Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Quét sạch chủ nghĩa cá nhân của chủ tịch hồ chí minh đến việc lấy lại niềm tin ở nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.45 KB, 4 trang )

“QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN” CỦA CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ MINH ĐẾN VIỆC CỦNG CỐ NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN
ĐỐI VỚI ĐẢNG TA
Tg.Nguyễn Đình Cơ
Trong bối cảnh hiện nay, những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế và toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế, các trào lưu tư tưởng xấu du nhập vào Việt Nam đã và đang
chi phối đến tư tưởng và hành động của không ít cán bộ, đảng viên làm cho một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên có những biểu hiện suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, lối sống, sa vào tham ô, tham nhũng, xa rời Nhân dân... Điều đó làm giảm – mất
niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu, học tập và
quán triệt những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tác phẩm Nâng cao đạo đức
cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân nhằm đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân, củng cố niềm
tin ở Nhân dân là một việc làm cần kíp và thường xuyên. Đây là cuộc chiến mang tính
chất sinh tử cả trước mắt cũng như lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong hoàn cảnh đất
nước hiện nay. Với 700 từ, tác phẩm đã đề cập tới vấn đề quan trọng nhất đối với người
cách mạng và Đảng cách mạng, nhất là khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền. Đó là
vấn đề tu dưỡng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân.
1. Chủ nghĩa cá nhân – nguồn gốc của suy thoái đạo đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa cá nhân từ năm 1947 trong tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Người chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là như một thứ vi trùng
rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”

[1]

.Với bút danh T.L, đăng báo

“Nhân dân”, số 5409, ngày 3-2-1969 tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa cá nhân”, diện mạo của chủ nghĩa cá nhân (hay cá nhân chủ nghĩa) được Chủ
tịch Hồ Chí Minh chỉ ra tương đối toàn diện và cụ thể.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bên cạnh những cán bộ, đảng viên hăng hái, dũng
cảm trong công tác vẫn còn một số ít cán bộ, đảng viên đạo đức, phẩm chất còn thấp


kém, mang nặng “chủ nghĩa cá nhân”, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước
hết. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình” [2]. Theo Người,
cái gì không phải chủ nghĩa xã hội là cá nhân chủ nghĩa; chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của
1 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.5, tr. 295
2 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 15, tr. 546

1


cách mạng, nó là nguồn gốc của những căn bệnh làm hư hỏng đội ngũ cán bộ, đảng viên,
làm tha hóa Đảng. Chủ nghĩa cá nhân là “trái ngược với đạo đức cách mạng… là một thứ
rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc” [3]. Đây là sự nguy hiểm
tiềm tàng làm cho Đảng mất dần tính cách mạng, tính trí tuệ, tính đạo đức, tính nhân
dân… Chừng nào còn chủ nghĩa cá nhân, cách mạng còn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy,
chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết, thường xuyên của những người cộng sản
chân chính. Người cho rằng, mỗi cán bộ, đảng viên không phải cứ viết trên trán mình hai
chữ “cộng sản” là được nhân dân yêu mến, mà phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và
thực hành đạo đức cách mạng, chống sa vào chủ nghĩa cá nhân, góp phần làm cho Đảng
ta thật sự “là đạo đức, là văn minh”.
Chủ nghĩa cá nhân là “địch nội xâm”, vô cùng nguy hiểm, một trong những nguy
cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Địch bên
ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy,
ta phải hết sức đề phòng những kẻ địch đó” [4]. Do đó, Người nêu lên nhiệm vụ của mỗi
cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách
mạng, cho dù cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu tranh gay go, quyết
liệt, lâu dài và gian khổ bằng nhiều hình thức phong phú gắn với những điều kiện về
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Cuộc đấu tranh đó không kém cuộc đấu tranh chống
lại kẻ thù ngoại xâm, có khi còn khó khăn hơn, bởi lẽ, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không
lộ nguyên hình, nó ẩn nấp tinh vi trong tư tưởng, suy nghĩ và hành vi của mỗi cá nhân đó.
Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh

chống chủ nghĩa cá nhân.
2. Chủ nghĩa cá nhân suy mòn niềm tin của Nhân dân đối với Đảng
Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, đầy thử thách khắc nghiệt vì độc lập, tự do
của Tổ quốc, nhân dân một lòng sắt đá, tin yêu theo Đảng. Nhân dân dành dụm từng bát
gạo, sẻ chia từng manh áo, che chở, nuôi dưỡng cán bộ cách mạng. Trong những tình
huống khắc nghiệt, có những người dân đã hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ an
toàn cho cán bộ, đảng viên. Theo tiếng gọi của Đảng, nhân dân sẵn sàng góp công sức,
của cải, tài sản và cả tính mạng để thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, với tinh thần
3 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 11, tr. 602
4 Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 278, 279

