Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

LV Thạc sỹ_hoàn thiện tiền đề cho việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.88 KB, 109 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: “Hoàn thiện tiền
đề cho việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
Thuỷ sản Hà Nội” là một kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học
độc lập, nghiêm túc.
Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên
cứu đã được công bố, các website,…
Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và
quá trình nghiên cứu thực tiễn.


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, hình
Tóm tắt luận văn
Chương 1:.................................................................................................................ii
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TIỀN ĐỀ XÂY
DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP......................................................................ii
Chương 2:.................................................................................................................v
THỰC TRẠNG CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI
SEAPRODEX HN....................................................................................................v
Chương 1:.................................................................................................................6
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TIỀN ĐỀ XÂY
DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP......................................................................6
a. Xây dựng hệ thống các văn bản quản lý cho doanh nghiệp................................................................25
c. Xây dựng và hoàn thiện các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp.....................................27

Chương 2:...............................................................................................................42
THỰC TRẠNG CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI


SEAPRODEX HN...................................................................................................42
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.............................................................................................................. 43


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

:

Cổ phần

HN

:

Hà Nội

XNK :

Xuất nhập khẩu

WTO :

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, MINH HOẠ
Danh mục bảng
Chương 1:.................................................................................................................ii
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TIỀN ĐỀ XÂY

DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP......................................................................ii
Chương 2:.................................................................................................................v
THỰC TRẠNG CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI
SEAPRODEX HN....................................................................................................v
Chương 1:.................................................................................................................6
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TIỀN ĐỀ XÂY
DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP......................................................................6
a. Xây dựng hệ thống các văn bản quản lý cho doanh nghiệp................................................................25
c. Xây dựng và hoàn thiện các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp.....................................27

Chương 2:...............................................................................................................42
THỰC TRẠNG CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI
SEAPRODEX HN...................................................................................................42
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.............................................................................................................. 43

Danh mục hình
Chương 1:.................................................................................................................ii
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TIỀN ĐỀ XÂY
DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP......................................................................ii
Chương 2:.................................................................................................................v
THỰC TRẠNG CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI
SEAPRODEX HN....................................................................................................v
Chương 1:.................................................................................................................6
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TIỀN ĐỀ XÂY
DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP......................................................................6
a. Xây dựng hệ thống các văn bản quản lý cho doanh nghiệp................................................................25
c. Xây dựng và hoàn thiện các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp.....................................27


5


Chương 2:...............................................................................................................42
THỰC TRẠNG CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI
SEAPRODEX HN...................................................................................................42
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh.............................................................................................................. 43


i

LỜI MỞ ĐẦU
Thương hiệu thực sự trở thành vũ khí cạnh tranh mới của mỗi doanh nghiệp.
Phương pháp quản lý giúp các công ty, các tổ chức dành được uy tín, tạo lập
thương hiệu là phương pháp quản lý bằng giá trị hay quản lý bằng triết lý (MBV –
Management by values) được khái quát vào năm 2003. Trong MBV, văn hoa
doanh nghiệp là công cụ quản lý chủ đạo.
Văn hoa doanh nghiệp không những là một công cụ phát triển thương hiệu,
tạo lợi thế cạnh tranh mà còn là công cụ xây dựng mô hình quản lý mới cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
Seaprodex HN đã tiềm ẩn nhiều tiền đề tích cực trong việc xây dựng văn
hoa doanh nghiệp cho chính mình.
Nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn của doanh nghiệp cũng như tính thời sự của
vấn đề, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện những tiền đề cho việc xây dựng
văn hoá doanh nghiệp tại công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội”.
1. Mục đích của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về văn hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực
kinh doanh thủy sản,
- Nhận diện nhân tố tiềm ẩn trong công ty Seaprodex HN để từ đó cải thiện môi
trường làm việc làm nâng cao năng lực kinh doanh, tạo điều kiện cho việc phát triển của
công ty.
- Định hướng giải pháp hoàn thiện các tiền đề làm nền tảng cho việc xay

dựng thành công văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Seaprodex HN.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh
nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam, văn hoá doanh nghiệp tại công ty Seaprodex
HN.
Phạm vi nghiên cứu: Tiền đề Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Seaprodex
HN.
Thời gian: từ năm 2007 đến năm 2010
5. Đóng góp của quá trình nghiên cứu
Vận dụng kiến thức văn hóa doanh nghiệp vào thực tế tại công ty Seaprodex
HN.
Đưa ra được những định hướng giải pháp hoàn thiện tiền đề văn hóa doanh nghiệp.


ii

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
luận văn gồm 3 chương.

Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC TIỀN
ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1. Lý luận về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
1.1. Khai niệm về văn hoa và văn hoa doanh nghiệp
Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm phù hợp với những yêu cầu của đời sống và
đòi hỏi của sự sinh tồn.
Văn hoá công ty được định nghĩa là một hệ thống ý nghĩa, giá trị, niềm tin
chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên một tổ chức cùng

đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành
viên(2).

1.2. Cach tiếp cận về văn hoa doanh nghiệp
Do có nhiều cách tiếp cận về văn hoá doanh nghiệp nên để thống nhất lý luận,
cách tiếp cận của luận văn là văn hoá doanh nghiệp được nghiên cứu dưới góc độ là
một công cụ quản lý mới nhằm xây dựng nề nếp, phong cách quản lý, nâng cao
năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp và tạo lập thương hiệu bền vững.
Theo đó, Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, gia trị
niềm tin chủ đạo; cach nhận thức và phương phap tư duy được mọi thành
viên trong một tổ chức cùng thống nhất, và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến
cach thức hoạt động của từng thành viên.

