LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, theo đà phát triển và xu hướng hội nhập của nền
kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới, số lượng các công ty, nhà máy, xí nghiệp
ngày càng tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên, về mặt tuyển dụng lao động của các
doanh nghiệp hiện nay thì dã khác trước rất nhiều. Đó là nhu cầu về một lực lượng
lớn đội ngũ lao động có trình độ hiểu biết và tay nghề cao. Vấn đề này được đặt ra
đối với nền giáo dục nhất là các trường đào tạo nghề, các trường CĐ, ĐH đòi hỏi
phải đưa ra được những phương án giáo dục, đào tạo phù hợp, không tách rời với
thực tiễn, lao động sản xuất và triển khai một cách tối ưu.
Là một sinh viên ngành cơ điện tử trường Đại học SPKT Hưng Yên, em rất
vui mừng và vinh dự khi được sống và học tập trong một môi trường đào tạo hết
sức hiệu quả. Các thầy trong trường đặc biệt là các thầy trong khoa cơ khí,bộ môn
cơ điện tử đã giúp em không chỉ có kiến thức lí thuyết đầy đủ, sâu sắc mà còn có
những kĩ năng thực hành cơ bản là tiền đề vững chắc cho em ra trường tìm kiếm
được một công việc tốt sau này.
Trong quá trình học tập, chúng em được các thầy truyền đạt kiến thức
chuyên ngành một cách sâu sắc, hương dẫn, chỉ bảo thực hành thành thạo và đặc
biệt hơn, nhà trường cùng bộ môn và các thầy còn tạo điều kiện cho chúng em
được tiếp xúc với doanh nghiệp để có thêm những kiến thức và kinh nghiệm thực
tế. Gần đây nhất, nhóm 1 lớp CDTK7 chúng em đã được đi “Thực tập kỹ năng
công nghiệp xí nghiệp” tại công ty TNHH Thủ Công Mỹ Nghệ và nôi thất Ngọc
Sơn viết tắt là Ngọc Sơn HAFUCO địa chỉ tại Km20,quốc lộ 6,Thị trấn Chúc
Sơn,Chương Mỹ,Thành Phố Hà Nội
Trong đợt thực tập này, chúng em không chỉ dừng lại ở việc tham quan tìm hiểu
mà còn trực tiếp tham gia vào các công đoạn sản xuất vì vậy đây có thể coi là lần
cọ sát, trau dồi thêm kinh nghiệm cho bản thân với môi trường công nghiệp.Khi
đang là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường,học chủ yếu là lý thuyết khi ra ngoài
tiếp xúc với thực tiễn em đã gặp khá nhiều khó khăn.Tuy nhiên, với sự quan tâm,
giúp đỡ của các thầy trong khoa, bộ môn cùng tất cả các cán bộ công nhân viên
trong công ty, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy Trịnh Xuân
Thắng, chúng em hòan thành xong đợt thực tập với kết quả tốt như mong đợi.
Qua đợt thực tập này, bản thân em đã học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội được rất
nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu, có thêm niềm tin yêu đối với ngành nghề đang
theo học và thấy tự tin hơn về bản thân. Sau đây, em xin trình bày một vài nội
dung cơ bản mà em đã thu nhận được trong quá trình thực tập vừa qua. Tuy nhiên
đây chỉ là nhìn nhận của cá nhân em và một vài lí do khác nên nội dung trình bày
không thể tránh khỏi sai sót, đôi chỗ phiến diện nên rất mong được sự góp ý, chỉ
bảo của thầy và các bạn để nội dung báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 3 tháng 2 năm 2012.
