Tải bản đầy đủ (.doc) (257 trang)

LV Thạc sỹ_khu vực kinh tế có vốn đầu t¬ư nư¬ớc ngoài vị trí vai trò của nó trong nền kinh tế thị tr¬ường định hư¬ớng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.38 KB, 257 trang )

Những chữ viết tắt
ASEAN:
AFTA
ADB
APEC
ASEM
BOI:
BOT:
BTO
BT
CNH, HĐH
CEPT
CNTBNN
DNĐTNN
ĐTNN
ĐPT
DNCVĐTNN
GATT
G7
EU
EVN
ĐTNN
FIZ
FXZ
HĐHTKD
KHKT
KH&ĐT
IMF
KCN, KCX, KCNC,
KKTM
LDC


MFN
M&A
MOFTEC
NAFTA
NT
NICs
SCCI
OECD
ODA
WB
WTO
TNCs
TP HCM
TI
XHCN
XKTB
VAT

Hiệp hội các nước Đông Nam á
Khu vực mậu dịch tự do
Ngân hàng phát triển châu á
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương
Diễn đàn hợp tác kinh tế á - Âu
Uỷ ban đầu tư Thái Lan
Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao
Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh
Xây dựng – Chuyển giao
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
Chủ nghĩa tư bản nhà nước

Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài
Đang phát triển
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ
Bảy nước công nghiệp phát triển
Liên minh Châu Âu
Tổng công ty điện lực Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Khu đầu tư nước ngoài
Khu xuất khẩu tự do
Hợp đồng, hợp tác kinh doanh
Khoa học kỹ thuật
Kế hoạch và đầu tư
Quỹ tiền tệ quốc tế
Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
mở
Các nước chậm phát triển
Quy chế tối huệ quốc
Mua lại và sáp nhập
Bộ Mậu dịch đối ngoại và hợp tác kinh tế Trung quốc
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
Quy chế đãi ngộ quốc gia
Các nước công nghiệp mới
Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư
Tổ chức phát triển hợp tác kinh tế
Viện trợ không hoàn lại
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới
Công ty đa quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyển giao quốc tế
Xã hội chủ nghĩa
Xuất khẩu tư bản
Thuế giá trị gia tăng

0


VNPT

Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam

1


Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế quốc tế kinh tế quốc tế và cách mạng
khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước, nhất là các nước đang phát
triển như Việt Nam. Quốc gia nào thu hút được nhiều và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn quốc tế thì có cơ hội tăng trưởng kinh tế nhanh, rút ngắn khoảng
cách về trình độ phát triển so với các nước công nghiệp. Chính vì thế, cạnh
tranh quốc tế trong những năm gần đây diễn ra mạnh mẽ; thế giới đang bị
cuốn hút vào hoạt động đổi mới thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, tổ
chức lại hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thu hút được nhiều nhất nguồn
vốn quốc tế cho đất nước.
Từ khi thực hiện đường lối Đổi mới, luật ĐTNN và các chủ trương,
chính sách, văn bản pháp luật khác có liên quan đã được ban hành; nhờ đó

nguồn vốn ĐTNN đã tăng lên và có tác động tích cực vào việc thực hiện các
mục tiêu của chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. ĐTNN chiếm
tỷ trọng đáng kể trong vốn đầu tư xã hội, góp phần quan trọng gia tăng kim
ngạch xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ, tham
gia gần 15% GDP của nước ta hiện nay, tạo ra tác động tổng hợp trong việc
tăng năng lực sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đào tạo vào bồi dưỡng
một đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý và công nhân lành nghề, làm thay
đổi rõ rệt bộ mặt của nông thôn và thành thị ở nước ta, thu hẹp dần khoảng
cách về trình độ phát triển của Việt Nam so với các nước trong khu vực, nâng
dần vị thế chính trị và kinh tế của Việt Nam trên thế giới.
Sau thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hoạt động đầu tư nước ngoài từ 1991
đến 1997, là giai đoạn suy giảm rõ rệt từ 1998 đến 2003; năm 2004 có dấu
hiệu phục hồi và năm 2005 ĐTNN đã đạt được những thành quả đáng khích
lệ, báo hiệu một làn sóng đầu tư quốc tế mới vào Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu vấn đề khu vực kinh tế có vốn
ĐTNN là có tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Trên thế giới đã có hàng chục công trình nghiên cứu về ĐTNN dưới
nhiều khía cạnh khác nhau. Hàng năm UNCTAC, OECD, ASEAN đã công bố
các Báo cáo tổng kết đầu tư quốc tế và khu vực.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đến
nay cũng đã có một số Đề tài cấp Nhà nước như Đề tài KHXH03.05, Đề tài
cấp Bộ của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các báo cáo tổng kết ĐTNN thời kỳ 19911995, thời kỳ 1996- 2000; một số luận án tiến sĩ, thạc sỹ kinh tế về ĐTNN tại
Việt Nam và kinh nghiệm thu hút, sử dụng ĐTNN của các nước trong khu
vực.

2


Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện
về khu vực kinh tế có vốn ĐTNN với tư cách là một bộ phận cấu thành nền

kinh tế quốc dân của nước ta.
Do vậy, đề tài Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí vai
trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, trong khuôn khổ chương trình KHCN cấp Nhà nước KX.01 “Kinh
tế thị trường định hướng XHCN” nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn
về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, kiến nghị một hệ thống giải pháp trước mắt
và lâu dài để thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn quốc tế trong chiến lược
kinh tế - xã hội dài hạn.
2- Mục tiêu của đề tài
Làm rõ bản chất, vị trí, vai trò của khu vực kinh tế ĐTNN và mối quan
hệ của nó với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Kiến nghị những chính sách và giải pháp nhằm phát huy tác dụng của
khu vực kinh tế ĐTNN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH phù hợp với yêu cầu
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp - FDI, đầu tư gián tiếp FPI và một số nguồn vốn quốc tế khác.
Đề tài này nghiên cứu khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; do
vậy đối tượng nghiên cứu là đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI. Việc đề cập
đến đầu tư gián tiếp FPI - và các nguồn vốn quốc tế khác chỉ trong trường hợp
có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Đề tài - FDI.
ĐTNN bao gồm cả đầu tư của người nước ngoài vào một nước và đầu
tư của người nước đó ra nước ngoài. Do hoạt động đầu tư của người Việt Nam
ra nước ngoài chưa nhiều, chưa đủ để nghiên cứu, khái quát hoá để tìm ra quy
luật vận động của nó; do vậy đề tài này chỉ nghiên cứu về ĐTNN vào
Việt Nam.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào phương pháp luận của học thuyết Mác- Lênin, vận dụng sáng
tạo vào Việt Nam với tinh thần đổi mới tư duy để xây dựng các luận cứ khoa
học phù hợp với điều kiện của kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập kinh tế

quốc tế.
- Kế thừa có chọn lọc và phát triển những kết quả của những công trình
đã có ở trong và ngoài nước, thu thập và xử lý những thông tin mới nhất liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
3


- Tổng kết, đánh giá thực tiễn của Việt Nam để làm rõ bản chất, vị trí,
vai trò của ĐTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam, phát hiện các vấn đề và xu hướng phát triển của thành phần kinh tế này.
Đề tài đã phối hợp với BCN nhiệm Chương trình KX.01 và độc lập tiến hành
khảo sát tại các tỉnh phía Nam và phía Bắc, ở Trung Quốc và ASEAN.
- Đề tài đã tổ chức hai cuộc Hội thảo, tham gia hai cuộc Hội thảo về
KCN, KCX do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tạp chí Cộng sản, tỉnh Thanh Hoá và
Đồng Nai và các Hội thảo khoa học do Ban chủ nhiệm Chương trình KX.01
tổ chức.
- Tham gia nghiên cứu đề tài có hơn 30 nhà khoa học trong nước.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, danh mục tài liệu
tham khảo và 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài
Chương II: Thực trạng của ĐTNN trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở nước ta
Chương III: Nâng cao vị thế và vai trò của ĐTNN trong nền kinh tế thị
trờng định hướng XHCN ở Việt Nam

