Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tiểu luận lý thuyết tài chính đánh giá tính bền vững của nợ công ở việt nam theo mô hình cây nhị phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.98 KB, 12 trang )

1.

GIỚI THIỆU

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2016 nợ công của Việt nam đã ở
mức 64,7% GDP, là "tiệm cận" của mức trần cho phép của Quốc hội (65% GDP).
Như vậy, về mặt danh nghĩa chỉ số nợ công của Việt Nam vẫn ở mức an toàn, tuy
nhiên, theo các chuyên gia nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
thì thực tế nợ công Việt Nam đã vượt quá xa mức trần Quốc hội cho phép. Thêm
nữa, nợ công Việt Nam lại có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, áp
lực trả nợ trong ngắn hạn đang đến gần, trong khi năng lực trả nợ rất hạn chế. Do
vậy, nợ công của Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên triển vọng là không bền
vững. Nếu không có một chương trình và kế hoạch hành động ứng phó kịp thời và
hiệu quả thì nguy cơ mất kiểm soát nợ công thậm chí vỡ nợ công trong tương lai là
điều có thể xảy ra. Vấn đề đặt ra là: liệu mức nợ công hiện nay của Việt Nam có
thực sự an toàn hay không, liệu có nguy cơ nào cho một khủng hoảng trong tương
lai?Nợ công Việt Nam có bền vững hay không? Chính phủ Việt Nam cần có những
quyết sách gì trong quản lý nợ công?Thực tế nói trên đã đặt ra một yêu cầu cấp
thiết là cần có các nghiên cứu về tính bền vững của nợ công Việt Nam, để trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao tính bền vững của nợ công Việt nam
thời gian tới. Mô hình Cây nhị phân (Binary Recursive Tree) đã được Paolo
Manasse và Nouriel Roubini nghiên cứu và đưa vào sử dụng (2005) để phân tích
rủi ro nợ công của các nước và đã đem lại kết quả đáng tin cậy, đã được thừa nhận


rộng rãi. Chính vì vậy, tác giả đã thực hiện nghiên cứu: "Đánh giá tính bền vững
của nợ công ở Việt Nam theo mô hình cây nhị phân". bài nghiên cứu này nhằm đạt
được một số mục tiêu: Khái quát về thực trạng rủi ro nợ công và tác động của nợ
công lên kinh tế, Đánh giá tính bền vững của nợ công ở VN theo mô hình DSF của
Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International
Monetary Fund –IMF). Theo Từ đó đòi hỏi các nhà quản lý phải có cái nhìn


nghiêm túc để đưa ra những giải pháp quản lý nợ công cũng như nâng cao tính bền
vững của nợ công một cách hiệu quả trong giai đoạn phát triển 5 năm tới 20162020.
2. Cơ sở lí thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
2.1. Cơ sở lí thuyết
2.1.1 Nợ công
Nợ công hoặc nợ quốc gia, tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp
từ trung ương đến địa phương đi vay.Việc đi vay này nhằm tài trợ cho các khoản
thâm hụt ngân sách nên nói cách khác,nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế
đến một thời điểm nào đó.
“Nợ chính phủ là một cổ phiếu; thâm hụt ngân sách của chính phủ là một dòng
chảy. ”(Mankiw,N. 2009, 18.)


Theo Ngân hàng Thế giới - WB (2002), nợ công là tổng nợ của
chính phủ và các khoản nợ được chính phủ bảo lãnh. Dựa trên định nghĩa của IMF
(2010), nợ công được hiểu nghĩa vụ trả nợ của khu vực công.
IMF cũng đưa ra định nghĩa cụ thể của khu vực công, bao gồm cả chính phủ
ngành công nghiệp và khu vực công (IMF 2010.)

