng ta đang đề cập đến lỗi trong luật hình sự, tức là lỗi có liên quan đến
một hành vi phạm tội cụ thể. Như trên đã phân tích, lỗi hình sự trước hết được hiểu
là quan hệ giữa cá nhân người phạm tội với xã hội. Vậy nội dung của mối quan hệ
này - còn gọi là nội dung của lỗi hình sự thực chất là sự phủ định các đòi hỏi của xã
hội trong ý thức của chính người phạm tội. Những đòi hỏi của xã hội ở đây được thể
hiện qua các đòi hỏi cụ thể của luật hình sự. Hành vi gây thiệt hại cho xã hội là két
quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể khi có đủ điều kiện đê lựa chọn và
quyết định một xử sự đúng. Như vậy, “sự phủ định chủ quan này tồn tại trên cơ sứ
và trong sự thống nhất với sự phủ định khách quan là sự gây thiệt hại cho các quan
hệ xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ” [40, tr. 100].
Nếu coi tội phạm là một sự phủ định thì tội phạm là một thể thông nhất siữa
phủ định khách quan và phủ định chủ quan.



11
Phủ định khách quan là phủ định đòi hỏi của xã hội trên thực tế. tức là phai
có hành vi gây Ihiệt hại hoặc đc doạ gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luậl hình
sự bảo vệ.
Phủ định chủ quan là sự phủ định đòi hỏi của xã hội trong ý thức của chủ thê.
thể hiện ở sự tự lựa chọn, quyết định và thực hiện hành vi khách quan gây thiệt hại
cho xã hội và trái PLHS.
Phủ định khách quan là cái biểu hiện ra bên ngoài của phủ định chủ quan và
có thể tổn tại độc lập. phủ định chủ quan là nguyên nhân của phủ định khách quan
và chỉ tồn tại khi có sự phủ định khách quan. Điều đó có nghĩa là lỗi bao giờ cũng đi
liền với hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Như vậy, nếu khẳng định bản chất của lỗi là sự phủ định chủ quan các đòi hỏi
của xã hội từ phía chủ thê thì chưa đầy đủ vì thiếu phủ định khách quan thì không có
lỗi. Bản chất của lỗi hình sự hiểu một cách đẩy đủ là sự phủ định chủ quan (thái độ
phủ định) của chủ thể đối với các lợi ích của xã hội, sự phủ định chủ quan này được
phản ánh qua việc thực hiện hành vi trái với các giá trị xã hội, các lợi ích của con
người, lợi ích của Nhà nước được PLHS bảo vệ, nói cách khác là gây thiệl hại cho
các quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ.
Thông qua việc nghiên cứu và làm sáng tỏ cơ sớ lý luận của lỗi, khái niệm lỏi
hình sự, nội dung và bản chất của lỗi hình sự, có thể đưa ra các dấu hiệu của lỏi hình
sự, hay còn gọi là các điều kiện để xác định một người có lỗi trong tội phạm - cố ý
hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm.
Xuất phát từ cơ sở lý luận của lỗi, chúng ta thấy rằng: một người có tự do
hoàn toàn có thể có lỗi khi họ tự tước bỏ tự do nhưng cũng có trường hợp một người
có tự do thực hiện hành vi trái với đòi hỏi của xã hội nhưng lại không bị coi là có
lỗi. Lý giải điều này cần xem xét hai trường hợp sau đây;
Trường hợp 1: chủ thể không có khả năng chủ quan (năng lực chủ thế) để tự
do hoặc tuy có khả năng chủ quan để tự do nhưng không có đủ điều kiện (điều kiện
khách quan) cho phép họ thực hiện khả nãng đó.
Trường hợp 2: chủ thể có khả năng chủ quan để tự do, có điều kiện (điều kiện

khách quan) cho phép họ thực hiện khả năng đó nhưng đã lựa chọn một hành vi
không phù hợp với đòi hỏi của xã hội (sự tự tước bỏ tự do).


