Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

tiểu luận lý thuyết tài chính thị trường tiền tệ của việt nam trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.54 KB, 36 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Thị trường tiền tệ Việt Nam được hình thành vào những năm 90 của thế kỷ XX cùng
với bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành ngân hàng Việt Nam từ hệ thống ngân hàng một
cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam đã dần phát triển,
từ những giao dịch cho vay đơn thuần giữa các ngân hàng, từ những hàng hóa đơn giản, số
lượng thành viên ít ỏi, thị trường tiền tệ đã tăng trưởng cả về quy mô lẫn doanh số, cơ sở hạ
tầng cho hoạt động thị trường ngày càng hoàn thiện… qua đó thị trường tiền tệ đã thực sự trở
thành kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ hữu hiệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và là
nơi điều tiết vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng. Thị trường tiền tệ Việt Nam đang trên
đà phát triển và cũng đã đánh dấu cho mình những bước ngoặt mới với tư cách là một phần
quan trọng của thị trường tài chính Việt Nam. Trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4 hiện nay, khi mà nó đã xuất hiện trên thế giới vào khoảng 75 năm trước, nhưng mới
thực sự bước vào Việt Nam đầu thế kỉ XXI, Cách mạng công nghệ 4.0 đã đem lại những thay
đổi lớn trong nền trong đời sống kinh tế - xã hội trên thế giới, tác động đến kinh tế, văn hóa
và cả trong lĩnh Tài chính. Vấn đề đặt ra là với khởi đầu muộn như vậy, liệu thị trường tiền tệ
Việt Nam có tốc độ phát triển bắt kịp với những quốc gia khác và tận dụng được những điều
kiện của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay không

? Thực trạng thị trường tiền tệ của Việt Nam hiện nay ra sao? và Chính phủ Việt Nam cần
có những quyết sách gì để phát triển liệu thị trường tiền tệ Việt Nam ? Để trả lời được
những câu hỏi trên, nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu “Thị trường tiền tệ của Việt
Nam trong bối cảnh của Cách mạng Công nghiệp 4.0”
Nghiên cứu này nhắm tới 3 mục tiêu sau: (i) Phân tích những thay đổi của thị
trường tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, (ii) Đánh giá xem thị
trường tiền tệ Việt Nam có tận dụng được được những điều kiện của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0 hay không ? ; (iii) Đề xuất những giải pháp giúp thị trường tiền tệ Việt
Nam phát triển đúng hướng trong cách mạng công nghiệp 4.0

3



CHƯƠNG I Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu
1.
1.1

Tổng quan nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài
Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu năm 2019 của Mastercard được đăng trên Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã
chỉ ra rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đem lại cơ hội phát triển lớn cho các
doanh nhân có đầu óc công nghệ ngày nay nhưng lại đề ra thách thức đối với nhiều cá
nhân và doanh nghiệp trong mảng tài chính. Trong nghiên cứu có đề cập đến việc sự tụt
hậu này dẫn đến một viễn cảnh tương lai mà một phần năm tài khoản ngân hàng sẽ chìm
trong tình trạng không hoạt động. Điều này có nghĩa là một phần quan trọng của thế giới,
phần lớn từ các ngành nông nghiệp và SMB, không có quyền truy cập kỹ thuật số vào các
dịch vụ tài chính quan trọng. Chúng bao gồm nhà cung cấp, người mua, lịch sử mua
hàng, mạng lưới thị trường, hóa đơn điện tử, thanh toán nhanh hơn, vốn khả dụng, tín
dụng rẻ hơn, dịch vụ thuế giá cả phải chăng, bảo hiểm tài sản và kinh doanh, quản lý nợ
hoặc thậm chí các dịch vụ cơ bản như kế hoạch tiết kiệm để cải thiện an ninh tài chính .
Do đó, kết nối là bất khả thi nếu không có quyền truy cập vào các dịch vụ tài chính. Hậu
quả dẫn đến sự phân chia giữa những người có quyền truy cập và những người không
truy cập sẽ trở nên sắc nét và sâu sắc hơn, dẫn đến sự bất bình đẳng lớn hơn.

Theo một bài báo của Raghul Singh, Chủ tịch Dịch vụ Tài chính tại HCL
Technologies Financial IT, được đăng trên tạp chí Công nghệ thông tin Tài chính( Financial
IT) được đăng vào năm 2019: Tài chính 4.0 sẽ châm ngòi cho sự thay đổi nhanh nhất và
mạnh mẽ nhất trong hệ thống tài chính và cũng như một bộ phận quan trọng của nó là Thị
trường tiền tệ. Những công nghệ này sẽ chứng kiến các Fintech đi lên từ nhiều thế kỷ truyền
thống bằng cách thách thức các tổ chức kế thừa, xác định lại ý tưởng tin tưởng vào hệ thống
ngân hàng, đưa các quy trình cộng đồng, hợp tác và tự phục vụ đến trung tâm của một loạt
các dịch vụ mới và cung cấp ở mức độ cao mong đợi dịch vụ khách hàng.


4


1.2

Nghiên cứu trong nước
Theo Thạc sĩ Đặng Vương Anh (Ủy ban giám sát tài chính quốc gia) thì tính đến

thời điểm năm 2018 trên thị trường tiền tệ thế giới đã xuất hiện hơn 2.000 đồng tiền mã
hóa khác nhau với tổng giá trị thị trường toàn cầu lên đến gần 400 tỷ USD. Tiền mã hóa
hứa hẹn sẽ đem đến những thay đổi lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những thay đổi
của hệ thống tài chính, ngân hàng nhưng đồng thời cũng đề ra thách thức lớn đối với mô
hình tài chính, tiền tệ ngân hàng truyền thống tại Việt Nam. Tác giả cũng đề ra một số
khuyến nghị về quản lý phát hành và giao dịch tiền mã hóa cho Việt Nam.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Trương Thị Đức Giang và Nguyễn Hải Hà (Đại học
Tài Chính Quản trị Kinh doanh , Sự phát triển của các loại tiền ảo, tiền điện tử không
phải do ngân hàng trung ương phát hành sẽ buộc các quốc gia trên thế giới, trong đó có
Việt Nam phải thay đổi cách thức điều hành chính sách tài chính tiền tệ để thích ứng do
khả năng ảnh hưởng tới các chỉ số tiền tệ trong mục tiêu ổn định giá cả. Các loại tiền ảo
này cũng có thể có những tác động tới hệ số tạo tiền, làm đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền
mặt trong nền kinh tế nếu được sử dụng rộng rãi. Khi đó, sẽ buộc các tổ chức tài chính, tổ
chức tín dụng, ngân hàng phải thay đổi phương thức thanh toán, thay đổi chức năng tiền
tệ và cách thức điều hành chính sách để thích ứng với yêu cầu điều hành kinh tế vĩ mô
nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia.
Nghiên cứu PGS.TS Hoàng Tùng “FinTech - Làn sóng công nghệ trong lĩnh vực
tài chính - ngân hàng” đã chỉ ra rằng Fintech đã và đang làm thay đổi cách thức, địa điểm
và thời gian mà người tiêu dùng thực hiện thanh toán, cũng như tạo thuận lợi để họ có thể
tiếp cận tới nhiều loại hình dịch vụ tài chính, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các tầng
lớp xã hội,,Tại Việt Nam, FinTech là một lĩnh vực tương đối mới, nhưng đã thu hút được

sự chú ý của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp nhờ những tác động tích cực
về kinh tế - xã hội. Nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất cho sự phát triển của Fintech,
đặc biệt trong ngành Tài chính- ngân hàng.