Sinh viên
Trần Thị Huyền Trang
PhÇn I: T×m hiÓu vÊn ®Ò an toµn lao ®éng
ATLĐ là vấn đề quan tâm nhất đối với các công việc sản xuất để đảm bảo
tính mạng sức khỏe cho con người cũng như đảm bảo cho máy móc thiết bị, tính
kinh tế thì việc tuân thủ các nội quy về an toàn lao động là luôn được được đặt ra
hàng đầu. trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Thủ Công Mỹ Nghệ và nội
thất Ngọc Sơn em đã được thực hiện các nội dung về ATLĐ như sau:
I. Néi quy thùc hiÖn ATL§ cña sinh viªn thùc tËp.
1. Trước khi vào thực tập tại sinh viên phải học nội quy an toàn lao động và kí
vào bản nội quy đó, ai chưa đọc thì chưa được vào thực tập
2. Đi thực tập đúng giờ quy định.
3. Khi vào thực tập phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đi giày hoặc dép có
quai hậu. Sinh viên nữ có tóc dài phải đội mũ hoặc kẹp tóc gọn gang.
4. Trước khi vào thực tập trên máy phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị
cần thiết cho mỗi buổi, chỗ thực tập phải sạch sẽ và gọn gang.
5. Trong khi thực tập phải thực hiện đúng các công việc đã được người hướng
dẫn và giao phó, đứng ở đúng nơi quy định, không tự ý đi sang các xưởng
khác không gc máy ngoài phạm vi thực tập, không được thay đổi các tham
số hoạt động của máy khi chưa có sự đồng ý của người hướng dẫn.
6. Không nô đùa trong quá trình thực tập
7. Không tự tiện sang lấy sản phẩm của các tổ khác cũng như các xưởng khác.
8. Sau khi thực hiện xong công việc sinh viên có thể nghỉ ngời tại chỗ theo quy
định của xưởng
9. Kết thúc buổi thực tập phải quét dọn làm vệ sinh khu vực làm việc của tổ
mình thực tập
10. Có chuông kết thúc buổi thực tập thì sinh viên mới được ra về
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ
Tại phân xưởng thuộc công ty có rất nhiều vật liệu,sản phẩm dễ cháy,dễ bắt
lửa như sơn,hóa chất pha trộn sơn,mây,tre,gỗ….. những vật liệu này đều dễ bắt
lửa gây ra cháy nổ nguy hiểm nếu ta không biết và không được học về an toàn lao
động và không nắm vững an toàn khi sử dụng và làm việc. Đặc biệt tại công ty
như công ty mây tre đan Ngọc Sơn là nơi nguy cơ mất an toàn tương đối cao, vì
chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể gây ra cháy nổ lớn,vậy để đảm bảo an toàn cho
người và thiết bị máy móc cần tuân thủ những nội quy sau:
1. Phải học an toàn lao động trước khi tiếp xúc với các máy móc,vật liệu trong
phân xưởng .
2. Am hiểu về các loại thiết bị,vật liệu công việc mình sử dụng và để thực tập.
3. Mặc đồng phục bảo hộ lao động trước khi vào phân xưởng.
4. Luôn làm theo, tuân thủ sự hướng dẫn và chỉ đạo của người hướng dẫn.
5. Tuân thủ nghiêm ngặt nội quy và quy trình ATLĐ đã đưa ra như Quy trình
an toàn về phòng chống cháy nổ, quy trình an toàn với các loại sơn ...các quy
trình kiểm,lắp đặt các sản phẩm trong phân xưởng.
6. Không được uống rượu bia và các chất kích thích trong quá trình làm việc và
thực tập.
7. Luôn ghi nhớ những nội dung trên.
III. CÔNG TÁC THỰC HIỆN ATLĐ.
Công tác thực hiện ATLĐ của em là tương đối tốt, cũng như những người
công nhân, nhân viên…tại công ty. Tình trạng mất an toàn trong nhà máy trong
quá trình em thực tập 6 tuần tại công ty là không hề xảy ra.
PHẦN II :GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
H1. Tòa nhà chính của công ty.