12
Như vậy, xử sự trong hai trường hợp trên đều là xử sự mất tự do nhưng khác
nhau về bản chất. Xử sự mất tự do này có thể là kết quả từ một trong những nguyên
nhân:
- Do chủ thể không có tự do: chủ thể không có năng lực tự do hoặc không có
điều kiện thực hiện năng lực tự do.
- Do chủ thể tự từ bỏ tự do.
Tuy nhiên, trong trường hợp 1 chủ thể không có lỗi, chỉ trong trường hợp 2
chủ thể mới là người có lỗi.
Sự khác nhau này cho phép chúng ta rút ra các dấu hiệu đặc trưng của lỗi hay
nói cách khác là các điều kiện để có lỗi như sau:
- Một hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu chủ thể đã thực hiện
nó trong khi có đủ điều kiện lựa chọn một xử sự khác không gây thiệt hại cho xà
hội. Điều này cho thấy, dấu hiệu đầu tiên của lỗi đó là: về khách quan, trước chủ thế
tổn tại nhiều cách xử sự khác nhau, trong đó có ít nhất một cách xử sự phù hợp với
lợi ích và yêu cầu của xã hội.
- Chủ thể có đủ điều kiện để lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự không
gây thiệt hại cho xã hội. Những điều kiện này gồm: có năng lực chủ thể, tức là có
năng lực nhận thức được đòi hỏi tất yếu của xã hội và có nãng lực điều khiển được
xử sự của mình phù hợp với đòi hỏi đó; có đủ điều kiện khách quan (hoàn cảnh
khách quan) cho phép chủ thể lựa chọn những khả năng xử sự phù hợp với đòi hỏi
của xã hội.
- Chủ thể đã tự lựa chọn, quyết định và thực hiện xử sự gây thiệt hại cho xã
hội.
Lỗi hình sự có những dấu hiệu của lỗi nói chung. Trong đó, năng lực của chú
thể được gọi là năng lực TNHS. Người có năng lực TNHS là người khi thực hiện

hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy. Khả nâng
điều khiển được hành vi ở đây được hiểu là khả năng kìm chế không thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội và khả năng lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã
hội. Tuy nhiên, con người không phải bẩm sinh đã có năng lực TNHS. Nãng lực của
chủ thể nói chung và năng lực TNHS nói riêng là năng lực tự ý thức của mỗi chủ thế
được hình thành trong quá trình phát triển của cá thể về mặl tự nhiên và xã hội. “Chi
trong tự ý thức, con người mới tách mình và độc lập minh với thế giới xung quanh.


13
xác định vị trí của mình trong những quan hệ tự nhiên và xã hội. Từ đổ hình thành
nên những cá nhân, những chủ thể có ý thức đầy đủ về hoạt động của mình, chịu
trách nhiệm về hành vi của mình” [27, tr. 92]. Cùng với sự phát triển về thể chất và
trí tuệ, qua quá trình giáo dục và tích luỹ kinh nghiệm sống, năng lực TNHS chi
được hình thành khi con người đã đạt đến độ tuổi nhất định. Nói chung khi đã đạt độ
tuổi đó, mỗi con người bình thường đều có năng lực TNHS, nghĩa là có năng lực
hiểu biết những đòi hỏi của xã hội, năng lực đánh giá hành vi và năng lực kìm chê
việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trừ trường hợp bất bình thường về tám.
sinh lý - những trường hợp luật hình sự coi là trong tình trạng không có năng lực
TNHS. Trên cơ sở mối liên quan giữa năng lực TNHS và độ tuổi của chủ thê, luật
hình sự Việt Nam không trực tiếp qui định thế nào là có năng lực TNHS mà chi qui
định tuổi chịu TNHS và tình trạng không có năng lực TNHS. Với qui định này thì
một người được coi là có năng lực TNHS nếu khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội đã đạt tới độ tuổi chịu TNHS theo qui định của luật hình sự và không thuộc
những trường hợp không có năng lực TNHS - trường hợp một người thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội ở trong trạng thái không nhận thức được hoặc không điều
khiển được hành vi của mình do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn
hoạt động tâm thần.
Như vậy, lỗi hình sự bao gồm những dấu hiệu sau: v ề mặt chủ thể. phải đảm