5


Sau khi sơ lược qua các nghiên cứu trên, có thể thấy rằng tác giả nghiên cứu đang
chú trọng đi sâu vào từng mảng riêng trong thị trường tài chính tiền tệ mà chưa đưa ra
được bức tranh tổng quát về thị trường này tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công
Nghiệp 4.0 cũng như đưa ra những phương hướng cụ thể để thị trường tiền tệ Việt Nam
phát huy được tiềm năng và phát triển tốt hơn. Vì những lý do đó mà tiểu luận này được
thực hiện để nhìn lại thị trường tiền tệ Việt Nam dưới một lăng kính rộng hơn để cho
người đọc nắm được tình hình chung của thị trường tiền tệ Việt Nam, những công cụ mới
phát sinh trong bối cảnh hội nhập vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và cuối cùng là
hướng đi của VIệt Nam trong tương lai
2.
2.1

Cơ sở lý thuyết
Thị trường tiền tệ
Theo Investopedia và International monetary fund (2019), thị trường tiền tệ là một bộ

phận của thị trường tài chính, là thị trường vốn ngắn hạn. Nó đóng vai trò là thị trường
thứ cấp của các công cụ nợ dài hạn, là thị trường có độ an toàn cao và là thị trường bán
buôn hữu hiệu. Thị trường tiền tệ được biết đến như là một thị trường phi tập trung, sôi
động và mang tính toàn cầu.
Các giao dịch trên thị trường tiền tệ thường có thời hạn ngắn hoặc rất ngắn, đặc biệt
thị trường cho vay qua đêm rất phát triển và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong doanh số
hoạt động của thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ có khởi nguồn từ hoạt động cho vay,đi

vay giữa các ngân hàng và qua thời gian đang ngày càng phát triển đa dạng và linh hoạt.
Với mục tiêu ban đầu là để bảo đảm khả năng thanh khoản của các trung gian tài chính,
thị trường tiền tệ đã phát triển trở thành thị trường đầu tư vốn ngắn hạn, thị trường kinh
doanh chênh lệch giá, thị trường của các công cụ phòng ngừa rủi ro và các thị trường phái
sinh. Thị trường tiền tệ là thị trường hết sức nhạy cảm với những sự kiện biến động về
kinh tế, chính trị, xã hội vì vậy nó được coi như là thước đo của nền kinh tế.

Cấu trúc của thị trường tiền tệ

6


Khi phân loại theo cơ cấu tổ chức thì thị trường tiền tệ bao gồm:
● Thị trường tiền tệ cổ điển: là thị trường vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín
dụng đặt dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương . Hàng ngày, tại đây hình
thành lãi suất chỉ đạo thị trường tiền tệ, như: lãi suất LIBOR trên thị trường tiền
tệ London (London Inter Banking Offered rate), lãi suất PIBOR trên thị trường
tiền tệ Paris (Paris Inter Banking Offered rate), SIBOR (thị trường tiền tệ

Singapore)...
● Thị trường tiền tệ mới: đây là thị trường các trái phiếu ngắn hạn, cơ cấu của nó
gồm 2 cấp: Thị trường tiền tệ sơ cấp - thị trường tiền tệ chuyên phát hành các
loại trái phiếu ngắn hạn lần đầu; Thị trường tiền tệ thứ cấp - là thị trường tiền
tệ tổ chức mua bán lại các trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp.
● Thị trường mở (Openmarket operation): là thị trường mua bán các loại chứng
khoán nhà nước ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,... nhằm
điều tiết cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Tức thông qua thị trường mở, Ngân
hàng trung ương có thể làm cho ―tiền dự trữ của các Ngân hàng thương mại tăng
lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của Ngân
hàng thương mại làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nền kinh tế


Khi phân loại theo đối tượng tham gia thì thị trường tiền tệ bao gồm:


Thị trường tín dụng ngắn hạn giữa các Ngân hàng thương mại (hay thị trường

liên ngân hàng –Interbank): Thị trường này dưới sự điều hành của Ngân hàng
trung ương nhằm mục đích điều tiết vốn trong hệ thống Ngân hàng thương mại
đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng trung ương thực hiện vai trò là người cho
vay cuối cùng.
● Thị trường các công nợ ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, kỳ
phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, các khế ước cho vay, ... bao gồm cả thị
trường phát hành và thị trường lưu thông, thị trường này biểu hiện cho sự phát
triển thị trường tiền tệ.

7




Thị trường hối đoái: là thị trường giao dịch các loại ngoại tệ và các phương

tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ, là một bộ phận quan trọng trong kết cấu thị trường
tiền tệ. Thị trường ngoại hối mang đặc trưng là tính quốc tế cao, hoạt động của nó đáp
ứng những nhu cầu về thương mại, đầu tư ngắn hạn trên bình diện quốc tế, đặc biệt là
tạo điều kiện can thiệp của Ngân hàng trung ương nhằm đảm bảo sức mua đối ngoại
của đồng tiền quốc gia. Công cụ hoạt động thị trường hối đoái, gồm: hợp đồng giao
ngay (Spot), hợp đồng hoán đổi (Swap), hợp đồng kỳ hạn (Forward), hợp đồng quyền
chọn (Option).... nhờ đó đáp ứng được phần lớn nhu cầu ngoại tệ cho các đơn vị, tổ
chức và làm cho thị trường ngoại hối trở nên nhộn nhịp hơn.


Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ:
Trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng là hình thức
sơ khai của thị trường tiền tệ hoạt động với mục đích cân đối, điều hòa vốn giữa các
Ngân hàng thương mại với các Tổ chức tín dụng nhằm khai thông khả năng thanh toán
cho các Tổ chức tín dụng. Vì vậy, nếu xét theo chiều ngang, thị trường tiền tệ biểu hiện
quan hệ điều tiết vốn giữa các Ngân hàng thương mại, các Tổ chức tín dụng. Còn nếu xét
theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa Ngân hàng trung ương và
Ngân hàng thương mại qua con đường tái chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiết khấu là
một công cụ linh hoạt để Ngân hàng trung ương điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong quá
trình thực thi chính sách tiền tệ.
Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ
a) Nghiệp vụ vay và cho vay vốn ngắn hạn:
Nghiệp vụ này diễn ra chủ yếu giữa các Ngân hàng thương mại, xuất phát từ hoạt động
kinh doanh tiền tệ, tại một thời điểm nhất định một số Ngân hàng thương mại tạm thời
thừa vốn trong khi đó một số Ngân hàng thương mại khác rơi vào tình trạng thiếu vốn
tạm thời. Do đó để đảm bảo cho khả năng thanh khoản, quan hệ điều tiết vốn giữa các
Ngân hàng thương mại diễn ra thông qua các hình thức sau:

8


● Cho vay bằng tiền mặt: Khi Ngân hàng thương mại thiếu hụt vốn tạm thời, có thể
đi vay tại một Ngân hàng thương mại khác đang thừa vốn tạm thời tại thời điểm
đó để đảm bảo khả năng thanh khoản. Giao dịch liên ngân hàng chủ yếu dưới hình
thức tín chấp hoặc đảm bảo bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay...;
Thời hạn cho vay rất ngắn: hàng ngày (qua đêm), định kỳ 1 tuần, 2 tuần, tháng...
● Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu các chứng từ có giá: Khi có nhu cầu
lớn về vốn, các Ngân hàng thương mại nếu vay các Tổ chức tín dụng khác nhưng vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì Ngân hàng trung ương có thể hỗ trợ bằng các nghiệp vụ

như sau. Cách thứ nhất là tái chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng trung ương sẽ
nhận chiết khấu lại những chứng từ có giá mà trước đây Ngân hàng thương mại đã
chiết khấu cho khách hàng.Cách thứ hai là bảo chứng lại: Ngân hàng trung ương sẽ
cho Ngân hàng thương mại vay vốn trên cơ sở cầm cố các chứng từ có giá mà trước
đây Ngân hàng thương mại đã nhận cầm cố từ khách hàng.

b) Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn:
Công cụ chủ yếu của nghiệp vụ này là các loại trái phiếu ngắn hạn được phát hành từ
thị trường tiền tệ sơ cấp và bán lại ở thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ này phát sinh trong
trường hợp một số chủ thể kinh tế cần bổ sung vốn bằng tiền của mình nên phát hành một
lượng trái phiếu ngắn hạn ra thị trường, trong khi một số chủ thế khác đang muốn sinh lợi
cho khoản vốn nhàn rỗi của mình bằng con đường kinh doanh trên thị trường tiền tệ, họ sẽ
mua bán trái phiếu ngắn hạn. Ở nghiệp vụ này, ngoài trái phiếu ngắn hạn thì còn có kỳ phiếu
thương mại, khế ước nợ, kỳ phiếu ngân hàng, các loại thư tín dụng.... Và đặc biệt là

hoạt động của thị trường mở -thực hiện việc mua bán ngắn hạn dưới 364 ngày các giấy tờ
có giá trị như tín phiếu, trái phiếu ho bạc. Thông qua nghiệp vụ này, Ngân hàng trung
ương điều tiết cung cầu về tiền tệ: tùy theo mục tiêu từng thời kỳ mà Ngân hàng trung
ương bơm tiền hay rút bớt tiền ra khỏi lưu thông.

9


2.2

Cách mạng công nghiệp 4.0
Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư) xuất phát từ khái niệm “Industry 4.0” của một báo cáo chính phủ Đức năm 2013.
“Industry 4.0” kết nối hệ thống nhúng và cơ sở và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự

hội tụ giữa kỹ thuật số giữa Công nghiệp, kinh doanh chức năng và quy trình bên trong.
Nếu như định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và
chủ tịch điều hành diễn đàn Kinh tế Thế giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách
mạng Công nghiệp lần thứ 4 như sau: “ Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng
lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ
ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và
công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc cách mạng Công nghiệp lần
thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần thứ ba, nó kết hợp giữa các công nghệ lại với
nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học.
2.3

Bitcoin

Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp được phát hành bởi Satoshi Nakamoto
dưới dạng mã nguồn mở. Bitcoin lần đầu được nhắc đến vào ngày 31/10/2008 trong một
bài đăng về giao thức thanh toán ngang hàng của nhân vật ẩn danh Satoshi Nakamoto. Nó
bắt đầu được sử dụng từ ngày 3/1/2009 với khối Bitcoin khởi thủy được ra đời (genesis
block). Giao dịch Bitcoin đầu tiên được thực hiện giữa Satoshi Nakamoto và nhà mật mã
học Hal Finney vào ngày 12/1/2009. Ngày 5/10/2009, lần đầu tiên giá trị của Bitcoin
được ấn định trên sàn giao dịch, khởi điểm ở mức 1 đô la Mỹ tương đương 1.309,03
bitcoin (1 BTC = 0,00076 USD).
Hình thức hoạt động của Bitcoin khác hẳn so với các loại tiền tệ thông thường, không
có bất cứ một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao
thức mạng ngang hàng (per to per). Bitcoin được cấp tới các máy tính “đào” Bitcoin để trả
công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi lại vào một cuốn sổ cái được phân tán trong
mạng ngang hàng - blockchain. Để ngăn chặn việc bị lạm phát, người

10



phát minh ra đồng tiền này đã ấn định tổng mức phát hành chỉ là 21 triệu bitcoin vào năm
2140 và tốc độ lạm phát của nó sẽ giảm một nửa sau mỗi chu kỳ 4 năm.
2.4

Fintech

Fintech là viết tắt của từ financial technology (công nghệ trong tài chính), là một thuật
ngữ rộng được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng công nghệ thông tin và viễn
thông để cung cấp dịch vụ tài chính. Fintech có thể được xem như là sản phẩm của cuộc
cách mạng 4.0 trong hoạt động tài chính – ngân hàng. Fintech cung cấp rất nhiều sản
phẩm dịch vụ thuộc về lĩnh vực tài chính như thanh toán điện tử, thanh toán trên di động,
tài chính cá nhân, hay tài chính doanh nghiệp. Một số phân khúc có thể liệt kê như cho
vay P2P, đầu tư theo nhóm, chấm điểm tín dụng, tư vấn, huy động vốn, tiền điện tử. Nhu
cầu sử dụng các dịch vụ của các công ty Fintech là các ngân hàng truyền thống, công ty
bảo hiểm, người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Theo Wikipedia trích dẫn từ Huffington Post, Fintech được định nghĩa là một
ngành công nghiệp tài chính mới áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động tài
chính. Các công ty Fintech cung cấp các ứng dụng, quy trình, sản phẩm, mô hình kinh
doanh mới trong ngành dịch vụ tài chính, bao gồm một hay nhiều dịch vụ tài chính bổ
sung trên nền tảng internet và kỹ thuật số. Việc Fintech đang phổ biến tại các nước phát
triển cho thấy đây là một xu hướng nên đi theo trong giai đoạn của CMCN 4.0

11


1.3 Phương pháp nghiên cứu.
-

Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập và xử lý dữ liệu liên quan đến Thị
trường Tiền tệ, Fintech, Bitcoin,cách mạng Công nghiệp 4.0…..