4



Chương I
Những vấn đề chung về khu vực
kinh tế có vốn ĐTNN
1.1. Bản chất, vai trò của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng
1.1.1.1. Quan điểm của V.I. Lê nin về ĐTNN
Đầu tư nước ngoài là hiện tượng kinh tế quốc tế, xuất hiện trong thời kỳ
chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Hiện tượng này bắt nguồn từ các nước có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa
cao như Anh, Đức... vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Vào thời kỳ này, các công ty của Hà Lan, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha đi đầu trong hoạt động XKTB. Tiếp theo là các công ty của Pháp, Đức,
Mỹ... cũng đã mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài để khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nguồn lao động rẻ mạt ở các nước thuộc địa,
phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp ở chính quốc.
Năm 1871, nước Anh đã xuất khẩu tư bản ra nước ngoài 800 triệu Xteclinh, đến năm 1913 con số này lên tới 3,5 tỷ Xtec-linh...Việc XKTB của Đức
bắt đầu từ những năm 70-80 của thế kỷ XIX và có quy mô ngày càng lớn.
Với việc mở rộng phạm vi thống trị của độc quyền ra các nước, hàng
loạt các công ty độc quyền đa quốc gia, xuyên quốc gia đã tham gia vào hoạt
động XKTB thông qua khai thác các nguồn tài nguyên ở nước ngoài như dầu
mỏ ở Mêhicô (Công ty Standard Oil) của Rốc-cơ-phen-lơ năm 1870, các kim
loại quý (Liên minh khai thác quặng đồng, Tập đoàn Nic-ken quốc tế) hoặc
cao su ở Sumatra (Tập đoàn cao su của Mỹ). Một loạt các công ty khác mở
rộng hoạt động sản xuất ở nước ngoài như tập đoàn Singer, National Cash,
Register Company, International Harvester (bây giờ là Navistar) và Reminton
của Mỹ. Năm 1870, hãng xe hơi Daimler-Benz (Đức) được thành lập. Năm
1899 hãng này đã xây dựng một xưởng lắp ráp ở Viên (Áo) sau đó thành lập
những chi nhánh với sự góp vốn của các bên để sản xuất xe hơi. Năm 1888
một công ty của Mỹ đã xây dựng các chi nhánh lắp ráp xe hơi ở nước ngoài
do mua được giấy phép sản xuất xe hơi của hãng Daimler-Benz. Năm 1903,

do chế độ thuế quan quá cao ở Ca-na-đa, các hãng sản xuất xe hơi của Mỹ là
Ford và General Motors đã thành lập các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe hơi ở Cana-đa. Theo sau những tập đoàn này là những công ty nổi tiếng khác như
Cable Telephone, Eastman Kodak và Westing House. Những công ty này chủ
yếu đưa các sản phẩm của họ sang những nước lân cận như Ca-na-đa và Mêhi-cô, sau đó sang các nước châu Âu.
Trong thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến thế giới vào nửa đầu thế kỷ thứ
20, hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung bị suy giảm, nhưng FDI thì phát
triển chiếm đến 1/4 tổng đầu tư quốc tế; nước Mỹ đã nổi lên thay thế nước
Anh, là nước cho vay lớn nhất thế giới.

5


Sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, do nhu cầu của công cuộc tái
thiết kinh tế ở nhiều quốc gia và do điều kiện giao lưu quốc tế trở trên thuận
lợi hơn nên FDI đã gia tăng mạnh mẽ. Sau đó vào thập kỷ 60, 70 của thế kỷ
trước, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng chậm lại của FDI, nhưng nước
Anh lại nổi lên như là nước cho vay quốc tế lớn nhờ vào việc bội thu từ nguồn
dầu lửa ở Biển Bắc và chủ trương nới lỏng kiểm soát ngoại hối.
Từ đầu thập kỷ 80 đến nay FDI đã có sự tăng trưởng liên tục; Mỹ trở
thành nước đầu tư ra ngoài lớn nhất, đồng thời là nước tiếp nhận FDI nhiều
nhất, có tỷ lệ tiếp nhận ròng âm. Nhiều nước công nghiệp mới trên thế giới
như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông và Đài Loan ở Châu A', Brazil,
Achentina, Chilê ở Châu Mỹ đã tham gia tích cực vào hoạt động đầu tư quốc
tế. Một số nước đang phát triển và các nước chuyển đổi cơ chế kinh tế như
Trung Quốc, Nga, Việt Nam cũng tham gia vào trò chơi quốc tế trong việc thu
hút FDI. Có thể nói rằng, hai thập niên cuối của thế kỷ thứ 20 và những năm
đầu của thế kỷ thứ 21, hoạt động FDI của thế giới đã trở nên nhộn nhịp hơn,
số nước tham gia nhiều hơn nhờ vào môi trường quốc tế thuận lợi về chính trị
là hoà bình và hợp tác, về công nghệ là các cuộc cách mạng công nghệ thông
tin, giao thông vận tải đã rút ngắn khoảng cách về thời gian và không gian

giữa các nước, về kinh tế là xu thế tự do hoá chu chuyển vốn trên phạm vi
toàn cầu và việc nới lỏng kiểm soát ngoại hối ở nhiều nước.
Đứng trước tình hình mới, nhiều lý thuyết đã được đưa ra để giải thích
hiện tượng mang tính khách quan này. Trong đó, lý thuyết của V.I. Lênin có ý
nghĩa quan trọng.
V.I. Lê nin đã có một số tác phẩm đề cập đến ĐTNN. Trong thời kỳ
chính sách kinh tế mới ở nước Nga, V.I. Lê nin đã đề ra các chính sách quan
trọng, kể cả tô nhượng để thu hút vốn và công nghệ của các nước phương Tây
phục vụ cho công cuộc chấn hưng kinh tế của nước Nga, vốn đã bị kiệt quệ
trong đại chiến thế giới lần thứ nhất và việc thực hiện "Chủ nghĩa cộng sản
thời chiến".
Trong cuốn sách “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa
tư bản”, V.I. Lênin đã coi hoạt động đầu tư quốc tế, bao gồm FDI là xuất khẩu
tư bản (XKTB).
Theo V.I. Lê nin thì XKTB khác với xuất khẩu hàng hoá. Xuất khẩu
hàng hoá là việc đưa hàng hoá được sản xuất ở trong nước ra nước ngoài thực
hiện giá trị và giá trị thặng dư được sản xuất ra ở trong nước. Xuất khẩu hàng
hoá đã gia tăng trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa
tư bản vào cuối thế kỷ thứ XV. Do nhu cầu tích luỹ nguyên thuỷ tư bản, Tây
Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp..., đã có nhu cầu buôn bán
với các nước Châu Mỹ. Những nhà buôn Phương Tây xuất khẩu hàng hóa thủ
công, mỹ nghệ, hàng công nghiệp nhẹ,... sang các nước này và mang về
những khoản tiền lớn. Nhờ đó, họ đầu tư vào việc phát triển kinh tế, đổi mới
công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời. Xuất khẩu hàng hoá
ngày càng tăng lên trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự xây dựng nền tảng kinh
tế và bành trướng trên các Châu lục.
6


XKTB là việc đưa tư bản ra nước ngoài để sản xuất ra giá trị và giá trị

thặng dư ở đó, là một đặc điểm của thời kỳ phát triển cao của chủ nghĩa tư
bản, thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Theo V.I. Lênin, có hai hình thức XKTB là XKTB hoạt động và XKTB
cho vay. XKTB hoạt động là hình thức mang tư bản sang các nước lạc hậu để
xây dựng những xí nghiệp mới, hoặc mua lại các cơ sở đang hoạt động ở các
nước nhập khẩu tư bản, biến nó thành chi nhánh của các công ty mẹ tại chính
quốc. XKTB cho vay là việc cho các nước lạc hậu vay tư bản. Hai hình thức
trên có thể do nhà nước hoặc do tư nhân thực hiện.
V.I.Lênin cũng chỉ ra mục đích của XKTB là lợi nhuận cao, hơn nữa, là
ăn bám bình phương. Nhận xét này của ông dựa trên quan điểm của Các Mác,
khi coi tư bản là của cải tích luỹ từ lao động không công mà tạo thành. Do
vậy, bản thân tư bản đã là “ăn bám”. Việc mang tư bản, tức là mang của cải
tích luỹ từ lao động không công ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận, đó là
thực hiện ăn bám lần thứ hai, ăn bám “bình phương”.
1.1.1.2. Về khái niệm ĐTNN
Trong phạm vi toàn thế giới, khoảng 1.500 tỷ USD vốn chu chuyển
hàng ngày, rất đa dạng với nhiều phương thức và thông qua nhiều kênh giao
dịch. Trong đó có các nguồn vốn đầu tư quốc tế chủ yếu sau đây:
- Viện trợ phát triển chính thức (official development assistent ODA) do các tổ chức tài chính quốc tế và Chính phủ nhiều nước thực hiện.
Quỹ tiền tệ thế giới - IMF, Ngân hàng thế giới - WB và Ngân hàng phát triển
Châu A' - ADB có nhiều chương trình viện trợ cho các nước đang phát triển
để cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới thể chế, viện trợ kỹ thuật thông qua các
khoản tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp và thời gian ân hạn dài. Các khoản ưu đãi
của các tổ chức tài chính quốc tế này được thực hiện cho các nước thành viên
thuộc những nước có thu nhập thập, GDP/người dưới 780 USD/năm. Khi một
nước đã vượt qua ngưỡng đó thì các khoản tín dụng phát triển sẽ không còn
được hưởng những ưu đãi như đối với các nước có thu nhập thấp.
Nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới đã giành 0,5 - 1% ngân
sách Nhà nước hàng năm để viện trợ cho các nước đang phát triển dưới hai
phương thức: Viện trợ không hoàn lại, thường chiếm khoảng 10% tổng số

viện trợ và tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp, thời gian ân hạn dài.
Đối với các nước đang phát triển, ODA là nguồn vốn quốc tế quan
trọng để thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như đường sá,
cầu cống, cung ứng điện, cấp nước, thoát nước, giáo dục và y tế, xoá đói giảm
nghèo.
Các nước công nghiệp phát triển đã thực hiện việc xoá nợ hoặc hoãn nợ
cho các nước nhận viện trợ trong một số trường hợp nhất định và thường
thông qua Câu lạc bộ Paris.
Do ODA chủ yếu là của các tổ chức tài chính quốc tế và của Chính phủ
nên gắn rất chặt với điều kiện chính trị, ngoại giao và một số ràng buộc khác.
Trong thời kỳ nước ta chịu sự cấm vận quốc tế thì mọi khoản ODA hầu như bị
ngừng trệ. Chỉ khi nước ta đã thiết lập được quan hệ bình thường với các
7