2.1.2 Tính bền vững của nợ công
WB (2006) chỉ ra nợ công nước ngoài của một quốc gia được coi là bền vững nếu
như các nghĩa vụ nợ (trả gốc và lãi) được thực hiện một cách đầy đủ mà không cần
phải sử dụng đến các biện pháp tài trợ ngoại lệ (ví dụ như xin miễn giảm), hoặc
không cần phải thực hiện những điều chỉnh lớn đối với cán cân thu nhập và chi tiêu
của mình. Như vậy, tính bền vững của nợ công được hiểu là việc vay nợ công vẫn
được quốc gia đảm bảo trả nợ gốc và lãi theo định kì như trong cam kết hợp đồng
vay trả và việc trả nợ nằm trong tầm kiểm soát chi trả của một quốc gia.
2.1.3 IMF và WB
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (tiếng Anh : International Monetary Fund, viết tắt IMF) là
một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá



hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi
có yêu cầu. Trụ sở chính của IMF đặt ở Washington, D.C., thủ đô của Hoa Kỳ
IMF được mô tả như "Một tổ chức của 189 quốc gia", làm việc nuôi dưỡng tập
đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương
mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế nơi cung cấp
những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua
các chương trình vay vốn. Ngân hàng Thế giới tuyên bố mục tiêu chính của mình
là giảm thiểu đói nghèo
2.

Phương pháp đánh giá tính bền vững của nợ công

Tổng quan nghiên cứu Nghiên cứu về các phương pháp đánh giá tính bền vững
của nợ công đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong
và ngoài nước. Trong đó có thể kể đến: Nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
và của Ngân hàng Thế giới (WB) về xây dựng khung nợ bền vững áp dụng cho các
nước thu nhập thấp (Debt Sustainability Framework for Low-Income Countries,
IMF/WB, 2005), khung nợ này được cập nhật vào các năm 2006, 2009 và 2012.
Nghiên cứu của Manasse, P. và Roubini, N. (2005) đã dựa trên số liệu quan sát
theo năm của 47 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 1970-2002, để tiến hành xây


dựng mô hình cây nhị phân (Binary Recursive Tree) để phân tích rủi ro nợ công của
các nước. Nghiên cứu của Giancarlo Corsetti và Nouriel Roubini (1991) dựa trên
nguyên lý: nếu chuỗi thời gian của nợ công không dừng, nghĩa là tỷ lệ nợ
thực/GDP liên tục tăng và vượt quá giá trị hiện tại của các khoản thặng dư ngân
sách trong tương lai thì nợ công sẽ không bền vững. Nghiên cứu của Greiner A &

Semmler W. (1999) và của Campbell và Shiller (1987) lại đánh giá tính bền vững
của nợ công dựa trên sự kiểm định điều kiện giới hạn ngân sách liên thời gian.
Trong các phương pháp nói trên, phương pháp đánh giá theo mô hình Cây nhị
phân của Manasse, P. và Roubini, N. (2005) là một trong những phương pháp
nghiên cứu có độ tin cậy cao, được IMF, WB và các nhà nghiên cứu thừa nhận. Do
vậy, tác giả sử dụng mô hình Cây nhị phân của Manasse, P. và Roubini, N. (2005) là
khung phân tích phục vụ cho bài nghiên cứu này.

3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
Liên quan đến đánh tính bền vững của nợ công ở Việt Nam, cho đến nay cũng có
một số công trình nghiên cứu như: Nghiên cứu của Phạm Thế Anh và cộng sự
(2013) đã sử dụng phương pháp đánh giá tính bền vững của nợ công (DSA) của
WB (World Bank, 2006, A Guid to LIC Debt Substainability Analysis) và Cây nhị


