Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHUONG PHAP NC SU PHAM UNG DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.28 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………..

NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO
SINH VIÊN KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐỒNG NAI THÔNG QUA TỔ CHỨC CÁC HOẠT
ĐỘNG/ LỚP HỌC NGOẠI KHÓA NGẮN HẠN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
LỚP: NVSP GIẢNG DẠY DẠY ĐH-CĐ K69

TS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

THÁNG 6 NĂM 2020


MỤC LỤC
I. Hiện trạng và xác định vấn đề.....................................................1
1.1 Sự cần thiết của kỹ năng làm việc nhóm...............................1
1.2 Định nghĩa kỹ năng làm việc nhóm........................................1
1.3 Thực trạng về kỹ năng làm việc nhóm..................................1
1.3.1 Khách quan:..........................................................................1
1.3.2 Chủ quan:..............................................................................2
1.4 Xác định vấn đề nghiên cứu.....................................................4
1.4.1 Khách thể nghiên cứu.........................................................4
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu..........................................................4
1.4.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................4
1.4.4 Giả thuyết nghiên cứu........................................................4
II. Giải pháp thay thế:.........................................................................4
IV.


Đo lường.......................................................................................9

V. Phân tích dữ liệu............................................................................9
VI.

Dự kiến kết quả.........................................................................10


1

I. Hiện trạng và xác định vấn đề
1.1 Sự cần thiết của kỹ năng làm việc nhóm
Kĩ năng làm việc nhóm rất quan trọng dù là trong công việc hay
trong vấn đề học tập. Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng cần thiết
của thế kỷ 21, là 1 trong 6 kỹ năng thuộc vào nhóm Các Kỹ năng
Học tập và Tư duy (Partnership for 21st Century Skills, 2009). Ngoài
ra, kỹ năng làm việc nhóm cũng là 1 trong những kỹ năng ứng dụng
cần thiết theo một khảo sát về những yêu cầu đối với nguồn nhân
lực (Fadel, 2008). Làm việc nhóm sẽ giúp các cá nhân phát huy hết
thế mạnh của mình để giải quyết các vấn đề hiệu quả nhất. Tuy
nhiên, kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa kế toán của trường
Đại học Đồng Nai còn khá yếu và chưa được giảng dạy phổ biến.
Chính vì thế nâng cao kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa kế
toán của trường Đại học Đồng Nai là vấn đề cần sớm được quan tâm
trong thời kì hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
1.2 Định nghĩa kỹ năng làm việc nhóm
Theo Tổ chức Đối tác cho Kỹ năng Thế kỷ 21 (Partnership for
21st Century Skills, 2009), kỹ năng làm việc nhóm được định nghĩa
là:
• Thể hiện khả năng làm việc hiệu quả và tôn trọng với các

nhóm có các thành viên đa dạng
• Hành xử linh hoạt và sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết phải
nhượng bộ để đạt một mục tiêu chung
• Nhận trách nhiệm chung đối với công việc nhóm và trân trọng
những đóng góp cá nhân của từng thành viên trong nhóm.


2

1.3 Thực trạng về kỹ năng làm việc nhóm
1.3.1 Khách quan:
- Số lượng lớp học khá đông, có các lớp từ trên 50 sinh viên, điều
này hạn chế việc tiếp thu đối với các môn kỹ năng nói chung, vì kỹ
năng phải được thực hành. Chưa kể, giảng viên không đủ điều kiện
để nắm bắt tâm lý sinh viên, hỗ trợ các bạn trong quá trình trao đổi,
tương tác1.
- Còn một số GV chưa thực sự đổi mới các phương pháp dạy học,
lồng ghép các giá trị sống, KNS chưa hiệu quả dẫn đến việc kết quả
giáo dục các KNS cho SV chưa thiết thực. Thầy cô chỉ dùng máy
chiếu và thiết kế các bài PPT, mô hình lớp học chỉ có người đứng dạy
và người ngồi học, bị rơi vào trạng thái “ỳ” mà chưa lên được bài
giảng nhấn mạnh hoạt động thực hành, tương tác giữa sinh viên,
hạn chế việc kích thích tích chủ động, tự học và làm việc nhóm của
các bạn.
1.3.2 Chủ quan:
Nguyên nhân này do nguyên nhân khách quan là lớp học quá
đông dẫn đến: việc phân nhóm để cùng làm việc giữa các sinh viên
cũng gặp nhiều khó khăn, vì quá đông mà mỗi cá nhân mỗi ý kiến
tương tác hay bị gián đoạn do tranh luận lâu đi xa đề tài; đùn đẩy
trách nhiệm, công việc; bạn này thấy bạn khác làm nên thụ động và

