Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.21 MB, 112 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ T ư PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LÊ ANH TUẤN

ĐỔI MỚI THỦ TỤC THI HÀNH ÁN
DÂN Sự VIỆT NAM






Chuyên ngành : Luật Dân Sự - Tố tụng
Mã sô
: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC








Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Đinh Trung Tụng



THƯ' VIệ N
TRƯONG L / - 1w
PHÒNG ;;OC

HÀ NỘI, NĂM 2004

1U

A "

Ã7 HA N Q i

ỵỉ

ỵ ì


1

MỤC LỤC

TRANG

MỤC LỤC

1

LỜI CẢM ƠN


3

PHẦN MỞ ĐẦU

4

Chương 1: MỘT s ố VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỂ THỦ TỤC THI HÀNH

9

ÁN DÂN S ự
1.1. Khái niệm thi hành án, thi hành án dân sự và thủ tục thi hành

9

án dân sự
1.2. Đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam

17

1.3. Vài nét lịch sử về thủ tục thi hành án dân sự Viột Nam

19

1.4. Thủ tục thi hành án dân sự theo pháp luật của một số nước

Chương 2: THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN s ự THEO PHÁP LUẬT

25


34

HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIEN á p d ụ n g

2.1. Thủ tục thi hành án dân sự theo pháp luật hiện hành

34

2.2. Những sửa đổi, bổ sung về thủ tục thi hành án dân sự theo

53

Pháp lệnh 2004
2.3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự

61

2.3.1. Những kết quả cơ bản đã đạt được trong thực tiễn áp dụng

61

pháp luật về thủ thi hành án dân sự
2.3.2. Những hạn chế, bất cập về thủ tục thi hành án dân sự

66


2

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG Đ ổ i MỚI THỦ TỤC THI HÀNH ÁN


84

DÂN S ự VIỆT NAM
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới thủ tục thi hành án

84

dán sự ở nước ta hiện nay
3.2. Quan điểm đổi mới thủ tục thi hành án dân sự

88

3.3. Một số kiến nghị đổi mới thủ tục thi hành án dân sự

90

KẾT LUẬN

98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

100

PHỤ LỰC

106





3

LỜI CẢM ƠN

Tắc giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Tiến sỹ luật học Đinh Trung
Tụng, các thầy giảo, cô giảo đã chỉ bảo tận tình; xin cảm ơn cảc anh, chị, bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý
báu để tác giả hoàn thành bản luận văn này.

Lê Anh Tuấn


4

PHẦN MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Thi hành án là hoạt động đảm bảo hiệu lực bản án, quyết định của Toà
án, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Hoạt động thi hành án hiệu quả thể hiện tính nghiêm minh của pháp
luật, của bản án và quyết định của Toà án. Tuy rằng có tầm quan trọng như vậy,
nhưng không ít người chưa nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của công tác thi
hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng, nên có nơi, có lúc hoạt
động thi hành án dân sự ít được quan tâm, dẫn đến hiệu quả hoạt động của
các Cơ quan thi hành án dân sự chưa cao, án dân sự còn tồn đọng nhiều.
Tình trạng án dân sự tồn đọng nhiều như hiện nay (xem Phụ lục 3)
đang là vấn đề nhức nhối không chỉ của các Cơ quan thi hành án, mà còn là
vấn đề chung của toàn xã hội Việt Nam. Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, không ít
đại biểu Quốc hội đã chất vấn Chính phủ và các cơ quan chức năng khác vì

sao án dân sự tồn đọng nhiều và yêu cầu phải sóm có giải pháp đổi mới, tháo
gỡ những ách tắc trong hoạt động thi hành án dàn sự. Năm 2003, Bộ Tư pháp
đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhản dân tối cao và Văn phòng Chính phủ
tiến hành tổng kết 10 năm thi hành án dân sự từ khi công tác này được
chuyển giao từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan thuộc Chính phủ
(tháng 7/1993) đã khẳng định nhiều bất cập, tồn tại trong công tác thi hành
án dân sự, trong đó có vấn đề thủ tục thi hành án dân sự, đòi hỏi phải được
đổi mới để công tác thi hành án dân sự đạt hiệu quả hơn.
Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự là một nội dung của công
cuộc đổi mới hoạt động Tư pháp đã được ghi nhận tại nhiều văn bản, như: Nghị
quyết Trung ương 8 Khoá VII, Nghị quyết Trung ương 3 Khoá VIII, Báo cáo
chính Irị u i Đại hội Đảng lần thứ IX. Nghị quyếl số 08 - NQ/TW ngày 02/1/2002
của Bộ Chính trị “vồ một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian
tới”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá


5

IX cũng tiếp tục xác định “đẩy mạnh đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp...tập trung thực hiện tốt công tác thi hành án, nhất là thi hành án dân
sự, khắc phục cư bản tình trạng tồn đọng kéo dài”.
Để thực hiện tốt chủ trương “đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan thi hành án dân sự”, giảm án dân sự tồn đọng, nâng cao hiệu quả thi
hành án dân sự, thì một trong những nội dung quan trọng phải thực hiện là
đổi mới thủ tục thi hành án dân sự.
Pháp luật nước ta đã quy định về thủ tục thi hành án dân sự. Thủ tục
thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được quy định tại Pháp lệnh
thi hành án dân sự ngày 21/4/1993 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh 1993), Nghị
định số 69/CP ngày 18/10/1993 của Chính phủ "quy định thủ tục thi hành án
dân sự", một số Thông tư của Bộ Tư pháp, Thông tư lièn tịch của Bộ Tư pháp,