2


“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “Xe chưa qua, nhà không
tiếc”, “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ!”... Hàng vạn
bà mẹ đã theo tiếng gọi của Đảng, dâng hiến cho Tổ quốc, cho sự nghiệp cách mạng
những người ruột thịt thân yêu của mình. Theo tiếng gọi của Đảng, cả dân tộc đã vùng
lên, quyết chí, đồng lòng, đem sức người, sức của, góp gió thành bão, tạo thành sức
mạnh thác lũ, triều dâng, đập tan xiềng xích nô lệ, lần lượt đánh thắng hết những kẻ thù
xâm lược hùng mạnh và hung bạo nhất thời đại, làm nên những chiến công hiển hách.
Nhân dân đã dành cho Đảng niềm tin yêu sắt đá đó trước hết bởi ý Đảng hợp với lòng
dân, bởi Đảng đã giương cao ngọn cờ tranh đấu vì độc lập, tự do và hòa bình cho Tổ quốc,
vì quyền sống và hạnh phúc cho nhân dân. Nhân dân đã tin yêu, đi theo Đảng bởi “Đảng ta
là đạo đức, là văn minh”, là hiện thân của sự trong sạch, không có sự hiện diện của cá nhân
chủ nghĩa. Mỗi cán bộ, đảng viên đều tự nguyện phấn đấu hy sinh vì lý tưởng của Đảng,
làm gương trước nhân dân bằng phẩm chất đạo đức trong sáng, bằng lối sống chí công vô
tư, bằng sự sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Lãnh tụ Hồ Chí Minh
chính là hình ảnh tiêu biểu cho “đạo đức, văn minh” ấy, cho sự trong sáng, cho lý tưởng
sống vì nhân dân mà đấu tranh, mà phấn đấu. Chính niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào

lãnh tụ đã tạo nền tảng chính trị bền vững và mạnh mẽ cho vai trò lãnh đạo của Đảng.
Chính niềm tin ấy đã mang lại sức mạnh to lớn cho những lời hiệu triệu của Đảng, mang
lại hiệu quả thực tế cho những chủ trương, đường lối của Đảng.
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công cuộc xây dựng, phát
triển đất nước của chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất
nước ngày càng to đẹp, đàng hoàng hơn. Thế và lực của đất nước ngày càng mạnh và sáng
hơn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt. Nhưng
cùng với những thành tựu to lớn ấy là sự xuất hiện những hiện tượng tiêu cực, quan liêu,
tham nhũng, lãng phí. Một bộ phận cán bộ, đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân, lợi dụng
chức quyền, coi thường phép nước, bất chấp đạo lý và trách nhiệm cá nhân, nhắm mắt làm
càn, sử dụng hoang phí tiền tài của nhân dân, của cải của đất nước, lôi kéo người thân,
mua quan, bán chức nhằm thu lợi cho cá nhân và gia đình. Một số cán bộ, đảng viên không
ý thức đầy đủ trách nhiệm trước nhân dân, trong khi thực thi công vụ của công chức, viên
chức còn nhũng nhiễu dân, không quan tâm đến quyền và lợi ích của dân và không nhớ
rằng mình là nô bộc của dân... Những con người và sự việc ấy đang hằng ngày, hằng giờ
3


làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ, làm lu mờ những thành tựu to
lớn của đất nước, những công lao to lớn của Đảng với chế độ, với nhân dân.
Nhận thức sâu sắc bài học về sức mạnh niềm tin của nhân dân, ghi khắc không quên
lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm
qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi
người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá
nhân”[5]; Đảng ta đã trước sau như một kiên định nguyên tắc “lấy dân làm gốc”, tăng
cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nhằm mục tiêu xây dựng thành công chế độ
xã hội của dân, do dân và vì dân. Cuộc chiến chống tham nhũng trong thời gian vừa qua
như thể hiện thái độ chính trị kiên quyết của Đảng làm trong sạch đội ngũ, khôi phục niềm
tin của nhân dân. Đó là việc làm hợp lòng dân, được đông đảo nhân dân ủng hộ. Quy định
trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên

Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (Quy định số 08-QĐi/TW) thêm một lần
nữa thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng trong việc chỉnh đốn, xây dựng đội ngũ trong
sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở chính trị, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng.
Kỷ niệm 50 năm, ngày ra đời tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch
chủ nghĩa các nhân” (1969 – 2019), một lần nữa nhắc nhở chúng ta, mỗi cán bộ - đảng
viên không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
góp phần củng cố niềm tin sâu sắc mà Nhân dân đã dành cho Đảng. Trong công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc và trong điều kiện mới đầy thách thức như
hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường sức mạnh toàn dân tộc, toàn dân trên dưới
một lòng, phát huy năng lực đổi mới, sáng tạo nhằm sớm xây dựng nước ta thành một
nước công nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ. Hơn lúc nào hết, bài học về sức mạnh niềm
tin của nhân dân – bài trừ chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng trở nên nóng
bỏng và có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với mỗi người cộng sản. Đúng như Tổng Bí
thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị
Trung ương 6: “Cần khẳng định, ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng
ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.

5 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H.2011, t15, tr672

4



×