nước công nghiệp chủ yếu như Mỹ, EU, Nhật Bản và các tổ chức tài chính
quốc tế thì các khoản viện trợ mới được nối lại và ngày càng gia tăng.
- Đầu tư gián tiếp (Foreign Porfolio Investment - FPI) là phương
thức đầu tư quốc tế thông qua ngân hàng và thị trường chứng khoán. Theo đó
các doanh nghiệp nước ngoài tiến hành mua cổ phiếu của các doanh nghiệp
trong nước trên thị trường vốn. FPI chủ yếu là đầu tư ngắn hạn, các cuộc giao
dịch chủ yếu được thông qua lệnh của chủ đầu tư đối với ngân hàng hoặc các
công ty môi giới trên thị trường chứng khoán. FPI đã được nhiều nước thực
hiện, nhưng ở Việt Nam chưa trở thành phổ biến, mới tiến hành thông qua các
Quỹ đầu tư như Vietnam Fund, Frontier Fund... Đặc điểm chủ yếu của FPI là
nhà đầu tư có quyền sở hữu vốn kinh doanh phần cổ phiếu, trái phiếu của
mình trên thị trường nước nhận đầu tư; nhưng không tham gia quản trị
doanh nghiệp, tức là không có quyền kiểm soát doanh nghiệp ở nước đó.
FPI là nguồn vốn quốc tế quan trọng đối với nhiều nước ĐPT, nhưng
có tính rủi ro cao hơn các nguồn vốn quốc tế khác. Trong thời kỳ có biến động

trên thị trường vốn, nhất là gặp khủng khoảng về tiền tệ thì các nhà đầu tư
quốc tế lập tức ra lệnh cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính chuyển vốn
ra khỏi nước nhận đầu tư; do đó gây ra các cú sốc mạnh mẽ trên thị trường
vốn, làm chao đảo nền kinh tế của nước nhận đầu tư, gây ra hậu quả nghiêm
trọng cần một thời gian khá dài mới có thể khắc phục được. Achentina là một
điển hình về việc tiếp nhận quá mức cần thiết FPI, nên đã gánh chịu hậu quả
nặng nề trong cuộc khủng hoảng tiền tệ vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước.
Tháng 7 năm 1997 cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực bắt đầu từ Thái
Lan, khi nước này chủ động phá giá đồng Bath, hàng tỷ USD đã được chuyển
ra khỏi Thái Lan trong một thời gian rất ngắn, gây tác động tiêu cực trên thị
trường tiền tệ, lan toả đến một số nước xung quanh như Philippin, Indonêsia,
Malayxia và xa hơn là Hàn Quốc, Hồng Kông, đã gây ra cú sốc lớn về kinh tế
của nhiều nước trong khu vực Châu A', kể cả Việt Nam. Do vậy, các nước tiếp
nhận FPI cần có cơ chế và luật pháp thích ứng để vừa sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn quốc tế quan trọng này, vừa chủ động đề phòng những rủi ro khi
có biến động trên thị trường vốn.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là
phương thức đầu tư quốc tế quan trọng trong tình hình thế giới hiện nay. FDI
được thực hiện giữa các nước công nghiệp phát triển với nhau, giữa nước
công nghiệp phát triển với nước ĐPT; trong thời gian gần đây, nhiều nước
đang phát triển cũng đã tham gia FDI, thực hiện các dự án đầu tư ở nước
khác.
FDI có liên quan chặt chẽ với ODA. Trong điều kiện bình thường hoá
quan hệ giữa hai nước, thì ODA là nguồn vốn tạo cơ sở hỗ trợ cho các doanh
nghiệp của nước viện trợ thực hiện các dự án FDI ở nước nhận viện trợ. Các
khoản tín dụng ưu đãi của IMF, WB và ADB trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật có tác động quan trọng để thu hút FDI vào các nước đang phát
triển. Tuy vậy, FDI có tính độc lập tương đối với ODA; nếu ODA gắn chặt với
quan hệ chính trị và ngoại giao, thì FDI là hoạt động đầu tư tư nhân, chịu ảnh
8



hưởng của mối quan hệ đó; nhưng các nhà đầu tư coi mục đích tìm kiếm lợi
nhuận là tối thượng, nên đã tìm cách thoát ra khỏi ảnh hưởng của quan hệ
chính trị, ngoại giao. Điều đó đã giải thích vì sao trong thời kỳ cấm vận đối
với Việt Nam, một số doanh nghiệp của Mỹ thông qua nước thứ ba để thực
hiện các dự án đầu tư ở nước ta.
FDI có quan hệ mật thiết với FPI, cả hai đều là đầu tư chủ yếu của tư
nhân, bổ sung cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau; những nước có cơ chế và luật
pháp phù hợp với thông lệ quốc tế thì sẽ thu hút được cả hai nguồn vốn đầu tư
quốc tế này. Tuy vậy, nếu như FPI là đầu tư ngắn hạn thì FDI là đầu tư dài
hạn, các dự án FDI thường có thời hạn 10 năm, 20 năm, 50 năm và dài hơn.
(Sẽ trình bày ở phần sau).
Ngoài ODA, FPI và FDI trên thế giới còn rất nhiều nguồn vốn đầu tư
quốc tế như Quỹ hưu trí, Quỹ bảo hiểm, đầu tư thông qua thương mại, mua
thiết bị trả chậm, đầu tư thông qua chuyển giao công nghệ với nhiều loại hình
phong phú, đa dạng của những thể chế khác nhau.
1.1.1.3- Về khái niệm FDI
Các nghiên cứu về FDI đã được tiến hành sau đại chiến thế giới lần thứ
II, vào thập kỷ 60,70 của thế kỷ trước; từ thập kỷ 80 trở đi do trên thế giới đã
diễn ra những làn sóng FDI, nên đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này với những lý thuyết và quan điểm khác nhau. Trong phạm vi đề tài,
chúng tôi trình bày quan điểm chính thống của hai tổ chức quốc tế đóng vai
trò quan trọng đối với FDI là Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển - OECD và
Tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển - UNCTAD.
Theo Báo cáo đầu tư thế giới năm 1999 của UNCTAD thì "FDI là hoạt
động đầu tư bao gồm mối quan hệ dài hạn, phản ảnh lợi ích và quyền kiểm
soát lâu dài của một thực thể thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư nước
ngoài hoặc công ty mẹ nước ngoài) trong một doanh nghiệp thường trú ở một
nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp

FDI, doanh nghiệp liên doanh hoặc chi nhánh nước ngoài)".
Định nghĩa này có hai đặc trưng là quyền kiểm soát và lợi ích khống
chế. Về quyền kiểm soát thì hầu như đã đạt được sự nhất trí của các nhà
nghiên cứu về FDI; còn quyền kiểm soát thì đang có những ý kiến khác nhau,
nhưng hiện nay nhiều người đã thừa nhận rằng một công ty nước ngoài có tỷ
lệ sở hữu cổ phần tối thiểu 10% thì có ảnh hưởng nhất định đến quyền kiểm
soát doanh nghiệp, tác động đến chiến lược kinh doanh và quản trị doanh
nghiệp.
Quyền kiểm soát là đặc trưng tiêu biểu của FDI so với các phương thức
đầu tư quốc tế khác. Razin và cộng sự (1999) cho rằng, quyền kiểm soát làm
cho các nhà đầu tư trực tiếp có được một lợi thế về thông tin so với các nhà
đầu tư gián tiếp nước ngoài và những người gửi tiền tiết kiệm ở trong nước.
Chính vì vậy mà nhiều TNCs lớn của thế giới chủ yếu thực hiện FDI ở các
nước khác hơn là tham gia FPI; nhiều công ty thực hiện các dự án FDI với
điều kiện dành được quyền kiểm soát ít nhất là 51% cổ phần của doanh

9


nghiệp; có công ty chỉ thực hiện hình thức 100% sở hữu vốn và quyền kiểm
soát 1.
OECD đã xuất bản tài liệu "Định nghĩa chuẩn của OECD về đầu tư trực
tiếp nước ngoài; trong đó có phân biệt ba khái niệm: FDI, nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.
FDI phản ảnh mục đích thu được lợi nhuận lâu dài của một thực thể
thường trú ở một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) tại một thực thể thường trú
ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư
trực tiếp). FDI bao gồm mọi giao dịch ban đầu và các giao dịch vốn về sau
giữa hai thực thể đó; cũng như giữa các doanh nghiệp liên doanh, kể cả hợp
nhất và không hợp nhất.

Nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là một cá nhân, một doanh nghiệp
Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, một Chính phủ, một nhóm các cá nhân
có quan hệ với nhau, một nhóm các doanh nghiệp hợp nhất và / hoặc không
hợp nhất có quan hệ với nhau, có một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp - một
công ty con, một công ty liên kết hoặc một chi nhánh hoạt động ở một nước
không phải là nước hoặc các nước thường trú của nhà đầu tư.
Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài là một doanh nghiệp hợp
nhất hoặc không hợp nhất, ở đó một nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 10% trở
lên cổ phần thông thường của một doanh nghiệp hoặc quyền biểu quyết của
một doanh nghiệp hợp nhất, hoặc mức tương đương của một doanh nghiệp
không hợp nhất; điều đó không đòi hỏi nhất thiết phải có sự kiểm soát tuyệt
đối kinh doanh và quản trị doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.
OECD cũng khuyến nghị các nước nhận đầu tư cân nhắc về sự hiện
diện của mình trong các doanh nghiệp FDI thông qua các nhân tố sau đây:
a/ Sự đại diện trong Ban giám đốc;
b/ Sự tham gia vào các quá trình hoạch định chính sách;
c/ Các giao dịch vật chất nội bộ công ty;
d/ Sự trao đổi lẫn nhau về nhân sự quản lý;
e/ Sự cung cấp thông tin kỹ thuật;
f/ Sự cung ứng các nguồn cho vay dài hạn với lãi suất thấp hơn lãi suất
thị trường 3.
OECD khuyến nghị rằng, các nước tiếp nhận đầu tư cần căn cứ vào giá
trị thị trường để xác định vốn đầu tư; theo đó tất cả tài sản phải được định giá
theo mức giá hiện hành trên thị trường. Điều đó cho phép liên kết giữa các
dòng tài sản, lượng tài sản của các doanh nghiệp, các ngành và các nước khác
nhau, cũng như liên kết theo thời gian; mặc dù vậy, OECD thừa nhận rằng,
trong thực tế giá trị thể hiện trên sổ sách, chứng từ của các doanh nghiệp FDI
đều được sử dụng để xác định giá trị của các loại vốn FDI.
Xem quyển "Foreign Direct Investment - theory, evidence and practice" của Imad
A.Moose, NXB Palgrave 2002.

2
Xem "Định nghĩa chuẩn của OECD về FDI", xuất bản lần thứ 3.
3
Khái niệm doanh nghiệp hợp nhất chỉ một công ty con hoặc một công ty liên kết; doanh
nghiệp không hợp nhất chỉ chi nhánh của một công ty.
1

10


FDI có thể được phân loại khác nhau; theo quan điểm của nhà đầu
tư, Caves (1971) phân ra FDI theo chiều ngang, FDI theo chiều dọc và FDI
kết hợp. FDI theo chiều ngang thực hiện sản xuất cùng một loại hàng hoá ở
nước nhận đầu tư như được sản xuất ở nước đi đầu tư. FDI theo chiều dọc
hướng vào việc khai thác nguyên liệu thô, hoặc làm cho sản xuất gần với thị
trường tiêu thụ. Ví dụ điển hình là các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ đã
khởi xướng một chiến dịch nhằm thiết lập mạng lưới đại lý của họ ở Nhật Bản
để tiêu thụ sản phẩm tại đó. FDI kết hợp vừa thực hiện cả theo chiều ngang và
theo chiều dọc.
Theo quan điểm của nước nhận đầu tư thì FDI được chia thành: FDI
thay thế hàng nhập khẩu, FDI hướng về xuất khẩu và FDI do Chính phủ quyết
định tuỳ từng trường hợp. Kojima (1973,1975,1985) đã đưa ra cách phân loại
tương tự, được gọi là FDI hướng về xuất khẩu và FDI không hướng về xuất
khẩu.
Chen và Ku (2000) đã đưa ra cách phân loại khác hơn, theo đó FDI
chia thành loại: bành trướng và loại phòng thủ. FDI bành trướng khai thác
những lợi thế đặc thù của nước nhận đầu tư, làm tăng nhanh doanh số bán
hàng của công ty đầu tư ở nước đó cũng như ở nước ngoài. Trong khi FDI
phòng thủ thì hướng vào tìm kiếm lao động rẻ để giảm chi phí sản xuất tại
nước nhận đầu tư.

Các định nghĩa về FDI trên đây có phần khác với nhận thức về FDI
đang được thể hiện trong các văn bản pháp lý của nước ta.
Luật ĐTNN tại Việt Nam xác định "ĐTNN là việc đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của Luật ĐTNN. Các tài sản này có thể là thiết bị, máy móc, nhà
xưởng, công trình xây dựng hoặc giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết
kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật". Khái niệm nêu trong Luật
ĐTNN của Việt Nam chủ yếu đề cập đến xuất xứ của nguồn vốn ĐTNN,
không đề cập trực tiếp hai vấn đề cốt lõi của FDI là quyền kiểm soát và lợi ích
khống chế.
- Hiệp định thơng mại Việt- Mỹ xác định: "ĐTNN là mọi hình thức đầu
tư trên lãnh thổ của một bên do các công dân hoặc công ty của bên kia sở hữu
hoặc kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, thực hiện dưới các hình thức như một
công ty hay một doanh nghiệp; cổ phần cổ phiếu và hình thức góp vốn khác,
trái phiếu, giấy ghi nợ, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình và tài sản
vô hình, quyền sở hữu trí tuệ...". Khái niệm này gồm cả đầu tư trực tiếp và
đầu tư gián tiếp, mà không phân biệt sự khác nhau giữa hai loại đó.
1.1.1.4- Đặc trưng chủ yếu của FDI
Thứ nhất, FDI gắn liền với việc di chuyển tiền và tài sản giữa các quốc gia.
FDI làm tăng lượng tiền và tài sản của nền kinh tế nước tiếp nhận và
làm giảm lượng tiền và tài sản của nước đi đầu tư. Tài sản ở đây bao gồm tài
sản hữu hình (máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu...), tài sản vô
hình (sáng chế, nhãn hiệu, bí quyết kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng quản
11


lý...). FDI không chỉ di chuyển vốn thuần tuý mà còn bao gồm chuyển giao
công nghệ, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu t về các đối tượng sở
hữu.
Do gắn với việc di chuyển tài sản, mà mỗi loại tài sản đòi hỏi nước tiếp

nhận có cơ chế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu tư phù hợp với tính chất
đặc thù của từng loại.
Dưới góc độ cán cân thanh toán, FDI sẽ cải thiện cán cân thanh toán
của nước nhận đầu tư do tăng lượng vốn chuyển vào nước đó dưới dạng ngoại
tệ và vật tư, thiết bị. Đặc trưng này còn là căn cứ để phân biệt giữa đầu tư trực
tiếp và đầu tư gián tiếp, trong đó đầu tư gián tiếp chỉ gắn với việc mua bán
các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán... hoặc hoạt động trao đổi, mua bán
các loại chứng từ có giá.
Thứ hai, FDI được tiến hành thông qua việc thành lập các doanh
nghiệp mới, mua lại các chi nhánh, doanh nghiệp hiện có, hoặc tiến hành các
hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp.
Điều đó cho thấy hoạt động FDI có thể diễn ra theo nhiều hình thức và
phương thức rất đa dạng. Một nước có thể khai thác tính đa dạng của các hình
thức và phương thức đầu tư để tăng cường thu hút vốn FDI từ nước ngoài
cũng như tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Việc thành lập và phát triển các thị
trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán là điều kiện thúc đẩy sự
gia tăng nhanh chóng dòng vốn ĐTNN.
Thứ ba, FDI là người chủ sở hữu hoàn toàn (sở hữu 100% vốn đầu tư)
hoặc đồng chủ sở hữu vốn với một tỷ lệ nhất định đủ mức khống chế và trực
tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp.
Tỷ lệ sở hữu vốn khống chế này từ 10% trở lên tổng số vốn của doanh
nghiệp do luật pháp từng nước quy định. Đây là yếu tố quyết định đến tính
chất trực tiếp của nhà ĐTNN trong việc đưa ra các quyết định trong đầu tư và
quản trị doanh nghiệp. Chính vì có sự thay đổi cơ bản về hình thức sở hữu
trong FDI nên cần có thể chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà ĐTNN rõ ràng và
chặt chẽ thì mới tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn. Việc bảo đảm tỷ lệ sở hữu
ở mức khống chế còn là cơ sở để các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trở thành
những chi nhánh của các công ty ở nước đầu tư. Đây là yếu tố làm tăng tính
chất toàn cầu của mạng lưới các công ty đi đầu tư và tạo cơ sở để các công ty
đó thực hiện hoạt động chu chuyển vốn và hàng hoá trong nội bộ công ty,

tránh được hàng rào thuế quan và tiết kiệm chi phí giao dịch. Đặc trưng này là
cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa FDI với hoạt động thương mại, gia công
quốc tế. Trong hoạt động thương mại có sự dịch chuyển sở hữu về hàng hoá
hoặc dịch vụ từ người bán sang người mua trên nguyên tắc thoả thuận. Người
12