1.3. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
Thứ nhất, văn hoá doanh nghiệp liên quan đến nhận thức.
Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp có tính thực chứng.

1.4. Bản chất của văn hóa doanh nghiệp
1.4.1. Văn hoá doanh nghiệp - Công cụ quản lý bằng giá trị
Văn hoá doanh nghiệp là công cụ quan trọng nhất trong quản lý bằng giá trị
(MPV).
(


iii

Mấu chốt của MBV là dựa vào con người: tổ chức không làm cho MBV có
hiệu lực mà chính là con người; người lãnh đạo đóng vai trò khởi xướng, thành viên
tổ chức đóng vai trò hoàn thành. Chính con người làm cho những giá trị được tuyên
bố chính thức trở thành hiện thực.


1.4.2. Văn hoá doanh nghiệp - Công cụ thực thi chiến lược
Để soạn thảo chiến lược, thông tin cần được thu thập. Cách thức thu nhận thông
tin về môi trường hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hướng chiến lược.
Khi tiến hành thu thập thông tin và phân tích môi trường kinh doanh, những người
khảo sát và phân tích đều dựa trên những giả thiết hay mô hình, cách thức sàng lọc nhất
định làm cho tư liệu thu thập mất đi một phần tính hiện thực, khách quan và tính toàn
diện. Những tư liệu thu thập được lại được diễn đạt theo những cách thức, ngôn ngữ
thịnh hành trong tổ chức; chúng đã chịu ảnh hưởng của đặc trưng văn hoá của tổ chức.
Chính vì vậy, MBV – qua văn hoỏ doanh nghiợợ̀p - luôn được thể hiện trong chiến lược
kinh doanh và chiến lược kinh doanh cũng chính là bản “kế hoạch lớn”, “chương trình
hành động tổng quát” để triển khai văn hoá doanh nghiệp.
Như vậy, có thể coi văn hoa doanh nghiệp chính là một công cụ quan trọng
để thực thi chiến lược.

2. Tiền đề văn hóa doanh nghiệp
2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Mục đích của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là xây dựng một hình ảnh
đặc trưng điển hình mang đậm bản sắc (phong cách) riêng về những giá trị triết lý
mà doanh nghiệp mong muốn đại diện và thể hiện; xây dựng một phương pháp ra
quyết định/ hành động, những lề lối/nề nếp/thói quen làm việc mang lại kết quả
công việc chuyên môn cao bằng cách thể hiện đặc sắc điển hình.
Nhiệm vụ của xây dựng văn hóa doanh nghiệp là thiết lập quy tắc hành động
thống nhất hình thành một nề nếp, lề lối làm việc điển hình trên cơ sở đó định hình
một phong cách đặc trưng dễ nhận diện và chuyển hóa vào hành vi, thói quen làm
việc hàng ngày.
Nội dung của xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xác định hình ảnh/giá trị cốt
lõi; định hướng văn hóa doanh nghiệp bằng lời hứa/cam kết; xây dựng hệ thống
chuẩn mực hành vi và xây dựng các bản cam kết cá nhân.



iv

Ý nghĩa của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp: là công cụ xây dựng
hình ảnh; nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả quản lý và hoàn
thiện tổ chức.
2.2. Xac định tiền đề xây dựng văn hoa doanh nghiệp
Muốn phát triển văn hóa doanh nghiệp thì trước tiên là phải hoàn thiện tiền đề về
hệ thống tổ chức.
Thứ hai, hoàn thiện các chương trình văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp
Thứ ba, xây dựng phong cách lãnh đạo điển hình.

2.3. Hoàn thiện cac tiền đề xây dựng văn hoa doanh nghiệp
2.3.1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức:
Hoàn thiện hệ thống tổ chức là lựa chọn mô hình, cơ cấu tổ chức phù hợp
chiến lược phát triển và môi trường hoạt động của doanh nghiệp.

2.3.2. Xây dựng và triển khai các chương trình đạo đức và văn hóa doanh
nghiệp
Hệ thống các văn bản thể hiện mối quan hệ pháp lý, quan hệ quản lý và quan
hệ lao động trong nội bộ doanh nghiệp hoặc quan hệ của doanh nghiệp với các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác.
Một doanh nghiệp xây dựng tốt các văn bản nội bộ của mình thì nó sẽ giúp
cho doanh nghiệp có được một tổ chức chặt chẽ và đồng bộ. Qua hệ thống văn bản
nội bộ của doanh nghiệp chúng ta cũng có thể đánh giá được VHDN đó.
Nội dung của tổ chức triển khai xây dựng hệ thống các bản giao ước cá nhân
là tự xây dựng một kế hoạch hay phương án hành động của cá nhân với những tiêu
chí, chỉ báo tổng hợp cụ thể cho từng vị trí công tác.