-

Phương pháp thu thập số liệu liên quan đến Thị trường Tiền tệ, Fintech và
Bitcoin , số liệu được đưa ra chủ yếu từ Bộ Tài chính, Ủy Ban giám sát tài chính
quốc gia, Cơ sở dữ liệu Ngân hàng Thế giới ( World Bank),....

CHƯƠNG II
1.
1.1

Kết quả và thảo luận

Kết quả nghiên cứu
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM TRONG CUỘC CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Dưới tác động của CMCN 4.0, Việt Nam trong thập kỷ qua đang đi theo con đường

của quá trình hội nhập, của nền kinh tế sẻ chia và vì lẽ đó mà thị trường đang tiến gần hơn
với các thông lệ quốc tế. Năm 2012, thị trường được đánh dấu một bước ngoặt bởi Thông tư
21/2012/TT-NHNN ngày 18/6/2012 quy định hoạt động cho vay, đi vay, mua, bán giấy tờ có
giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, Thông tư
21/2012/TT-NHNN chỉ phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được
giao dịch lẫn nhau với thời hạn giao dịch dưới 1 năm. Đây là những quy định mới, chặt chẽ

12


hơn, phù hợp với bản chất giao dịch vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng
và quy định của Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 nhằm quản lý hoạt động liên ngân hàng

được an toàn, hiệu quả. Sau khi Thông tư 21/2012/TT-NHNN có hiệu lực, thị trường có
một số biến động nhất định nhưng đến nay thị trường đã hoạt động ổn định.
Khoảng thời gian mà khái niệm CMCN 4.0 xuất hiện tại Việt Nam đến nay cũng là
giai đoạn mà cả thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường mở hoạt động sôi động hơn
bao giờ hết. Lý giải cho hiện tượng này là do Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngành Ngân hàng là một trong những ngành
chủ động đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý và kinh doanh.
Để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức từ CMCN 4.0 nhằm thích ứng, phát triển bền
vững trong kỷ nguyên 4.0, ngành ngân hàng Việt Nam đã và đang tăng cường đổi mới sáng
tạo trong nội bộ tổ chức và thúc đẩy đổi mới từ bên ngoài thông qua tăng cường hợp tác
Fintech, tạo dựng hệ sinh thái số theo hướng mở, tăng cường thu thập, khai thác dữ liệu
khách hàng, đồng thời hoàn thiện về hành lang pháp lý cho sự phát triển ngân hàng số…

Năm 2000, khi thị trường liên ngân hàng mới bước đầu được hình thành, tổng
doanh số giao dịch cho vay, gửi tiền giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân
hàng chỉ vào khoảng 280 tỷ đồng thì đến 2005 con số này đã lên tới 760 nghìn tỷ đồng,
cao gấp 2,7 nghìn lần so với giai đoạn đầu mới hình thành. Năm 2011, tổng doanh số giao
dịch toàn thị trường đạt 6.896 nghìn tỷ đồng tăng 1.860 nghìn tỷ so với doanh số năm
2010 và cao gấp 9 lần so với số liệu năm 2005. 10 tháng đầu năm 2012, doanh số cho
vay, gửi tiền lẫn nhau giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã lên tới 5.354
nghìn tỷ. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của thị trường liên ngân hàng trong việc
đáp ứng khả năng thanh khoản và nhu cầu vốn ngắn hạn của hệ thống ngân hàng.
Cùng với thị trường liên ngân hàng, nghiệp vụ thị trường mở cũng có sự tăng trưởng,
phát triển không ngừng về doanh số giao dịch cũng như số lượng thành viên thị trường. Cơ
chế, quy trình nghiệp vụ ngày càng hoàn thiện: quy trình thanh toán được rút ngắn, từ thanh
toán sau 2 ngày kể từ năm 2000, rút xuống còn 1 ngày vào năm 2001, và từ năm 2002 đến

13



nay thanh toán ngay trong ngày thực hiện giao dịch. Định kỳ giao dịch cũng được rút ngắn,
từ 10 ngày/phiên năm 2000 xuống còn 1 phiên/tuần vào năm 2001, 2 phiên/tuần vào năm
2002, 3 phiên/tuần từ tháng 11/2004, đến nay NHNN thực hiện theo định kỳ hàng ngày. Khối
lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tăng mạnh qua các năm. Năm 2008, NHNN thực
hiện 401 phiên đấu thầu, tăng 46 phiên so với năm 2007. Tổng doanh số giao dịch năm 2008
là 1.036 nghìn tỷ đồng, tăng 618 nghìn tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2011, để đáp ứng nhu
cầu vốn cho các tổ chức tín dụng trong điều kiện gặp khó khăn về thanh khoản, NHNN tổ
chức 431 phiên mua có kỳ hạn giấy tờ có giá với tổng doanh số trúng thầu là 2.800 nghìn tỷ
đồng. Năm 2012, thanh khoản của hệ thống được cải thiện hơn, số tiền NHNN cung ứng cho
các ngân hàng thông qua nghiệp vụ thị trường mở trong 10 tháng đầu năm đạt 404 nghìn tỷ
đồng với số phiên đấu thầu giảm xuống còn 257 phiên.

Biểu đồ: Quy mô thị trường tiền tệ ngân hàng Việt Nam so với các nước trong khu
vực

Nguồn: Cơ sở dữ liệu World Bank cập nhật năm 2018
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của điện thoại thông minh đã thay đổi
cách con người giao tiếp và tương tác, kéo theo sự thay đổi trong kênh phân phối, mạng

14


lưới bán hàng và cách thiết kế sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng. Nhờ ứng dụng
chuyển đổi kỹ thuật số, các sản phẩm của ngân hàng có thể tích hợp được với nhiều sản
phẩm dịch vụ phụ trợ để làm hài lòng khách hàng.
Hiện nay, lượng tài khoản cá nhân mở tại các ngân hàng thương mại trên cả nước
đạt khoảng 68,7 triệu tài khoản, khoảng 70 ngân hàng thương mại đã cung cấp dịch vụ
thanh toán qua internet và khoảng ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ thanh toán
qua điện thoại di động. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã cấp Giấy phép hoạt
động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 21 tổ chức không phải là ngân hàng

cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (các công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán).
Với sự bùng nổ của công nghệ tài chính như vậy, cơ sở hạ tầng tài chính tại Việt
Nam dù đã được nâng cấp nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả người sử
dụng và hệ quả là sự quá tải trong việc cung cấp dịch vụ tài chính, thiếu thanh khoản
hoặc thậm chí là khủng hoảng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại mỗi dịp lễ tết
của người dân.
Một ví dụ điển hình cho hệ quả của việc cơ sở hạ tầng không tương xứng với khối
lượng tín dụng tư nhân là thiếu thanh khoản trầm trọng vào hai tháng đầu năm 2008. Đó
là khoảng thời gian mà lãi suất thực âm (giá vốn quá rẻ) khiến các nhà đầu tư phóng tay
vay tiền đầu tư vào bất động sản (và ở quy mô nhỏ hơn, vào chứng khoán) bất chấp rủi ro
tín dụng khi lãi suất tăng và khả năng suy thoái của thị trường này. Các ngân hàng hưởng
lợi lớn từ cơn lốc đầu tư này, nên tốc độ cho vay tăng rất nhanh. Ngân hàng càng năng
động thì tăng trưởng tín dụng càng cao (70% trong khối ngân hàng cổ phần, 20% trong
khối ngân hàng quốc doanh trong năm 2007). Các ngân hàng không đủ động cơ để hạn
chế rủi ro thất bại của dự án vay cũng như rủi ro lãi suất, đẩy rủi ro về phía người gửi
tiền. Đây cũng là thời điểm mà Tết Nguyên Đán đang đến gần và cơ sở hạ tầng tài chính
còn nhiều hạn chế, yêu cầu hầu hết các thanh toán tại Việt Nam đều chỉ áp dụng tiền mặt
và tình trạng thiếu thanh khoản cuối cùng cũng xảy ra.

1
5


Dù tại Việt Nam các ngân hàng thương mại còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề
thanh khoản nhưng nhờ sự bùng nổ của CMCN 4.0 cùng những thay đổi tích cực trong
phương tiện thanh toán của thị trường tiền tệ cũng giúp giảm căng thẳng trong việc đối mặt
với vấn đề này đồng thời từ đây cũng là điều kiện để thị trường cho vay qua đêm phát triển
mạnh mẽ suốt những năm gần đây. Dù lãi suất khi vay qua đêm ngày càng có xu hướng tăng
nhưng ngành thương mại này đang có doanh thu và tốc độ phát triển khá nhanh.


Như đã đề cập đến trước đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này chính
là áp lực thanh khoản xuất phát từ không chỉ giữa ngân hàng với dân cư và tổ chức kinh
tế mà còn trên cả thị trường liên ngân hàng bởi một mặt các ngân hàng phải đẩy mạnh
tăng trưởng tín dụng để đạt các chỉ tiêu kinh doanh, mặt khác các doanh nghiệp, cá nhân
cũng tăng cường vay để trữ hàng và kinh doanh trong những dip lễ tết. Nếu thanh khoản
trên thị trường 1 căng thẳng (giữa ngân hàng với dân cư và tổ chức kinh tế) trong khi điều
kiện thanh khoản trên thị trường 2 (giữa các ngân hàng với nhau) không còn được hỗ trợ
như trước bởi Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất bị đẩy lên và các ngân hàng phải vay
mượn nhau với chi phí đắt đỏ là điều tất yếu.

16


Bảng Lãi suất thị trường liên ngân hàng
Thời hạn

Lãi suất BQ liên Ngân hàng (% năm)

Doanh số (Tỷ đồng)

Qua đêm

2,08

35.071

1 Tuần

2,37


11.764

2 Tuần

2,61

3.678

1 Tháng

3,12

2.144

3 Tháng

4,66

3.144

6 Tháng

4,96

630

9 Tháng

5,72


1

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cập nhật đến ngày 20/9/2019

Mô hình thị trường tiền tệ Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc “phát triển
một thị trường tiền tệ an toàn, đồng bộ và mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan
trọng cho việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, tăng khả năng chuyển đổi cho
đồng Việt Nam”. Cùng với quá trình hội nhập và phát triển, khuôn khổ pháp lý vận hành
thị trường tiền tệ - ngân hàng từng bước được hoàn thiện. Hệ thống các văn bản quản lý
hoạt động kinh doanh ngoại hối được xây dựng với mức độ luật hóa ngày càng cao

17


Thị trường tiền tệ Việt Nam ngày càng phát triển và đi vào ổn định, đáp ứng tốt
cung ứng vốn cho nền kinh tế. Trong 5 năm qua, tổng tín dụng tăng bình quân 17%/năm,
thanh khoản hệ thống ngân hàng ổn định. Vốn cung ứng từ hệ thống tổ chức tín dụng (Tổ
chức tín dụng) lan tỏa tới tất cả các thành phần kinh tế và ngành kinh tế, hỗ trợ hiệu quả
cho tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Vấn đề nợ xấu đã được giải quyết cơ bản, tỷ lệ
nợ xấu giảm, nhất là sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm
xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng.
1.2

SỰ XUẤT HIỆN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA FINTECH TẠI THỊ TRƯỜNG TIỀN

TỆ VIỆT NAM
Chủ thể quan trọng nhất tham gia vào thị trường tiền tệ cũng như chịu ảnh hưởng
mạnh nhất từ CMCN 4.0 chính là các Ngân hàng thương mại. Cụ thể các Ngân hàng
thương mại đang có xu hướng mở rộng, phát triển các dịch vụ mới trên nền tảng tận dụng
những thế mạnh của nền kinh tế quy mô, kinh tế chia sẻ và công nghệ số kỹ thuật cao liên

quan đến kết nối internet, điện toán đám mây, công nghệ cảm biến, thực tế ảo…
Năm 2018 cho thấy một xu hướng rất tích cực, đó là sự hợp tác giữa các ngân
hàng và công ty Fintech diễn ra rất mạnh mẽ, cho thấy các tổ chức này đã nhận thấy tiềm
năng và lợi ích khi tận dụng những thế mạnh của nhau để cung ứng các dịch vụ, giải pháp
tài chính ngân hàng tốt hơn, an toàn và thuận tiện cho người sử dụng.
Khi đặt lên so sánh thì Công nghệ Fintech được các NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
sử dụng đem lại nhiều ích lợi cho người sử dụng hơn là các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
truyền thống. Nếu trước đây các ngân hàng chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc
giao dịch cho vay huy động vốn, thế chấp, tín chấp,... và yêu cầu khách hàng phải đến ngân
hàng, gặp trực tiếp nhân viên quầy giao dịch làm các thủ tục để sử dụng dịch vụ, sản phẩm
đồng thời phải thực hiện theo giờ làm việc tại đó thì nay chỉ cần có mạng internet và các thiết
bị số như điện thoại thông minh hay laptop, người dùng có thể thực hiện giao dịch tại bất cứ
đâu, bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra các ứng dụng trực tuyến của ngân hàng

18


còn tích hợp các sản phẩm khác như nạp thẻ điện thoại, mua sắm trực tuyến, đặt vé máy
bay, tàu hỏa, vé xe, phòng khách sạn,...
Nhận thức được sự phát triển nhanh chóng và tiềm năng của lĩnh vực Fintech
trong bối cảnh CMCN 4.0 thì ngoài các Ngân hàng thương mại ra, các công ty, doanh
nghiệp công nghệ lớn như FPT, Viettel, VNPT tham gia vào thị trường… qua cả hai hình
thức trực tiếp và gián tiếp như đầu tư hình thành các công ty Fintech, thành lập các quỹ
đầu tư, vườn ươm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp Fintech…
Sự ra đời và phát triển của các công ty Fintech đã làm thay đổi và thúc đẩy các
kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống, mở rộng giao dịch trực tuyến
thông qua Internet Banking, Mobile banking, mạng xã hội, ngân hàng không giấy… Điều
này phần nào lý giải tại sao thị phần của các ngân hàng có xu hướng giảm và chuyển dần
sang cho các công ty Fintech. Fintech cũng đã khắc phục khó khăn của thị trường tiền tệ
khi khó tiệm cận người dân ở các vùng xa xôi, hẻo lánh.