phụ thuộc vào các bạn khác;…
Nhiều SV chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm gắn với nghề nghiệp cũng như với
hoạt động học tập của bản thân nên họ chỉ chú trọng việc cố gắng

1 "(PDF) Trần Thanh Mai 2019-Học tập kỹ năng mềm của sinh ...." />
%E1%BA%A7n_Thanh_Mai_2019-H%E1%BB%8Dc_t%E1%BA%ADp_k%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m%E1%BB
%81m_c%E1%BB%A7a_sinh_vi%C3%AAn_%C4%90H. Ngày truy cập 24 thg 6. 2020.


3

hoàn thành bài tập cá nhân2 và nhóm mà bỏ qua việc tương tác với
các thành viên khác. Đơn giản với các bạn, hoàn thành bài đủ và
đúng thời hạn để có điểm là được, việc “gánh team” với các bạn là
bình thường.
Bên cạnh đó, cũng vì có nhiều sinh viên nhận thức chưa cao về
kỹ năng làm việc nhóm, các bạn không có tinh thần trách nhiệm,
tinh thần hợp tác nên để người khác “gánh” luôn cho mình, điều này
làm các thành viên nản và cũng không muốn nói đến nên chấp nhận
làm thay và bỏ qua. Theo một khảo sát tại Trường Đại học Đồng Nai,
đa số sinh viên không nhận thức đúng về nhóm, chỉ có 49,2% số
sinh viên được khảo sát có ý thức đúng đắn về khái niệm nhóm
(Phan, 2017). Do đó, sinh viên không có thái độ và cách hành xử có
trách nhiệm, chủ động, sẵn sàng trong khi làm việc nhóm.
Lười là nguyên nhân đặc biệt được lưu ý ở sinh viên, các bạn
không chỉ lười hoạt động nhóm trong học mà còn lười trong đa số
các phong trào của trường lớp, thờ ơ với các hoạt động học tập tại
lớp, trong nhóm nên thường không làm bài hoặc làm bài qua loa, lấy
lệ3.

Khảo sát sinh viên năm thứ nhất tại Đại học Đồng Nai chỉ ra các
nguyên nhân sau đối với việc làm việc nhóm thiếu hiệu quả (Phan,
2017):

2 "32. giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học cho sinh ...." 8 thg 7. 2019,
Ngày truy cập
24 thg 6. 2020.

3 "thực trạng nguyên nhân làm việc nhóm kém hiệu quả của sinh ...."

Ngày truy cập 24 thg 6. 2020.


4

Theo kết quả khảo sát trên, nhóm thấy rằng nguyên nhân chính
dẫn đến khả năng làm việc nhóm yếu kém của các sinh viên hiện
nay chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan đến từ chính ý thức của
các bạn sinh viên, không có tinh thần trách nhiệm, lười biếng do
chưa thật sự ý thức đươc tầm quan trọng của việc việc làm nhóm
trong tương lại
1.4 Xác định vấn đề nghiên cứu
1.4.1 Khách thể nghiên cứu
Sinh viên khoa kế toán trường Đại học Đồng Nai
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng làm việc nhóm
1.4.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nếu có các hoạt động/ khóa học ngoại khóa về kỹ năng làm việc
nhóm liệu sinh viên có thể cải thiện được kỹ năng làm việc nhóm
của mình hay không?