2.3.3. Xây dựng phong cách lãnh đạo điển hình

2.3.3.1. Triết lý quản lý


Tầm nhìn là bản tuyên bố về những gì một tổ chức và các thành viên của tổ



chức mong muốn, ước nguyện đạt được trong tương lai.
Sứ mệnh là phương pháp cách thức thực hiện hình ảnh mong muốn (tổ chức



cần phải làm gì để cụ thể hóa tầm nhìn)
Giá trị cốt lõi là các giá trị tạo nên phong cách điển hình mà tổ chức mong
muốn, được phổ biến/quán triệt đối với mọi thành viên của tổ chức; là chuẩn
mực cơ bản để định hướng hành vi, thái độ, cách ứng xử của các thành viên
trong mối quan hệ hàng ngày.


v



Định hướng chiến lược kinh doanh (định hướng thị trường và định hướng
sản xuất)

2.3.3.2. Phương pháp quản lý
Có ba phương pháp quản lý trong một doanh nghiệp. Đó là: Phương pháp quản
lý theo mục tiêu (Management by Objectives - MBO); phương pháp quản lý theo
thời gian (Management by Time - MBT) ; Phương pháp quản lý theo quá trình

(management by process - MP)

2.3.3.3. Phong cách lãnh đạo
Phong cach lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là một nhân tố rất quan trọng mà người quản lý có thể
sử dụng trong việc định hình và phát triển văn hoá doanh nghiệp cho một tổ chức.
Phong cách lãnh đạo được quyết định bởi nhiều yếu tố như tính cách, năng lực
chuyên môn, kinh nghiệm, quan điểm và thái độ, đặc trưng kết cấu tổ chức (tính chất
công việc, cơ cấu quyền lực) và văn hoá tổ chức (mối quan hệ, truyền thống, triết lý tổ
chức). Phong cách lãnh đạo được thể hiện dưới nhiều biểu hiện khác nhau.
Trong thực tế, những người lãnh đạo giỏi không chỉ áp dụng một phong cách
lãnh đạo mà họ vận dụng rất khéo léo và linh hoạt nhiều phong cách vào từng hoàn
cảnh cụ thể.

Chương 2:
THỰC TRẠNG CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP TẠI SEAPRODEX HN
1. Tổng quan về Seaprodex HN
Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HN),
doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập
Khẩu Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01
tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở
Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006.

2. Thực trạng tiền đề văn hóa doanh nghiệp tại Seaprodex HN
2.1. Thực trạng hệ thống tổ chức của Seaprodex HN
2.1.1. Hệ thống các tổ chức tác nghiệp
Theo như các kết quả điều tra thực tế thể hiện trên sơ đồ tổ chức , hiện nay
Seaprodex HN đang sử dụng cơ cấu quản lý trực tuyến; thực hiện chế độ một thủ



vi

trường. Người lãnh đạo cao cấp nhất vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và
toàn quyền quyết định trong phạm vi tổ chức.
Ngoài ra, công ty Seaprodex HN có năm chi nhánh hạch toán phụ thuộc, hoạt
động sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy sản phù hợp với địa lý và các phương
án kinh doanh của công ty, có đầy đủ các phòng ban chức năng tác nghiệp.

2.1.2. Hệ thống các chuẩn mực tác nghiệp:
Công ty Seaprodex HN đã ban hành chức năng nhiệm vụ của từng phòng
ban, chi nhánh công ty. Trên cơ sở các chức năng nhiệm vụ của bộ phận, Seaprodex
HN đã xây dựng các bản mô tả công việc cho từng thành viên công ty.
Công ty Seaprodex HN xây dựng và thực hiện quản lý mọi hoạt động của
công ty theo ISO 9001 – 2000. Hàng năm, có tổ chức đánh giá và sửa đổi quy trình
ISO.

2.1.3. Hệ thống các tổ chức đoàn thể
Các hệ thống tổ chức đoàn thể gồm những hệ thống tổ chức được công nhận
là một bộ phận chính thức trong cơ cấu tổ chức được thiết kế để giúp một bộ phận
nhất định các thành viên tổ chức phát triển nhân cách hoặc hỗ trợ họ trong việc bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Những hệ thống tổ chức đoàn thể điển hình ở
Seaprodex HN gồm các tổ chức Đảng cở sở, công đoàn, Đoàn thanh niên, ban nữ
công. Trong công ty Seaprodex, hệ thống các tổ chức đoàn thể chính thức này đóng
vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các chương trình đạo đức và văn hóa
công ty.

2.1.4. Các nhóm cơ cấu phi chính thức
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, ngoài các tổ chức chính thức, tại
Seaprodex HN đã xuất hiện nhiều nhóm phi chính thức. Các nhóm này xuất hiện

một cách tự phát theo nhu cầu chung của các cá nhân trong công ty. Đó là các hội:
cầu lông, bóng đá, nhóm tennis, câu cá, du lịch…), các nhóm văn hoá ( hội du
lịch,hội ẩm thực, đội văn nghệ…).

2.2. Thực trạng xây dựng triển khai cac chương trình đạo đức và văn hóa
doanh nghiệp
2.2.1. Hệ thống các văn bản nội bộ
Hiện nay, Seaprodex HN đã thực hiện việc hệ thống hóa các văn bản nội bộ
thành tập những văn bản cần nghiên cứu dành để tra cứu cho mọi thành viên của
công ty.


vii

Ngoài ra, các quy trình tác nghiệp các hướng dẫn tác nghiệp đều được hệ
thống hóa trong hồ sơ ISO.

2.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống các bản giao ước cá nhân
Qua kết quả nghiên cứu thực tế, tại Seaprodex HN mới chỉ xây dựng và ban
hành được các bản mô tả công việc cho các thành viên của công ty hoặc các thành
viên lãnh đạo của các chi nhánh. Từ các bản mô tả công việc cá nhân, Công ty
Seaprodex HN có đưa ra các chỉ tiêu về tiêu chuẩn đạo đức và trình độ cần có của
các cá nhân đảm nhiệm công việc đó, đặc biệt là các vị trí quản trị cấp cao.