bảo hai yếu tố: l.Yếu tố y học, phản ánh chủ thể phải có năng lực TNIIS. tức là
không thuộc một trong các trường hợp không có năng lực TNHS; 2.Yếu tố tâm lý.
thể hiện chủ thể phải đạt đến một độ tuổi nhất định, cụ thê là tuổi chịu TNHS được
qui định trong BLHS. v ề mặt khách quan, phải tồn tại khách quan một hoặc nhiều
khả năng xử sự khác không gây thiệt hại cho xã hội; có đủ điều kiện khách quan cho
phép chủ thể thực hiện khả năng lựa chọn xử sự hợp pháp. Ngoài ra, còn có một dấu
hiệu quan trọng khác giúp chúng ta phân biệt được lỗi hình sự với lỗi nói chung, đó
là dấu hiệu trái PLHS. Dấu hiệu này được hiểu như sau: chủ thể thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn hành vi hợp pháp. Hành
vi nguy hiểm cho xã hội mà chủ thể đã lựa chọn thực hiện đó được qui định cụ thế
trong BLHS - bị BLHS coi là tội phạm. Vì vậy, lỗi trong luật hình sự luôn gắn liền
với việc chủ thể thực hiện hành vi được qui định trong BLHS. Trong cuộc sống hàng
ngày, có nhiều xử sự sai trái cũng được coi là có lỗi, ví dụ: con cái có lỗi với cha mẹ.
học sinh có lỗi với thầy cô giáo, bạn bè có lỗi với nhau... Nhưng đó là lỗi với nghĩa


14
thông thường, thuộc lĩnh vực đạo đức hay tôn giáo... không phải lỗi với ý nghía là
một dấu hiệu của tội phạm. Tuỳ theo từng trường hợp và hoàn cảnh khác nhau mà
những lỗi con người mắc phải trong cuộc sống có thể bị điều chính bởi qui phạm
đạo đức hoặc qui phạm pháp luật. Nếu hành vi trái với lợi ích xã hội mà chủ thê đã
thực hiện một cách có lỗi được qui định trong các ngành luật khác nhau như: hành
chính, dân sự, hình sự... thì lỗi của chủ thể đó sẽ chịu sự điều chỉnh của các ngành
luật tương ứng và gọi là lỗi hành chính, lỗi dân sự hay lỗi hình sự.
Trên cơ sở các dấu hiệu của lỗi hình sự, có thể đưa ra định nghĩa khoa học về
người có lỗi trong tội phạm như sau: Nẹười có lỗi trong việc thực hiện tội phạm là

người có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS, bằng hành động hoặc không lìù lìli
động đ ã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm trong khi có liu
điều kiện cho phép họ lựa chọn khả năng xử sự khác không bị luật hình sự coi lủ lội

phạm. Bằng khái niệm người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm sẽ bổ sung cho
nguyên tắc hiến định đó là: khẳng định một cách thống nhất trong thực tiễn tư pháp
hình sự rằng: một người có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt theo bản án kết
tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhất thiết phải là người có lỗi trong việc thực
hiện hành vi được qui định trong BLHS .
Như vậy, một người chỉ phải chịu TNHS khi họ có đầy đủ các dấu hiệu cua
một người bị coi là có lỗi hình sự.
1.1.3

C ác hình thức và các dạng lỗi hình sự.