phân của Manasse, P. và Roubini, N. (2005) để đánh giá tính bền vững của nợ công
Việt Nam năm 2011 và nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trong ngắn hạn khả năng
xảy ra khủng khoảng nợ công ở Việt Nam là thấp, rủi ro nợ công của Việt Nam chủ
yếu đến từ phần nợ trong nước.
Nghiên cứu của Habib, R.(2014) cũng đã chỉ ra rằng tình hình nợ công hiện tại của
Việt Nam vẫn bền vững nhưng khối nợ đang tăng nhanh khiến khả năng ứng phó
với các cú sốc tương lai có thể bị suy giảm đáng kể.
Nghiên cứu của Đào Văn Hùng và cộng sự (2014) cũng đã đưa ra đánh giá: Nợ
công của Việt Nam hiện nay có mức độ rủi ro vỡ nợ thấp nhưng còn tiềm ẩn nhiều
rủi ro, nên triển vọng là không bền vững
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia của IMF (2016) đã chỉ ra: Nợ công của Việt Nam
đã tăng mạnh và nguy cơ khủng hoảng nợ đã tăng lên, chủ yếu là từ nợ trong
nước. Dự báo sơ bộ của nhóm nghiên cứu của IMF, nợ công của Việt Nam đến
năm 2021 có thể sẽ tăng lên 70% GDP, rủi ro về nợ công sẽ gia tăng trong thời gian
tới. Tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam so với GDP dự kiến sẽ tăng trong ngắn hạn

nhưng vẫn ở mức vừa phải. Tuy nhiên, nợ nước ngoài của Việt Nam có thể bị tổn
thương do sự mất giá của đồng nội tệ và những cú sốc tài khoản vãng lai. đầu năm


2016 khi nợ công đạt 64,5%, gần với giới hạn 65%, nhiều người lo ngại rằng nó có
thể đe dọa ổn định tài chính của Việt Nam.
Trong nghiên cứu của một bài báo bởi Minh Anh (2018) :Nợ công bình quân đầu
người của Việt Nam sẽ tăng lên 1.500 đô la trong năm nay, một báo cáo mới của
chính phủ cho biết.
Nợ công của Việt Nam có thể sẽ đạt 63,92 phần trăm GDP, hay 3.530 tỷ đồng (151
tỷ đô la) vào cuối năm nay, theo một báo cáo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đệ trình
lên Thủ tướng.

Báo cáo tập trung vào việc quản lý và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
vào năm 2018-2020, lưu ý rằng quốc hội đã đặt ra mức trần nợ là 65% GDP..
Dự báo nợ dựa trên kịch bản “nhiều khả năng” nhất là tăng trưởng 6,53 phần
trăm trong GDP và lạm phát dưới bốn phần trăm.
Theo những con số này, mỗi người Việt Nam có khả năng mang gánh nặng nợ
công 35 triệu đồng (1.500 đô la) trong năm nay. Đây là khoản tăng gần 4 triệu
đồng (150 đô la) so với nợ công đầu năm ngoái, là 31,3 triệu đồng (1.350 đô la).


Bộ cũng dự báo rằng nợ công sẽ giảm nhẹ xuống còn 63,46% GDP năm sau và
62,58% GDP vào năm 2020.Nhưng về mặt tiền tệ, nợ công sẽ tăng trong hai năm
tới, khoảng 360 nghìn tỷ trong năm tới và 380 nghìn tỷ vào năm 2019.Nợ công của
Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây, tăng 6,8 điểm phần trăm từ năm
2013-2017.Lý do chính cho điều này là bội chi, Bộ Tài chính cho biết tại một cuộc
họp vào tháng Năm.
Nó nói thêm rằng nếu xu hướng này vẫn tồn tại, Việt Nam sẽ phải đối mặt với
nguy cơ nợ bền vững thấp, có nghĩa là đất nước sẽ không thể đáp ứng các nghĩa

vụ nợ của mình mà không đòi nợ.
Theo nghiên cứu của Nợ Chính phủ Việt Nam cho GDP 2000-2018
Việt Nam ghi nhận nợ chính phủ tương đương 61,50 phần trăm tổng sản phẩm
quốc nội của nước này trong năm 2017. Nợ chính phủ so với GDP ở Việt Nam
trung bình 44,60 phần trăm từ năm 2000 đến năm 2017, đạt mức cao 61,50 phần
trăm trong năm 2017 và mức thấp kỷ lục 31,40 phần trăm trong 2000.
Theo Bộ Tài Chính (2017): Tình hình nợ công đã được cải thiện rõ nét khi nợ công
Việt Nam tính tới 31/12/2017 ước khoảng 61,3% GDP, thấp hơn con số được ước
tính trước đó