2.2.3. Thực trạng các biểu trưng trực quan tại Seaprodex HN
- Đặc điểm kiến trúc: trụ sở của công ty Seaprodex HN tọa lạc tại 20 Láng Hạ,
Ba Đình, Hà Nội. Đây là một tòa nhà 07 tầng có kiến trúc khá ấn tượng biểu hiện
hỉnh tượng những đợt sóng. Tòa nhà này được xây dựng từ khi Seaprodex HN còn
là một doanh nghiệp Nhà nước. Thiết kế ngoại thất đã thể hiện công ty Seaprodex
HN là một doanh nghiệp tầm cỡ trong lĩnh vực kinh doanh thủy sản và là niềm tự

hào một thời của toàn thể cán bộ nhân viên toàn công ty.
- Nghi lễ, nghi thức: Seaprodex HN đã và đang duy trì thực hiện nhiều nghi lễ,
nghi thức truyền thống.
- Logo, biểu tượng, hình ảnh: Logo của công ty đã xuất hiện từ những năm 80
thể hiện lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Seaprodex HN là chế biến xuẩt khẩu thuỷ
sản, trong đó sản phẩm chế biến từ tôm là mặt hàng chủ lực. Logo này có xuất hiện
trên các văn bản ban hành chính thức trong công ty và trên bao bì sản phẩm nhằm
định vị hình ảnh của công ty đến các đối tượng hữu quan.
- Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Là một doanh nghiệp có bề
dày truyền thống, trải qua nhiều đời lãnh đạo nên có nhiều mầu chuyện, giai thoại
được các thành viên truyển khẩu. Tuy nhiên, các lãnh đạo đương nhiệm không có ý
định truyền bá, phổ biến chính thức đến các thành viên nên biểu trưng này đóng vai
trò rất mờ nhạt.
- Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Seaprodex HN đang sử dụng một hệ thống các khẩu
hiệu từ công ty đến các phân xưởng sản xuất. Đó là các khẩu hiệu về Đảng, về Đoàn
thanh niên, về các vấn đề tuyên truyền cổ động theo phong trào, về an toàn lao
động, …. Tuy nhiên, các khẩu hiệu này hầu như không thể hiện “ngôn ngữ” riêng
của công ty chỉ mang tính chất phong trào chung chung.


viii

- Ấn phẩm điển hình: Seaprodex HN đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh các ấn
phẩm của công ty: Điều lệ, các báo cáo thường niên, các quy chế làm việc,… và
xây dựng được một trang Web riêng trong đó có giới thiệu công ty, các thanh viên
quản trị, các sản phẩm và các báo cáo nội bộ.
- Lịch sử, truyền thống: Mỗi thành viên đều nắm rõ từng trang sử, từng bước
thăng trầm khó khăn từ khi mới thành lập phải tự hạch toán tự trang trải với quy mô
nhỏ, trang thiết bị nghèo nàn lạc hậu (1980 – 1992) đến 2006 với những bước tiến
nhảy vọt trở thành một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản lớn có uy tín trong và

ngoài nước. Năm 2007, Seaprodex HN đã chuyển từ doanh nghiệp Nhà Nước sang
doanh nghiệp Cổ phần mở ra cơ hội phát huy nội lực của mỗi thành viên nhưng bên
cạnh đó cũng tạo những khó khăn thách thức sau khi không còn được sự bao cấp,
bảo hộ của nhà nước. Mỗi cán bộ công nhân viên đều ý thức được làm việc hiệu quả
cho công ty cũng đồng nghĩa là làm vì lợi ích của bản thân.

2.3. Thực trạng xây dựng phong cach lãnh đạo tại Seaprodex HN
2.3.1. Triết lý quản lý
Seaprodex HN chưa xây dựng tầm nhìn rõ ràng và vẫn mang tính chung chung
nên doanh nghiệp chưa tạo được hình ảnh mình mong muốn do vậy, Seaprodex HN
chưa cụ thể hóa tầm nhìn thành sứ mệnh,
Giá trị cốt lõi của Seaprodex HN là tăng thu nhập và việc làm cho người lao
động cổ tức cho cổ đông, lợi ích cho xã hội; coi con người là then chốt cho sự phát
triển của công ty.

2.3.2. Đặc điểm về mô hình và phương pháp quản lý
2.3.2.1. Mô hình quản lý tại Seaprodex HN:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty có quyền và
nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển công ty, kế hoạch phát triển ngắn hạn và
dài hạn của công ty.
Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân
danh công ty Seaprodex HN quyết định các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, chính
sách, chiến lược và quyền lợi của công ty.
Tổng giam đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày tại Seaprodex HN. Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm
về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo nghị quyết đại hội đồng
cổ đông, quyết định của hội đồng quản trị, điều lệ của công ty và các quy định của