Qua việc nghiên cứu khái niệm lỗi hình sự về nội dung và hình thức cũng như
đưa ra các dấu hiệu của lỗi hình sự, có thể thấy rằng trong mọi trường họp có lỗi
hình sự nói chung, lý trí và ý chí của chủ thể đều có những đặc điểm chung sau đây:
Lý trí của chủ thể đối với xử sự đã lựa chọn, đã thực hiện phải thuộc một
trong hai khả năng: hoặc là nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành
vi, hoặc là không nhận thức được nhưng có đủ điều kiện thực tế về chủ quan và
khách quan để nhận thức được. Đồng thời chủ thể còn nhận thức được những khá
năng khách quan khác không gây thiệt hại cho xã hội hoặc không nhận thức được
nhưng có đủ điều kiện thực tế để nhận thức được.
Ý chí của chủ thể không những đã điều khiển, quyết định, thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã lựa chọn mà còn có khả nâng tự kìm chế hành vi đã thực
hiện để điều khiển một hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.


15
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc tâm Ịý của các yếu tố lý trí và V chí trung
những trường hợp có lỗi, PLHS thực định, khoa học luật hình sự Việt Nam và thục
tiễn xét xử đã thừa nhận có hai hình thức lỗi: cố ý và vô ý. Đồng thời, hai dạng lỗi
cố ý là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp, hai dạng lỗi vô ý là vô ý do quá tự tin và vô ý

do cẩu thả mặc dù không được ghi nhận rõ và riêng biệt về mặt thuật ngữ nhưim
cũng được điều chỉnh về mặt lập pháp trong PLHS Việt Nam (Điều 9. Điều 10
BLHS Việt Nam năm 1999).
Về lỗi cô ý: Theo Điều 9 BLHS Việt Nam năm 1999 thì cố ý phạm tội là
phạm tội trong trường hợp nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm
cho xã hội, thấy trước hậu qủa của hành vi đó (hoặc thấy trước hậu quả của hành vi
đó có thể xảy ra) và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Nếu tội phạm được hiểu là sự thống nhất giữa phủ định khách quan (gây thiệt
hại cho xã hội) và phủ định chủ quan (có lỗi) thì lỗi cố ý là sự lựa chọn có ý thức (có
chủ định) một phủ định khách quan.
Về mặt lý trí, người phạm tội cố ý nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi tức là nhận thức được tính chất phạm tội của hành vi (nhận thức dược
đầy đủ các yếu tố thực tế của hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội được qui
định trong BLHS). Sự nhận thức những tình tiết khách quan thể hiện tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội chính là nhận thức đầy đủ các tình tiết khách quan
được phản ánh trong CTTP cụ thể. Tuỳ thuộc vào từng CTTP, những tình tiết này có
thể là tính chất thực tế của hành vi, là đặc điểm của đối tượng tác động hoặc những
điều kiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, thủ đoạn, địa điểm, thời gian
phạm tội... Trên cơ sở nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
chủ thể hoàn toàn có thể thấy trước được khả nãng xảy ra hậu quả do hành vi của
mình gây ra cho xã hội.
Về mặt ý chí: chủ thể phạm tội cố ý đã có ý thức lựa chọn một hành vi phạm
tội cụ thể mặc dù có đủ điều kiện lựa chọn một hành vi khác không phải là hành vi
phạm tội. Như vậy, bản chất của lỗi cố ý thể hiện ở chỗ: suy nghĩ của chủ thế về
hành vi khi lựa chọn phù hợp với hành vi thực tế đã xảv ra.
Trên cơ sở phân biệt lý trí và ý chí của người phạm tội trong các trường hợp
khác nhau, BLHS Việt Nam năm 1999 đã đề cập đến hai dạng lỗi cô ý: cố ý trực tiếp
và cố ý gián tiếp.