mua phải trả tiền cho người bán để có quyền sở hữu về hàng hoá hoặc sử
dụng dịch vụ từ người bán. Trong hoạt động gia công quốc tế, một bên thuê
bên kia gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng, thanh toán tiền công và các
khoản chi phí khác theo từng sản phẩm trong từng thời gian ngắn. Thương
mại quốc tế ra đời và phát triển trên cơ sở lợi thế so sánh, còn FDI gắn với
khả năng khai thác nguồn lực để phát triển. Đặc trưng này làm cho các khoản
lợi nhuận thu được từ FDI lớn hơn nhiều so với thương mại quốc tế; khi đầu
tư gắn với thương mại thì lợi nhuận thương mại là một phần lợi nhuận của
hoạt động đầu tư được phân phối lại. Do vậy có thể khẳng định rằng, đầu tư
quốc tế là sự bổ sung cần thiết cho hoạt động thương mại quốc tế; việc tổ
chức hoạt động FDI phải xử lý nhiều vấn đề phức tạp hơn so với hoạt động
buôn bán thông thường.
Thứ tư, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục tiêu cơ
bản là thu lợi nhuận (trừ một số doanh nghiệp Nhà nước và một ít đầu tư của
Chính phủ).
Hoạt động FDI diễn ra khi có thị trường đầu tư có khả năng tạo lợi
nhuận cao, nghĩa là có chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận của vốn và chi phí giữa
nước đầu tư và nước nhận đầu tư do tính quy luật cân bằng giữa cung và cầu
về vốn đầu tư và chi phí. Điều này phân biệt FDI với ODA. Các khoản ODA
của các Chính phủ gắn với những cam kết và ràng buộc chặt chẽ giữa nước
viện trợ và nước nhận viện trợ và chịu sự chi phối đáng kể bởi quan hệ chính
trị giữa hai nước. Các nước cung cấp ODA có thể gây sức ép với các nước
tiếp nhận phải có những điều chỉnh nhất định về chính sách, thể chế và cả

những vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền. ODA phần lớn là vốn vay,
nên nếu không được sử dụng có hiệu quả sẽ làm cho nước nhận viện trợ trở
thành con nợ quốc tế ngày càng nhiều; trong khi FDI ít có khả năng xảy ra
tình trạng đó vì chủ yếu là đầu tư do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hiệu
quả hoạt động đầu tư và kinh doanh, được tính toán kỹ trước khi quyết định
đầu tư. Đồng thời, hoạt động FDI khác với vay tín dụng thương mại theo lãi
suất thị trường với những cam kết và thế chấp hết sức nghiêm ngặt; nếu
không được giám sát chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng vay tín dụng thương mại
để đầu tư, khó có khả năng hoàn vốn, chậm thanh toán nợ, gây ra tình trạng
nợ nước ngoài vượt quá giới hạn cho phép.
Thứ năm, FDI bảo đảm cho nhà đầu tư trực tiếp tham gia kiểm soát và
điều hành quá trình đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc điều hành và trực tiếp ra quyết định đầu tư là điều kiện để nhà đầu
tư thực hiện được chiến lược kinh doanh của họ một cách chủ động và tối ưu.
Tuy nhiên, trên thực tế thường nảy sinh khoảng lệch giữa mục tiêu thu hút
13


vốn đầu tư của Chính phủ với chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư; vì trong
một số trường hợp, mục tiêu của Chính phủ không phù hợp với chiến lược
kinh doanh của nhà đầu tư. Chẳng hạn, mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Chính
phủ nước tiếp nhận đầu tư là giải quyết việc làm và đẩy mạnh xuất khẩu,
trong khi một số nhà đầu tư chỉ coi trọng việc thu lợi nhuận tối đa và chiếm
lĩnh thị trường trong nước; Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư muốn hướng FDI
vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, sân bay, bến cảng...với
lượng vốn đầu tư rất lớn, suất lợi nhuận thấp và thời gian thu hồi vốn khá dài;
trong khi đó các nhà đầu tư thường chú trọng các dự án có thời hạn đầu tư
ngắn và tỷ lệ thu hồi vốn cao... Đặc trưng này đòi hỏi Chính phủ nước tiếp
nhận đầu tư chủ động quy hoạch phát triển các ngành, các vùng và có các
chính sách hấp dẫn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực để thu hút FDI. Việc

thiếu quy hoạch được xây dựng khoa học và khả thi sẽ dẫn đến tình trạng đầu
tư tràn lan, gây mất cân đối về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng, mà hậu quả là
phải tốn kém nhiều chi phí và thời gian để điều chỉnh. Nếu sự bất cân xứng
này càng lớn thì hiệu quả đầu tư đạt được sẽ càng thấp. Hơn nữa, tính không
chặt chẽ của các ràng buộc giữa Chính phủ và các nhà đầu tư càng làm tăng
thêm sự bất cân xứng giữa mục tiêu đặt ra trong chính sách của Chính phủ và
mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư. Ngoài ra, việc quy định
cách thức tổ chức và quản trị doanh nghiệp FDI của nước sở tại theo hướng
giảm bớt quyền lực của nhà ĐTNN, như áp dụng nguyên tắc nhất trí đối với
việc ra quyết định về các vấn đề quan trọng của Hội đồng quản trị, áp đặt các
điều kiện đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp với thông lệ quốc
tế (quy định tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá...), sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến
quy mô và phạm vi của hoạt động FDI. Những hạn chế về chuyển đổi các
hình thức và phương thức đầu tư, cũng như việc thiếu các phương thức và
hình thức đầu tư đa dạng đã gây khó khăn cho các nhà ĐTNN trong việc tối
ưu hoá việc ra quyết định và phân tán rủi ro.
Thứ sáu, ĐTNN chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.
Đây là những tập đoàn có hệ thống các chi nhánh sản xuất ở nước
ngoài, có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ cao, nhãn hiệu sản phẩm có uy tín và
danh tiếng lớn trên toàn cầu, tính năng động cao, có đội ngũ các nhà quản lý
có trình độ cao, có khả năng điều hành các hoạt động sản xuất và phân phối
trên toàn cầu và có năng lực cạnh tranh cao. Các nước ĐPT và các doanh
nghiệp của họ có thể tiếp cận từ các công ty xuyên quốc gia thông qua hoạt

14


động đầu tư trực tiếp để thu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, đội ngũ cán
bộ quản lý có trình độ cao, cải thiện năng lực cạnh tranh và năng động hoá
các quan hệ giao dịch. Bên nước tiếp nhận ngoài mục tiêu thu hút vốn đầu tư

từ nhà ĐTNN còn có mục tiêu tiếp nhận kiến thức và kỹ năng quản lý. Kỹ
năng quản lý là loại tài sản vô hình cực kỳ quan trọng đối với các nước có nền
kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; khía cạnh này tăng thêm tính
chất đa phương diện của hoạt động đầu tư trực tiếp. Các công ty đa quốc gia
thường thuộc các nước công nghiệp phát triển, do đó, dòng vốn đầu tư trực
tiếp ban đầu xuất phát từ các nước công nghiệp và tạo nên những xu hướng
chính trong hoạt động FDI. Các nước ĐPT khi đã đạt đến trình độ phát triển
nhất định, đã tích lũy được vốn và ngoại hối có thể và cần phải khuyến khích
doanh nghiệp của nước đó đầu tư ra nước ngoài để tham gia ngày càng nhiều
vào thị trường đầu tư thế giới.
Về mặt lịch sử, FDI ban đầu do các công ty xuyên quốc gia của các
nước công nghiệp phát triển đầu tư vào các nước thuộc địa để khai thác
nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và nguồn lao động rẻ mạt... Do đó, khái niệm
FDI chủ yếu được sử dụng để chỉ sự vận động của vốn từ các nước chính
quốc sang các nước thuộc địa; từ các nước công nghiệp phát triển sang các
nước ĐPT. Sau đó, xuất hiện các hoạt động đầu tư lẫn nhau giữa các nước
phát triển với nhau và tiếp đó là dòng vốn di chuyển từ các nước ĐPT ra nước
ngoài, kể cả sang các nước công nghiệp phát triển để khai thác tính không
hoàn hảo của thị trường. Hai dòng di chuyển vốn vào và ra này khác nhau về
chiều hướng vận động và tác động của chúng đến nền kinh tế của các nước
đầu tư và các nước nhận đầu tư. Do đó, đòi hỏi phải có cách ứng xử về mặt
chính sách để điều chỉnh và quản lý dòng vận động của vốn đầu tư.
1.1.2. Bản chất của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN
1.1.2.1. Phương pháp tiếp cận về bản chất khu vực kinh tế có vốn
ĐTNN
Về bản chất của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN còn hai loại ý kiến khác
nhau.
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng, FDI là bóc lột người lao động, bóc lột
quốc tế của nhà đầu tư đối với các nước nhận đầu tư.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, FDI là quan hệ hợp tác kinh tế mà hai

bên, nhà đầu tư và nước nhận đầu tư cùng có lợi.
Để lý giải vấn đề này, chúng tôi lưu ý đến một số nhận thức sau đây:
Thứ nhất, cần có sự tiếp cận mới về lợi nhuận