ix


pháp luật. Tổng giám đốc có trách nhiệm xây dựng và trình hội đồng quản trị các kế
hoạch dài hạn và kế hoạch hàng tháng, quý, năm; tổ chức triển khai thực hiện các kế
hoạch kinh doanh và phương án đầu tư đã được hội đồng quản trị phê duyệt và đại
hội cổ đông thông qua
Tổng giám đốc (hoặc phó Tổng giám đốc) giao quyền quản lý tác nghiệp cho
các trưởng phòng ban chuyên môn tại công ty. Các trưởng bộ phận chức năng có
nhiệm vụ tổ chức phối hợp các nguồn lực hoàn thành các mục tiêu được giao, chịu
trách nhiệm trước ban Tổng giám đốc về kết quả hoạt động của phòng mình. Đối
với các chi nhánh trực thuộc, tổng giám đốc phân quyền phân cấp cho các chi nhánh
hoạt động tương đối độc lập theo sự quản lý trực tiếp của ban Tổng giám đốc và
chịu trách nhiệm về kết quả các hoạt động của đơn vị mình.
Ban kiểm soat bao gồm các thành viên có chuyên môn, kiến thức, độc lập với
hệ thống quản lý của công ty có nhiệm vụ giám sát hoạt động của hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc trong việc quản lý điều hành Seaprodex HN. Tuy nhiên, vai trò của
ban kiểm soát không cao trong tình hình thực tế và chỉ đóng vai trò hình thức.
Như vậy, Seaprodex HN đang áp dụng quan điểm quản lý tối cao.Tuy nhiên, để
tương xứng với trách nhiệm đó, quyền lực trao cho tổng giám đốc chưa tương xứng
giữa quyền hạn và trách nhiệm.

2.3.2.2. Năng lực lãnh đạo và quyền lực của người quản lý
Qua nghiên cứu thực trạng tại Seaprodex HN, Seaprodex HN mang nặng tính
tập quyền. Quyền lực ra quyết định được giữ lại ở cấp cao và rất ít quyền lực được
phân cấp cho quản lý cấp dưới. Quản lý cấp cao chịu trách nhiệm về mọi vấn đề
trong đó định hướng chiến lược phát triển, các kế hoạch dài hạn, các kế hoạch đầu
tư . Các cấp quản lý thấp hơn có trách nhiệm triển khai giám sát thực thi các quyết
định đưa xuống.

2.3.3. Kỹ năng lãnh đạo (hình tượng, phong cách, hành vi lao động)
Tại Seaprodex HN, các nhà lãnh đạo công ty kết hợp vận dụng nhiều phong

cách lãnh đạo. Họ tạo ra hình tượng là những Đảng viên trong sạch, có lý tưởng, có
năng lực, có trình độ luôn luôn khích lệ các thành viên của công ty phát huy năng
lực tối đa, luôn luôn kết hợp vì mục tiêu chung. Tuy nhiên, những người lãnh đạo
chưa hình thành được phong cách đặc trưng do chưa phát huy hết vai trò, năng lực
trong việc hình thành thói quen ra quyết định được định hình, các lợi ích các nhân


x

và các tính cách cá nhân vẫn ngấm ngầm xung đột nên hiệu quả trong việc hình
thành phong cách hình tượng lãnh đạo tại Seaprodex HN không cao.

Chương 3:
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC TIỀN
ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI SEAPRODEX
HN
1. Định hướng chung
1.1. Mục tiêu của việc phat triển văn hoa doanh nghiệp cho cac doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và Seaprodex HN nói riêng
Để phát triển văn hóa doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, nâng cao
tầm nhìn, đổi mới tư duy; Đổi mới phương pháp quản lý và điều hành công ty
và nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
1.2. Một số nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng văn hoa doanh nghiệp
tại seaprodex HN
Xây dựng quan niệm lấy con người làm gốc; hướng tới thị trường và khách
hàng là trên hết; tăng cường ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh xã hội và
xây dựng tinh thần trách nhiệm xã hội.

2. Định hướng hoàn thiện tiền đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại
Seaprodex HN

2.1. Hoàn thiện triết lý kinh doanh
Về chiến lược tổng thể, Seaprodex cần xây dựng lại chiến lược phát triển
dài hạn cho công ty bao gồm xác định tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu dài hạn và
truyền đạt các giá trị đó đến mọi thành viên. Có thể xác định Seaprodex HN hoạt
động chính trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thủy sản nên mục tiêu dài hạn của
Seaprodex HN là nỗ lực phấn đấu trở thành doanh nghiệp số 1 miền Bắc trong kinh
doanh XNK thủy sản.
Từ tầm nhìn, Seaprodex HN cần cụ thể hóa thành sứ mệnh và giá trị cốt lõi.
Seaprodex HN cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, chất lượng cao; là sự lựa
chọn tốt nhất cho khách hàng toàn miền Bắc.
Xây dựng triết lý kinh doanh: Seaprodex HN hành động hướng tói sức khỏe
con người, lấy con người làm hạt nhân cho sự phát triển của doanh nghiệp.


xi

Về Phương châm hành động: cùng sáng tạo, cùng sẻ chia hướng tới chất lượng
hoản hảo cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Seaprodex HN nên xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi thành tuyên
ngôn của công ty mình; phát hành thành văn bản và phổ biến đại chúng.
Về chiến lược kinh doanh, định hướng lại thị trường trong đó tập trung khai
thác thị trường nội địa từ đó xây dựng chiến lược tác nghiệp và các kế hoạch
triển khai cụ thể cho từng thị trường.
Về triển khai chiến lược, cần xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên cứu
phân tích các thông tin về thị trường phân tích mô hình năm lực lượng, định
hướng sản xuất và chiến lược sản phẩm thông qua kỹ thuật phân tích ma trận
S.W.O.T và phối kết hợp các bộ phận chức năng thực hiện chiến lược đề ra.

2.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức
2.2.1 Hoàn thiện hệ thống tổ chức tác nghiệp:

Hiện tại bộ máy tổ chức của Seaprodex HN theo kiểu trực tuyến không
khai thác hết các nguồn lực, tăng chi phí và khó khăn trong công tác quản lý.
Mô hình này chỉ phù họp với doanh nghiệp quy mô nhỏ chứ sẽ là trở ngại cho
việc quản lý một doanh nghiệp lớn như Seaprodex HN. Do vậy, Seaprodex HN
cần tái cơ cấu tổ chức áp dụng cơ cấu trực tuyến chức năng theo hướng tập
trung, chuyên nghiệp, tinh giản các khâu quản lý trung gian và sử dụng mô hình
trực tuyến chức năng và điều chỉnh lại hệ thống tổ chức.