Những công cụ của Fintech:
a) Ví điện tử
Ví điện tử là một tài khoản online, có chức năng thanh toán trực tuyến, giúp bạn
thanh toán các loại phí trên Internet như tiền điện nước, cước viễn thông, bạn cũng có thể
mua hàng online từ các trang thương mại điện tử
Tại thị trường Việt Nam hiện có khoảng 20 ví điện tử đã được cấp phép, gồm:
MoMo, ZaloPay, Payoo, Mobiví, Bankplus, 1Pay, Ví Việt, VTC Pay, Moca, WePay, Ngân
Lượng, VnMart, Pay365, TopPay,… Trong đó, dịch vụ thanh toán hóa đơn tiền điện,
nước, điện thoại, thanh toán tại quầy, thanh toán tiêu dùng online được thực hiện chủ yếu
qua MoMo, ZaloPay, Payoo,…
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, thị trường Việt Nam vào năm 2013 có 1,84 triệu
người sử dụng ví điện tử, và dự báo đến năm 2020 sẽ đạt 10 triệu người dùng. Tuy nhiên,

19


vào thời điểm đầu năm 2019, phía MoMo cho biết đã đạt lượng 10 triệu người đăng ký sử
dụng dịch vụ.
Trong một quãng thời gian khá dài từ năm 2010-2016 là khoảng lặng của các ví điện tử.
Nhìn chung, các ví chưa phát huy được hết tiện ích, tính liên kết chưa đủ rộng và người
dùng vẫn chưa quen. Từ năm 2017 trở lại đây, các ví tập trung làm thị trường thu hút
người dùng, đưa ra các chương trình tặng tiền, quà và việc giao dịch cũng tiện lợi hơn
nhờ sự kết nối rộng với các nhà cung cấp dịch vụ, ngân hàng, cửa hàng,… nhờ đó thu hút
được người dùng đông lên.
Với 10 triệu người đăng ký sử dụng, MoMo hiện là ví điện tử phổ biến nhất. vào giữa
năm 2018, ví này cũng công bố huy động thành công khoản đầu tư mới, mà theo một số
nguồn tin cho rằng lên tới khoảng 50 triệu USD.
b) Blockchain
Theo ThS. Nguyễn Ngọc Chánh - Đại học Văn Lang đăng trên Tạp chí Tài chính,
Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ

thống mã hoá vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà
tiền mặt được giám sát chặt chẽ. Trong trường hợp này, blockchain là một cuốn sổ cái kế
toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Blockchain sở hữu tính năng đặc biệt đó là
việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin. Trong ngành
Tài chính, giao dịch tín dụng thư ứng dụng công nghệ blockchain giúp việc trao đổi
chứng từ giảm từ 5-10 ngày chỉ còn 24 giờ, hiệu quả vận hành tăng cao và mức độ minh
bạch cũng như độ an toàn lớn hơn. Nhu cầu đối chiếu giấy tờ không còn nữa vì tất cả các
bên được kết nối trên cùng một nền tảng duy nhất, với thông tin luôn được cập nhật tức
thì. Thời gian xử lý giao dịch nhanh sẽ nâng cao tính thanh khoản cho doanh nghiệp.
Giao dịch thành công càng chứng minh tính khả thi của việc thương mại hóa và vận hành
hóa công nghệ blockchain trong việc số hóa thương mại.
Tại Việt Nam, Blockchain đang được thử nghiệm, từng bước áp dụng trong lĩnh vực tài
chính – ngân hàng và chuỗi cung ứng. Đơn cử, mới đây, Ngân hàng HSBC cũng vừa thực
hiện thành công giao dịch tín dụng thư (L/C) trên nền tảng Blockchain giữa Công ty cổ

20


phần sản xuất Nhựa Duy Tân (Việt Nam) và Công ty INEOS Styrolution Korea (Hàn
Quốc). Đây là giao dịch L/C ứng dụng công nghệ chuỗi khối thử nghiệm đầu tiên mà
HSBC thực hiện tại Việt Nam và Hàn Quốc và là giao dịch thứ 7 được ngân hàng này tiến
hành trên toàn cầu.
c) Cho vay ngang hàng-P2P lending
Theo Wikipedia, cho vay ngang hàng (tên tiếng Anh: Peer-to-peer lending, cũng viết
tắt là cho vay P2P), là thực tế cho vay tiền cho cá nhân hoặc doanh nghiệp thông qua các
dịch vụ trực tuyến phù hợp với người cho vay với người vay mà không cần thông qua
trung gian tài chính. Hoạt động này cho phép người đi vay ra quyết định nhanh hơn, hiệu
quả hơn thông qua việc sử dụng công nghệ, thay vì phải ký tá hàng loạt thủ tục hành
chính rườm rà. Do các công ty cho vay ngang hàng cung cấp các dịch vụ này thường hoạt
động trực tuyến, chúng có thể hoạt động với chi phí thấp hơn và cung cấp dịch vụ rẻ hơn

và lãi suất vay thấp hơn các tổ chức tài chính truyền thống.
Tại Việt Nam, P2P Lending có xu thế phát triển nhanh, thu hút khoảng 40 công ty P2P
Lending đang hoạt động, theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế - Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB). Một số công ty P2P Lending quy mô
như Tima, VnVon… đang tập trung phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, để nghiên cứu
và phân tích chuyên sâu nhằm đảm bảo đơn giản, minh bạch, giảm thiểu rủi ro và được
hàng vạn khách hàng tín nhiệm.
Trong đó, VnVon được chú ý nhờ mô hình hoạt động đặc trưng chỉ hướng tới đối
tượng khách hàng cho vay là các doanh nghiệp với pháp lý đầy đủ. Mô hình này được kỳ
vọng sẽ giải quyết phần nào "nút thắt" về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng
thời giảm thiểu tối đa rủi ro cho nhà đầu tư
Đánh giá về Fintech tại Việt Nam: Theo Ths Ninh Thị Thúy Ngân và Ths Đặng Thị Thùy
Giang (Đại học Lao động - Xã hội) “Sự ra đời và phát triển của các công ty Fintech cũng
làm thay đổi và thúc đẩy các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền

21


thống, mở rộng giao dịch trực tuyến thông qua Internet Banking, Mobile banking, mạng
xã hội, ngân hàng không giấy…” Với sự linh hoạt trong quản lý và sử dụng các công ty
Fintech đã thổi một luồng gió mới vào hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng tại
Việt Nam. Fintech với những lợi thế về tốc độ, đơn giản, hiệu quả, tôn trọng quyền riêng
tư và tiềm năng đã cho phép chia sẻ với khách hàng nhiều hơn, trao cho họ quyền kiểm
soát và quyết định trong các giao dịch tài chính và các hoạt động đầu tư.
Tuy nhiên, theo thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước), số lượng giao
dịch qua POS/EFTPOS/EDC còn rất thấp với tỷ lệ sử dụng ATM; vay truyền thống hay
các hình thức tiết kiệm truyền thống chính là cơ hội cho Fintech. Theo Ths Nguyễn Văn
tâm ( Học viện Ngân hàng) Lĩnh vực Fintech ở Việt Nam còn khá mới mẻ,dù các DN
cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán đã xuất hiện vào năm 2008 với 9 đơn vị được
Ngân hàng Nhà nước cấp phép. Đến nay, Việt Nam có gần 100 công ty Fintech và nhiều

trong số đó là công ty tham gia vào hoạt động thanh toán, cung cấp cho khách hàng và
các nhà bán lẻ các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc các giải pháp thanh toán kỹ thuật
số.Một số ít công ty hoạt động trong lĩnh vực gọi vốn (FundStart, Comicola, Betado,
Firststep), chuyển tiền (Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance Hub), Blockchain
(Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Copyrobo, Cardano Labo), quản lý tài chính cá nhân,
quản lý POS, quản lý dữ liệu, cho vay và so sánh thông tin (Mobivi, Money Lover, Timo,
kiu, Loanvi, Tima, TrustCircle, Hottab, SoftPay, ibox, BankGo, gobear...). Tuy nhiên, so
với một số quốc gia trong khu vực, số lượng các công ty Fintech tại Việt Nam còn khá ít.
Các DN Fintech ở Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào một số ít ngành nhất định,
trong khi nhiều ngành khác bị “lãng quên” như kêu gọi vốn cộng đồng, tín dụng... dù thị
trường không thiếu nhu cầu.Điều đó cho thấy sự tác động của Fintech không quá lớn,
nhưng nó cũng đã có những ảnh hưởng nhất định và thanh toán không tiền mặt đang
bước đầu thay thế cho hình thức thanh toán truyền thống.

22


1.3

SỰ XUẤT HIỆN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA BITCOIN TẠI THỊ TRƯỜNG TIỀN

TỆ VIỆT NAM
Theo Ths Đặng Vương Anh ( Ủy ban giám sát tài chính quốc gia), Tính đến thời điểm
tháng 06/2018 trên thị trường tiền tệ thế giới đã xuất hiện hơn 2000 tiền mã hóa khác nhau
với tổng giá trị toàn cầu lên đến gần 400 tỷ USD. Tiền mã hóa đã làm thay đổi Thị trường
tiền tệ trên Thế giới và trong đó có sự tác động đến Thị trường Tiền tệ Việt Nam.

Thuật ngữ tiền mã hóa hiện vẫn còn rất mới vẻ và việc định nghĩa, phân loại
chúng cũng gây nhiều lúng túng cho Chính phủ các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam,
hiện nay chưa có định nghĩa chính thức về “cryptocurrency” mà thường sử dụng nhiều

các tên gọi khác nhau, dễ gây hiểu lầm và sai lệch về bản chất. Tiền mã hóa hiện có hai
dạng chính là coins và utility tokens (gọi tắt là tokens). Tất cả các giao dịch của tiền mã
hóa đều được mã hóa và đưa lên các blockchain riêng biệt trên mạng internet, hầu hết
được xác nhận thông qua một hệ thống máy tính phi tập trung nhằm đảm bảo tính an toàn
và minh bạch. Nổi bật nhất trong các đồng tiền mã hóa hiện nay là đồng Bitcoin.
Theo TS Nguyễn Bảo Huyền ( Học viện Ngân Hàng), “sự ra đời của Bitcoin đã đánh
dấu bước ngoặt lịch sử về hình thức thanh toán điện tử”. Nó có những ưu điểm hơn các
đồng tiền như:
-

Không cần tới ngân hàng trung ương: Bởi Bitcoin là một hệ thống phân tán ngang
hàng, do đó không cần một máy chủ trung tâm hay điểm kiểm soát.

-

Thuận tiện trong giao dịch:Bitcoin có thể tùy ý số lượng giao dịch trong một ngày,
trong khi một số một số ngân hàng hay dịch vụ thanh toán online hiện nay còn hạn
chế trong việc số lượng giao dịch hay thời gian chuyển khoản. Ngoài ra, chi phí
giao dịch của bitcoin thấp, gần như bằng không.

-

Bitcoin không thể làm giả: Bởi thực thế, Bitcoin không phải tồn tại dưới dạng vật
chất, nên không có khả năng làm giả như tiền giấy.

Bên cạnh những ưu điểm, thì Bitcoin cũng còn có những hạn chế cần phải lưu ý.

23



-

Khả năng bị “ đào” Bitcoin: Bởi do hình thức giao dịch còn chưa được kiểm soát,
do đó sẽ khiến cho các hacker thực hiện hành vi đánh cắp đồng tiền ảo này.

-

Không dễ để sử dụng: Nếu thiếu kiến thức về công nghệ thì Bitcoin cũng khiến
cho người dùng khó sử dụng hay giao dịch. Điều đó dẫn đến hiện nay Bitcoin
chưa được phát triển ở thị trường tiền tệ các nước đang phát triển như Việt Nam.

Mặc dù hiện nay một số nước đã chấp nhận và có chính sách dành riêng cho tiền ảo
Bitcoin nhưng Việt Nam vẫn chưa được coi là loại tiền tệ hợp pháp mặc dù các giao dịch
bằng bitcoin đã và đang tồn tại không ít trên thị trường.
Theo Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ
về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định
80/2016/NĐ-CP) quy định về phương tiện thanh toán như sau:
“Khoản 6: Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh
toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ
thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của
Ngân hàng nhà nước;
Khoản 7: Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện không thuộc quy
định tại Khoản 6 Điều này”.
Cùng với đó, Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của
Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định
80/2016/NĐ-CP) quy định về hành vi bị cấm bao gồm: “Phát hành, cung ứng và sử dụng
các phương tiện thanh toán không hợp pháp”.
Bitcoin đã đặt ra những thách thức mới với thị trường tiền tệ, đặt ra những thách thức
mới hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương nói chung và
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.