15


Đúng là FDI với mục đích trực tiếp là thu được lợi nhuận. Và cũng cần
phải nói thêm rằng, lợi nhuận là động lực thúc đẩy hoạt động FDI nói riêng,
thúc đẩy hoạt động kinh doanh nói chung. Hơn thế nữa, lợi nhuận còn là
thước đo của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu không có lợi nhuận, không
thu được lợi nhuận thì không còn hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa đó, kinh
doanh và lợi nhuận là thống nhất. Còn hoạt động kinh doanh thì còn phạm trù
lợi nhuận.
Theo lý thuyết kinh tế hiện đại, lợi nhuận được coi là thặng dư của người sử dụng các yếu tố sản xuất, hay phần trả công cho nhà kinh doanh. Luận
điểm này xuất phát từ những nhà kinh tế học trường phái cận biên như J. B.
Clark, một nhà kinh tế học ngời Mỹ. Theo ông, khi nhà kinh doanh sử dụng
yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm, thì theo quy luật năng suất giới hạn, phần
sản phẩm giới hạn được sử dụng để trả công cho yếu tố sản xuất, phần còn lại
là thặng dư của người sử dụng yếu tố sản xuất. Như thế, tiền lương, địa tô, lợi
tức được trả theo năng suất giới hạn, phần còn lại là thặng dư của nhà kinh
doanh hay lợi nhuận.
Như vậy, lợi nhuận không chỉ do lao động của người công nhân tạo ra,
mà còn do các yếu tố sản xuất khác, như đất đai, tư bản tạo thành. Đó là phần
thặng dư của người sử dụng các yếu tố sản xuất. Thêm nữa, việc trả công các
yếu tố sản xuất theo sản phẩm giới hạn là sòng phẳng, nhà kinh doanh không
bóc lột chủ sở hữu sức lao động, không bóc lột chủ sở hữu đất đai, không bóc
lột chủ sở hữu vốn. Sở dĩ nhà kinh doanh thu được lợi nhuận là do họ sử dụng
một cách có hiệu quả các yếu tố sản xuất mà có.
Lý thuyết về lợi nhuận trên đây đang được thực tiễn chứng minh là

đúng. Bởi lẽ, trong thực tế không hiếm trường hợp hai doanh nghiệp có cùng
nguồn lực như nhau, lực lượng lao động như nhau, máy móc thiết bị như
nhau, cùng lượng vốn kinh doanh và cùng sản xuất kinh doanh một mặt hàng
giống nhau, thậm chí cùng đặt trên một địa điểm thuận lợi như nhau, nhưng
có doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có doanh nghiệp bị phá sản. Điều này phụ
thuộc vào năng lực tổ chức, quản lý của nhà kinh doanh.
Thứ hai, trong điều kiện thế giới hiện tại, hoạt động ĐTNN phụ thuộc
vào luật pháp của nước nhận đầu tư và phải tuân theo thông lệ quốc tế.
Nếu như trong thời kỳ trước đây, khi chủ nghĩa thực dân còn thống trị
trong quan hệ quốc tế, các nhà ĐTNN mặc sức vơ vét tài nguyên, vắt kiệt sức
người lao động ở các nước thuộc địa để thu lợi nhuận, thì ngày nay, trong thế
giới hiện đại, các quốc gia có chủ quyền, có hệ thống luật pháp của mình.
ĐTNN trong bối cảnh như thế cũng bị giới hạn, bị chi phối bởi khuôn khổ luật
pháp của nước nhận đầu tư. Hơn nữa, thông lệ quốc tế cũng không cho phép
nhà ĐTNN mặc sức vơ vét tài nguyên, vắt kiệt sức lao động của nước nhận
đầu tư để thu lợi nhuận.

16


Chính vì thế, việc nhà đầu tư thu được lợi nhuận nhiều hay ít phụ thuộc
không chỉ vào việc sử dụng tài nguyên, lao động như thế nào, mà còn phụ
thuộc vào quan hệ đàm phán hợp đồng giữa nhà ĐTNN với nước nhận đầu tư.
Thông thường đó là quan hệ bình đẳng, hợp tác, hai bên cùng có lợi.
1.1.2.2. Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN với tư cách là một thành phần
kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
a. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc phát triển thành
phần kinh tế có vốn ĐTNN
Nhận thức về khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là một quá trình, nó phản
ánh sự đổi mới tư duy lý luận kinh tế ở nước ta. Trước Đại hội VI (1986), các

văn kiện Đại hội Đảng chỉ thừa nhận nền kinh tế XHCN chủ yếu có chế độ
công hữu với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đại hội VI
chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, các Đại hội Đảng lần thứ VII,
VIII, khẳng định: Kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân tồn tại tất yếu trong nền kinh
tế nước ta. Đại hội IX còn coi kinh tế có vốn ĐTNN là thành phần kinh tế độc
lập. Như thế, từ chỗ phủ nhận sự tồn tại, đến chỗ thừa nhận, và hơn nữa, còn
coi khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là thành một thành phần kinh tế độc lập,
thể hiện nhận thức và sự đánh giá đúng đắn bản chất, vai trò của thành phần
kinh tế này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Tuy nhiên, còn một số vấn đề về nhận thức có liên quan đến thành phần
kinh tế có vốn ĐTNN cần được lưu ý.
Thứ nhất, cần có nhận thức đúng đối với nền kinh tế nhiều thành phần
Trong bài “Bàn về thuế lương thực”, V.I Lenin viết:
“Vậy thì danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải
nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận,
những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ ai cũng
thừa nhận là có... Chúng ta hãy kể ra những thành phần kinh tế ấy:
1, Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất
tự nhiên;
2, Sản xuất hàng hoá nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì);
3, Chủ nghĩa tư bản tư nhân;
4, Chủ nghĩa tư bản nhà nước;
5, Chủ nghĩa xã hội” (Lênin toàn tập, tập 43 trang 248)

17


Trong lịch sử xây dựng CNXH, thuật ngữ “thành phần” đã được sử

dụng gắn với việc phân chia giai cấp, gắn thành phần kinh tế với thành phần
giai cấp và thực hiện sự phân biệt đối xử đối với các giai cấp khác nhau. Do
vậy, khi thuật ngữ "thành phần" được dùng trong kinh tế đã ảnh hưởng của
tâm lý phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Do vậy, thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế, nhiều nhà kinh tế học nước ta và Trung Quốc cho rằng, không
nên sử dụng thuật ngữ “thành phần kinh tế”, mà nên gọi là nền kinh tế nhiều
loại hình kinh doanh, hoặc nền kinh tế đa sở hữu với nhiều khu vực kinh tế.
Chúng tôi cho rằng, để làm sáng tỏ vấn đề này, cần phải xem xét nguồn
gốc của nó là vấn đề chế độ sở hữu và hình thức sở hữu.
Chế độ sở hữu là tổng thể bao gồm nhiều hình thức sở hữu: Sở hữu nhà
nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu cá thể và các hình thức của sở
hữu hỗn hợp.
Những nước thu hút FDI còn có chế độ sở hữu nước ngoài và tương
ứng với nó là Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN.
Từ chế độ sở hữu hình thành các khu vực kinh tế. Khu vực kinh tế bao
gồm các doanh nghiệp dựa trên cùng một chế độ sở hữu. Khu vực kinh tế có
hai đặc điểm cơ bản sau đây:
- Khu vực kinh tế chỉ bao gồm các loại doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Hiện nay, trong sách báo của ta đang nhầm lẫn khi nói tới thành phần (khu
vực) kinh tế. Ví dụ, khi nói tới thành phần (khu vực) kinh tế nhà nước, chúng
ta cho rằng, “kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ
dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà
nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế”, còn các thành phần (khu vực)
kinh tế khác chỉ là những doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác
nhau.
Quan niệm thành phần (khu vực) kinh tế nhà nước như thế không đúng
với bản chất của thuật ngữ này, vì thành phần (khu vực) kinh tế chỉ là những
hình thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, còn các quỹ dự trữ quốc gia,
các quỹ bảo hiểm nhà nước, các tài sản thuộc sở hữu nhà nước không phải là
các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh nên không thuộc thuật ngữ thành

phần (khu vực) kinh tế.
Hơn nữa, các quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước, các tài sản
của nhà nước là do sự đóng góp của tất cả các thành phần (khu vực) kinh tế
khác tạo thành, nay lại coi đó là tài sản riêng của thành phần (khu vực) kinh tế
nhà nước, thì cũng không hợp lý.
Việc quan niệm các quỹ dự trữ quốc gia, quỹ bảo hiểm nhà nước, các
tài sản khác của nhà nước thuộc thành phần(khu vực) kinh tế nhà nước, dễ
dẫn đến tính trạng sử dụng tài sản chung của quốc gia để hỗ trợ cho doanh
nghiệp nhà nước, tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng trong nền kinh tế.

18


Xuất phát từ đó, chúng tôi cho rằng, thành phần (khu vực) kinh tế chỉ là
các loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
Thành phần (khu vực) kinh tế nhà nước chỉ là các doanh nghiệp nhà nước hay
doanh nghiệp quốc doanh như cách gọi trước thời kỳ đổi mới.
- Thành phần (khu vực) kinh tế là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh dựa trên một hình thức sở hữu về vốn nhất định. Hình thức sở hữu
về vốn là dấu hiệu phân biệt giữa thành phần (khu vực) kinh tế này với thành
phần (khu vực) kinh tế khác.
Trong điều kiện nước ta, chúng tôi cho rằng, có thể chia thành khu vực
kinh tế nhà nước (hay kinh tế quốc doanh), khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
và khu vực kinh tế có vốn ĐTNN.
+ Khu vực kinh tế nhà nước hay kinh tế quốc doanh là khu vực kinh tế
bao gồm các doanh nghiệp được xây dựng trên sở hữu nhà nước. Đây là các
doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, như các công ty
nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở
lên, doanh nghiệp có cổ phần, mà vốn của nhà nước chi phối, công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác.

+ Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực kinh tế bao gồm các
doanh nghiệp trong nước được xây dựng trên sở hữu tập thể, sở hữu hỗn hợp
và sở hữu tư nhân. Đó là các công ty cổ phần (kể cả loại hình doanh nghiệp có
một phần vốn của nhà nước), công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,
doanh nghiệp tư nhân; các hợp tác xã; các hộ cá thể, tiểu chủ, các trang trại.
+ Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là khu vực kinh tế bao gồm các doanh
nghiệp được xây dựng dựa trên sở hữu vốn của các nhà ĐTNN tại nước ta và
các doanh nghiệp được xây dựng trên sở hữu của các nhà đầu tư nước ta ở nước ngoài. Đó là các hợp đồng hợp tác kinh doanh, xí nghiệp liên doanh và xí
nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Chúng tôi cho rằng, trong văn kiện của Đảng và Nhà nước, nên thay
đổi phạm trù “nền kinh tế nhiều thành phần” bằng phạm trù "nền kinh tế
đa sở hữu với nhiều khu vực kinh tế khác nhau".
Thứ hai, cần phân định lại thành phần kinh tế tư bản nhà nước
Về thực chất, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN là một loại hình của
CNTBNN. CNTBNN xuất hiện trong thời kỳ thống trị của chủ nghĩa tư bản
độc quyền. Do yêu cầu phát triển cao độ của nền sản xuất xã hội hoá của lực
lượng sản xuất, mối quan hệ giữa các xí nghiệp, các ngành, các vùng trong

19


nền kinh tế ngày càng đan xen, chằng chịt; đồng thời, sự phát triển của nền
sản xuất lớn đòi hỏi các xí nghiệp có quy mô vốn lớn tới mức mà một xí
nghiệp, thậm chí một tập đoàn tư bản không đủ đáp ứng nổi. Đòi hỏi sự kết
hợp giữa nhà nước với các tổ chức tư bản, hình thành CNTBNN.
V.I. Lênin cho rằng, CNTBNN là sản phẩm của sự can thiệp của nhà
nước vào các xí nghiệp tư bản. Nếu nhà nước là của giai cấp tư sản thì
CNTBNN phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản. Nếu nhà nước là của giai cấp
công nhân và nông dân, thì CNTBNN phục vụ lợi ích của nhân dân. Chính vì
thế, trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế ở nước Nga Xô viết, V.I. Lênin đã chủ

trương sử dụng kinh tế tư bản nhà nước để phát triển kinh tế thông qua các
hình thức:
- Tô nhượng. Đây là hình thức mà nhà nước ký hợp đồng với nhà tư
bản, giao cho họ nhà máy, hầm mỏ, đất đai để họ có quyền kinh doanh, khai
thác khoáng sản, canh tác hay xây dựng trong một thời hạn nhất định. Hợp
đồng quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của người nhận tô nhượng, trong đó có
việc phân chia sản phẩm, lợi nhuận, nộp thuế,... Hết hạn hợp đồng các tài sản
trên thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
- Nhà nước và các nhà tư bản liên doanh xây dựng các doanh nghiệp.
Theo hình thức này, hai bên cùng góp vốn, cùng quản lý doanh nghiệp, cùng
hưởng lợi và cùng chia sẻ rủi ro; thuộc hình thức này còn có cả các công ty cổ
phần mà nhà nước bán cổ phiếu cho tư nhân hoặc nhà nước mua cổ phiếu của
công ty cổ phần do nhà tư bản phát hành.
- Hợp tác xã của những người sản xuất nhỏ.
- Nhà nước sử dụng nhà tư bản làm đại lý cung ứng và tiêu thụ hàng
hoá, dịch vụ tư vấn.
- Nhà nước cho một nhà kinh doanh tư bản thuê một xí nghiệp, hoặc
một vùng mỏ, hoặc một khu rừng, khu đất,... ở đây, hợp đồng cho thuê giống
như hợp đồng tô nhượng.
Theo phân tích trên, hiện nay ở nước ta, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN
bao gồm các hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài, doanh nghiệp liên
doanh với nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nếu không tính
tới khu vực này, thì liên doanh liên kết giữa nhà nước với chủ nghĩa tư bản
trong nước hầu như không có. Thực tế phát triển của các địa phương hiện nay
hầu như không xác định được đâu là kinh tế tư bản nhà nước. Chính vì thế
nên trong Niên giám thống kê, chúng ta không thấy xuất hiện thành phần kinh
tế tư bản nhà nước. Từ đó, theo chúng tôi, cần bỏ khái niệm chủ nghĩa tư bản
nhà nước và chỉ sử dụng khái niệm khu vực kinh tế có vốn ĐTNN.
b. Đặc điểm quan hệ sản xuất của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN.
Cũng như các khu vực kinh tế khác, quan hệ sản xuất của khu vực kinh

tế có vốn ĐTNN cũng bao gồm ba mối quan hệ là quan hệ sở hữu, quan hệ
quản lý và quan hệ phân phối.
Thứ nhất, quan hệ sở hữu.
20


Một trong những nội dung của quan hệ sản xuất là quan hệ sở hữu vốn.
Trong khu vực có vốn ĐTNN là sở hữu vốn thuộc về nhà ĐTNN. Khi nói về
khu vực kinh tế có vốn ĐTNN, trước hết người ta thường nhấn mạnh là nhà
đầu tư là người có vốn, có tư bản. Chính điều đó đã hấp dẫn việc thu hút
ĐTNN.
Rõ ràng là, muốn đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư trước hết phải có
vốn, có tư bản. Có vốn, có tư bản, nhà đầu tư mới có thể xây dựng được nhà
máy, mua sắm trang thiết bị, thuê công nhân tại các nước sở tại để tiến hành
sản xuất kinh doanh.
Vốn của nhà đầu tư bao gồm vốn tự có của nhà đầu tư và vốn mà của
nhà đầu tư đi vay, kể cả vay ở nước nhận đầu tư.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là sở hữu riêng của nhà tư bản, là của
cải mà họ tích luỹ được. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng hoạt động dựa vào hai
nguồn vốn: Vốn tự có và vốn đi vay. Hai nguồn vốn này khác nhau ở chỗ, vốn
tự có của nhà tư bản thì họ có quyền sở hữu và sử dụng vốn lâu dài. Còn đối
với vốn đi vay, nhà đầu tư chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian và phải
hoàn trả cả vốn và lãi.
Trong điều kiện hoạt động mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, vốn đi
vay ngày càng trở thành nguồn vốn quan trọng của nhà đầu tư.
Thứ hai, quan hệ quản lý.
Dù nhà ĐTNN hoạt động bằng nguồn vốn tự có hay nguồn vốn đi vay,
về mặt pháp lý họ phải chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn của
mình. Chính vì thế, các nhà ĐTNN là người chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu
doanh nghiệp; có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp.

Trong thế giới hiện đại đang diễn ra xu hướng tách quyền sở hữu và
quyền sử dụng vốn, gắn với việc tách rời chủ sở hữu doanh nghiệp với quản
lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày càng có nhiều nhà đầu tư
thuê giám đốc điều hành hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có cả người
của các nước nhận đầu tư. Thông qua hoạt động đó, nhà kinh doanh vẫn bảo
tồn được quyền sở hữu vốn của họ, đồng thời, những giám đốc điều hành, đội
ngũ cán bộ quản lý tiếp thu được kỹ năng điều hành sản xuất kinh doanh hiện
đại.
Thứ ba, quan hệ phân phối.

21


Phân phối trong khu vực kinh tế có vốn ĐTNN thực hiện theo nguyên
tắc của kinh tế thị trường, đó là phân phối dựa vào sở hữu nguồn lực. Theo
đó, nhà đầu tư có vốn thu được lợi nhuận, Nhà nước là chủ sở hữu đất đai thu
được địa tô, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
nhận được tiền công.
1.1.2.3-Một số lý thuyết về FDI
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về FDI; trong những
năm gần đây sự chú ý của các nhà kinh tế học đã được gia tăng đối với nghiên
cứu FDI; do vậy, khó mà khái quát hoá một cách đầy đủ các lý thuyết khác
nhau; phần này chỉ tiếp cận một số lý thuyết tiêu biểu xét thấy có quan hệ hữu
cơ với FDI của Việt Nam.
(1) Về tỷ lệ lợi nhuận khác nhau
Lý thuyết tỷ lệ lợi nhuận khác nhau để giải thích FDI chảy từ nước có
tỷ lệ lợi nhuận thấp sang nước có tỷ lệ lợi nhuận cao. Maac Dougal-Kempt
cho rằng, doanh nghiệp đầu tư ở nước khác nhằm làm cho lợi nhuận cận biên
của vốn và chi phí cận biên của vốn giảm dần và trở nên ngang bằng. Một
quốc gia có vốn dồi dào thước có mức lợi nhuận cận biện về vốn thấp hơn so