2.2.2 Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực tác nghiệp:
Bên cạnh các chuẩn mực có sắn, Searodex HN cần hoàn thiện tất cả các
quy trình, quy định theo hướng đổi mới hiện đại, phù hợp với các yêu cầu mới.
Seaprodex HN cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các bản mô tả chức năng,
nhiệm vụ từ các vị trí cáp cao đến vị trí cấp thấp nhất một cách chi tiết và phù
hợp. Đó là căn cứ để thực hiện nhiệm vụ và là thước đo đánh giá kết quả cho
mỗi thành viên.

2.2.3 Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể trong Seaprodex HN:
Cần tăng cường vai trò của tổ chức Công đoàn cũng như tiếp tục xây dựng chi
bộ Đảng ngày càng vững mạnh; nâng cao vai trò tiên phong trong các hoạt động của
đoàn viên thanh niên.


xii

2.2.4 Khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính thức hoạt động
và dần dần hợp thức hóa các tổ chức phi chính thức vững mạnh và có tầm
ảnh hưởng rộng.
2.3 Hoàn thiện phương phap quản lý – xây dựng phong cach lãnh đạo
2.3.1 Phân cấp, phân quyền hợp lý:
Phân quyền theo chuyên môn, ủy quyền cụ thể, phân cấp theo từng lĩnh vực.


2.3.2. Nhất quán và cân đối hài hoà trong quá trình quản lý giữa MBO và
MBP.
Cần áp dụng 8 nguyên tắc quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9001:2000.

2.3.3. Xây dựng phong cách lãnh đạo
Xác định vị trí vai trò của người quản lý; Xây dựng tư duy dám đổi
mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro; Hệ thống hoá các giá trị cốt
lõi mang tính truyền thống của doanh nghiệp mà từng vị trí quản lý cần phải có,
cung cấp cho nhà quản lý những nền tảng quan trọng trong việc vận dụng sáng tạo
các giá trị này trong điều hành và quản lý hoạt động của công ty và đào tạo tuyển
chọn những cá nhân xuất sắc, nắm chắc những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, có
khả năng phát huy các giá trị truyền thống vào những vị trí thích hợp đảm bảo tạo
lập được một phong cách quản lý tốt ở cả hai mặt hiệu quả côn việc và giữ gìn, bảo
tồn, phát huy được các giá trị văn hoá doanh nghiệp.

2.4. Hoàn thiện cac biểu trưng văn hóa mang gia trị cốt lõi
2.4.1 Xây dựng và triển khai chương trình văn hoá doanh nghiệp tại
Seaprodex HN
Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược; Xây dựng về mặt
triết lý kinh doanh cho Seapodex HN; Xây dựng lôgô, khẩu hiệu, màu sắc chủ
đạo; trang bị đồng phục cho nhân viên; Xây dựng hệ thống văn bản quản lý và
triển khai phổ biến hệ thống này đến các thành viên làm cơ sở cho các hành
động cụ thể; Xây dựng cơ chế khen thưởng kỷ luật

2.4.2 Thực thi trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội cũng làm gia tăng giá trị của công ty; gia tăng uy tín và
tính cạnh tranh.



xiii

KẾT LUẬN
Về lý thuyết, luận văn đã hệ thống hóa các lý luận về văn hóa doanh nghiệp
và mang đến một cách tiếp cận hoàn toàn mới về văn hoá doanh nghiệp.
Để xây dựng thành công văn hoá doanh nghiệp trước tiên phải hoàn thiện các
tiền đề làm nền móng. Đó là hoàn thiện hoàn thiện hệ thống tổ chức, xây dựng và hoàn
thiện phong cách lãnh đạo và triển khai các chương trình đạo đức và văn hóa doanh
nghiệp.
Về thực tiễn nghiên cứu tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà
Nội (seaprodex HN), luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phân
tích thực trạng về hệ thống tổ chức tại seaprodex HN; phân tích việc xây dựng
phong cách lãnh đạo đặc trưng và các phương pháp quản lý; đánh giá mặt tích cực
và hạn chế trong triển khai các chương trình đạo đức và văn hóa doanh nghiệp. Trên
cơ sỏ các kết quả thu được đánh giá những mặt tích cực đã làm được và các tồn tại,
hạn chế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Seaprodex HN.
Luận văn đã tổng hợp các đánh giá và đề xuất định hướng các giải pháp hoàn
thiện tiền đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại Seaprodex HN, tạo nền móng cho
qua trình xây dựng và triển khai văn hoá doanh nghiệp sau này.


1

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ
trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa
các doanh nghiệp toàn cầu trong mọi hoạt động kinh doanh của mọi nền kinh tế. Để
tồn tại và phát triển trong những điều kiện mới, mỗi doanh nghiệp đều cần tăng
cường xây dựng, phát triển và hoàn thiện năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của
chính mình.