Bộ Tài chính, Bộ Công an và Toà án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm
sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) và vãn bản pháp luật khác hướng dẫn thực
hiên một số quy định liên quan đến thủ tục thi hành án dân sự.
Thực tế cho thấy, thủ tục thi hành án dân sự theo quy định của pháp
luật hiện nay bộc lộ nhiều hạn chế, bất câp, có nhiều quy định không khoa
học, không đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, gây khó khăn cho hoạt động th
hành án dàn sự, làm tồn d >ng không ít bản án, quyết định của Toà án hoặc
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác được thi hành theo thủ
tục thi hành án dân sự, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của các đương sự tham gia vào quá trình thi hành án dân sự.
Những hạn chế, bất cập về thủ tục thi hành án dân sự cũng đã dẫn đến
việc Chấp hành viên lúng túng, nhận thức và áp dụng sai lầm pháp luật về thủ
tục thi hành án trong quá trình thi hành bản án, quyết định của Toà án, nên
có trường hợp cả hai bên đương sự được thi hành án và phải thi hành án đều
khiếu nại cho rằng Cơ quan thi hành án thực hiện không đúng quy định của
pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự, gây thiệt hại đến lợi ích của họ.


6

Những yếu tố nêu trên đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới tổ chức và hoạt
động thi hành án dân sự nói chung, thủ tục thi hành án dân sự nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu về nội dung của đề tài:
Việc nghiên cứu về thi hành án dân sự trong thời gian qua nhìn chung còn
chưa được quan tâm đầy đủ. Trong quá trình thực hiện Đề án cải cách tư pháp, xây
dựng các Nghị quyết Trung ương Đảng, vấh đề thi hành án dân sự đã được đặt ra
và triển khai nghiên cứu ở mức độ nhất định. Đề tài "Thừa phát lại" do Viộn nghiên
cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh phối hợp
thực hiện đã bước đầu đưa ra những căn cứ cho khả năng xã hội hoá một số hoạt
động thi hành án dân sự. Bên canh đó còn có Đề tài khoa học cấp Bộ về "Mô hình

quản lý thống nhất công tác thi hành án" do Cục thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp
chủ trì, Đề tài khoa học cấp nhà nước độc lập "Luận cứ khoa học và thực tiễn của
việc đổi mới tổ chức hoạt động thi hành án ở Việt Nam trang giai đoạn mới" do Bộ
Tư pháp chủ trì đang được thực hiện, Luận án Thạc sỹ luật học "Một số vẵh đề về
tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự Việt Nam" của tác giả Trần Văn Quảng,
Luân án Thạc sỹ luật học "Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dàn sự, thực tiễn
áp dụng và hướng hoàn thiện" của tác giả Nguyễn Công Long, Luận án Thạc sỹ
luật học “Civil Execution in V letnam: Reality, Problems and Suggestions Townds a
WellFunctioning System” (Thi hành án dân sự Việt Nam: Thực trạng, vấn đề và
những gợi ý hướng tới một hệ thống hoàn thiện) của tác giả Lê Kim Dung, Luận
văn Thạc sỹ luật học “Hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự” của tác giả
Nguyễn Thanh Thuỷ, Luận văn Thạc sỹ luật học “Xã hội hoá một số nội dung thi
hành án dân sự” của tác giả Lê Xuân Hồng, Luận văn Thạc sỹ luật học “Thi hành
quyết định trọng tài tại Việt Nam” của tác giả Trần Anh Tuấn, Luận văn Thạc sỹ
luật học “Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Quang Thái; ngoài ra, trên diễn đàn sách, báo pháp lý cũng xuất hiện một
số bài nghiên cứu, trao đổi, đề cập về thi hành án dân sự, trong đó có thủ tục thi
hành án dân sự.


7

Tuy nhiên, nhìn chung kết quả của nhữig công trình nghiên cứu trên
mới dừng lại ở một số khía cạnh của các vấn đề về thi hành án dân sự, chưa
có một đề tài nào tập trung nghiên cứu sâu, toằn diện vấn đề thủ tục thi hành
án dân sự.
Luận văn này là một trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu
đầu tiên về thủ tục thi hành án dân sự. Nội dung của Luận văn đề cập một
cách có hệ thống khái niệm, đặc điểm, ý nghía, lịch sử quy định về thủ tục
thi hành án dân sự Việt Nam qua các thời kỳ; tìm hiểu thủ tục thi hành án

dân sự theo quy định pháp luật của một số nước tiêu biểu trên thế giới và khu
vực; đặc biệt là đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thủ tục thi hành án
dân sự vào thực tiễn và chỉ ra những bất cập về thủ tục thi hành án dân sự ở
Việt Nam; đề xuất những kiến nghị đổi mới thủ tục thi hành án dân sự nhằm
hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và thủ tục thi hành án
dân sự nói riêng ở Việt Nam. Những kết luận và kiến nghị đổi mới thủ tục thi
hành án dân sự được đưa ra trong Luận văn này nhằm góp phần trực tiếp vào
việc quản lý, chỉ ỏ o nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghiên cứu xây dưng
Bộ luật Thi hành án, nâng cao hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
Trong thời gian qua, học viên đã nghiên cứu và đề xuất nhiều ý kiến tháo
gỡ hạn chế, hất cập về thủ tuc thi hành án dân sự tại nhiều bài báo được đăng trồn
các tạp chí chuycn ngành và một số công trình khoa học đã bảo vệ (xem phụ lục
1). Xuất phát từ mong muốn công tác thi hành án dân sự ở Viột Nam đạt hiệu quả
hơn, hoạt động thi hành án dân sự tuân theo thủ tục chặt chẽ, khoa học, phù với
chủ trương của Đảng về cải cách, đổi mới hoạt động tư pháp và tiếp tục “tăng
cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự” mà Thủ tướng Chính
phủ đã chỉ thị tại Chỉ thị số 20/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001, học viên chọn đề
lài “Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam” để làm Luận văn tốt nghiệp
Cao học luật Khoá IX, Trường Đại học Luật Hà Nội.