16
- Cố ý trực tiếp: là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi cùa mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu qua
xảy ra (khoản 1 Điều 9 BLHS).
Xét về lý trí, người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp nhận thức rõ hành vi cua
mình là nguy hiểm cho xã hội, nghĩa là “không còn một nghi ngờ nào về tính nguy
hiểm của hành vi” [35, tr. 87], ví dụ: A chĩa thẳng súng vào đầu B bóp cò. A phái
biết chắc chắn là nguy hiểm đến tính mạng của B. “Nếu còn mơ hồ hoặc nghi ngờ ve
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi do mình thực hiện thì không phải là cố ý trực
tiếp” [35, tr. 87], Ngoài ra, chủ thể phạm tội do cố ý trực tiếp còn phải thấy trước
được hậu quả của hành vi do mình íhực hiện. Việc thấy trước hậu quả ở đây được
hiểu là người phạm tội dự kiến được hậu quả trước khi thực hiện hành vi nguy hiếm
cho xã hội, việc thấy trước hậu quả tất yếu xảy ra như là một mối quan hệ nhân qua.
Nếu người phạm tội chỉ dự đoán hậu quả có thể xảy ra thì không phải là cố V trực
tiếp.
Xét về ý chí, người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp không chỉ nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó mà
còn phải mong muốn hậu quả xảy ra. Sự mong muốn này là ý chí chủ quan của
người phạm tội được hình thành trên cơ sở những động cơ và mục đích rõ ràng. Theo
suy luận lôgíc, một người mong muốn hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra
thì trước hết phải mong muốn thực hiện hành vi. Do vậy, trong nhiều trường hợp cụ
thể muốn xác định chính xác mục đích của người phạm tội cần căn cứ vào các dấu
hiệu khách quan, đánh giá tổng hợp tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó các yếu tố
liên quan đến hành vi phạm tội và những xử sự sau đó của chủ thể là những dấu hiệu
rất quan trọng.
Như vậy, về nội dung người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp đã lựa chọn xử sự
phạm tội vì nó phù hợp với mục đích đã được định trước trong khi có đủ điều kiện
(chủ quan và khách quan) để lựa chọn xử sự hợp pháp.
- Cô' ý gián tiếp: là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình
là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không

mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (khoản 2 Điều 9
BLHS).
Về lý trí, cố ý gián tiếp cũng giống cố ý trực tiếp ở chỗ, người phạm tội cũnạ
nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng khác với cố V trực


17
tiếp là chỉ thấy trước hậu quả của hành vi có thể xảy ra mà không chắc chán hậu qua
tất yếu xảy ra. Ví dụ: T có mâu thuẫn với H, một lần do biết chắc là H đi chơi về sẽ
qua cổng nhà mình nên T cầm một đoạn tre dài lm có đường kính 3cm phục sán.
Khi H vừa đi qua, T bất thần xông ra vụt từ trên xuống đầu H một cái rồi bỏ chạv.
Trường hợp này, khi vụt H, T nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm đốn
tính mạng của H nhưng không nhận thức được hậu quả chắc chắn xảy ra nhu thế
nào, không biết trước được H có chết hay không, nghĩa là T cũng nhận thức được
hành vi của mình có thể làm cho H chết, cũng có thể không làm cho H chết.
Về ý chí, khác với cố ý trực tiếp, người phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp khónc
mong muốn mà có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Hậu quả nguy hiểm cho xã
hội có xảy ra hay không, người phạm tội cũng đều chấp nhận. Ở lỗi cố ý gián tiếp,
hậu quả của hành vi chỉ là điều được chấp nhận để đạt được mục đích khác. Nhu
vậy, về ý thức chủ quan, người phạm tội đã hình dung ra cả hai khả năng: hậu quả
xảy ra hoặc không xảy ra và không loại trừ khả nãng nào, trong đó có khả năng hành
vi họ lựa chọn là hành vi phạm tội.
Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng: về nội dungp.flçyïfy f j p j r r ç r y à i
lỗi cố ý gián tiếp đã chấp nhận hành vi nguy hiểm cho
để đạt được mục đích cá nhân khác.