Trong thế kỷ XXI, cùng với việc giao lưu hàng hoá toàn cầu, việc áp dụng
ISO trở nên phổ biến, chất lượng không còn là lợi thế cạnh tranh như trước mà chỉ
là điều kiện cần để tham gia thị trường thế giới. Sự phân biệt về sản phẩm không
chỉ dựa vào cấp chất lượng mà còn dựa vào nguồn gốc và xuất xứ hàng hoá. Người
tiêu dùng không chỉ chọn hàng hoá tốt mà còn chọn hàng hoá tạo giá trị. Các doanh
nghiệp không chỉ được coi trọng về sức mạnh tài chính mà còn bởi những giá trị mà
chúng đại diện hay (và) cống hiến cho xã hội và phong cách thể hiện những giá trị
đó. Thương hiệu thực sự trở thành vũ khí cạnh tranh mới của mỗi doanh nghiệp.
Phương pháp quản lý giúp các công ty, các tổ chức dành được uy tín, tạo lập
thương hiệu là phương pháp quản lý bằng giá trị hay quản lý bằng triết lý (MBV –
Management by values) được khái quát vào năm 2003. Trong MBV, văn hoa
doanh nghiệp là công cụ quản lý chủ đạo.
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, vẫn đang trong quá trình
chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế thị trường, phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cải cách khu vực kinh
tế nhà nước, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh sự tham gia của
các thành phần kinh tế trong việc phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó là đường lối
mở cửa nền kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng đòi hỏi phát triển các
hình thức hợp tác kinh doanh mới có sự tham gia của các đối tác trong và ngoài
nước dẫn đến cần phải có mô hình quản lý phù hợp cho các doanh nghiệp đa hình
thức sở hữu. Mô hình như vậy đòi hỏi có sự tham gia tích cực, chủ động, tự giác và


2

có ý thức trách nhiệm cao cũng như phối hợp cho việc quản lý, điều hành và ra
quyết định. Văn hoa doanh nghiệp không những là một công cụ phát triển thương
hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh mà còn là công cụ xây dựng mô hình quản lý mới cho
các doanh nghiệp Việt Nam.
Cùng với xu thế thời đại, công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà nội

(sau đây gọi tắt là Seaprodex HN) cũng chuyển đổi sang mô hình cổ phần hoá từ
01/01/2007. Không còn hoạt động trong cơ chế bao cấp của Nhà Nước mà chuyển
sang mô hình mới đa sở hữu, tham gia vào mắt xích kinh tế toàn cầu, Seaprodex
HN cũng đang gặp những vướng mắc, mâu thuẫn trong xây dựng cơ chế quản lý và
tạo dựng thương hiệu trên thị trường xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, khu vực và thế
giới bằng những phương pháp quản lý khoa học, hiện đại và phù hợp. Tiền thân là
một doanh nghiệp Nhà Nước có bề dày truyền thống, hiện tại là một doanh nghiệp
mạnh trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam,
Seaprodex HN đã tiềm ẩn nhiều tiền đề tích cực trong việc tạo lập thương hiệu
thông qua xây dựng văn hoa doanh nghiệp cho chính mình.
Văn hoá doanh nghiệp là một thuật ngữ mới xuất hiện vài thập kỷ gần đây
nhưng nhận được rất nhiều sự quan tâm, nghiên cứu trên thế giới. Về mặt lý luận và
thực tiễn việc nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp ở nước ta chưa được chú ý. Việc
xây dựng văn hoá doanh nghiệp đòi hòi tốn nhiều thời gian và công sức của mọi
thành viên trong một tổ chức. Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp, trước hết phải
nghiên cứu và hoàn thiện các tiền đề làm nền móng cơ sở. Nhằm đáp ứng tình hình
thực tiễn của doanh nghiệp cũng như tính thời sự của vấn đề, tác giả đã chọn nghiên
cứu đề tài: “Hoàn thiện những tiền đề cho việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại
công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản Hà Nội”.
1. Mục đích của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về văn hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực
kinh doanh thủy sản,


3

- Nhận diện nhân tố tiềm ẩn trong công ty Seaprodex HN để từ đó cải thiện môi
trường làm việc làm nâng cao năng lực kinh doanh, tạo điều kiện cho việc phát triển của
công ty,
- Định hướng giải pháp hoàn thiện các tiền đề làm nền tảng cho việc xay

dựng thành công văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Seaprodex HN.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp trên thế giới và

tại Việt Nam, văn hoá doanh nghiệp tại công ty Seaprodex HN.
-

Phạm vi nghiên cứu:
Tiền đề Văn hoá doanh nghiệp tại Công ty Seaprodex HN.
Thời gian: từ năm 2007 đến năm 2010

3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng hệ thống các bảng điều câu hỏi điều tra,
phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp điều tra chọn mẫu. Chẳng hạn như sử dụng
các phương pháp trực tiếp đối với lãnh đạo công ty.
- Phương pháp tổng hợp: Tiếp cận hệ thống dữ liệu thống kê, kế toán, báo cáo
tổng hợp, phân tích đánh giá hoạt động của công ty Seaprodex HN.
- Phương pháp phân tích so sánh: Phân tích chi tiết những tiền đề phát triển văn
hóa doanh nghiệp đối với công ty Seaprodex HN từ đó tìm những thuận lợi, khó khan
cho việc phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty Seaprodex HN.
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về văn hoá kinh doanh của các doanh
nghiệp, chẳng hạn:
- “Văn hoá kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ vận tải Traphaco trong bổi
cảnh hội nhập quốc tế”- Luận văn thạc sỹ QTKDTM. Luận văn tập trung nghiên cứu
văn hoá kinh doanh của công ty trong hoạt động dịch vụ vận tải