với quốc gia khan hiếm vốn; vì vậy, dòng chảy của vốn sẽ từ quốc gia có lợi
nhuận cận biện thấp sang quốc gia có lợi nhuận cận biên cao. Đó là quá trình
di chuyển vốn quốc tế, làm cho nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả hơn. Lý
thuyết này dựa trên tiền đề của thị trường hoàn hảo, không có rủi ro, nên tỷ lệ
lợi nhuận là biến số duy nhất của quyết định đầu tư.
Một số công trình nghiên cứu như Agarwal (1980) đã xem xét mối
tương quan giữa tỷ lệ lợi nhuận của một số nước với hoạt động FDI ở các
nước đó, đã thử thách lý thuyết này vì không thấy được mối quan hệ thuận
chiều giữa hai đại lượng đó.
Lý thuyết về tỷ lệ lợi nhuận khác nhau cũng không giải thích được việc
nhiều nước vừa thực hiện đầu tư ra nước ngoài, vừa thu hút một lượng FDI
của thế giới. Hơn nữa, TNCs thực hiện FDI theo chiến lược toàn cầu của từng
tập đoàn, vì thế lợi nhuận được tính toán dài hạn, chứ không phải là ngắn hạn.
Một số TNCs thực hiện FDI do muốn tránh các rào cản thương mại, mặc dù tỷ
lệ lợi nhuận thu được không phải là cao hơn.
Tuy vậy, lý thuyết về tỷ lệ lợi nhuận khác nhau giữa nước đi đầu tư và
nước nhận đầu tư được coi là cơ sở lý luận để giải thích hiện tượng kinh tế
này của thế giới; bởi vì dòng vốn FDI chỉ chảy từ nước có tỷ lệ lợi nhuận thấp
sang nước có tỷ lệ lợi nhuận cao.
(2) Về chu kỳ sống của sản phẩm
Vernon (1966) là người đưa ra lý thuyết này, "các sản phẩm đều trải qua
một chu kỳ từ khi bắt đầu sẳn xuất, phát triển sản xuất ở mức độ lớn, sản xuất
chậm lại và giảm sút - một trình tự tương ứng với quá trình đưa vào sản xuất,
mở rộng, chín muồi và già cỗi". Một số nhà kinh tế học như Petrochilos
(1989) cho rằng, lý thuyết này đã cung cấp một cách giải thích khác về FDI,
nhất là các sản phẩm chế tác, ứng dụng công nghệ hiện đại.
Theo lý thuyết này, chu kỳ sống của sản phẩm trải qua 3 giai đoạn:
22



Giai đoạn đầu tiên được tiến hành ở trong nước để thoả mãn nhu cầu
trên thị trường nội địa và để sử dụng có hiệu quả R&D của doanh nghiệp.
Theo thời gian, sản phẩm đã có sự thay đổi để phù hợp với thị hiếu của người
tiêu dùng trong nước.
Giai đoạn hai được đánh dấu bằng việc xuất khẩu sản phẩm sang các
nước khác, vì ở đó có nhu cầu và có giá cả cạnh tranh. Sau một thời gian,
doanh nghiệp chế tạo sản phẩm đó thực hiện FDI ở nước nhập khẩu để đáp
ứng nhu cầu gia tăng trên thị trường bản địa.
Giai đoạn ba bắt đầu khi sản phẩm đã được hoàn toàn nội địa hoá và
doanh nghiệp không còn là người duy nhất sản xuất ra sản phẩm đó nữa. Trên
thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm tương tự và cuộc cạnh tranh về giá cả,
mẫu mã hàng hoá đã buộc doanh nghiệp tìm hướng đầu tư mới trên cơ sở
phân tích mối tương quan giữa lợi nhuận và chi phí. Thậm chí, trong một số
trường hợp công ty của nước đi đầu tư trở thành nước nhập khẩu ròng, còn
các nước nhận đầu tư là nước xuất khẩu ròng.
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã hỗ trợ cho lý thuyết này, vì
phát hiện mối liên quan giữa một bên là xu hướng sản xuất các sản phẩm mới,
xuất khẩu, FDI và tỷ trọng nội địa hoá trong sản phẩm xuất khẩu với bên kia
là chi phí R&D của các doanh nghiệp Mỹ.
Tuy vậy, lý thuyết của chu kỳ sống của sản phẩm cũng đã bị thử thách
trong một số nghiên cứu gần đây; khi khoảng cách về thu nhập và công nghệ
giữa Mỹ và các nước công nghiệp khác đã thu hẹp lại, thì tính đúng đắn của lý
thuyết này đã giảm đi rõ rệt. Theo Salomon (1978) thì lý thuyết này chỉ đúng
với những sản phẩm công nghiệp được đổi mới nhanh chóng.
(3) Về quy mô thị trường
FDI mà một nước có thể tiếp nhận được tuỳ thuộc vào quy mô thị
trường trong nước; quy mô đó được đo lường bằng lượng hàng hoá nhập khẩu
từ nước ngoài, chủ yếu là từ các TNCs, hoặc GDP của từng nước.
Lý thuyết này hoàn toàn đúng trong trường hợp FDI thay thế hàng hập
khẩu; vì mối tương quan giữa sản lượng gia tăng trong một nước với FDI

được rút ra từ thuyết tân cổ điển về đầu tư trong nước. Balassa (1966) cho
rằng, quy mô thị trường đủ lớn cho phép chuyên môn hoá sản xuất một số sản
phẩm, từ đó có thể đạt đến việc giảm chi phí và vốn đầu tư để bảo đảm lợi
nhuận cận biên. Do vậy, khi một nước đã phát triển đến trình độ cho phép
khai thác lợi thế về quy mô thị trường đủ lớn để chuyên môn hoá các yếu tố
sản xuất và tối thiểu hoá của chi phí thì trở thành nước có tiềm năng thu hút
FDI.
Tuy vậy, lý thuyết này cũng không giải thích được trường hợp FDI
hướng vào xuất khẩu, mà một số quốc gia nhỏ như Singapore, hay đặc khu
Hồng Kông đã thu hút được, mặc dù ở đó quy mô thị trường không đủ lớn.
TNCs thực hiện các dự án FDI ở nước khác xuất phát từ nhiều nhân tố khác
nhau. Một số nghiên cứu đã đưa ra những lập luận cho rằng, không chỉ là quy
mô thị trường, hay độ lớn của GDP, mà là tốc độ tăng trưởng của GDP và việc

23


mở rộng thị trường trong nước, mở cửa đối với thị trường nước ngoài là các
biến số để giải thích dòng chảy FDI vào một nước.
Tuy vậy, theo một điều tra đã được đăng tải trên "The Economist" ngày
17/2/2000, dựa trên ý kiến của 135 cán bộ lãnh đạo, 1000 TNCs lớn trên thế
giới, thì quy mô thị trường là yếu tố quan trọng của quyết định đầu tư.
(4) Về đa dạng hoá đầu tư
Hoạt động FDI, cũng như hoạt động đầu tư nói chung gắn liến với yếu
tố rủi ro, do vậy việc lựa chọn các dự án khác nhau không những để đạt được
tỷ lệ lợi nhuận cao, mà còn nhằm để chia sẻ rủi ro.
Lý thuyết này được nghiên cứu thông qua mối quan hệ giữa FDI đến
một số nước với hai biến số quyết định là tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro có nguồn
gốc từ lý thuyết về sự lựa chọn đầu tư chứng khoán của Tobin (1958 và
Marko-Witj (1959). Lý thuyết này hợp lý hơn lý thuyết về tỷ lệ lợi nhuận, bởi

vì nó giải thích được FDI thực hiện vào những nước và một số ngành công
nghiệp không những có tỷ lệ lợi nhuận cao, mà còn được bảo đảm ít xảy ra rủi
ro. Đó là lý thuyết dựa trên tiền đề của thị trường không hoàn hảo. Agarwal
(1980) và Hufbaner (1975) đã có các công trình thực nghiệm lý thuyết này
khi xem xét mối quan hệ giữa tỷ trọng FDI ở một nhóm nước với hai biến số
quyết định là tỷ lệ lợi nhuận và rủi ro, đã đo lường được xu hướng thay đổi
dòng chảy FDI.
Tuy vậy, lý thuyết này cũng gặp phải một số vấn đề nhất định: Một là,
FDI phải đánh đổi giữa tỷ lệ lợi nhuận với rủi ro; có thể chấp nhận rủi ro lớn
để thu lợi nhuận cao, hay rủi ro ít hơn để thu lợi nhuận thấp hơn; hai là, tỷ lệ
lợi nhuận và rủi ro được hình thành từ khi dự án bắt đầu, thường có sự khác
biệt so với thực tế; do vậy, khó mà đảm bảo được mối tương quan như dự
kiến; ba là, biến số rủi ro khó có thể được đo lường thông qua các tài liệu lịch
sử; nó chịu nhiều tác động của các nhân tố chưa từng xuất hiện.
Lý thuyết này có thể được sử dụng để giải thích FDI ở các nước ĐPT;
nơi mà thị trường tài chính không hoàn hảo, còn thô sơ, khiến cho TNCs sử
dụng FDI hơn là đầu tư chứng khoán vì FDI bảo đảm sự kiểm soát trực tiếp
của nhà đầu tư đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(5) Về tổ chức công nghiệp
Theo lý thuyết này, khi một TNC thiết lập một chi nhánh ở nước khác
thì sẽ gặp phải tình trạng bất lợi so với doanh nghiệp của nước sở tại, do bất
đồng về ngôn ngữ, văn hoá, pháp lý... Vì vậy, các TNCs thực hiện FDI sẽ
khắc phục được các yếu tố bất lợi đó, vừa tạo ra lợi thế từ những tài sản vô
hình như thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, công nghệ và bí quyết kỹ thuật, kỹ
năng quản lý... thông qua việc hợp tác với công ty bản địa. Từ đó những tài
sản vô hình của TNCs trở thành lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa và
tiếp đó là xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Lý thuyết tổ chức công nghiệp
được Hymer (1976) đề ra và sau đó được Caves (1982) và Duning (1988)
24



×