8

3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về thủ tục thi hành án dân
sự và trên cơ sở đánh giá thực tiễn áp dụng thủ tục thi hành án dân sự ở Việt
Nam, cùng với việc so sánh pháp luật về thủ tục thi hành án dân sự của một số
nước trên thế giới và khu vực, Đề tài sẽ đạt tói những mục đích sau đây:
- Làm rõ khái niệm thi hành án, thi hành án dân sự và thủ thi hành án

dân sự, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam.
- Làm rõ những quy định về thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam theo
pháp luật hiện hành.
- Chỉ ra những bất cập và yêu cầu đổi mới về thủ tục thi hành án dân
sự Việt Nam hiện hành.
- Đưa ra các kiến nghị đổi mới về thủ tục thi hành án dân sự Việt
Nam, góp phần hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam, đặc biệt là
việc xây dựng Bộ )uật Tin hành án mà Chính phủ đã giao cho Bộ Tư pháp
chủ trì dự thảo để dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
những quan điểm của Đảng về cải cách hành chính, cải cách tư pháp, Đề tài
được nghiên cứu chủ yếu bằng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương
pháp duy vật lịch sử, phương pháp khoa học lịch sử, khoa học hệ thống, phương
pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, quy nạp, so sánh, kết hợp với phương pháp
điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn và một số phương pháp luận khác, để lựa
chọn những vấn đề cần thiết đưa vào nội dung nghiên cứu.
5. Bố cục của Luận văn:
Luận văn gồm 3 phần: Lời nói đầu, 3 chương, kết luận và phụ lục, tài
liệu tham khảo.
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục thi hành án dân sự
- Chương 2: Thủ tục thi hành án dân sự theo pháp luật hiện hành và
thực tiễn áp dụng
- Chư(^ng 3: Phương hướng đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam.


9

Chương 1
MỘT SỐ VẪN ĐỂ LÝ LUẬN VỂ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN s ự


1.

1. KHÁI NIỆM THI HÀNH ÁN, THI HÀNH ÁN DÂN s ự VÀ THỦ

TỤC THI HÀNH ÁN DÂN s ự
1.1.1. Khái niệm thi hành án
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay, khái niệm thi hành án đang là đề
tài tranh luận, có nhiều nhà khoa học nhìn nhận trên nhiều phương diện khác
nhau về thi hành án và đưa ra những loại quan điểm khác nhau về khái (liệm
thi hành án.
Loại quan điểm thứ nhất, cho rằng thi hành án là hoạt động tố tụng.
Song, thi hành án là hoạt động tố tụng nào và nằm ở giai đoạn nào của quá
trình tố tụng, thì lại có những ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng, thi hành án là một gií { đoạn tố tụng và là giai
đoạn cuối cùng của tố tụng. Quan điểm này xuất phát từ quan niộm cho rằng
thi hành án là một giai đoạn nằm trong quá trình giải quyết vụ án, theo đó,
giai đoạn tố tụng trước của giai đoạn xét xử là giai đoạn chuẩn bị xét xử,
còn thi hành án là giai đo in hậu xét xử, giai đoạn thực thi các phán quyết
của Toà án trên thực tế. Trong quá trình thi hành án, vai trò và trách nhiộm
của Toà án gắn chặt với hoạt động thi hành án, được biểu hiộn như trách
nhiệm của Toà án trong việc “giải thích những điểm chưa rõ, có sai sót
hoặc sai lầm về số liệu” khi Cơ quan thi hành án yêu cầu hoặc "xem xét
kháng nghị để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án,
quyết định có vi phạm thủ tục tố tụng" khi Cơ quan thi hành án kiến nghị.
Với quan niệm này, thì thi hành án được hiểu là giai đoạn kết thúc trình tự
tố tụng, là khâu cuối cùng kết thúc một vụ án được xét xử làm cho pháp
quyết của Toà án có hiệu lực pháp luật.



10

Ý kiến khác lại cho rằng, thi hành án là hoạt động tố tụng hành chính,
bởi vì hiện nay các Cơ quan thi hành án dân sự là các cơ quan thuộc Chính
phủ (thuộc hệ thống cơ quan hành chính trong bộ máy nhà nước) và việc giải
quyết kháng nghị, khiếu nại trong thi hành án khác hẳn về hình thức, thủ tục
so với việc giải quyết kháng nghị, khiếu nại trong tố tụng.
Ý kiến khác cho rằng, thi hành án là một thủ tục tố tụng đặc biệt mang
cả đặc trưng của tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính, thi
hành án vừa tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, vừa biểu hiện tính
cưỡng chế của Nhà nước.
Có ý kiến lại cho rằng, thi hành án thuộc loại tố tụng "hỗn hợp" vì "thi
hành án có rất nhiều trình tự, thủ tục và đặc trưng giống các loại tố tụng khác".
Loại quan điểm thứ hai, coi thi hành án dân sự là hoạt động quản lý hành
chính - tư pháp, thì cho rằng, quá trình tố tụng mà trọng tâm là việc xét xử của
Toà án chấm dứt khi Toà án ra phán quyết nhân danh Nhà nước, trong đó Toà
án đã xác định quyền, nghĩa vụ của các bên, còn việc thi hành phán quyết đó lại
là một giai đoạn khác, không thuộc quá trình tố tụng. Thi hành án không phải là
giai đoạn tố tụng, bởi vì thi hành án có mục đích khác với mục đích tố tụng; tố
tụng là quá trình đi tìm sự thật của các vụ việc đã diễn ra trên thực tế, trên cơ sở
đó đưa ra cách giải quyết vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, còn thi
hành án là quá trình tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện các bản án, quyết
định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật [34, tr.76].
Loại quan điểm thứ ba cho rằng, thi hành án là hoạt động tư pháp của
Nhà nước nhằm đưa ra và đảm bảo thi hành các bản án, quyết định của Toà
án và các quyỗt định khác theo quy định của pháp luật.
Quan điểm này xuất phát từ nguyên lý “gốc” của hoạt động thi hành
án là bản án, quyết định của Toà án và các quyết định khác theo quy định
của pháp luật và khi thực hiện nhiệm vụ thi hành án, Cơ quan thi hành án