4

- “Văn hoá kinh doanh trong hoạt động thương mại của Ngân hàng thương mại
Việt Nam” - Luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Hoài Linh (2006).
Nhìn chung chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về tiền đề văn hoá doanh
nghiệp đứng trên quản điểm của nhà quản trị với thực thi xây dựng văn hoá doanh
nghiệp tại công ty Seaprodex HN.
5. Đóng góp của quá trình nghiên cứu
Vận dụng kiến thức văn hóa doanh nghiệp vào thực tế tại công ty Seaprodex
Hà Nội.
Đưa ra được những định hướng giải pháp hoàn thiện tiền đề văn hóa doanh
nghiệp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu
luận văn gồm 3 chương.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC
TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
Mục đích của chương 1 là nhằm trả lời các vấn đề sau:
1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?
2. Các tiền đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp là gì?
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP TẠI SEAPRODEX HN
Mục đích của chương 2 giải quyết các vấn đề sau:
1. Vận dụng lý thuyết phân tích các tiền đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại
Seaprodex HN.
2. Đánh giá ảnh hưởng của các tiền đề đến việc xây dựng và phát triển văn hoá
doanh nghiệp tại Seaprodex HN.
3. Đánh giá tổng hợp các kết quả phân tích
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆC HOÀN THIỆN CÁC TIỀN

ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CHO SEAPRODEX HN


5

Trên cơ sở các kết quả phân tích thu được ở Chương 2, mục đích của Chương 3 giải
quyết các vấn đề sau:
1. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các tiền đề xây dựng văn hoá doanh nghiệp
tại Seaprodex HN
2. Đề xuất một số kiến nghị để thực hiện việc hoàn thiện các tiền đề đó.


6

Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ CÁC
TIỀN ĐỀ XÂY DỰNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
1.1. Lý luận về văn hóa và văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Khai niệm về văn hoa và văn hoa doanh nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá phản ánh nhiều cách tiếp cận
khác nhau.
Văn hoá là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, phong tục và bất cứ khả năng, tập quán nào mà con người thu được với tư
cách là thành viên của xã hội.
Văn hoá là giá trị vật chất và xã hội của bất cứ nhóm người nào (các thiết kế,tập
tục, phản ứng cư xử…)
Với ý nghĩa rộng nhất, văn hoá chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải
biến bởi các hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều các nhân tương tác
với nhau và có ảnh hưởng đến lối ứng xử của nhau.
Theo định nghĩa của Unesco (2002), văn hoá nên được đề cập đến như một tập

hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả
cách sống , phương thức chung sống, truyền thống và đức tin.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thì định nghĩa: Văn hoá là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
phù hợp với những yêu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
Vận dụng định nghĩa trên của Hồ Chủ Tịch, văn hoá doanh nghiệp có thể được
hiểu là sự tổng hợp của mọi phương thức hoạt động cùng với biểu hiện của nó mà
một tổ chức doanh nghiệp đã sáng tạo ra nhằm thích ứng với những yêu cầu của
môi trường hoạt động và đòi hỏi của sự cạnh tranh.
Ngoài ra, trên thế giới có một số định nghĩa văn hoá doanh nghiệp như sau:


7

1. Vn húa doanh nghip l phm cht riờng bit ca t chc c nhn thc phõn
bit nú vi cỏc t chc khỏc trong lnh vc. (Gold, K.A.)
2. Vn húa th hin tng hp cỏc giỏ tr v cỏch hnh x phu thuc ln nhau ph
bin trong doanh nghip v cú xu hng t lu truyn, thng trong thi gian di.
(Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)
3. Vn húa doanh nghip l nhng nim tin, thỏi v giỏ tr tn ti ph bin v
tng i n nh trong doanh nghip. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)
Theo WikiPedia, Vn húa ca t chc c xem l mt nhn thc ch tn ti
trong mt t chc ch khụng phi trong mt cỏ nhõn. Vỡ vy, cỏc cỏ nhõn cú nhng
nn tng vn húa, li sng, nhn thc khỏc nhau, nhng v trớ lm vic khỏc nhau
trong mt t chc, cú khuynh hng hin th vn húa t chc ú theo cung mt
cỏch hoc ớt nht cú mt mu s chung.
Vn húa ca t chc cú liờn quan n cỏch nhn thc v li hnh x ca cỏc
thnh viờn i vi bờn trong v bờn ngoi t chc ú. ng thi, vn húa ca t
chc chớnh l s hin din sinh ng v cu th nht ca t chc ú m mi ngi cú

th d dng nhn ra. Hỡnh nh ú cú th do nhiu yu t cu thnh nờn. Vỡ th, ch
cn mt yu t cú s thay i, thỡ v lý thuyt, hỡnh nh v t chc ú s b khỏc i.
Do ú, trờn phng din lý thuyt, s khụng cú t chc ny cú vn húa ging t
chc kia, du h cú th ging nhau nhiu im.
Vn hoỏ doanh nghip l ton b nhng nhõn t vn hoỏ c doanh nghip
chn lc to ra, s dung v biu hin trong hot ng kinh doanh, to nờn bn sc
kinh doanh ca doanh nghip ú(1).
Vn hoỏ cụng ty c nh ngha l mt h thng ý ngha, giỏ tr, nim tin
ch o, nhn thc v phng phỏp t duy c mi thnh viờn mt t chc cung
ng thun v cú nh hng phm vi rng n cỏch thc hnh ng ca cỏc thnh
viờn(2).

(1)
(2)

Dơng Thị Liễu, Văn hoá kinh doanh, NXB ĐHKTQD 2009.

Nguyễn Mạnh Quân, Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, NXB ĐHKTQD
2009.


×