5

1.4.4 Giả thuyết nghiên cứu
Từ câu hỏi nghiên cứu nhóm tác giả đưa ra giả thuyết cho
nghiên cứu này như sau:
H0: Các hoạt động/khóa học không giúp sinh viên cải thiện kỹ
năng làm việc nhóm.
H1: Các hoạt động/khóa học giúp sinh viên cải thiện kỹ năng
làm việc nhóm.
II. Giải pháp thay thế:
Nghiên cứu sâu một số PPDH theo hướng tích cực phù hợp với
điều kiện thực tiễn và vận dụng có hiệu quả trong các môn học 4,
chuyên đề tại trường cao đẳng, đại học để nâng cao hiệu quả làm
việc nhóm của sinh viên và chất lượng giảng dạy môn học. Trên
quan điểm không xóa bỏ hoàn toàn PPDH truyền thống mà sẽ phát
huy những ưu điểm của phương pháp này. Cụ thể thực hiện một số
yếu tố sau:
- Biên soạn tài liệu, hướng dẫn giảng dạy các kỹ năng nói chung
và nhấn mạnh kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên như một môn
học tại trường mà không phải là ngoại khóa, hội thảo. Coi kỹ năng là
một môn học riêng biệt và cần thiết tạo các trường đào tạo cao
đẳng, đại học, đặc biệt tăng tính thực hành, ngoài giờ lên lớp và tối
đa hoá cách thức hoạt động nhóm, hạn chế ghi chép, lý thuyết tại
lớp. Tập trung vào kết quả thực hành, làm việc nhóm của sinh viên,
đánh giá khách quan và giúp các bạn sửa lỗi ngay lúc nhận thấy để
có thể ghi nhớ và vận dụng lại.

4 "Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - 123doc." 9 thg 6. 2015,


Ngày truy
cập 24 thg 6. 2020.


6

- Khuyến khích và bắt buộc sinh viên chủ động tham gia hoạt
động nhóm, đoàn hội sinh viên , các công việc có liên quan nghề
nghiệp tương lai để có cơ hội cọ xát, mở mang và tích luỹ kinh
nghiệm sống, kỹ năng xã hội góp phần hình thành sự tự tin hoà nhập
và nắm bắt cơ hội cho tương lai.
Tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp để sinh viên
có nhiều cơ hội tham gia nhiều nhóm khác nhau để thực hành, được
chủ động trong lĩnh vực của các bạn sẽ dễ dàng tự phát triển bản
thân bao gồm các kỹ năng xã hội5.
Thiết kế cơ sở vật chất linh động, đa dạng, sáng tạo nhấn mạnh
học tập thông qua trải nghiệm tương tác giữa các cá nhân, các
nhóm với nhau góp phần kích thích nhận thức, tư duy của sinh viên.
-

Về phía sinh viên:

Khi làm việc nhóm, sinh viên cần hiểu rõ những điều cơ bản
trong xây dựng nhóm:
·

Phải nói ra quan điểm.

·


Đừng sợ nói sai

·

Cởi mở

·

Hoàn tất lúc này, chớ để ngày mai

·

Suy nghĩ hướng về mặt tích cực

·

Bảo mật những điều bí mật

·

Sẵn sàng chia sẻ kiến thức, tài năng sẵn có

Trong quá trình làm việc nhóm, sinh viên không để xảy ra những
cản trở sau:
5 "Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế ...." 22 thg 10. 2019,

/>Ngày truy cập 24 thg 6. 2020.