11

phải thi hành theo đúng quyết định của Toà án chứ không phải theo mệnh
lệnh hành chính. Việc thi hành án thông qua vai trò hoạt động của cá nhân
những người được Nhà nước giao trách nhiệm thi hành bản án, quyết định
của Toà án, đó là Giám thị viên, Chấp hành viên hoặc các cơ quan, tổ chức
và người có thẩm quyền khác. Hoạt động hành chính trong lĩnh vực thi hành
án chẳng qua cũng chỉ để đảm bảo phục vụ cho chức năng chính của Cơ
quan thi hành án là tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật [46].
Theo chúng tôi, mỗi loại quan điểm nêu trên đều có những cơ sở khoa
học riêng. Chúng tôi cho ràng thi hành án là một thủ tục tố tụng có tính chất
tư pháp và chỉ cần xác định thi hành án là thủ tục tố tụng thi hành án, mà
không nên coi đó là một giai đoạn của thủ tục tố tụng hình sự, dân sự, hành
chính hay tố tụng khác và cần hiểu thi hành án là thủ tục tố tụng độc lập so
với các hoạt động tố tụng khác như điều tra, kiểm sát hoặc xét xử, bởi lẽ:
Thứ nhất, không nên Liểu “tố tụng” chỉ là "thưa kiện tại Toà án nói
chung" [27], là hoạt động của cơ quan Toà án xét xử để đi tìm “chân lý”, mà
cần xem xét đến bản chất của tố tụng, v ề bản chất, thực ra tố tụng chỉ là việc
thực hiện các quy định của pháp luật hình thức theo thủ tục nhất I' I)h để giải
quyết các quan hc xã hội theo đúng sự điều chỉnh của pháp luật nội dung,
nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân. Tố tụng được thực hiên bởi nhiều cơ quan, tuỳ theo tính chất
và mức độ do pháp luật quy định. Hoạt động của Cơ quan tiến hành tố tụng
nói chung, Cơ quan thi hành án nói riêng nhằm mục đích bảo đảm để bản án,
quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền khác
được thực thi trên thực tế. Hoạt động nào tuân theo thủ tục do pháp luật hình
thức quy định là hoạt động tố tụng. Dó đó có nhiều loại tố tụng: Tố tụng dân
sự, tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng thi hành án.
Thứ hai, ch. thể tiến hành thi hành án có rất nhiều loại, đó có thể là

Toà án, Cơ quan Công an, Cơ quan thi hành án dân sự, chính quyền xã,


12

phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người phải thi hành án cư trú, làm
việc hoặc cơ sở chuyên khoa y tế. Vai trò của từng loại chủ thể tham gia vào
quá trình thi hành án có sự khác nhau đối với từng loại việc thi hành án. Ví dụ,
trong việc thi hành án tử hình, Hội đồng thi hành án tử hình gồm có đại diện
Toà án, Công an, Viện Kiểm sát; trong việc thi hành khoản tiền khấu trừ thu
nhập của người bị phạt cải tạo không giam giữ, thì cơ quan, tổ chức được giao
quản lý người phải thi hành án có trách nhiệm khấu trừ từ 5% đến 20% thu
nhập của người phải thi hành án để nộp cho Cơ quan thi hành án dân sự theo
quy định tại Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ.
Các chủ thể tiến hành việc thi hành án phải tuân thủ các quy định về
thi hành án, như: trình tự, thủ tục ra quyết định thi hành án, cách thức tổ chức
việc thi hành án, giải quyết khiếu nại hoặc trả lời kháng nghị về thi hành án.
Những thủ tục này được thực hi sn một cách độc lập do người có thẩm quyền
thi hành án tiến hành, mà không phụ thuộc vào các hoạt động tố tụng khác,
như: điều tra, truy tố hoặc xét ] ủ
Trong hoạt động thi hành án dân sự, người có quyền trực tiếp tiến hành
việc thi hành án là Chấp hành viên, kể cả Chấp hành viên là Thủ trưởng Cơ
quan thi hành án. Chấp hành viên là người được Nhà nước giao trách nhiệm
thi hành các bản án, quyết định dàn sự. Khi thực hiộn nhiệm vụ, quyển hạn
của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nJi lộm trước
pháp luật về việc thi hành án. Pháp luật quy định cho Chấp hành viên những
nhiệm vụ, quyền hạn độc lập, như: Thi hành đúng nội dung bản án, quyết
định dân sự; Áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật về thủ tục thi
hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các
đương sự; Triệu tập đương sự, người có liên quan đến trụ sở Cơ quan thi hành

án hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành án để thực hiện việc thi hành
án; Giải thích, thuyết phục các đương sự tự nguyện thi hành án; Ân định thời
hạn để người phải thi hành án tự nguyện thi hành án; Xác minh tài sản, điều


13

kiện thi hành án của đương sự; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án
hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan xử lý vật chứng, tài sản; Quyết định áp
dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật để
bảo đảm thi hành án. Thủ trưởng Cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu Toà
án đã ra bản án, quyết định giải thích bằng vãn bản những điểm chưa rõ
trong bản án, quyết định đó để thi hành hoặc kiến nghị với người có thẩm
quyền xem xét việc kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu có căn cứ cho thấy có vi phạm pháp
luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện có tình tiết mới. Những nhiệm
vụ, quyền hạn này của Chấp hành viên tạo ra tính độc lập của hoạt động thi
hành án dân sự.
Thứ ba, về tính chất của việc thi hành án, thì tất cả các bản án, quyết
định của Toà án và quyết định của Trọng tài đều có tính chất tư pháp hiểu
theo nghĩa rộng, tức là không chỉ là việc xét xử, mà bao gồm cả lĩnh vực bổ
trợ tư pháp. Vì thế, thủ tục thi hành án được hiểu theo nghĩa rộng là một ìhủ
tục tố tụng tư pháp không chỉ diễn ra sau hoạt động xét xử của Toà án và giải
quyết tranh chấp về kinh tế, thương mại của Trọng tài. Bởi vì, trong nhiều
trường hợp, trước hoặc trong kh Toà án tiến hànb việc xét xử vụ án hoặc
trước, trong khi Trọng tài giải quyết vụ tranh chấp thương mại, thì Cơ quan
thi hành án đã tiến hành thi hành quyết định của Toà án, như: Quyết định áp
dụng biên pháp ngăn chặn, quyết định khẩn cấp tạm thời. Thủ tục th: hành
các bản án, quyết định của Toà án, của Trọng tài độc lập với thủ tục xét xử