24


Thứ nhất, tiền ảo gây những ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát của chính
sách tiền tệ. Theo phương trình trao đổi M.V = P.Y (Trong đó, M là lượng tiền, V là vòng
quay của tiền tệ, Y là mức sản lượng thực tế, P là giá), nếu như vòng quay tiền V và sản
lượng thực tế không Y đổi thì sự gia tăng mức cung tiền M sẽ kéo theo sự gia tăng về
mức giá P tức là lạm phát mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đối với nền kinh tế thực
(Franco, 2015). Nghiên cứu của Franco cũng chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của tiền
ảo Bitcoin tới chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Đó là, nếu tiền ảo
Bitcoin được sử dụng nhiều hơn sẽ dẫn đến sự gia tăng vòng quay của tiền và sự gia tăng
này có thể dẫn đến lạm phát .
Ngay từ năm 2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động nghiên cứu; đồng
thời, khẳng định: Bitcoin cũng như các loại tiền ảo tương tự khác không phải là tiền tệ
hợp pháp và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định chung của
pháp luật Việt Nam (Công văn số 5747 của Ngân hàng Nhà nước gửi Văn phòng Chính
phủ ngày 21/7/2017) và nhấn mạnh việc sở hữu, mua bán, sử dụng tiền ảo Bitcoin tiềm
ẩn rất nhiều rủi ro. Tuy nhiên bất chấp những rủi ro mà Ngân hàng nhà nước đã cảnh báo,
tiền ảo tại Việt Nam đang có những biến tướng khá phức tạp như mô hình kinh doanh đa
cấp dưới hình thức kêu gọi đầu tư tiền ảo.
Thứ hai, Tiền ảo gây ra khó khăn trong việc kiểm soát cung tiền trên thị trường tiền tệ.
Khi các khoản thanh toán sử dụng tiền ảo được diễn ra nhiều hơn thì nhu cầu tiền mặt và dữ
trữ tiền do ngân hàng trung ương phát hành sẽ ít đi; đồng thời có thêm một lượng tiền ảo từ
bên ngoài vào làm gia tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Khi đó, Tiền ảo trong
một số trường hợp được sử dụng thanh toán thay thế cho tiền pháp định sẽ ảnh hưởng tới
bảng cân đối tiền tệ của ngân hàng trung ương, qua đó tác động đến chính sách tiền tệ.
Thứ ba, Tiền ảo với những vụ đầu tư, lừa đảo còn gây ra những hệ lụy khác ảnh hưởng
đến hiệu quả chính sách tiền tệ. Hậu quả hơn nữa là tín dụng đen, dẫn đến lãi suất thị trường
bị đẩy lên, nguy cơ nợ xấu gia tăng, đi ngược với nỗ lực của ngân hàng trung ương về chính


2
5


sách tín dụng phục sản xuất lưu thông hàng hóa, hạ mặt bằng lãi suất, cải thiện tình trạng
nợ xấu...
Hiện nay, quan điểm của Ngân hàng nhà nước hoàn toàn nhất quán với thời điểm
tháng 02/2014, khi cơ quan này tuyên bố Bitcoin không phải là đồng tiền hợp lệ và
phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu quốc hội ngày 16/11/2017, Thống đốc Ngân
hàng nhà nước Lê Minh Hưng lại một lần nữa khẳng định chủ trương này. Dù vậy, trong
xu thế phát triển của Bitcoin hiện đại, ông Hưng cho rằng, cần có khuôn khổ pháp lý phù
hợp để quản lý tiền ảo. Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia - ông Trương
Văn Phước - khuyến nghị: Chính phủ nên cấm việc mua bán Bitcoin. Tuy nhiên, trước sự
phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với những xu hướng của
một đồng tiền điện tử tương đối phổ biến, ngân hàng trung ương các nước cũng đang theo
dõi chặt chẽ để có phản ứng chính sách kịp thời, do đó các cơ quan hoạch định chính sách
của Việt Nam cũng cần quan sát kỹ những diễn biến của đồng tiền này để đưa ra phương
án quản lý phù hợp.
CHƯƠNG III
1.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Thị trường tiền tệ Việt Nam
Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 Thị trường tiền tệ Việt Nam đã có sự tác

động thay đổi, và phát triển ổn định. Nghiên cứu cho thấy, Cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo
ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn theo những cách thức mới của lĩnh vực tài chính- ngân hàng

và dịch vụ thanh toán. Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ làm thay đổi các kênh và phương thức
huy động, phân phối vốn,phương thức tiếp cận, các sản phẩm dịch vụ trong thị trường tiền tệ.
Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang thay đổi kênh phân phối và sản phẩm ngân hàng truyền
thông trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Từ đó, đòi hỏi hơn nữa các tổ chức tín dụng, ngân
hàng tại việt Nam phải ứng dụng nhiều công nghệ thông tin, kĩ thuật số để đáp ứng như cầu
khách hàng và sánh kịp với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.

26


Dữ liệu Bigdata, Blockchain sẽ là xu hướng mới trong tương lai nhằm đơn giản hóa quá
trình phân tích dữ liệu khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Với sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, việc cạnh tranh thông
qua mở rộng giữa các chi nhánh sẽ dần chấm dứt, mà thay vào đó là cá công nghệ ngân hàng
hiện đại. Hiện nay ở các nước phát triển, thì giao dịch thanh toán ở các chi nhánh được thay
bằng trải nghiệm cá nhân của người dùng tương tác với tivi, máy tính mà không cần đến sự
giao dịch viên truyền thống, giúp đẩy nhanh tốc độ và số lượng giao dịch.

Nhìn chung, Thị trường tiền tệ đã dần phát triển, tỉ lệ tăng trưởng tín dụng duy trì
mức độ tăng trưởng ổn định, phân bổ tín dụng ngày càng hợp lí hơn.
2.

Bitcoin
Theo Khoản 6, 7 Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của

Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định
80/2016/NĐ-CP) đã nêu ở trên thì bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là
phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam; việc phát hành, cung ứng, sử dụng bitcoin
và các loại tiền ảo tương tự khác làm phương tiện thanh toán bị cấm tại Việt Nam
Trên thực tế, thế giới tiền ảo đang tồn tại những vấn đề mà hoạt động quản lý rất

khó đụng đến. Hiện chưa có khái niệm rõ ràng về mặt pháp lý rằng Bitcoin là tiền hay
hàng. Trong khi đó, các sàn giao dịch Bitcoin tại Việt Nam vẫn đang nở rộ và giao dịch
ngầm sôi động
Sự xuất hiện của các loại tiền ảo như: Bitcoin, Libra, Etherum… sẽ tiếp tục gây ra sự
biến động khó lường trong thị trường tài chính- tiền tệ.Sự phát triển của các loại tiền ảo, tiền
điện tử không phải do ngân hàng trung ương phát hành sẽ buộc các quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam phải thay đổi cách thức điều hành chính sách tài chính tiền tệ để thích
ứng do khả năng ảnh hưởng tới các chỉ số tiền tệ trong mục tiêu ổn định giá cả. Các loại tiền
ảo này cũng có thể có những tác động tới hệ số tạo tiền, làm đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền
mặt trong nền kinh tế nếu được sử dụng rộng rãi. Tuy hiện nay, Việt Nam

27


×