xã M P tá ih â u iQ tíả ité ử â iA m ó lT ! vi

PHONG GV


JM

I

Ngoài hai dạng lỗi cố ý nói trên, khoa học luật hình sự và thực tiễn còn phân
chia lỗi cố ý thành các dạng lỗi khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào sự tính toán, chuẩn bị trước khi thực hiện hành vi phạm tội. lỗi
cố ý được chia thành: cố ý đột xuất và cố ý có dự mưu. Trong đó, cô ý đột xuất là
trường hợp một người vừa nảy sinh ý định phạm tội đã thực hiện ngay ý định đó. cò
ý có dự mun là trường hợp người phạm tội đã suy nghĩ, tính toán cẩn thận trước khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Căn cứ vào mức độ xác định trong ý thức người phạm tội về hậu quả xảy ra.
có thể chia lỗi cô' ý thành cố ý xác định và cố ý không xác định. Trong đó. cố ý xác
định là trường hợp trước khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội , người phạm
tội đã xác định được rõ ràng hậu quả; cố ý không xác định là trường hợp trước khi
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội không hình dung được
chính xác hậu quả xảy ra như thế nào.
Về lỗi vô ý: căn cứ vào qui định tại Điều 10 BLHS năm 1999 thì lỗi vò ý
phạm tội được hiểu là lỗi của một người đã lựa chọn, thực hiện hành vi khách quan


18
gây thiệt hại cho xã hội do nhận thức không đầy đủ các tình tiết khách quan thổ hiện
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi trong khi có đủ điều kiện (về năng lực chu
thể và hoàn cảnh khách quan) để nhận thức được.
Từ định nghĩa chung này, có thể rút ra các dấu hiệu của lỗi vô ý như sau:
- Chủ thể không nhận thức được đầy đủ những tình tiết khách quan thế hiện
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi (là những tình tiết khách quan được phản ánh
trong CTTP).
- Theo suy nghĩ chủ quan của chủ thể thì hành vi lựa chọn, thực hiện không

phải là hành vi phạm tội nhưng hành vi đó trên thực tế lại là hành vi phạm tội.
- Chủ thể có đủ điều kiện (chủ quan và khách quan) theo những chuẩn mực,
đánh giá chung của xã hội để nhận thức được những tình tiết khách quan thể hiện
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
Bản chất của lỗi vô ý thể hiện ở chỗ: suy nghĩ của chủ thể về hành vi khi lựa
chọn không phù hợp với hành vi thực tế xảy ra. Người phạm tội khi lựa chọn và thực
hiện một xử sự phạm tội đã không nhận thức được đó là một sự phủ định khách quan
đối với những đòi hỏi tất yếu của xã hội. Chính vì vậy, những hành vi vô ý nổi
chung chỉ bị coi là hành vi phạm tội khi đã gây ra những hậu quả nguy hiểm nhai
định cho xã hội. Những CTTP có dấu hiệu lỗi vô ý nói chung được xây dựng dưới
dạng CTTP vật chất, còn CTTP hình thức có dấu hiệu lỗi vô ý chỉ là những trường
hợp cá biệt.
Căn cứ vào lý do khiến chủ thể không nhận thức được đầy đủ tính chất phạm
tội của hành vi (mặc dù có đủ điều kiện để nhận thức được), PLHS thực định phân
biệt hai dạng lỗi vô ý là: vô ý vì quá tự tin và vô ý vì quá cẩu thả.
- Vô ý vì quá tự tin: là lỗi của một người tuy thấy trước được hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ
không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, song hậu quả đó vẫn xảy ra (theo khoản 1
Điều 10 BLHS).
Về lý trí, người phạm tội với lỗi vô ý vì quá tự tin trước khi lựa chọn hành vi
đã nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, đồng
thời cũng thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra theo hai khá năng:
hậu quả xảy ra hoặc không xảy ra. Đây là dấu hiệu tương tự như dạng lỗi cố ý gián
tiếp nhưng sự khác nhau về lý trí giữa hai dạng lỗi này thể hiện như sau: khi lựa
chọn và thực hiện hành vi nếu ở lỗi cố ý gián tiếp chủ thể chấp nhận khả năng hậu


×