của Toà án.
Thủ tục thi hành án bao gồm thủ tục thi hành án dân sự và thủ tục thi
hành án không phải là dân sự.
Như vậy, không thể xếp thi hành án vào loại tố tụng hình sự, tố tụng
dân sự, tố tụng kinh tế, tố tụng hành chính, tố tụng lao động hay tố tụng


14

trọng tài và cũng không phải là một giai đoạn của các loại tố tụng đó. Vì vậy,
chỉ cần nêu ra một khái niệm thi hành án chung với ý nghĩa là thủ tục tố tụng
tư pháp độc lập so với các thủ tục điều tra, truy tố và xét xử.
Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm thi hành án là thủ
tục tố tụng tư pháp do cơ quan, tổ chức, người cố thẩm quyền tiến hành đ ể
thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà
nước, tổ chức khác do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà
nước, quyền vào lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.
1.1.2. Khái niệm thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là một loại thi hành án, nên cũng có thể hiểu thi
hành án dân sự là thủ tục tố tụng tư pháp thi hành các bản án, quyết định về
dân sự của Tòa án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, có hai loại ý kiến không giống nhau về khái niệm "dân sự"
trong thi hành án và có cách hiểu khác nhau về khái niệm thi hành án dân sự.
Loại ỷ kiên thứ nhất cho rằng, thi hành án dân sự chỉ là viộc thi hành
các bản án, quyết định của Toà án về giải quyết vụ án dân sự theo trình tự do
pháp luật tố tụng dân sự quy dịnh. Ý kiến này căn cứ trên cơ sở quan niệm về
"dân sự" theo nghĩa hẹp, đó là căn cứ vào Điều 1 của Bộ luật Dân sự năm 1995,
theo đó, quan hộ dân sự bao gồm quan hệ về tài sản và nhân thân phi tài sản
phát sinh trong giao lưu dân sự. Vì vây, khái niệm "dân sự" trong thi hành án
bao gồm những vụ việc liên quan đến quan hộ tài sản và nhân thân phi tài sản,

như: Bản án, quyết định về tranh chấp các loại hợp đồng dân sự, về hôn nhân
gia đình và một số loại án khác có tính chất dân sự. Các loại bản án, quyết định
khác về lao động, hành chính, quyết định về tài sản trong vụ án hình sự, quyết
định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, quyết định giải quyết tranh chấp kinh tế
hoặc thương mại của Trọng tài có thủ tục thi hành riêng, tuỳ từng trường hợp cụ
thể để xác định loại tố tụng thi hành bản án, quyết định đó.

i


15

Loại ý kiến ihứ hai cho rằng, thi hành án dân sự phải được hiểu theo
nghĩa rộng, tương thích với cách hiểu khái niệm "dân sự" theo nghĩa rộng, đó
là những quan hệ không phải là hình phạt về nhân thân đối với cá nhân. Ý
kiến này so sánh với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, việc tổ chức
thi hành các bản án có nguồn gốc pháp luật về nội dung là luật tư (luật dân
sự, kinh doanh, thưomg mại, lao động) được thực hiện theo một thủ tục chung
mà không có sự tách bạch căn bản việc thực thi án dân sự, hôn nhân gia đình,
kinh tế, thương mại hay lao động [46].
Chúng tôi đồng ý với loại ý kiến thứ hai là phải hiểu từ "dân sự" trong
thi hành án theo nghĩa rộng, không chỉ là bản án, quyết định dân sự của Toà
án, mà còn là bản án, quyết định khác của Toà án và quyết định của cơ quan,
tổ chức khác mà pháp luật quy định do Cơ quan thi hành án dân sự thi hành.
Các bản án, quyết định dân sự do Cơ quan thi hành án dân sự thi hành
không chỉ là bản án, quyết địf h của Toà án về vụ án dân sự, kinh tế, lao
động, phá sản doanh nghiệp, bản án hoặc quyết định dân sự của Toà án nước
ngoài, mà còn thi hành các quyết định về dân sự, phạt tiền, tịch thu tài sản,
xử lý vật chứng, tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí trong
bản án, quyết định của Toà án về vụ án hình sự và quyết định về phần tài sản

trong bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính. Hơn nữa, Cơ quan
thi hành án dân sự còn được g' ao nhiêm vụ thi hành quyết đinh của tổ chức
không phải là Toà án, đó là quyết định của Trọng tài.
Như vậy, có thể đưa ra khái niộm thi hành án dân sự là thủ tục tố tụng thi
hành các bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, quyết
định về tài sản trong bản án, quyết định về hình sự, hành chính và quyết định
khác do Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Khái niệm thủ tục thi hành án dân sự
Thủ tục là “những việc cụ thể phải làm theo một trình tự quy định để
lien hành một công việc có tính chất chính thức" [27, tr.960]. Trình tự là “sự