7

·

Im lặng

·

Tự ti

·

Không trung thực

·

Có sẵn định kiến

·

Quá nhạy cảm

·

Nghi ngờ

Trau dồi kỹ năng và rèn luyện tinh thần tự chủ trong học tập.
Chủ động và tích cực để hấp thụ được tối đa sự truyền đạt, hướng
dẫn của giảng viên.
Sinh viên cần phải thay đổi lại cách tư duy, cách suy nghĩ trong

học tập. Để làm được điều đó thì cần có sự nhìn nhận, đóng góp ý
kiến thẳng thắn của nhóm trưởng, các thành viên tích cực ở trong
nhóm.
Mọi thành viên trong nhóm cần phải có một sự tôn trọng khi ai
đó trình bày quan điểm, ý kiến. Giữa các thành viên với nhau nên có
sự động viên, sự khen ngợi khi ai đó làm được gì hay, kể cả các bạn
đóng góp ít thì cũng tìm cách khen ngợi khích lệ nhau.6
Trong số các phương pháp trên, và dựa theo tình hình thực tế
của trường và của nhóm nghiên cứu, nhóm quyết định lựa chọn giải
pháp chính cho đề tài nâng cao khả năng làm việc nhóm của sinh
viên chính là cải cách phương pháp giáo dục thông qua việc tổ
chức các hoạt động/ lớp học ngoại khóa về kỹ năng làm nhóm
nhằm giải quyết và cải thiện ý thức làm việc nhóm của các bạn sinh
viên trong quá trình làm làm nhóm .

6 "nâng cao hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên bộ môn kế ...." 5 thg 5. 2012,

Ngày truy cập 24 thg 6. 2020.


8

Thời gian cho hoạt động/ lớp này kéo dài 5 ngày, nội dung sẽ
bao gồm:
1. Lý thuyết: thực trạng và tầm quan trọng của hoạt động nhóm
trong học đại học và thực tiễn công việc, lợi ích của hoạt động nhóm
cho tập thể và cá nhân, các biện pháp giúp sinh viên hoạt động
nhóm tốt hơn
2. Thực hành: với mỗi 1 biện pháp giúp sinh viên hoạt động
nhóm tốt hơn, sẽ tổ chức 1 hoạt động thực tiễn như thực nghiệm,

nghiên cứu các đề tài liên quan đến chuyên ngành của các bạn, thay
phiên vai trò của nhau trong nhóm trong mỗi 1 hoạt động, nhằm
giúp các sinh viên hiểu rõ điểm mạnh và yếu của bản thân để có thể
lựa chọn 1 vị trí phù hợp cho các bạn trong nhóm, phát huy tối đa
tiềm năng và sở trường của mình để nâng cao ý thức và khuyến
khích hoạt động nhóm tốt hơn.
Kế hoạch chi tiết như bảng sau:
Nội dung hoạt động

Thời gian thực

Kiểm tra

hiện

đánh giá

1 ngày

Sinh viên



Thực trạng, nhu cầu về kỹ

thuyết

năng hoạt động nhóm trong

nộp bài


đại học và trong công việc

tiểu luận

Lợi ích của hoạt động nhóm
cho bản thân và tập thể
Tìm điểm mạnh điểm yếu của 1 ngày

kết quả

bản thân, xác định vai trò

của bài

thích hợp của bản thân trong

kiểm tra

nhóm thông qua bài trắc
nghiệm tâm lý


9

Các biện pháp giúp nâng cao
tinh thần trách nhiệm, ý thức
hoạt động nhóm
Thực


Thực hiện 2 bài thuyết trình

3 ngày , các

đánh giá

hành

và tiểu luận có liên quan đến

nhóm luân

biểu hiện

chủ đề chuyên ngành của các phiên thuyết

của các

bạn sinh viên tham gia. Các

nhóm

trình

bạn tham gia cần thay đổi vị

thông

trí của mình trong nhóm


qua bài

trong 2 bài, nhằm mục đích

thuyết

hiểu rõ vai trò của nhau

trình và

thông cảm và bổ trợ cho nhau

tiểu luận

nâng cao được ý thức và
khuyến khich được tinh thân
làm việc nhóm khi được phát
huy đúng sở trường
Áp dụng các biện pháp được
học vào thực hiện 2 bài tập
này