Nằm trên km 20,quốc lộ 6,thị trấn Chúc Sơn,Chương Mỹ,Hà Nội. Được
thành lập vào năm 2000,với tên giao dịch là NGOC SON HANDICRAFT AND
FURNITURE CO.,LTD viết tắt là NGỌC SƠN HAFUCO. Tổng giám đốc là ông
Nguyễn Quang Thủy. Công ty Ngọc Sơn Hafuco có nhiều lợi thế về mặt bằng địa
hình nằm trong cụm công nghiệp Ngọc Sơn .
H2.
Giấy phép thành lập số 80GP/UB cho UBND tỉnh Hà Tây cấp ngày
15/2/1993. Đăng ký kinh doanh số: 015137 do trọng tài kinh tế nông nghiệp tỉnh
Hà Tây cấp ngày 17/2/1993
Ngành nghề kinh doanh đăng ký: sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công
mỹ nghệ (TCMN): Mây, tre, giang, cói, guột, nhập khẩu nguyên vật liệu để phục
vụ hàng thủ công xuất khẩu. Hai thị trường, bạn hàng làm ăn lâu dài với xí nghiệp
là Nhật Bản và Hàn Quốc, xí nghiệp đã duy trì được mối quan hệ mua bán hàng tốt
với các khách hàng truyền thống doanh số ngày càng phát triển, sản phẩm của
doanh nghiệp đã có một chỗ đứng đối với các nhà nhập khẩu Nhật Bản do đó xí
nghiệp muốn mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu của mình vào Nhật. Một thị
trường có nhu cầu về mặt hàng TCMN rất lớn nhưng người tiêu dùng rất khó tính
và yêu cầu khá cao.Qua điều tra thị trường xí nghiệp nhận ra rằng xu hướng người
dân Nhật ngày càng gia tăng mua sắm các sản phẩm TCMN do Việt Nam sản xuất,
hành TCMN Việt Nam quen thuộc đến nỗi đã tạo nên một làn sóng du khách Nhật
đến Việt Nam tham quan và mua sắm ngày một nhiều.
H3. Một sản phẩm làm từ mây tre kết hợp.
Công việc mở rộng thị trường để tạo sự ổn định, lâu dài cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp là cần thiết và chúng tội đang làm thường xuyên, liên tục. Trong
các thị trường tại thời điểm này chúng tôi có chú ý tới thị trường Nhật Bản, đây là
một thị trường khó tính, đòi hỏi sản phẩm thủ công khi xuất vào thị trường này
phải đảm bảo được các yêu cầu về thẩm mỹ, giá cả hợp lý, an toàn trong sử dụng...
nhưng có thuận lợi là chi phí vận chuyển thấp, thời gian vận chuyển ngắn và quan
trọng hơn là chính phủ Nhật Bản đã cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc
trong hoạt động thương mại. Chúng tôi đã nghiên cứu và hiểu biết một ít về văn
hoá và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản, về phong tục tập quán và thói quen
tiêu dùng của họ, đã có thành công đầu tiên nhỏ bé tại thị trường này thể hiện qua
mức tăng doanh thu từ 25,9% năm 1999 lên 38,4% năm 2000 lên 47,7% năm2001
và đạt 80,4% trong 8 tháng đầu 2002, do đó công ty quyết định mở rộng hơn nữa
thị trường tại Nhật của xí nghiệp.
II. MÔ TẢ SẢN PHẨM.
Với đặc điểm là công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công và mỹ
nghệ đồ dùng và những vật dụng chiếu sang được làm từ các vật liệu như: vật liệu
tự nhiên, thép và nhựa. Các sản phẩm của công ty có chất lượng cao, thiết kế
phong phú và được xuất khẩu tới Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… Hiện nay công
ty có 2 nhà máy chính: nhà máy sản xuất đồ thủ công và nhà máy lắp ráp với
những sản phẩm chính:
- Hàng thủ công: tất cả các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên như: tre,
mây…
- Đồ dùng: những bộ bàn ghế làm từ mây…
-Thiết bị chiếu sáng.