16

sắp xếp lần lượt, thứ tự trước sau" [27, tr.1037]. Như vậy, có thể hiểu khái
niệm thủ tục là việc thực hiện công việc nhất định theo những quy định cụ
thể được sắp xếp theo trình tự nhất định.
Công tác thi hành án dân sự được thực hiện bởi nhiều công việc. Mỗi
công việc cụ thể của quá trình thi hành án dân sự được thực hiện theo thủ tục
riêng, như: Thành lập, giải thể Cơ quan thi hành án; bổ nhiệm, miễn nhiệm,
điểu động, thuyên chuyển, cách chức Chấp hành viên; thủ tục thi hành một
việc thi hành án dân sự. Vậy, khái niệm thủ tục thi hành án dân sự được hiểu
như thế nào ?
Có ý kiến cho rằng, cần hiểu thủ tục thi hành án dân sự là toàn bộ
những hoạt động của công tác thi hành án dân sự, bao gồm cả công tác thành
lập, kiện toàn Cơ quan thi hành án và hoạt động thi hành các bản án, quyết
định do Cơ quan thi hành án thực hiện.
Chúng tôi cho rằng, thủ tục thi tiành án dân sự là những quy đinh trong
việc thi hành bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà
nước, tổ chức có thẩm quyền khác. Đó là các thủ tục từ việc giao nhận bản án,

quyết định dân sự, đến thủ tục tổ chức thi hành án, giải quyết khiếu nại và
kháng nghị về thi hành án dân sự. Đối với thủ tục kiện toàn tổ chức bộ máy, cán
bộ Cơ quan thi hành án; cấp phát kinh phí cho hoạt động của Cơ quan thi hành
án không xác ( >nh là thủ tục thi hành án dân sự. Như vậy, trong công tác thi
hành án dân sự có nhiều hoạt động, mỗi hoạt động có những thủ tục nhất định.
Thủ tục thi hành án dân sự mang tính chất tư pháp, do Cơ quan thi
hành án tiến hành để thi hành án. Bởi lẽ, hoạt động xét xử của Toà án để ra
bản án, quyết định hoặc hoạt động giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại
của Trọng tài là những hoạt động tư pháp.
Có thể đưa ra khái niệm thủ tục thi hành án dân sự lữ trình tự thi hành
các bản án, quyết định về dân sự, hôn nhãn và gia đình, lao động, quyết định
về tài sản trong bản án, quyết định về hình sự, hành chính và quyết định
khác do Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp ỉuật.


17

1.2.

ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN

Sự VIỆT NAM
1.2.1. Đặc điểm của thủ tục thi hành án dân sự
1.2.1.1. Là thủ tục được pháp luật quy định
Thủ tục thi hành án dân sự là những quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật do Nhà nước ban hành theo một trình tự nhất đinh. Chỉ có
những quy định về thú tục thi hành án dân sự được quy định trong văn bản pháp
luật thì mới được xác định là thủ tục thi hành án dân sự. Các quy định này có
thể được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành về thi hành án dân
sự hoặc ở các văn bản pháp luật liên quan đến thi hành án dân sự.

1.2.1.2. Lả thù tục độc lập so với thủ tục khởi tố, điều tra, xét xử vụ
án hoặc giải quyết vạ kiện trọng tài
Sau khi có bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan
nhà nước, tổ chức có thẩm quyền khác, thì trên cơ sở bản án, quyết định do
Toà án chuyển giao hoặc đơn yêu cầu thi hành án của đương sự, Cơ quan thi
hành án dân sự ra quyết định th: hành án và thụ lý, tổ chức việc thi hành án.
Th tục này độc lập với các thủ tục khác trong việc giải quyết vụ án hoặc vụ
kiện trọng tài.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thủ tục thi hành án dân sự, tuỳ
từng trường hợp sẽ có sự phối hợp giữa Cơ quan thi hành án với các cơ quan,
tổ chức đã tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án hoặc giải quyết vụ kiện
Irọng tài.
1.2.1.3. Được thực hiện bằng nhiều thủ tục khác nhau
Quá trình thi hành án dân sự thực hiện thông qua nhiều thủ tục, theo
trình tự trước sau. Mỗi khâu trong quá trình thi hành án dân sự được thực
hiện bằng nhiều thủ tục khác nhau, tạo ra "xâu chuỗi" của toàn bộ quá trình


18

không phải thực hiệr. hoặc có những thủ tục phải thực hiện ngay ở giai đoạn
đầu, giữa hoặc sau kii đã thi hành xong việc thi hành án. Ví dụ, thủ tục giải
quyết khiếu nại hoặc thực hiện kháng nghị của Viện Kiểm sát.
1.2.2. Ý nghĩa của thủ tục thi hành án dân sự
1.2.2.1. Là cơ !Ở pháp lý đảm bảo thỉ hành bẩn án, quyết định của
Toà án hoặc quyết đinh của cơ quan có thẩm quyền khác được thi hành
theo thủ tục thi hành án dân sự
Bản án, quyết định của Toà án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm
quyền nếu không được thi hành, thì chỉ là phán quyết trên giấy, vì thế phải được
thi hành. Để thi hành bản án, quyết định dân sự đó thì phải có thủ tục thi hành án

dân sự. Khi pháp luật đã quy 1’rnh về thủ tục thi hành dân sự, thì những bản án,
quyết định này có cơ sở pháp lý để bảo đảm thi hành trên thực tế.
Thủ tục thi hành án dân sự là cơ sở pháp lý để thi hành đúng những bản
án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, tránh tình trạng thi hành những bản án,
quyết định chưa có hiệu lực ứ i hành hoặc những bản án, quyết tunh đã có hiệu
lực thi hành nhưng không được đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Bảo đảm hoạt động thi hành án đúng đắnỊ uy tín và danh du
của Chấp hành viên, cán bộ Cơ quan thi hành án dân sự
Thủ tục thi hành án dãn sự có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hoạt
động thi hành án đúng đắn của Chấp hành viên, cán bộ Cơ quan thi hành án, hạn
chế tình trạng Cơ quan thi hành án “lạm quyền” tổ chức thi hành những bản án,
quyết định không thuộc thẩm quyền thi hành của mình, đồng thời ngăn chặn việc
Cơ quan thi hành án từ chối, “đùn đẩy” trách nhiệm thi hành những bản án, quyết
đinh mà cơ quan mình có trách nhiệm tổ chức thi hành.
Mặt khác, thủ tục thi hành án dân sự tạo cơ sở pháp lý cho Chấp hành
viên, cán bộ Cơ quan thi hành án căn cứ vào đó để thực hiện, để bảo vộ quá
trình thi hành án, bảo vệ quan điểm, uy tín và danh dự của mình.