Với giả định rằng tăng trưởng khoảng 6,7 – 7%, Bộ Tài chính từng dự báo nợ công
vẫn duy trì ở mức cao trong năm 2018, khoảng 64,7% GDP. World Bank, cùng thời
điểm, cho rằng nợ công Việt Nam sẽ vượt mức an toàn năm 2018.
Theo nghiên cứu của Đức Minh(2018) Với giả định rằng tăng trưởng khoảng 6,7 –
7%, Bộ Tài chính từng dự báo nợ công vẫn duy trì ở mức cao trong năm 2018,
khoảng 64,7% GDP, nợ công cao sẽ dần đến chèn ép thị trường tiền tệ, chèn ép
thị trường vốn (vay vốn của doanh nghiệp) do Chính phủ huy động trái phiếu để
đảo nợ. chúng ta cần đẩy nhanh quá trình tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy nhà nước
một cách hiệu quả, thông qua đó giảm chi thường xuyên.
Quá trình mà Chính phủ thực hiện đang đi đúng hướng. Chúng ta đang đẩy nhanh
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng chất lượng tăng trưởng, năng
suất sử dụng vốn hiệu quả, tập trung vào những nguồn lực sử dụng vốn hiệu quả
nhất... từ đó, có nguồn tài chính đủ mạnh tập trung vào kết cấu hạ tầng, nâng cao
sức cạnh tranh, tạo bứt phá trong tăng trưởng. Thông qua đó, giảm nợ công trên
GDP một cách tích cực.Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát được nợ công dưới
ngưỡng 65%.


Con số trên là quan trọng bởi từ đó, nợ công tính ra còn 61,3% GDP. Thủ tướng

Chính phủ cũng nhớ tới thời điểm đầu năm 2016 khi nợ công lên tới khoảng
64,5% GDP, gần kịch trần. Khi đó, nhiều ý kiến đã lo lắng về nợ công có thể đe dọa
nền tài chính Việt Nam.Tuy nhiên, với kết quả hiện tại, Thủ tướng Chính phủ cho
rằng, GDP đạt con số 5,1 triệu tỷ đồng là cố gắng lớn và con số này quan trọng với
Bộ Tài chính vừa đưa ra dự báo năm 2017 – 2018 sẽ là đỉnh của nợ công Việt Nam
với mức nợ có thể tiến sát ngưỡng 65% GDP.
Tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s Investors Service ngày
21/8/2018 đánh giá rằng Việt Nam nhiều khả năng sẽ duy trì được tốc độ tăng
trưởng kinh tế vững mạnh trong vài năm tới và sự tăng trưởng đó sẽ giúp ổn định
tình hình nợ công của Việt Nam. Theo báo cáo, ở ngưỡng 52% GDP, nợ công của
Việt Nam hiện nay phù hợp với mức bình quân 50% đối với các quốc gia ở ngưỡng
điểm tín nhiệm Ba. Báo cáo cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ
giúp tỷ lệ nợ công của Việt Nam ổn định ở ngưỡng này.
Ngoài ra, Moody’s nói rằng cấu trúc nợ công của Việt Nam đã được cải thiện, với
thời hạn nợ dài hơn và tỷ lệ nợ ngoại tệ giảm xuống, giúp Việt Nam hạn chế khả
năng thương tổn trước các cú sốc tài chính.


Nhìn chung, các nghiên cứu, báo cáo hiện tại ở trong nước mới chỉ dừng lại ở việc
đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam theo các khung nợ cũ của IMF và
WB (2005, 2006) thiếu tính cập nhật, chưa phù hợp với tình hình nợ công của Việt
Nam hiện tại. Nghiên cứu của nhóm chuyên gia của IMF (2016) tuy dựa trên
khung nợ bền vững DSF được cập nhật (2012) nhưng số liệu nghiên cứu mới chỉ
đến 2015. Vì vậy cần phải có một nghiên cứu cập nhật đầy đủ, phù hợp với thực
tế và theo cách tiếp cận khác để có thêm cách nhìn mới về tính rủi ro của nợ công
Việt Nam hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> />




×