III. Thiết kế nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, nhóm dùng phương pháp nghiên cứu định
lượng thông qua khảo sát.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sẽ chọn ngẫu nhiên ra 300 bạn sinh
viên năm 2 từ 5 lớp. Nhóm chọn năm 2 vì các sinh viên này đã có
thời gian học tập cùng nhau. 300 sinh viên này sẽ được chia làm 2
nhóm, mỗi nhóm 150 sinh viên. Chọn 1 trong 2 nhóm sinh viên trên
và cho tham gia lớp học về phương pháp giảng dạy mới nhằm giúp



10

sinh viên làm việc nhóm hiệu quả hơn. Sau khi nhóm sinh viên được
chọn học xong khóa học với phương pháp dạy học mới trong 5 ngày,
3 tháng sau cả 2 nhóm sẽ tham gia cuộc khảo sát bằng giấy.
Thiết kế được tóm tắt trong biểu đồ sau

IV. Đo lường
Mẫu khảo sát để kiểm tra sau khi tham gia lớp tập huấn gồm hai
phần: Phần trắc nghiệm và phần tự luận. Với thời lượng trong 15
phút đối với cả 150 sinh viên đã được tham gia tập huấn và 150 sinh
viên đã chọn ban đầu không tham gia tập huấn. Dữ liệu thu thập
được sẽ được kiểm định độ tin cậy trước khi kiểm tra sự khác biệt
giữa hai nhóm.
V.Phân tích dữ liệu
Lúc này dữ liệu thu thập được được chia làm 2 loại: Nhóm thứ
nhất của các bạn tham gia buổi tập huấn gồm 80 nữ và 70 nam và


11

nhóm thứ 2 không tham gia gồm 68 nữ và 82 nam. So sánh điểm
trung bình kiểm tra sau tác động. Qua kiểm tra T-Test cả hai nhóm
để so sánh khả năng làm việc nhóm của nhóm sinh viên nào hiệu
quả hơn. Giả sử qua kiểm tra chạy mô hình có được điểm trung bình
bằng T -Test và p có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Cho thấy sự chênh
lệch điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có
ý nghĩa. Hay nói cách khác, chênh lệch kết quả điểm trung bình

nhóm thực hiện cao hơn nhóm đối chứng không phải là ngẫu nhiên
mà đó chính là kết quả của quá trình tác động: đổi mới phương pháp
giảng dạy của tham gia khóa học.
Như vậy, qua kiểm tra xử lý thống kê số liệu, so sánh kết quả,
đánh giá về mặt chuyên môn cho thấy rằng các nhóm sinh viên làm
việc hiệu quả hơn nhờ tác động của phương pháp giảng dạy mới áp
dụng trong lớp tập huấn. Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kỹ năng
làm việc nhóm cho sinh viên khoa kế toán trường Đại học Đồng Nai
thông qua việc tổ chức các hoạt động/ lớp học ngoại khóa về kỹ
năng làm việc nhóm ” đã được kiểm chứng.
VI. Dự kiến kết quả
Kết quả thu được cho thấy cả 2 nhóm đều làm việc nhóm có
hiệu quả nhưng riêng nhóm không tập huấn có thể sau một thời gian
các bạn trong nhóm hiểu nhau hơn và giúp nhau học tập tốt hơn,
còn được tập huấn thì làm việc nhóm hiệu quả hơn nhóm kia. Điều
đó cho thấy nhân tố mà nhóm nghiên cứu chia sẻ cho sinh viên
trong cuộc tập huấn thật sự tác động tốt đến hiệu quả làm việc
nhóm .Vì vậy đứng ở góc độ giảng viên cần có nhiều nghiên cứu về
nâng cao khả năng làm việc nhóm hơn nữa để chia sẻ cho sinh viên
không những trong thời gian học tập tại trường tốt hơn mà giúp các
em hòa nhập cuộc sống cũng như làm việc trong một tổ chức tốt sau
khi ra trường.


12



×