19

1.2.2.3.

Là cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của các đương sự
Việc thi hành án dân sự đúng thủ tục do pháp luật quy định bảo đảm bản
án, quyết định có hiệu lực thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự kịp thời là
một trong những cơ sở bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của
đương sự tham gia vào việc thi hành án và của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên

quan. Thủ tục thi hành án dân sự không được quy đinh hoặc quy ( nh không rõ
ràng, không khoa học sẽ không có căn cứ pháp lý hoặc dẫn đêh việc áp dụng
không đúng pháp luật, làm phức tạp quá ừình thi hành án, gây tốn kém kinh
phí, không kịp thời hoặc không bảo đảm được lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự, dẫn đến khiếu kiện bức xúc, kéo dài.
13. VÀI NÉT LỊCH s ử VỂ THỦ TỤC THI HÀNH ÁN DÂN s ự VIỆT NAM
1.3.1. Thòi kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Thời kỳ này, ở giai đoạn dưới chế độ phong kiến, thủ tục thi hành án nói
chung và thi hành án dân sự nói riêng hình thành, tồn tại cùng với hoạt động xét
xử của Toà án. Các luật lệ lúc bấy giờ, như: Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia
Long chưa phân định rõ ràng giữa thủ tục thi hành án và thủ tục xét xử.
Đến giai đoạn đất nước ta dưới thời nửa phong kiến nửa thuộc địa, thủ
tục thi hành án dân sự chủ yếu do tổ chức Thừa phát lại tliực hiện. Theo quy
định tại Luật Tố tụng dân sự ban hành kèm theo Nghị định ngày 16/3/1910
của Toà quyền Đ ông Dương và Nghị định số 111/BTP ngày 02/2/1950 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Chính quyền do Bảo Đại làm Quốc trưởng, thì Thừa
phát lại được giao làm nhiều công việc có tính chất hành chính tại Toà án và
thi hành các bản án. Chế định Thừa phát lại hình thành và tồn tại ở Việt Nam
từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến nàm 1950, sau đó tiếp tục
tồn tại dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn cho đến ngày miền Nam hoàn toàn
lỊÌải p h ỏ n g .


20

Thừa phát lạ là công lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và quản
lý, hành nghề trên cơ sở quy định của pháp luật, được hưởng thù lao của
khách hàng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những công chức có trách nhiệm
của Toà án, như: Chưởng lý, Biộn lý, Thẩm phán, Lục sự.
Tổ chức Thùa phát lại chủ yếu được thành lập và hoạt động ở các

thành phố lớn, còn b nông thôn thì việc thi hành án dân sự do chính quyền cơ
sở thực hiện.
Thủ tục thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định
của pháp luật và không chịu sự chi phối của mệnh lẽnh hành chính. Trong
quá trình thi hành án dân sự, Thừa phát lại được quyền yêu cầu cơ quan, tổ
chức liên quan giúp đỡ để đảm bảo thi hành án dân sự hil u quả, được thu lộ
phí theo quy định của Nhà nước, nhưng Thừa phát lại không được từ chối
việc thi hành án dân sự khi có yêu cầu, nếu không có lý do chính đáng đó là
yêu cầu thuộc vào điều cấm kỵ.
Trong thời kỳ này, thủ tục thi hành án dân sự chưa được quy định chặt
chẽ và cụ thể, nhưng trong các văn bản pháp luật cũng đã có những quy định
về thủ tục thi hành án dân sự, như vấn đề về: Biộn pháp bĩ«o đảm thi hành án
dân sự “Sai áp bảo toàn” tức là kê biên tài sản của đương sự theo Lênh của
Toà án để bảo đảm thi hành số nợ phải trả; “Sai áp chỉ”, còn gọi là sai áp chi
phó, tức là kê biên tài sản hoặc tiền của con nợ đang do người thứ ba giữ để
thi hành án dân sự; khi phát mại tài sản để thi hành án dân sự, nếu khồng có
ai trả giá cao hơn giá đã ấn định, thì người thanh toán tuỳ theo tình hình cụ
thể có quyền xin Toà án cho hạ giá tài sản; nếu người mắc nợ tẩu tán tài sản
để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án dân sự, thì có thể bị câu thúc thân thể hoặc
xử lý hình sự bằng hình thức khác.
1.3.2. Thòi kỳ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay
Thủ tục thi hành án dân sự trong thời kỳ này có những bước phát triển
dần dần hoàn thiện hơn qua các giai đoạn lịch sử sau đây:


21

1.3.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1950
Căn cứ Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Về việc
cho tạm thời giữ các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam", nếu những luật

lẹ ấy không trái với các nguyên tắc độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính
thể dân chủ cộng hoà”, Nghị định số 37 ngày 01/12/1945 về “Tổ chức Bộ Tư
pháp”, Sắc lệnh số 13 ngày 20/11/1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Nam dân chủ cộng hoà về “Tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán”,
Sắc lệnh số 130 ngày 19/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ
cộng hoà và Thông tư số 24-BK ngày 26/4/1949 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
"Về việc thi hành án Hình và án Hộ", thì thi hành án dân sự ở nước ta giai
đoạn này tồn tại dưới hai hình thức là: Thừa phát lại và Ban tư pháp xã.
Thủ tục thi hành án dân sự đã được quy định bằng những nguyên tắc,
thể thức chấp hành các bản án, quyết định của Toà án và xác định trách
nhiệm của Thừa phát lại, nhấn mạnh vai trò của Ban Tư pháp xã, các cơ
quan, tổ chức hữu quan trong việc thi hành án dân sự. Nhà nước không chỉ
tôn trọng quyền định đoạt của đương sự trong giao lưu dân sự, thương sự và
tố tụng, mà thông qua thủ tục thi hành án dân sự còn thể hiện việc bảo đảm
quyền tự định đoạt của đương sự trong việc thi hành án dân sự.
1.3.2.2. Gỉaơ đoạn từ năm 1950 đến 1980
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành sắc lệnh số 85/SL ngày
22/5/1950 về “Cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng” tạo nên sự thay đổi
có tính chất bước ngoặt trong tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Theo
quy định của sắc lênh này, thì việc thi hành án dân sự do Thừa phát lại và
Ban Tư pháp thực hiện được thay thế bằng Thẩm phán huyện dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Chánh án Toà án. Thủ tục thi hành án dân sự từ chỗ căn cứ vào
đơn yêu cầu của đương sự trở thành trách nhiệm của Nhà nước, Toà án chủ
động thi hành án dân sự mà không chờ yêu cầu của người được thi hành án.


22

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm
1960 đã xác định tại Điều 24 là: “Tại các Toà án nhân dân địa phương có

nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án và quyết định
dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các bản án, quyết định
hình sự”, thì việc thi hành án dân sự do nhân viên chấp hành án thực hiện
theo thủ tục do pháp luật quy định.
Ngày 13/10/1972, Chánh án Toà án nhân dân tối cao ra Quyết định
số 186/TC về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên; cùng
ngày này, Toà án nhân dân tối cao cũng ban hành Thông tư số 187-TC
hướng dẫn thi hành Quyết định số 186-TC nêu trên, tên gọi “Chấp hành
viên” được ra đời thay cho “nhân viên chấp hành án” để làm nhiệm vụ thi
hành án dân sự. Chấp hành viên được đặt tại Toà án, dưới sự quản lý, chỉ
đạo trực tiếp của Chánh án Toà án. TANDTC cũng đã ban hành Thồng tư
số 442-TC ngày 04/7/1968 "Về viộc đẩy mạnh công tác thi hành án" và
Công văn số 827/CV ngày 23/10/1979 ban hành "Điều lè tạm thời về cổng
tác thi hành án" có quy đ tih về thủ tục thi hành án dân sự.
Trong giai đoạn này, Chấp hành viên có quyền ( nh cho đương sự
một thời hạn để tự nguyên th .1 hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế mà
pháp luật cho phép sau khi có sự thoả thuận với Chánh án nơi Chấp hành
viên công tác, yêu cầu lực lượng bảo vộ trật tự trị an giúp sức khi cần thiết,
đề nghị Toà án có thẩm quyền cho hoãn, tạm đình chỉ thi hành án và nhiều
thủ tục khác về thi hành án dân sự. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định
irách nhiệm của Uỷ ban hành chính xã, phường và các cơ quan liên quan
irong việc hỗ trợ thi hành án dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án dân sự. Nhìn chung, thủ tục
thi hành án dân sự được quy định khá chi tiết, cụ thể, khẳng định trách
nhiệm chủ động của Nhà nước đối với việc thi hành các bản án, quyết định
của Toà án.


23


1.3.2.3. Giai đoạn từ 1981 đến 1993
Sự ra đời của Hiến pháp năm 1980 kéo theo một loạt các văn bản pháp
luật khác được ban hành. Điều 16 Luật Tổ clức Toà án nhân dân năm 1981
và Nghị định số 143-HDBT ngày 22/11/19^1 của Hội đồng Bộ trưởng về
“Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tu pháp” đã giao cho Bộ Tư pháp
đảm nhiệm công tác quản lý Toà án nhân cÈn địa phương về mặt tổ chức,
trong đó có công tác thi hành án dân sự. N*ày 18/7/1992, Bộ Tư pháp và
TANDTC ban hành Thông tư liên ngành số 472 về “Quản lý công tác thi
hành án trong thời kỳ trước mắt” quy định tậ các Toà án nhân dân cấp tỉnh
có Phòng thi hành án nằm trong cơ cấu, bộ náy của Toà án để giúp Chánh
án cấp tỉnh chỉ đạo công tác thi hành án và tạ] Toà án nhân dân cấp huyện có
Chấp hành viên hoặc cán bộ thi hành án dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh
án cấp huyện. Thủ tục thi hành án dân sự kh&ig có gì thay đổi lớn so với giai
đoạn liền trước đó.
Ngày 28/8/1989, u ỷ ban Thường vụ Qnốc hội thông qua Pháp lệnh thi
hành án dân sự đầu tiên ở nước ta, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/1990.
Tiếp đó, một số văn bản pháp luật khác cũng được ban hành hướng dẫn về
thủ tục thi hành án dân sự theo quy định tại Pháp lệnh này, như: Thông tư
liên ngành số 06-89/TTLN ngày 07/12/1989 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ
Tư pháp "Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Pháp lệnh thi hành án
dân sự"; Thông tư liên ngành số 09 TT/LN ngày 10/12/1989 của TANDTC,
VKSNDTC, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp "Hướng dẫn việc xét xử và thi hành án
đối với các khoản tiền bồi thường, bồi hoàn, thanh toán tài sản, cấp dưỡng
trong các bản án hình sự và dân sự trong tình hình hiện nay".
Từ đó, cơ chế chủ động thi hành án dân sự và cơ chế thi hành án dân sự
theo đơn yêu cầu song song tồn tại ở nước ta, với những thủ tục thi hành án dân
sự khá cụ thể. Việc ra quyết định thi hành án dân sự do Chánh án Toà án nhân
dân thực hiện. Chấp hành viên là người tổ chức việc thi hành án dân sự.



×